Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Điều tra thực trạng mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong một số loại thức ăn đường phố tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

TRẦN THỊ THUỲ NGA

ĐIỀU TRA THỰC NGHIỆM MỨC ĐỘ Ô
NHIỄM VI SINH VẬT TRONG MỘT SỐ LOẠI
THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ
VIỆT TRÌ - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
...................................................

TRẦN THỊ THÙY NGA

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VI SINH
VẬT TRONG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC.
Mã số :…………………………….

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS HOÀNG ĐÌNH HÒA



HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung của đề tài “Điều tra thực trạng mức độ ô
nhiễm vi sinh vật trong một số loại thức ăn đường phố tại thành phố Việt trì – tỉnh Phú
Thọ” do GS.TS Hoàng Đình Hòa hướng dẫn là do tôi thực hiện không phải sao chép
của bất kỳ tác giả nào hay tổ chức nào trong và ngoài nước. Nếu luận văn này là sao
chép của một công trình khác tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà nội, ngày 26 tháng 10 năm 2010

Học viên

Trần Thị Thùy Nga


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, đồng nghiệp và các bạn bè.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS Hoàng Đình Hòa – Viện Công
nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô giáo thuộc Viện Công nghệ Sinh
học & Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy và giúp
đỡ tôi suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm – là đơn
vị tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

tỉnh Phú Thọ, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cung cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi tìm hiểu, thu thập số liệu – mọi thông tin phục vụ cho luận văn.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cơ sở sản xuất, chế biến
thực phẩm, các nhà hàng quán ăn,…đã tạo điều kiện cho tôi tham gia và quan sát trực
tiếp các hoạt động sản xuất, bán hàng giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Người thực hiện

Trần Thị Thùy Nga


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….1
Chương 1 – TỔNG QUAN……………………………………..………………………….3
1.1 THỰC TRẠNG ATVSTP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM…………….……....3
1.1.1 Trên thế giới………………..…...…………………………………………….……3
1.1.2 Tại Việt Nam……………………………...………………………………….…….5
1.1.3 Tại tỉnh Phú Thọ………………………………………..……………………..…..11
1.2 NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA NĐTP…………………………………..…13
1.2.1 Ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm……………………..………………...13
1.2.2 Nguyên nhân gây NĐTP……………………………………………………….....14
1.2.3 Hậu quả của NĐTP……………………………...……….………………………..15
1.3 THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ……………………………..…………………………..…16
1.3.1 Khái niệm…………………………………………….…………...……………....16
1.3.2 Phân loại………………………………………………………………...………...16

1.3.3 Lợi ích của thức ăn đường phố……………………………………………………18
1.3.4 Nhược điểm của thức ăn đường phố………………………………………….......18
1.4 MỘT SỐ LOẠI VI KHUẨN GÂY Ô NHIỄM TADP THƯỜNG GẶP……………..20
1.4.1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí……………………..……………………………….....20
1.4.2 Coliforms……………………………………………………………………….....20
1.4.3 E. coli………………………………………………………………………….......21
1.4.4 Salmonella…………………………………………………………………..….....21
1.4.5 Staphylococcus aureus……...…………………………………………………….21
1.4.6 Nhóm nấm mốc…………………………………………………………………...22
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..……………………...23
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU……………………………………….23
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………......23
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………………………………………23
2.4 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………..………24
2.4.1 Vật liệu và thiết bị dụng cụ…………………………………………………………24
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………...25


Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………………...………….……37
3.1. TÌNH HÌNH VỆ SINH CƠ SỞ, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI
LÀM DỊCH VỤ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ……….........37
3.2. MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VI SINH VẬT TRONG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN ĐƯƠNG
PHỐ TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ……………………………………………………...45
3.3. PHÂN TÍCH CÁC MỐI NGUY HẠI TRONG THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ VÀ BIỆN
PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM……………………...………...50
3.3.1. Phân tích các mối nguy…………………………………………………..….……..50
3.3.2. Qui trình hướng dẫn và mô hình đảm bảo ATVSTP………………………...….....54
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………...…….60
KẾT LUẬN…………...………………………………………………………………….60
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………60

PHẦN PHỤ LỤC


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
WHO

Tổ chức y tế thế giới

FAO

Tổ chức nông lương quốc tế

CDC

Trung Tâm ngăn ngừa bệnh tật

HACCP

Hệ thống phân tích và kiểm soát các mối nguy trọng yếu

KAP

Kiến thức, thái độ và thực hành

YTDP

Y tế dự phòng

NĐTP


Ngộ độc thực phẩm

TAĐP

Thức ăn đường phố

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

VSTP

Vệ sinh thực phẩm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSV

Vi sinh vật

VKHK

Vi khuẩn hiếu khí

TSVSVHK

Tổng số vi sinh vật hiếu khí


QĐ-BYT

Quyết định – Bộ Y tế

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBND

Ủy ban nhân dân

TW

Trung ương

BVTV

Bảo vệ thực vật

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

NPK

Phân bón hỗn hợp

PGTP


Phụ gia thực phẩm

MPN

Most Probable Number (Phương pháp số tối khả)

G

Gram

E. coli

Escherichia Coli

S. aureus

Staphylococcus aureus


KKT

Không kiểm tra

KPH

Không phát hiện


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả kiểm nghiệm VSV trong một số thực phẩm tại tỉnh Phú Thọ..........11

Bảng 1.2 Diễn biến tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam và tỉnh Phú Thọ ..........11
Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của người làm dịch vụ TADP tại Việt Trì…...…….38
Bảng 3.2 Các vấn đề dụng cụ, môi trường và bảo quản thực phẩm………………….40
Bảng 3.3: Kết quả phân tích các mẫu thực phẩm trong mẫu các sản phẩm thịt……….46
Bảng 3.4: Kết quả phân tích các mẫu thực phẩm trong nhóm trứng…………………..47
Bảng 3.5: Kết quả phân tích các mẫu thực phẩm trong sản phẩm ngũ cốc……………48

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hình ảnh thức ăn đường phố chụp tại chợ Trung Tâm – Việt Trì..................17
Hình 1.2 Hình ảnh thức ăn đường phố vỉa hè tại Hà Nội và Thái Lan..........................17
Hình 2.1 Hình ảnh khuẩn lạc hiếu khí, Vi khuẩn E.Coli, S.aureus và Samonella.........22
Hình 3.1 Hình ảnh chụp tại quán cơm bình dân chợ Nông Trang, Việt Trì…………..42


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

PHẦN MỞ ĐẦU
Tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển nhảy vọt
về mọi mặt một cách toàn diện: Kinh tế, văn hóa xã hội …Các khu công nghiệp tập
trung, cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, lễ hội. Đặc biệt thành phố Việt Trì là trung
tâm công nghiệp phát triển mạnh của tỉnh, đồng thời là trung tâm văn hóa du lịch - lễ
hội Đền Hùng. Do đó đời sống người dân ngày càng được cải thiện và thu hút hàng
nghìn lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận đến làm việc và sinh sống tại thành phố
Việt Trì, mặt khác hàng năm vào mùa du lịch, lễ hội Đền Hùng thành phố Việt Trì đã
thu hút và phục vụ được hàng triệu lượt du khách thập phương từ khắp mọi miền đất
nước và cả du khách nước ngoài về tham dự lễ hội và tham quan du lịch. Song cùng
với sự phát triển là tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm nước, đất do chất thải công
nghiệp và chất thải sinh hoạt,… dẫn đến các sản phẩm nông nghiệp bao gồm cả nguồn

gốc động vật và nguồn gốc thực vật được nuôi trồng hoặc tự nhiên có nguy cơ ô nhiễm
vi sinh vật, hóa học khá cao. Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã
gây nhiều vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, thiệt hại về người và chi phí lớn
về kinh tế.
Theo thông cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) có tới 40% các ca ung thư và
30% các ca dị dạng ở trẻ sơ sinh có liên quan tới chất lượng ATVSTP[7], mỗi năm có
khoảng 1 triệu trẻ em trên thế giới chết do ỉa chảy có liên quan tới ăn uống,... Ở Việt
Nam có khoảng 4,5 - 5 triệu trường hợp mắc NĐTP/1 năm [10]. Công tác đảm bảo
ATVSTP đã và đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyển quan tâm. Pháp
lệnh ATVSTP đã được UBTVQH thông qua ngày 26/07/2003 và chính phủ đã ban
hành nghị định 163 để hướng dẫn thi hành, quản lí chất lượng ATVSTP. Tuy nhiên
công tác quản lí chất lượng ATVSTP còn có nhiều tồn tại, bất cập và đang đứng trước
những nguy cơ thách thức rất lớn. Đã nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy thức ăn

1


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

đường phố là các sản phẩm thường xuyên bị ô nhiễm bởi một số vi sinh vật gây bệnh
như Coliforms, E. coli, Staphylococcus,.. [1,3,4,6,8]
Xuất phát từ những luận điểm và thực trạng ATVSTP ở Việt Nam nói chung và
địa bàn thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ nói riêng, tôi được giao nghiên cứu đề tài: “
Điều tra thực trạng mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong một số loại thức ăn đường phố
tại thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ”
Mục tiêu của đề tài
- Điều tra mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong một số loại thức ăn đường phố tại

thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích các mối nguy tại các công đoạn chế biến thức ăn đường phố tại thành
phố Việt Trì và đưa ra biện pháp phòng ngừa.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục nguyên nhân hạn chế tác hại
do thực phẩm xấu gây nên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thực phẩm
trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định được cụ thể mức độ ô nhiễm một số loại vi sinh vật gây bệnh trong
thức ăn đường phố tại thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ .
- Phân tích đánh giá và so sánh các kết quả đạt được của đề tài.
- Đề ra được biện pháp cụ thể nhằm cải thiện vấn đề ATVSTP, đặc biệt là thức ăn
đường phố tại thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ

2


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG ATVSTP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới hàng năm có khoảng
1,3 tỷ người bị tiêu chảy, trong đó 70% nguyên nhân do sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm
gây ra . Chỉ tính riêng năm 1998 ở Nhật Bản có khoảng 11070 vụ ngộ độc với khoảng
33989 người mắc, ở Australia mỗi ngày có khoảng 1500 người bị bệnh cấp tính do ăn
uống gây ra, ở Mỹ theo thống kê của Trung Tâm ngăn ngừa bệnh tật (CDC) thì có
khoảng 5% dân số bị ngộ độc thực phẩm trong năm. Một thống kê trong 10 năm xác
định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tại Trung Quốc cho thấy 77% là nguyên

nhân do vi khuẩn, chỉ có 23 % bởi yếu tố hóa học và các yếu tố khác. Khu vực Thái
Lan, Ấn Độ, Philippin có khoảng hơn 1000 người vào viện hàng ngày do nguyên nhân
sử dụng thực phẩm không an toàn, và tiêu chảy là nguyên nhân gây bệnh chính. Qua
các báo cáo của WHO cho thấy vấn đề an toàn thực phẩm thực sự đang trở nên khá
phức tạp. Ở Trung Quốc liên tục có báo động về thực phẩm như rượu giả, sữa bột giả
đã gây tử vong cho nhiều người,… Ở Mỹ năm 2008 kiểm tra thịt gà, gà tây, thịt lợn thì
thấy 1/5 số mẫu có Salmonella. Ngày 3/6/2007 Mỹ có 34 tấn thịt bò nhiễm E. coli,…
[2,3,4,5]. Gần đây ở Hồng Kông phát hiện nhiều mẫu thịt đông lạnh có cho sulphua
dioxit vào để tạo màu đỏ tươi (thông tin tra trên mạng báo điện tử Vietnam.net tháng
10/2008)
* Các vi khuẩn mới xuất hiện
- E. coli O157:H7 xuất hiện đầu tiên vào năm 1982.
- Siêu vi trùng Nipah ở lợn và người ở Malaysia năm 1998
- SARS ở Châu Á (2003) gây viêm phổi cấp do siêu vi trùng Coronavirus (SARS-CoV)
+ Ca đầu tiên bị mắc ở Quảng Đông – Trung Quốc (11/2002)
+ Sau đó dịch lan rộng ra 26 nước với 8.096 người mắc, 774 ca bị tử vong

3


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

+ Nguyên nhân: Nguồn gây bệnh từ động vật sang người, động vật hoang dã là ổ chứa
SARS-CoV tự nhiên ( phân lập được ở chồn, chim di cư,.)
* Nguyên nhân gia tăng các bệnh truyền qua thực phẩm
- Tăng dân số
- Tỷ lệ người có nguy cơ dễ bị nhiễm tăng ( trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn
dịch,...)

- Tiêu thụ thực phẩm từ động vật tăng
- Xu thế thành thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường tăng
- Dịch vụ du lịch phát triển
- Xuất hiện các tác nhân gây bệnh nhanh, khó kiểm soát, xuyên lục địa
- Sản xuất, chế biến thực phẩm tập trung, công nghiệp hóa, phân phối khối lượng lớn
dễ dẫn đến nguy cơ phát tán ô nhiễm gây các vụ ngộ độc lớn
- Sử dụng nhiều chất phụ gia thực phẩm đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng thái quá
- Sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), hóa chất bảo quản
1.1.2. Tại Việt Nam
Thực trạng ô nhiễm thực phẩm ở Việt Nam là hết sức đáng báo động. Cũng theo
thống kê của WHO trên báo điện tử Vietnamnet.vn ngày 20/09/2009 mỗi năm Việt
Nam có khoảng 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ độc thực phẩm
hoặc ngộ độc do liên quan đến thực phẩm. Ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm là
nguyên nhân chính của hầu hết các vụ ngộ độc xảy ra trên phạm vi cả nước, các thực
phẩm như bánh dày, bánh giò, bánh suse, nem chua, nem chạo, giò chả,... là các sản
phẩm chế biến thủ công, chế biến nhỏ lẻ tại các hộ gia đình nên thường có nguy cơ ô
nhiễm cao do quá trình sản xuất không đảm bảo về vệ sinh cá nhân cũng như dụng cụ
hoặc điều kiện chế biến. Đã nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy thức ăn đường phố là
các sản phẩm thường xuyên bị ô nhiễm bởi một số vi sinh vật gây bệnh như Coliforms,
E. coli, Staphylococus,... Vào những tháng cuối năm 2008 và năm 2009 dịch tiêu chảy
cấp đã bùng phát ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, nguyên nhân chính là nguồn nước ô

4


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

nhiễm phẩy khuẩn tả và đã có thể lây nhiễm vào thực phẩm như rau xanh hoặc các thực

phẩm có nguy cơ cao khác. Vì vậy, việc chế biến và ăn uống thiếu vệ sinh khiến một số
người đã bị nhiễm vi khuẩn này, sau đó đã lây truyền sang những người xung quanh
thông qua nhiều tác nhân khác nên đã để lại hậu quả hàng trăm người nhập viện, gây
ảnh hưởng lớn đến điều kiện kinh tế - xã hội cũng như sức khỏe cộng đồng. Kết quả
cuộc điều tra đánh giá ATVSTP tại tỉnh Yên Bái năm (2005 – 2006) của Trần Viết
Thắng, Phạm Thị Ngọc (TTYTDP Yên Bái) cho thấy 45% số mẫu thực phẩm được
kiểm tra bị nhiễm vi sinh vật, cao nhất là nhóm thực phẩm chín, bún, kem và bị ô
nhiễm cao bởi Coliforms; 42% số mẫu thực phẩm được kiểm tra bị ô nhiễm hóa học,
100% mẫu rượu trắng nấu bằng công nghệ lên men truyền thống có aldehyt cao hơn
tiêu chuẩn, 60% mẫu bún phở có formalin. [6,8,12]
Nghiên cứu của Phan Thị Kim, Nguyễn Đình Thắng, Vũ Văn Việt năm 2005 –
2007 với đề tài Đánh giá hiện trạng NĐTP với các bệnh truyền qua thực phẩm xây
dựng mô hình truyền thông làm thay đổi tập quán ăn uống ở vùng nông thôn Nam Định
và Quảng Ninh, cho thấy các mẫu thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật với mức độ cao:
15/60 mẫu tiết canh; 9/40 mẫu lòng lợn (chín); 51/80 mẫu cá các loại; 29/90 mẫu cua
đồng (tươi sống) bị nhiễm E. coli; 11/60 mẫu tiết canh (chín); 9/40 mẫu cá các loại;
5/60 mẫu cơm bị nhiễm Salmonella. Nghiên cứu của Trương Đình Định, Phan Thị
Thủy tại địa bàn thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2007 cho
thấy có tới 87,5% số mẫu thực phẩm nguyên liệu tươi sống và 28,6% số mẫu thực
phẩm chín không đạt TCVS do ô nhiễm vi sinh vật. Nghiên cứu của PGS.TS Hà Thị
Anh Đào về thực trạng ATVSTP trong TADP tại huyên Gia Lâm, Hà Nội năm 2006
cho thấy có tới 40% số mẫu thịt luộc, 50% số mẫu đậu nhồi thịt bị ô nhiễm Coliforms
vượt quá giới hạn tối đa cho phép. [6,13,14]
Theo tài liệu hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2007 vào
ngày 9/4/2008 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã lấy mẫu phân tích một số loại thực phẩm

5



Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

cho kết quả: Chỉ tiêu tổng số bào tử nấm men – nấm mốc có 20/30 mẫu vượt quá giới
hạn cho phép tập trung ở nhóm bánh nướng, bánh dẻo. Có 10/30 mẫu vượt 2 loại chỉ
tiêu cho phép về Coliforms và E. coli chủ yếu ở nhóm giò, chả. Theo thống kê, mỗi
năm Việt Nam có khoảng 250 – 500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 – 10.000 nạn
nhân và 100 – 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi hàng chục tỷ đồng cho việc
điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân. [8]
1.1.2.1. Thực trạng trong sản xuất thực phẩm
a. Trong sản xuất lương thực
- Thực hiện không đúng quy trình sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV làm cho môi
trường đất, nước bị ô nhiễm do đó ảnh hưởng đến tính an toàn của nông sản thực phẩm
được nuôi trồng trong môi trường đó.
- Chất lượng phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hỗn hợp NPK chất lượng thấp làm ô
nhiễm môi trường đất trồng.
- Công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch vẫn chưa phát triển mạnh gây tổn thất
lớn.
b. Trong sản xuất rau quả
- Tình trạng lạm dụng và sử dụng thuốc BVTV nhiều quá mức cần thiết, sự thiếu hiểu
biết về tác hại của thuốc, không chấp hành nghiêm chỉnh quy trình sử dụng thuốc
BVTV và thời gian cách li, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc đã bị cấm sử
dụng,...
- Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật: Diện tích trồng rau an toàn của cả nước chỉ
đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người tiêu dùng.
c. Trong chăn nuôi, vệ sinh giết mổ gia súc, gia cầm
Theo báo cáo của Cục Nông Nghiệp năm 2009 (thông tin trên báo điện tử Vietnam.net
tra ngày 26/4/2010), kết quả phân tích các mẫu thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho
thấy:

- Hàm lượng độc tố vi nấm Aflatoxin gấp 4 lần so với mức quy định tối đa cho phép

6


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

- Có 14,3 % số mẫu bột cá bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh E. coli và 11,4 % số mẫu bột
thịt và bột cá bị nhiễm Salmonella.
- Có 58% số mẫu bột cá phân tích có hàm lượng nitơ phi protein cao hơn quy định.
- Hàm lượng kim loại nặng như chì, asen, đồng, kẽm trong thức ăn chăn nuôi vẫn còn
cao hơn 1,8 – 5,6 lần so với mức quy định tối đa cho phép.
d. Trong sản xuất thủy sản
- Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng thuốc thú y, thuốc kháng sinh trong sản
phẩm thủy sản khá cao.
- Kết quả phân tích ô nhiễm kim loại nặng năm 2008 của Bộ Y tế trong 240 mẫu thủy
sản tại Nghệ An, Hải Phòng, Thái Bình và Hà Nội cho thấy tỉ lệ mẫu thủy sản bị nhiễm
kim loại nặng ( chì và thủy ngân) vượt ngưỡng cho phép là 7,5 %
1.1.2.2. Trong kinh doanh thực phẩm
a. Tiêu dùng nội địa
- Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Nội năm 2008
+ Có 65% điểm bán thịt không đạt yêu cầu vệ sinh
+ Có 67% các điểm bán gà gây ô nhiễm môi trường
- Theo báo cáo của Trung Tâm YTDP Hà Nội năm 2008 (thông tin trên trang web
tháng 10 năm 2008):
+ Có 44% cơ sở bán bia hơi và 11% cơ sở sản xuất, bán bánh trung thu không đạt yêu
cầu vệ sinh cơ sở
+ Có 41% cơ sở kinh doanh thực phẩm không tổ chức tập huấn kiến thức ATVSTP và

khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên
- Theo báo cáo của Cục Quản lý Thị trường:
+ Một số siêu thị lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng nhập và bán một số hàng
thực phẩm giả và kém chất lượng
+ Một số loại thực phẩm hay bị làm giả: rượu ngoại, mì chính, nước giải khát, bánh
kẹo

7


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

- Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2008 kết quả khảo sát tình trạng ô nhiễm vi
sinh vật trong một số loại thực phẩm trên địa bàn Hà Nội cho thấy trong 100 mẫu khảo
sát có 56 mẫu không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn cho phép (56%) trong đó 38 mẫu do
Coliforms, 13 mẫu do E. coli và 5 mẫu do C. perfirngens, không có mẫu nào bị nhiễm
Salmonella spp, Listeria spp, Campylobacter spp. Trong đó có 3/21 mẫu là bánh suse,
6/24 mẫu bánh giò, 12/25 mẫu nem chua,17/30 mẫu nem chạo vượt quá giới hạn về chỉ
tiêu Coliforms. Có 2/21 mẫu bánh suse, 6/25 mẫu nem chua, 5/30 mẫu nem chạo vượt
quá giới hạn về cỉ tiêu E. coli. Có 3/25 mẫu nem chua, 2/30 mẫu nem chạo vượt quá
giới hạn về chỉ tiêu C. perfringens [7]
b. Thực phẩm nhập khẩu
- Thực phẩm nhập khẩu qua đường tiểu ngạch chưa kiểm soát được, đặc biệt là rượu,
hoa quả, nước giải khát, bánh kẹo,...
- Kết quả kiểm tra 14 loại thực phẩm tại các chợ lớn có nguồn gốc nhập khẩu của 5
tỉnh miền trung do viện Pasteur Nha Trang tiến hành cho thấy:
+ Có 27% số mẫu thực phẩm kiểm tra không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật.
+ Có 12/14 loại thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm (PGTP) trong đó: 30,4% sử

dụng phẩm màu ngoài danh mục; 13% sử dụng PGTP quá mức cho phép của Bộ Y tế.
+ Có 2 loại phụ gia nhập khẩu được kiểm tra ( phẩm màu nguyên dạng bột và phẩm
màu dung dịch) có tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là 80,6% và 87,9%
c. Kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố (Theo điều tra của Chi cục ATVSTP năm
2006 , báo cáo toàn văn hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 2, năm
2007)
- Mua thực phẩm tùy tiện, không rõ nguồn gốc xuất xứ: 88%
- Nước đá sử dụng cho dịch vụ thức ăn đường phố có nhiễm E. coli là 35,6% ở các cơ
sở nội thành và 64,7% ở các cơ sở ngoại thành.
- Không đảm bảo ATVSTP trong qua trình chế biến là 50-90%
- Vận chuyển, bảo quản thực phẩm không đảm bảo ATVSTP là 85-100%

8


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

- Nơi bán hàng, trang thiết bị và dụng cụ nấu nướng không đảm bảo vệ sinh là 40-80%
- Người kinh doanh, chế biến thực phẩm không chấp hành các quy định vè ATVSTP là
40-90%
1.1.2.3. Nhận thức và thực hành ATVSTP
Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu tình hình ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm
liên quan tới nhận thức, thái độ, thực hành (KAP) về ATVSTP ở Việt Nam như sau:
Theo kết quả nghiên cứu của GS.TS. Phan Thị Kim và cộng sự về kiến thức
ATVSTP và quản lý ATVSTP của các cán bộ quản lý ( Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND
xã, trưởng các ban ngành, đoàn thể như mặt trận tổ quốc (MTTQ), hội đồng nhân dân
(HĐND), Thông tin văn hóa, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, y tế, Hội Nông dân, Hội
người cao tuổi,....) tại 3 làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống của Hà Tây tại :

Xã La Phù (chuyên sản xuất bánh kẹo), xã Ước Lễ (chuyên sản xuất giò chả), xã Nhị
Khê (chuyên sản xuất bánh dày Quán Gánh), nhận thấy: Số người hiểu đúng khái niệm
thực phẩm là 97%, hiểu đúng về ATVSTP là 90%, hiểu biết đúng bề NĐTP và các
bệnh truyền qua thực phẩm là 80%, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ATVSTP là
78%, văn bản quy định quản lý ATVSTP là 80%, đã được tập huấn kiến thức về
VSATTP là 80%. Ý kiến của các bộ về biện pháp cần làm để cải thiện vấn đề ATVSTP
ở địa phương: Tập huấn cho người trực tiếp sản xuất 89%, truyền thông cộng đồng về
vấn đề ATVSTP là 70%, tăng cường kỹ năng quản lý ATVSTP cho cán bộ cơ sở là
53%, nên xây dựng mô hình chuẩn đảm bảo ATVSTP là 95%.[10]
Theo báo cáo của PGS.TS Trần Đáng – Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế tại
hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần 3 năm 2008 về công tác đảm bảo
ATVSTP thức ăn đường phố 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy: Số vụ ngộ độc thức ăn
đường phố chiếm 9,45% (7/74) với số người mắc là 154/2327 chiếm 6,6%. Có nhận
thức và thực hành về ATVSTP của người làm dịch vụ thức ăn đường phố là 70%,
người tiêu dùng cho rằng thức ăn đường phố có nguy cơ mất an toàn vệ sinh là 72%,
người quản lý, lãnh đạo trả lời đúng các câu hỏi mẫu là 98%. Qua thống kê của Bộ Y tế

9


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

cho thấy: Ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có 88,8% số cơ sở thức ăn đường phố mua
thực phẩm rẻ tiền, kém chất lượng; Có 82% cơ sở không có dụng cụ chứa riêng biệt
thức ăn chín và thức ăn sống; 74% sử dụng phụ gia và phẩm màu thực phẩm ngoài
danh mục cho phép; 70% số cơ sở phục vụ kinh doanh thức ăn đường phố dùng tay bốc
thức ăn; người phục vụ trong các cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố thường nghèo và có
trình độ văn hóa thấp nên họ khó có ý thức thay đổi thói quen chế biến; có 57% từ

nông thôn ra và mang theo tập quán chế biến thức ăn không hợp vệ sinh.
1.1.3. Tại tỉnh Phú Thọ
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, kết quả điều tra trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ cho thấy vấn đề ATVSTP thức ăn đường phố còn nhiều tồn tại bất cập, theo
số liệu thống kê của Trung Tâm YTDP tỉnh Phú Thọ năm 2008 cho thấy có 74% số
người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm không được khám sức khỏe định kỳ
hàng năm, trên 57% số cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh tại nơi bán hàng, vấn đề xử
lý rác, công trình vệ sinh, bảo quản thực phẩm và thực hành vệ sinh cá nhân còn nhiều
tồn tại và đang là những nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm thức ăn đường phố. Một
vấn đề khác là ô nhiễm nguyên liệu thực phẩm do môi trường bị ô nhiễm và không
tuân thủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, giết mổ gia súc gia
cầm,... đang diễn ra rất phổ biến đã dẫn đến ô nhiễm vi sinh vật trong thức ăn đường
phố với tỷ lệ rất cao là 33,6%.
Theo kết quả tổng hợp của Trung Tâm YTDP tỉnh Phú Thọ năm 2007-2008 cho
thấy mức độ ô nhiễm hóa chất và vi sinh vật trong một số thực phẩm ở tỉnh Phú Thọ
như sau:

10


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

Bảng 1.1. Kết quả kiểm nghiệm vi sinh vật trong một số thực phẩm tại tỉnh Phú Thọ
TT

Loại thực phẩm

Đạt TCVS


Không đạt

số mẫu

N

%

N

%

Tổng

1

Giò nạc, mọc

122

32

26,2

90

73,8

2


Chả quế

120

31

25,8

89

74,2

3

Thịt quay

7

6

85,8

1

14,2

4

Nem chua


5

4

80,0

1

14,2

5

Thịt bò, thịt lợn tươi

215

197

91,6

18

8,4

6

Bánh tẻ, bánh đúc, bánh giò

54


14

25,9

40

71,4

7

Bún, bánh phở

49

45

92,9

4

8,1

8

Bánh cuốn

27

25


92,6

2

7,4

9

Bánh đa nem, mì miến khô

24

24

100

0

0

10

Mắm tôm, nước chấm các loại

25

25

100


0

0

Tổng cộng

648

403

62,2

245

37,8

(Nguồn số liệu: TTYTDP tỉnh Phú Thọ, năm 2008)

Bảng 1.2: Diễn biến tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam và tỉnh Phú Thọ
Số mắc NĐTP trong cả nước

Số mắc NĐTP trong tỉnh Phú Thọ

Năm
Số vụ

Số mắc

NĐTP


Số tử

Số vụ

vong

NĐTP

Số mắc

Số tử
vong

2006

165

7135

57

5

183

0

2007


248

7329

55

4

245

3

2008

285

7000

63

8

373

1

2009

213


4233

59

9

275

0

( Nguồn số liệu: Chi cục quản lý CLATVSTP tỉnh Phú Thọ )

11


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
1.2.1. Ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm
1.2.1.1. Ô nhiễm thực phẩm
* Một số khái niệm
a. Ô nhiễm thực phẩm: Là tình trạng xuất hiện bất cứ một chất lạ nào ( chất ô
nhiễm) trong thực phẩm.
b. Chất ô nhiễm: Bất kỳ chất nào không được chủ ý cho vào thực phẩm mà có mặt
trong thực phẩm do kết quả của việc sản xuất, chế biến, đóng gói, bao gói, vận
chuyển và lưu giữ thực phẩm hoặc do ảnh hưởng của môi trường tới thực phẩm.
c. Đặc điểm của chất ô nhiễm:
- Không có mục đích công nghệ và không chủ động cho vào thực phẩm.

- Xuất hiện không do chủ định trong thực phẩm.
- Có thể xuất hiện một cách tự nhiên (tình cờ) trong thực phẩm, khó có khả năng
kiểm soát được hoặc cần phải chi phí rất cao cho việc loại bỏ chúng.
- Sự có mặt của chúng trong thực phẩm thường khó nhận biết được, cần phải giám
sát.
* Phân loại ô nhiễm thực phẩm
a. Ô nhiễm sinh học
- Nguồn từ môi trường: Đất, nước, không khí....
- Từ súc vật bị bệnh nấu không kỹ
- Từ sinh vật có độc tố:
+ Độc tố nấm mốc: Aflatoxin, Orcharotoxin,..
+ Động vật có độc: Cá nóc độc, bạch tuộc đốm xanh, cóc, ...
+ Thực vật có độc: Nấm độc, sắn, măng, lá ngón, mầm khoai tây, củ ấu tàu,..
- Thực phẩm bị biến chất tạo chất độc: Dẫu mỡ biến chất, đạm biến chất,...
- Chế biến thực phẩm: Vệ sinh dụng cụ kém, người chế biến mang vi sinh vật gây
bệnh.

12


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

- Bảo quản thực phẩm: Không đúng điều kiện bảo quản, không che đậy, mất vệ
sinh,...
b. Ô nhiễm hóa học
- Các kim loại nặng: chì, thạch tín, thủy ngân,...
- Các chất phụ gia và phẩm màu
- Hóa chất bảo vệ thực vật

c. Ô nhiễm vật lí
- Các dị vật lẫn vào thực phẩm
- Các yếu tố phóng xạ
1.2.1.2. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn, uống phải thức ăn có chứa độc tố, vi sinh vật gây
bệnh làm nhiễm độc hoặc nhiễm trùng thực phẩm.
- Nhiễm độc thực phẩm: Do độc tố có sẵn trong nguyên liệu hoặc được hình thành
trong quá trình chế biến và bảo quản.
- Nhiễm trùng thực phẩm: Thực phẩm có chứa vi sinh vật gây bệnh (nhiễm khuẩn). Nó
trực tiếp gây hại đối với người sử dụng do độc tố nó tiết ra thông qua đường tiêu hóa.
1.2.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Tập trung vào 4 nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
- Do thức ăn bị nhiễm các chất hóa học
- Do thức ăn bị biến chất tạo chất độc
- Do độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm
Nguyên nhân của các vụ NĐTP hiện nay, được theo dõi trong nhiều năm của tỉnh
Phú Thọ thì nguyên nhân do vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật vẫn là nhóm nguyên
nhân phổ biến gây NĐTP. Nhóm nguyên nhân thứ hai và ngày càng được phát hiện
nhiều là nguyên nhân do ô nhiễm các chất hóa học trong thực phẩm. Nhưng vấn đề còn
ở chỗ các chất hóa học gây NĐTP thường gây ra các ngộ độc mãn tính là chủ yếu, và

13


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

thường gây ra các bệnh ung thư. Các loại hóa chất được xác định là thủ phạm chính

gây ngộ độc là: hàn the, phẩm màu, hóa chất BVTV, đường hóa học, tồn dư kháng sinh
và thuốc kích thích tăng trưởng,... Theo thống kê của Cục quản lý CLATVSTP thì:
+ Có khoảng 33 – 50% các vụ NĐTP do vi sinh vật, hay gặp nhất là
Staphylococcus aureus ( ở các thức ăn chế biến sẵn ăn ngay như: Bánh dày, tiết canh,
bánh mỳ,...), Salmonella ( gặp ở các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng,...) do
điều kiện bảo quản và chế biến không đảm bảo vệ sinh.
+ Có khoảng 10 – 25% các vụ NĐTP do ô nhiễm hóa học: tồn dư thuốc BVTV
trong rau quả; tồn dư kháng sinh-hormon trong thịt gia súc, gia cầm quá giới hạn cho
phép; sử dụng hóa chất phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép để bảo quản, chế
biến thực phẩm.
+ Có khoảng 20 – 40% các vụ NĐTP là do thực phẩm có chứa chất độc tự nhiên
(cá nóc, cóc, bạch tuộc đốm xanh, mật cá trắm, nấm độc,...), gây tử vong nhiều nhất từ
năm 1999 – 2003 có 118 vụ NĐTP do ăn phải cá nóc độc, NĐTP do ăn phải nấm độc
là 74 vụ.
+ Còn khoảng 20 – 30% các vụ NĐTP không xác định được nguyên nhân (do
mẫu thức ăn không lưu, bảo quản mẫu kém, hoặc thiếu trang thiết bị, kỹ thuật).
1.2.3. Hậu quả của ngộ độc thực phẩm
1.2.3.1 Các vụ ngộ độc thực phẩm
Từ 2006 đến 26/10/2009, theo thống kê của Cục quản lý chất lượng ATVSTP trên
trang web ngày 12/3/2010 cho biết:
Tổng số vụ : 1.506
Tổng số người mắc: 34.060
Tổng số người tử vong: 429
Nguyên nhân:
- Vi sinh vật: 32 – 56%
- Ô nhiễm hóa học: 10 – 20%

14



Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

- Thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: 6,5 – 32%
- Chưa xác định được nguyên nhân: 7 – 34,3%
1.2.3.2. Các bệnh truyền qua thực phẩm
Bệnh tiêu chảy có tỷ lệ mắc cao nhất (92%) và tử vong cao nhất (63%)
Một số bệnh mang tính xã hội (Theo kết quả tổng kết của Bộ Y tế năm 2009, thông tin
trên báo điện tử Vietnam.net ngày 20/03/2010)
- Bệnh sán lá gan nhỏ do ăn gỏi cá: Ở Thanh Hóa (11%), Hà Tây (16%), Ninh
Bình (20 – 30%), Hải Phòng (13,1%), Phú Yên (36,9%)
- Bệnh sán lá phổi da ăn cua sống và chưa chín: Ở Sìn Hồ - Lai Châu (8%), Sơn
La (15,7%), Hòa Bình (11,7%), Yên Bái (10,9%),...
1.2.3.3. Tổn thất về kinh tế và tác động tới phát triển kinh tế xã hội
Đối với người mắc

Đối với người SXKD

Đối với chính phủ

thực phẩm
- Chi trả điều trị

- Chi phí để thu hồi sản - Chi phí để giám sát, kiểm tra

- Giảm thu nhập vì phải phẩm

- Điều tra và khảo sát các dịch


nghỉ việc điều trị bệnh, ảnh - Mất thị trường

vụ

hưởng tới sức khỏe lâu dài

- Chi phí để vệ sinh cơ - Tổn thất lao động quốc gia ở

- Mất thời gian để chữa trị sở
dưỡng bệnh

vùng dịch

- Mất khách hàng

- Gây đảo lộn trong sinh - Quản lý bảo hiểm
hoạt gia đình

- Mất uy tín

- Giảm xuất khẩu
- Chi phí chăm sóc sức khỏe và
an ninh xã hội

- Chi phí để hồi phục sức - Chi phí khác

- Thất nghiệp tăng

khỏe


- Ảnh hưởng đến ngành du lịch

- Các chi phí khác

- Ảnh hưởng đến sức lao động

15


Trường Đại học Bách khoa Hà nội

Luận văn cao học

1.3. THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
1.3.1. Khái niệm
Đường phố: Đường phố gồm có đường ở thành thị, dọc hai bên có nhà cửa (chủ yếu là
cửa hàng, cửa hiệu).
Thức ăn đường phố (TAĐP): Là những thức ăn, đồ uống đã được làm sẵn hoặc được
chế biến, nấu nướng tại chỗ, được bày bán để ăn ngay trên đường phố hoặc những nơi
công cộng tương tự. Khái niệm này bao gồm cả rau quả, đồ ăn thức uống khác được
bán rong trên đường phố.
1.3.2. Phân loại
Tiêu chí phân loại
1. Theo chủng loại thức ăn

Sản phẩm thực phẩm
Phở, miến, bún, cháo, xôi, giò chả,quán ăn thịt chó –
thịt gà – thịt vịt, bánh ngọt, bánh ga tô, bánh nướng,
bánh dẻo, cốm, gai, đậu xanh, kẹo, trà, cafe, kem, bia
rượu, nước giải khát, chè, cơm bình dân, đồ hộp,....


2. Theo bản chất thức ăn

Bột ngũ cốc, thịt, cá, rau quả, hoa quả, đồ ướp đá, đồ
uống,...

3. Theo kiểu chế biến thức ăn

Thức ăn sẵn, thức ăn nấu tại chỗ, thức ăn chế biến –
nấu từ nơi khác mang đến bán, thức ăn tươi sống,
thức ăn không tươi sống,...

4. Theo điều kiện bán hàng

Thức ăn bán trong cửa hàng, bán trên hè phố, trên xe
cơ động, gánh hàng rong,...

5. Theo phương thức bán hàng

Thức ăn bán cả ngày, vào thời điểm nhất định trong
ngày

6. Theo địa điểm

Thức ăn bán trên đường phố, tập trung thành khu
riêng biệt, ở khu du lịch, lễ hội, hội chợ, siêu thị,...

16



×