Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại và vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.05 KB, 14 trang )

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀ
VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

MỞ BÀI
Trong cuộc sống muôn hình vạn trạng, bất kì một sự vật, một hiện
tượng tồn tại nào cũng là một thể thống nhất, dính kết giữa haimặt
chất và lượng. Chất và lượng tuy là hai phương diện khác nhau, cùng
song song tồn tại khách quan trong một sự vật một hiện tượng, thế
nhưng chúng lại không tách rời nhau mà thậm chí ngược lại, chúng tác
động lẫn nhau, biện chứng cho nhau, cái này kéo theo cái kia
như một hệ quả hiển nhiên, tất yếu. Mặc định lượng thay đổi tất yếu sẽ
kéo theo sự chuyển hóa về chất, đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại
đối với lượng. Để tìm hiểu sâu về vấn đề trên em xin chọn đề tài 3:”
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại và vận dụng quy luật
này trong hoạt động thực tiễn”. Để khẳng định cho điều vừa nói
trên, ta có thể lấy một ví dụ điển hình rất thức tế trong bước ngoặt lịch
sử việt nam để chứng minh, đó chính là cuộc cách mạng tháng 8 năm
1945- một dấu son nổi bật tạc trên trang văn lịch sử hào hùng của dân
tộc việt.


NỘI DUNG
I.

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT

CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN TỚI SỰ
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1. Định nghĩa phạm trù chất và lượng


Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc
tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng.
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốn

có của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các

yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các
thuộc tính của nó.
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của sự vật, hiện tượng khác nhau của cùng
một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên. Hai phương diện đó đều
tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong nhận thức về sự vật
chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là ch ất nh ưng trong
mối quan hệ khác lại là lượng.
2.

Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất


·

Chất và lượng luôn thống nhất hữu cơ với nhau

Bất kỳ chất nào cũng có một lượng nhất định, bất kỳ lượng nào cũng là l ượng của m ột
chất nhất định. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng.
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng.
·


Chất và lượng là hai mặt đối lập nhau
Chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên thay đổi.
Sự biến đổi có thể xảy ra theo hai hướng : sự tăng lên hoặc giảm đi về lượng dẫn đến
sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất.
Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi c ăn
bản về chất và ngược lại. Ở một giai đoạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến
sự thay đổi căn bản về chất người ta gọi đó là độ.

·

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và
chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng và chưa chuyển hóa
thành sự vật hiện tượng khác.

·

Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó
sự
thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới
điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.

·

Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thay đổi căn bản
về


chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của chất đó gây nên; là sự kết

thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm
khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận
động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
·

Sự biến đổi về chất tác động trở lại biến đổi về lượng: khi chất mới ra
đời,
nó quy định quy mô, mức độ và nhịp độ phát triễn của lượng mới.

3.

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa về sự
thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Bởi bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có hai phương diện chất và
lượng tồn tại trong tính quy định, tác động biện chứng và chuyển hóa
lẫn nhau. Do đó trong nhận thức và thực tiễn chúng ta cần phải coi
trọng cả hai loại chỉ tiêu trên, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự
vật, hiện tượng.
Do những sự thay đổi về lượng của sự vật hiện tượng có khả năng
tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất và ngược lại, cho nên
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích hoàn cảnh
cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất;
bên cạnh đó có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm
thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của
sự vật hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn
điểm nút, vì lẽ đó trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng


nôn nóng tả khuynh, đồng thời phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu

khuynh trong công tác thực tiễn.
Vì bước nhảy của sự vật hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú,
do vậy, trong nhận thức và thực tiên cần phải có sự vận dụng linh hoạt
các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn
cảnh, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt hơn, trong đời sống xã hội, cần
phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá
trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
II. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
QUY LUẬT LƯỢNG VÀ CHẤT VÀO VÍ DỤ:SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁCH
MẠNG VIỆT NAM, QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ SỰ THÀNH CÔNG
CỦA CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8/1945
1.

Quá trình chuẩn bị
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời tháng 2/1930. Từ đó phong trào
đấu tranh của nhân dân ta đã có một chính đảng lãnh đạo. Tiếp theo
đó là sự thành lập của các tổ chức chính trị-xã hội khác như Đoàn
thanh

niên

cộng

sản

Đông

Dương(1931),

Tổng


công

hội

đỏ BắcKỳ(1929)- tiền thân của công đoàn việt nam và một số tổ chức
khác, góp phần vào việc tuyên truyền lý tưởng cách mạng cho đông
đảo quần chúng ở nhiều giai tầng trong xã hội .
+ Giai đoạn 1930-1931
Trước tình hình thế giới và trong nước đầy biến động, Đảng Cộng Sản
Việt Nam ra đời nêu cao hai khẩu hiệu: “ Độc lập dân tộc, Người cày có


ruộng”. Đánh đúng vào nhu cầu, ước nguyện của đông đảo quần
chúng. Cho nên các phong trào đấu tranh diễn ra rộng khắp trên cả
nước, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Mở đầu
là hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy xi măng Hải
Phòng, dệt Nam Định, Hãng dầu Xôcôni (Sài Gòn), đồn điền cao su Dầu
Tiếng (Thủ Dầu Một). Tiếp đến là các cuộc đấu tranh của 3.000 công
nhân đồn điền cao su Phú Riềng, của 4.000 công nhân nhà máy dệt
Nam Định (tháng 4 - 1930), của nhà máy xe lửa Dĩ An, nhà máy diêm,
nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy Ba Son, khu mỏ Mông Dương.. Tiểu
biểu là cuộc biểu tình của nhân dân Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man song cũng
không làm dập tắt được phong trào. Cao trào cách mạng 1930-1931
với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ- Tĩnh là cuộc tập dượt lần một cho sự
thắng lợi của CMT8 với nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc, đem
lại một tiếng vang lớn trên toàn đất Đông Dương, tăng thêm ảnh hưởng
của Đảng Cộng Sản trên các xứ thuộc địa.
Cao trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh

+ Giai đoạn 1936-1939
Phong trào dân chủ 1936-1939 với các cuộc đấu tranh tiêu biểu :
đấu tranh đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ; đấu tranh nghị trường,
báo chí..... Tiêu biểu là phong trào Đông Dương đại hội ( 8 - 1936 ).
Đảng phát động quần chúng, hội thảo đưa yêu sách gửi lên phái đoàn
điều tra Pháp chuẩn bị sang Đông Dương. Năm 1936, ở Nam Kì có 600


Ủy ban hành động được thành lập và phân phát truyền đơn, báo chí, tổ
chức mít tinh, hội thảo, đưa yêu sách dân sinh, dân chủ. Tháng 9 1936 ở Bắc Kì và Trung Kì thì các Ủy ban cũng nối tiếp nhau ra đời.
Phong trào này đã có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, mở rộng lực lượng
của mặt trận dân chủ, vạch trần chính sách phản động thuộc địa của
thực dân, tay sai và đấu tranh đòi quyền dân chủ cho Đông Dương, là
cuộc tập dượt lần hai trước sự thành công quyết định của cuộc cách
mạng tháng 8.
+ Giai đoạn 1939-1945
Sau hội nghị lần VI và VIII, ngọn cờ giải phóng dân tộc được dâng
cao. Trung ương Đảng, chính phủ, và chủ tịch Hồ Chí Minh đã gấp rút
chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa từng phần, tiểu biểu là cao trào phá
kho thóc Nhật,… và tổng khởi nghĩa tháng Tám. Ngày 22/12/1944, Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do Đại tướng Võ
Nguyên Giáp chỉ huy. Ngày 9/3/1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp và
đây là điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa từng phần từ tháng 3
đến giữa tháng 8/1945. Đây là cuộc tập dượt cuối cùng cho CMT8. Cao
trào phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói.
+ Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
Tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển, Nhật đầu
hàng Đồng Minh không điều kiện, thời cơ chín muồi cho tổng khởi
nghĩa đã đến. Cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra trong vòng 15 ngày và
dành được thắng lợi hoàn toàn trên địa bàn cả nước.



Cuộc biểu tình của nhận dân ở Bắc Bộ Phủ, Hà Nội ngày 19/8/1945
Chiều 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị trước toàn thể nhân
dân, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. Ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc
Lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là ngày hội non
sông, mãi đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi
bằng vàng, đánh dấu sự chuyển mình của đất nước. Bác Hồ đọc tuyên
ngôn mừng ngày độc lập cùng với sự góp mặt đông đảo của toàn thể
nhân dân Việt Nam.
2.

Phạn trù Lượng và Chất thể hiện trong ví dụ trên
Bây giờ chúng ta sẽ nhìn nhận ví dụ trên qua góc nhìn của quy luật
chuyển hóa giữa chất và lượng như sau:
Chất ban đầu chúng ta cần xác định, đó chính là nước Việt Nam
trong thời điểm trước năm 1945 là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến,
chịu sự áp bức của “một cổ đôi tròng”. Nhân dân ta trong cảnh lầm
than, chịu hai tầng áp bức. Nhân dân không có được những quyền cơ
bản của con người, cũng chưa có một tổ chức nào đại diện cho ý
nguyện của họ cả.
Lượng ở đây được thể hiện ở nhiều dạng:
• Một là sự phát triển của phong trào cách mạng ở nước ta, thể hiện
qua các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức như trên. Sự gia tăng về
lượng chính gia tăng các sự kiện đấu tranh của nhân dân và quá trình
chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền qua các giai đoạn 1930-1931,


1936-1938, 1939-1945. Các phong trào tăng lên cả về số lượng lẫn

chất lượng (quy mô, tổ chức, thành phần tham gia). Lượng tăng dần và
giai đoạn tăng vọt về lượng chính là giai đoạn 1939-1945 cùng với sự
phát triển của khởi nghĩa từng phần.
• Hai là sự thành lập của các tổ chức chính trị xã hội, các đội tuyên
truyền về cách mạng cho toàn thể nhân dân, làm cho nhân dân có
nhận thức đúng đắn về cách mạng và làm tăng ý thức cách mạng của
họ, xây dựng được mặt trận thống nhất dân tộc. Nổi bật nhất là vai trò
của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương đóng vai
trò tổ chức và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám. Đảng có đường lối
cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, bắt rễ sâu trong
quần chúng, đoàn kết và thống nhất, quyết tâm lãnh đạo quần chúng
khởi nghĩa giành chính quyền. Sự chuẩn bị tích cực, chu đáo về mọi
mặt chính trị, quân sự… Đảng đã xây dựng được một lực lượng chính trị
hùng hậu; từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, được nhân
dân nuôi dưỡng và đùm bọc, có chỗ đứng chân ngày càng vững chắc
trong căn cứ địa cách mạng, giữ vai trò nòng cốt, xung kích, hỗ trợ cho
quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo
của Đảng là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám.
• Ba là những yếu tố khách quan thuận lợi trong thời điểm này, đúng
với những gì mà học thuyết Mac-Lê Nin đã chỉ ra: Trên thế giới phe phát
xít đã suy yếu, kiệt quệ làm cho phát xít Nhật ở Đông Dương như rắn


mất đầu, hoang mang tột độ. Lực lượng quân Đồng minh chưa kịp vào
nước ta làm nhiệm vụ giải giáp vũ khí quân đội Nhật theo thỏa thuận
tại hội nghị Ianta. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng,
cùng với đó đảng và nhân dân ta đã sẵn sàng hành động, kiên quyết
hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Nhờ vậy mà cuộc tổng khởi nghĩa
của chúng ta giành được tháng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.

• Bốn là sự đấu tranh gian khổ và anh dũng của biết bao nhiêu Đảng
viên vàquần chúng cách mạng. Hồ Chí Minh nói: "Các đồng chí ta như
đồng chí Trần Phú, đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Lê Hồng Phong, đồng
chí Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Hà Huy Tập, đồng chí Nguyễn Văn
Cừ, đồng chí Hoàng Văn Thụ, và trăm nghìn đồng chí khác đã đặt lợi
ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc lên trên hết,
lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực
lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng
chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng,
cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình
vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết
quả tốt đẹp như ngày nay”.
Qua 4 ý trên về sự biểu hiện của lượng, đây cũng chính là các yếu tố
mang lại thành công cho Cách mạng tháng 8/1945. Sự tăng dần về
lượng dần dần sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
3.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong ví dụ trên


Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng.
Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách bi ện ch ứng. S ự v ận động
và thành công của cách mạng tháng 8/1945 cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Độ ở đây chính là cả quá trình chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa , có sự
thay đổi rõ rệt về lượng nhưng chưa làm thay đổi về chất vì nước ta
thời điểm đó vẫn là nước nửa phong kiến nửa thuộc địa.
Điểm nút chính là thời điểm chín muồi để thực hiện cuộc tổng khởi
nghĩa. Do đã hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi, tất yếu về cả chủ
quan lẫn khách quan như trên. Từ sự tăng lên về lượng đã đến lúc để
thay đổi về chất. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 lật đổ chính

quyền nữa thực dân nữa phong kiến của triều đình bù nhìn nhà Nguyễn
và thực dân pháp, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
(2/9/1945). Đây chính là bước nhảy, một bước nhảy lớn trong cả quá
trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa – một quá trình thể hiện rõ mối quan hệ
biện chứng giữa chất và lượng. Chất mới được sinh ra sau quá trình
chuyển hóa giữa lượng và chất đó chính là nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa. Nước Việt Nam bây giờ là một nước Cộng hòa, độc lập, có
chính quyền riêng, không phải phụ thuộc vào ai, quyền lực là của nhân
dân. Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là của dân, do dân và vì
dân. Bây giờ, nhân dân lao động đã có những quyền xứng đáng được
hưởng, họ đã có nhà nước là tổ chức thực hiện ý nguyện của
mình.Trong ví dụ này, ta thấy được rõ mối quan hệ thống nhất không
thể tách rời được của hai yếu tố là lượng và chất. Chất cũ-nước Việt


Nam nữa phong kiến nữathuộc địa đã thúc đẩy quá trình đấu tranh của
nhân dân ta, dẫn đến sự thay đổi ngày càng lớn về mặt lượng và đến
thời điểm tất yếu, sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất- đó
là sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nếu không có
sự thay đổi về lượng – nghĩa là không có sự chuẩn bị tổng khởi nghĩa
thì sẽ không bao giờ xày ra việc CMT8 thắng lợi và sự ra đời
của một nhà nước mới. Và nếu không có sự biến đổi về chất thì sự tăng
lên về lượng cũng không có ý nghĩa gì, quá trình chuẩn bị sẽ là vô ích.
Cho nên sự tác động qua lại này là tất yếu phải xảy ra và hai yếu tố
này có sự thống nhất chặt chẽ, không thể tách rời.Chất mới ra đời có
sự tác động trở lại tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương
diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận
động, phát triển. Cụ thể là: Cách mạng Việt Nam đã bước qua trang sử
mới. Nhà nước riêng của chúng ta được hình thành, có chủ quyền quốc
gia, chúng ta có thể danh chính ngôn thuận tuyên bố với thế giới về

chủ quyền dân tộc, đấu tranh chính diện với các thế lực thù địch trên
cả 3 mặt trận là quân sự, chính trị, ngoại giao. Cách mạng Việt Nam đã
chuyển sang một quy mô, trình độ mới, yêu cầu một sự phát triển cao
hơn về mọi mặt. Điều này chính là sự thúc đẩy lượng mới biến đổi và
phát triển. Để dẫn đến kết quả cuối cùng là chúng ta đã hoàn toàn
thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống hai cường quốc lớn mạnh
hàng đầu thế giới là thực dânPháp và Đế quốc Mỹ, giành độc lập và
thống nhất đất nước năm 1975.


Tuy nhiên trong quá trình này cũng có xuất hiện những tư tưởng
nôn nóng tả khuynh, lượng chưa tích đủ, chưa đến điểm nút thích hợp
mà đã thực hiện bước nhảy, như phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, thời
cơ và sự chuẩn bị chưa chu đáo, dẫn đến chính quyền chỉ dành được ở
phạm vi hẹp, nhanh chóng bị đàn áp, gây tổn thất nặng nề cho cách
mạng, cũng giống như các cuộc khởi nghĩa thời trước đó cũng thế
( khởi nghĩ Hương Khê, Yên Thế, Bãi Sậy…). Mặt khác lại có những tư
tưởng bảo thủ chỉ quan tâm đến quá trình tích lũy về lượng mà không
biết đến sự biến đổi về chất dẫn đến đánh mất thời cơ tốt để thực hiện
bược nhảy mà tất yếu phải có. Đó chính là sự mẫu thuẫn cơ bản của
mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng.
Tóm lại qua ví dụ trên cho ta thấy rõ ràng mối quan hệ biện chứng
giữa chất và lượng. Trong cả quá trình nêu trên, Đảng ta, dưới sự
lãnh đạo của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại đã đánh giá đúng sự thống
nhất của hai mặt lượng và chất và tầm quan trọng ngang nhau của hai
yếu tố đó để vận dụng vào trong quá trình tổng khởi nghĩa dành chính
quyền, nên đã giành được thắng lợi vẻ vang. Bên cạnh đó nhờ hiểu
được mặt đối lập của mối quan hệ để vận dụng và khắc phục được
những khó khăn, làm cho thắng lợi diễn ra nhanh hơn vàgiảm thiểu
được nhiều xương máu nhất.



KẾT THÚC
Qua bài viết này chúng ta thấy rõ được mối quan hệ biện chứng
giữa chất và lượng. Mối quan hệ này hiện hữu rất nhiều trong các sự
vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tu duy. Hiểu được quy luật biến
đổi này là chúng ta đã hiểu được một trong những phương thức cơ bản,
phổ biến của các quá trình vận động của sự vật hiện tượng xung quanh
ta và dễ dàng áp dụng nó vào cuộc sống của mình để có được những
kết quả như mong muốn.



×