Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

NGUYỄN HỒNG HẠNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC HUYỆN
HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC HUYỆN
HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành

: Khí tượng thủy văn biển

Mã ngành

: D440299

Sinh viên thực hiện


: Nguyễn Hồng Hạnh

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Mạnh Tuân

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu
trong bài đồ án tốt nghiệp này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án này dựa trên các kết quả
thu được trong quá trình nghiên cứu, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào
của các tác giả khác. Nội dung của đồ án có tham khảo và sử dụng một số thông tin,tài
liệu từ các nguồn sách, tạp chí được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Hạnh


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đỗ Mạnh Tuân, giảng viên
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình,
định hướng chủ đề và tạo điều kiện cho em trong quá trình làm khóa luận. Em cảm ơn
thầy về những kiến thức quý báu, những lời khuyên và những lời góp ý chân thành để
giúp em có thể hoàn thành tốt đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Khoa Khoa học Biển và Hải đảo,
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và truyền
đạt cho em những kiến thức chuyên ngành trong quá trình học tập trên giảng đường

những năm học qua.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Đức Hoan công tác tại
phòng Nông nghiệp, Ủy Ban Nhân dân huyện Hải Hậu đã đã giúp đỡ, cung cấp số liệu
và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em làm đồ án.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập
cũng như trong cuộc sống.
Dù em đã cố gắng nhưng kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên
bài đồ án tốt nghiệp này vẫn còn những thiếu sót. Em rất mong được thầy cô và các
bạn có những ý kiến đóng góp cho bài đồ án tốt nghiệp của em trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hồng Hạnh


DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
Trên thế giới..................................................................................................................................7
Trên thế giới..................................................................................................................................7
Tại Việt Nam.................................................................................................................................8
Tại Việt Nam.................................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............11
2.1.1.7. Đặc điểm kiến tạo..........................................................................................................15
2.1.1.7. Đặc điểm kiến tạo..........................................................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................23
Mở lại dòng chảy sông Sò.........................................................................................................48
Mở lại dòng chảy sông Sò.........................................................................................................48
Giải pháp xây dựng các Tombolo nhân tạo............................................................................49

Giải pháp xây dựng các Tombolo nhân tạo............................................................................49
Trên thực tế các Tombolo ngoài tự nhiên còn được gọi là “Doi cát nối đảo” là một dạng
địa hình tích tụ, theo đó một doi cát hay mũi nhô hẹp sẽ nối liền một hòn đảo với đất
liền.................................................................................................................................................49
Trên thực tế các Tombolo ngoài tự nhiên còn được gọi là “Doi cát nối đảo” là một dạng
địa hình tích tụ, theo đó một doi cát hay mũi nhô hẹp sẽ nối liền một hòn đảo với đất
liền.................................................................................................................................................49
Khi ta áp dụng xây dựng các Tombolo nhân tạo trên hệ thống ven biển huyện Hải.......49
Khi ta áp dụng xây dựng các Tombolo nhân tạo trên hệ thống ven biển huyện Hải.......49
Hậu thì các Tombolo nhân tạo này sẽ có tác dụng giữ lại một phần bùn cát của dòng
chảy ven bờ nhằm bồi đắp và củng cố đường bờ...................................................................49
Hậu thì các Tombolo nhân tạo này sẽ có tác dụng giữ lại một phần bùn cát của dòng
chảy ven bờ nhằm bồi đắp và củng cố đường bờ...................................................................49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................53


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã ven biển huyện Hải Hậu ........Error:
Reference source not found
Bảng 2: Hiện trạng bồi tụ qua các thời kỳ của huyện Hải Hậu. .Error: Reference source
not found
Bảng 3: Tốc độ xói lở bờ biển Hải Hậu qua các thời kỳ .....Error: Reference source not
found


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
Trên thế giới..................................................................................................................................7
Tại Việt Nam.................................................................................................................................8

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............11
2.1.1.7. Đặc điểm kiến tạo..........................................................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................23
Mở lại dòng chảy sông Sò.........................................................................................................48
Giải pháp xây dựng các Tombolo nhân tạo............................................................................49
Trên thực tế các Tombolo ngoài tự nhiên còn được gọi là “Doi cát nối đảo” là một dạng
địa hình tích tụ, theo đó một doi cát hay mũi nhô hẹp sẽ nối liền một hòn đảo với đất
liền.................................................................................................................................................49
Khi ta áp dụng xây dựng các Tombolo nhân tạo trên hệ thống ven biển huyện Hải.......49
Hậu thì các Tombolo nhân tạo này sẽ có tác dụng giữ lại một phần bùn cát của dòng
chảy ven bờ nhằm bồi đắp và củng cố đường bờ...................................................................49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................53

1



MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu và mặt trái của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (khai

thác, sử dụng tài nguyên nước ở thượng nguồn, các hoạt động phát triển kinh tế trên
sông, ven biển,…) đã gây ra nhiều tác động tiêu cực như mất cân bằng bùn cát, gia
tăng sạt lở bờ sông, bờ biển, suy giảm nghiêm trọng rừng ngập mặn ven biển, xâm
nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền, phần lớn các cửa sông ở khu vực duyên hải miền
trung bị bồi lấp theo mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế xã hội của
bà con ngư dân.

Vùng cửa sông ven biển là nơi chịu tác động tương tác giữa đất liền và biển, cũng
là nơi tiến hành hoạt động phát triển kinh tế mạnh mẽ. Những quốc gia có biển đã đầu
tư nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, xã hội nhằm quy hoạch sử dụng lãnh thổ và lãnh
hải có hiệu quả. Mặt khác, vùng cửa sông ven biển là nơi tập trung nhiều tai biến gây
ra những thiệt hại về người và của. Trên thế giới, các nước phát triển đã đạt được
những kết quả quan trọng trong nghiên cứu, khai thác đới bờ như các hệ thống đê biển
của Đức và Hà Lan là những công trình kỹ thuật có tầm vóc lịch sử, đảm bảo an ninh
cho cuộc sống người dân đồng thời cũng là những cảnh quan nhân sinh hấp dẫn, thu
hút nhiều khách du lịch. Các bãi biển đẹp, các khu nghỉ mát, các cầu cảng được xây
dựng và phát triển ổn định là nhờ vào kết quả nghiên cứu đới bờ.
Việt Nam có đường bờ biển chạy dọc chiều dài cả nước từ Bắc vào Nam. Những
nguồn lợi mà biển cả mang lại cho đất nước và con người nơi đất Việt là vô cùng to
lớn. Đặc biệt mẹ thiên nhiên đã ưu ái dành cho nơi đây những bãi tắm tuyệt đẹp làm
cho Việt nam nổi tiếng với du khách trên thế giới về ngành du lịch biển. Nhưng biển cả
không phải lúc nào cũng êm đềm, bên cạnh những nguồn lợi thu từ biển con người nơi
đây luôn phải đối mặt với những mối đe dọa tiềm ẩn do biển mang đến bất cứ lúc nào.
Đới bờ Việt Nam là nơi tập trung đông dân cư và phát triển nhiều đô thị, thành
phố, đồng thời cũng là nơi phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong
những thập niên gần đây bờ biển Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng bị biển
xâm thực gây nên hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển. Hiện tượng bồi tụ - xói lở bờ biển
đang xảy ra rất phức tạp và phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và với Việt Nam
cũng vậy, có những nơi đang xảy ra hiện tượng bồi tụ rất mạnh nhưng lại có những nơi
đang xảy ra xói lở nghiêm trọng gây ra những tổn hại về vật chất, tinh thần và đem lại
1


những khó khăn cho cuộc sống của con người. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, mức độ xói
lở - bồi tụ bờ biển Việt Nam ngày càng gia tăng từ phạm vi đến cường độ, đặc biệt là
khu vực đới bờ tỉnh Nam Định. Trong nhiều năm qua bờ biển tỉnh Nam Định biến
động mạnh do quá trình bồi tụ và xói lở. Khu vực các cửa sông lớn (Ba Lạt, Lạch

Giang, Cửa Đáy) có tốc độ bồi tụ mạnh, trong khi bờ biển các huyện Hải Hậu, Giao
Thủy lại có tốc độ xói lở nhanh và là vùng biển thuộc loại xói lở mạnh nhất nước ta
hiện nay.
Huyện Hải Hậu thuộc khu vực ven biển tỉnh Nam Định, đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam. Đây là điểm kinh tế trọng điểm của tỉnh, có mật độ dân cư cao. Tỉnh Nam Định
có 91,5km đê biển thì huyện Hải Hậu chiếm 33,3km và là nơi có tuyến đê xung nhất.
Hải Hậu là khu vực có nguy cơ cao và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sạt lở. Hiện
tượng xói lở trong khu vực được ghi nhận từ đầu thế kỉ XX (1905). Hiện nay tỉnh Nam
Định có 35km đê biển của tỉnh bị xói lở đe dọa đến sự an toàn các công trình và tính
mạng cũng như nhà cửa của nhân dân địa phương thì trong đó tình trạng đê biển Hải
Hậu nghiêm trọng có tới 27km đê biển bị xói lở. Hải Hậu là vùng xói lở rất điển hình
về cả quy mô không gian và thời gian, các trận vỡ đê biển xảy ra mạnh đặc biệt vào
mùa mưa bão, dẫn đến việc di dời các tuyến đê dự phòng càng bị lùi sâu về phía đất
liền.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng cửa
sông ven biển đã được đầu tư và đẩy mạnh thực sự. Mặc dù vậy, các công trình ven
biển (đê biển), các vùng kinh tế, các cầu cảng luôn nằm trong mối đe dọa của tự nhiên ,
cụ thể hàng năm sau mỗi trận bão các đê biển ở Hải Hậu bị phá hủy, các đầm tôm bị
ngập mặn, các cầu cảng hoạt động gặp khó khăn do bồi lắng san lấp luồng lạch. Vấn
đề cấp bách đặt ra là bảo vệ tính mạng người dân, đảm bảo sự ổn định cho các hoạt
động kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường đới ven bờ tại khu vực huyện Hải Hậu nói
riêng và tỉnh Nam Định nói chung. Do đó nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống
các yếu tố ảnh hướng đến quá trình biến động đường bờ khu vực biển Hải Hậu là một
vấn đề cần thiết. Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của một đồ án em chọn đề tài là:
“NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC HUYỆN HẢI HẬU TỈNH
NAM ĐỊNH”.


1.2. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:

Làm sáng tỏ hiện trạng biển động đường bờ và xu thế xói lở - bồi tụ của khu vực
bờ biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Làm rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng xói lở - bồi tụ của khu vực bờ biển huyện
Hải Hậu
-

Ý nghĩa thực tiễn:

Đề xuất các giải pháp phòng chống, giảm thiểu xói lở - bồi tại khu vực nghiên cứu.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Xác định hiện trạng biến động đường bờ và xu thế xói lở - bồi tụ của bờ biển trong
khu vực nghiên cứu.
Xác định nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển tại khu vực huyện hải Hậu, tỉnh Nam
Định.
Đề xuất các giải pháp để phòng chống, giảm thiểu xói lở - bồi tụ tại khu vực huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Thu thập, tổng hợp, đánh giá các dạng số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và môi trường.
Xác định hiện trạng biến động đường bờ: xu thế và tốc độ xói lở bờ biển huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Xác định nguyên nhân xói lở - bồi tụ trong khu vực nghiên cứu.
Đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm phòng chống, giảm thiểu xói lở - bồi tụ khu
vực nghiên cứu.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu xu thế xói lở - bồi tụ của bờ biển khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu nguyên nhân xói lở - bồi tụ bờ biển tại khu vực nghiên cứu.
Đề xuất các giải pháp để phòng chống, giảm thiểu xói lở - bồi tụ tại khu vực

nghiên cứu.
-

Cấu trúc của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận – Kiến nghị và Tài liệu tham khảo thì cấu trúc của
luận văn gồm có 3 chương:


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay tình trạng xói lở - bồi tụ đang diễn ra khá phổ biến trên toàn dải bờ biển, cửa
sông ở nước ta, đặc biệt là dải từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ và gây ra những thiệt hại không
nhỏ mức độ, cường độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau. Xói lở và bồi tụ là hai quá

trình đối lập và xảy ra song song với nhau và bị chi phối bởi nhiều yếu tố (nội sinh,
ngoại sinh và nhân sinh). Quá trình xói lở và bồi tụ xảy ra rất phức tạp.
Bờ biển luôn bị thay đổi hình dạng do tác dụng của sóng vỗ, thủy triều các dòng
chảy có hướng dọc theo bờ cũng như tác dụng vật lý, hóa học của nước, của sinh vật
sống trong nước lên đất đá bờ. Quá trình làm thay đổi hình dáng bờ biển chu yếu do
sóng vỗ gọi là hiện tượng xói lở.
Bồi tụ là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.
Quá trình bồi tụ diễn ra rất phức tạp, nó phụ thuộc vào động năng của các nhân tố
ngoại lực. Khi động năng giảm dần thì các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển

của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm. Nếu động năng giảm đột ngột
thì tất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau : các quá trình nội lực có xu hướng
làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng
những chồ gồ ghề đó.
-

Nguyên nhân xói lở - bồi tụ:

Xói lở - bồi tụ dải ven biển là một quá trình tự nhiên phức tạp, là hệ quả tương tác
giữa rất nhiều yếu tố. Những yếu tố gây ra xói lở bồi tụ bờ biển, trong đó các yếu tố
tác động đến quá trình xói lở bồi tụ bờ biển được phân làm hai nhóm: các yếu tố tự
nhiên và tác động của con người. Việc đánh giá xác định nguyên nhân xói bồi phải
xem xét đầy đủ trên các phương diện như sự vận chuyển bùn cát dưới tác động của
sóng, gió và dòng triều; các tác động của con người trong phạm vi dọc bờ biển, trên
các lưu vực sông, theo không gian cũng như thời gian (Hình 1).
Yếu tố tự nhiên: Do biến đổi khí hậu theo các hiện tượng Nalina và Elnino làm
cho gió mùa bị xáo động bất thường, bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất
thường về thời gian và hướng dịch chuyển, thời tiết mùa đông nói chung ấm lên, mùa
hè nóng thêm. Xuất hiện bão, lũ và khô hạn bất thường do gió mùa tần suất cao, nhiều
cơn bão và áp thấp nhiệt đới liên tục, nối tiếp cộng với mưa lớn và lũ liên tiếp… , mức
độ dâng nước trực tiếp do gió bão vào thời kỳ triều cường. Hiện tượng dâng mực nước


sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm nếu tính đến hiện tượng lan truyền sóng dài, sóng lớn từ
ngoài vào cũng như nước dâng do sóng.
về kinh tế - xã hội. Xói lở – bồi tụ bờ biển là dạng thiên tai nặng nề, xảy ra ở cả ba
miền, diễn biến hết sức phức tạp gây thiệt hại rất lớn về người và của. Nó để lại hậu
quả lâu dài về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Bồi tụ bờ biển, cửa sông thành
tạo nên các bãi bồi quí giá cho nhiều vùng, song nhiều nơi cũng trở thành tai biến

nghiêm trọng, gây ra sa bồi luồng tàu, bến cảng, bồi lấp cửa sông làm cản trở giao
thông, giảm khả năng thoát lũ, gây ngập lụt trên diện rộng, ngọt hoá các đầm phá,
vũng vịnh...
Trong thời gian qua, trên bờ biển nước ta các hoạt động xói lở và bồi tụ bờ biển
thường xuyên xảy ra với nhiều kiểu, dạng, quy mô và cường độ tác động khác nhau…
Trong đó đới bờ khu vực Hải Hậu trong những năm gần đây là khu vực xảy ra hiện
tượng xói lở- bồi tụ ven bờ hết sức nghiêm trọng, kéo theo đó là hiện trạng biến đổi
đường bờ trong khu vực này là khá phức tạp.
Bờ biển Hải Hậu từ cửa Hà Lạn đến cửa Lạch Giang dài 33,32km. Toàn bờ biển
Hải Hậu bị xói lở trên chiều dài 17,2km, tốc độ xói trung bình 14,5m/năm, lớn nhất
20,5m/năm. Quá trình xói lở đê kè biển diễn ra rất nghiêm trọng trong cơn bão
Damrey (2005). Bão đã làm hư hỏng và vỡ 8,12km đê biển Hải Hậu, có đoạn vỡ hoàn
toàn với chiều dài hơn 1km (Hải Triều-Hải Hòa). Trong thời gian là hơn 50 năm (từ
năm 1912-1965), hiện tượng xói lở nghiêm trọng diễn ra trên đoạn bờ Hải Hậu, từ xã
Hải Đông đến hải Hòa dài 16km, rộng 300 – 400m, rộng nhất là 600m, gây ảnh hường
lớn đến đời sống kinh tế xã hội không chỉ của khu vực mà còn cho cả ven biển châu
thổ sông Hồng như mất đất ở và đất canh tác, ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất, đe
dọa phá huỷ các công trình đê kè biển, buộc phải di dời và tái định cư ổn định cuộc
sống nhân dân.
Do đó nhằm bảo vệ đê bãi, các công trình ven biển, đời sống của người dân ven
biển thì vấn đề nghiên cứu về biến động đường bờ khu vực huyện Hải Hậu tỉnh Nam
Định là rất cần thiết.
Xói lở và bồi tụ bờ biển là kết quả của hoạt động địa động lực biển hoặc địa động
lực biển kết hợp địa động lực dòng sông, thường xuyên xảy ra ở các bờ biển với những


Yếu tố con người: như đắp đập ngăn sông, đào kênh tưới tiêu, thoát lũ, quai đê lấn
biển, phá rừng ngập mặn, huỷ hoại hệ sinh thái rạn san hô.

Hình 1: Các nguyên nhân gây xói lở - bồi tụ khu vực ven biển

Những nhân tố tự nhiên quan trọng không thể bỏ qua trong việc hiểu và nhận diện
vấn đề xói lở bờ biển bao gồm: cấu tạo vùng bờ và hướng đường bờ, tác động của gió,
sóng, thủy triều, cũng như vai trò của rừng ngập mặn. Bên cạnh các yếu tố tự nhiên,
các tác động do con người tạo ra cũng cần được xem xét theo không gian cũng như
theo thời gian. Dưới đây, tôi sẽ lần lượt đề cập, phân tích và thảo luận một số yếu tố
được cho là những nguyên nhân chính tác động đến quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển
khu vực huyện Hải Hậu trong phần Chương 3.
1.2. Cơ sở thực tiễn
-

Trên thế giới

Nghiên cứu xói lở và bồi tụ đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Ở
các nước phát triển người ta đã xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
phòng chống hữu hiệu, đã dự báo tương đối chính xác diễn biến hiện tượng xói lở bồi
tụ. Ở các nước đang phát triển, vấn đề trị thuỷ sông, thoát lũ cửa sông cũng rất được
quan tâm nhưng do tài liệu điều tra cơ bản còn thiếu nên còn bị động trước thiên tai
xói lở.


Các công trình nghiên cứu về xói lở - bồi tụ bờ biển cửa sông được đăng tải trên
các tạp chí định kỳ như: Journal of Coastal Research (CERF - Mỹ), Natural Disaster
(Nhật). Trong nhiều chương trình, dự án quốc tế, vấn đề xói lở bồi tụ được coi là trọng
tâm như Chương trình “Land Ocean Interactions in the coastal zone (LOICZ)”,
chương trình APN... Hiện nay các nước Đông Nam Á đang phối hợp xây dựng mạng
lưới quan trắc và từng bước triển khai dự án EA LOICZ, trong đó xói lở - bồi tụ bờ
biển cửa sông là một trong các nội dung được ưu tiên.
Nhiều công trình nghiên cứu đã được biên tập, xuất bản dưới dạng sách như:
Richard Soulsby năm 1997 với cuốn sách “ Động lực học cát biển ”, trình bày về
các tác nhân, cơ chế, phương pháp nghiên cứu vận chuyển trầm tích, bồi-xói.

Năm 2002, B Mutlu Sumer và Jorgen Fredsoe xuất bản cuốn “Các cơ chế xói mòn
trong môi trường biển”, đề cập các cơ chế xói, các dạng xói xung quanh công trình.
Một số nước có nền khoa học kỹ thuật biển tiên tiến trên thế giới đã áp dụng các
giải pháp khác nhau nhằm ổn định vùng bờ biển như Mỹ, Nhật, Pháp, Hà Lan, Trung
Quốc, Ý…Trong các giải pháp đó gồm các giải pháp phi công trình và công trình hiện
nay đang tiến tới kết hợp giữa hai giải pháp này. Đến nay các nghiên cứu và giải pháp
khoa học công nghệ về công trình phòng chống bồi tụ, xói lở bờ biển trên thế giới đã
có nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về hình thái, quy
luật diễn biến và các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến hàn chế bồi tụ và xói lở bờ
biển. Trong đó giải pháp hiệu quả và thành công nhất hiện nay là công trình cứng gồm
hệ thống các đập ngăn cát chắn sóng tùy theo các điều kiện cụ thể của từng vùng trên
cơ sở nghiên cứu đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn.
-

Tại Việt Nam

Hiện nay tình trạng xói lở, bồi tụ đang diễn ra khá phổ biến trên toàn dải bờ biển,
cửa sông, đặc biệt là dải từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ và gây ra những thiệt hại không
nhỏ về kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, xói lở-bồi tụ cửa sông là dạng thiên tai nặng nề, xảy ra ở cả ba miền,
diễn biến hết sức phức tạp gây thiệt hại rất lớn về người và của, để lại hậu quả lâu dài
về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Hàng năm, nhà nước phải chi một lượng
kinh phí lớn để khắc phục, phòng chống tai biến và cứu hộ người dân. Việc bồi tụ bờ
biển, cửa sông đang tạo nên các bãi bồi quí giá cho nhiều vùng, song nhiều nơi cũng
trở thành tai biến nghiêm trọng, gây ra sa bồi luồng tàu, bến cảng, bồi lấp cửa sông,


làm giảm khả năng thoát lũ, gây ngập lụt trên diện rộng, ngọt hoá các đầm phá, vũng
vịnh...
Nhận thức rõ tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề xói lở - bồi tụ, Nhà

nước và một số địa phương đã cho triển khai nhiều chương trình, đề tài, đề án nhằm
điều tra, xác định hiện trạng xói lở, bồi tụ theo dõi diễn biến ở các vùng trọng điểm,
xây dựng các luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng chống. Khu vực bờ biển Nam
Định đặc biệt là khu vực bờ biển huyện Hải Hậu đang xảy ra hiện tượng xói lở nghiêm
trọng và đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan để làm rõ vấn đề này.
Nghiên cứu ở trong nước có thể kể ra các công trình tiêu biểu như:
Phương án đo vẽ bản đồ địa chất Đệ tứ tỷ lệ 1/50.000 do Vũ Nhật Thắng làm chủ
biên (1998 – 2000).
Chuyên đề nghiên cứu thành lập bản đồ “Trầm tích tầng mặt và tướng đá – thạch
động lực tỷ lệ 1/500.000 đới biển nông ven bờ (0-30m nước) từ Hải Phòng đến cửa
Đáy do GS. Trần Nghi làm chủ nhiệm thuộc đề tài “ Điều tra địa chất và khoáng sản
biển đới biển nông ven bờ (0 -30m nước) Móng Cái – Hà Tiên do TSKH Nguyễn Biểu
làm chủ nhiệm (1991 – 2005).
Chu Văn Ngợi, 2009. “Nghiên cứu địa động lực hiện đại khu vực cửa sông Ba Lạt
đến cửa Đáy. Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, đề tài đã đánh giá xu thế xu thế
và nguyên nhân xói lở khu vực Hải Hậu dựa trên các thế hệ đê biển do Nguyễn Công
Chứ xây dựng.
Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam với một số dự án điều tra cơ bản đã tiến hành đo
đồng bộ địa hình, thủy hải văn, bùn cát để phân tích diễn biến bãi.
Vũ Thanh Ca, Nguyễn Quốc Trinh (2007) đã công bố bài báo “Nghiên cứu về
nguyên nhân xói lở bờ biển Nam định.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2010) với “Biến động bờ biển và cửa sông Việt
Nam” là cuốn sách đề cập đến các quá trình biến động bờ biển, cửa sông trong đó có
đề cập đến khu vực ven biển Hải Hậu, Nam Đinh.
Nguyễn Mạnh Hùng và nnk ( 2011) với đề tài “Tình toán biến động bờ biển khu
vực ven biển Hải Hậu – Nam Định và châu thổ sông Hồng dưới tác động đồng thời
của trường sóng và mực nước”.
Thorsten Albers và N.V Liebermen cùng các cộng sự ở Việt Nam (2011) với đề tài
“Nghiên cứu dòng chảy và mô hình xói lở” ở khu vực Vĩnh tân, Sóc Trăng.
Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp thoát lũ, phòng tránh

xói lở và bồi lấp cửa sông Vu Gia - Thu Bồn” do PGS.TS Vũ Minh Cát, Trường Đại


học Thủy lợi chủ trì thực hiện (2002-2003) nhằm nghiên cứu quy luật diễn biến bờ
biển và đánh giá khả năng thoát lũ qua cửa theo các kịch bản diễn biến cửa khác nhau.
Đề tài KC09-05 “Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải
pháp phòng tránh”, do Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì
thực hiện. Mục tiêu chính của đề tài là: đề xuất mô hình dự báo quá trình xói lở - bồi tụ
cho dải ven biển và cửa sông ở qui mô vừa (mùa và năm) và đề xuất các giải pháp
khoa học kỹ thuật phòng tránh xói lở, bồi tụ và bảo vệ các công trình ven biển cửa
sông.
Đề tài KC08-07/06-10 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp ổn định các cửa sông ven
biển miền Trung” do Trường Đại học thủy lợi chủ trì thực hiện từ năm 2007 đến 2009
với các mục tiêu chính là: xác định nguyên nhân và quy luật diễn biến (bồi, xói, dịch
chuyển) các cửa sông ven biển miền Trung; đề xuất các giải pháp thích ứng ổn định
các cửa sông: Cửa Tư Hiền (Thừa Thiên - Huế); Cửa Mỹ Á (Quảng Ngãi); Cửa Đà
Rằng (Phú Yên) nhằm phát triển kinh tế, xã hội, an toàn cho ngư dân và tàu thuyền
tránh bão; phục vụ các cơ quan quản lý sử dụng kết quả nghiên cứu để lập các dự án
đầu tư chỉnh trị cửa sông có căn cứ khoa học và kinh tế.
Hiện nay nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì có đến 28 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo.
Đây là những đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển
kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ Bắc vào Nam, 28 tỉnh
và thành phố trực thuộc Trung ương có biển là các tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Tp.
Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí
Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Như vậy ta có thể thấy nước ta có khá nhiều tỉnh, thành phố giáp biển, địa hình ven
biển của các tỉnh, thành phố đó đều có sự thay đổi theo mỗi năm. Ví dụ như:

- Trong những năm gần đây bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu bị biến đổi rất mạnh. Có
thể nói hoạt động phá hủy đang diễn ra trên toàn bộ chiều dài bờ biển trong khu vực.
Bờ biển lấn sâu vào đất liền phá hủy các công trình ven bờ gây ra những hậu quả nặng
nề, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân nơi đây.
-

Cuối năm 2014, tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở mức “báo động đỏ” với bờ

biển Cửa Đại (Hội An Quảng Nam). Tình trạng sạt lở tại bờ biển Cửa Đại vốn đã
nghiêm trọng, sau cơn bão số 3 lại càng trầm trọng hơn. Tuyến bờ biển Cửa Đại dài


hơn 7km, trong những năm gần đây, vùng bờ biển Hội An bị biến động sạt lở nghiêm
trọng, bình quân mỗi năm biển lấn sâu vào đất liền tại khu vực phường Cửa Đại từ
30m- 50m. Đặc biệt, năm 2014 đoạn bờ biển từ bãi tắm công cộng đến cầu cảng Cửa
Đại bị sạt lở rất lớn gây ảnh hưởng đến nhiều công trình ven biển, các tuyến đường
giao thông và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân…
-

Từ năm 2003 tới nay, biến động đường bờ vùng cửa sông Cái, Nha Trang có

biểu hiện rõ rệt. Đới bờ cát Bắc thể hiện xu thế xói lở khá mạnh và rõ rệt. Trong khi đó
đới cát bờ nam diễn biến bồi xói xem kẽ nhau và có tính chất mùa.
Các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu kể trên đã thu được nhiều kết quả có
giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc chỉnh trị bờ biển,
cửa sông, giảm nhẹ thiên tai xói lở, bồi tụ. Song do hạn chế về kinh phí cũng như thiết
bị nghiên cứu nên sự gắn kết giữa các vùng còn hạn chế, nhiều vấn đề về qui luật diễn
biến bờ biển, cửa sông, quá trình xói lở, bồi tụ vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm khu vực huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có
tọa độ địa lý khoảng từ 20°00′ đến 20°15′ vĩ độ Bắc và 106°00′ đến 106°21′ kinh độ
Đông.
Huyện có diện tích 230,22 km². Phía Đông Bắc giáp huyện Giao Thủy, phía Bắc
giáp huyện Xuân Trường, phía Tây Bắc giáp huyện Trực Ninh, phía Tây Nam giáp
huyện Nghĩa Hưng, phía Đông và Đông Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ. Cực Nam của


huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với
huyện Nghĩa Hưng.

Hình 2: Bản đồ khu vực nghiên cứu ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
Vùng nghiên cứu thuộc các xã ven biển huyện Hải Hậu với khoảng 32 km bờ biển
trải dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý,
Hải Đông (Hình 2).
2.1.1.2. Khí hậu
Vùng Hải Hậu không được các đảo ven bờ che chắn, địa hình thấp và bằng phẳng,
đường bờ khá thẳng nên gió có điều kiện phát triển theo nhiều hướng. Chịu sự ảnh
hưởng của hai hệ thồng gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam có tình chất ngước
nhau chi phối.
Gió ven biển: Mùa Đông thịnh hành các hướng gió Bắc, Đông Bắc và Đông. Mùa
hè thịnh hành các hướng gió là Nam và Đông Nam. Thời gian chuyển mùa, gió Đông


là hướng gió chính. Khi xuất hiện các nhiễu động thời tiết đặc biệt như dông, lốc, bão,.
. . tốc độ gió có thể lên tới 45m/s.
Lượng mưa: hàng năm dao động 1540 – 1750mm. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng

IV và kết thúc vào tháng X chiếm 82 – 90% lượng mua cả năm. Mưa lớn tập trung vào
các tháng VII – VIII. Lượng mưa ngày lớn nhất đạt tới 300mm. Mưa lớn có thể gây ra
ngập úng cục bộ ở ven biển Hải Hậu.
Bão áp, thấp nhiệt đới: Nhìn chung khu vực này chịu tác động của 28% số trận bão
và áp thấp của Việt Nam. Trung bình hàng năm có 1 – 2 trận tác động trực tiếp và 2 -3
trận tác động gián tiếp. Nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây số trận bão và áp thấp
đổ bộ vào khu vực này có tần suất giảm đi nhưng cường độ lại mạnh hơn.
2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Ảnh hưởng của phù sa bùn cát của các cửa sông Ba Lạt, Lạch Giang ít tác động
đến bồi tụ trong khu vực. Hơn nữa, các cửa sông Ba Lạt, cửa Đáy có hình thái lồi, mở
rộng xa ra biển đã làm khuyếch tán phù sa ra xa bờ. Vì vậy, khu vực thiếu hụt bồi tích
từ lục địa đưa ra mặc dù nằm giữa vùng bờ Châu thổ sông Hồng.
Dao động mực nước khu vực mang tính chất nhật triều đều, các đặc trưng mực
nước trung bình, mực nước cao nhất và thấp nhất đều nhỏ hơn ở Hòn Dấu và Cát Hải.
Mực nước trung bình năm đạt 184cm, thấp hơn Hòn Dấu khoảng 2cm, cao nhất vào
tháng 10, đạt 192cm và thấp nhất vào tháng 3, đạt 150cm. Đây là thời kì sóng hướng
đông và đông bắc phát triển mạnh sẽ phát triển mạnh dòng bồi tích vận chuyển về phía
nam trong pha triều xuống. Ngược lại, trong mùa gió Tây Nam, sóng hướng Tây Nam
và Đông Nam phát triển tạo dòng chảy sóng kết hợp với dòng triều lên sẽ vận chuyển
bồi tích lên phía bắc.
Sóng lớn ở vịnh Bắc Bộ truyền vào bờ Hải Hậu thường có chiều dài bước sóng 5060m. Vì thế từ độ sâu 25 - 30m trở ra, sóng hầu như không tác động đến đáy. Vào mùa
hè, tháng 4 - 9, các hướng sóng ưu thế là Đông, Đông Nam và Nam.
Khu vực ven bờ Hải Hậu là nơi tập trung năng lượng sóng cao do sóng có điều
kiện phát triển mạnh. Khi xuất hiện sóng hướng Đông Bắc thì đoạn bờ từ cửa Ba Lạt
đến Văn Lý bị tác động khá mạnh trong khi đó đoạn bờ từ cửa Đáy đến Nga Sơn và
phần phía Đông Nam Đồ Sơn bị tác động không đáng kể. Vào mùa hè, khu vực này
chịu tác động mạnh mẽ của sóng bão có các hướng Nam Đông Nam, Đông Nam,
Đông Đông Nam với độ cao sóng từ 3,45 - 5,0m, tuy tần suất xuất hiện chỉ đạt 0,01%



đến 0,1%, nhưng năng lượng rất lớn, 5 - 6,49 kg/s 2 và gây nên những đột biến trong
quá trình thành tạo trầm tích và địa hình của dải ven bờ.
Vào mùa gió Đông Bắc, dòng chảy tầng mặt khu vực Hải Hậu có hai hướng chủ
đạo là chảy lên (hướng Đông Bắc) và chảy xuống (hướng Nam và Tây Nam). Trong
đó, dòng chảy xuống hoàn toàn chiếm ưu thế cả về tần suất xuất hiện lẫn vận tốc.
2.1.1.4. Địa hình – địa mạo
Địa hình khu vực nghiên cứu là địa hình đồng bằng và bãi triều tương đối bằng
phẳng. Tại các vùng cửa sông, địa hình rất đa dạng với nhiều kiểu nguồn gốc khác
nhau. Địa hình đáy biển ở vùng cửa sông có sự khác nhau theo độ sâu.
Bề mặt địa hình khu vực nghiên cứu hơi nghiêng về phía biển, độ dốc nhỏ dao
động từ 0,04 – 0,05m/km. Địa hình nhân tạo tiêu biểu ở đây là đê ngăn lũ ven sông và
đê biển. Hệ thống đê và các trục giao thông đã chia cắt ven biển Hải Hậu ra những ô
đất thấp khác nhau.
Vùng ven biển Hải Hậu ở vùng Đông Nam châu thổ, thuộc trũng sông Hồng, có
các đứt gãy kiến tạo lớn chi phối, như các đứt gãy sông Hồng, sông Chảy. Sông Lô, ...
Quá trình sụt lún ở châu thổ được bù đắp bởi lượng phù sa dồi dào. Trong giai đoạn
phát triển châu thổ hiện đại, khu vực ven biển chịu ảnh hưởng rất lớn bở các hoạt động
của con người, trong đó có việc đắp đê ngăn lũ đã làm mất mối trao đổi phù sa giữa
sông và đồng bằng làm cho bề mặt ven biển vốn chưa được bồi đầy lại có thêm nhiều
ô trũng..
2.1.1.5. Hải văn biển
Vùng nghiên cứu nằm kẹp giữa hai cửa sông lớn là Ba Lạt (sông Hồng) và cửa
Lạch Giang (sông Ninh Cơ). Hai nhánh sông lớn này chuyển tải khoảng 38-43% tổng
lượng nước và bùn cát của sông Hồng. Ngoài ra còn có các nhánh sông nhỏ khác, đóng
vai trò như những hệ thống thủy văn tự nhiên, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và
tiêu thoát nước vào mùa mưa. Trong số này đáng kể nhất là sông Sò, là sông tự nhiên
được cải tạo, đưa nước sông Hồng ra cửa Hà Lạn. Hiện nay cửa Hà Lạn (sông Sò) đã
bị bồi lấp mạnh.
2.1.1.6. Thổ nhưỡng
Các trầm tích bề mặt trải qua các quá trình mặn hóa, phèn hóa, bồi tụ và lắng đọng

đã hình thành 4 nhóm đất chính: Nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất phù, nhóm
đất cát.
Nhóm đất phèn gồm đất phèn tiềm năng và đất phèn hoạt tính chiếm diện tích khá


lớn trong khu vực. Chúng có thành phần cơ giới trung bình với lớp phủ chủ yếu là thực
vật ưa mặn, chua như sú, vẹt.
Nhóm đất mặn gồm 4 loại: đất mặn ít, đất mặn trung bình, đất mặn nhiều và đất
mặn sú vẹt. Tổng muối hoà tan từ 0,25 - 1%, thành phần muối kim loại kiềm chủ yếu
là Cl-, SO42-, CO32-, HCO3- được ưu tiên để trồng rừng ngập mặn phòng hộ. Đất mặn ít
chủ yếu để trồng lúa cho năng suất khá cao.
Nhóm đất phù sa bao gồm đất phù sa được bồi giàu dinh dưỡng; đất phù sa không
được bồi, không glay hoặc glay yếu có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt
trung bình; đất phù sa không được bồi, glay trung bình hoặc mạnh; và đất phù sa
không được bồi, glay mạnh và ngập úng vào mùa mưa. Loại đất này rất phù hợp để
trồng lúa nước, cây xen canh và cây ăn quả.
Nhóm đất cát được hình thành do tác động của biển, sông, dòng chảy nội đồng và
gió, phân bố ở các bãi cát và cồn cát ven biển. Đất nghèo dinh dưỡng, có phản ứng ít
chua (pHKCl = 5,5 - 6,0) bao gồm đất cát thô hình thành trên các cồn cát trẻ ở biển và
các cồn cát cổ nằm sâu trong đất liền. Chúng chủ yếu được sử dụng để trồng rừng phi
lao chắn gió, xây dựng khu du lịch, bãi tắm. Cồn cát cũ được cải tạo thích hợp với
nhiều loài cây trồng cạn.
2.1.1.7. Đặc điểm kiến tạo
Vùng nghiên cứu thuộc trũng Sông Hồng, hình thành và phát triển trong Kainozoi.
Trũng kiến tạo Sông Hồng có kiến trúc 2 tầng: tầng móng và tầng phủ.
-

Tầng móng

Tầng móng được cấu tạo từ các thành tạo trước Kainozoi, có tuổi từ Proterozoi

đến Mesozoi. Các thành tạo móng đã trải qua nhiều pha biến dạng, bị các hệ thống đứt
gãy sâu phân cắt ra các khối, chuyển động thẳng đứng với tốc độ khác nhau. Trong
phạm vi trũng Sông Hồng các thành tạo móng lộ ra ở một vài nơi dưới dạng các đồi
nhỏ: đá phiến thạch anh-mica, migmatit, đá phiến mica, gneis biotit dạng mắt thuộc
phức hệ Sông Hồng lộ thành chỏm nhỏ ở núi Gôi; đá vôi màu xám, đá vôi màu xám
sáng xen sét vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao lộ ra ở Yên Mô, Yên Khánh. Ở trung tâm,
các thành tạo móng chìm sâu đến 4000m.
-

Tầng phủ

Tầng phủ được cấu tạo từ các thành tạo có tuổi Paleogen, Neogen và Đệ tứ, gồm
các tổ hợp thạch kiến tạo:


+ Tổ hợp thạch kiến tạo Paleogen-Miocen: trầm tích lục địa. Tổ hợp thạch kiến tạo
được đặc trưng bởi các thành tạo thuộc hệ tầng Phù Tiên (E 2pt), Đình Cao (E3đc), và
hệ tầng Phong Châu (N11pch). Các thành tạo chủ yếu là cuội, sạn, cát, bột có chứa ít
than nâu, được hình thành trong điều kiện lục địa, trong giai đoạn đầu hình thành trũng
Sông Hồng.
+ Tổ hợp thạch kiến tạo Miocen trung-thượng: trầm tích lục địa và biển nông ven
bờ. Tổ hợp thạch kiến tạo đặc trưng bởi các thành tạo thuộc hệ tầng Phủ Cừ (N 21pc) và
hệ tầng Tiên Hưng (N13th). Thành phần thạch học gồm cát kết hạt mịn đến trung, xen
lớp, có chứa ít than nâu thuộc tướng biển vùng ven bờ và tướng đầm lầy. Các thành tạo
được hình thành trong điều kiện bồn trũng đã mở rộng.
+ Tổ hợp thạch kiến tạo Pliocen-Đệ tứ: Tổ hợp có cấu tạo nhịp đặc trưng và được
chia làm 3 phụ nhịp:
Phụ nhịp dưới (hệ tầng Vĩnh Bảo N2 vb): đặc trưng bởi cát kết hạt nhỏ đến thô, xen
bột kết và sạn kết.
Phụ nhịp giữa bao gồm các hệ tầng Lệ Chi, Hà Nội và Vĩnh Phúc. Các thành tạo

này có cấu tạo nhịp rõ, cụ thể là mỗi nhịp bắt đầu bằng tướng trầm tích sông-sông biển
và kết thúc bằng trầm tích biển.
Phụ nhịp trên: các trầm tích Holocen. Các thành tạo thuộc phụ nhịp này được hình
thành vào thời kỳ biển tiến Fladrian, chiếm một không gian rộng và lộ trên bề mặt.
Thành phần thạch học đặc trưng cuội kết, cát kết, sét bột kết tướng sông, sông hồ,
biển, biển gió.
2.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của khu vực nghiên cứu không nhiều, gồm có một số loại
khoáng sản sau:
Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Ilmenit, Zircon, Monazit. Loại này mới
chỉ tìm kiếm và phát hiện tại huyện Hải Hậu. Các mỏ này có quy mô nhỏ, trữ lượng
chưa được đánh giá. Ngoài ra còn có quặng Titan, Zircon phân bố rải rác, trữ lượng ít.
Nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gạch ngói phân bố tại Quỳnh Phương (Hải Hậu).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo Niên giám thồng kê năm 2008 dân số huyện Hải Hậu tính đến năm 2008 là
1.947.299 người, diện tích là 1652,29km2, mật độ dân số là 1211 người/km2, tỷ lệ
nam nữ đều nhau và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là trên 1%.


Huyện Hải Hậu là huyện bị mất nhiều đất do bị xói lở. Từ năm 2005 đến nay diện
tích đất không bị mất là do có hệ thống đê biển bảo vệ. Diện tích đất không tăng nhưng
dân số tăng do phát triển tự nhiên nói chung và do di chuyển từ vùng bị xói lở, do đó
trong huyện Hải Hậu mật độ dân số của một số xã rất cao (Bảng 1).
Mật độ dân số

Đơn vị

Diện tích (km2)

Dân số (người)


Huyện Hải Hậu

230,2

287.498

(người/km2)
1249

Xã Hải Triều

3,04

4.996

1643

Xã Hải Lý

6,50

9.264

1425

Xã Hải Chính

3,95


5253

1329

Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã ven biển huyện Hải Hậu
Hải Hậu là huyện có trên 30 km bờ biển với hàng trăm phương tiện đánh bắt hải
sản và có lực lượng lao động nghề biển khá dồi dào, là một trong những vựa lúa của
Nam Định cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu
tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự,
v.v...
Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh bắt và chăn
nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây cảnh và đặc biệt là du
lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm Thịnh Long. Ngoài ra cảng Thịnh
Long cũng đóng vai trò trong phát triển kinh tế của huyện. Bốn xã được coi là mũi
nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu là thị trấn Cồn - nơi có chợ Cồn là trung tâm của cả
vùng, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Yên Định - là trung tâm huyện và xã Hải Giang,
Hải Phong, Hải Ninh nơi có những cánh đồng lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển
Hải Hậu còn có các cánh đồng muối. Người dân ở đây cũng tham gia đánh bắt hải sản.
Ngoài ra, vào lúc nông nhàn người dân cũng đi làm ở các nơi đem lại một nguồn thu
nhập quan trọng trong mỗi gia đình.
Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng với truyền
thống đoàn kết, tự lực tự cường khắc phục khó khăn, huyện Hải Hậu đã cơ bản hoàn
thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế đạt 11,71%, tăng 0,38% so với kế hoạch. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 165,5 tỷ
đồng, tăng 57% so với kế hoạch. Tổng sản phẩm bình quân đầu người: 27,59 triệu
đồng tăng 3,3 triệu đồng so với năm 2013. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 93,5
triệu đồng.



×