Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

giới thiệu phố cổ hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 64 trang )

Mục lục

1


DẪN LUẬN
Hội An, một đô thị nhỏ, diện tích khoảng 2km 2 (dài 2km rộng 1km) trải qua nhiều
biến động lịch sử nhưng vẫn bảo tồn số lượng các di tích kiến trúc cổ. Theo thống kê sơ
bộ, hiện nay trong khu phố cổ Hội An còn tồn tại di tích kiến trúc khá nguyên vẹn có khả
năng nghiên cứu được niên đại các di tích đó kéo dài từ thế kỷ thứ XIX trở về trước với
tư cách là kiến trúc cổ. Hội An không chỉ có số lượng di tích nhiều, mật độ di tích tập
trung cao, tỷ lệ di tích nguyên vẹn lớn mà còn tồn tại khá đa dạng các loại hình di tích.
Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần
được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du
lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống
ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là
những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo
những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến
trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn
của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa.
Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố
truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên
cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn
hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn
đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và
lối sống đô thị.
Quá trình giao lưu kinh tế – văn hóa, đặc biệt trong mấy trăm năm là một thương
cảng quốc tế (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) đã tạo cho Hội An có được hầu hết các loại
hình kiến trúc cổ của Việt Nam, hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống


2


làm phong phú thêm bằng những tố chất thích hợp của nghệ thuật nước ngoài. Quần thể
kiến trúc có sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục kiến trúc và sự đan quyện tài tính
giữa các phong cách kiến trúc Việt – Hoa – Nhật – Phương Tây. Điều đặc biệt cho đến
nay, đô thị cổ Hội An vẫn là môi trường sinh sống của hàng ngàn người, đã trở thành một
bảo tàng sống về kiến trúc, về lối sống đô thị. Hơn nữa, quần thể kiến trúc di tích cổ vẫn
được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong một môi trường sinh thái nhân văn: sông – nước
– biển đảo; làng quê – làng nghề truyền thống…. Chúng đều được bảo tồn hết sức hoàn
hảo. Chính vì thế, Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới
vào 12/1999 với hai tiêu chí: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền
văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế và Hội An là điển hình tiêu biểu
về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Thật may mắn cho nhân dân Hội An hôm nay là các lớp tiền nhân đã sáng tạo, để
lại một di sản văn hóa vô giá – đó là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ cùng với những
giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Những ngôi nhà phố, những hội quán, những đền
miến, cầu, từ đường… đan xen nhau tồn tại trong khu phố cổ. Mỗi di tích mang những
được trưng riêng nhưng đồng thời cũng mang những đặc trưng chung của kiến trúc phố
cổ. Những ngôi nhà gỗ thổi hồn riêng vào phố hội! Mỗi di tích là một tác phẩm nghệ
thuật, vừa đặc sắc về kiến trúc, vừa độc đáo về mĩ thuật. Đến phố cổ để trở về với không
gian đô thị những thế kỷ trước.
Thiên nhiên cũng ban tặng cho nhân dân Hội An một môi trường sinh thái: Sông
nước – biển – đảo với nhiều điểm kỳ thú, hấp dẫn. Chính vì thế, dựa vào những tiềm
năng này mà du lịch Hội An được xác định là du lịch văn hóa, du lịch môi trường sinh
thái gắn với nghỉ dưỡng, giải trí, hội nghị, hội thảo. Định hướng chiến lược mà các nhà
Quản lý Bảo tồn di tích Hội An đặt ra, nhất là trong thời ký hội nhập quốc tế là: “Bảo tồn
di sản vững chắc và phát huy du lịch bền vững”. Nghĩa là: Vừa bảo tồn tối đa các yếu tố
nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, gắn với bảo tồn môi trường sinh thái – nhân văn,
đồng thời giữ gìn môi trường xã hội, gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống; vừa đáp

ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân đương đại, vừa phát huy giá trị di sản văn hóa
3


vật thể và phi vật thể để vừa phục vụ, phát triển du lịch, cải thiện, nâng cao đời sống của
nhân dân, vừa bảo vệ và ngày càng làm giàu thêm cho nền văn hóa địa phương, dân tộc.
Giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa trách nhiệm bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ
việc khai thác, phát huy giá trị của nó thông qua du lịch – dịch vụ; xem “văn hóa là động
lực, mục tiêu” cho sự phát triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát triển du lịch phải
nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, hơn nữa
phải nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa. Để hiểu thêm về di sản văn hóa thế giới này
chúng ta hay điểm qua một số nt về lịch sử hình thnh, một số di tích tiêu biểu của di sản
văn hóa này và hiện trạng, nguyên tắc và mục tiêu bảo tồn khu phố cổ này.

4


CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ KHU DI TÍCH PHỐ CỔ HỘI AN
1.1.

Tên gọi, vị trí địa lý và cảnh quan di tích
1.1.1. Tên gọi

Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó
có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Theo tác giả Dương Văn An trong
cuốn sách Ô Châu cận lục, vào năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã, trong đó có các xã
Hoài Phô, Cẩm Phô, Lai Nghi, nhưng chưa thấy cái tên Hội An được ghi lại. Dưới thời
Lê, tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ in trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên
các địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên tấm bia Phổ Đà Linh Sơn Trung
Phật tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền xây dựng chùa,

tên làng Hội An được nhắc tới ba lần. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh
Hương được thành lập bên cạnh làng Hội An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của
dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửi trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6
làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô. Nhà nghiên cứu
người Pháp Albert Sallet cho rằng làng Hội An là làng quan trọng nhất trong năm làng tạo
nên quần cư Hội An cổ, gồm Hội An, Cẩm Phô, Phong Niên, Minh Hương và An Thọ.
Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này
ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de
Rhodes in tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa: một làng trong
xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo. Một giả thuyết phổ biến cho
rằng Faifo xuất phát từ tên Hội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Việt đều nhắc
tới. Theo một thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An còn
được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái
tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những
cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de
Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi

5


rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp
đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.
1.1.2. Vị trí địa lý

Hội An là thành phố du lịch với những con đường nhỏ, nếp nhà cổ kính vẫn đứng
vững chãi qua nhiều thế kỷ. Hội An năm trên con đường di sản miền Trung, cách thành
phố Đà Nẵng khoảng 28km về hướng Đông Nam và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lị của
Quảng Nam) khoảng 50km về hướng Tây Bắc.
Khu phố cổ Hội An ở về phía Nam thị xã Hội An, dài khoảng 2 km, rộng chừng 1
km, cách thành phố Đà Nẵng trên dưới 30 km về phía Đông Nam. Không gian đó rơi vào

tọa độ 108015’ – 108052’ Đông và 17052’ - 17063’ vĩ Bắc.
Khu phố cổ Hội An gồm các phố chạy dọc sông Hội An là : La Rue Japonaise (nay
đổi thành phố Trần Phú), Rue Cantonaire (nay là phố Nguyễn Thái Học), đường Bạch
Đằng, Rue Minh Hương (nay là một phần phố Phan Chu Trinh), Rue Khải Định (nay là
phố Nguyễn Thị Minh Khai. Và một số dây phố cắt ngang các đường phố nói trên. Như
Place du Marché (nay là phố Trần Quý Cáp), Rue Hội An (nay là phố Lê Lợi) và phố Nhị
Trưng. Khu phố cổ năm ven sông Hội An, cách Cửa Đại gần 5 km.
1.1.3. Điều kiện thiên nhiên và khí hậu

Lịch sử hình thành tạo vùng đất Hội An khá phức tạp. Quá trình đó gắn với các đợt
biển tiến, biển lùi, quá trình bồi tụ của sông, biển. Theo kết quả nghiên cứu địa chất khu
vực, đô thị cổ Hội An hiện nay được xây dựng trên bề mặt tích tụ có nguồn gốc biển (57m) và tích tụ nông biển (4-6m) vào thời kỳ biển tiến Holoccene trung, cách đây 6000 –
4000 năm, lúc mức nước đạt cực đại từ bốn 4m đến 5m. Còn phần phía với bề mặt tích tụ
2-4m được hình thành muộn hơn, vào giai đoạn biển lùi cách đây 4000 – 2000 năm. Đầu
công nguyên, đợt biển tiến đợt cực đại + 2m làm cho cửa sông Thu Bồn trở thành một
vùng biển. Sau đó nước biển rút về về cơ bản địa hình khu vực Hội An được hình thành.

6


Sự tác động tự nhiên của biển và sông, một phần của con người, từ đầu Công
nguyên đến nay làm cho cửa sông Thu Bồn phát triển nhanh chóng theo phương hướng
deta lắp đầy, hình thành các cồn cát với đồng lầy, cửa sông Thu Bồn đổ ra biển qua hai
cửa: Một ở phía Bắc Cửu Khâu và một ở phía Nam. Đến cuối thế kỷ XVIII, cửa Khâu bị
lấp, ép dòng nước chảy tập trung vào cửa phaias Nam khiến đường sông luôn thay đổi,
bị lấp dần. Khoảng thé kỷ XIX sự bồi đắp đắp đó gây sự khó khăn cho tầu thuyền đi lại
hoặc neo đổ trên sông, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Hội An, không thuận lợi như
trước nữa1.
Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho hay , Hội An mang tính chất một thành
phố sông, với đặc điểm vừa hội nhân vừa hội thủy, vừa cận thị vừa cận giang 2. Sông Thu

Bồn chảy qua Hội An theo hướng Bắc – Nam đã có sự đổi dòng. Sông Hội An , dòng
chính nay ở khu vực đô thị Hội An xưa vốn là dòng chính của sông Thu Bồn đổ nước vào
Cửa Đại. dân ở đây đặt cho nó cái tên sông trước (của Hội An). Đợt khảo sát năm 1989
do Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thực hiện đã nhận ra sông sau của Hội
An. Co thể nhận dang sông này khi nối từng đoạn sông còn lại với Đầm Thanh Hà, những
chân ruộng trũng “Dọc gốm” Cẩm Hà, những dụm cát từ Cẩm Hà đến Câm Châ. Lại có
thể xem khu phố cổ Hội An như một “Tứ giác nước””mà đáy của nó là Thượng Chùa Cầu
– Hạ Âm Bổn”3.
Cũng nằm ở vị trí ven sông giáp biển như vậy, nên Hội An không khỏi bị tác động
mạnh từ hai mùa gió trong một năm. Tiếp theo đó là sự thay đổi dòng chảy, lượng mưa,
mức sóng và dao động mực nước biển cũng trở thành những tác nhân tạo nên tính đa
dạng khắc nghiệt ở một vùng khí hậu.

1 Vũ Văn Phái và Đặng Văn Đào, Đặc điểm địa mạo khu vực Hội An và lân cận (vùng cửa sông Thu

Bồn). Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, 1991, tr. 94 – 95.
2 Trần Quốc Vượng, Vị thế Địa - Lịch sử và bản sắc gắn Địa – văn hóa của Hội An, Đô thị cổ Hội An,

Nxb Khoa học xã hội, 1991, tr 51 – 61.
3 Vũ Đức Minh, Dòng “sông trong” ở Hội An, những phát hiện mới, 1989, tr 180 – 181.

7


Tại Hội An, gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 năm trước đên tháng 4 năm
sau. Gió có hướng Bắc, Đông Bắc là chủ yếu. Tốc độ gió cao hơn các vùng khác, đạt cực
đại tới 15-25m/s. Mùa hề gió chuyển hướng Đông và Đông Nam thường đẫn đến bão và
áp thấp nhiệt đới. vào cuối tháng 10 tức dùng mùa hè mức gió nhiều khi đạt lên đến tốc
độ 40 m/s4.
Những điều kiện địa lý nói trên không thể không tác động trực tiếp hoặc gián tiếp

đến công việc buôn bán tại đô thị Hội An xưa buộc việc buôn bánở đây diễn ra theo mùa.
Tư liệu cho biết, mùa hội chợ diễn ra từ những tháng đầu năm. Khi đó, gió mùa Đông
Bác tạo cơ hội thuận lợi cho phép thương thuyền các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ
Đào Nha từ Ma Cao xuôi thuyền cập bến Hội An. Việc buon bán do đó tập trung tháng
3,4 và 5, đôi khi kéo dài qua tháng 6. Đối với Hội An, mùa khô tạo điều kiệ thuận lợi cho
sự bốc dỡ, vận chuyển, trao đổi cũng như cất giữ hàng hóa. Khi mùa mưa bão đến vào
tháng 7, tháng 8 việc buôn bán tạm thời ngưng nghỉ để chuản bị vho mùa xuân năm sau.
Một yếu tố địa lý nữa cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động và diện mạo đô
thị thương cảng, vì vùng thượng nguồn sông Thu Bồn nằm lọt vào một trong những
trung tâm mưa lớn ở nước ta, tâm mưa được xác định ở Trà Mi thành thử lượng nước
sông Thu Bồn rất lớn và lớn nhất ở miền Trung Việt Nam. Hằng năm, sông Thu Bồn đổ
ra biển gần 80km3 nước, lượng nước trên tập trung tới 80 – 90% vào các tháng 9 – 12. Do
cửa sông Thu Bồn hẹp, lượng nước lớn lại dồn đạp vào một thời gian ngắn nên vùng Hội
An thường hay lũ lụt. ảnh hưởng của điều kiện địa lý và khí hậu địa phương, cộng với
hoạt động kinh tế trở thành đòi hỏi tất yếu kiến trúc dựa trên địa dư Hội An phải có mộ
tầng hoặc gác xếp phía trên.
Về phía cạnh địa lý tự nhiên, Hội an nằm lọt giữa vùng đồng bằng duyên hải phủ
đầy cồn cát phía năm Đà Nẵng. Sau những còn cát này tồn tại đầm lầy và Đài nguyên, vết
tích của vùng biển cũ. Sông thường chảy song song với đường bờ biển, hợp thành mạng
4 Vũ Văn Phái và Đặng Văn Đào, Đặc điểm địa mạo khu vực Hội An và lân cận (vùng cửa sông Thu Bồn). Đô thị
cổ Hội An, Nxb Khoa học xã hội, 1991, tr. 87 – 97.

8


lưới đường giao thông nội địa quan trọng. Sử dụng hệ thống sông ngòi tự nhiên đó người
ta có thể đi thuyền từ Đà Nằng đến Quảng Nam theo các sông Vĩnh Điện, sông Hội An,
sông Thu Bồn, rồi sông Trường Giang.
Cửu Hội An gần như nằm giữa tiêp điểm trên đường cong lồi của khúc miền Trung
nơi giao thoa hứng gí mùa: Tháng 7 – gió mùa Đông Bắc, tháng 8 – gió mùa Tây Nam.

Bờ biển Hội An là một bờ biển bồi tụ. Những đồi cát chắn ngoài cửu biển tạo nên vũng
vịnh. Địa hình đó vô hình chung tạo điều kiên thuận lợi cho những tàu thuyền quốc tế đến
neo đậu.
Lùi xa vào đất liền, cách Hội An không đầy 10km, xuất hiện dẫy núi Ngũ Hành
Sơn (gồm 5 ngọn núi đá vôi) – những ngọn núi đá vôi cuối cùng của dãy Trường Sơn.Đá
vôi đã biens thành đá hoa. Một dải đồi đất cao 200 – 600m, vốn gốc hù sa cổ, bên trên,
cây mọc thành vùng cây gỗ và cây ăn quả, có thể thuở xưa nơi đây được coi như một địa
bàn cung cấp đá hoa, gỗ quí cho người thợ xưa dựng nên những công trình kiến trúc tạo
thành khu phố cổ Hội An.
Một đặc trưng khác có thể xem như một thế mạnh tiềm tàng của phố cổ Hội An.
Thế mạnh đó được tạo ên từ hệ thống đất đai bao quanh thị xã Hội An khá màu mỡ. Cộng
thêm vào đó ở Hội An hình thành một mngj lưới sông tương đối phát triển, bảo đảm nước
cho canh tác lúa, trồng các cây lương thực khác. Vùng đồi núi phủ đầy cây ăn trái, cây
công nghiệp. Trên các hải đảo lại nhiều yến sào. Biển với thềm lục địa khá sâu phong phú
hải sản, tôm cá.
Nhìn chung, điều kiện địa lý tự nhiên Hội An khá thuận lợi cho tiến trình hình
thành phát triển đô thị thương cảng thời Trung Cổ nhờ vào hệ thống sông, vị trí sát biển
với hai mùa gió rõ rệt. Tuy nhiên chỉ vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi chưa đủ mà cần có
những điều kiện địa lý nhân văn và hoàn cảnh lịch sử tốt nhất mới có thể xuất hiện mọt
đô thị.
Hội An – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa hình thành và phát triển trong một
môi trường địa lý – kinh tế mang đặc điểm độc đáo, phức tạp.
9


Về mặt văn hóa – lịch sử, Hội An từng được nhiều lớp cư đân sớm muộn khác
nhau chọn làm địa bàn cư trú: cư dân văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời địa đồng thau và sắt
sớm, sau đó cư dân Chàm, sang thế kỷ XIV dân Đại Việt tiếp cư, rồi sự cộng cư của
những lớp người khác nhau từ cội nguồn, nhân chủng, đặc điểm truyền thống văn hóa
như: người Việt, người Nhật và người Hoa trên mảnh đất này.

Quá trình cộng cư thông qua hoạt động kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp đặc biệt
qua trao đổi thương nghiệp tạo ra những mối giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân
ỏ đây với nhau, giữa họ với các vùng khác của Việt Nam đồng thời giữa Việt Nam với
các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.
Chính những yếu tố “hội nhân” đó đã tạo cho khu phố cổ Hội An một diện mạo
kiên trúc đa dạng và phong phú mang dấu dấn từ nhiều phong cách văn hóa lhacs nhau,
ảnh hưởng những đặc thù của một kiến trúc đô thị thương cảng độc đáo. Nếu không kể
đến một giá trị quần thể di tích kiến trúc phong phú, đa dạng lại được bảo tồn khá nguyên
vẹn ở nước ta.
1.2.
1.3.

Dân cư
Sự hình thành và phát triển của Hội An trong lịch sử

Hội An là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Đây là nơi ghi dấu của nền văn hóa Sa
Huỳnh phân bố suốt từ trung lưu sông Thu Bồn đến Hạ Lưu. Các nhà nghiên cứu cho
rằng tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa Chăm pa. Vương quốc Chăm pa sau
đến thế kỷ XVI vẫn nắm giữ một số uy quyền còn lại ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ở
miền Trung Nam Bộ ngày nay, cho đến nửa đầu thế kỷ XIX thuộc về Việt Nam.
1.3.1. Thời kỳ tiền Hội An

Văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Sa Huỳnh có cùng thời kỳ với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ Việt Nam, nó
được hưng thịnh hàng trăm năm trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ hai sau Công
nguyên. Đó là văn hóa trồng lúa và thời kỳ tiền kim khí. Di chỉ văn hóa đầu tiên của văn
10


hóa Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi đã bị cát vùi lấp được các nhà khảo cổ học

Pháp phát hiện. Năm 1937, Madeleine Colani chính thức xác nhận đây là một nền văn
hóa. Đặc trưng của văn hóa này tì thấy trong những ngôi mộ chum có chôm kèm những
đồ kim khí, vật trang trí bằng mã não, hạt ngộc thủy tinh, khuyên tai có mấu và khuyên
tai hình thú. Ngoài ra đôi khi còn thấy có cả tiền cổ Trung Quốc. Đặc trưng của đồ gốm là
những hoa văn trang trí lượn sóng. Đặc biệt khuyên tai có mấu và khuyên tai hình đầu thú
cũng được khai quật bờ phía Tây Philippin, Trung Bọ Thái Lan, phía Bắc Bán đảo Malai,
điều này chứng tỏ rằng khoảng trước và sau Công nguyên, ở vùng biển Đông Nam Á đã
diễn r những hoạt động giao lưu nhộn nhịp.
Kết quả điều tra, thám sát khai quật khảo cổ học những năm gần đây cho phép coi
Hội An nằm trong địa bàn của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, cách đây vài ba nghìn năm. Vết
tích Sa Huỳnh đã được tìm thấy ở các địa điểm An Bang, Thanh Chiêm (Cẩm Hà), Quý
Hòa (Hòa Vang), Cồn Chăn (Duy Xuyên), Điện Ngọc(Điện Bàn), Hậu Xá. Dựa vào kết
quả khảo sát thì ven bờ sông chảy phía Bắc sông Thu Bồn thuộc địa phẩn xã Cẩm Hà ,
ngay từ thời văn hóa Sa Suỳnh rất cs thể tồn tại những bến sông – tụ điểm giao lưu buon
bán, văn hóa. Nhiều khả năng Hội An đống vai trò là cảng thị từ thế kỷ II, thế kỷ I trước
Công nguyên và thế kỷ I, II sau Công nguyên.
Chỉ riêng trong khu thị xã Hội An đã hát hiện hơn 50 địa điểm là di tích của văn
hóa Sa Huỳnh, phần lớn tập tring ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Số di tích đó
thuộc hậu kỳ văn hóa Sa Huỳnh khoảng trước và sau Công nguyên. Một đặc điểm của
khu vực này không có di tích thuộc thời kỳ đầu và giữa. Trước đây, Đại học Quốc gia Hà
Nội kết hợp với Bản tàng tỉnh Quảng Nam và Trung tâm quản lý di tích Hội Anđã tiến
hành khai quật di chỉ Hồ Xá phát hiện nhiều mộ chum cổ kèm theo đó cải táng phong
phú.
Văn hóa Chămpa
Tiếp sau văn hóa Sa Huỳnh từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 15 một dải miền Trung Việt
Nam nằm dưới sự thống trị của vương quốc Chămpa. Vương quốc Chăm pa là đất nước
11


của dân tộc Chăm thuộc hệ Áustronosia. Di tich đặc tưng của văn hóa Chăm pa là nhóm

điện thờ cửa đạo Hindu phan bố suốt từ Trung đến Nam Bộ. Một trong những trung tâm
này nằm trong lưu vực sông Thu Bồn. Tai đây đã được xây dựng một thủ phủ mang tính
chính trị (Trà Kiệu, Simhapura) và ở Thượng nguồn đã xây dựng một Trung tâm mang
tính tôn giáo là Mỹ Sơn (khoảng thế kỷ 13). Từ đó, có thể suy đoán rằng khu vực Hội An
hện nay đã từng là một trung tâm kinh tế dưới thì Chawmpa. Tuy nhiên, Lâm Ấp phố
được ghi trong tư liệu của Trung Quốc có vị trí cụ thể ở đâu thì vẫn chưa rõ. Khu vưc này
trong tiếng Chăm gọi là khu vực Aramavati. ở Lâm Ấp phố đã từn diễn ra các hoạt động
buôn bán sầm uất giữa người Chăm với người nước ngoài. Khoảng giữa thế kỷ thứ 9,
thương gia Arabu đã ghi lại cái tên Sindoru – Furato trong truyền thuyết về Indochin là
đảo Cù Lao Chàm ở Hội An như sau: “CHỉ là một hồi đảo nàm giữa biển ... nước sâu”.
Như vậy, thời kỳ này những thương gia Arabu đã phát hiện ra vùng đất Hội An. Từ thế kỷ
14, vương quốc Chăm pa dần dần bị lấn chiếm bởi đại Việt tàn xuống phía Nam. Sau một
vài lần chiến tranh, năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Vương quốc Chăm pa ở Bầu Giá
hiện nay ở Bình Định bị nhà Lê chiếm. Vùng đất Hội An bắt đầu trở thành lãnh thổ của
Đại Việt tù thời điểm đó, nhưng về sau Hội An mới phát triển thành như khu phố thương
mại.
Hội An được hình thành dựa trên sư kế thừa cảng của người Chăm và người Việt
bắt đầu đến vùng đất này từ thé kỷ 15, đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc hình thành
Hội An.
Những cuộc khảo sát khảo cổ học tại Hội An còn láy lên từ lòng đất chùa Âm Bổn
thuộc phường Sơn Phong số lượng khá lớn gốm sứ thời Minh, Thanh (Trung Quốc). Trên
một số đó, gốm sứ ghi ro những chữ Hán “Phiến Ngọc Chân táng”. “Đại Minh”, hoặc
niên hiệu “Vĩnh Lạc”, “Tuyên Đức”, “Khai Hóa”. Cùng phát hiện gốm sứ Trung Quốc lại
thấy cả gốm sứ Việt Nam thuộc niên đại Lê, Nguyễn. Đặc biệt hơn nữa, đoàn khảo sát
Nhật được tiền đồng Trung Quốc, niên đại khoảng thế kỷ XIII – XIV.

12


Bên cạnh những vết tích văn hóa Trung Hoa và Đại Việt. Lòng đất Hội An là nơi

lưu giư những vết tích kiens trúc nghệ thuật Chăm khá đậm nét. Những di tích và di vật
của văn hóa Chăm pa xung quanh Hội An gồm có di tích Điện thờ Chăm pa ở cửa sông
Thu Bồn và tượng thần (voi) ở Đại Chiêm. Ngoài ra trên đảo Cù Lao Chàm đã khai quật
được những mảnh gốm men xanh Islam và những mảnh sứ sản xuất ở Việt Châu, Trung
Quốc có niên đại có khoảng trước sau thế kỷ thứ 9. Tại lưu vực sông Thu Bồn cũng tìm
thấy những mảnh sứ xanh, sứ trắng đời Tống Trung Quốc. Đây đã từng là nơi giao lưu
giữa Đông và Tây quan trọng được phản ánh qua các di vật khai quật. Ngoài ra còn có
một số giếng cổ xây dựng theo cách thức của người Chăm cũng có thể chỉ ra các mối liên
hệ với thời kỳ vương quốc Chăm pa.
Ở đây, hiện tồn tại một bộ phận đá liền khối, nguyên vẹn, cao 10cm, mặt lớn hình
vuông mỗi cạnh dài 69 cm, mặt trên bằng phẳng có gờ xung quanh. Niên đại khoảng thế
kỷ thế kỷ X – XI. Tại An Rang, Cảm Hà phát hiện một số tác phẩm điêu khắc Chăm,
trong đó có tượng voi, tưởng Vũ Công Thiên Tiên Gandhara trong phong cách Khương
Mỹ, niên đại đầu thế kỷ IX. Quanh địa phận xã Điện Phương lại thấy ba mảnh vỡ từ một
đài thờ Chăm thuộc phong cách Trà Kiệu sớm. Niên đại thế kỷ VII. Khu vực xã Cẩm
Thành phát hiện tượng Nam Thần, loại nửa tròn tựa lưng vào cái bệ mang phong cách Trà
Kiệu muộn, niên đại nửa thế kỷ X. Đó đây trên đất Hội An không thiếu mảnh vỡ rải rác
từ các pho tượng cũng như di tích giếng Chăm. Những chứng tích trên cho phép đi đến
một nhận xét khái quát: người Chăm đã từng là chủ nhân khá sớm trên mảnh đất Hội An.
1.3.2. Thời kỳ Hội An

Văn hóa Đại Việt
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì
của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc
quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ
chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ
quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át. Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim
13



là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và
từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con
trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh
tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành
thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa
Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Trên
những vùng đất do chúa Nguyễn cai quản, có những khu phố nước ngoài hình thành dựa
trên một số luật lệ nhằm bảo hộ cho các hoạt động thương mại của người ngoại quốc.
Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng,
cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn
cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc
phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở
rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các
quốc gia đó. Những con tàu Châu Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thời Mặc phủ
Tokugawa, cho tới năm 1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã có ít nhất 356 con
tàu Châu Ấn ra đời. Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong
vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây, so với 37 con tàu cập bến Đông
Kinh, khu vực do chúa Trịnh cai trị. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những
đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng... và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương. Khoảng năm
1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ
17. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya Shinroku, có thể thấy khu
phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai, ba tầng. Thuyền trưởng người Hà
Lan Delft Haven ghi lại năm 1651, Hội An khi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật
nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau. Nhưng
khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa cũng những
chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn, . khu phố Nhật ở Hội An dần

14



bị lu mờ. Mặc dù vẫn còn một số nhỏ người Nhật định cư lại đây nhưng người Hoa dần
thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán.
Khác với người Nhật, những người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm, ngày từ thời
vùng đất này còn thuộc về vương quốc Chăm Pa. Đến thời kỳ người Việt thay thế người
Chăm, những thương nhân Trung Hoa vẫn tiếp tục tới buôn bán vì các tỉnh miền Nam của
Trung Quốc rất cần các mặt hàng muối, vàng, quế... Mặc dù vậy, trong suốt thời kỳ tiền
Hội An, người Hoa chỉ tới buôn bán rồi trở về, không ở lại định cư, lập phố xá. Phải sau
loạn Minh Thanh xảy ra khoảng giữa thế kỷ 17, đặc biệt sau khi nhà Minh bị thất thủ, rất
nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam và xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh
Hương Xã. Tại Hội An, người Hoa tới lưu trú ngày một nhiều và thế chân người Nhật
nắm quyền buôn bán. Cảng thị Hội An khi đó là nơi tập trung nhiều nhất hàng hóa ngoại
quốc. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm. Các cửa hàng
hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Dân cư ở đây phần lớn là người Phúc Kiến, mọi
người ăn vận theo trang phục của nhà Minh. Nhiều người Trung Quốc tới định cư để
buôn bán đã kết hôn với những phụ nữ bản địa. Bên cạnh những người Hoa nhập quốc
tịch Việt Nam, nhiều người Hoa khác vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc mà người Việt
thường gọi là Khách trú. Năm 1695, sứ giả người Anh Thomas Bowyear của Công ty
Đông Ấn Anh đến đàm phán với chúa Nguyễn về việc xây dựng một khu cư trú tại Hội
An. Việc thương thảo tuy không thành, nhưng cũng đã để lại một ghi chép: “Khu phố
Faifo này có một con đường nằm sát với sông. Hai bên đường có khoảng 100 ngôi nhà
xây dựng san sát nhau. Ngoại trừ khoảng bốn năm ngôi nhà là của người Nhật còn lại
toàn bộ là của người Hoa. Trước kia, người Nhật đã từng là cư dân chủ yếu của khu phố
này và là chủ nhân phần lớn của các hoạt động thông thương ở bến cảng Hội An. Bây
giờ, vai trò thương nghiệp chính đã chuyển sang cho người Hoa. So với thời kỳ trước thì
không được sầm uất, nhưng hàng năm ít nhất cũng có từ 10 đến 12 tàu của các nước Nhật
Bản, Quảng Đông, Xiêm, Campuchia, Manila, và có cả tàu của Indonesia cũng đến cảng
thị này.”

15



Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh
chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc.
[23]

Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực

thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng. Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ
Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo
của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát. Năm
1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây sau thời Tây Sơn đã ghi lại: "Khi tới
Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ
với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho
ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà
thôi". Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại
được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại
thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và
vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.
Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị
phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều
đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài,
đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị
quốc tế quan trọng. Mặc dù vậy, với vai trò một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố
vẫn được phát triển, những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các
khu phố được mở rộng thêm. Năm Minh Mạng thứ 5, nhà vua có qua Hội An, nhận thấy
nơi đây không còn sầm uất như xưa, nhưng vẫn hưng thịnh hơn các thị trấn khác của
người Việt. Năm 1888, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp, nhiều người Hoa tới
đó để bỏ vốn lập các cơ sở vận tải, thương mại, một số khác tiếp tục duy trì hoạt động
kinh doanh ở cả Hội An và Đà Nẵng. Nhưng do giao thông đường thủy ngày càng trở nên

khó khăn, cùng với chính sách phát triển Đà Nẵng của người Pháp, hoạt động thương
nghiệp ở Hội An dần bị đình trệ. Mặc dù vậy, phần lớn các kiến trúc nhà ở trong khu phố
cổ, các hội quán còn lại đến ngày nay đều có hình dáng được tạo nên từ giai đoạn này.
16


Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ở Hội
An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Khi
tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976, thành phố Đà Nẵng trở
thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng. Chính nhờ sự thay
đổi vai trò trong lịch sử, cộng với nhiều yếu tố khác nên Hội An đã may mắn tránh được
sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Từ thập niên
1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương
Tây. Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 1999 ở Marrakech, Tổ
chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách
các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
1.4.

Hệ thống các di tích, kiến trúc hiện nay

Mặc dù phần lớn các ngôi nhà phố của Hội An ngày nay được hình thành vào thời
kỳ thuộc địa, nhưng trong khu phố cổ vẫn gìn giữ được nhiều di tích phản ánh các giai
đoạn lịch sử hình thành, hưng hịnh và suy tàn của đô thị. Các loại hình kiến trúc từ thế kỷ
16 đến đầu thế kỷ 18 thường mang chức năng có bản, bị tác động bởi nền kinh tế, yếu tố
cảng thị của Hội An khi đó. Tiêu biểu cho giai đoạn này là những bến thuyền, giếng
nước, chùa chiền, đền miếu, cầu, mộ, những nhà thờ tộc và các thương điếm. Từ thế kỷ
18, Hội An không còn vị trí thương cảng bậc nhất nữa. Thời kỳ này xuất hiện phổ biến
những văn miếu, văn chỉ, đình, nhà thờ và đặc biệt là các hội quán. Qua sự phân bố, quy
mô, hình thức, chức năng của các công trình kiến trúc, có thể thấy sự chuyển đổi của Hội
An trong giai đoạn này. Thời kỳ Pháp thuộc, cũng như nhiều đô thị khác của Việt Nam,

Hội An chịu ảnh hưởng sâu đậm của kiến trúc Pháp. Những ngôi nhà mang phong cách
thuộc địa xuất hiện nhiều và tập trung trên một tuyến phố. Sự đan xen phong cách kiến
trúc Pháp giữa những ngôi nhà cổ truyến thống là hệ quả của một lối sống phương Tây đã
xuất hiện trong đời sống của cư dân Hội An. Các công trình thời kỳ này giữ được vẻ hài
hòa trong ngôn ngữ kiến trúc, mềm dẻo trong trang trí, phù hợp với không gian đô thị,
mang lại cho Hội An một dáng vẻ mới. Theo thống kê tháng 12 năm 2000, Di sản thế giới
Hội An có 1360 di tích gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa,
17


43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và 1 cây cầu. Khoảng hơn 1100 di tích
trong số này nằm trong khu vực đô thị cổ.
-

Chùa, đền, miếu

Hội An từng là một trung tâm của Phật giáo sớm của Đàng Trong với đa số các
ngôi chùa theo dòng Tiểu thừa. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm,
nhưng hầu hết kiến trúc gốc đã bị thay đổi, thậm chí mai một qua những biến thiên của
lịch sử và những lần trùng tu. Ngôi chùa sớm nhất được biết đến là chùa Chúc Thánh,
tương truyền có gốc gác từ năm 1454, nằm cách trung tâm khu phố cổ khoảng 2 km về
phía Bắc. Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình du
nhập và phát triển của Phật giáo ở Đàng Trong. Ngoại ô khu phố cổ còn nhiều ngôi chùa
khác như Phước Lâm, Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác... mang niên đại muộn hơn. Giai
đoạn đầu thế kỷ 20 cũng là thời kỳ ra đời của nhiều ngôi chùa mới, nổi bật trong số này là
chùa Long Tuyền hoàn thành vào năm 1909. Bên cạnh những ngôi chùa tách khỏi làng
xóm, nằm ven những dòng chảy cổ, ở Hội An còn có các ngôi chùa làng gắn với những
quần cư như một thành phần hữu cơ của tổng thể làng xóm. Điều này phản ánh giới tu
hành gắn bó với thế tục và chứng tỏ Minh Hương Xã ở đây đã có một thiết chế văn hóa
sinh hoạt cộng đồng khá mạnh. Trong khu phố cổ, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An

nguyên trước đây là ngôi chùa thờ Phật bà Quan Âm do người Việt và người Minh
Hương khởi dựng vào khoảng thế kỷ 17.
Các công trình đền miếu ở Hội An mang chức năng chính là nơi thờ cúng các vị
tiên hiền có công sáng lập phố, hội và Minh Hương Xã. Loại hình kiến trúc này thường
có hình thức đơn giản, nằm ngay trong làng xóm, bố cục mặt bằng 1 x 3 gian tường gạch
chịu lửa, mái ngói âm dương với ban thờ được đặt ở gian chính giữa. Tiêu biểu nhất cho
loại hình kiến trúc này chính là miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong
trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú. Công trình được người Minh Hương và
người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng thời Tam Quốc, biểu
tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn
18


không mất đi dáng vẻ ban đầu.Toàn bộ miếu bao gồm nhiều nếp nhà với các mái lợp
bằng ngói ống men màu xanh lục, kết cấu gồm ba phần: tiền sảnh, sân trời và hậu sảnh. Ở
phần tiền sảnh, công trình nổi bật với màu sơn đỏ, những trang trí cầu kỳ, mái ngói vững
trãi và hai cánh cửa chính lớn chạm nổi đôi rồng màu xanh đang uốn mình trong mây.
Hai bên, sát với tường là chiếc chuông đồng nặng trên nửa tấn và chiếc trống lớn đặt trên
giá gỗ do vua Bảo Đại ban tặng. Tiếp đó đến phần sân trời, khoảng trống lộ thiên trang
chí các hòn non bộ, tạo cho miếu vẻ sáng sủa, thoáng mát. Hai bên sân trời là hai nếp nhà
dọc Đông, Tây. Một bia gắn vào tường nhà Đông ghi lại lần trùng tu miếu đầu tiên vào
năm 1753. Chính điện nằm ở hậu sảnh, nếp nhà sau cùng, là nơi đặt hương án thờ Quan
Công. Tượng Quan Công cao gần 3 mét, mặt đỏ, mắt phượng, râu dài, mặc áo bào màu
xanh lục, tọa trên mình con ngựa bạch đang quỳ. Hai bên là tượng Quan Bình và Châu
Thương, hai người con nuôi, cũng là hai võ quan trung thành của Quan Công. Trước đây,
miếu Quan Công là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An, nơi chứng giám,
tạo niềm tin cho các thương gia trong những cuộc giao kèo thương mại. Ngày nay, vào
ngày 13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông được tổ chức thu hút
rất đông tín đồ và dân chúng tới dự.
-


Nhà thờ tộc

Tại Hội An, cũng như nhiều địa phương khác của Việt Nam, các dòng họ đều có
nơi thờ cúng tổ tiên, được gọi là miếu tộc hay nhà thờ họ. Đây là một dạng kiến trúc nhà
ở đặc biệt, của những dòng họ lớn có công lập làng dựng phố từ thời kỳ sơ khai của Hội
An và truyền lại cho con cháu làm nơi thờ tự tổ tiên. Những dòng họ nhỏ, nhà thờ họ kết
hợp với nhà ở của vị trưởng họ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Hậu duệ về sau có trách
nhiệm hương khói và tu sửa kiến trúc tùy theo tình trạng ngôi nhà. Phần lớn các nhà thờ
họ tập trung ở khoảng giữa hai đường Phan Chu Trinh và Lê Lợi, một số ít rải rác trên
đường Nguyễn Thị Minh Khai hay nằm ngay sau những ngôi nhà phố trên đường Trần
Phú. Các nhà thờ tộc có niên đại sớm nhất hầu hết của người Hoa kiều, vào đầu thế kỷ
17, số có niên đại thế kỷ 18 chỉ chiếm một phần nhỏ. Khác với những nhà thờ tộc ở thôn
quê, nhà thờ họ ở Hội An thường mang phong cách đô thị. Vì là nơi thờ tự nên nhà thờ
19


tộc được xây dựng theo dạng khuôn viên, có bố cục và kết cấu chặt chẽ, bao gồm cả sân
vườn, cổng, tường rào, nhà phụ... Nhiều nhà thờ họ ở đây có quy mô và kiến trúc rất đẹp,
như nhà thờ tộc Trần, nhà thờ tộc Trương, nhà thờ tộc Nguyễn hay nhà thờ Tiền hiền
Minh Hương.
Nhà thờ tộc Trần nằm ở số 21 đường Lê Lợi, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19.
Cũng giống như các nhà tộc khác ở Hội An, nhà thờ tọa sâu trong một khuôn viên rộng
khoảng 1500 m², tường cao bao quanh, sân trước trồng cây cảnh, hoa, cây ăn quả. Ngôi
nhà có kiến trúc chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, dựng từ gỗ quý,
3 gian 2 nếp, mái dốc lợp ngói âm dương. Không gian trong nhà được chia làm hai phần,
phần chính để thờ cúng, phần phụ là nơi ở của vị trưởng tộc và tiếp khách. Gian thờ cúng
có ba cửa ra vào, trong đó cửa bên phải dành cho nữ, bên trái dành cho nam, cửa chính ở
giữa dành cho những người cao tuổi có vai vế trong họ và chỉ mở vào dịp lễ tết. Trên bàn
thờ, các hộp nhỏ đựng di vật và tiểu sử những người họ Trần xếp theo vai vế trong dòng

tộc. Trong ngày lễ hay giỗ kỵ, vị trưởng tộc sẽ mở những hộp gỗ này để tưởng nhớ đến
người quá cố. Phía sau ngôi từ đường có một vạt đất cao dùng để chôn những
núm nhau của các thành viên trong tộc khi sinh ra. Cũng trên vạt đất này, phía sau còn
trồng một cây khế, tượng trưng cho sự gắn bó với quê hương đất tổ của các thế hệ con
cháu trong họ.
-

Hội quán

Một trong những đặc tính nổi trội của người Hoa là bất cứ nơi cư trú nào của họ ở
ngoại quốc đều có các hội quán, sản phẩm sinh hoạt cộng đồng dựa trên cơ sở những
người đồng hương. Tại Hội An ngày nay vẫn tồn tại 5 hội quán tương ứng với 5 bộ phận
dân cư Hoa kiều lớn ở đây: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng
Đông. Các hội quán này có quy mô khá lớn, đều nằm trên trục phố Trần Phú và thống
nhất hướng chính ra sông Thu Bồn.[71] Về hình thức, các hội quán ở Hội An được xây
dựng theo một nguyên mẫu các hội quán vẫn thường gặp ở những đô thị cổ khác. Đó là
một tổng thể bao gồm: cổng lớn phía trước, tiếp đến một khoảng sân rộng có trang trí cây
20


cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả thần và Hữu thần, sau đó là phương đình, nơi tiến
hành các nghi lễ, kết thúc bởi nhà thờ, kiến trúc lớn nhất của tổng thể. Các hội quán đều
được trang trí cầu kỳ, tỷ mỷ với bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái
tô điểm các con thú bằng sành tráng men nhiều màu. Ngày nay, các hội quán tuy đã bị
thay đổi sửa chữa nhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố gốc. Ngoài
chức năng duy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một chức năng quan trọng khác, đó
là tín ngưỡng. Tùy theo tục quán tín ngưỡng của từng cộng đồng mà hội quán lấy cơ sở
để thờ phụng.
Trong năm hội quán ở Hội An, Phúc Kiến là hội quán lớn nhất, nằm ở số 46 đường
Trần Phú. Buổi ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa lợp tranh do người Việt dựng vào

năm 1697 để thờ Phật. Qua thời gian, ngôi chùa bị hư hỏng và người Việt không đủ khả
năng để sửa chữa. Những thương nhân Phúc Kiến mua lại ngôi chùa vào năm 1759 và
sau nhiều lần trùng tu, năm 1792 đổi thành Hội quán Phúc Kiến. Công trình có kiến trúc
theo kiểu chữ Tam, kéo dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu Trinh, theo thứ
tự: cổng tam quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện. Cổng tam
quan của hội quán mới được xây dựng trong lần trùng tu lớn đầu thập niên 1970. Chiếc
cổng có một hệ mái ngoạn mục gồm 7 mái lợp ngói ống men xanh uốn lượn, xếp nối
nhau thấp dần xuống, cân xứng giữa hai bên. Phía cao của cổng, dưới tầng mái trên, một
tấm bảng trắng có ghi ba chữ Hán màu đỏ "Kim Sơn Tự". Phía dưới tầng mái dưới cũng
có một tấm biển đá xanh đề bốn chữ Hán màu đỏ "Hội quán Phúc Kiến". Hai bức tường
hai bên cổng tam quan ngăn cách sân trong của hội quán với một sân bên ngoài. Phần
chính điện của hội quán được trang trí những cây cột màu đỏ son, treo những đôi liễn gỗ
ca tụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chính điện thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đang
ngồi thiền, phía trước là một lư hương lớn. Hai bên hương án sẽ thấy hai bức tượng Thiên
Lý Nhãn và Thượng Phong Nhĩ, hai vị thần phụ tá cho Thiên Hậu cứu giúp các thuyền
buôn người Hoa gặp nạn. Tiếp theo chính điện, băng qua sân sau sẽ tới hậu điện. Ở đây
phần chính giữa được dành để thờ sáu vị tướng nhà Minh người Phúc Kiến, bên trái là
ban thờ 3 bà chúa Sanh Thai và 12 bà mụ, bên phải là ban thờ Thần Tài. Ngoài ra, hậu
21


điện còn thờ những người đã có công đóng góp tiền của xây dựng hội quán và chùa Kim
Sơn. Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu được người
Hoa tổ chức với nhiều hoạt động như múa lân, bán pháo hoa, xộ cỗ, xin lộc... thu hút
nhiều người dân Hội An và những vùng khác đến tham dự.
-

Chùa Cầu

Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác

là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy
ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai.[79]Theo sự
tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở
chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên
"Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sư Thích Đại Sán cũng
nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695. Trải qua rất
nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình
thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng
men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là
nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới.
Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy một
chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ
hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm
bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có
bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn
là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ.
Ngôi chùa nằm ngay cạnh cầu, ngăn cách bởi một lớp vách gỗ và bộ cửa "thượng song hạ
bản", tạo không gian riêng biệt. Trên cửa chùa treo bức hoành màu đỏ với ba chữ "Lai
Viễn Kiều" do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của
những người bạn từ phương xa đến. Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng
22


thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó. Các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong
tư thế ngôi chầu, phía trước mỗi tượng có một bát nhang. Theo truyền thuyết, con thủy
quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân thì ở Việt Nam, mỗi
khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những người Nhật đã xây dựng
cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật. Một thuyết khác
cho rằng những bức tượng khỉ và chó xuất hiện trên cầu vì công trình này được khởi

dựng vào năm Thân, hoàn thành vào năm Tuất. Cây cầu nhỏ này ngày nay đã trở thành
biểu tượng của thành phố Hội An.

23


CHƯƠNG II: KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ Ở HỘI AN
 Mục đích của điều tra khảo cổ học Hội An

Điều tra khảo cổ học ở Hội An được tiến hành với ba mục tiêu lớn sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và suy thoái của thương
cảng mậu dịch quốc tế Hội An từ thế hỷ 16 đến thế kỷ 18, đồng thời xác định vị trí, quy
mô và hình dáng của “phố Nhật” tồn tại trong khoảng từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 17.
Thứ hai, làm sáng tỏ Hội An với vai trò một trạm trung chuyển trên “Đường tơ lụa
trên biển” có từ trước cong nguyên, có nghĩa là làm sáng tỏ nền văn hóa Sa Huỳnh và tiếp
đó là hình thái cảng thị của vương quốc Chăm Pa.
Thứ ba, kết hợp cùng nhóm trùng tu làm nhằm sáng tỏ cấu tạo cơ bản của công
trình cổ điển đang tồn tại.
2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu khảo cổ học ở Hội An
Tổng quan về khảo cổ học ở Hội An trước năm 1985, các nhà khoa học trong và
ngoài nước mới chỉ biết, viết về Hội An qua những nguồn tư liệu thư tịch, lịch sử và kết
qủa điều tra thực địa theo phương phap sử học, dân tộc, Fofkloke... bởi việc Khảo cổ học
hầu như chưa được tiến hành ở Hội An.
Tháng 7/1985, tại Hội thảo khoa học Quốc gia về Đô thị cổ Hội An, từ những kết quả
điền dã khảo cổ bước đầu, thông qua Hội thảo, các nhà khoa học Việt Nam đã đề ra một
chương trình nghiên cứu toàn diện về Đô thị cổ Hội An được thành lập (để chuẩn bị cho
Hội thảo Quốc tế về Đô thị cổ Hội An 3/1990), một chương trình điều tra, khảo sát khảo
cổ học mới được triển khai chính thức. Có thể nói đây là một chương trình mở đầu cho
Khảo cổ học ở Hội An. Dựa vào cảnh quan địa lý, dấu vết của các dòng chảy cổ, sau một
thời gian điều tra khảo sát, tháng 7/1989 đoàn Khảo cổ học đã đào thám sát khảo cổ tại.

Năm điểm, thông qua hiện vật trong tầng văn hóa bước đầu cho biết:
1) Di chỉ Bàu Đà (Lăng Bà) xã Cẩm Thanh: nằm ở điểm cực Đông của Đô thị cổ Hội An,

sát cửa biển (Cửa Đại xưa), bên bờ hai dòng chảy cổ (Song Cổ Cò và Sông Đình). Đây là
24


một bến tàu - nơi dừng đậu, trao đổi hàng hóa, sản vật, đặc biệt là gốm sứ từ thời Vương
Quốc Champa, được kế thừa, phát triển vào thời kỳ thương cảng Đại Việt thế kỷ XVI XVIII
2) Di tích mộ táng An Bang và di chỉ cư trú Thanh Chiếm, Hậu Xá I (nay thuộc phường

Thanh Hà), nằm ở phía Tây của Đô thị cổ Hội An, bên bờ của một dòng chảy cổ nay chỉ
còn lại dấu vết gọi là “Rọc gốm”. Đây là một dải di tích của cư dân thời Tiền - Sơ sử ở
Hội An, nằm trong phức hệ văn hóa Sa Huỳnh (ở Nam Trung Bộ Việt Nam). Riêng di chỉ
Thanh Chiếm, qua tầng văn hóa thấy rõ được sự tiếp nối bởi cư dân Champa, Đại Việt.
Đặc biệt, đáng lưu ý ở đây là sự có mặt số lượng lớn của gốm sứ mậu dịch nguồn gốc từ
Trung Quốc, Nhật Bản (Hizen) với đồ gốm đất nung địa phương (Thanh Hà) niên đại thế
kỷ XVII, XVIII.
* Chương trình này, có sự tham gia hợp tác của các nhà khảo cổ học ở Trung tâm
Văn hóa Việt Nam (trường Đại học Quốc gia Hà Nội), Bảo tàng tỉnh Quảng Nam – Đà
Nẵng (cũ) và Ban Quản lý Di tích Hội An.
3)

Di chỉ Hội quán Triều Châu (chùa Âm Bổn), nằm về phía sau của Hội quán này, sát hạ
lưu sông Thu Bồn (sông Hội An) và về phía Đông của khu phố cổ Hội An hiện nay. Đây
là một điểm cư trú khá liên tục và lâu đời của cư dân từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX.
Với sự có mặt khá đầy đủ của gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản (Hizen).
Đặc biệt, cũng trong đợt này (7/1989) đoàn đã phát hiện và giám định bước đầu
khá nhiều vết tích kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, giếng cổ của thời kỳ cư dân Champa đó
là: Vết tích kiến trúc: ở An Bang, Thanh Chiếm (Thanh Hà), Lăng Bà (Cẩm Thanh); Tác

phẩm điêu khắc: Bức tượng Voi trong Miếu thờ đình Xuân Mỹ (ở Thanh Hà) niên đại thế
kỷ VIII - IX, tượng Vũ Công Thiên Tiên - Gandharva, trong miếu thờ “Thần Hời” (An
Bang, Thanh Hà) niên đại thế kỷ IX, tượng Nam thần Kubera ở Lăng Bà (Cẩm Thanh)
niên đại cuối thế kỷ X, đầu tượng thần ở Hậu Xá (Thanh Hà) niên đại thế kỷ VIII, mảnh
bia vỡ (mặt phải còn ba dòng chữ, mặt trái còn hai dòng chữ) niên đại khoảng thế kỷ X XII. Đồng thời, hệ thống giếng cổ cũng được phát hiện khá nhiều, nằm dọc theo hạ lưu
sông Thu Bồn, trong các khu dân cư cổ, gần bên các vết tích kiến trúc Champa. Đây là
25


×