Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu chiết tách hoạt chất mangiferin từ lá dó bầu aquilaria crassna pierre ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 60 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều thầy, cô giáo, gia
đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Tú – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội và Ths. Nguyễn Ngọc
Thanh – Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, là những ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ nghiên cứu Viện Hóa
học Công nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Viện Công nghệ Sinh học
và Công nghệ Thực phẩm – ĐHBKHN đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trau dồi kiến thức chuyên môn và cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng môn lớp 13B.CNSH đã cùng tôi
đồng hành, cùng tôi trải qua những năm Học viên dƣới mái trƣờng ĐHBKHN thân
yêu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia đình và toàn
thể bạn bè đã luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc, chăm lo, động viên tôi, giúp tôi
hoàn thành tốt Luận văn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2015

Bùi Thị Hoa

BÙI THỊ HOA


i


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Kết quả của luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tú trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, cùng sự giúp đỡ của tập thể các cán bộ nghiên cứu,
học viên, sinh viên đang làm việc tại phòng thí nghiệm Viện Hóa học Công nghiệp
Việt Nam.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với sự cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2015

Bùi Thị Hoa

BÙI THỊ HOA

ii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. vii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
1.1.

Giới thiệu về cây Dó Bầu....................................................................................... 3

1.1.1.

Sự phân bố cây Dó Bầu ................................................................................... 3

1.1.2.

Phân loại .......................................................................................................... 6

1.1.3.

Đặc tính sinh học của cây Dó Bầu ................................................................... 6

1.2.

Hợp chất Mangiferin .............................................................................................. 7

1.2.1.


Cấu trúc ............................................................................................................ 7

1.2.2.

Tính chất .......................................................................................................... 7

1.2.3.

Hoạt tính sinh học và ứng dụng ....................................................................... 8

1.2.4.

Nguồn gốc Mangiferin ..................................................................................... 9

1.2.5.

Một số chế phẩm chứa Mangiferin ................................................................ 10

1.3.

Thành phần trong lá Dó Bầu ................................................................................ 12

1.4.

Các phƣơng pháp tách chiết mangiferin. ............................................................. 16

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 19
2.1.


Nguyên vật liệu, thiết bị ....................................................................................... 19

2.1.1.

Nguyên liệu .................................................................................................... 19

2.1.2.

Hóa chất, dụng cụ và thiết bị máy móc.......................................................... 19

2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19

2.2.1.

Khảo sát lựa chọn vùng nguyên liệu .............................................................. 19

2.2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu quy trình tách chiết mangiferin từ lá Dó Bầu ...…20

BÙI THỊ HOA

iii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


2.2.3.

Phân tích cấu trúc, thành phần và hoạt tính sinh hoc của mangiferin ............ 22

2.2.4.

Ứng dụng mangiferin cho thực phẩm chứ năng hỗ trợ tăng cƣờng chống oxy

hóa

………………………………………………………………………………24

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 27
3.1.

Kết quả khảo sát lựa chọn vùng nguyên liệu. ...................................................... 27

3.2.

Kết quả nghiên cứu quy trình tách chiết mangiferin............................................ 27

3.2.1.

Kết quả khảo sát lựa chọn số lần chiết. ............................................................. 27

3.2.2.

Kết quả khảo sát lựa chọn dung môi tinh chế sản phẩm thô. ............................ 28


3.3.

Kết quả phân tích cấu trúc, thành phần và hoạt tính sinh học của mangiferin. ... 33

3.3.1.

Kết quả phân tích cấu trúc (phổ 1H-NMR và 13C-NMR) .................................. 33

3.3.2.

Kết quả phân tích thành phần (HPLC) .............................................................. 35

3.3.3.

Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa ................................................................. 37

3.3.4.

Kết quả thử hoạt tính kháng vi khuẩn, kháng nấm ............................................ 37

3.4.

Ứng dụng hợp chất Mangiferin trong sản xuất thực phẩm chức năng ................ 38

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 40
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 42
PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................................. 47

BÙI THỊ HOA


iv


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
1

H-NMR

13

C-NMR

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Proton Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hƣởng từ hạt
Spectroscopy

nhân proton

Carbon Nuclear Magnetic

Phổ cộng hƣởng từ hạt


Resonance Spectroscopy

nhân cacbon –13
Dung dịch

DD
EtOH

Ethanol

Etanol

MeOH

Methanol

Metanol
Phƣơng pháp

PP
δ(ppm)

Độ dịch chuyển hóa học

s

Singlet

Tín hiệu đơn


d

Doublet

Tín hiệu kép

t

Triplet

Tín hiệu ba vạch

m

Multiplet

Tín hiệu đa vạch

HPLC

High Performance Liquid
Chromatography

Phƣơng pháp sắc ký lỏng

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl


IC50

Inhibitory concentration 50%

EC50
MHB

Effective concentration 50%
Mueller-Hinton Broth

MHA

Mueller-Hinton Agar

TSB

Tryptic Soy Broth

TSA

Tryptic Soy Agar

DMSO

BÙI THỊ HOA

hiệu năng cao

nồng độ ức chế tối thiểu
50%

Nồng độ hiệu quả 50%.

Dimethyl sulfoxide

v


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của Mangiferin và sản phẩm ............34
Bảng 3.2. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa……………………………………37
Bảng 3.3. Kết quả thử hoạt tính kháng vi khuẩn và kháng nấm của mangiferin…38
Bảng 3.4. Công thức bào chế …………………………………………………… 39

BÙI THỊ HOA

vi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Vƣờn cây Dó Bầu ..................................................................................................... 3
Hình 2. Thành phần cây Dó Bầu (A: lá cây, B: Hoa, C: Quả, D: Thân cây) ........................ 5
Hình 3.Cấu trúc của Mangiferin ............................................................................................ 7

Hình 4. MANGINO vim ...................................................................................................... 10
Hình 5. Dung dịch vệ sinh MANGINO vim ........................................................................ 10
Hình 6. Mangoherpin kem ................................................................................................... 11
Hình 7. Thực phẩm chức năng Mangiferil........................................................................... 11
Hình 8. Cấu trúc hóa học .................................................................................................... 13
Hình 9. Cấu trúc hóa học của hai hợp chất (magiferin và genkwanin) ............................... 14
Hình 10. Cấu trúc hóa học của các hợp chất ....................................................................... 15
Hình 11. Cấu trúc hóa học của hợp chất ............................................................................. 16
Hình 12. Phƣơng trình phản ứng trung hòa gốc DPPH của các chất chống oxy hóa .......... 23
Hình 13. Sơ đồ các giai đọan tạo sản phẩm ......................................................................... 26
Hình 14. Khối lƣợng mangiferin thô giữa 3 vùng nguyên liệu ............................................ 27
Hình 15. Tỉ lệ % Mangiferin của mỗi lần chiết so với tổng khối lƣợng Mangiferin thu
đƣợc. .................................................................................................................................... 28
Hình 16. Hiệu suất tinh chế bằng các loại dung môi. .......................................................... 29
Hình 17. Sơ đồ chiết Mangiferin từ lá Dó Bầu .................................................................... 31
Hình 18. Sắc kí đồ của Mangiferin mẫu chuẩn (A) và mẫu phân tích (B) .......................... 36
Hình 19. Quy trình tạo sản phẩm ......................................................................................... 39

BÙI THỊ HOA

vii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MỞ ĐẦU
Cây Dó Bầu Aquilaria crassna là loại cây có khả năng hình thành ở phần lõi
của thân một sản phẩm quý là Trầm hƣơng và Kỳ nam có giá trị kinh tế rất cao, nhất

là trên thị trƣờng quốc tế. Là loại cây đặc trƣng phân bố ở vùng Đông Nam Á, có
khả năng tạo đƣợc sản phẩm có giá trị, lại thích nghi đƣợc với địa hình đồi núi nên
cây Dó Bầu đƣợc khuyến khích nhân giống và phát triển rộng rãi thành vùng tập
trung ở vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên.
Việc phát triển loài cây quý giá này ngoài việc thu đƣợc nguồn lợi lớn về
kinh tế còn rất phù hợp để cải thiện tình hình môi trƣờng ngày càng xuống cấp do
nạn chặt phá rừng bừa bãi nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, do thời gian thu hoạch khá lâu
và chƣa có phƣơng pháp cụ thể để tạo trầm, ngƣời dân chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm nên gặp phải rất nhiều rủi ro. Vấn đề này ảnh hƣởng rất lớn đến các doanh
nghiệp trồng Dó Bầu, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, việc nghiên cứu một
nguồn thu khác nhanh hơn, ổn định hơn cho ngƣời dân trồng Dó Bầu là vô cùng cần
thiết. Nguồn thu đó có đƣợc từ việc tách chiết các hoạt chất có tính dƣợc dụng ngay
tại nơi thu hái.
Đã có nhiều nghiên cứu về Dó Bầu ở trong và ngoài nƣớc.Dựa vào các
nghiên cứu về lá Dó Bầu chúng tôi biết đƣợc trong đó có chứa hợp chất Mangiferin
– một chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Mangiferin đƣợc tìm thấy lần đầu tiên
vào khoảng năm 1922-1923 nhƣng đến năm 1985 khi một số tác giả ngƣời Nga
thông báo tác dụng của Mangiferin đối với virus Herpes thì hợp chất này mới bắt
đầu đƣợc chú ý khai thác. Mangiferin còn đƣợc chứng minh là có tác dụng kháng
virus gây bệnh thủy đậu và zona, tác dụng kích thích miễn dịch dịch thể và miễn
dịch tế bào, tăng cƣờng tổng hợp interferon trong các tế bào máu,tăng sức đề
kháng,tăng khả năng chống oxy hóa và chống ung thƣ cho cơ thể. Trƣớc tình hình
sử dụng thuốc cho các nhu cầu trên thì việc sử dụng mangiferin ngày càng tăng.
Hiện nay, mangiferin chủ yếu đƣợc chiết xuất từ lá xoài. Nhƣng để tận dụng
nguồn lá hàng năm ngƣời trồng Dó bầu vẫn phải bỏ đi và để hoàn thành qui trình

BÙI THỊ HOA

1



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

tách chiết mangiferin từ lá Dó Bầu chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài
khóa luận: “Nghiên cứu chiết tách hoạt chất mangiferin từ lá dó bầu Aquilaria
crassna pierre ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng”.

BÙI THỊ HOA

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu về cây Dó Bầu.
Dó Bầu có tên khoa học là Aquilaria crassna Piere, thuộc họ

Thymelacaceae, bộ Mytales và lớp Magnoliopsida [16].
Dó Bầu còn có các tên gọi khác nhau dựa vào những sản phẩm của chúng
nhƣ cây Tok, cây Trầm, cây Trầm hƣơng, cây Kỳ nam…Theo Nguyễn Hiền và Võ
Văn Chi, cây Dó Bầu đƣợc chính thức đặt tên khoa học và công bố dựa vào những
mẫu vật do nhà thực vật học ngƣời Pháp là Pierre thu nhập tại đảo Phú Quốc (Việt
Nam) và núi Aral tỉnh Samrongtong (Cambodia) vào tháng 5 – 1870 [8]. Pierre đã

dựa vào tên Cambodia là Krasna để đặt cho cây Dó Bầu là Aquilaria crassna nhƣng
đó chỉ là tên trần chƣa có bảng mô tả và việc công bố chƣa đƣợc hợp thức hoá. Sau
đó Henri Lecomte trong bộ sách Thực Vật Chí Đông Dƣơng lần đầu tiên mô tả các
loài thuộc chi Aquilaria ở Đông Dƣơng và công bố chính thức trong thực vật học
của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ Trầm.

Hình 1. Vƣờn cây Dó Bầu
1.1.1. Sự phân bố cây Dó Bầu

BÙI THỊ HOA

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

a. Trên thế giới
Trong tự nhiên, giống cây Aquilaria, phân bố khắp các nƣớc vùng Châu Á từ
Trung – Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nƣớc Đông Nam Á…
Ở vùng Trung – Cận Đông, cây Trầm hƣơng mọc nhiều trên những rặng núi
hiểm trở phía nam Ả Rập.
Ở Trung Quốc Trầm hƣơng mọc tập trung ở một số tỉnh miền Nam, nhiều nhất
là Quảng Đông và Hải Nam, nhƣng chất lƣợng trầm không cao (Thổ Trầm). Vùng
này có 3 loài chính, đó là: Aquilaria grandiflora Bth, Aquilaria sinensis Merr,
Aquilaria yunnanensis S.C. Huang.
Ở vùng Nam Á cây Trầm hƣơng có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài Aquilaria
khasiana H. Hallier.
Vùng Đông Nam Á Trầm hƣơng phân bố ở các quốc gia với các loài khác

nhau. Ở Malaysia có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria microcarpa
Baill, Aquilaria hỉta Ridl và Aquilaria rostrata Ridl. Ở Thái Lan chủ yếu là loài
Aquilaria subintegra Ding Hou. Ở Indonesia (tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra) có
4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria hirta Ridl, Aquilaria microcarpa
Baill, Aquilaria moszkowskii Gilg.Philippin bao gồm các loài: Aquilaria
cumingiana (Decne) Ridl, Aquilaria filaria (Oken) Merr, Aquilaria apiculata Merr,
Aquilaria acuminate(Merr.)Quis. Ở Singarpore chủ yếu là loài Aquilaria hirta Ridl.
Ở Campuchia, Trầm hƣơng thƣờng mọc phân tán trong các khu rừng nằm ven biển,
có 2 loài chính là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre
ex Lecomte.[4,8, 30]
b. Ở Việt Nam
Cây Dó Bầu thƣờng mọc rải rác trong các vùng rừng dọc miền Tây Bắc,
Đông Bắc đến miền Trung và xuống tận An Giang, Kiên Giang.Một số nơi có mật
độ Dó Bầu cao đạt đến 120-150 cây/ha nhƣ Ba Rền (Quảng Bình), Hƣơng Khê (Hà
Tĩnh). Phân bố tập trung nhất và nhiều nhất là ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang,
Bắc Kạn, Hoà Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia

BÙI THỊ HOA

4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Lai, Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên và Kiên Giang (đảo Phú Quốc và Hà Tiên).
[4,8]
c. Đặc điểm thực vật
A


B

D

C

Hình 2. Thành phần cây Dó Bầu (A: lá cây, B: Hoa, C: Quả, D: Thân cây)
Thân cây:Cây Dó Bầu là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40m, đƣờng
kính thân khoảng 60cm, vỏ ngoài nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất
xơ và dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất gỗ mềm.Cành non phủ lông
mềm màu vàng xám.[4,8,35]
Lá cây : Lá đơn, mọc cách (so le), có hình bầu dục, hình trứng hay hình ngọn
giáo, nhọn ở gốc thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Mặt trên
phiến lá nhẵn bóng có màu xanh đậm, mặt dƣới nhạt hơn có lông mềm. Cuống lá
dài từ 4-5mm cũng có lông.[4,8,35]

BÙI THỊ HOA

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Hoa và quả: Hoa: Hoa nhỏ màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, mọc
thành chùm hay thành tán ở nách lá đầu cành non. Cuống hoa dài 0.6 – 1cm, có
lông mỏng.Đài hoa hình chuông (loa kèn) có lông ở miệng.Phần phụ cánh hoa dạng
trứng, dài 1mm, có lông rậm và đính ở họng đế hoa. Bầu hình trứng, có lông, cao

2,5 - 4,5 mm, 2 ô, mỗi ô 1 noãn treo; vòi nhụy ngắn 0,7 - 1 mm, có lông; núm hình
đầu, màu đen nhạt, gốc bầu có tuyến mật.[4,8,35]
Quả: Quả nang, hình quả lê hơi dẹp, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm. Vỏ quả
mở thành hai mảnh xốp (khi chín tự tách ra), mỗi quả có từ 1-2 hạt.
Hạt: Có hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dƣới.
Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa
nhiều dầu.Một đặc điểm cần chú ý là hạt Dó Bầu có đời sống rất ngắn, không lƣu
trữ lâu ngày đƣợc.Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện
độ ẩm thích hợp là nảy mầm ngay.Việc lƣu trữ hạt kéo dài quá một tuần lễ, tỉ lệ nảy
mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.[4,8,35]
1.1.2. Phân loại
Trên thế giới có khoảng 25 loài Dó Bầu.Ở nƣớc ta, Trầm hƣơng có tất cả 4
loài, đó là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex
Lecomte, Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho và loài Aquilaria rugosa L.C.Kiệt &
PJ.A Kessler (do tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) và tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan)
tìm thấy ở cao nguyên Trung Bộ năm 2005). Đây là loài thứ 4 ở Việt Nam và thứ 25
trên thế giới[5, 30].
1.1.3. Đặc tính sinh học của cây Dó Bầu
Gỗ cây Dó Bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là
Trầm Hƣơng, do cây bị bệnh hoặc bởi tác động bên ngoài. Căn cứ vào sự tụ nhựa
nhiều hay ít để tạo Trầm mà có những sản phẩm khác nhau: Tóc, Trầm Hƣơng hay
Kỳ Nam.
Tóc: Do sự biến đổi một phần chất gỗ, hình thành những đƣờng đen nhƣ sợi
tóc (lƣợng tinh dầu ít, thƣờng dùng làm nhang đốt).

BÙI THỊ HOA

6



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trầm Hƣơng: Do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, ngấm
tinh dầu Trầm nhiều hơn Tóc, có màu nâu, hay sọc đen. Loại càng tốt thì ít nổi
trong nƣớc.
Kỳ Nam: tốt nhất, do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ, thấm nhiều
tinh dầu Trầm, có màu nâu đậm, đen, xanh, vàng hay trắng. Kỳ Nam nặng, chìm
trong nƣớc, có vị đắng, thƣờng hình thành ở phần lõi của cây Trầm.[5]
Theo nghiên cứu của Công ty Dó Bầu Hƣơng thì cây Dó Bầu là loại này có
khả năng tụ Trầm chất lƣợng cao nhất: Kỳ nam, Trầm loại 1, 2.
1.2.

Hợp chất Mangiferin

1.2.1. Cấu trúc
Mangiferin đƣợc chiết xuất từ cây Hedurasum alpinum L và Hedurasum
flavercens họ Cánh Bƣớm Fabaceae hoặc từ lá Xoài (Mangiferin indica) và hiện
nay thì hợp chất này đƣợc phát hiện có trong lá cây Dó Bầu.
-

Danh pháp IUPAC: (1S)-1,5-Anhydro-1-(1,3,6,7-tetrahydroxy-9-oxo-9H-

xanthen-2-yl)-D-glucitol.
-

Tên khoa học: 2-C-β-D-glucopyranozido-1,3,6,7-tetrahydroxyxanthon.

-


Công thức phân tử: C19H18O11.

-

Khối lƣợng phân tử: 422.34 g/mol [3].

Hình 3.Cấu trúc của Mangiferin
1.2.2. Tính chất
BÙI THỊ HOA

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Tinh thể hình kim, phiến hay vảy mỏng, màu vàng ánh lục, không mùi hay
mùi nhẹ, vị hơi đắng, cay [2].
Ít tan trong nƣớc, tan trong metanol, etanol và aceton nóng, dễ tan hơn trong
hỗn hợp các dung môi trên với nƣớc [1].
Điểm nóng chảy: 269 - 270oC [4].
1.2.3. Hoạt tính sinh học và ứng dụng
Gốc tự do đƣợc tạo ra trong cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể là
sản phẩm của những căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, ô nhiễm môi trƣờng, thuốc lá,
dƣợc phẩm, tia phóng xạ,…. Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ
phạm gây ra tới trên 60 bệnh, đáng kể nhất gồm có: bệnh xơ vữa động mạch, ung
thƣ, Alzheimer, Parkinson, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đƣờng, cao huyết áp không
nguyên nhân, xơ gan. Các nghiên cứu cũng phát hiện rằng các gốc dạng oxy hóa

hoạt động sẽ đƣợc loại bỏ bằng các chất chống oxy hóa tự nhiên có sẵn trong cơ thể
nhƣ enzyme superoxid dismutase (SOD), enzyme glutathion peroxidase (GSP-Px),
enzyme catalase (CAT)…để tạo sự cân bằng giữa các dạng oxy hoạt động và các
dạng chống oxy hóa trong cơ thể con ngƣời. Một số hợp chất tự nhiên có tác dụng
chống oxy hóa nhƣ polyphenol, flavonoid, carotenoid,… chúng có khả năng loại bỏ
gốc tự do. Một số hợp chất khác lại có khả năng kích thích các enzyme chống oxy
hóa nhƣ: enzyme peroxydase, enzyme catalase, enzyme enreductase [40].
Sachin Bhusari sử dụng mangiferin tách đƣợc từ lá xoài thử hoạt tính chống
oxy hóa bằng phƣơng pháp DPPH. Giá trị IC50 là 58.16 µM. Giá trị này cao hơn so
với giá trị IC50 của acid ascorbic (21.57 µM) [36].
Đặng Uy Nhân nghiên cứu tách chiết các hoạt chất có trong lá Dó Bầu. Đã tìm
ra đƣợc 7 hợp chất. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa bằng phƣơng pháp ức chế
gốc tự do DPPH trên các cao chiết. Trong các chất tinh khiết, DB5 (mangiferin) cho
thấy hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh (IC50 5,14 µM).
Theo y học cổ truyền mangiferin có tác dụng kháng virus đối với nhóm
Herpes, cho hiệu lực ức chế trên giai đoạn đầu của quá trình tái sinh virus Herpes.
BÙI THỊ HOA

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Mangiferin có tác dụng kích thích miễn dịch trên cả hai loại miễn dịch thể
dịch và miễn dịch tế bào [6]. Mangiferin đã đƣợc chứng minh là có tác dụng cải
thiện rối loạn lipid máu[23]. Mangiferin là một chất ngăn ngừa ung thƣ tiềm năng
trong tự nhiên [23].
Mangiferin đƣợc S Guha và cộng sự chứng minh kháng các hiệu ứng bệnh lí

tế bào của HIV với EC50 16,9 µM [31,30].
Ngoài ra những nghiên cứu mới đây còn cho thấy Mangiferin có tác dụng hạ
đƣờng huyết do làm tăng độ nhạy cảm của mô tế bào đích với insulin và ức chế
giáng hóa glycogen ở gan [12,16,19,32,37].


Ứng dụng
Mangiferin dùng chủ yếu trong lĩnh vực y học dùng để điều trị: Các bệnh mụn

giộp và lở loét do nhiễm virus Herpes simplex thể cấp và mãn tính. Các bệnh do
Varicella zoster gây ra nhƣ vẩy nến, thủy đậu, zona. Viêm loét niêm mạc miệng do
virus Eczema.
1.2.4. Nguồn gốc Mangiferin
Mangiferin không chỉ có trong lá Dó bầu mà nó còn đƣợc tìm thấy ở nhiều
loài thực vật khác. Mangiferin đƣợc Garter (1922) và Wiechowski (1923) phân lập
đầu tiên từ cây Mangifera indica L. nên có tên là Mangiferin. Hiện nay nguồn dƣợc
liệu chính để chiết xuất mangiferin là từ cây Xoài.
Mangiferin có ở lá, vỏ thân và vỏ rễ của cây Xoài với hàm lƣợng khác nhau
tùy từng vùng và tùy vào giống xoài, có khoảng 3% ở vỏ thân và khoảng 1,6% ở
lá[14].Theo một bài báo khác mangiferin cũng đƣợc chiết xuất từ 100g lá xoài khô
thu đƣợc 1,2 g mangiferin [13].
Ngoài cây xoài mangiferin còn có trong một số loại dƣợc liệu khác: Cây
Quần dầu bảo chánh, cây Chi mẫu, một số cây thuộc chi mangifera nhƣ cây Quéo
cây Muỗm, một số cây khác thuộc họ Măng cụt [3].

BÙI THỊ HOA

9



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Tuy nhiên ở Việt Nam những cây này phân bố với số lƣợng ít và hiện nay
cây Dó bầu đang đƣợc bà con trồng rộng rãi. Đây đƣợc coi là nguồn nguyên liệu
hƣớng tới trong tƣơng lai để sản xuất mangiferin.
1.2.5. Một số chế phẩm chứa Mangiferin
a. MANGINO vim (Vimedimex Tây Ninh)
Chế phẩm dạng xịt với công
dụng:
Kháng khuẩn, kháng nấm,

-

kháng virus.
Rửa, sát trùng, chống nhiễm

-

khuẩn, nhanh lành vết thƣơng.
Chàm, nấm da, thủy đậu, giời

-

leo (zona), mụn rộp, ngứa lở ngoài
da.
Hình 4. MANGINO vim
b. MANGINO vim (Vimedimex Tây Ninh)
Dung dịch vệ sinh Mangino Vim 120ml giúp vệ sinh nữ: Trị ngứa do nấm,

viêm âm đạo, nhiễm nấm candida, huyết trắng, viêm ngoài tử cung, sản phụ
trƣớc và sau khi sinh và vệ sinh nam: Trị viêm ngứa đƣờng sinh dục.

Hình 5. Dung dịch vệ sinh MANGINO vim
BÙI THỊ HOA

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

c. MANGOHERPIN (Công ty Cổ phần BV Pharma)

Hình 6. Mangoherpin kem
Mangoherpin của Công ty Cổ phần BV Pharma có các dạng viên nang
100mg, kem 5%, kem 2%, gel 2%. Chỉ định trong các dạng bệnh cấp tính và tái
phát do virus Herpes (sinh dục và ngoài sinh dục) gây ra bao gồm: herpes simplex,
herpes zoster (bệnh zona), thủy đậu, eczema Caposi và các bệnh ở miệng do virus
gây ra.
d. Thực phẩm chức năng MANGIFERIL
Thực phẩm chức năng Mangiferil có tác
dụng tăng cƣờng tiêu hóa, chống viêm, lợi tiểu,
bảo vệ răng miệng, ức chế sự phát triển của
virus Herpes, giảm mỡ máu, chống xơ vữa
động mạch.

Hình 7. Thực phẩm chức năng Mangiferil


BÙI THỊ HOA

11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.3.

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Thành phần trong lá Dó Bầu
Năm 2010 Thạc sĩ Đặng Uy Nhân đã tìm ra đƣợc từ lá Dó Bầu A. crassna

Pierre 7 hợp chất khác nhau từ DB1-DB7 trong đó có Mangiferin đƣợc xác định là
hoạt chất chính. Các hợp chất sau khi đƣợc tách riêng bằng các phƣơng pháp phổ
nghiệm hiện đại 1D- NMR, 2D-NMR, khối phổ phân giải cao HR-MS… cấu trúc 7
hợp chất [3] đƣợc xác định: DB1 methyl 4-hydroxybenzoate, DB2 7-Omethylapigenin , DB3 7,4’-O-dimethylapigenin , DB4 7-O-methylapigeninn5-O-[βD-xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside], DB5 mangiferin, DB6 (6R,9S)roseoside , DB7 iriflophenon 3,5-C,C-β-diglucoside .
Trong các chất mà Th.S. Đặng Uy Nhân tìm đƣợc thì có một chất D”: DB6
(6R,9S)- roseoside là hợp chất lần đầu tiên đƣợc tìm thấy trong các cây thuộc họ
Aquillaria. Không chỉ tìm ra đƣợc các hoạt chất mà trong bài báo còn cho thấy kết
quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các chất thể hiện hoạt tính rất mạnh. Chẳng
hạn nhƣ DB5 mangiferin (IC50 5,14 µM) cho thấy hoạt tính tƣơng đƣơng với chất
đối chứng quercetin (IC50 6,52 µM). Ngoài ra, cao nƣớc và cao ethanol trong bài
cũng thể hiện khả năng chống oxy hóa mạnh điều này cho thấy khả năng ứng dụng
trong thực phẩm cũng nhƣ sản phẩm chức năng giúp chống oxy hóa[3].

BÙI THỊ HOA

12



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1

2

3
4

5

6

Hình 8. Cấu trúc hóa học (1:DB1 methyl 4-hydroxybenzoate, 2:DB2 7-Omethylapigenin , 3:DB3 7,4’-O-dimethylapigenin , 4: DB6 (6R,9S)- roseoside , 5:
DB4 7-O-methylapigeninn5-O-[β-D-xylopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside],
6: DB5 mangiferin)

BÙI THỊ HOA

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


G.Ray và cộng sự năm 2014 đã từ lá Dó bầu Aquilaria crssna tách chiết
đƣợc 2 hợp chất: mangiferin và genkwanin [17].

Hình 9. Cấu trúc hóa học của hai hợp chất (magiferin và genkwanin)
Năm 2011, Tetsuro iTo và cộng sự đã tìm ra đƣợc 8 chất có trong lá Dó bầu
bằng cách chiết trong ethanol và nƣớc
iriflphenone

3-C-β-glucoside,



mangiferin,

iriflphenone 3,5-C-β-diglucoside,
iriflphenone

2-O-α-rhamnoside,

genkwanin 5-O-β-primeveroside, genkwanin 5-O-β-glucoside, genkwanin 4'-methyl
ether 5-O-β-primeveroside, và genkwanin [38].
Từ lá cây Dó Bầu A.sinensis phân bố ở Trung Quốc, năm 2008 nhóm nghiên
cứu M.Shimazawa, M. Inuma và các cộng sự sử dụng 2 loại dung môi acetone và
methanol đã tách đƣợc bốn hợp chất : mangiferin, iriflophenone 2-O-α-rhamnoside ,
genkwanin 5-O-β-primeveroside , iriflophenone 3,5-C,C-β-diglucoside trong đó
hợp chất genkwanin 5-O-β-primeveroside cho thấy hoạt tính nhuận tràng khi thử
trên chuột thí nghiệm [18].

BÙI THỊ HOA


14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

7
8

9

10

Hình 10. Cấu trúc hóa học của các hợp chất ( 7: mangiferin, 8:iriflophenone 2-O-αrhamnoside , 9:genkwanin 5-O-β-primeveroside , 10:iriflophenone 3,5-C,C-βdiglucoside).
Năm 2009, nhóm nghiên cứu Bo – Yang Yu và các cộng sự cũng đã cô lập
đƣợc từ lá cây Dó Bầu A. sinensis (Trung Quốc) một số hợp chất flavonoid và
benzophenone glycoside [29] là aquilarinoside A, 7-β-D-glucoside of 5-Omethylapigenin,

iriflophenone,

mangiferin,

5-O-xylosyglucoside

7,4-di-O-

methylapigenin, 5-β-D-glucoside 7,3-di-O-methylluteolin, luteolin, genkwanin,
hydroxygenkwanin .


BÙI THỊ HOA

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

11

12

13

14

Hình 11. Cấu trúc hóa học của hợp chất (11: mangiferin, 12: aquilarinoside A, 13:
7-β-D-glucoside of 5-O-methylapigenin, 14: luteolin)
Năm 2013, bằng phƣơng pháp phân tích sắc kí lỏng ghép khối phổ, nhóm
nghiên cứu của Quian Yu và cộng sự đã tách đƣợc 21 hợp chất phenolic có trong lá
Dó Bầu Aquilaria sinensis, trong đó mangiferin là hợp chất chủ yếu có hàm lƣợng
4,2% [28].
1.4.

Các phƣơng pháp tách chiết mangiferin.
a. Trên thế giới
Tetsuro và cộng sự, năm 2011, đã tách mangiferin từ 50 g lá Dó bầu sử dụng

dung môi ethanol 60% (1Lx24h ở nhiệt độ phòng) và tách với nƣớc

(1Lx1hx1,95oC) sau đó lọc. Dịch chiết đƣợc cô ở 50oC để loại cồn và loại nƣớc thu

BÙI THỊ HOA

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

đƣợc 2 phần tƣơng ứng [Alee (11,3 g) và ALWE (11.1 g)]. Chạy HPLC đối với 2
phần này phát hiện có hợp chất mangiferin trong Alee của phần chiết ethanol [38].
K.Bhuvaneswari năm 2013 đã nghiên cứu tách chiết mangiferin trong lá
Xoài. Đầu tiên nguyên liệu đƣợc loại chất béo bằng ete dầu hóa (60-80oC). Sau khi
loại chất béo chiết Soxhelt với ethanol 50% cô loại ethanol dịch sau khi loại ethanol
tiếp tục đƣợc chiết với các dung môi CH2Cl2, axid 2N sunfuric, etyl acetat, phần
etyl acetat đƣợc thu sấy khô ở 40oC sau đó đƣợc hòa tan trong ethanol lọc thu kết
tủa. Kết tủa đƣợc hòa tan trong ethanol 70% để qua đêm kết tủa lọc thu kết tủa sấy
khô thu các tinh thể magiferin màu vàng nhạt [22].
Năm 2012, Shashi và cộng sự đã tách mangiferin từ lá xoài sử dụng
methanol 95% chiết Soxhelt trong 56h. Thu dịch chiết cô đặc và sấy khô. Phần cồn
khô đƣợc hấp phụ trên silica gel (60-120 mesh). Chạy sắc ký cột trên silica gel
trong dầu ete (60-80oC). Cột đƣợc rửa giải bằng hỗn hợp Chlorofom:methanol(1:1),
thu đƣợc mangiferin dạng vô định hình. Sau đó đƣợc kết tinh trong ethanol [34].
b. Ở Việt Nam
Viện Dƣợc liệu, năm 2008, tác giả đƣa ra hai hƣớng tách chiết mangiferin:
Hƣớng thứ nhất chiết Mangiferin theo phƣơng pháp chiết bằng dung môi axeton –
nƣớc (1:1). Ở phƣơng pháp này, hiệu suất chiết đạt đƣợc là 12,67%.Thực hiện chiết
theo phƣơng pháp này, quy trình tiến hành rất phức tạp và sử dụng nhiều dung môi

độc hại, đắt tiền, khó thực hiện. Hƣớng thứ hai chiết theo phƣơng pháp chiết bằng
dung môi etanol với hiệu suất 10,87%. Chiết theo phƣơng pháp này thời gian tiến
hành dài. Dịch chiết etanol rất khó kết tủa ở nhiệt độ phòng, phải kết tinh ở 0-5oC
và thời gian kết tủa dài, dịch chiết lẫn nhiều tạp gây nhiều khó khăn cho quá trình
lọc [7].
Đặng Uy Nhân tách mangiferin từ 1,5kg lá dó bầu sử dụng dung môi
methanol để chiết, sau đó chiết lần lƣợt với các dung môi n-hexan, etyl acetat,
butanol. Chạy cột với hệ dung môi CHCl3:MeOH:H2O (80:20:2), kết tinh trong
dung môi CHCl3:MeOH (5:5).

BÙI THỊ HOA

17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều phương pháp chiết khác
nhau có thể được sử dụng ngay từ dung môi đầu tiên dùng để chiết, các dung môi
dùng tiếp theo để loại tạp chất và cả dung môi dùng tinh chế. Do đó việc lựa chọn
các loại dung môi dùng để chiết và dung môi dùng cho quá trình tinh chế là cần
thiết. Đề tài này sẽ nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình chiết hoàn chỉnh để có thể
tách được lượng chất mangiferin đạt hiệu suất cao nhất và từ chất mangiferin tách
được dùng để ứng dụng trong thực phẩm chức năng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiềm năng từ Dó Bầu rất lớn trong đó việc
nghiên cứu chiết tách hoạt chất mangiferin đang được nhóm đề tài quan tâm. Trước
đây việc tách chiết mangiferin chủ yếu là nguồn nguyên liệu lá xoài nhưng hiện nay
để mở rộng tìm kiếm nguồn nguyên liệu phong phú và để tận dụng nguồn nguyên

liệu thì đề tài tiến hành nghiên cứu trên lá Dó Bầu. Đề tài được thực hiện với mục
đích nhằm chiết tách được hợp chất mangiferin trong lá Dó Bầu Việt Nam để
ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm chức năng. Trong đề tài này chúng tôi
thực hiện một số nội dung sau:
1. Khảo sát để lựa chọn vùng nguyên liệu
2. Nghiên cứu quy trình tách chiết mangiferin
+ Lựa chọn số lần chiết
+ Lựa chọn dung môi tinh chế.
+ Đánh giá hàm lƣợng mangiferin.
3. Phân tích cấu trúc, thành phần và hoạt tính sinh học của hoạt chất ( thử hoạt
tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng khuẩn).
4. Ứng dụng hợp chất mangiferin trong dƣợc phẩm và thực phẩm thức năng.

BÙI THỊ HOA

18


×