Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ ĐỒNG VÀ CHÌ TRONG ĐẤT BẰNG CỎ VETIVER (Vetiveria Zizanioides L) QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 61 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ ĐỒNG
VÀ CHÌ TRONG ĐẤT BẰNG CỎ VETIVER
(Vetiveria Zizanioides L)
QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Môi trường

HÀ NỘI, THÁNG 6 – NĂM 2017
1


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ ĐỒNG


VÀ CHÌ TRONG ĐẤT BẰNG CỎ VETIVER
(Vetiveria Zizanioides L)
QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Thuộc nhóm ngành khoa học: Môi trường
Sinh viên thực hiện

: Hồ Thị Quyên
Trần Thị Hiền
Lương Ngân Hà
Trần Thị Mai Giang

Nữ
Nữ
Nữ
Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: ĐH4KM/Khoa Môi trường
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công nghệ kỹ thuật môi trường
Người hướng dẫn: ThS. Lê Thu Thủy

HÀ NỘI, THÁNG 6 – NĂM 2017
2


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: “Đánh giá khả năng xử lý đồng và chì trong đất bằng cỏ Vetiver
(Vetiveria Zizaioides L) quy mô phòng thí nghiệm”

Sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.

Hồ Thị Quyên
Trần Thị Hiền
Lương Ngân Hà
Trần Thị Mai Giang
Lớp: ĐH4KM
Năm thứ: 3

Khoa: Môi trường
Số năm đào tạo: 4 năm

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thu Thủy
2. Mục tiêu đề tài:
- Đánh giá khả năng xử lý kim loại nặng trong đất bằng cỏ Vetiver (Vetiveria
zizanioides L)
- Đánh giá khả năng chống chịu trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng của cỏ Vetiver
(Vetiveria zizanioides L) thông qua sự phát triển chiều cao của cỏ.
- Đánh giá khả năng hấp thụ kim loại nặng của cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides
L)
3. Tính mới và sáng tạo:
Đánh giá được khả năng xử lý đất và sự chống chịu của cỏ Vetiver trong môi
trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Sử dụng thực vật để xử lý môi trường luôn là giải
pháp thân thiện với môi trường đồng thời có thể giải quyết bài toán chi phí và yêu cầu
kỹ thuật. Kết hợp được với nhiều mục đích môi trường và kinh tế khác nhờ những đặc
tính ưu việt của loài cỏ Vetiver như cải tạo và chống xói mòn đất, sử dụng làm thức ăn

chăn nuôi, sản xuất hương liệu… Có thể áp dụng thực tế ở nhiều vùng, nhiều khu vực
khác nhau để góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng qua mô hình trồng cỏ Vetiver
trong môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng.
Đánh giá được khả năng hấp thụ kim loại nặng của cỏ Vetiver.

3


Đề tài đã đánh giá được khả năng chống chịu của cỏ Vetiver trong môi trường đất
ô nhiễm kim loại nặng thông qua theo dõi sự sinh trưởng và phát triển chiều cao trung
bình của cỏ.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài:(ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có).
Ngày 20 tháng 06 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hồ Thị Quyên

4


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài:
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2017
Xác nhận của trường đại học

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thu Thủy

5


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Hồ Thị Quyên
Sinh ngày:

07

tháng 06

năm 1995

Nơi sinh: Tân Dân - Tĩnh Gia - Thanh Hóa
Lớp: ĐH4KM

Khóa: 2014 - 2018

Khoa: Môi Trường
Địa chỉ liên hệ: Tân Dân – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
Điện thoại: 0963954101

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
* Năm thứ 1:
Ngành học: Công nghệ kỹ thuật môi trường

Khoa: Môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

* Năm thứ 2:
Ngành học: Công nghệ kỹ thuật môi trường

Khoa: Môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Công nghệ kỹ thuật môi trường

Khoa: Môi trường

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích:
Ngày 20 tháng 06 năm 2017
Xác nhận của trường đại học

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Hồ Thị Quyên

6


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin cảm ơn sự

giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Môi trường. Đặc
biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn ThS. Lê
Thu Thủy, dưới sự hướng dẫn tận tình, chi tiết của cô giáo, chúng em đã có thêm rất
nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình thực hiện đề tài và có thể hoàn thành được đề tài
một cách trọn vẹn nhất.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ Quản lý phòng
thí nghiệm – khoa Môi trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất tại phòng thí nghiệm
thuận lợi nhất cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
Vì kiến thức còn hạn chế và có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện đề tài nên
không tránh khỏi những sai sót và thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong sẽ nhận được
những nhận xét, đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô để chúng em cỏ thể học hỏi
thêm được nhiều kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện

7


MỤC LỤC

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU

9


DANH MỤC HÌNH ẢNH


10


DANH MỤC VIẾT TẮT

TB

Chiều cao trung bình

Max

Chiều cao cao nhất

KLN

Kim loại nặng

KL

Kim loại

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

11


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay tình trạng môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại một số khu vực
làng nghề đặc thù hoặc xung quanh các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, luyện
kim, khu vực khai thác quặng... đang ngày càng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc
triển khai các biện pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm còn gặp nhiều khó khăn bởi những
bất cập về chi phí, kỹ thuật và khả năng áp dụng trên quy mô rộng còn hạn chế. Từ
thực tế đó, đòi hỏi cần phải có các biện pháp xử lý ô nhiễm có thể áp dụng trên quy mô
rộng, mang tính thân thân thiện với môi trường, đảm bảo chi phí vừa phải và dễ thực
hiện. Đáp ứng những yêu cầu trên, các biện pháp sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm
đang được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là những loài thực vật có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của nước ta.
Bên cạnh đó, cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L) là loài cỏ có nhiều đặc điểm
sinh trưởng vượt trội và cũng đang được chú ý như một loài thực vật có tính thân thiện
với môi trường cao nhờ khả năng xử lý ô nhiễm trong môi trường đất. Ở Việt Nam,
loài cỏ này cũng đang dần phổ biến hơn, ngày càng có nhiều các trung tâm, viện
nghiên cứu nhân giống cỏ rộng rãi hơn và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở
nhiều tỉnh thành. Cũng đã có nhiều đề tài, luận án, nghiên cứu về khả năng xử lý môi
trường của cỏ Vetiver cũng như các mô hình thí điểm và dự án môi trường thí điểm có
sử dụng cỏ Vetiver đạt được các kết quả rất khả quan.
Từ những lý do trên, chúng em đã chọn đề tài “Đánh giá khả năng xử lý đồng
và chì trong đất bằng cỏ Vetiver (Vetiveria Zizaioides L) quy mô phòng thí
nghiệm” để nghiên cứu, trực tiếp đánh giá khả năng xử lý môi trường của loài cỏ này.

II.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
II.1 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiệu quả xử lý đất bị ô nhiễm kim loại nặng của cỏ Veitver

- Đánh giá khả năng chống chịu trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng của cỏ Vetiver
thông qua khả năng tăng trưởng chiều cao của cỏ.
- Đánh giá khả năng hấp thụ kim loại nặng của cỏ Vetiver
II.2 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
• Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm khoa Môi trường – trường ĐH Tài nguyên và

Môi trường Hà Nội và địa điểm trồng cỏ mô hình, ban công phòng 602/CT1, Trần
Bình, Cầu Giấy, Hà Nội.
12





Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2016 đến tháng 6/2017
Đối tượng nghiên cứu: Cỏ Vetiver trồng trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng (đồng và

chì) và các kim loại năng (đồng và chì)
• Thông số phân tích: hàm lượng kim loại chì và đồng trong đất và cỏ
III.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Tìm hiểu thông tin dữ liệu thông qua tài liệu về đối tượng nghiên cứu và các vấn
đề liên quan đến nội dung đề tài.
3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản

Các mẫu đất lấy và bảo quản theo hướng dẫn quy định theo Thông tư
33/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Các mẫu cỏ được lấy phần lá, sau đó được cắt, giã nhỏ, nếu chưa phân tích ngay
phải bảo quản lạnh trong nhiệt độ 1 – 5℃.

3.3 Phương pháp phân tích
3.3.1 Đối với mẫu cỏ
• Xử lý mẫu cỏ

Mẫu cỏ sau khi được xử lý sơ bộ được đưa đi xử lý bằng kết hợp vô cơ hóa ướt.
Đem lượng mẫu cỏ đã biết trước khối lượng chuyển vào chén nung thêm 5ml
Mg(NO3)2 và 5ml axit HSO4 đặc đun đến hóa tro đen. Sau đó, chuyển mẫu tro vào tủ
nung với nhiệt độ 650℃ trong 2h. Sau khi lấy mẫu ra, thêm vài ml HNO 3 1:1 để hòa
tan tro, đuổi axit dư đến muối ẩm và định mức tới 50ml bằng HNO 3 2% rồi đưa đi đo
AAS.


Phân tích mẫu
Mẫu cỏ sau khi được xử lý được phân tích theo TCVN: 6193: 1996 – Chất lượng
nước – Xác định Coban, Niken, Đồng, Kẽm, Cadimi và Chì – Phương pháp phổ hấp
thụ nguyên tử ngọn lửa

3.3.2


Đối với mẫu đất
Xử lý mẫu
Cân 1g mẫu đất đã được xử sơ bộ trước vào bình tam giác, thêm 10ml HNO 3 1:1
vào bình vào đun khoảng 10 – 25 phút ở khoảng nhiệt 90 - 95 ℃. Sau đó, để nguội
mẫu rồi thêm 5ml axit HNO3 đặc vào đun đến gần cạn nhưng không để sôi mẫu. Để
nguội mẫu thêm tiếp 2ml nước cất và 3ml H 2O2 30% vào đun tiếp đến giảm bọt khí.
Thêm tiếp 5ml H2O2 30% đun đến thể tích mẫu còn khoảng 5ml thì để nguội mẫu,
tráng rửa bình và định mức tới 50ml bằng HNO3 2% và đưa đi đo AAS.
13





Phân tích mẫu đất
Mẫu đất được phân tích theo TCVN 6496:2009 – Chất lượng đất – Xác định
crom, cacdimi, coban, đồng, chì, mangan, niken, kẽm trong dịch chiết đất bằng cường
thủy. Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa.

3.4 Phương pháp xử lý số liệu
• Cách tính hàm lượng kim loại nặng (đồng và chì) trong đất theo công thức

C=

(mg/kg đất khô)

Trong đó:
C: nồng độ kim loại trong dung dịch đo (mg/l)
Vđm: thể tích dung dịch mang đi đo AAS (l)
k: hệ số khô kiệt của mẫu đất
W: khối lượng mẫu đất mang đi phân tích


Cách tính hàm lượng kim loại nặng (đồng và chì) trong cỏ theo công thức

C=

(mg/kg cỏ khô)

Trong đó:
C: nồng độ kim loại trong dung dịch đo (mg/l)

Vđm: thể tích dung dịch mang đi đo AAS (l)
k: hệ số khô kiệt của cỏ tươi
W: khối lượng cỏ mang đi phân tích


Các số liệu phân tích được thống kê và xử lý trên phần mềm Microssof Excel

14


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tình trạng đất ô nhiễm kim loại nặng
1.1.1 Nguồn gốc kim loại nặng trong đất

Nguồn gốc KLN trong đất có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Chủ yếu
do 4 loại sau:


Quá trình phong hoá đá
Đá mẹ là nguồn cung cấp đầu tiền các nguyên tố khoáng và có vai trò quan trọng
trong việc tích lũy các kim loại trong đất. Trong những điều kiện xác định, phụ thuộc
vào các loại đá mẹ khác nhau mà các đất được hình thành có chứa hàm lượng các kim
loại nặng khác nhau (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đá
ĐVT: mg/kg
Nguyên
tố

Đá macma


Đá trầm tích

Siêu bazơ
(Serpentine)

Bazơ
(Basalt)

Axit
(Granite)

Đá vôi

Đá cát
kết

Đá phân
lớp

Cr

2.000 – 2.980

200

4

10 – 11


35

90 – 100

Mn

1.040 – 1.300

4 – 60

850

Co

110 - 150

35 – 50

1

0,1 – 4

0,3

19 – 20

Ni

2000


150

0,5

7 – 12

2–9

68 – 76

Cu

10 - 42

90 - 100

10 – 13

5,5 – 15

30

39 – 50

Zn

50 - 58

100


40 – 52

20 – 25

16 – 30

10 – 120

Cd

0,12

0,13 - 0,2

0,05

0,2

Sn

0,5

1 - 1,5

3 – 3,5

0,5 – 4

0,5


4–6

Hg

0,004

0,01 - 0,08

0,08

0,05 – 0,16

0,03 –
0,29

0,18 – 0,5

Pb

0,1 - 0,4

3–5

20 - 24

5,7 - 7

8 - 10

20 - 23


1.500 - 2000 400 – 500 620 – 1100

0,09 – 0,2 0,028 – 0,1

Nguồn: Jack. E. Fergusson, 1991 [II.2]
Trong đá macma bazơ hàm lượng Cu, Co, Zn, lớn hơn trong đá axit. Phần lớn
chúng được chứa trong các mạng lưới tinh thể khoáng. Đá bazan có chứa hàm lượng
Cu thấp hơn, đá granit có hàm lượng Cu thấp. Đá vôi sét lẫn đá tảng và cát đặc biệt
15


nghèo Cu. Do vậy, đất hình thành trên đá bazan có hàm lượng Cu cao. Ngược lại với
Cu, nguyên tố Pb hàm lượng có trong các đá mẹ granit và cát kết tương đối cao, trong
đá bazan lại có ít chì.
• Quá trình lắng đọng khí quyển
Trong khí quyển, các KLN tồn tại ở dạng sol khí có kích thước khác nhau, trung
bình trong khói thải ô tô từ 0.01 - 100 µm, ở tro nguyên liệu, bụi luyện kim có kích
thước từ 1-100 µm [I.4]. Nồng độ KLN trong khí quyển thường lớn ở quanh nguồn
phát thải, đặc biệt ở những khu vực làng nghề tái chế kim loại, nhà máy luyện kim,
khu khai khoáng… Các phần tử kim loại trong khí quyển đi vào đất theo hai con
đường: lắng đọng khô và lắng đọng ướt. Lắng đọng khô thường với hạt có kích thước
lớn và gần nguồn phát thải, còn lắng đọng ướt thường với hạt có kích thước nhỏ và xa
nguồn phát thải. Sự xâm nhập của các phần tử KLN này được xem là một trong những
nguyên nhân gây đất ô nhiễm kim loại nặng.
• Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Đây là nguyên nhân rất chủ yếu. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường có chứa
các kim loại nặng như As, Pb, Hg. Các loại phân bón hóa học đặc biệt là phân photpho
thường chứa nhiều As, Cd, Pb. Các loại bùn thải thành phố là nguồn có chứa nhiều các
kim loại nặng khác như: As, Pb, Cd, Hg, Zn,…(Bảng 1.3).

Việc sử dụng bùn thải để bón đã gây tích lũy đáng kể KLN trong lớp đất mặt, về
lâu dài việc tích lũy KLN sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Khi xác định nồng độ Cd
trong đất ở những nông trại chuyên tưới và bón bùn thải ở một số nước Mỹ, Anh, Hà
Lan cho kết quả tương ứng là: 1,5 – 167mg/kg; 2,6 - 8,3 mg/kg và 7,3 - 8,1mg/kg.
Hàm lượng Pb trong bùn thải biến động từ 50 – 3.000 mg/kg, phân lân từ 7 – 225
mg/kg và từ 20 – 1.250 mg/kg, phân đạm từ 2 – 27 mg/kg, phân chuồng từ 6,6 – 15
mg/kg và thuốc bảo vệ thực vật là 60 mg/kg.
• Hoạt động công nghiệp
Các chất thải chứa kim loại đặc biệt là KLN thường tập trung ở các khu vực khai
thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị, các làng tái chế kim loại… Hầu hết chất thải
của các ngành công nghiệp như: mạ, chế biến kim loại màu, pin, khai khoáng, xăng
dầu, nhuộm… đổ ra môi trường đều không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để đã gây
ra hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Việc di chuyển của các kim loại
này vào đất và tích luỹ dần ở đó sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, từ đó sẽ gây hại tới
sinh vật và con người thông qua chuỗi thức ăn.
Các nguyên tố KLN như: Cu, Pb, Zn, Cd, Cr... thường chứa trong phế thải của
ngành luyện kim màu, sản xuất ôtô. Khi nước thải chứa 13 mg Cu/l, 10 mg Pb/l, 1 mg
16


Zn/l đã gây sự ô nhiễm đất nghiêm trọng. Hàm lượng Cd trong đất Thụy Sỹ có thể lên
tới 3 mg/kg trong vòng 20 - 30 năm tới. Tính di động gây độc của các KLN còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: sự thay đổi điện thế ôxy hoá khử, pH, số lượng muối và
1.1.2

các phức chất... có khả năng hoà tan những KLN đó ở trong đất.
Tình hình đất ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới
Ở Ấn Độ, nồng độ các chất như Pb, Cd và Hg cao bất thường, được phát hiện ở
nhiều lạch sông Thane thuộc bờ biển thành phố Bom Bay, các trạm quan trắc ngoài
khơi cũng được báo cáo có chứa Pb với hàm lượng đáng kể.

Ở Pakistan, người ta cũng đã phát hiện thấy nồng độ đáng kể các KLN trong
nước và các cặn lắng ở vùng ven bờ khu vực sông Indus.
Nghiên cứu của Kabata và Henryk (1985) cho thấy: ở Anh, hàm lượng Cd lớp đất
mặt xung quanh vùng khai thác kẽm lên tới 2 - 336 mg/kg. Ở Mỹ, những vùng đất lân
cận các nhà máy chế biến kim loại, hàm lượng Cd đạt đến con số khổng lồ 26 - 1.500
mg/kg .[II.6]
Ở một số nước như Đan Mạch, Nhật, Anh và Ailen có hàm lượng Pb cao hơn 100
mg/kg, đã phản ánh tình trạng ô nhiễm Pb, trong khi đó lại khá thấp ở Alaska, chỉ
khoảng 20 mg/kg Pb trên lớp đất mặt.[II.6]

1.1.3

Tình hình đất ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam
Ô nhiễm KLN đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát
triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân chính gây đất ô nhiễm KLN ở Việt Nam là sử dụng không hợp lý
phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật và kích thích sinh trưởng, các chất thải không qua
xử lý ở vùng dân cư, đô thị và khu công nghiệp, khu khai khoáng và các chất độc do
chiến tranh để lại. Mức độ ô nhiễm bởi các chất lỏng rắn và khí ở một số nơi khá
nghiêm trọng. Tuy nhiên, về quy mô vùng bị ô nhiễm không lớn, chỉ xảy ra ở ven một
số thành phố lớn, khu công nghiệp và những nơi gia công kim loại không có công
nghệ xử lý chất thải độc hại và những nơi chuyên canh, thâm canh sử dụng phân bón
hoá chất bảo vệ thực vật không hợp lý, không có sự quản lý chặt chẽ.[I.1]
Theo Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001) khi nghiên cứu hàm lượng
một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp của các huyện Từ Liêm và Thanh Trì - Hà
Nội cho thấy hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0,16 - 0,36 mg/kg, Cu: 40,1 - 73,2
mg/kg, Pb: 3,19 - 5,30 mg/kg và Zn: 98,2 - 137,2 mg/kg. Nói chung đất nông nghiệp
17



của hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì chưa bị ô nhiễm KLN trừ Cu. Tại vùng đất
chuyên rau của Tây Tựu - Từ Liêm, hàm lượng Cu đã cao hơn từ 20 - 30mg/kg so với
đất khác (73,2 mg/kg). Tác giả Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Hữu Thành (2003)

[I.3]

khi

nghiên cứu hàm lượng Cu, Zn, Ni (tổng số và di động) trong đất nông nghiệp của
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cũng cho thấy: Hàm lượng tổng số của Cu dao động
từ 21,85 - 149,34 mg/kg, Zn từ 59,45 - 188,65mg/kg, Ni từ 27,38 - 55,71mg/kg. Trong
15 mẫu đất nghiên cứu đã có 2 mẫu bị ô nhiễm Cu. [II.1]
Theo Lê Đức và cs (2000)[I.4], Lê Văn Khoa và cộng sự (2000)[1.9], một số mẫu đất
ở làng nghề tái chế chì ở Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên có hàm lượng Cu là 43,68 69,68mg/kg, Pb: 147,06 - 661,2mg/kg và Zn: 23,6 - 42,3mg/kg (thuộc loại đất có hàm
lượng Zn di động cao)
Theo tài liệu thu thập được, tác giả Phạm Quang Hà (2002) [I.10] đã nghiên cứu về
đất nông nghiệp ở làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn và đã có kết luận như sau: Hàm
lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp của làng nghề này khá cao, trung bình hàm
lượng Cu là 41,1mg/kg (dao động từ 20,0 - 216,7mg/kg); Pb là 39,7mg/kg (dao động
từ 20,1 - 143mg/kg); Zn là 11,3mg/kg (dao động từ 33,7 - 887,4mg/kg). Theo thông
báo của Ngân hàng thế giới, 10 tỉnh thành phố có tỉ lệ ô nhiễm kim loại nặng cao nhất
Việt Nam là: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ. Trong đó chọn ra 10 xã của mỗi tỉnh có tỷ lệ
ô nhiễm cao nhất với ba loại hình: ô nhiễm đất, nước và không khí. Tại Hà Nội, ô
nhiễm đất chiếm 46,9 % KLN của vùng công nghiệp trọng điểm phía Bắc. Trong khi
đó tai TP Hồ Chí Minh, ô nhiễm đất chiếm 57,2 % hoá chất, 52,5 % kim loại của tổng
lượng các chất gây ô nhiễm của toàn vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam. Đất
nông nghiệp ở nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm kim loại nặng do chất thải
từ các khu công nghiệp, làng nghề, phân bón hóa học tích trữ qua nhiều năm
Như vậy, tình hình ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm môi trường đất do

kim loại nặng gây nên nói riêng đang đặt lên một thách thức đối với môi trường Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước
1.2 Một số loài thực vật ứng dụng trong xử lý môi trường đất

Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư
cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống
như: rửa đất; cố định các chất ô nhiễm bằng hoá học hoặc vật lý; xử lý nhiệt; trao đổi
18


ion, ôxi hoá hoặc khử các chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để chuyển đi đến những
nơi chôn lấp thích hợp,... Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém về kinh phí, giới
hạn về kỹ thuật và hạn chế về diện tích,... Gần đây, nhờ những hiểu biết về cơ chế hấp
thụ, chuyển hoá, chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của một số loài thực vật, người ta
đã bắt đầu chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để xử lý môi trường như một công
nghệ môi trường đặc biệt. Một số loài thực vật đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng
trong thực tế để xử lý môi trường đất bị ô nhiễm. Đối với các loài thực vật được sử
dụng để xử lý môi trường đều phải có các ưu điểm chung:
- Có khả năng chống chịu tốt trong môi trường có nồng độ kim loại cao
- Có khả năng hấp thụ kim loại từ môi trường
- Sinh trưởng tốt, tăng sinh khối nhanh trong điều kiện môi trường khắc nghiệt
và thiếu dinh dưỡng
- Có thể chuyển hóa kim loại hấp thụ từ rễ lên các bộ phận khác của cây
Một số loài thực vật điển hình được nghiên cứu và sử dụng trong xử lý đất ô
nhiễm nhờ có khả năng hấp thụ tốt kim loại trong môi trường đất và khả năng chống
chịu tốt, như các loài sau:


Hoa ngũ sắc

Nhóm các nhà khoa học của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh và cộng sự tại trường Đại học
KHTN TPHCM đã thử nghiệm với 15 loài thực vật như cỏ màn trầu, rau muống, ngũ
sắc... trên đất bị nhiễm chì. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cây hoa ngũ sắc có khả
năng hấp thụ tức khắc chì vào rễ. Mức độ chịu chì của cây rất cao, có thể sống trong
điều kiện đất nhiễm chì ở mức 10.000 - 20.000 ppm (10 - 20 mg/lít).[III.1]



Cây cải xanh
Nhóm nghiên cứu Lê Đức, Nguyễn Xuân Huân và cộng sự (2005) khi nghiên
cứu về khả năng chống chịu kim loại nặng của cây cải xanh Brassica Juncea cho thấy,
nồng độ ô nhiễm Chì trong đất từ 1300 ppm trở lên mới bắt đầu có ảnh hưởng tới sinh
trưởng của cây cải xanh. [I.5]



Cây dương xỉ
Nghiên cứu khả năng chống chịu và tích lũy As của hai loài dương xỉ thu từ vùng
khai thác mở Thái Nguyên, Bùi Thị Kim Anh, Đặng Đình Kim và công sự cho thấy,
trong khoảng nồng độ mà cây chống chịu được, Pteris vittata tích lũy lượng As từ 307
– 6042 ppm trong thân và rễ là 131 – 3756 ppm. Loài Pitygramma calomelanos tích
19


lũy được lượng As trong thân, lá và trong rễ tương ứng là 885 – 4034 ppm và 483 –
2256 ppm [I.2]
1.3 Giới thiệu tổng quan về cỏ Vetiver

1.3.1 Đặc điểm sinh thái chung
Cỏ Vetiver có tên khoa học: Vetiveria zizanioides L, còn có tên gọi theo dân gian

là cỏ hương lau hay cỏ hương bài, là loài cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 12 giống cỏ Vetiver được biết đến, trong đó
được trồng phổ biến tại Việt Nam là loài cỏ Vetiver kể trên.
Cỏ Vetiver có thân đứng, chiều cao trung bình từ 1.5 – 2m, có thể đạt đến 3m,
phần trên không phân nhánh, không có mắt cỏ, phần dưới đẻ nhánh, nhiều chồi non
mọc ra tỏa ra mọi hướng. Lá cỏ khi phát triển dài hơn thì có xu hướng rũ cong phần lá
xuống giống như lá sả, chỉ có phần lá sát với phần gốc mới có độ cứng cáp.
Bộ rễ là bộ phận quan trọng nhất, tạo nên những đặc điểm ưu việt của cỏ Vetiver
để ứng dụng trong xử lý môi trường.

Hình 1.1 Hình ảnh hệ thống rễ của cỏ Vetiver

20


Rễ có dạng chùm nhưng không mọc lan rộng mà đâm sâu vào trong lòng đất,
chiều dài rễ có thể đạt đến 3 – 4m sau một năm trồng và có thể phát triển rộng đến
2.5m sau vài năm trồng, tùy theo điều kiện dinh dưỡng của môi trường.
Phiến lá dài, nhỏ hẹp, có chiều dài gần bằng chiều cao của thân cỏ, rộng khoảng
6 – 12mm, có răng cưa cỏ nhỏ, bén dọc theo rìa lá.
Cỏ Vetiver được nhân giống bằng thân, các nhánh cỏ con được đâm chồi ở phần
dưới của thân. Tuy nhiên, sự sinh sản của cỏ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết bởi tính
chất thực vật nhiệt đới. Khi vào mùa đông, tất cả phần lá và thân sẽ bị lụy đi nhưng bộ
rễ không bị chết, khi thời tiết trở nên ấm áp hơn cỏ sẽ đâm chồi trở lại và phát triển
xanh tốt như bình thường.
Điều kiện khí hậu thích hợp với cỏ Vetiver là khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt
nên với khí hậu lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cỏ. Tuy nhiên, cỏ có thể sống trong điều kiện thời tiết biến động như hạn hán
kéo dài, lũ lụt, ngập úng.
Cỏ Vetiver là loài thực vật ưa sáng nên môi trường trồng cỏ yêu cầu phải là nơi

có lượng ánh sáng tự nhiên lớn. Nếu phải sinh sống trong môi trường bóng râm, thiếu
ánh sáng thì cỏ phát triển rất chậm hoặc bị chết. Ngoài ra, đối với yếu tố độ ẩm thì cỏ
Vetiver có thể sinh sống trong các điều kiện độ ẩm khác nhau bởi khả năng chống chọi
với hạn hán cao và có thể chịu được ngập úng trong 45 ngày ngay trong luồng nước
0.6 – 0.8m. Nhưng lượng mưa thích hợp nhất đối với sự phát triển của cỏ là trung bình
khoảng 300 – 700mm.
Cỏ phát triển tốt nhất trên đất cát, tuy nhiên cỏ cũng có thể sống trên nhiều loại
đất khác như đất cát vụn, đất cát pha sét hay đất bazan. Và khả năng chống chọi với
môi trường thiếu dinh dưỡng của cỏ cũng rất cao giống như khả năng thích ứng với
các điều kiện thời tiết bất lợi.
Nhờ những đặc tính ưu việt trên mà cỏ Vetiver có khả năng sống thích nghi với
điều kiện tự nhiên ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể phân bố rộng rãi ở nhiều
khu vực. Nhưng có thể thấy môi trường thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng của có
đó là vùng đất trống, có điều kiện thoát nước tốt.
1.3.2. Các ứng dụng khác của cỏ Vetiver
Từ rễ của loài cỏ Vetiver, qua chưng cất sẽ lấy tinh dầu được dùng làm dầu thơm
và hương liệu trong xà bông thơm. Giá bán trên thị trường thế giới khá cao, khoảng
135 USD/kg tinh dầu cỏ vetiver.
21


Lá cỏ vetiver dùng làm thức ăn cho gia súc, là nguồn giá trị dinh dưỡng ngang
giữa cỏ Napier và bắp tươi sấy. Lợp mái nhà, sử dụng như nguyên liệu làm giấy, làm
dây thừng, chiếu, nón, giỏ xách ... Khi phần ngọn cỏ vetiver thuần thục đạt 52%, có
thể dùng làm thức ăn cho bò sữa, ngựa, dê và nhiều loại động vật khác do tính chất dễ
tiêu hóa. Ngoài ra, người ta còn dùng cỏ vetiver để lót ổ rơm cho gia súc.
Thân, lá còn dùng làm vật liệu nuôi trồng nấm rơm và phân xanh. Người ta còn
dùng thân lá cỏ vetiver làm vật liệu nhồi nệm, làm chổi quét, làm cây cảnh trang trí
trong vườn, trong nhà ...
Trồng cỏ Vetiver được xem như là xây dựng một hàng rào bê tông sinh học

chống lại xói mòn sạt lỡ đất do có một số tác dụng có hiệu quả như: giảm vận tốc dòng
chảy, giữ đất không bị nước cuốn trôi, hấp thu các khoáng chất có độc tính, lọc nước
chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường, duy trì độ ẩm của đất, tăng độ phì cho
đất, Vetiver là loài cây trồng lâu năm và có tính an toàn môi trường không xâm hại đến
các loài thực vật xung quanh môi trường sống và ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa
phương [III.1]
Cỏ Vetiver còn được áp dụng như một công cụ cải tạo, cải thiện chất lượng đất ở
nhưng khu vực ô nhiễm, xói mòn, nghèo dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh sâu
hại cho cây trồng, thực vật xung quanh.
1.3.3 Tình hình nghiên cứu về cỏ Vetiver trên thế giới và tại Việt Nam
Công nghệ cỏ cỏ Vetiver, dựa trên việc sử dụng cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides
L), được phát triển lần đầu tiên bởi Ngân hàng Thế giới để bảo vệ đất và nước ở Ấn
Độ vào những năm 1980.
Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Quảng Tây, Trung Quốc cho thấy, trong số 79
loài côn trùng tìm thấy trên cỏ vetiver, chỉ có 4 con đã tấn công lá cỏ vetiver non. Tuy
nhiên do số lượng nhỏ nên gây thiệt hại không nhiều. Ngược lại, 30 loài khác được tìm
thấy trong hàng cỏ Vetiver được coi là côn trùng hữu ích, vì chúng là kẻ thù hết sức
quan trọng của sâu bệnh hại vườn, nông nghiệp và rừng. Điều này chỉ ra rằng có thể sử
dụng cỏ Vetiver trong một kế hoạch quản lý dịch hại tổng hợp. [II.4]
Ở Queensland, cỏ vetiver đã được sử dụng thành công để ổn định chất thải từ mỏ
khai thác và độ mặn cao, đất mặn và chất thải kiềm của các mỏ than (Radloff và cộng
sự, 1995) và chất thải có hàm lượng axit cao (pH 3.5) của mỏ vàng. Gần đây, VGT đã

22


được sử dụng để khôi phục chất thải mỏ bentonit và theo dõi các bức tường đập của
các mỏ bôxit và đồng và một nhà máy lọc nhôm ở phía bắc Australia [II.4]
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan đã nghiên
cứu hiệu quả xử lý Arsen khỏi đất bằng cỏ Vetiver, được gọi là công nghệ

Phytoremediation với 3 mô hình sinh thái: Nash (Surat Thani), V.nemoralis (Blansa)
và A.Camus (Prachuabkirikhan). Nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết vấn đề ô
nhiễm Arsen ở các khu làng ở tỉnh Nakhon Sri Thammarat, phía nam Thái Lan với
dấu hiệu có rất nhiều người dân bị đau ốm và mắc ung thư do nhiễm Arsen. Các thí
nghiệm được tiến hành song song với mẫu trồng đối chứng để so sánh sự phát triển
sinh trưởng của cỏ trong môi trường thí nghiệm và thực tế. Và đồng thời cũng so sánh
khả năng hấp thụ của cỏ trong các mô hình sinh thái. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
hiệu quả loại bỏ arsen của cả hai loài đều tăng lên tỉ lệ thuận với thời gian tiếp xúc.
Hiệu quả cao nhất của V. zizanioides (Linn. Nash) là 0,05% sau 90 ngày với nồng độ là
75 mg As/kg trọng lượng khô của đất, và hiệu quả cao nhất của V. nemoralis (Balansa)
A. Camus là 0,04%, sau 90 ngày với nồng độ là 125 mg As/kg trọng lượng khô của
đất. [II.5]
Ở Việt Nam, việc sử dụng công nghệ cỏ cỏ Vetiver hiện đang rất được quan tâm
đến để ổn định hệ thống đê sông Hồng rộng lớn, được xây dựng qua nhiều thế kỷ để
bảo vệ đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam khỏi lũ lụt hàng năm. Vùng đồng
bằng này hiện đang được bảo vệ bởi 5 000 km đê, 20% trong số đó bị hư hỏng hàng
năm vào mùa mưa, làm cho 1.000 km đê cần được sửa chữa mỗi năm. [II.4]
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của Thạc sũ Lương Thị Thúy Vân, Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm kim loại nặng của cỏ
Vetiver ứng dụng thực tế tại khu ruộng bị ô nhiễm dưới 2 khu khái thác kim loại tại
Thái Nguyên là khu vực khai thác thiếc (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ) và khu vực
khai thác chì – kẽm (xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ). Sau thời gian trồng thí nghiệm 3
năm tại khu vực thử nghiệm, tính chất đất ô nhiễm Pb và ô nhiễm As tại 2 khu vực trên
đã cải thiện rõ rệt. Các chỉ số pH đất, hàm lượng N, K 2O, mùn đều tăng so với ban
đầu, hàm lượng As giảm từ 1536,2 mg/kg xuống 1412.5 mg/kg, hàm lượng Pb giảm từ
1137.17 mg/kg xuống 1054.26 mg/kg. [I.8]
1.4 Giới thiệu về độc tính của kim loại nặng nghiên cứu

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3. Trong
thực tế, một số kim loại nặng đóng vai trò là những nguyên tố vi lượng quan trọng đối

23


với sự sống của sinh vật. Bên cạnh đó, một số kim loại nặng khác thì không cần thiết
cho sự sống và không gây hại khi đi vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ kim loại nặng
đi vào cơ thể vượt quá giới hạn cho phép có thể gây hại cho sinh vật.
1.4.1

Độc tính của kim loại chì
Hiện nay, chì được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều hoạt động sản xuất công
nghiệp như: dùng làm sơn công nghiệp, ắc quy chì trong ô tô, nguyên liệu trong luyện
kim chì, làm chất xúc tác, hay được pha trong xăng làm như một chất phụ gia bôi trơn,
sản xuất đồ gốm sứ, sản xuất mỹ phẩm,… [I.6]
Trong tự nhiên, chì là nguyên tố vi lượng tồn tại chủ yếu trong đất và đá tự nhiên.
Trong trầm tích, hàm lượng chì trung bình là 23 ug/g. Hàm lượng chì trong đá mẹ nằm
trong khoảng từ 10-40 ug/g. [I.6]
Tuy nhiên hiện nay, hàm lượng chì trong môi trường chủ yếu đến từ các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của con người như: khói thải xe cộ do sử dụng xăng pha
chì, công nghiệp khai thác mỏ chì và luyện kim quặng chì, sản xuất hoặc tái chế ắc quy
chì, bùn cống và từ các nguồn khác.



Độc tính của chì đối với thực vật
Cây có thể hấp thụ và tích lũy Pb trực tiếp từ không khí xung quanh và đất. Sự
hấp thụ chì bởi thực vật phụ thuộc vào hàm lượng chì trong đất, loại cây, tình trạng
phát triển của cây và 1 số yếu tố khác. Ví dụ, cây lúa mạch rất nhạy cảm với Pb. Chì
đã được chứng minh là ức chế sự nảy mầm của hạt bằng cách ức chế sự phát triển
chung và sự kéo dài của gốc. Tuy nhiên tác động ức chế sự nảy mầm của Pb không
nghiêm trọng như các kim loại khác. Trong một nghiên cứu sự ảnh hưởng của Cr, Cd,

Hg, Pb và As đối với sự nảy mầm của hạt mù tạt (Sinapis alba), Fargasova1 chỉ ra rằng
sau 72 giờ kim loại độc hại nhất cho sự nảy mầm là As 5+, trong khi ít độc hại nhất là
Pb2+.
Theo Koeppe (1993), trong điều kiện cây phát triển mạnh, chì được hấp thụ
mạnh và một phần kết tủa trên thành tế bào rễ ở một dạng không tan, không kết tinh, ở
cây bắp giống như dạng phosphate chì. Ngoài ra, còn có sự vận chuyển lên chồi cây,
mặc dù lượng này khá nhỏ, chỉ khoảng 3,5 tới 22,7% lượng chì hấp thụ sau 7 ngày.
Điều này có thể giải thích nguyên nhân nồng độ Pb trong rễ cao hơn và có thể giải
thích nồng độ chì là thấp trên hạt mù tạt. Quá trình vận chuyển Pb trong thực vật sau
khi hấp thụ có thể làm giảm sự phân chia tế bào, ngay cả ở nồng độ rất thấp. Koeppe
24


và Miller cho rằng Pb ức chế vận chuyển electron trong ty thể ngô, đặc biệt khi có
phosphate. [II.3]


Độc tính của chì đối với động vật
Động vật còn non được chứng minh là dễ bị ngộ độc Pb hơn động vật trưởng
thành. Ví dụ, chuột ở giai đoạn tăng trưởng tích tụ thêm Pb trong xương của chúng so
với những con chuột trưởng thành, và những con chuột một tuần tuổi hấp thụ Pb qua
đường ruột của chúng dễ dàng hơn chuột trưởng thành. Trong các hệ thống thủy sinh,
pH nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độc tính của Pb. Khi trứng và ấu
trùng cá chép (Cyprinus carpio) tiếp xúc với Pb ở pH 7,5, số lượng tử vong là không
đáng kể so với đối chứng. Ở pH 5,6, tỷ lệ tử vong không đáng kể trong trứng khi tiếp
xúc với Pb, nhưng lại đáng kể đối với ấu trùng ở tất cả các mức nồng độ. Tiếp xúc Pb
cũng ảnh hưởng tới nhịp tim đập và chuyển động đuôi; nhịp tim tăng lên và chuyển
động đuôi giảm khi nồng độ Pb tăng lên. Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy sự hấp thu
và tích lũy Pb tăng lên cùng với việc giảm pH. Ảnh hưởng của Pb đối với các loài
nước ngọt cũng khác nhau, tùy thuộc vào các loài tiếp xúc. Ví dụ, cá vàng tương đối

kháng với Pb, có thể là do sự điều tiết ở mang cá. [II.3]



Độc tính của chì đối với con người
Chì và các hợp chất chì càng dễ hòa tan thì càng độc. Chì xâm nhập vào cơ thể
con người và động vật thông qua những con đường chính sau: hô hấp, ăn uống và hấp
thụ qua da. Nguồn chì trong môi trường sống từ nước uống, thức ăn, khói bụi vào cơ
thể hàng ngày có thể từ 0,1 – 0,5mg. Độc tính của kim loại chì đối với người lớn là:
[I.7]
+ 1000mg/ngày: Tử vong
+ 10mg – 1 lần/ngày: Gây nhiễm độc nặng trong vài tuần.
+ 1mg/ngày: Sau nhiều ngày có thể gây nhiễm độc mãn tính

1.4.2

Độc tính của kim loại đồng
Trong tự nhiên, đồng thường tồn tại trong trong thạch quyển trung bình khoảng
70 mg/kg. đồng có trong đất vào khoảng từ 2-100 mg/kg. đồng trong tự nhiên tồn tại
chủ yếu trong các loại quặng.
Trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người: đồng trong môi trường
phần lớn đến từ các hoạt động luyện kim, sản xuất nông nghiệp (sử dụng các chế phẩm
hóa học thuốc trừ sâu, phân bón)…[I.6]
25


×