Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Sự khác biệt thu nhập giữa các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện hàm tân, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

NGUYỄN ĐẮC VỸ

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THU
NHẬP CỦA CÁC NHÓM HỘ ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN HÀM TÂN,
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


i

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
Học viên: Nguyễn Đắc Vỹ
Tên đề tài: “Phân tích nhân tố tác động thu nhập của các nhóm hộ đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận”

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2016
Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Lê Bảo Lâm



ii

LỜI CẢM ƠN
-------Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh, với sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô, sự hỗ trợ của các
cơ quan, ban, ngành tỉnh Bình Thuận và các bạn học viên cao học kinh tế học khóa
6, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Phân tích nhân tố tác động thu
nhập của các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình
Thuận”.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
kính trọng nhất đến PGS.TS. Lê Bảo Lâm, PGS.TS. Nguyễn Minh Hà đã hết lòng
giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Chuyên viên, Lãnh đạo Lao động – TBXH,
Văn phòng HĐND&UBND, Ban Tổ chức Huyện ủy, Chi cục Thống kê huyện Hàm
Tân, UBND các xã thuộc huyện HàmTân, cán bộ Lao động – TBXH các xã, các hộ
gia đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu này, góp phần quan trọng
trong việc hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn giáo viên phụ trách lớp, các anh, chị học viên cao học của
Trường đã hỗ trợ, chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Đắc Vỹ



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn: “Phân tích nhân tố tác động thu nhập giữa
các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận” là
bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

Nguyễn Đắc Vỹ


iv

TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích nhân tố tác động thu nhập của các nhóm hộ đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận” phân tích các nhân tố tác
động đến thu nhập của các nhóm hộ gia đồng bào dân tộc thiểu số, tìm ra sự khác
biệt về thu nhập của các nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm cải thiện thu nhập và giảm cách biệt về thu nhập giữa các nhóm
hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, phỏng vấn trực

tiếp các hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách đã được biết trước, với kích thước mẫu là 300
quan sát. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi
quy tuyến tính đa biến và sử dụng kỹ thuâ ̣t phân rã Oaxaca – Blinder (1973).
Kết quả nghiên cứu đã xác định 10 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhóm I gồm: nghề nghiệp, trình độ học vấn, giới
tính, số người phụ thuộc, quy mô diện tích đất canh tác, khả năng tiếp cận vốn,
phong tục tập quán, liên kết cộng đồng, tham gia hội đoàn thể, phương thức sản xuất
tạo thu nhập; trong đó có 04 biến tác động cùng chiều và 06 biến tác động ngược
chiều. Đồng thời cũng đã xác định được 12 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số nhóm II gồm: nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh
nghiệm, giới tính, số người phụ thuộc, quy mô diện tích đất canh tác, khả năng tiếp
cận vốn, phong tục tập quán, liên kết cộng đồng, tham gia hội đoàn thể, phương
thức sản xuất tạo thu nhập, chế độ mẫu hệ, trong đó có 9 biến tác động cùng chiều
và 03 biến tác động ngược. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt khá lớn
giữa thu nhập của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhóm I và nhóm II là do sự
khác biệt do các đặc tính, khác biệt do hệ số và khác biệt không lý giải được.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho hộ
gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền địa phương tham khảo làm giảm sự
khác biệt trong thu nhập của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhóm I và nhóm
II, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định xã hội ở địa phương.


v

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ........................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iv

MỤC LỤC .....................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu ..........................................................................6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................6
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................7
1.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................8
1.7. Kết cấu đề tài ......................................................................................................8
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................10
2.1. Một số khái niệm..............................................................................................10
2.2. Mô hình lý thuyết có liên quan ........................................................................12
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và sự khác biệt thu nhập của các
nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số...........................................................14
2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan...................................................................22
2.5. Sự giống và khác nhau giữa nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu
trước ........................................................................................................................25
2.6. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................25
2.7. Tóm tắt chương 2 .............................................................................................26


CHƯƠNG 3 ................................................................................................................27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................27
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................27
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................29

3.3. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................30
3.4. Phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder ..........................................................41
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................42
3.6. Tóm tắt chương 3 .............................................................................................44
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................45
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................45
4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................45
4.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình....................................................45
4.1.2. Phân tích độ phù hợp của mô hình đến thu nhập của hộ gia đình
dân tộc thiểu nhóm I ............................................................................................59
4.1.3. Phân tích hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình dân tộc thiểu số nhóm I ....................................................................62
4.1.4. Phân tích độ phù hợp của mô hình đến thu nhập của hộ gia đình
dân tộc thiểu số nhóm II ......................................................................................69
4.2. Sự khác biệt thu nhập của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhóm I
và thu nhập của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhóm II.............................80
4.2.1. Ước lượng thu nhập trung bình của hộ gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số nhóm I và nhóm II .................................................................................80
4.2.2. Sự đóng góp của mỗi biến đối với sự khác biệt về thu nhập giữa hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nhóm I và nhóm II. ....................................................81
4.3. Tóm tắt chương 4 .............................................................................................86
CHƯƠNG 5 ................................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................87
5.1. Kết luận ............................................................................................................87
5.2. Đóng góp của luận văn.....................................................................................88
5.3. Kiến nghị ..........................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................96


Phụ lục 1: BẢNG CÂU HỎI .....................................................................................101

Phụ lục 2: Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
DTTS nhóm I ............................................................................................................103
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
DTTS nhóm II ...........................................................................................................109
Phụ lục 4: Ma trận hệ số tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ DTTS nhóm I .......................................................................................................113
Phụ lục 5: Ma trận hệ số tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ DTTS nhóm II ......................................................................................................116
Phụ lục 6: Kiểm định phương sai sai số thay đổi nhóm I .........................................119
Phụ lục 7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi nhóm II ........................................122


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm theo nhóm ngành 2005 - 2015 ............................... 3
Bảng 1.2. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân .......................................... 5
Bảng 3.1. Dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân ............................................................ 30
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến trong mô hình và cơ sở chọn biến ................................. 37
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân tích các yếu tố tác động
đến thu nhập của hộ DTTS nhóm I ........................................................................... 45
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân tích các yếu tố tác động
đến thu nhập của hộ DTTS nhóm II .......................................................................... 46
Bảng 4.3: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với nghề nghiệp của chủ hộ ... 47
Bảng 4.4: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm IIvới nghề nghiệp của chủ hộ .... 48
Bảng 4.5: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với học vấn của chủ hộ ........... 48
Bảng 4.6: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với học vấn của chủ hộ .......... 49
Bảng 4.7: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với kinh nghiệm của chủ hộ .. 49
Bảng 4.8: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với kinh nghiệm của chủ hộ .. 50
Bảng 4.9: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với giới tính của chủ hộ .......... 50
Bảng 4.10: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với giới tính của chủ hộ ....... 51

Bảng 4.11: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với số người phụ thuộc ......... 51
Bảng 4.12: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với số người phụ thuộc ........ 52
Bảng 4.13: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với quy mô diện tích đất
canh tác của chủ hộ ................................................................................................... 52
Bảng 4.14: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với quy mô diện tích đất
canh tác của chủ hộ ................................................................................................... 53


Bảng 4.15: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với việc vay vốn.................... 53
Bảng 4.16: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với việc vay vốn .................. 54
Bảng 4.17: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với việc đóng góp cho các
thầy cúng, thầy mo .................................................................................................... 54
Bảng 4.18: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với việc đóng góp cho các
thầy cúng, thầy mo .................................................................................................... 55
Bảng 4.19: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với quan hệ với người kinh ... 55
Bảng 4.20: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với quan hệ với người kinh . 56
Bảng 4.21: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với hội đoàn thể .................... 56
Bảng 4.22: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với hội đoàn thể ................... 57
Bảng 4.23: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với phương thức sản xuất ..... 57
Bảng 4.24: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với phương thức sản xuất .... 58
Bảng 4.25: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm I với chế độ mẫu hệ ................. 58
Bảng 4.26: Quan hệ giữa thu nhập hộ DTTS nhóm II với chế độ mẫu hệ ............... 59
Bảng 4.27: Hệ số tương quan của hộ DTTS nhóm I ................................................. 60
Bảng 4.28: Bảng kiểm tra hệ số VIF (Hộ DTTS nhóm I) ......................................... 61
Bảng 4.29: Chỉ số R2 điều chỉnh của mô hình (Hộ DTTS nhóm I) .......................... 62
Bảng 4.30: Kết quả hồi quy của mô hình (Hộ DTTS nhóm I).................................. 62
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (Hộ DTTS nhóm I)........ 63
Bảng 4.32: Hệ số tương quan (Hộ DTTS nhóm II) .................................................. 70
Bảng 4.33: Bảng kiểm tra hệ số VIF (DTTS nhóm II) ............................................. 71
Bảng 4.34: Chỉ số R2 điều chỉnh của mô hình (Hộ DTTS nhóm II) ......................... 71

Bảng 4.35: Kết quả hồi quy của mô hình (Hộ DTTS nhóm II) ................................ 72
Bảng 4.36: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (Hộ DTTS nhóm II) ...... 73


Bảng 4.37: So sánh mức độ tác động của các biến trong mô hình thu nhập của hộ
DTTS nhóm I và mô hình thu nhập của hộ DTTS nhóm II ..................................... 79
Bảng 4.38: So sánh giá trị trung bình của hộ DTTS nhóm I và nhóm II .................. 80
Bảng 4.39: Ước lượng thu nhập của hộ DTTS nhóm I và nhóm II và sự khác biệt
giữa 2 nhóm sau khi hồi quy ..................................................................................... 81
Bảng 4.40: Sự khác biệt thu nhập giữa hộ DTTS nhóm I và nhóm II do các biến
tạo ra .......................................................................................................................... 82
Bảng 4.41: Sự khác biệt thu nhập do hệ số hồi quy được ước lượng và do sự phân
biệt đối xử giữa hộ DTTS nhóm I và nhóm II .......................................................... 84


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1: Bản đồ cơ cấu kinh tế huyện Hàm Tân từ năm 2005 - 2015....................... 3
Hình 1.2: Bản đồ địa giới hành chính huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận .................. 4
Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nhóm hộ
gia đình dân tộc thiểu số ............................................................................ 26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 29


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTTB

: Giá trị trung bình


Ha

: Héc ta

DTTS

: Dân tộc thiểu số

ĐVT

: Đơn vị tính

ĐH

: Đại hội

NK

Nhiệm kỳ


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Nội dung chương mở đầu là trình bày về tổng quan lý do nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, nôi dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
và kết cấu luận văn. Tổng quan về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
1.1. Lý do nghiên cứu

Tốc độ tăng dân số của đồng bào dân tộc thiểu số nhanh hơn dân tộc Kinh:
tăng 17% so với 12% trong giai đoạn 1999-2009, nguyên nhân là do chênh lệch về
tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Tuy nhiên, thay đổi cơ cấu dân số diễn ra chậm, sự chênh lệch
thực sự rất nhỏ: 85,9% năm 2009 so với 86,3% năm 1999. Việt nam có 54 dân tộc
anh em (trong đó có 53 dân tộc thiểu số) nói hàng chục ngôn ngữ, 12 tôn giáo, trong
đó có các tôn giáo lớn của thế giới. Các dân tộc Việt Nam cư trú xen kẽ nhau,
không có dân tộc nào tách riêng theo vùng lãnh thổ. Một đặc điểm quan trọng đồng
bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam chính là việc các dân tộc thiểu số thường tập trung
sinh sống ở khu vực nông thôn và đặc biệt là ở các vùng miền núi. Các vùng này
chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, thường là các vùng sâu, vùng xa; kết cấu hạ tầng
và thiết chế văn hóa còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ đô thị hóa ở người Kinh cao gấp gần
3 lần so với đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam có
nhiều chủ trương chính sách, cơ chế tích cực hỗ trợ phát triển đảm bảo đời sống, các
quyền của các nhóm người thiểu số (Nghị quyết 30a của Chính phủ về xóa đói giảm
nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi,
vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), các chương trình chăm sóc sức khỏe, chính
sách giáo dục và đào tạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách văn hóa bảo tồn
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc) đã có tác động tích cực đến việc giảm nghèo;
tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số vẫn còn cao và tụt hậu.
Theo số liệu của Chi cục thống kê huyện Hàm Tân (2015), huyện Hàm Tân
nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, có tổng diện tích tự nhiên là 73.865 ha;
dân số 72.656 người, phân bố đều trên 8 xã, 02 thị trấn. Trên 70% dân số sinh sống
và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; là vị trí cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh
Bình Thuận, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu); có điều kiện giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, giao thông thuận lợi; có Quốc


2
lộ 1A với chiều dài 28 km, Quốc lộ 55: 44 km, tuyến đường sắt Thống Nhất 14 km
đi qua địa bàn huyện; có bờ biển với chiều dài 22 km gắn liền với vùng lãnh thổ có

tiềm năng lớn về khai thác hải sản và phát triển du lịch; thu nhập bình quân đầu
người năm 2015 là 1.532 USD/người, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình
Thuận năm 2015 là 1.728USD/người. Tỷ lệ hộ nghèo của Huyện vào năm 2005 là
22%, đến cuối năm 2015 là 4,84%. Huyện Hàm Tân có 13 dân tộc thiểu số, với
1.026 hộ/4.003 khẩu (Dân tộc Chăm có 383 hộ/1.378 khẩu; dân tộc Rai (Raclay) có
435 hộ/1.893 khẩu; dân tộc Châu Ro có 71 hộ/222 khẩu; dân tộc Nùng có 31 hộ/121
khẩu; dân tộc Mường có 27 hộ/105 khẩu; dân tộc Thái (Thanh) có 03 hộ/11 khẩu;
dân tộc K'ho có 7 hộ/30 khẩu; dân tộc Sán dìu 5 hộ/20 khẩu; dân tộc Tày 13 hộ/40
khẩu; dân tộc Khơme (Miên) có 26 hộ/89 khẩu; dân tộc Hoa có 24 hộ/90 khẩu; dân
tộc Châu Mạ 02 khẩu; dân tộc Ê đê 02 khẩu) sống trên 7 xã, 02 thị trấn của huyện
(có 01 xã Sơn Mỹ là không có hộ đồng bào dân tộc thiểu số nào); xã có hộ đồng
bào dân tộc thiểu số đông nhất là xã Tân Thắng (391 hộ/1.409 khẩu), xã có số hộ
đồng bào dân tộc thiểu số ít nhất là xã Tân Phúc (7 hộ/28 khẩu). Thu nhập bình
quân đầu người của huyện là 1.532USD/1người. Địa hình có đồi núi thấp và đồng
bằng trải dài dọc theo bờ biển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phía Nam có các
dãy đồi cát chạy dài. Nhìn chung địa hình phân hóa phức tạp, sông suối thường
ngắn và dốc. Có chiều dài bờ biển 22 km, cảnh quan thiên nhiên có nhiều thuận lợi
để phát triển du lịch, đang có 21 dự án đang đầu tư du lịch với diện tích khoàng
1.382 ha. Bãi biển có nền cát trắng mịn, thuận lợi cho xây dựng bãi tắm, cồn cát ven
biển thuận lợi trồng rừng phòng hộ chắn gió và chắn cát bay, xây dựng khu du lịch
sinh thái ven biển. Đặc biệt, khi khu công nghiệp và dịch vụ dầu khí Sơn Mỹ đi vào
hoạt động, kinh tế du lịch sẽ có bước phát triển làm chuyển mạnh cơ cấu kinh tế của
huyện. Biển nằm trong vùng ngư trường có nhiều bãi cá và hải sản có giá trị. Tài
nguyên khoáng sản: đá granít có khoảng 5.000.000m3, mặt đá có độ bóng đẹp,
nhiều màu sắc, độ phản quang và độ nguyên khối cao, cường độ kháng nén lớn,
đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy sản xuất đá ốp lát quy mô lớn. Vùng
cát trắng ven biển xã Sơn Mỹ có thể cung cấp cho sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh
và sử dụng trong công nghệ đúc. Các loại đá xây dựng và vật liệu san lấp có trữ
lượng khá lớn. Mỏ sét ở Tân Nghĩa thuận lợi cho sản xuất gạch, ngói đạt chất lượng
cao. Mỏ dầu khí mới phát hiện ở ngoài khơi tỉnh Bình Thuận có trữ lượng 80 tỷ m3,



3
tài nguyên dầu khí được khai thác sẽ tạo bước phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực
kinh tế và xã hội.
Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở
các địa bàn. Tốc độ tăng GDP bình quân (2005-2014) khoảng 13%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2015 là 1.532 USD/người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 22%,
đến cuối năm 2015 là 4,84%.
Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm theo nhóm ngành 2005-2015 (giá thực tế)
Đơn vị tính %
Năm

Năm

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2005

2006

2007 2008

2013

2014

2015

45,0


42,6

41,0 39,21 36,28 33,76 31,62 29,13 27,0

25,5

24,3

Công nghiệp, xây 21,4
dựng

22,3

22,5 23,59 24,2 25,73 26,41 26,72 27,23 27,7

30,0

Thương mại, dịch vụ 33,6

35,1

36,5

45,7

Nhóm ngành
Nông, lâm nghiệp,

2009


2010

2011

2012

thủy sản

37,3 39,66 40,61 42,07 44,25 46,87 45,8

(Nguồn:Niên giám thống kê huyện Hàm Tân và báo cáo ĐH Đảng huyện NK 2010–2015, 2015-2020)

Hình 1.1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Hàm Tân từ năm 2005 đến năm 2015


4

Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận


5

Bảng 1.2. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân

STT

Xã, thị trấn

Số hộ/khẩu


1

Xã Tân Đức

92/283

2

Xã Tân Phúc

7/28

3

Tân Minh

18/64

4

Tân Nghĩa

36/117

5

Xã Sông Phan

208/872


6

Xã Tân Hà

134/608

7

Xã Tân Xuân

95/440

8

Xã Tân Thắng

391/1409

9

Xã Thắng Hải

45/182

Tổng

1026/4003

(Nguồn Văn phòng HĐND&UBND huyện Hàm Tân năm 2015)

Hiện trên địa bàn huyện Hàm Tân, đồng bào dân tộc thiểu số tập trung sản
xuất chủ yếu cây khoai mỳ, cây bắp và cây lúa. Những năm gần đây, một số hộ
đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong đó cây cao su,
cây thanh long được đồng bào lựa chọn, tuy nhiên số lượng không đáng kể.
Nhìn chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hàm Tân đang từng
bước chuyển đổi đáng kể về cơ cấu cây trồng con nuôi gắn với ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước tạo ra sản phẩm nông sản có giá trị kinh
tế. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều
hạn chế dẫn đến hiệu quả năng suất còn thấp, sản xuất dựa vào cây khoai mỳ và cây
lúa là chính nên đời sống còn bấp bênh, thiếu vững chắc; vẫn còn mang tính tự cung
tự cấp, tính độc canh; chưa xây dựng được mô hình sản xuất mang tính kinh tế đột
phá, ổn định để nâng cao mức sống; một số cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao
như thanh long, cao su chưa được đồng bào mạnh dạn chú ý đầu tư. Chăn nuôi chưa
phát triển, chủ yếu ở hộ gia đình dân tộc thiểu số còn mang tính nhỏ lẻ. Hộ dân tộc
thiểu số huyện Hàm Tân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước
chưa tự vươn lên thoát nghèo.


6
Theo số liệu của Phòng Lao động – TBXH huyện Hàm Tân, tỷ lệ hộ nghèo,
hộ cận nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân rất cao so với bình
quân của toàn huyện; qua kết quả điều tra đầu năm 2016 theo Quyết định số
50/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về chuẩn nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo của toàn
huyện Hàm Tân là 10,29%, hộ cận nghèo 3,79%; trong đó khi đó, hộ nghèo dân tộc
thiểu số là 41,39%, hộ cận nghèo là 13,26%.
Những năm qua, mặc dù chính quyền các cấp của huyện Hàm Tân đã có
nhiều cố gắng thực hiện nhiều chính sách để năng cao đời sống cho người dân tộc
thiểu số của địa phương và giảm sự cách biệt thu nhập giữa các nhóm hộ dân tộc
thiểu số và thu hẹp khoảng cách thu nhập với người kinh, nhưng do những hạn chế
về trình độ văn hóa, nguồn lực và một số nguyên nhân khách quan khác nên phần

lớn hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân còn nhiều khó khăn trong
cuộc sống. Thực trạng trên đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội
huyện Hàm Tân. Vì vậy, nghiên cứu “Phân tích nhân tố tác động thu nhập của
các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận” là
rất cần thiết nhằm phản ánh rõ hơn thực trạng thu nhập và các nhân tố tác động đến
thu nhập nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực này, từ đó có cơ sở đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, giữ
gìn an ninh quốc phòng, trật tự xã hội ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
1.2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm đạt các mục tiêu sau:
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình dân
tộc thiểu số thông qua công tác thu thập, điều tra và phỏng vấn các hộ gia đình và
kết quả xử lý số liệu từ các mô hình kinh tế lượng.
Chứng minh có sự khác biệt trong thu nhập của các nhóm hộ gia đình dân tộc
thiểu số.
Từ đó gợi ý, đề xuất một số giải pháp để cải thiện thu nhập của các nhóm hộ
gia đình dân tộc thiểu số.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:


7
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm hộ đồng bào dân tộc
thiểu số?
Có sự khác biệt trong thu nhập giữa các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
Giải pháp nào để cải thiện thu nhập của các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu
số?
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình
Thuận.
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thu nhập của các nhóm hộ gia đình đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Hàm Tân.
Đối tượng phỏng vấn là những người quyết định mức thu nhập và chi tiêu
của hộ gia đình (chủ hộ).
Thời gian khảo sát: tháng 01/2016.
Phương pháp chọn mẫu khảo sát được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (Dùng hàm RANDBETWEEN (1;k) để lấy giá
trị ngẫu nhiên từ 1 đến k). Ý nghĩa phương pháp này là lấy mẫu nhằm đảm bảo độ
tin cậy cao và tính đại diện mẫu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008) số lượng mẫu khảo sát phải đủ lớn, sử dụng thang đo định lượng để đo lường
các biến tham gia. Số biến quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong
nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là dùng phương pháp định lượng để nghiên
cứu sự tác động của một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự khác nhau thu nhập
giữa các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hàm Tân. Từ đó giúp cho các
nhà quản lý hoạch định những chính sách tốt nhất cho việc giảm sự khác nhau về
thu nhập giũa các nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình
Thuận.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: phỏng
vấn trực tiếp các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu để tạo lập dữ liệu sơ cấp, xác
định các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Từ đó tiến hành tổng hợp phân tích trên


8
nền tảng thống kê mô tả, mô hình hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm

Excel và SPSS; sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder (1973), để tìm ra sự
khác biệt thu nhập của các nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài chỉ ra được các nhân tố tác động đến thu nhập của các nhóm hộ gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; từ đó mang
lại một số ý nghĩa về lý thuyết, thực tiễn cho các cơ quan quản lý và các hộ gia đình
đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như: kinh tế nông nghiệp, kinh tế phát
triển và các mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của các nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương nghiên cứu. Trên
cơ sở đó, tìm ra được nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh và nhân tố nào ảnh hưởng ít
đến biến phụ thuộc; các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt thu nhập giữa các
nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số; từ đó đưa ra những gợi ý chính sách, giải pháp
thiết thực giúp chính quyền địa phương, các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số
có những giải pháp cụ thể, khả thi và thiết thực nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia
đình; nâng cao mức sống, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa các nhóm hộ gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng tích cực giúp cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và
chính quyền địa phương cần tập trung đầu tư cũng như cải tiến để tăng thu nhập;
đồng thời, chỉ ra được các nhân tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của hộ gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số để có giải pháp khắc chế.
1.7. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương, bao gồm cả chương mở
đầu và chương kết luận và gợi ý chính sách. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan, chương này giới thiệu về đề tài nghiên cứu; lý do
nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; mục tiêu và nội dung nghiên cứu; phạm vi, đối
tượng nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên
cứu. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết

liên quan đến thu nhập. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề


9
tài; từ đó, xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của các nhóm hộ đồng bào
dân tộc thiểu số, đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, chương này trình bày phương pháp
thực hiện nghiên cứu, đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài; đồng thời trình bày
cách thức thu thập dữ liệu và mẫu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích thống
kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng, xác định
các nhân tố tác động đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu
số huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, tìm ra sự khác biệt thu nhập của các
nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị các chính sách, dựa vào kết quả nghiên
cứu, tác giả gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho các nhóm hộ gia
đình đồng bào dân tộc thiểu số có những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao
thu nhập cho hộ gia đình và từ đó nâng cao mức sống của hộ gia đình đồng bào dân
tộc thiểu số tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Đồng thời cuối chương này cũng
nêu ra những hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
(nếu có).


10
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày tóm lược các khái niệm về hộ gia đình, thu nhập, thu
nhập hộ gia đình. Nêu các luận cứ khoa học, tổng quan các nghiên cứu trước có
liên quan đến đề tài; xác định các nhân tố tác động đến thu nhập các nhóm hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm hộ đồng bào dân tộc

thiểu số, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
2.1. Một số khái niệm
Hộ gia đình
Phạm Anh Ngọc (2008), cho rằng hộ là tập hợp chủ yếu và phổ biến của
những thành viên có chung huyết thống. Tuy nhiên, cũng có một số thành viên
trong hộ không cùng chung huyết thống nhưng cùng chung hoạt động sinh sống. Hộ
là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động, phân công lao động; có vốn, kế hoạch sản
xuất kinh doanh chung.
Haviland (2003), cho rằng hộ gia đình là bao gồm một hay một nhóm người
ở chung và ăn chung. Những hộ từ 2 người trở lên, các thành viên của hộ có thể có
hoặc không có quỹ thu chi hoặc thu nhập chung. Các thành viên trong hộ gia đình
có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống.
Vậy, hộ gia đình là một tập hợp những người cùng chung mối quan hệ với
nhau, được pháp luật công nhận và phát triển kinh tế theo sự phân công lao động
của hộ gia đình.
Thu nhập
Theo kinh tế học vi mô thì thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và
khoản chi phí đã bỏ ra do sự kết hợp giữa hai nhân tố vốn và lao động trong hoạt
động sản xuất. Vốn do một bộ phận dân cư sở hữu; một bộ phận khác không có vốn,
chỉ có sức lao động thì đi làm thuê cho người có vốn để nhận được một khoản tiền
gọi là thu nhập.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thu nhập là sự trả công hoặc có thể
biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động
và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao
động trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc hay dịch vụ
đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện.


11
Theo Tổng cục Thống kê (2011), định nghĩa: Thu nhập là tổng số tiền mà

một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, cụ thể hơn là
tất cả những gì mà người ta thu được khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được
gọi là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia
tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12
tháng.
Tóm lại, thu nhập là khoảng tiền mà một người hay một hộ gia đình kiếm
được trong lao động, sản xuất, kinh doanh ở một thời gian nhất định.
Thu nhập hộ gia đình
Theo Tổng Cục Thống kê (2011), thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền
và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ các khoản chi phí sản xuất mà hộ và
các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập hộ gia đình bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; từ sản xuất nông,
lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế); từ sản xuất ngành nghề phi
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế); thu khác (cho,
biếu, mừng, lãi tiết kiệm…). Các khoản thu không tính vào thu nhập là thu từ rút
tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng, các khoản chuyển nhượng vốn
trong liên kết sản xuất kinh doanh….
Nguyễn Hải (1995), cũng cho rằng thu nhập là những khoản thu được do lao
động tạo ra gồm có: tiền lương, tiền công, thù lao, thu nhập bằng tiền và hiện vật và
những khoản nhận được là: phụ cấp hưu trí, trợ cấp thương tật, ốm đau, thai sản, an
dưỡng, học bổng, các khoản chuyển nhượng, lãi tiết kiệm,…
Tóm lại, thu nhập của hộ gia đình là số tiền kiếm được của các thành viên
trong hộ gia đình trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh trong một thời gian
nhất định.
Dân tộc
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), nêu rõ: “Nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng,
đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy

những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước


12
thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Dân tộc thiểu số
Theo Nghị định số: 05 của Chính phủ Việt Nam (2011), định nghĩa: “Dân tộc
thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Nghiên cứu này, đề tài chia hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Hàm Tân chia thành 02 nhóm như sau:
Nhóm I gồm: Dân tộc Chăm và dân tộc Rai (Raclay).
Nhóm II gồm: Dân tộc Châu Ro, dân tộc Nùng, dân tộc Mường, dân tộc Thái
(Thanh), dân tộc K'ho, dân tộc Sán dìu, dân tộc Tày, dân tộc Khơme (Miên), dân tộc
Hoa, dân tộc Châu Mạ và dân tộc Ê đê.
Sinh kế
Tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển năm 1987, Brundlanh cho
rằng: Sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được
những áp lực và cú sốc, đồng thời có thể duy trì hoặc năng cao khả năng, tài sản ở
cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Theo Phạm Thái Hưng, Lê Đặng Trung và Nguyễn Việt Cường (2011), kết
quả phân tích các chiến lược sinh kế của người dân tộc thiểu số sinh số ng ở các xã
đặc biệt khó khăn cho thấy rằng họ ít di chuyển và ít hòa nhập vào thị trường lao
động so với các hộ thuộc dân tộc đa số trên cùng địa bàn. Đồng bào dân tộc thiểu số
thường làm nông nghiệp dưới hình thức tự cung tự cấp, đồng thời họ thường không
sản xuất các loại cây hoa màu giá trị cao hoặc là cây công nghiệp để đạt được lợi
ích kinh tế cao. Kết quả là, thu nhâp trung bình của các hộ dân tộc Kinh ở các xã
được khảo sát cao hơn so vơi các hộ dân tộc thiểu số . Xét về cơ cấu thu nhâp của

các hộ thuộc dân tộc đa số, 60% trên tổng thu nhập là từ việc làm công ăn lương,
thu nhập phi nông nghiệp hoặc từ những khoản tiề n được chuyển về, còn với dân
tộc thiểu số thì con số này là 38%. Hơn một nữa nguồn thu của các hộ dân tộc thiểu
số là từ trồng trọt và chăn nuôi; trồng trọt là nguồn thu nhập quan trọng nhất của tất
cả các nhóm dân tộc thiểu số nghèo.
2.2. Mô hình lý thuyết có liên quan
Lý thuyết về thu nhập


×