Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.67 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dinh dưỡng là nhu cầu cần thiết nhất của con người để tồn tại và phát
triển, cơ thể chúng ta cần đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới phát triển được một
cách cân đối hài hòa. Trong điều kiện nay nhìn chung khẩu phần ăn của nhân
dân ta đã có xu hướng cải thiện so với trước đây, nhưng tình trạng khẩu phần ăn
thiếu về số lượng còn tồn tại, nên bữa ăn của chúng ta vẫn còn thiếu chất dẫn
đến suy dinh dưỡng.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là thông điệp mà tất cả mọi
người phải quan tâm. Như chúng ta đã biết con người là vốn quý của xã hội,
nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi, bởi vậy để cho trẻ có một cơ
thể khỏe mạnh, cường tráng sau này là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay
bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng
cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ ban đầu.
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn, uống để
duy trì sự sống, nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ thành phần các
chất và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Trong tất cả các đồ
ăn thức uống nhằm cung cấp các chất dinh dưõng cần thiết để duy trì các chức
năng của cơ thể, qua đó giúp cho con người có thể sống và làm việc được. Các
nhóm chất dinh dưỡng chính mà thực phẩm cung cấp bao gồm năng lượng, chất
đạm, chất béo, các vitamin, muối khoáng, nước và chất xơ là nhu cầu cần thiết
để cơ thể phát triển toàn diện nhất là ở trẻ yêu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng
và không thể thiếu được. Tuy nhiên thực phẩm thường có thành phần cấu trúc
hóa học rất khác nhau, khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm
chính là nguồn gây bệnh, bởi giàu chất dinh dưỡng nên thực phẩm cũng là môi
trường hấp dẫn cho các vi sinh vật sống và phát triển bao gồm các loại vi khuẩn,
nấm mốc, kí sinh trùng.
Để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện tôi đã tập
trung nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ nhằm làm giảm thiểu tình trạng ngộ
độc thức ăn, tăng cường vệ sinh dinh dưỡng góp phần giúp trẻ ở trường mầm


non phát triển toàn diện về trí lực, thể lực để trở thành người chủ tương lai trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Với ý nghĩa và tầm quan trọng
của việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
để giúp cho giáo viên, phụ huynh nắm bắt kiến thức và cùng phối hợp với nhà
trường trong công tác chăm sóc trẻ ngày được tốt hơn.
Sức khỏe là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất,
1


tinh thần và xã hội. Khỏe về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh
dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu
thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khỏe, vì mọi
người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, học sinh có sức khỏe thì học hành mới tốt.
Trường học cần có một môi trường an toàn để các em học tập, vui chơi mà
không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó học sinh khỏe mạnh, sức đề kháng
cao giúp học sinh phòng tránh được mọi bệnh tật. Trong cuộc sống này, không
có gì quan trọng cho chúng ta bằng chính con người chúng ta, một thân thể
không bệnh tật, một tâm hồn thoải mái, yên tĩnh đó là hạnh phúc của con người.
Có câu nói: “Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức
khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe”.
Trường mầm non ... từ nhiều năm nay đã tổ chức thực hiện công tác bán
trú dân nuôi cho học sinh tại nhà trường, để đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng vệ sinh
an toàn thực phẩm trong nhà trường, trong nhiều năm nhà trường đã đưa ra
nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trang suy dinh dưỡng cho trẻ. Để cho trẻ
có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện tôi tập trung nghiên cứu tìm tòi
nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng cường vệ sinh dinh
dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.
Năm học: 2016- 2017 với tình hình thực tiễn của nhà trường, kết hợp với
nghiên cứu đặc điểm của địa phương về kinh tế, tình hình dân trí, tập quán, công

tác giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm của trường mầm non ...
trong những năm qua. Mục tiêu chủ yếu của nhà trường là chỉ đạo nâng cao chất
lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết hợp nuôi con khỏe, dạy
con ngoan, nuôi con theo khoa học nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn
diện về đức, trí, thể, mỹ.
Trong những năm qua thông tin đại chúng cũng như các cơ quan, ban
nghành, đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhưng vẫn còn nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng xảy ra. Do vậy trong mỗi
chúng ta ai cũng lo lắng cho sức khỏe của mình, nhất là các tổ chức bán trú
trong trường mầm non nơi tập trung đông trẻ. Bản thân trẻ còn quá nhỏ, sức đề
kháng yếu, trẻ chưa chủ động, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm, chỉ một sơ xuất nhỏ trong việc chế biến cũng dẫn đến hậu
quả hết sức nghiêm trọng. Trong vai trò là phó hiệu trưởng tôi luôn băn khoăn lo
lắng không biết mình phải plàm thế nào để chỉ đạo tốt công tác chăm sóc nuôi
dưỡng cho tất cả giáo viên trong trường, có các biện pháp, kỹ năng, kiến thức
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đồng thời biết cách vận động, tuyên truyền phụ huynh
tại nhà để cho các bậc phụ huynh biết nuôi con theo khoa học từ đó các cháu
2


được ăn đầy đủ chất, đạm bảo sức khỏe cho trẻ, để phụ huynh yên tâm khi gửi
trẻ đến trường. Chính từ đó bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích:
- Xuất phát từ thực tế việc nâng cao chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm trong trường mầm non. Tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp
nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm
non ... nói riêng và trong toàn huyện nói chung.
* Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu về khái niệm và tâm quan trọng của việc nâng cao chất
lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường Mầm Non, cho tất cả giáo viên
Trường Mầm Non ... .
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
- Xây dựng một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường Mầm Non ... . Công tác học sinh, chất
lượng bữa ăn tại nhóm lớp và công tác vệ sinh tại các nhóm lớp.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát
- Kiểm tra, giám sát
- Khảo sát thực trạng
- Điều tra và thu thập thông tin
- Nghiên cứu phân tích tài liệu
- Phân tích tổng kết kinh nghiệm
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
a. Phạm vi nghiên cứu:
3


Thời gian nghiên cứu có hạn nên bản thân tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tại
trường Mầm Non ... mà tôi đang công tác.
b. Kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu từng dạng tài liệu bổ trợ để thực hiện đề tài.

+Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2016 nghiên cứu tài liệu.
+Từ tháng 1 đến tháng 02 năm 2017 thu thập dự liệu .
+Viết ban thảo vào đầu tháng 3 - 4 năm 2017 hoàn thành đề tài.
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết để nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta
nghĩ ngay đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ, một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý
thì cần phải đảm bảo đủ thành phần các chất : Tinh bột, chất béo, các vitamin và
muối khoáng, từ chế độ dinh dưỡng hợp lý này sẽ đem lại một sức khỏe tốt và
làm cho trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
Để đáp ứng với yêu cầu của nghành giáo dục và đào tạo huyện Đakrông,
đặc biệt là lòng mong đợi của phụ huynh học sinh trong xã ... , nhà trường phấn
đấu duy trì và giữ vững những danh hiệu mà trường đã đạt được trong những
năm học trước. Một ngồi trường với diện tích hơi nhỏ, nhưng rất đầm ấm và
thân thiện, bên cạnh đó có một đội ngũ cán bộ, giáo viên tâm huyết, nhiệt tình
yêu nghề, mến trẻ thay thế phụ huynh chăm sóc, dạy dỗ trẻ để các bậc phụ
huynh yên tâm, lao động và công tác, sau một thời gian suy nghĩ, tìm tòi tôi đã
mạnh dạn xây dựng
Trong công tác chăm sóc trẻ trong những năm qua, giáo viên đã phối kết
hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc trẻ , tuyên truyền trong nhân dân
kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ, lựa chọn những thực phẩm đảm bảo chất
và lượng để cho trẻ sử dụng. Song việc tiếp thu công tác tuyên truyền kiến thức
của phụ huynh còn hạn chế, hình thức tuyên truyền của giáo viên chưa phong
phú, nội dung chuyển tải chưa sâu sát do vậy việc nâng cao chất lượng dinh
dưỡng cũng còn nhiều hạn chế .
Để nâng cao được chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong quá trình thực hiện giáo viên cần phải dùng nhiều hình thức để tuyên
truyền thông qua góc tuyên truyền, qua các cuộc họp, qua tổ chức hội thi ở
trường, nội dung tuyên truyền phải gần gũi sát với thực tế ở địa phương, để phụ
huynh nắm bắt và thực hiện đảm bảo. Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép

vào các hoạt động để dạy trẻ, bằng nhiều hình thức đổi mới, thoái mái nhẹ nhàng
4


để gây sự hứng thú, tích cực hoạt động của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức
tốt hơn, đạt hiệu quả mong muốn.
Nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất mới
mẽ và xa lạ đối với trẻ - Trước đây trẻ chưa được biết nhiều về các nguồn thực
phẩm, thực phẩm đó được xếp vào nhóm nào, có ích lợi gì cho cơ thể, loại nào
nên ăn nhiều, loại nào không dùng nhiều. Bởi vì trẻ chưa được dạy bảo, nhắc
nhỡ thường xuyên của ba, mẹ, cô giáo về nội dung này. Từ những thực tế trên
nhà trường cùng với giáo viên tích hợp một số kiến thức về dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm vào nội dung của các chủ điểm, thông qua việc trang trí
lớp, các hình ảnh trang trí cũng thể hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm để giáo dục trẻ, thông qua các hoạt động trẻ được cung
cấp kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tốt hơn,
đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra đối với trẻ, nhà trường từng bước nâng cấp
cơ sở vật chất theo từng năm học, nhà trường thực hiện công tác bán trú, nhờ sự
quan tâm của các cấp ngành, địa phương nhà trường đã sắm được một số đồ
dùng cho trẻ như bát, thìa, ca, gồ dựng cơm. Nhưng bên cạnh đó nhà trường
cũng gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên những năm đầu chỉ cho cháu sử dụng
chén, xô bằng nhựa, nhà trường bổ sung đồ dùng phục vụ cho trẻ như: Chén, xô,
thau bằng inox, bắt thêm quạt ở phòng ăn cho tất cả các lớp.
Ngoài việc quan tâm hoàn thiện cơ sở vật chất, nhà trường còn trang bị
thêm các đồ dùng để phục vụ cho trẻ như: Đóng mới toàn bộ sạp ngủ cho trẻ.
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.1. Đặc điểm tình hình của địa bàn:
- Trường mầm non ... là trường ở khu vực miền núi thuộc huyện
Đakrông Tỉnh Quảng Trị. Xã ... gồm có 9 thôn, gồm có 3 dân tộc sinh sống,

dân tộc Pa cô,Vân Kiều, Kinh, địa bàn rộng, là xã đặc biệt khó khăn, dân chủ
yếu là làm nghề làm rẫy nên mức thu nhập thấp, chiếm 50% các hộ gia đình là
thuộc diện hộ nghèo, các hoạt động phụ thuộc vào nhân dân, nhưng nhân dân
đang gặp khó khăn nên việc đầu tư cho nhà trường còn gặp nhiều hạn chế.
2.2: Quy mô trường lớp:
- Toàn trường có 8 điểm trường, 9 thôn, 14 lớp/258 trẻ
- MG Lớn độc lập: 4 lớp
- Lớp ghép: 3- 4 -5 tuổi: 4 lớp
- Lớp ghép: 3- 4 tuổi: 4 lớp
5


- Nhà trẻ: 2 lớp
2.3: Cơ sở trang thiết bị:
- Toàn trường có 14 phòng học, trong đó có 11 phòng kiên cố, 2 phòng
tạm, 1 phòng mượn nhà cộng động thôn
2.4: Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
Tổng số 22 ( BGH: 03, GV: 17, NV: 2)
Tổng số học sinh được ăn bán trú tại trường là 14 lớp/ 258 học sinh, bán
trú dân nuôi với hình thức phụ huynh bới cơm cho cháu.
Nhân viên phục vụ: 2 trong đó: 01 kế toán: 01 văn phòng.
* Thuận lợi:
- Nhà trường rất quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ, hàng
năm nhà trường đều bổ sung mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm
sóc trẻ như: Mở rộng phòng học, bồi dưỡng kiến thức chăm sóc trẻ cho giáo
viên.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, thực hiện tốt công tác
giảng dạy, công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Chất lượng nuôi dạy trẻ được
phụ huynh tin tưởng, yên tâm khi gởi con vào trường.
- Đa số giáo viên có tinh thần học hỏi trong công tác giảng dạy cũng như

trong việc chăm sóc trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn .
* Khó khăn:
- Trình độ dân trí toàn xã còn thấp, nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo
toàn xã chiếm trên 50%, đại đa số phụ huynh làm nghề làm rẫy nguồn thu nhập
thấp, việc quan tâm chăm sóc trẻ của phụ huynh chưa chu đáo, chưa chú trọng
nên cho trẻ ăn những thực phẩm nào để đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh.
- Nguồn ngân sách của địa phương còn eo hẹp, dẫn đến nguồn đầu tư cho
các hoạt động của nhà trường còn hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên thường xuyên thay đổi ở hàng năm, mặc dù giáo viên
mới cũng rất nhiệt tình, nhưng kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như
công tác chăm sóc trẻ còn hạn chế. Do đó cũng làm ảnh hưởng đến kết quả chăm
sóc trẻ ở trường.
- Nhà trường chưa tổ chức được công tác bán trú tại trường với hình thức
nấu ăn mà chủ yếu phụ huynh đưa cơm.
- Bản thân từ một giáo viên mới được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý nên
kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo còn hạn chế.
6


- Với tình hình thực tế nêu trên, là người quản lý tôi luôn suy nghĩ tìm
biện pháp để bồi dưỡng kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho giáo viên, phụ huynh, học sinh để khắc phục những hạn chế trên nhằm
nâng cao chất lượng “Nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm” tại đơn vị trường học.
2.4: Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ:
Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả cho
thấy như sau:
Cân nặng
Chiều cao
Cân

Suy
Suy
Cao
Tổng
nặng
dinh
dinh
Thấp còi Thấp còi
Độ tuổi
bình
số trẻ
bình
dưỡng dưỡng
độ 1
độ 2
thường
thường độ 1
độ 2
Nhà trẻ
25
17
8
0
17
8
0
Mẫu giáo 233
188
45
0

188
45
0
Cộng:
258
203
53
0
203
53
0
Qua khảo sát thực tế tôi hết sức lo lắng về trách nhiệm của mình, bản thân
tôi suy nghĩ mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo địa phương để tổ chức bán trú bằng
hình thức dân nuôi, mới đầu tổ chức được ở điểm chính.
Qua một thời gian tổ chức, vừa tuyên truyền, vận động đồng thời kết hợp
mời phụ huynh tham dự bữa ăn của trẻ. Từ đó phụ huynh mới thấy được việc
làm cho nhà trường và số lượng trẻ ăn ở bán trú ngày càng đông.
Chương 3: Các giải pháp và kết quả thực hiện
3.1: Các giải pháp:
3.1.1. Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền và phối kết hợp
* Phối hợp với phụ huynh:
Bằng nhiều hình thức nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh, tuyên truyền
cho phụ huynh thấy được tâm quan trọng của “dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm” đối với con người nhất là đối với trẻ mầm non, phổ biến kiến thức
nuôi dạy trẻ, tuyên truyền thông qua tranh ảnh, bảng tin, chỉ đạo giáo viên ở các
lớp có góc dinh dưỡng để phụ huynh xem khi đón trẻ, cùng phối hợp với phụ
huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm
dần.
* Phối hợp với y tế:
Tham mưu với trạm y tế khám sức khỏe cho trẻ để phát hiện kịp thời


7


những trẻ bị suy dinh dưỡng báo cáo để phụ huynh có biện pháp phòng ngừa.
ngoài ra còn tổ chức cân đo hàng tháng, hàng quý để theo dõi sức khỏe trẻ.
* Phối hợp với giáo viên:
Chỉ đạo giáo viên theo dõi cân đo và chấm biểu đô trẻ hàng tháng đối với
trẻ suy dinh dưỡng, theo dõi cân đo trẻ hàng quý đối trẻ phát triển bình thường
từ đó giáo viên dễ theo dõi trẻ và thông báo kịp thời cho phụ huynh để phụ
huynh có biện pháp trong công tác phối kết hợp với giáo viên về việc nuôi
dưỡng và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tốt hơn.
3.1.2. Biện pháp 2: Kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm
Để tổ chức công tác này bản thân đã tổ chức họp hội đồng nhà trường để
tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ. Mỗi một giáo viên phải xác định
nhiệm vụ quan trọng này để có kế hoạch cụ thể cho bản thân.
Giáo viên phải có kế hoạch trong nội dung họp phụ huynh, đầu năm, giữa
kỳ và cuối năm, lồng ghép nội dung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để
tuyên truyên với phụ huynh biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, cách tổ chức
bữa ăn cho trẻ hợp lý, phải đạm bảo dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví dụ 1: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào nội
dung họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ trong trường mầm non. Ở nội dung
này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những nội dung sau:
Khi họp phụ huynh đầu năm, giữa kỳ, giáo viên lồng ghép nội dung
dinh dưỡng, nói rõ tâm quan trọng của việc ăn uống cho trẻ để phụ huynh
biết, ngoài chất lượng ra thì việc đầu tiên trẻ cần có là sức khỏe, muốn có
sức khỏe thì phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, từ việc ăn đầy đủ chất thì trẻ sẽ
thông minh và học giỏi
3.1.3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp, thói quen hành vi văn minh cho

trẻ.
* Chỉ đạo giáo viên các nội dung xây dựng kế hoạch thói quen hành vi
văn minh như sau:
Đối với trẻ mầm non, trẻ chưa ý thức được, cho nên cô giáo phải thường
xuyên rèn luyện nề nếp vệ sinh cho trẻ như: rửa tay bằng xà phòng trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh, động viên khuyến khích giúp trẻ ăn hết khẩu phần
ăn, rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, không ăn quà vặt.
Giáo viên cho trẻ ăn đúng giờ, trong giờ ăn không nói chuyện, không làm
đỗ thức ăn xuống sàn nhà, ăn hết suất, khi ăn biết mời cô, mời các bạn, tập cho
8


trẻ biết tự xúc ăn, ăn xong biết cất đồ dùng của minh, VD: Trẻ lớn biết tự cất gồ
cơm khi ăn xong, khi ăn xong biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đi ngủ.
Trong giờ ngủ trẻ không nói chuyện với bạn, trẻ có những giấc ngủ ngon,
ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
3.1.4. Biện pháp 4: Công tác tham mưu của người hiệu trưởng
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, để đầu tư kinh phí xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức các cụm bán trú.
Để công tác tham mưu được thuận lợi tôi phải chịu khó nghiên cứu quyết
định của Thủ tướng chính phủ số 576/ TTg kế hoạch quốc gia về dinh dưỡng,
chỉ thị 18/1999CTTG của Thủ tướng chính phủ về công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Bản thân tôi phải có kế hoạch để tuyên truyền vận động nhân dân đóng
góp xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện chăm sóc ăn ở của trẻ trong
các cụm bán trú.
3.1.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
trong cán bộ giáo viên và học sinh
Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm:
1 đ/c Ban giám hiệu phụ trách phần nuôi dưỡng cho trẻ

1 đ/c phụ trách y tế
1 đ/c đại diện cha mẹ học sinh
Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường
Theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra
hàng ngày, định kỳ… cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành
viên trong ban chỉ đạo.
Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên
truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để
phối hợp tốt.
Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt
động chung nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực
phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá
nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong
trường lớp Mầm non. Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ
cho công tác an toàn thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất
9


một lần trong một năm học để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp đảm bảo vệ
sinh.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh
môi trường tới các bậc cha mẹ học sinh và có biện pháp phối hợp chặt chẽ.
Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người
làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần
biết.
3.1.6. Biện pháp 6: Tổ chức các hội thi trong nhà trường
- Tổ chức: Hội thi : Bé tập làm nội trợ để cung cấp cho trẻ một số kiến
thức về dinh dưỡng.
Hội thi: Âm thực để cung cấp cho cô một số kiến thức về dinh dưỡng, qua

hội thi đã phản ánh phần nào chất lượng nuôi dưỡng ở cơ sở mầm non. Mời phụ
huynh đến tham dự các hoạt động của nhà trường. Từ đó phụ huynh thấy được
việc làm của nhà trường và yên tâm khi gởi trẻ đến trường. Công tác tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực hiện chuyên đề.
3.1.7. Biện pháp 7: Tăng cường công tác bồi dưỡng và tuyên truyền cho
đội ngũ giáo viên - nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp trên chuẩn các lớp
tập huấn bồi dưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề, tham gia học
bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ cho giáo viên mầm non
Tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ
cho việc đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nhà trường.
Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nhiệm vụ năm học, triển khai
chỉ đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá theo dõi việc thực hiện của giáo viên nhân
viên có đánh giá xếp loại hàng tháng.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên
môn như: tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng đồ chơi, thi cô
nuôi giỏi…
Bên cạnh đó phân công giáo viên có tay nghề vững kèm giúp đỡ giáo viên
còn hạn chế về chuyên môn, những cô nuôi giỏi kèm những cô nuôi còn chưa có kinh
nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Với chức năng là một hiệu phó quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán
trú trong nhà trường tôi tham mưu với ban giám hiệu đưa nội dung tuyên truyền
10


các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các
cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đối với các cháu suy dinh
dưỡng nhà trường chỉ đạo giáo viên phối hợp với các bậc phụ huynh tăng cường

nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát triển tốt.
Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của
các cơ quan chức năng cung cấp.
Bên cạnh đó chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào
chương trình giảng dạy theo các chủ đề.
Ví dụ 1: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe vào chủ đề
trường mầm non. Ở chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp những
nội dung sau:
- Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi
văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay
ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh
đổ vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
- Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường: Tự cất, dọn đồ
dùng ăn uống sau khi ăn, lấy gối lên giường đi ngủ.
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui
định. Giữ gìn vệ sinh môi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt
rác đúng nơi qui định
Ví dụ 2: Khi tổ chức hoạt động góc qua trò chơi “Cửa hàng rau quả”
khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực phẩm không bị
rập nát.
Còn qua trò chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng, rửa
sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sôi.
Với trò chơi học tập: “Xếp nhanh theo nhóm” thì cần phải chuẩn bị những
lô tô về các loại thực phẩm (đủ 4 nhóm dinh dưỡng) và trò chơi“Thi xem ai
nhanh” yêu cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh phân loại nhóm dinh dưỡng theo yêu
cầu của cô giáo.
Ví dụ: Tiết khám phá một số loại quả: Trẻ biết được trong các loại quả
chứa chất gì, nên ăn những loại quả nào, khi ăn phải như thế nào v..v..
Hay trong các hoạt động cô giáo nhắc nhỡ trẻ phải biết giữ vệ sinh, biết
chải răng, rửa tay, rửa mặt đúng cách trước và sau khi ăn, hay sau khi đi vệ sinh.

Để làm được điều đó cô giáo thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thực
hiện, cô giáo hướng dẫn trẻ biết cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. Giáo
viên còn tập cho trẻ biết chăm sóc vườn cây như: Tưới cây rau lá, nhặt lá vàng,
11


nhổ cỏ. v…v.. Qua đó trẻ biết quan sát, nhận dạng các loại cây, lá, quả, biết các
loại cải xanh, cải ngọt, đậu, mướp …Từ đó giáo dục trẻ hiểu được lao động là
một việc làm đem lại nhiều lợi ích cho mọi người
Qua các trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm trẻ
biết nhóm nào lên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an
toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ, giáo viên mầm non.
Đặc biệt là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác
nâng cao chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm
lớp, cá nhân và vệ sinh môi trường.
Từ khi thực hiện chuyên đề đến nay trẻ có tiến bộ rõ rệt, trẻ thích nghi với
chế độ sinh hoạt hằng ngày, môi trường sống và có nề nếp thói quen tốt trong ăn
uống, ngủ vệ sinh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa. cô giáo hướng dẫn trẻ biết
cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. Giáo viên còn tập cho trẻ biết chăm sóc
vườn cây như: Tưới cây rau lá, nhặt lá vàng, nhổ cỏ. v…v.. Qua đó trẻ biết quan
sát, nhận dạng các loại cây, lá, quả, biết các loại cải xanh, cải ngọt, đậu, mướp
3.1.8. Biện pháp 8: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui trong
công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Mỗi cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trong nhà trường phải thực hiện
nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức, tuyên
truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
Xây dựng kế hoạnh phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các
bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà trường cũng như

tại gia đình trẻ. Đặc biệt chú ý các nội dung sau:
Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho
cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh.
Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các
hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà trường.
Thường xuyên chỉ đạo giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh trong các
buổi họp phụ huynh, lồng ghép nội dung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm khi tuyên truyền tại nhà cho phụ huynh: Cách chế biến món ăn, chọn mua
bảo quản thực phẩm, sử dụng nguồn nước, địa điểm chế biến, phụ huynh có thể mo
cua, cá, tôm bắt ốc ở sông, suối những thực phẩm sản có ở địa phương mà sạch sẽ

12


không có hóa chất để về chế biến các món ăn hàng ngày cho trẻ, nên cho trẻ ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Khi mua hàng phụ huynh phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, thực
phẩm không bị dập nát, thịt, cá phải tươi. Còn “Nấu ăn” phụ huynh biết rửa tay
và vệ sinh đồ dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín
uống sôi, biết thay đổi các món ăn hàng ngày cho trẻ, phụ huynh cho trẻ ăn đầy
đủ chất đạm, các chất giàu vi ta min, chất béo và tinh bột.
3.2. Kết quả thực hiện
3.2.1. Đối với cán bộ viên chức
100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non.
Tập thể cán bộ viên chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ Lãnh đạo đều
có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc.
Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng

dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc, mọi nơi…
3.2.2. Đối với trẻ
Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con
người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích
hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…
Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi
trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy
định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan
trọng đối với sức khoẻ con người.
3.2.3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh
Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và
phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp
chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, biết
cho trẻ ăn những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cùng nhau làm tốt công tác
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
3.3. Kết quả nghiên cứu:
Nhờ phối hợp đồng bộ những biện pháp trên mà bản thân tôi đã đạt được
những kết quả như:
13


- 100% cán bộ giáo viên công nhân viên lấy việc nâng cao chất lượng
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm làm mục tiêu để phấn đấu
- 100% trẻ đã có thói quen vệ sinh tốt ở nhà cũng như ở trường
- Cơ thể trẻ phát triển tốt có 95% trẻ tăng cân so với đầu năm học, tỉ lệ sức
khoẻ trẻ ở kênh bình thường tăng rõ rệt từ 25 - đến 30%, không còn trẻ suy dinh
dưỡng nặng .
Nâng cao được kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho các bậc cha mẹ. Cụ thể trong năm học này 100% các cụm lớp và

100% số trẻ đều tham gia ở lại bán trú, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để
phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc trẻ.
Hệ thống các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm kể trên đã thực sự đem lại hiệu quả, sự chuyển
biến rõ rệt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường. Kết quả ấy được
thể hiện:
100% trẻ ra lớp được tiêm uống đầy đủ các loại vắc xin, đảm bảo an toàn,
được cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe theo định kỳ, vệ sinh cá nhân sạch
sẽ, gọn gàng.
Nhà trường thực hiện tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng như thông
qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh.
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội
dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động
như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua biểu đồ tăng
trưởng, kết quả đạt được thông qua bảng tổng hợp sau:
Cân nặng
Suy
Tổng Cân nặng
dinh
Độ tuổi
số trẻ bình
dưỡng
thường
độ 1
Nhà trẻ
25
21
4

Mẫu giáo 253
232
21
Cộng:
258
253
25

14

Chiều cao
Suy
dinh
dưỡng
độ 2
0
0
0

Cao
Thấp
bình
còi
thường độ 1

Thấp
còi
độ 2

21

232
253

0
0
0

4
21
25


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và trải nghiệm thực tế đã chỉ ra một số
biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an
toàn thực phẩm ở trường mầm non ... . Xin mạnh dạn đề xuất một số kinh
nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn
thực phẩm ở trường mầm non như sau: Vận dụng linh hoạt giữa lí thuyết và
thực tiễn, phát huy tính trách nhiệm, điều chỉnh sai lệch kịp thời, giúp cho sự chỉ
đạo nhà trường đi đúng hướng và có nề nếp.
Đầu tư trang thiết bị xây dựng cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ phục vụ
nhu cầu công tác tổ chức bán trú tại nhà trường đầy đủ.
Thực hiện nghiêm túc các điều kiện đã đưa ra ở phần biện pháp thực hiện
trong bài viết này.
Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm đây là một việc làm hết sức cần thiết không chỉ là nhiệm vụ mà còn
là trách nhiệm của mỗi chúng ta trong công tác chăm sóc trẻ
Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm trong nhà trường, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm bắt kịp thời

tình hình đội ngũ, công tác chăm sóc trẻ của từng giáo viên, để từ đó xây dựng
kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng cho phù hợp, tổ chức nhiều hoạt động để bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ.
Giáo viên và công nhân viên phải có kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm để giáo dục trẻ và tuyên truyền cho cộng đồng. Nội
dung tuyên truyền phong phú, sâu rộng để tạo niềm tin trong nhân dân.
Cô giáo nhiệt tình yêu mến trẻ cô luôn gần gũi tạo tình cảm gắn bó giữa
cô và trẻ, nắm bắt được tâm sinh lý của từng trẻ để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt
Hơn.
Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào trong
các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi.
Đầu tư cơ sở vật chất ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội
Đồ dùng chế biến phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo sử
dụng đồ dùng thức ăn sống và chín riêng biệt.
Hằng năm tổ chức hội thi mời phụ huynh tham dự, qua đó nhằm tạo cơ
hội để phụ huynh, giáo viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm để giáo dục, chăm
sóc trẻ tốt hơn, đây là công tác tuyên truyền đạt hiệu quả nhất.
15


Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng và thực hiện, qua đó đã
đem lại kết quả rất mỹ mãn đối với bản thân tôi.
2. Kiến nghị:
* Đối với chính quyền địa phương
Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương để làm tốt công tác
xã hội hoá giáo dục trong nhà trường.
* Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo
Tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhóm, lớp
kiên cố trong giai đoạn ( 2017 - 2018)
Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ

quản lý làm giàu tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non ... ”
trong lĩnh vực quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp chia sẻ của các đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng
rộng rãi trong các trường mầm non đạt hiệu quả cao vào những năm tiếp theo.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A/ Tài liệu hướng dẫn vệ sinh an toàn thực trong các cơ sở giáo dục
- Nhà xuất bản giáo dục
B/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1998-2000 cho giáo viên mầm
non
- Nhà xuất bản giáo dục - xuất bản năm 1999
C/ Tài liệu các qui định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
D/ Tài liệu bồi dưỡng cán bộ QL,I, III, NXB HVQLGD Hà Nội/2007
E/ Tài liệu bồi dưỡng CBQL. MN năm học 2005- 2006
F/ Một số vấn đề chăm sóc giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng, môi trường
cho trẻ từ 0-6 tuổi (Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1998-2000)

17


18


19



20


21



×