Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu điều tra khảo sát và đánh giá tình hình nhiễm focmon trong một số sản phẩm thực phẩm, và tình hình nhiễm methanol trong một số loại rượu có bán tại thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

KHOA SAU ĐẠI HỌC

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan bản luận văn này là công trình khoa học độc lập
của cá nhân tác giả, không sao chép. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Vũ Văn Tấn

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

KHOA SAU ĐẠI HỌC

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, ngƣời đã tận
tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy trong Bộ môn Công
nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dành


nhiều thời gian góp ý giúp tôi hoàn thiện hơn luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

/

/ 2015

Vũ Văn Tấn

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Contents
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
1.1. Mục tiêu, yêu cầu đề tài ......................................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FORMOL & METHANOL .............................. 3
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FORMOL ............................................................ 3
1.1. Nguồn gốc ................................................................................................ 3
1.2. Cấu tạo và tính chất ............................................................................... 6
1.3. Tác hại ..................................................................................................... 7
1.4. Các dạng nhiểm độc ở ngƣời ................................................................. 8
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ METHANOL .................................................... 12

2.1 Giới thiệu về Methanol ......................................................................... 12
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 20
2. GIỚI THIỆU PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH PHỤ GIA THỰC PHẨM
DÙNG TEST KIỂM TRA NHANH METHANOL TRONG RƢỢU VÀ
FOOCMON TRONG MỘT SỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CÓ BÁN TẠI
THỊ TRƢỜNG HÀ NỘI ........................................................................................... 20
2.1. TEST KIỂM TRA NHANH METHANOL TRONG RƢỢU. KÝ HIỆU
MeT04 ......... 20
2.1.1. Cấu tạo ............................................................................................... 20
2.1.2. Cách sử dụng .............................................................................................. 22
2.2. TEST KIỂM TRA NHANH FOCMON. KÝ HIỆU FT04. ...................... 23
2.2.1. Cấu tạo bộ test thử ............................................................................. 23
2.2.2. Cách sử dụng ...................................................................................... 24
2.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 25
2.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................ 25
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 30

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM FOOCMON TRÊN MỘT
SỐ LOẠI SẢN PHẨM THỰC PHẨM (BÚN, BÁNH PHỞ, PHỞ CUỐN,
HẢI SẢN SỐNG, THỊT CÁ TƢƠI) BẰNG PHƢƠNG PHÁP TEST NHANH30

II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM METHANOL TRÊN MỘT
SỐ LOẠI RƢỢU (RƢỢU NẤU THỦ CÔNG, RƢỢU CÔNG NGHIỆP)
BẰNG PHƢƠNG PHÁP TEST NHANH ......................................................... 58
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 66
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 66
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………68

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

KHOA SAU ĐẠI HỌC

STT

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

01

BẢNG I: HÀM LƢỢNG FOOCMON TỰ NHIÊN TRONG THỰC PHẨM

4


02

BẢNG II: MÔT SỐ HẰNG SỐ VẬT LÝ QUAN TRỌNG CỦA METHANOL

15

03
04

BẢNG III: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỐ LƢỢNG NHIỄM FOOCMON
TRÊN PHỞ CUỐN, BÚN, BÁNH PHỞ, HẢI SẢN SỐNG, THỊT CÁ TƢƠI
BẢNG IV: BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƢỢNG NHIỄM METHANOL TRÊN
RƢỢU NẤU VÀ RƢỢU CÔNG NGHIỆP

55
62

05

Bảng 1: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Bách Khoa tháng 09/14

31

06

Bảng 2: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Bách Khoa tháng 10/14

32


07

Bảng 3: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Thanh Nhàn tháng 09/14

33

08

Bảng 4: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Thanh Nhàn tháng 10/14

34

09

Bảng 5: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Bạch Đằng tháng 09/14

35

10

Bảng 6: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Bạch Đằng tháng 10/14

36

11

Bảng 7: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Trƣơng Định tháng 09/14

37


12

Bảng 8: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Trƣơng Định tháng 10/14

38

13

Bảng 9: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Vĩnh Tuy tháng 09/14

39

14

Bảng 10: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Vĩnh Tuy tháng 10/14

40

15

Bảng 11: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Minh Khai tháng 09/14

41

16

Bảng 12: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Minh Khai tháng 10/14

42


17

Bảng 13: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Phố Huế tháng 09/14

43

18

Bảng 14: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Phố Huế tháng 10/14

44

19

Bảng 15: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Bạch Mai tháng 09/14

45

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

20


Bảng 16: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Bạch Mai tháng 10/14

46

21

Bảng 17: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Lê Đại Hành tháng 09/14

47

22

Bảng 18: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Lê Đại Hành tháng 10/14

48

23

Bảng 19: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Nguyễn Du tháng 09/14

49

24

Bảng 20: Kết quả điều tra khảo sát Focmon tại Phƣờng Nguyễn Du tháng 10/14

50

25


Bảng A: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA FOCMON BẰNG KIT KIỂM TRA
NHANH FOOCMON (KÝ HIỆU FT04) CỦA BỘ CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN BÚN

51

26
27
28
29
30

Bảng B: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA FOCMON BẰNG KIT KIỂM TRA
NHANH FOOCMON KÝ HIỆU FT04 CỦA BỘ CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN BÁNH
PHỞ
Bảng C: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA FOCMON BẰNG KIT KIỂM TRA
NHANH FOOCMON KÝ HIỆU FT04 CỦA BỘ CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN PHỞ
CUỐN
Bảng D: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA FOCMON BẰNG KIT KIỂM TRA
NHANH FOOCMON KÝ HIỆU FT04 CỦA BỘ CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN HẢI
SẢN SỐNG
Bảng E: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA FOCMON BẰNG KIT KIỂM TRA
NHANH FOOCMON KÝ HIỆU FT04 CỦA BỘ CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN THỊT
CÁ TƢƠI
Bảng F: TỔNG HỢP SỐ LƢỢNG NHIỄM FOCMON TRÊN BÚN, BÁNH PHỞ, PHỞ
CUỐN, HẢI SẢN SỐNG VÀ THỊT CÁ TƢƠI

52
53
54
55

56

Bảng 21: Kết quả điều tra khảo sát Methanol trong rƣợu nấu tại Quận Hai Bà
31
32
33

Trƣng tháng 09/14
Bảng 22: Kết quả điều tra khảo sát Methanol trong rƣợu nấu tại tại Quận Hai Bà
Trƣng tháng 10/14
Bảng 21: Kết quả điều tra khảo sát Methanol trong rƣợu Công nghiệp tại Quận
Hai Bà Trƣng tháng 09/14

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

57
58
58

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Bảng 22: Kết quả điều tra khảo sát Methanol trong rƣợu Công nghiệp tại tại
34


59

Quận Hai Bà Trƣng tháng 10/14

35

Bảng G: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA NHANH HÀN THE BK04 CỦA BỘ
CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN RƢỢU NẤU THỦ CÔNG

61

36

Bảng H: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM TRA NHANH HÀN THE BK04 CỦA BỘ
CÔNG AN SẢN XUẤT TRÊN RƢỢU CÔNG NGHIỆP

62

37

Bảng Y: TỔNG HỢP SỐ LƢỢNG NHIỄM METHANOL TRÊN RƢỢU NẤU VÀ
RƢỢU CÔNG NGHIỆP

63

TÊN SƠ ĐỒ

STT


TRANG

01

Hình 1: Công thức cấu tạo của Formal

6

02

Hình 2. Cấu tạo của Methanol

12

03

Hình 3: Kits kiểm tra nhanh METHANOL

21

04

Hình 4: Kits kiểm tra nhanh FOOCMON

23

05

Hình5: Kết quả test nhanh Methanol


26

06

Hình6: Kết quả test nhanh Foocmon

27

STT

BIỂU ĐỒ

TRANG

01

Biểu đồ 1: Con đƣờng trao đổi chất của foocmon

57

02

Biểu đồ 2: Thể hiện số mẫu nhiễm methanol

64

STT

SƠ ĐỒ


TRANG

01

Sơ đồ 1: Con đƣờng trao đổi chất của foocmon

8

02

Sơ đồ 2: sơ đồ tiến hành test nhanh methanol

26

03

Sơ đồ 3: sơ đồ tiến hành test nhanh focmon

27

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Xã hội phát triển đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật con ngƣời ngày càng sáng tạo ra nhiều thứ để phục vụ cho
đời sống tinh thần và vật chất của mình. Cùng với đó là các nhu cầu ngày càng phong
phú, đa dạng đòi hỏi chất lƣợng cao hơn. Một trong những số đó, nhu cầu hàng đầu là
nhu cầu ăn uống. Con ngƣời chúng ta luôn muốn tìm đến những thứ mới mẻ, đầy màu
sắc khác lạ, các món ăn thức uống cũng không ngoại lệ. Để đáp ứng các nhu cầu ngày
càng cao đó các công ty thực phẩm, các nhà hàng, quán ăn không ngừng sáng tạo ra
các món ăn mới, đầy màu sắc, mùi vị để phục vụ cho mọi ngƣời. Thử suy nghĩ xem
nếu các món ăn, uống không mùi vị, màu sắc thì nó sẽ nhanh chóng bị quên lãng, ngày
nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật thì con ngƣời có thể tạo
ra bất kỳ mùi vị, màu sắc nào cho các món ăn. Tất cà những gì giúp món ăn ngon hơn,
mùi vị, độ dai, giòn hơn là nhờ các chất phụ gia dùng trong thực phẩm. Sẽ là rất tốt nếu
nhƣ các chất phụ gia đƣợc sử dụng đúng liều lƣợng cho phép, nó giúp cho mọi ngƣời
thật sự an tâm khi sử dụng thực phẩm. Tuy nhiên hiện nay do công tác quản lý chƣa
chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì các phụ gia đƣợc sử dụng một cách tràn lan,
khó kiểm soát, sử dung quá liều lƣợng cho phép, đặc biệt là sử dụng các hóa chất bị
cấm nhƣ formol, methanol, hóa chất bảo vệ thực vật, hàn the…gây ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến sức khỏe và tinh thần ngƣời tiêu dùng.
Chính vì vậy, vấn đề phụ gia trong thực phẩm đang là vấn đề nóng của Việt Nam nói
riêng và cả thế giới nói chung. Để giúp cho mọi ngƣời hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm
một số hóa chất bị cấn dùng trong thực phẩm, đặc biệt là Formol và methanol hiện
đang nóng tại Việt Nam. Thì đề tài “Nghiên cứu điều tra khảo sát và đánh giá tình
hình nhiễm Formol trong một số sản phẩm thực phẩm, và tình hình nhiễm
methanol trong một số loại rƣợu có bán tại thị trƣờng Hà Nội” sẽ giúp mọi ngƣời
có một cái nhìn rõ rãng hơn về vấn đề đang rất “nóng” này.


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

2

1.1. Mục tiêu, yêu cầu đề tài
Mục tiệu
Giúp mọi ngƣời có thêm sự hiểu biết về một số sản phẩm thực phẩm, có bán trên thị
trƣờng Hà Nội, và tình hình nhiễm một số chất bảo quản có trong sản phẩm, thực
phẩm.
Đánh giá tình hình nhiễm một số hóa chất độc hại trong sản phẩm thực phẩm.
-

Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng nhƣ

của mọi ngƣời thông qua việc sử dụng phụ gia thực phẩm.
1.1.2. Yêu cầu
Điều tra khảo sát và đánh giá tình hình nhiễm Formol trong bánh phở, bún…và tình
hình nhiễm metanol trong rƣợu nấu có bán tại Quận Hai Bà Trƣng – Hà Nội.
Lý do chọn đề tài
Vấn đề sử dụng tràn lan, các hóa chất độc hại (Formol & methanol) trong thực phẩm
đang là vấn đề “nóng” đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm.
Dựa trên những kiến thức thực tế, qua tìm hiểu về phụ gia thực phẩm lịch sử hình

thành, phát triền, tầm quan trọng, lợi ích, tác hại, các phụ gia đƣợc phép sự dụng,
phƣơng pháp đề phòng. Từ đó nhận biết sử dung một cách hiệu quả, không vì lợi ích
kinh tế mà coi thƣờng sức khỏe của mình và mọi ngƣời.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

3

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FORMOL & METHANOL
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FORMOL
1.1. Nguồn gốc
1.1.1. Từ tự nhiên
Trong tự nhiên, formol có sẵn trong gỗ, khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu
và khí hóa lỏng (gaz),… formol hiện diện trong các sản phẩm đã qua chế biến nhƣ sơn
và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và chất cách ly, …
Bên cạnh đó, formol là sản phẩm đƣợc sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở sinh vật,
do đó trong tự nhiên nhiều loại thực phẩm có chứa formol: rau củ, trái cây, nấm khô,
thịt cá. Formol còn hình thành khi nƣớng, xông khói thực phẩm. Trong nƣớc uống
cũng có formol nhất là nƣớc đƣợc sát khuẩn bằng ozon hoặc chlorin, với nồng độ
formol lên tới 30mg/l. Hàm lƣợng formol tự nhiên trong thực phẩm trong khoảng 323mg/kg, tùy loại thực phẩm. Nguồn gốc của formol có trong thủy sản có thể do sự
phân giải của chất trimethylamin oxid (TMAO) hiện diện khá nhiều trong thủy sản.
Lƣợng formol tự nhiên nhiều hay ít tùy thuộc loại cá, chẳng hạn formol trong cá thu

(King Mackerel) chứa 1,1mg/kg, còn cá Bombay Duck có tới 140mg/kg. Thủy sản
đông lạnh chứa nhiều formol hơn thủy sản tƣơi, vì quá trình phân giài TMAO vẫn tiếp
tục xảy ra trong quá trình trữ đông. Thời gian trữ đông càng lâu, lƣợng formol càng
nhiều.
Formol là sản phẩm trong quá trình chuyển hóa ở sinh vật, do đó đƣợc tìm thấy tự
nhiên trong nhiều loại thực phẩm: rau củ, trái cây, nấm khô, thịt cá, và ngay cả trong
nƣớc uống. Hàm lƣợng formol tự nhiên trong thực phẩm có từ 3-23mg/kg, tùy loại
thực phẩm.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Thực phẩm

Trái cây và rau
củ

Thịt và sản phẩm
thịt

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

4

Hàm lƣợng formol (mg/kg)


Táo

6,3 - 22,3

Chuối

16,3

Súp lơ

26,9



38,7 - 60

Nấm Shiitake (khô / tƣơi)

100- 406 / 6-54,4

Thịt bò, heo,cừu và thịt gia
cầm

2,5 - 20

Cá Tuyết (Cod)

4,6 – 34


Cá viên

6,8

Tôm, cua, ghẹ,..

1- 98

Cá Bombay-duck (tƣơi)

≤140

Thủy sản

Bảng I: Hàm lượng formol tự nhiên trong thực phẩm (mg/kg)
Trong nƣớc uống cũng tìm thấy formol, nhất là nƣớc đƣợc sát khuẩn bằng ozone hoặc
chlorine, với nồng độ formol lên tới 30 µg/lít.
1.1.2. Từ nhân tạo
Ngoài sự có mặt của formol trong thực phẩm nhƣ đã đề cập ở trên thì formol còn là 1
trong những hóa chất công nghiệp cơ bản, rất độc nhƣng lại rất thông dụng. Hằng năm
Việt Nam sử dụng khoảng 30-35 nghìn tấn formol. Formol đƣợc dùng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp dệt (ở công đoạn in nhuộm và hoàn tất nhằm giữ màu và tạo
liên kết ngang để chống nhăn cho vải), công nghệ sản xuất nhựa, chất dẻo, giấy, sơn,
xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, thuốc làm thẳng tóc, keo dán, thuốc nổ, dung

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

5

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

dịch tẩy rửa gia dụng (dung dịch dùng cho máy giặt, thuốc xịt thơm phòng, dung dịch
làm sạch thảm,…), những sản phẩm chăm sóc cá nhân (nhƣ thuốc duỗi tóc, dầu xả tóc,
thuốc đánh bóng móng, gel vuốt tóc,…), giấy than, mực máy photocopy,… trong y học
dùng đề ƣớp xác, diệt nấm mốc.
Trong công nghiệp, fomaldehyt (formol) đƣợc sản xuất bằng cách ôxi hóa mêtanol có
xúc tác. Các chất xúc tác đƣợc sử dụng nhiều nhất là bạc kim loại hay hỗn hợp của sắt
oxit với molypden và vanađi. Trong hệ thống sử dụng sắt ôxít (công nghệ Formox) phổ
dụng hơn, mêtanol và ôxy phản ứng ở 250 °C để tạo ra fomanđêhít theo phƣơng trình
hóa học:
CH3OH + ½ O2 → H2CO + H2O
Xúc tác gốc bạc thông thƣờng hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 650 °C. Ở đây có
hai phản ứng hóa học tạo fomaldehyt diễn ra đồng thời: phản ứng đầu giống nhƣ
phƣơng trình trên, còn phản ứng sau là phản ứng khử hiđrô
CH3OH → H2CO + H2
Sự ôxi hóa tiếp theo của sản phẩm fomaldehyt trong quá trình sản xuất nó thông
thƣờng tạo ra axít formic, đƣợc tìm thấy trong các dung dịch fomaldehyt, đƣợc tính
theo giá trị ppm (phần triệu).
Ở mức độ sản xuất ít, foocmalin có thể đƣợc sản xuất bằng nhiều phƣơng pháp khác
bao gồm sự chuyển hóa từ etanol thay vì nguồn nguyên liệu metanol thông thƣờng.
Tuy nhiên, các phƣơng pháp này không có giá trị thƣơng mại lớn.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh


Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

6

1.2. Cấu tạo và tính chất
1.2.1. Cấu tạo
Formol hay còn gọi là formaldehyde-HCHO có công thức cấu tạo:

Cấu trúc không gian

Công thức phân tử

Hình 1: Công thức cấu tạo của Formal
Nó đơn giản là aldehyde do đó nó có hệ thống tên methanal. Tên gọi chung xuất phát
từ sự tƣơng đồng với acid formic
1.1.2. Tính chất
Formol là chất hữu cơ dễ bay hơi, hay còn gọi là VOC (dùng để chỉ những hợp chất
hữu cơ dễ dàng lan tỏa vào không khí), không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều
trong nƣớc.
Formol thuộc nhóm chất độc có khả năng gây chết đột ngột khi nuốt phải formol ở
nồng độ cao.
Formol dễ dàng kết hợp với các protein tạo thành hợp chất bền, không thối rữa, không
ôi thiu, nhƣng rất khó tiêu hóa.
1.1.3. Vai trò

Focmol dễ dàng kết hợp với các Protein (thƣờng là thành phần các loại thực phẩm) tạo
thành những hợp chất bền, không thối rửa, không ôi thiu, nhƣng rất khó tiêu hóa.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

7

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Chính vì lý do này mà nhiều ngƣời đã sử dụng nó để giữ thực phẩm khỏi bị ƣơng, ôi
thiu. Đặc biệt, formol đƣợc lạm dụng rất phổ biến ở các loại thực phẩm nhƣ: bún, phở,
miếng, thủy sản và thực phẩm nhằm mục đích bảo quản, kéo dài thời gian bảo quản các
thực phẩm..
1.3. Tác hại
1.3.1 Quy trình chuyển hóa của formol trong cơ thể người
Formol là một chất chuyển hóa bình thƣờng trong hệ thống động vật có vú. Nó có thể
đƣợc tạo ra bởi sự trao đổi chất của xenobiotics nhất định hoặc các hợp chất nội sinh,
chẳng hạn nhƣ axit amin. Nó có thể đi vào tế bào và mô của đƣờng hô hấp hoặc các
tuyến đƣờng uống
Khi formol bị đƣa vào đƣờng tiêu hóa làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ
dày, viêm đại tràng…
Ở liều lƣợng cao formol đƣợc chuyển hóa thành acid formic trong cơ thể, dẫn đến tăng
hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết
ngƣời. Cho nên những ngƣời ăn uống nhầm phải formol cần đƣợc chăm sóc y tế ngay.

Trong cơ thể, formol có thể làm cho các protein liên kết không đảo ngƣợc đƣợc
với DNA. Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một lƣợng lớn
fomanđêhít theo đƣờng hô hấp trong thời gian sống của chúng có nhiều dấu hiệu
của ung thƣ mũi và cổ họng hơn so với các động vật đối chứng, cũng giống nhƣ các
công nhân trong các nhà máy cƣa để sản xuất các tấm ván ghép từ các sản phẩm gốc
formol. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng các nồng độ nhỏ hơn của formol tƣơng
tự nhƣ nồng độ trong phần lớn các tòa nhà không có tác động gây ung thƣ. Fomaldehyt
đƣợc Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ phân loại nhƣ là chất có khả năng gây ung
thƣ ở ngƣời.
Cơ quan nghiên cứu ung thƣ quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thƣ đã biết ở ngƣời.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

8

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trao đổi chất để formol chuyển thành CO2

Sơ đồ 1: Con đường trao đổi chất của formol
1.3.2. Loại thải
Một khi vào trong cơ thể của bạn, formol đƣợc nhanh chóng chia thành các hóa chất
khác. Hầu hết các hóa chất khác nhanh chóng rời khỏi cơ thể trong nƣớc tiểu.
formol cũng có thể đƣợc chuyển thành CO2 và thở ra khỏi cơ thể.

1.4. Các dạng nhiểm độc ở ngƣời

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

9

1.4.1. Cấp tính
WHO đƣa ra những thí nghiệm nhiễm độc Formol trên động vật ở mức cấp tính: Liều
LD50 là 800mg cho chuột và 260mg cho heo guinea tính trên mỗi kg thể trọng – LD50
là liều lƣợng formol làm chết 50% động vật thí nghiệm.
Triệu chứng:
Triệu chứng cấp tính ở ngƣời tiếp xúc với hơi formol ở nồng độ trên 0,1 mg/kg là cay
niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đƣờng hô hấp trên gây chảy nƣớc mũi, đau đầu, cảm
giác nóng trong cổ họng và khó thở…
Khi formol bị đƣa vào đƣờng tiêu hóa do uống phải các dung dịch formol, là nguy
hiểm chết ngƣời. formol đƣợc chuyển hóa thành acid formic trong cơ thể, dẫn đến tăng
hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết
ngƣời. Những ngƣời ăn uống nhầm phải formol cần đƣợc chăm sóc y tế ngay. Trung
tâm An Toàn Thực Phẩm (Hồng Kông) cho rằng, ăn thực phẩm có lƣợng nhỏ formol
không gây hiệu ứng cấp tính, nhƣng với lƣợng lớn, có thể gây những triệu chứng nhƣ
đã kể trên, nhƣng không nói rõ lƣợng nhỏ là bao nhiêu, lƣợng lớn là bao nhiêu.
Formol giúp làm cho thực phẩm khó ôi thiu nhƣng lại rất khó tiêu hóa khi vào cơ thể,

gây hiện tƣợng đầy bụng no giả tạo. Trong cơ thể, formol kết hợp với các nhóm amin
hình thành các dẫn xuất bền vững với các men phân hủy protein làm ảnh hƣởng đến
quá trình chuyển hóa các chất dinh dƣỡng trong cơ thể.
Nếu bị nhiễm formol nặng thông qua đƣờng hô hấp hay đƣờng tiêu hoá các hiện tƣợng
sau đây có thể xảy ra: Viêm loét, hoại tử tế bào, các biểu hiện nôn mửa ra máu và có
thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, với các triệu chứng khác kèm theo
nhƣ đau bụng, ói mửa, tím tái. 30ml là liều lƣợng có thể gây ra chết ngƣời.
Mức độ độc của formol tăng dần ở nhiệt độ cao; tuy nhiên khi ở nhiệt độ thấp, khí
formol có thể chuyển thành paraforomaldehyde - một loại hoá chất rất độc.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

10

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Cách phòng ngừa
Dƣới đây là một số “thủ thuật” giúp ngƣời tiêu dùng tránh mua phải thực phẩm có chứa
formol:
- Đối với cá: Nếu khi ấn nhẹ vào cá mà thấy mềm mại thì có khả năng cá không chứa
formol, nên chọn cá hãy còn mùi đặc trƣng của cá, tốt nhất là mua cá còn tƣơi.
- Đối với đậu phụ: Chọn đậu phụ bề mặt trơn và cứng tự nhiên, ở một số nƣớc châu Á
ngƣời dân đƣợc khuyên nên ăn đậu phụ ở dạng nƣớc hay còn gọi là đậu phụ Nhật Bản.
- Đối với mì sợi: Không nên chọn những loại có màu “bắt mắt” (mì sợi tại một số quốc

gia châu Á thƣờng đƣợc nhuộm màu). Nên rửa thực phẩm cẩn thận dƣới vòi nƣớc vì
fomaldehyt tan trong nƣớc.
1.4.2. Mãn tính
WHO đƣa ra những thí nghiệm nhiễm độc Formol trên động vật ở mức mãn tính: Thử
nghiệm kéo dài 2 năm trên chuột Wistar ( uống hàng ngày ) cho thấy,
ở liều 82 mg/kg thể trọng, chuột có những biến đổi về mô bệnh học ở bao tử. Còn ở
liều dƣới 15 mg/kg không thấy dấu hiệu bệnh tật.
Triệu chứng:
Cơ thể con ngƣời nếu tiếp xúc với formol trong thời gian dài thì dù hàm lƣợng cao hay
thấp cũng gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống, hô hấp, các bệnh về bạch
cầu, gây ung thƣ nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thƣ đƣờng hô hấp nhƣ
mũi, họng, phổi… formol là tác nhân gây sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ
có thai bị nhiễm có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển của bào thai.
formol không tồn tại độc lập mà tồn tại ở dạng dung dịch hay các hợp chất khác và chỉ
hóa hơi khi có điều kiện thích hợp (độ ẩm và nhiệt độ tăng), do đó sự tồn tại của formol
trong các sản phẩm nhƣ đồ gỗ dùng trong nhà rèm cửa, chăn gối, drag trải giƣờng, bọc

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

11

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

đệm ghế, thảm và các sản phẩm nhựa dùng trong nhà,…luôn cao hơn môi trƣờng ngoài

trời. Vì vậy sự nhiễm formol đối với con ngƣời diễn ra liên tục và có tính tích lũy.
Trong tất cả những ngƣời tiếp xúc với formol, ngƣời già, phụ nữ mang thai là những
đối tƣợng mẫn cảm và dễ bị mắc bệnh nhất.
Các động vật trong phòng thí nghiệm bị phơi nhiễm một lƣợng lớn formol theo
đƣờng hô hấp trong thời gian sống của chúng có nhiều dấu hiệu của ung thƣ mũi và cổ
họng hơn so với các động vật đối chứng, cũng giống nhƣ các công nhân trong các nhà
máy cƣa để sản xuất các tấm ván ghép từ các sản phẩm gốc formol. Tuy nhiên, một số
nghiên cứu cho rằng các nồng độ nhỏ hơn của formol tƣơng tự nhƣ nồng độ trong phần
lớn các tòa nhà không có tác động gây ung thƣ. Formol đƣợc Cơ quan bảo vệ môi
trƣờng Hoa Kỳ phân loại nhƣ là chất có khả năng gây ung thƣ ở ngƣời và đƣợc Cơ
quan nghiên cứu ung thƣ quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thƣ đã biết ở ngƣời.
Cách phòng tránh
Nếu sản phẩm chứa nhiều formol, có thể nhận đƣợc do sản phẩm đó có mùi rất khó
chịu do hóa chất này bốc hơi. Nhƣng nếu sản phẩm chứa lƣợng quá ít formol thì không
thể nào phân biệt đƣợc. Vì vậy, để phòng chống việc tiêu thụ các sản phẩm đƣợc tẩm
chất formol chỉ trông cậy vào hoạt động tích cực của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có một cách mà ngƣời tiêu dùng tránh một cách tƣơng đối tiêu thụ sản phẩm có chứa
chất độc hại là không nên ăn uống mãi, dùng quá thƣờng xuyên và lâu dài một loại
thực phẩm. Mà hãy ăn uống đa dạng, thay đổi món ăn món uống thƣờng xuyên, nay ăn
uống món này và mai hãy ăn uống món khác, sau một thời gian mới ăn uống lại món
cũ. Ăn uống nhƣ thế có thể tránh sự tích lũy độc chất nào nếu có vào trong cơ thể.
Không sử dụng formol trong bảo quản thực phẩm. Không nên ăn quá nhiều các sản
phẩm nƣớng và hun khói.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

12

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ METHANOL
2.1 Giới thiệu về Methanol
2.1.1. Trạng thái không gian

CH3OH

Hình 2. Cấu tạo của Methanol
Dạng đặc

Dạng rỗng

2.1.2. Sơ lược về Methanol
Trƣớc hết, cần khẳng định: Methanol (Methanol/rƣợu methyl) là một chất cồn, có công
thức hóa học CH3OH, không màu, dễ cháy, dễ tan trong nƣớc. Methanol thƣờng đƣợc
dùng trong công nghiệp để làm chất chống đông lạnh, làm dung môi trong nƣớc rửa
kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photocopy và làm nhiên liệu cho bếp lò nhỏ.
Methanol cũng đƣợc sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng este
hóa.…
Cồn trong công nghiệp đƣợc điều chế từ gỗ, methanol là sản phẩm phụ của quá trình
này. Vì thế etanol (rƣợu uống) dùng trong phòng thí nghiệm có chứa nhiều methanol
do đó tuyệt đối không đƣợc uống cồn hoặc dùng cồn thay rƣợu.
Methanol có mùi đặc trƣng rất giống, nhƣng hơi ngọt hơn etanol. Chất này trong tự
nhiên là sản phẩm của quá trình chuyển hóa do nhiều loại vi khuẩn kỵ khí và rất phổ

biến trong môi trƣờng. Do có tính độc hại nên nó đƣợc dùng làm phụ gia biến tính cho
etanol trong sản xuất công nghiệp. Methanol thƣờng đƣợc gọi là "cồn gỗ" (wood
alcohol) bởi đây là một sản phẩm phụ trong quá trình chƣng cất khô sản phẩm gỗ.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

13

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Trong khí quyển, dƣới ánh sáng mặt trời, methanol bị chuyển hóa thành khí cácbonic
và nƣớc. Methanol là chất rất độc với lƣợng nhỏ gây mù, nhiều hơn rất dễ gây tử vong.
Methanol(methyl alcohol) CH3OH (viết tắt MeOH) là một chất lỏng hay là một loại
cồn, khối lƣợng phân tử 32,042, là một hợp chất hữu cơ, không màu, dễ bay hơi, dễ
cháy… ở nhiệt độ thƣờng với mùi alcohol nhẹ đặc trƣng. Năm 1661 lần đầu tiên
Robert Boyle đã thu đƣợc methanol sau khi tinh chế gỗ giấm bằng sữa vôi. Sau đó vào
năm 1857 Berthelot cũng đã tổng hợp đƣợc Methanol bằng cách xà phòng hóa methyl
chloride. Trong khoảng từ 1830-1923 chỉ có nguồn quan trọng nhất để sản xuất
methanol từ giấm gỗ thu đƣợc khi chƣng gỗ khô. Tới đầu những năm 1913, methanol
đã đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp tổng hợp từ CO và H2 .Đến đầu những năm 1920,
M.Pier và các đồng nghiệp của hãng BASF dựa trên sự phát triển của hệ xúc tác ZnO Cr2O3 đã tiến một bƣớc đáng kể trong việc sản xuất methanol với quy mô lớn trong
công nghiệp. Vào cuối năm1923 quá trình này đƣợc thực hiện ở áp suất cao (25÷35
Mpa, T=320÷450oC), chúng đƣợc sử dụng trong công nghiệp sản xuất methanol hơn
40 năm. Tuy nhiên vào những năm 1960 ICI đã phát triển một hƣớng tổng hợp

methanol ở áp suất (5÷10 Mpa, T=200÷300oC) trên xúc tác CuO với độ chọn lọc cao.
Hiện nay, methanol đƣợc sản xuất nhiều hơn trên thế giới bằng phƣơng pháp tổng hợp
áp suất thấp còn phƣơng pháp chƣng cất từ giấm gỗ chỉ chiếm khoảng 0,003% tổng
lƣợng methanol sản xuất đƣợc. Vì vậy đầu tiên methanol đƣợc gọi là rƣợu gỗ vì ngƣời
ta thu đƣợc methanol trong quá trình chƣng cất khô gỗ, ngày nay methanol thƣơng mại
đôi khi đƣợc xem nhƣ là methanol tổng hợp bởi vì nó đƣợc sản xuất từ tổng hợp khí,
một hỗn hợp của hydrogen và carbon oxide (H2 và CO).
Metanol đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một hoá chất hữu cơ cơ bản trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Hiện nay, nó là một trong các nguyên liệu tạo ra nhiên liệu sạch - nhiên liệu
sinh học của thế kỷ 21.
Trong công nghiệp hóa chất, metanol là nguyên liệu cơ bản để sản xuất formanđêhyt,

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

14

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

axit axêtic, sản xuất sơn tổng hợp, chất dẻo, làm dung môi v.v...
Khoảng hai chục năm trở lại đây, ngành công nghiệp hóa dầu còn phát riển sản phẩm
metyl ter - butyl ete (MTBE) từ metanol làm phụ gia thay cho hợp chất chì rất độc hại
để sản xuất xăng động cơ chất lƣợng cao (Mogas 95,Mogas 98), và phát triển sử dụng
nhiên liệu dieden sinh học (biodieden) đi từ metyl este dầu mỡ động thực vật.
Vì thế, nhu cầu sử dụng metanol ngày càng tăng. Riêng Cộng Hoà LB Đức và Pháp

nhu cầu metanol cho dieden sinh học hiện nay đã lên tới 1 triệu tấn/năm. Nhìn chung,
nhu cầu sử dụng metanol hàng năm trên toàn thế giới ƣớc khoảng trên 32 triệu tấn.
Nhịp độ tăng hàng năm là 5-10%.
Công nghệ sản xuất metanol luôn đƣợc hoàn thiện và hợp lý hóa.
Nguồn nguyên liệu đƣợc mở rộng tới cả việc sử dụng nguồn khí cacbonictrong thiên
nhiên, phế liệu nông lâm sản (biomass).
Nƣớc ta hiện nay chƣa có nhà máy sản xuất metanol mặc dù có sẵn nguồn nguyên
liệu nhƣ dầu mỏ, than đá, sinh khối (biomass). Nhu cầu metanol ở Việt Nam
cũng ngày càng tăng. Hằng năm, ta phải nhập lƣợng đáng kể metanol để phục vụ các
mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu mới chỉ để làm dung môi. Việc nhập khẩu
metanol không kinh tế so với sản xuất tại chỗ.
Do đó, nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất methanol ở Việt Nam là cấp
thiết và phù hợp với nhiệm vụ phát triển công nghệ hóa chất - hóa dầu. Nguyên liệu
tổng hợp methanol.
2.1.3. Tính chất Vật lý
Methanol là chất lỏng không màu, trung tính, có tính phân cực, có mùi nhẹ tại nhiệt độ
thƣờng. Vì phân cực nên Methanol có thể tan trong nƣớc, benzen, rƣợu, este và hầu hết
các dung môi hữu cơ. Methanol có khả năng hoà tan nhiều loại nhựa nhƣng ít tan trong
chất béo và dầu.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

15


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Methanol dễ tạo hỗn hợp cháy nổ với không khí, rất độc cho sức khoẻ con ngƣời, với
lƣợng 10 ml trở lên có thể gây tử vong.

BẢNG II: MÔT SỐ HẰNG SỐ VẬT LÝ QUAN TRỌNG CỦA
METHANOL.
TÊN

HẰNG SỐ

NHIỆT ĐỘ SÔI(101,3 KPA)

64,7 (0C)

NHIỆT ĐỘ ĐÓNG RẮN

-97,8 (0C)

TỶ TRỌNG CHẤT LỎNG (00C; 101,3KPA)

0,8100 (G/CM2)

TỶ TRỌNG CHẤT LỎNG(250C;101,3KPA)

0,78664 (G/CM2)

NHIỆT ĐỘ BỐC CHÁY

470 (0C)


ÁP SUẤT TỚI HẠN

8,097 (MPA)

NHIỆT ĐỘ TỚI HẠN

239,49 (0C)

TỶ TRỌNG TỚI HẠN

0,2715 (G/CM3)

NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY

100,3(KJ/KG)

NHIỆT HOÁ HƠI

1128(KJ/KG)

NHIỆT DUNG RIÊNG CỦA LỎNG (250C ;
81,08(J.MOL-1.K-1)
101,3KPA)
ĐỘ NHỚT CỦA LỎNG (250C)

0,5513(MPAS)

GIỚI HẠN NỔ TRONG KHÔNG KHÍ


5,5%  44%(NỒNG ĐỘ)

2.1.4. Tính chất Hóa Học
Methanol là hợp chất đơn giản nhất trong dãy đồng đẳng của rƣợu no đơn chức. Hoạt
tính của nó đƣợc quy định bởi chức năng của nhóm Hydroxyl. Các phản ứng của
Methanol đi theo hƣớng đứt liên kết C-O hoặc O-H và đƣợc đặc trƣng bởi sự thay thế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

16

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

nguyên tử -H hay nhóm -OH trong phân tử. Tuy nhiên khác với các rƣợu khác trong
dãy đồng đẳng của nó, Methanol không thể có phản ứng tách loại  cùng với sự tạo
thành liên kết bội.
Các phản ứng đặc trƣng của Methanol nhƣ sau:
Phản ứng Hydro hoá
CH4 + H2O + Q , H =-159 (kJ/ mol).

CH3OH + H2
Phản ứng tách nước.

, xt

t

 C2H4O + H2O (to : 140oC; xt : H2SO4 đặc).
0

2CH3O

Phản ứng ôxi hoá
Khi ôxi hoá Methanol trên xúc tác kim loại (Ag, Pt, Cu) hay xúc tác oxit (Fe, Mo) hoặc
hỗn hợp oxit (V-Mo, Fe-Mo, Ti-Mo) trong điều kiện thích hợp ta thu đƣợc
Formandehyde và các sản phẩm phụ:
, xt
CH3 OH + 1/2 O2 t

 CH2 O + H2 O + Q , H = -159 (KJ/mol).
0

Nếu oxi hoá sâu hơn sẽ tạo ra axit Formic:

 HCOOH + H2 O
CH3OH + O2 
t 0 , xt

Nếu oxi hoá hoàn toàn thu đƣợc CO2 và H2O:
, xt
CH3OH + O2 t

 CO + 2H2O
0


xt
CH3OH + 3/2O2 t
CO2 + 2H2O
0

Phản ứng dehydro hoá
CH3OH

CH2O + H2

2.1.5. Ứng dụng

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

17

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

Methanol đƣợc sử dụng để sản xuất formaldehyde. Ngoài ra nó còn đƣợc xem nhƣ sản
phẩm trung gian trong điều chế các este quan trọng (metylmetacrylat,
dimetyleterphtalat, dimetylsulphat) và là tác nhân metyl hoá (tổng hợp metylamin,
dimetylanilin).
Một lƣợng Methanol đƣợc sử dụng làm dung môi cho sơn, vecni, xenlulo. Tuy nhiên
vì độc tính cao nên hiện nay nó đƣợc thay thế các dung môi khác.

Methanol đƣợc ứng dụng làm chất phụ gia cho nhiên liệu của các động cơ. Làm chất
chống đông lạnh trong bộ tản nhiệt xe hơi.
Methanol đƣợc dùng trong công nghệ dầu khí, điều này có thể gây ra một số vấn đề khi
ngƣời ta muốn truyền gas qua ống xi- phong và tình cờ nuốt phải chất này.
Methanol còn đƣợc sử dụng để tổng hợp các olefin thấp phân tử.
2.1.6. Tiếp xúc
Tiếp xúc với hơi Methanol qua đƣờng hô hấp trong sản xuất là chính. Nó có thể hấp
thụ qua da nhƣng khó xảy ra nếu da đƣợc bảo vệ tốt. Tiếp xúc qua đƣờng tiêu hóa là
nguy cơ lớn nhất trong thực tế ngoài sản xuất do hàng gian, hàng giả (giả Etanol bằng
Methanol) dẫn đến khả năng bị nhiễm độc. Nồng độ gây tử vong cho con ngƣời chƣa
đƣợc xác định. Theo báo cáo, một liều khoảng 25 cc Methanol 40 % sẽ dẫn đến việc bị
nhiễm độc. Nhƣng cũng có những trƣờng hợp một số liều trên không gây ra hậu quả
nào. Hầu hết các nguồn thông tin cho rằng khoảng 100 cc sẽ gây tử vong. Đã từng có
dịch bệnh gây ra bởi Methanol trong rƣợu whisky.
2.1.7. Cơ chế nhiễm độc methanol
Một khi bị hấp thụ, Methanol liên tục đi vào trong cơ thể và hiện tƣợng tăng huyết áp
sẽ xảy ra trong vòng 30 – 90 phút. Nếu nhƣ hàm lƣợng Etanol không quá 2 – 5%
Methanol thì có thể đƣợc bài tiết bởi thận một cách bình thƣờng và một lƣợng nhỏ sẽ
đƣợc đào thải qua phổi. Với huyết áp thấp, chu kỳ phân rã của Methanol khoảng 2 – 3

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

18


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

giờ. Khi huyết áp tăng quá 300 mg/dl, loại enzym có chức năng metan hoá Methanol sẽ
bị bão hoà và chu kỳ phân rã sẽ tăng lên 27 giờ. Khi điều này xảy ra, một lƣợng lớn hơi
Methanol sẽ đƣợc hạn chế bởi thận và phổi. Trong quá trình điều trị bằng Methanol
chu kỳ phân rã có thể lên tới 30 – 52 giờ.
Sau khi đƣợc hấp thụ vào cơ thể, Methanol đƣợc phân bố nhanh chóng vào các tổ chức
nhƣ sau:
Một phần nhỏ Methanol đƣợc thải loại nguyên vẹn theo không khí thở ra và qua nƣớc
tiểu.
Phần lớn Methanol còn lại đƣợc chuyển hoá bằng cách oxi hoá thành formaldehyde và
acid formic. Chính 2 chất này tạo nên độc tính của Methanol:
CH3OH  HCHO  HCOOH  CO2
Sự oxi hoá của Methanol chậm hơn sự oxi hoá của Etanol. Nếu đồng thời cho cả
Methanol và Etanol sẽ triệt tiêu tốc độ oxi hoá của Methanol và do đó làm giảm độc
tính của no .
Methanol bị oxi hoá chủ yếu ở gan. Ngƣời ta cho rằng Methanol cũng bị oxi hoá do các
tế bào hình que và hình nón ở võng mạc.
Ngộ độc methanol xảy ra rất nhanh. Đa số ngƣời chết do ngộ độc loại rƣợu chứa nhiều
methanol thời gian qua tại các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Phú Thọ, Quảng Ninh đều
có biểu hiện giống nhau: Sau khi uống từ 6 - 8 giờ thì buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng
mặt kéo dài khoảng 8 giờ thì tử vong. Đáng chú ý, ngộ độc methanol xảy ra ngay khi
uống chƣa quá nhiều. Đa số ngƣời bị tử vong chỉ uống khoảng 700ml.
2.1.8. Nồng độ cho phép
Việt Nam qui định NĐTĐCP của Methanol: 0,05 mg/l.
Mỹ , TLV (ACGIH 1998): 200 ppm.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh

Học viên: Vũ Văn Tấn– CB 120590



×