Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tổng hợp đề thi hết học phần dược đh dược HN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 116 trang )

ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p

Câu 1
Kĩ thuật đìêu chế viên nén bằng phương pháp xát hạt ước, vai trò, các bước tiến
hành và các cách tạo hạt, cơ chế hình thành viên nén?

Câu 2
Viên nén Paracetamol 325mg, cho các tá dược sau: tinh bột, lactose, cồn EC, cồn
gelatin, hồ tinh hột, Avicel, Lycatab. Hãy lựa chọn tá dược tá dược độn, dính, rã cho viên
nén trên.

Câu 3
Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp trộn đều đơn giản, điều kiện áp dụng, các
giai đoạn chính. VD
Câu 4
Tá dược khan dùng cho thuốc mỡ: ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng. VD

ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày ảnh hưởng của sức căng bề mặt phân cách đến sự hình thành và ổn
định của hệ phân tán nhũ tương.
Câu 2
Cần phải thêm loại chất gì để điều chế chế phẩm sau:
Lưu huỳnh

1,0g

Long não


4,0g

Glycerin

2,0g

Nước cất vừa đủ

200ml

………….
Vai trò của các chất cho thêm đó.
Công dụng và cách dùng của chế phẩm.
Câu 3
Cách phối hợp dược chất vào tá dược gelatin glycerin trong kĩ thuật điều chế thuốc
đặt bằng phương pháp chạy đổ khuôn


ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p
Câu 1
Nhóm tá dược dùng cho viên nén: vai trò, cách dùng, các tá dược điển hình.
Câu 2
Phương pháp bào chế nang cứng: nguyên tắc đóng nang thủ công, các tá dược
dùng cho đóng nang cứng
Câu 3
Tá dược khan (hấp thụ, nhũ hóa) dùng cho thuốc mỡ: ưu nhược điểm, phạm vi sử
dụng. VD
Câu 4
Thuốc mỡ tra mắt có thành phần

Gentamycin sulfat (tính theo base)

0,3g

Betamethason phosphat (ứng với betamenthason khan) 0,1g
Tá dược khan dùng cho thuốc mỡ tra mắt

vđ 100g

Đóng tuýp 5g
Hãy phân tích đặc điểm của dược chất, phương pháp tiến hành và yêu cầu chất
lượng của chế phẩm.

ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p
Câu 1
Tá dược thân nước dùng cho thuốc mỡ: ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng. VD
Câu 2
Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp hòa tan: Điều kiện áp dụng, các giai đoạn
chính. VD
Câu 3
Nhóm tá dược dính dùng cho viên nén: vai trò, cơ chế tác dụng, cách dùng, các tá
dược điển hình.
Câu 4
Viên nén Tetracyclin 250mg, cho các tá dược sau:
- Tinh bột

- Lactose

- Cồn EC


- Encompress

- PEG 400

- Cồn PVP

- Calci carbonat

- Acicel

- Cồn gelatin

Hãy lựa chọn tá dược độn, rã, dính cho viên nén trên. Giải thích


ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p

Câu 1
Cách phối hợp dược chất vào tá dược thân nước để điều chế thuốc đặt (phương
pháp đun chảy khuôn). Mỗi trường hợp cho 1VD
Câu 2
Các tá dược béo bán tổng hợp dùng điều chế thuốc đặt: cấu tạo, ưu nhược điểm,
cách dùng làm tá dược thuốc đặt
Câu 3
Trong các phương pháp sau dùng để bào chế viên nén Asprin 500mg các phương
pháp nào thích hợp, giải thích?
- Xát hạt ướt với hồ tinh bột
- Xát hạt ướt với dịch thể geltalin/nước

- Xát hạt ướt với dung dịch PVP/ethanol
- Tạo hạt khô
- Dập thẳng

ĐỀ THI BÀO CHẾ II – k57
Thời gian: 120p

Câu 1
a. Pha dầu trong thành phần nhũ tương thuốc: kể tên, đặc tính và chất điển hình
b. Phân tích vai trò các thành phần nhũ tương thuốc
Bromoform
2g
Dầu lạc
10g
Gôm Arabic
9g
Natri benzoat
4g
Codein phosphat
0,2g
Siro đơn
20g
Nước cất vđ
100ml
Câu 2
a. Cách phối hợp dược chất vào tá dược thân nước trong kỹ thuật điều chế thuốc
đặt bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn. Mỗi trường hợp cho 1 VD
b. Trình bày kĩ thuật điều chế và cho biết cấu trúc thuốc đặt có thành phần sau
Neomycin sulfat
83mg

Clotrimazol
100mg
Metronidazol bột siêu mịn
500mg
Acid boric
12mg
Witesol H15 W35 (1:1) vđ
4g
Câu 3
a. Trình bày mục đích đóng thuốc vào nang và ưu nhược điểm của thuốc ngang
b. Cho công thức viên nang cứng piroxicam sau
Piroxicam (kích thước tiểu phân trung bình 60  m)
20mg
Explotab
Lactose
Cellulose vi tinh thể
Natri lauryl sulfat
Natri lauryl fumarat
Magnesi stearat
Đóng nang số 1
Cho biết piroxicam thực tế không tan trong nước
Trong công thức trên, những biện pháp nào đã được áp dụng để
điểm khó tan của piroxicam nhằm nâng cao sinh khả dụng

16mg
150mg
150mg
4mg
2mg
2mg


khắc phục nhược


ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p

Câu 1
a. Điều chế thuốc mỡ bằng phương pháp nhũ hóa với tá dược nhũ tương có sẵn:
điều kiện áp dụng, các giai đoạn chính (sơ đồ và mô tả)
b. Thuốc mỡ tra mắt có thành phân như sau:
Chloramphenicol
1g
Hydrocortison acetat (bột siêu mịn)
0,75g
Tá dược khan dùng cho thuốc mỡ tra mắt vđ
100g
Phân tích các nội dung sau: vai trò các thành phần, nguyên tắc tiến hành, cấu
trúc của thuốc mỡ sau khi điều chế
Câu 2
a. Bào chế nang mềm bằng phương pháp ép khuôn
- Thành phần chính của vỏ nang
- Dung môi dùng cho công thức đóng nang.
b. Cho công thức đóng nang sau:
Neomycin sulfat
35.000UI
Polymycin sulfat
35.000UI
Nystatin
100.000UI

Hãy lựa chọn phương pháp đóng nang thích hợp. Giải thích tại sao lại chọn phương
pháp đó
Câu 3
Cách phối hợp dược chất vào tá dược thân nước trong kỹ thuật điều chế thuốc đặt
bằng phương pháp đung chảy đổ khuôn. Mỗi trường hợp cho 1 VD

ĐỀ THI BÀO CHẾ II
Thời gian: 120p

Câu 1
Phân tích vai trò của chất gây thấm (gây phân tán) và ảnh hưởng kích thước của
tiểu phân tán đến độ bền của hỗn dịch thuốc. Vận dụng 2 yếu tố trên trong kỹ thuật bào
chế hỗn dịch để thu được hỗn dịch bền.
Câu 2
a. Trình bày các tá dược được sử dụng khi thiết kế công thức đóng nang mềm
thân nước và thân dầu
b. Cho công thức nang mềm sau:
clotrimazol
100mg
Dầu đậu tương
800mg
Sáp ong
40mg
Lecithin
24mg
Vỏ nang
Getalin
35%
Glycerin
20%

Nước
45%
Nêu vai trò của các thành phần trong công thức trên
Câu 3
a. Trình bày
- Các cơ chế rã của viên nén, mỗi cơ chế cho VD 1 tá dược rã theo cơ chế này.
- Các cách phối hợp tá dược rã vào viên nén.
b. Trong công thức viên nén sau
Pracetamol
325mg
Natri bicarbonat
410mg
Tinh bột(rã trong)
35mg
Sodium starch glycolate (rã ngoài)
30mg
Dung dịch PVP 15% trong nước

Talc
15mg
Aerosil
3mg
Viên nén trên rã thoe cơ chế nào? Giải thích


ĐỀ THI BÀO CHẾ I
Thời gian: 120p

Câu 1:
a. Trình bày 2 phương pháp hòa tan đặc biệt, phương pháp dùng chất diện hoạt và

phương pháp dùng chất trung gian thân nước để làm tăng độ tan.
Mỗi phương pháp cho 2 VD
b. Elixir phenolbarbital có thành phần công thức
Phenolbarbital

0,3g

Ethanol 90o

40ml

Glycerin

40ml

Chất màu, chất thơm vừa đủ
Nước cất vđ

100ml

Hãy phân tích vai trò từng thành phần trong công thức và cách pha chế

Câu 2:
a. Hãy cho biết vì sao phải điều chỉnh pH của thuốc tiêm trong một khoảng giá trị
thích hợp? Nguyên tắc lựa chọn khoảng pH? Cho VD minh họa
b. Hãy phân tích và chỉ rõ vai trò của các thành phần trong công thức thuốc nhỏ
mắt
Prednisolon acetal (bột siêu mịn)

1g


Benzalkonium clorid

0,01g

Natri EDTA

0,01g

Hydroypropylmethylcellulose

0,5g

Polysorbat 80

0,01g

Natri clorid

vđ đẳng trương

Natri hydroxyd hoặc acid hydrocloric

vđ pH 6.8 – 7.2

Nước cất vđ

100ml

Câu 3:

a. Cấu tạo bình ngấm kiệt, nguyên tắc chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt.
Giải thích tại sao dược liệu được chiết kiệt hoạt chất như nhau ở mọi vị trí trong bình
ngấm kiết.
b. Cồn ô đầu có thành phần công thức
Ô đầu (bột nửa mịn)

100g

Ethanol 90o

vừa đủ

Hãy phân tích đặc điểm, vai trò các thành phần công thức, cách bào chế cồn thuốc .


ĐỀ THI BÀO CHẾ I
Thời gian: 120p

Câu 1:
Thuốc tiêm Co-trimoxazol có thành phần như sau
Trimethoprin
1,60g
Sulfamethoxazol
0,8g
Propylen glycol
40%
Ethanol
10%
Alcol benylic
1%

Diethanolamin
0,3%
Natrimetabisculfit
0,1%
Natri hydroxyd
vừa đủ đến pH = 10
Nước cất vừa đủ
100ml
Cho biết vai trò, tác dụng của từng thành phần có trong công thức
Trình bày trình tự các bước tiến hành khi pha chế thuốc tiêm
Câu 2
Để làm tăng sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt nói chung, trong thành phần của
thuốc nhỏ mắt người ta thường thêm các chất có vai trò như thế nào?
Câu 3:
Phân tích (yêu cầu, ý nghĩa) của các thao tác kỹ thuật trong từng giai đoạn tiến
hành chiết xuất theo phương pháp ngấm kiệt.
Câu 4:
Dung dịch Chloroxylenol (sát trùng ngoài da)
Chloroxylenol
50g
Kali hydroxyd
18,6g
Acid oleic
7,5g
Dầu thầu dầu
63g
Terpinenol
90g
Ethanol 96o
200ml

Nước tinh khiết

Cho biết vai trò, tác dụng của từng thành phần trong công thức.
Trình bày các bước tiến hành khi pha chế.


ĐỀ THI BÀO CHẾ I
(Thời gian 120p)

Câu 1:
Hãy cho biết tác dụng của dung môi trong công thức tiêm đến độ ổn định, độ an
toàn và sinh khả dụng của thuốc tiêm. Cho ví dụ minh họa.

Câu 2:
Cho công thức thuốc nhỏ mắt sau:
Dexamethasol natri phosphat

0,10g

Neomycin sulfat

0,50g

Naphazolin nitrat

0,05g

Alcol polyvinic

1,40g


Acid citric

0,20g

Natri hydrocyd

vđ đến pH= 6,2 – 6,7

Natri clorid

0,70g

Thimerosal

0,01g

Nước cất vđ

100ml

Cho biết vai trò, tác dụng của các thành phần có trong công thức thuốc nhỏ mắt
trên
Trình bày các bước khi tiến hành pha chế thuốc nhỏ mắt trên

Câu 3:
Dung dịch phenolbarbital
Phenolbarbital

0,3g


Ethanol 90%

40g

Glycerin

40g

Chất màu, chất thơm



Nước cất vđ

100ml

Hãy phân tích dung dịch thuốc trên về đặc điểm dạng bào chế, đường dùng thuốc,
vai trò của các thành phần công thức.
Nêu trình tự pha chế.
Giải thích tại sao công thức trên không dùng được chất là natri phenolbarbital.


ĐỀ THI BÀO CHẾ I
(Thời gian 120p)

Câu 1:
Trình bày các giai đoạn, kĩ thuật bào chế cao khô. Cho VD
Câu 2:
a. Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất sự oxi hóa dược chất trong một công

thức thuốc tiêm có dược chất dễ bị oxi hóa?
b. Cho biết đặc điểm về dạng bào chế, vai tò của các thành phần trong công thức
và trình tự pha chế thuốc nhỏ mắt sau:
Neomycin sulfat

350.000 UI

Polymycin B sulfat

600.000 UI

Dexamethasol

100mg

Benzalkonium clorid

0,1g

Polysorbat 80

0,01g

Acid citric

vđ có pH = 6.5 – 7.5

Hydroxy propylmethyl cellulose

500mg


Nước cất vđ

100ml

Câu 3:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của dược chất. Vận dụng trong kĩ thuật
bào chế dung dịch thuốc.


ĐỀ THI BÀO CHẾ I
(Thời gian 120p)

Câu 1:
Trình bày 2 phương pháp hòa tan đặc biệt: Phương pháp dùng chất diện hoạt làm
tăng độ tan, phương pháp dùng hỗn hợp dung môi.
Mỗi phương pháp 2 VD minh họa
Câu 2:
PHương pháp ngâm nhỏ giọt
- Nguyên tắc
- Kĩ thuật tiến hành
- ƯU, nhược điểm của phương pháp.
Câu 3:
a. Hãy cho biết những biến đổi có thể xảy ra do tương tác giữa dung dịch tiêm với
bao bì đóng thuốc tiêm. Biện pháp khắc phục
b. Cho biết đặc điểm về dạng bào chế, vai trò của các thành phần trong công thức
và trình tự pha chế thuốc nhỏ mắt có công thức sau:
Policarpin hydroclorid
…g
Benzalkonium clorid

0,01g
Natri EDTA
0,01g
Natri clorid
vừa đủ đẳng trương
Hydroxy propylmethylcellulose
…g
Natri hydroxyd hoặc acid hydrocloric vđ để điều chỉnh pH= 6,5
Nước cất vđ
100ml


ĐỀ BỆNH HỌC – K57
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày cơ chế bệnh sinh của suy tim do tăng huyết áp và những triệu chứng
lâm sàng của bệnh suy tim do tăng huyết áp.
Câu 2
Trình bày phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư. Dựa vào
cơ chế bệnh sinh để giải thích việc điều trị triệu chứng phù của 2 bệnh này.
Câu 3
Trình bày triệu chứng của hội chứng cường vỏ thận. Nêu đặc điểm và cơ chế gây
triệu chứng béo phì của hội chứng cường vỏ thượng thận.
Câu 4
Phân biệt triệu chứng viêm khớp trong bệnh thấp khớp cấp với bệnh viêm khớp
dạng thấp. Trình bày cách phóng bệnh thấp tim và nêu ý nghĩa, lợi ích của việc phòng
thấp cấp 1 và cấp 2.
Câu 5
Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh Lao.

Câu 6
Nêu các triệu chứng của hội chứng lỵ. Trình bày các triệu chứng lâm sàng và xét
nghiệm để phân biệt lỵ trực trùng với lỵ amip.

ĐỀ BỆNH HỌC – K56 – ĐỀ SỐ 1
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh sinh của bệnh viêm khớp
dạng thấp.
Câu 2
Trình bày phương pháp điều trị bệnh hen phế quản.
Câu 3
Mô tả các triệu chứng lâm sàng của bệnh thấp tim
Câu 4
Trình bày triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm có giá trị chuẩn đóan bệnh loét
dạ dày- tá tràng.
Câu 5
Trình bày cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng của bệnh basedow
Câu 6
Trình bày đặc điểm và giải thích cơ chế của 2 hiện tượng thiếu máu và rối loạn
chuyển hóa canoi trong suy thận.


ĐỀ BỆNH HỌC – K56 – đề số 3
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng cấp.
Câu 2
Trình bày sơ đồ, cơ chế bệnh sinh và các biện pháp điều trị tăng huyết áp.

Câu 3
Nêu mục đích điều trị và kể tên các nhóm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng
Câu 4
Trình bày cơ chế phù trong hội chứng thận hư. Phân biệt với cơ chế phù trong
viêm khớp dạng cấp.
Câu 5
Trình bày cơ chế bệnh sinh của bệnh Đái tháo đường tup 1 và tup 2
Câu 6
Trình bày các giai đoạn nhiễm HIV

ĐỀ BỆNH HỌC – K55
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của bệnh suy tim trái
Câu 2
Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh Basedow
Câu 3
Trình bày phương pháp điều trị hội chứng thận hư
Câu 4
Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của bệnh xơ gan
Câu 5
Trình bày triệu chứng lâm sàng và các biến chứng của bệnh thương hàn
Câu 6
Trình bày những đặc điểm của bệnh lao ở người nhiễm HIV và nguên tắc điều trị
bệnh lao


ĐỀ BỆNH HỌC – K57
Thời gian: 120p


Câu 1
Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh hen phế quản
Câu 2
Trình bày cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm cầu thận cấp
Câu 3
Trình bày phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2
Câu 4
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
Câu 5
Trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh biêm gan do virus
Câu 6
Trình bày nguyên tắc điều trị bệnh động kinh.

ĐỀ BỆNH HỌC – K53
Thời gian: 120p
Câu 1
Các nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh đái đường
Câu 2
Trình bày các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy tim
Câu 3
Viêm ruột thừa cấp: các biểu hiện lâm sàng, các biến chứng và cách xử trí
Câu 4
Bệnh viêm phế quản cấp: các nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng.

ĐỀ BỆNH HỌC – K57
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày triệu chứng lâm sàng Hen phế quản
Câu 2
Trình bày cơ chế bệnh sinh và triệu chứng của viêm cầu thận cấp

Câu 3
Trình bày phương pháp điều trị đái tháo đường typ 1 và typ 2
Câu 4
Hãy nêu tiêu chuẩn chẩn đoán, tiến trỉen và cách dự phóng thấp tim.
Câu 5
Trình bày cơ chế bệnh sinh và triệu chứng của bệnh thương hàn
Câu 6
Trình bày hướng xử trí ỉa chảy cấp


ĐỀ BỆNH HỌC – CHUYÊN TU 35
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày triệu chứng lâm sàng Hen phế quản
Câu 2
Trình bày cơ chế bệnh sinh và triệu chứng của viêm cầu thận cấp
Câu 3
Trình bày phương pháp điều trị đái tháo đường typ 1 và typ 2
Câu 4
Hãy nêu tiêu chuẩn chuẩn đoán, tiến triển và cách dự phòng thấp tim
Câu 5
Trình bày cơ chế bệnh sinh và triệu chứng của bệnh thương hàn
Câu 6
Trình bày hướng xử trí ỉa chảy cấp.


ĐỀ THI MÔN DỊCH TỄ DƯỢC HỌC- LỚP D4 K57
Thời gian: 90p


Đề F
Câu 1
Trình bày thiết kế nghiên cứu mô tả chùm sự kiện. Cho ví dụ
Câu 2
Trình bày các chỉ số kê đơn: ý nghĩa, nội dung
Câu 3
Câu hỏi đóng, câu hỏi mở: khái niệm, ưu điểm, nhược điểm. Cho VD minh họa

ĐỀ THI MÔN DỊCH TỄ DƯỢC HỌC- LỚP D4 K57
Thời gian: 90p

ĐỀ E
Câu 1
Trình bày các loại chỉ số sử dụng
Câu 2
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu. Cho VD
Câu 3
Trình bày các bước tiến hành kiểm định giả thuyết.

ĐỀ THI MÔN DỊCH TỄ DƯỢC HỌC- LỚP D4 K56
Thời gian: 90p

Đề F
Câu 1
Trình bày kết quả nghiên cứu, mô tả chùm sự kiện. Cho VD
Câu 2
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu. Cho VD
Câu 3
Câu hỏi mở: Khái niệm, VD, ưu, nhược điểm



ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN – K57
Thời gian: 120p

Câu 1:
Trình bày nội dung học thuyết ngũ hành. Vận dụng trong điều trị. Cho VD thuốc
điều trị một bệnh cụ thể
Câu 2
Trìnhbày chức năng tạng TÂM theo học thuyết “tạng tượng”
Câu 3:
Trình bày công năng, c hủ trị chung của nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc. Nêu tên
4 vị thuốc thuộc nhóm này.
Câu 4:
Trình bày tính năng, công năng, chủ trị chính của các vị thuốc sau:
- Cát căn
- Đỗ trọng
- Khương hoạt
Câu 5:
Chế biến thục địa là gì? Tiêu chuẩn thành phẩm?
Câu 6:
Vai trò của mật ong trong chế biến thuốc cổ truyền. Cho VD với từng trường hợp
Câu 7:
Phân loại chè thuốc. Phương pháp bào chế chè tan.
Câu 8:
Hãy trình bày quy luật chế ước ngũ hành dưới hình thức hình vẽ. Sau đó, hãy xếp
phương thuốc “bổ trung ích khí tang” và hành phù hợp nhất “vẽ khoanh tròn vị trí hành
trên hình)


ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

Thời gian: 120p

Câu 1:
Phân biệt thuốc tân ôn giải biểu và thuốc tân lương giải biểu về tính vị, công năng
chủ trị. Nêu công năng, chủ trị của quế chi, bạc hà.
Câu 2:
Xây dựng một phương thuốc điều trị triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa thể nhiệt.
Nêu rõ: nguyên nhân gây bệnh, cấu trúc của phương thuốc (các nhóm thuốc
chính)
Nêu phương thuốc cụ thể: thành phần, công năng, chủ trị, chú ý.
Câu 3:
Trình bày: tính vị, công năng, chủ trị cảu bạch truật, đỗ trọng, hà thủ ô đỏ.
Câu 4:
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị của hậu phác, ngưu tất, mạch môn
Câu 5
Trình bày cấu trúc cơ bản của phương thuốc điều trị phong thấp
- Tên các nhóm thuốc chủ yếu
- Mỗi nhóm kể 1 vị
Câu 6
Có thể dùng phương thuốc “tứ thân tử thang”: đan sâm, ba kích, bạch truật, cam
thảo để điều trị ho có đờm hàn không? Tại sao?
Để tăng tác dụng trị ho nên phối hợp các nhóm thuốc nào? Kể tên 2 vị trong mỗi
nhóm
Câu 7
Nêu tên 3 phương pháp chế biến phụ tử và tiêu chuẩn thành phẩm của chúng
Câu 8
Phân tích công năng của các tạng có liên quan đến phần khí.


ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

Thời gian: 120p

Câu 1
Phân biệt nhóm thuốc tân ô giải biểu và tân lương giải biểu về tính vị, quy kinh,
tác dụng chung và cách sử dụng.
Câu 2
Trình bày cấu trúc cơ bản của phương thuốc trừ phong thấp
Nêu 2 vị thuốc của mỗi nhóm cấu trúc đó.
Câu 3
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị các vị thuốc sau
- Hoàng cầm
- Bạch thược
- Phòng phong
Câu 4
Phân tích phương thuốc sau về cấu trúc (quân, thần, tá, sứ), công năng, chủ trị
Cát căn
40g
Hoàng liên
16g
Hoàng cầm
16g
Cam thảo
10g
Câu 5
Nêu hướng dẫn sử đụng và xử lý đơn sau:
Phụ tử chế
Cát cánh
Bối mẫu
Cam thảo


8g
10g
8g
10g

Câu 6
Nêu tên 3 phương pháp chế biến phụ tử của Trung Quốc , tiêu chuẩn thành phẩm
Câu 7
Phân tính công năng các tạng, phủ liên quan đến phần khí của cơ thể
Câu 8
Trình bày quy trình chế biến phục địa theo phương pháp DĐVN.


ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày nội dung học thuyết âm dương. Vận dụng thuyết âm dương trong chế
biến thuốc cổ truyền.
Câu 2
Trình bày chức năng tạng Thận theo học thuyết “tang tượng”
Câu 3
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị của các vị thuốc sau:
- Khương hoạt
- Bạch chỉ
- Cúc hoa
Câu 4
Phân biệt các vị thuốc sau về tính vị, công năng, chủ trị.
Mẫu đơn bì và Địa cốt bì
Câu 5

Chế Hà thủ ô đỏ?
Câu 6
Phân loại vị thuốc sau đây theo ngũ vị
- Bạc hà
- Sơn tra
- Mẫu lệ
- Xuyên tâm liên
- Thục địa
Câu 7
Phân biệt công năng, chủ trị của phương lục vị, bát vị.


ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày 6 nguyên nhân gây bệnh (lục tà)
Câu 2
Phân tích chức năng tạng Tâm theo y học cổ truyền.
Thống kê 4 vị thuốc có tác dụng bổ tâm huyết, giải thích
Câu 3
Trình bày tính vị, công năng, chú ý khi dùng 4 vị thuốc sau đây
- Sơn thù du
- Bạch thược
- Long đởm thảo
- Bạch truật
Câu 4:
Phân loại các vị thuốc sau theo tứ khí
-


Chỉ thực
Mạch môn
Chi tử
Phụ tử

-

Cẩu tích
Hương phụ
Hoàng cầm
Kinh giời

Câu 5
Nêu tên 3 phương pháp chế biến Phụ tử (phương pháp Trung Quốc).
Trong quá trình chế biến, giai đoạn nào có tác dụng làm giải độc tính mạnh nhất,
giải thích?
Câu 6:
Trình bày thuốc hoạt huyết về: tác dụng, chỉ định điều trị bệnh, những chú ý khi
sử dụng loại thuốc này.
Câu 7
Trình bày quy trình chế biến vị thuốc Hà thủ ô đỏ, tiêu chuẩn thành phẩm
Câu 8
Có thể dùng phương thuốc “bát vị quế phụ” (gồm: Thục địa, hòai sơn, sơn thù,
đơn bì, bạch linh, trạch tả, phụ tử, nhục quế) để trị chứng thoát dương vong dương (với
tác dụng hồi dương cứu nghịch) được không, tại sao?


ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p


Câu 1
Phân biệt thuốc tân ôn giải biểu với thuốc ôn lý trừ hàn về: tác dụng chung, công
dụng, chú ý khi sử dụng
Câu 2
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị và chú ý khi dùng của các vị thuốc
- Bạch phục linh
- Ngũ vị tử
- Đương quy
Câu 3
Phân tích chức năng của các tạng phủ có liên quan đến phần huyết của cơ thể.
Câu 4
Trình bày ngắn gọn quy trình chế biến của hương phụ (tứ chế)
Câu 5
Trình bày các phương pháp sao thuốc trực tiếp (kĩ thuật sao, nhiệt độ, tiêu chuẩn
thành phẩm, mục đích)
Câu 6
Phân biệt 2 vị thuốc về tính vị, công năng, chủ trị:
BẠCH TRUẬT & THƯƠNG TRUẬT
Câu 7
Phân tích phương thuốc sau về: cấu trúc, công năng, chủ trị, chú ý, cách dùng
Phụ tử chế
100g
Đẳng sâm
200g
Bạch truật
150g
Can khương
100g
Cam thảo
100g



ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày nội dung học thuyết âm dương. Vận dụng thuyết âm dương trong chế
biến thuốc cổ truyền.
Câu 2
Trình bày chức năng tạng Thận theo học thuyết “tang tượng”
Câu 3
Trình bày công năng, chủ trị chung của nhóm thuyết hoạt huyết. Nêu tên 4 vị thuốc
thuộc nhóm này
Câu 4
Trình bày công năng, chủ trị, tính vị của các vị thuốc sau
- Hoàng cầm
- Quế nhục
- Xuyên khung
Câu 5
Chế biến vị thuốc hà thủ ô đỏ, tiêu chuẩn thành phẩm?
Câu 6
Có thể dùng phương pháp nào, phụ liệu nào để chế biến thuốc với mục đích tăng
tác dụng dẫn thuốc vào kinh Can
Câu 7
Những điểm chú ý khi chế biến, bào chế, sử dụng thuốc thang


ĐỀ THI DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Thời gian: 120p


Câu 1
Trình bày nội dung học thuyết âm dương. Vận dụng thuyết âm dương trong chế
biến thuốc cổ truyền.
Câu 2
Trình bày chức năng tạng Tâm (theo nội dung của học thuyết “tạng tượng”). Nêu
tên 4 vị thuốc có tác dụng “tả tâm hỏa”. Giải thích
Câu 3
Trình bày đặc điểm, tác dụng, công dụng chung và những điểm cần chú ý khi dùng
các vị thuốc trong nhóm “thanh nhiệt lương huyết”. Nêu tên 4 vị thuốc trong nhóm này.
Câu 4
Trình bày tính vị, công năng, chủ trị và một số điểm cần chú ý khi sử dụng 4 vị
thuốc sau:
- Chu sa – Thần sa
- Hồng hoa
- Đương quy
- Trúc lịch
Câu 5
Trình bày quy chế biến vị thuốc hà thủ ô đỏ theo phương pháp Dược Điển Việt
Nam, tiêu chuẩn hà thủ ô đỏ chế.
Câu 6
Trong quá trình chế biến Hắc phụ phiến, giai đoạn nào có tác dụng làm giảm độc
tính mạnh nhất. giải thích?
Câu 7
Có thể dùng phương thuốc “long đởm thảo can thang” (gồm long đởm, hoàng cầm,
sinh địa, đương quy, trạch tả, mộc thông, xa tiền tử, cam thảo) để trị các bệnh viêm gan
được không? Giải thích?
Câu 8
Dựa vào đặc đỉểm (tính, vị) để phân biệt sự khác nhau cơ bản về công năng, chủ trị
của vị thuốc quế chi và quế nhục



ĐỀ THI DƯỢC LÂM SÀNG
Thời gian: 120p

Câu 1
Nêu tác dụng phụ khi sử dụng Corticoid
Nêu tối thiểu 3 chế phẩm thuộc nhóm
- Tác dụng ngắn
- Tác dụng trung bình
- Tác dụng dài
Cách khắc phục trong điều trị
Câu 2
Phân tích 1 số nguyên tắc kê đơn trong nhi khoa: nhịp đưa thuốc, cách tính liều
Câu 3
Phân tích cập phối hợp Erythromycin và Theophylin
- Kiểu đưa thuốc
- Hậu quả do tương tác gây ra
- Cách khắc phục trong đơn điều trị

ĐỀ THI DƯỢC LÂM SÀNG
Thời gian: 120p

Câu 1
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh. Cho VD
Câu 2
Bệnh nhân NVT 69 tuổi vào viện với lý do đi ngoài phân đen ngày 3, 4 lần kèm
đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, hoa mắt, chóng mặt. Khám lâm sàng thấy: da xanh, niệm
mạc nhợt, không phù, không vàng mắt, bụng mềm, mạch 104lần/ phút , huyết áp 90/60.
Nội soi dạ dày không thấy máu đông dạ dày. Có 1 ổ loét ở bờ cong lớn, đường kính
2,5cm.

Bác sĩ kê đơn điều trị như sau
Tagamet 200mg: 1g/1ngày
Ampicillin 500mg: 15g/ngày
Seduxen 5mg/ngày
Alusi 5g: ngày 3 gói
Trong đó Tagamet = Cimetidin
Alusi = hỗn hợp nhôm hydroxyd và Magie Hydroxyd
Câu hỏi
a. Giải thích việc phối hợp thuốc trong đơn
b. Hãy hướng dẫn bệnh nhân cách uống thuốc
c. CÁc tương tác cần tránh khi phối hợp các thuốc với nhôm hydroxyd và magie hydroxyd
trong điều trị viêm loét đường tiêu hóa.
d. Các tương tác chủ yếu khi phối hợp các thuốc khác với Cimetidin.


ĐỀ THI DƯỢC LÂM SÀNG
Thời gian: 120p

Câu 1
Trình bày điều trị suy tim
- Các biện pháp không dùng thuốc
- Nhóm thuốc lợi tiểu
Câu 2
Ông D 41 tuổi vào viện do sốt xuất huyết đường tiêu hóa. Qua phỏng vấn bệnh
nhân, được biết trong thời gian vừa qua, ông thường bi những cơn đau ở vùng thượng vị,
thỉnh thoảng có ợ hơi, ợ chua. Ông thường tự điều trị cắt cơn đau bằng thuốc trung hòa
acid dịch vị như Rennie hoặc Alusin
Câu hỏi
a. Vai trò của thuốc Antacid trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
b. Hướng dẫn bệnh nhân dùng các chất antacid dạng bột và viên.

c. Nêu tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc antacid

ĐỀ THI DƯỢC LÂM SÀNG
Thời gian: 120p
Câu 1
Trình bày 4 kiểu tương tác dược động lực học khi phối hợp thuốc. Mỗi loại cho VD
minh họa
Câu 2
Bệnh nhân nữ 18 tuổi đến bệnh viện với lý do: ho, sốt. Khám lâm sàng thấy gan
to, nhịp tim 100lần/phút, chụp X-quang thấy tim to, điện tim thấy có dấu hiểu thất phải.
Chuẩn đoán suy tim phải độ 2, kèm ho do nhiễm khuẩn.
Điều trị
Digoxin 0,25mg : 2viên/ngày
Furosemid 10mg: 1viên/ngày
Kaliclorua: 2g/ngày
Gentamycin 80g x 1ống/ngày: dùng trong 7 ngày
Errythromycin 250mg x 4 viên/ngày: dùng trong 7 ngày
Câu hỏi
a. Giải thích việc phối hợp thuốc trong đơn
b. Những điều cần chú ý khi cho bệnh nhân dùng Digoxin
c. Các tương tác có thể xảy ra trong đơn thuốc trên
d. Hướng dẫn bệnh nhân dùng đơn thuốc trên


ĐỀ THI DƯỢC LÂM SÀNG – k57
Thời gian: 120p

Câu 1
Phân tích ảnh hưởng của suy giảm chức năng thận đến 4 thông số dược động học
sau

-

Sinh khả dụng (F%)
Thể tích phân bố (Vd)
Hệ số thanh thải của thuốc (Cl)
Thời gian bán thải (T ½)

Câu 2
Nêu các nguyên nhân gây thừa Vitamin và chất khoáng. Trình bày các biện pháp
khắc phục
Câu 3
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa lâm sàng cảu chỉ số bilirubin huyết
Câu 4
Phân tích việc lựa chọn thời điểm đưa thuốc và đường đưa thuốc trong sử dụng
kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật
Câu 5
Phân tích nguyên tắc tróng sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
Câu 6
Bệnh nhân nữ, 58 tuổi, vào viện do bị đau khớp toàn thân, suy kiệt. Bệnh nhân có
tiền sử viêm khớp dạng thấp từ 10 năm nay nhưng điều trị không thường xuyên. Chuẩ n
đoán của bác sĩ: Viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3
Đơn điều trị như sau
Methylprednisolon 40mg
2 lọ/ngày
Glucose 5%
250ml
Mthotrexat 2,5mg
3 viên, uống mỗi tuần/lần
Dolodon 500mg
4viên/ngày, chia 2 lần

Mobic 7,5gmg
2 viên/ngày, chia 2lần
Helizole 20mg
1 viên/ngày, uống vào buổi sáng
Câu hỏi
- PHân tích mục đích sử dụng từng thuốc trong đơn trên
- Cho biết thời điểm uống thuốc hợp lý của Helizole, giải thích lý do
Ghi chú
- Dolodon là biệt dược của paracetamol
- Mobic là biệt dược của meloxicam
- Helizole là biệt dược của omeprazol, viên nang chứa pellet bao tan trong ruột.


×