Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đáp án bài tập tình huống trộm cắp tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.57 KB, 12 trang )

BTHK HÌNH SỰ: TRỘM CẮP TÀI SẢN

TÌNH HUỐNG
Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết ( tài
sản trị giá 49 triệu đồng-thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng không bị phát hiện. Ngày
5/10/2012, H lại bị phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát
hiện và Công an bắt giữ H.
Câu hỏi:
1.

Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội

phạm tịa khoản 3 Điều 8 BLHS? (2 điểm)
2.

Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể

phải chịu là bao nhiêu năm tù? ( 1 điểm)
3.

Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài s ản b ị Tòa án tuyên ph ạt

3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tìa sản bị Tòa tuyên phạt 15 năm tù thì hình
phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Bi ết rằng H đã bị t ạm giam
4 tháng về tội cướp giật tài sản. (2 điểm)
4.

Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều

136 BLHS và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng
được hưởng án treo không? Hãy giải thích rõ vì sao ? ( 2 điểm)



GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


( Tình huống đề bài không đề cập đến năng lực trách nhiệm hình sự của Nguyễn V ăn H
nên ta có thể mặc nhiên H có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự ).

1. CÁC TỘI PHẠM MÀ HUY ĐÃ THỰC HIỆN THUỘC LOẠI TỘI
PHẠM NÀO THEO CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TẠI KHOẢN 3
ĐIỀU 138 BLHS?.
Trả lời:H phạm tội ít nghiêm trọng đối với tội trộm cắp tài sản
thuộc khoản 3 Điều 138 và H phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đối với
tội cướp giật tài sản thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS.
Giải thích: Để xác định các trường hợp phạm tội của Nguyễn
Văn H thuộc loại tội gì thì trước hết phải xác định xem H đã thực hiện
tội phạm gì, tội phạm đó được phản ánh trong điều khoản nào của
BLHS và mức cao nhất của khung hình phạt được phản ánh trong cấu
thành tội phạm của tội đó. Sau đó, ta căn cứ vào cách phân laoij được
quy định trong khoản 3 BLHS.
Về việc phân loại tội phạm, theo khoản 3 Điều 138 BLHS quy định: “ Tội phạm
ít nghiêm trọng là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hìnhphạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm
nghiêm trọng là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là bảy năm tù; tội rất phạm nghiêm
trọng là tội gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt


nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù

chung thân hoặc tử hình”.
Theo như tình huống đã cho thì ngày 2/10/2011 Nguyễn Văn H tr ộm c ắp tài s ản
với tài sản giá trị là 49 triệu đồng, hành vi này của H ph ạm vào c ấu thành t ội tr ộm c ắp tài
sản tại khoản 1 Điều 138: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá
trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu
đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến
ba năm.” Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 3
năm nên em xin trả lời H phạm tội ít nghiêm trọng đối với tội
trộm cắp tài sản thuộc khoản 3 Điều 138.
Vào ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản thuộc khoản 4 Điều 136: “
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà t ỷ lệ thương t ật từ
61% trở lên hoặc làm chết người;
b, Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c, Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là tù chung thân nên em xin trả
lời H phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đối với tội cướp gi ật tài s ản thu ộc kho ản 4
Điều 136 BLHS.


2. GIẢ ĐỊNH H THỰC HIỆN CẢ HAI TỘI TRÊN KHI MỚI 17 TUỔI
THÌ HÌNH PHẠT CỦA H CÓ THỂ PHẢI CHỊU LÀ BAO NHIÊU NĂM
TÙ?.
Trả lời:Nếu H thực hiện cả hai tội trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt
của H có thể phải chịu là không được vượt quá 18 năm tù.
Giải thích:


Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( TNHS) thì Điều 12

BLHS quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm; 2. Người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiêm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Do đó, khi H phạm tội khi mới
17 tuổi thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
Tuy nhiên, người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt do chưa thực sự phát triển
đầy đủ về tâm, sinh lý; khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ còn nhều h ạn
chế. Họ dễ bị kích động, dụ dỗ vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng dễ uốn nắn, c ải
tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, việc quy ết định hình ph ạt nói
chung và tổng hợp hình phạt đối với người phạm tội chưa thành niên là tr ường h ợp đặc
biệt vì phải áp dụng các quy định chung của luật lại vừa phải c ăn cứ vào các quy định
trong chương X BLHS.
Đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội, việc tổng hợp hình phạt được
quy định tại Điều 75 BLHS quy định:


“ Đối với người phạm tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có t ội được
thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
1.

Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì
hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy
định tại Điều 74 của Bộ luật này;

2.

Nếu tội năng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình
phạt chung áp dụng như đối với người thành niên phạm tội.”

Những quy định trên ta thấy Điều 75 BLHS mới chỉ quy định về việc tổng hợp
hình phạt đối với người phạm tội, có tội thực hiện hiện trước và sau khi 18 tuổi mà chưa
quy định việc tổng hợp hình phạt đối với một người phạm tất cả các tội khi ch ưa đủ 18
tuổi. Vì vậy cần có quy định cụ thể đối với trường hợp này. Tuy nhiên, theo em gi ải định
H phạm hai tội nêu trên khi 17 tuổi cũng có thể áp dụng Điều 75 để gi ải quy ết vì nó c ũng
đã thể hiện sự nhân đạo và có lợi của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo luật chúng ta cần xác định tội nặng nhất và độ tuổi người đó ph ạm t ội là
dưới hay trên 18 tuổi. Trong trường hợp này H phạm tội khi mới 17 tuổi nên sẽ áp d ụng
khoản 1 Điều 75 và khoản 1 Điều 74 để giải quyết. Khoản 1 Điều 74 về Tù có thời h ạn
đối với người chưa thành niên quy định; “ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù
chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều
luật quy định.”


Như vậy theo khoản 1 Điều 74 H phạm tội trộm cắp tài sản và mức tù áp dụng đối với
H về tội này cao nhất có thể là ¾ của 3 năm tù là 2 năm 3 tháng. Và t ội c ướp gi ật tài s ản
tối đa là 18 năm tù vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này của H là tù chung
thân theo khoản 4 Điều 136.
Căn cứ vào Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 05-11-2004 để xác định tội nặng hơn,
tội nhẹ hơn thì tội cướp giật tài sản nặng hơn tội trộm cắp tài sản nên mức hình ph ạt
chung cho cả hai tội được tính theo tội trộm cắp tài sản. Nếu không b ị giới h ạn b ởi m ức
hình phạt cho người chưa thành niên thì H phải chịu hình phạt chung cho 2 tội theo khoản
a khoản 1 Điều 50 là 20 năm 3 tháng. Nhưng do bị giới hạn bởi mức hình phạt cao nhất
tại Điều 74 và 75 của BLHS nên em xin trả lời nếu H thực hiện cả hai tội
trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là
không được vượt quá 18 năm tù.


3. HÌNH PHẠT MÀ H PHẢI CHẤP HÀNH.
Trả lời: Hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là 15
năm 8 tháng tù.
Giải thích: Trước hết chúng ta phải xem xét đến thời hiệu truy cứu
TNHS của H do ngày 2/10/2011 H đã phạm tội trộm cắp tải sản thuộc
khoản 4 Điều 138 BLHS , vì thế H phạm tội ít nghiêm trọng tuy nhiên
vẫn không bị phát hiện. Theo điểm a khoản 2 Điều 23 BLHS, thời hiệu
truy cứu TNHS đối với tội trộm cắp tài sản của H là 5 năm. Cho đến
ngày 5/10/2012nghĩa là sau 1 năm 3 ngày H lại phạm tội mới và bị


phát hiện về tội cũ nên H sẽ phải chịu TNHS về cả hai tội và thời hiệu
chịu TNHS của tội trộm cắp tài sản sẽ bị tính lại từ ngày 5/10/2012
( theo khoản 3 Điều 23).
Sau khi H bị xét xử 2 tội trên thì tội trộm cắp tài s ản bị tòa tuyên ph ạt 3 n ăm c ải
tạo không giam giữ, đây là mức hình phạt thấp nhất cho H khi phạm tội trộm cắp tài s ản
theo khoản 1 Điều 138. Tội cướp giật tài sản bị Tòa tuyên phạt 15 năm tù. Chính vì v ậy,
H sẽ phải chịu hình phạt chung cho cả hai tội mà mình phạm. Chấp hành hình phạt có thể
được hiểu là người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi phạm tội của
mình gây ra, phải chấp hành bản án mà Tòa án đã tuyên khi phạm tội.
Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ta còn phải xét xem có
hình phạt chính và hình phạt bổ sung không để tổng hợp và cho ra quyêt định cuối cùng
của bản án. Ở đây, H đã không bị thêm hình phạt bổ sung nào nên áp dụng kho ản 1 Đi ều
50 BLHS quy định như sau:
“ Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối
với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1.

Đối với hình phạt chính:
a, Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có th ời

hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không
được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba m ươi n ăm đối v ới
hình phạt tù có thời hạn;
b, Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình ph ạt cải
tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo t ỷ lệ cứ ba ngày c ải t ạo


không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình ph ạt chung
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;”.
H vừa bị hình phạt là cải tạo không giam giữ và bị tù có thời hạn nên Căn cứ vào
điểm a, điểm b khoản 1 Điều 50 để tổng hợp hình phạt cho H, H bị tuyên phạt ba năm cải
tạo không giam giữ nên theo BLHS H sẽ bị tuyên phạt một năm tù có thời h ạn v ới t ội
này. Do đó tổng hợp hình phạt thì H sẽ phải chịu mức hình phạt là 16 năm tù trong đó 1
năm tù với tội trộm cắp tài sản và 15 năm tù về tội cướp giật tài sản.
Tuy nhiên biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài s ản nên áp d ụng
Điều 33 về tù có thời hạn quy đinh:
“ Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại tr ại giam
trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu
là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.
Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ
một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.”
Theo quy định của Bộ luật tố tục hình sự năm 2003 thì tạm giam được áp dụng ở
trong các giai đoạn: Điều tra; truy tố; xét xử. Trong trường hợp này H đã bị t ạm giam 4
tháng để điều tra, truy tố ,xét xử và làm rõ về tội cướp giật tài sản và do đó thời hạn tạm
giam của H sẽ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tổng h ợp v ới hai tội mà H đã
phạm. Vì thế, 15 năm tù về tội cướp giật tài sản của H sẽ được tr ừ đi 4 tháng t ạm giam
nên H sẽ chấp hành 14 năm 8 tháng tù về tội này cộng với 1 n ăm t ội tr ộm c ắp tài s ản. Và
theo khoản 1 Điều 50 thì tổng hợp hình phạt cho H là 15 năm 8 tháng tù.



Tóm lại ,như đã phân tích và căn cứ vào Điều 33; điểm a, điểm b khoản 1 Điều 50
BLHS em xin trả lời hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2
tội này là 15 năm 8 tháng tù.

4. H CÓ KHẢ NĂNG ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO HAY KHÔNG NẾU
PHẠM TỘI BỊ TRUY TỐ THUỘC KHOẢN 1 ĐIỀU 136 VÀ KHOẢN
ĐIỀU 138?
Trả lời: H có khả năng được hưởng án treo trong trường hợp này.
Giải thích: Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình
phạt tù có điều kiện thể hiện tính nhân đạo của LHS Việt Nam, có tác
dụng khuyến khích người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng
đồng . Việc một người có được hưởng hay không được hưởng án treo
cần xem xét dưới nhiều góc độ và hình thức chặt chẽ theo quy định của
pháp luật. Theo em, H có khả năng được hưởng án treo khi phạm tội
cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS và tội trộm cắp
như tình huống nêu trên (khoản 1 Điều 138). Vì:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 60 BLHS quy định về án treo như sau:
“1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của ng ười ph ạm t ội và
các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án
cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.
Nếu như H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS: ”
Người nào cướp giật tài sản của Người khác, thì bị phạt tù từ một năm


đến năm năm”. Do đó , khung hình phạt dành cho H về tội này là từ một đến năm
năm.
Tội trộm cắp tài sản như tình huống sẽ có thể bị cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc có khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm.
Thứ nhất, H hoàn toàn có thể bị nhận mức hình phạt thấp hơn 3 năm tù giam.
Căn cứ Điều 2 nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 60 của BLHS

về án treo.
Điều 2 quy định rõ điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi có đủ
các điều kiện như sau:
Một là, Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định
tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự.
Hai là, Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội
này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách,
pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công
tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án,
bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích,
được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành
chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi
phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành
chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử
lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án


treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể
xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể
theo luật đã quy định.
Ba là, Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng.
Bốn là, Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy
định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm
nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ
quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của
Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5
Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định
trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”.
Năm là, Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình
phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống
tội phạm, đặc biệt là các tội phạm.
Thứ hai, H hoàn toàn có thể thỏa mãn các điều kiện quy định tại Đi ều 2 c ủa Ngh ị
quyết.
Như vậy H hoàn toàn có thể thỏa mãn hai điều kiện trên của pháp luật để được h ưởng án
treo là điều kiện về mức phạt tù và về nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên khi


cho một người được hưởng án treo, thì tòa cũng ấn định thời gian thử thách từ một n ăm
đến năm năm.
Vậy tóm lại, điều kiện về mức hình phạt tù có thể thỏa mãn và n ếu thỏa mãn các
điều kiện còn lại theo pháp luật quy định thì H có thể được hưởng án treo



×