SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DINH DƯỠNG
VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I/ Đặt vấn đề :
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là thông điệp mà tất cả mọi người
phải quan tâm. Như chúng ta đã biết con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con
người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi, bởi vậy để cho trẻ có một cơ thể khỏe
mạnh, cường tráng sau này là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ
chúng ta phải đầu tư một cách khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết
cho trẻ phát triển ngay từ ban đầu.
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn, uống để duy
trì sự sống, nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ thành phần các chất và
hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Trong tất cả các đồ ăn thức
uống nhằm cung cấp các chất dinh dưõng cần thiết để duy trì các chức năng của cơ
thể, qua đó giúp cho con người có thể sống và làm việc được. Các nhóm chất dinh
dưỡng chính mà thực phẩm cung cấp bao gồm năng lượng, chất đạm, chất béo, các
vitamin, muối khoáng, nước và chất xơ là nhu cầu cần thiết để cơ thể phát triển
toàn diện nhất là ở trẻ yêu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng và không thể thiếu
được. Tuy nhiên thực phẩm thường có thành phần cấu trúc hóa học rất khác nhau,
khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm chính là nguồn gây bệnh, bởi
giàu chất dinh dưỡng nên thực phẩm cũng là môi trường hấp dẫn cho các vi sinh
vật sống và phát triển bao gồm các loại vi khuẩn, nấm mốc, kí sinh trùng.
Để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện tôi đã tập trung
nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dinh dưỡng và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ nhằm làm giảm thiểu trình trạng ngộ độc thức ăn,
tăng cường vệ sinh dinh dưỡng góp phần giúp trẻ ở trường mầm non phát triển toàn
diện về trí lực, thể lực để trở thành người chủ tương lai trong sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao
chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, để giúp cho giáo
viên, phụ huynh nắm bắt kiến thức và cùng phối hợp với nhà trường trong công tác
chăm sóc trẻ ngày được tốt hơn.Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
II/ Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết để nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta
nghĩ ngay đến chế độ ăn hàng ngày của trẻ, một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý thì
cần phải đảm bảo đủ thành phần các chất : Tinh bột, chất béo, các vitamin và muối
khoáng, từ chế độ dinh dưỡng hợp lý này sẽ đem lại một sức khỏe tốt và làm cho
trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
Trong công tác chăm sóc trẻ trong những năm qua, giáo viên đã phối kết hợp
với phụ huynh trong công tác chăm sóc trẻ , tuyên truyền trong nhân dân kiến thức
chăm sóc sức khỏe cho trẻ, lựa chọn những thực phẩm đảm bảo chất và lượng để
cho trẻ sử dụng. Song việc tiếp thu công tác tuyên truyền kiến thức của phụ huynh
còn hạn chế, hình thức tuyên truyền của giáo viên chưa phong phú, nội dung
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
1
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
chuyển tải chưa sâu sát do vậy việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng cũng còn
nhiều hạn chế .
Để nâng cao được chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
trong quá trình thực hiện giáo viên cần phải dùng nhiều hình thức để tuyên truyền
thông qua góc tuyên truyền, qua các cuộc họp, qua tổ chức hội thi ở trường, nội
dung tuyên truyền phải gần gũi sát với thực tế ở địa phương, để phụ huynh nắm bắt
và thực hiện đảm bảo. Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép vào các hoạt động
để dạy trẻ, bằng nhiều hình thức đổi mới, thỏa mái nhẹ nhàng để gây sự hứng thú,
tích cực hoạt động của trẻ, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, đạt hiệu quả
mong muốn.
III/ Cơ sở thực tiễn:
* Thuận lợi:
- Nhà trường rất quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ, hàng
năm nhà trường đều bổ sung mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm
sóc trẻ như: Mở rộng phòng học, inox hóa đồ dùng bán trú, bồi dưỡng kiến thức
chăm sóc trẻ cho giáo viên, đăng ký cho nhân viên cấp dưỡng đi tập huấn công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm tổ chức
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, thực hiện tốt công tác giảng
dạy, công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Chất lượng nuôi dạy trẻ được phụ huynh
tin tưởng, yên tâm khi gởi con vào trường.
-Đa số giáo viên có tinh thần học hỏi trong công tác giảng dạy cũng như
trong việc chăm sóc trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn .
* Khó khăn:
Đại đa số phụ huynh làm nghề nông nguồn thu nhập thấp, việc quan tâm
chăm sóc trẻ của phụ huynh chưa chu đáo, chưa chú trọng nên cho trẻ ăn những
thực phẩm nào để đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh.
Đội ngũ giáo viên thường xuyên thay đổi ở hàng năm, mặc dù giáo viên mới
cũng rất nhiệt tình, nhưng kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như công tác
chăm sóc trẻ còn hạn chế. Do đó cũng làm ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc trẻ ở
trường.
Với tình hình thực tế nêu trên, là người quản lý tôi luôn suy nghĩ tìm biện
pháp để bồi dưỡng kiến thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
cho giáo viên, phụ huynh, học sinh để khắc phục những hạn chế trên nhằm nâng
cao chất lượng “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” tại đơn vị
trường học.
IV/ Nội dung nghiên cứu:
A. Về nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng:
Để thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng tôi tập
trung nghiên cứu đầu tư vào ba đối tượng:
1. Đối với phụ huynh:
Hằng năm tổ chức tuyên truyền về dinh dưỡng đến với phụ huynh qua cuộc
họp phụ huynh, tọa đàm với các nội dung “ Chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
2
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
thai”,“Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ”, “Cách lựa chọn thực phẩm an toàn”,
“Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng”. (Hình 1)
Tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cho phụ huynh cách
chế biến thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ để cho phụ huynh thấy được chất lượng
bữa ăn của trẻ cũng như việc chăm sóc của giáo viên để cho phụ huynh yên tâm khi
gửi con đến trường lớp mầm non.Trong thời gian qua thời điểm xảy ra dịch cúm
A(H1N1) nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh trong công
tác phòng chống dịch cúm A (H1N1), vận động phụ huynh mua khẩu trang y tế để
phòng khi có dịch xảy ra trên địa bàn sẽ cho trẻ xử dụng, nhờ có sự phối hợp và
tuyên truyền phòng chống dịch cúm đến với phụ huynh kịp thời, nên trong thời
gian qua không có trẻ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra hằng tháng giáo viên tổ chức đến từng gia đình để gặp gỡ phụ
huynh tuyên truyền nội dung chăm sóc sức khỏe trẻ, nội dung tuyên truyền phải
phù hợp với từng thời điểm.
Ví dụ: Tháng 3 hàng năm là tháng hành động về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm thì nội dung cần tuyên truyền cho phụ huynh như: Lựa chọn thực phẩm
an toàn; Cách ăn uống hợp vệ sinh; cách chế biến hợp vệ sinh; dạy trẻ biết rửa tay
trước khi ăn; phòng ngộ độc thực phẩm - Giới thiệu cách lựa chọn thực phẩm an
toàn; Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng” “Tác hại của bột ngọt đối với
sức khỏe con người”.
Các hình thức tuyên truyền còn thể hiện ở góc tuyên truyền của lớp, của
trường và qua đài phát thanh của xã, qua tổ chức hội thi. Qua việc tuyên truyền cho
các bậc phụ huynh kết quả về giáo dục dinh dưỡng được nâng cao, phụ huynh đã
biết quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ- Phụ huynh đã nhiệt tình đóng góp kinh
phí để mua sắm trang thiết bị, các đồ dùng cao cấp để phục vụ cho trẻ
Trong năm học 2009-2010 phụ huynh đã đóng góp và hổ trợ kinh phí để nhà
trường tu sữa cơ sở vật chất, mở rộng các phòng học để có nơi ăn ngủ riêng cho trẻ,
nhà trường đã bổ sung toàn bộ đồ dùng phục vụ cho trẻ bằng inox như : Ca, tủ để
ca,khăn, xe đẩy cơm,bàn xắt thái, tủ để chén bát,v v Năm học 2010-2011 phụ
huynh hỗ trợ kinh phí để nhà trường tu sửa lại hệ thống điện nước, bắt quạt ở các
phòng ăn, mua máy nổ phòng khi cúp điện, tận dụng máy nổ để lấy nước, điện để
phục vụ cho công tác chăm sóc trẻ.
2. Đối với giáo viên công nhân viên:
Trong những năm trước đây về thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng
giáo dục dinh dưỡng cho đội ngũ GV-CNV chưa cao, nên đội ngũ giáo viên - công
nhân viên chưa hiểu và chưa nhận thức một cách đầy đủ về dinh dưỡng, còn lúng
túng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục có lồng nội dung giáo dục dinh
dưỡng mặc dù đội ngũ có tâm huyết yêu nghề mến trẻ. Do vậy nhà trường tổ chức
các hoạt động có lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng để cho giáo viên công
nhân viên nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên lồng ghép
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các môn học, nhà trường đã
tổ chức bồi dưỡng về kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
3
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
bộ giáo viên - công nhân viên trong toàn trường, phát động cuộc thi sáng tác sưu
tầm về thơ ca, hò vè, câu đố có nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm trong toàn cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường.
*Kết quả: 100% Cán bộ giáo viên công nhân viên tham gia cuộc thi (Hình 2)
Sau những lần bồi dưỡng tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên đã nhận
thức đầy đủ về dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm là sự cần thiết
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên đã lồng ghép giáo dục dinh dưỡng
vào các môn học như: Làm quen văn học, khám phá khoa học, hoạt động bé tập
làm nội trợ. Qua hoạt động này nội dung giáo dục dinh dưỡng được thực hiện một
cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao, trẻ biết sử dụng thành thạo các đồ dùng
dụng cụ như dao, thớt, cốc, chén, trẻ biết làm một số món ăn đơn giản thông
thường như pha nước chanh, phết bơ làm bánh mì. Để trẻ được lĩnh hội tốt về dinh
dưỡng giáo viên đã thực hiện các bộ tranh lô tô dinh dưỡng, sưu tầm các hình ảnh
đẹp về các món ăn, vẽ các tranh ghi lại từng thao tác, từng bước về món ăn thức
uống.
Đối với nhân viên nấu ăn biết cách chế biến thức ăn và thực hiện đúng theo
qui trình bếp một chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn kể cả thực phẩm sống,
đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra ngộ độc khi dùng thức ăn
tại trường. Hàng năm nhân viên cấp dưỡng được cử đi tập huấn chương trình vệ
sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế tổ chức. Trong năm nhà trường mời đội
kiểm tra phòng dịch của huyện về kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường 2 lần/
năm. Kết quả được xếp loại tốt.
Ngoài ra nhà trường đã bồi dưỡng chương trình NUTRIKIDS cho tất cả cán
bộ GV-CNV về nội dung tính khẩu phần ăn cho trẻ, tham khảo một số thực phẩm
cần cho trẻ sử dụng, cách chế biến một số món ăn gia đình. Qua đó giáo viên đã
nắm được khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp cho trẻ và áp dụng để tuyên truyền
cho các bậc phụ huynh và áp dụng phục vụ cho gia đình của mình.
3. Đối với trẻ:
Nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất mới mẽ
và xa lạ đối với trẻ - Trước đây trẻ chưa được biết nhiều về các nguồn thực phẩm,
thực phẩm đó được xếp vào nhóm nào, có ích lợi gì cho cơ thể, loại nào nên ăn
nhiều, loại nào không dùng nhiều. Bởi vì trẻ chưa được dạy bảo, nhắc nhỡ thường
xuyên của ba, mẹ, cô giáo về nội dung này. Từ những thực tế trên nhà trường cùng
với giáo viên tích hợp một số kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm vào nội dung của các chủ điểm, thông qua việc trang trí lớp các hình ảnh
trang trí cũng thể hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
để giáo dục trẻ, thông qua các hoạt động trẻ được cung cấp kiến thức về dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Ví dụ: Tiết khám phá một số loại quả: Trẻ biết được trong các loại quả chứa
chất gì, nên ăn những loại quả nào, khi ăn phải như thế nào v v ( Hình 3)
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
4
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
Hay trong các hoạt động cô giáo nhắc nhỡ trẻ phải biết giữ vệ sinh, biết chải
răng, rửa tay, rửa mặt đúng cách trước và sau khi ăn, hay sau khi đi vệ sinh. Để làm
được điều đó cô giáo thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thực hiện.
Kết quả: Từ khi thực hiện chuyên đề đến nay trẻ có tiến bộ rõ rệt- trẻ thích
nghi với chế độ sinh hoạt hằng ngày, môi trường sống và có nề nếp thói quen tốt
trong ăn uống, ngủ vệ sinh- cơ thể phát triển cân đối hài hòa. Nhằm nâng cao nội
dung giáo dục dinh dưỡng nhà trường tiến hành áp gạch men tường các phòng học
và mắc một hệ thống nước nóng lạnh để cho học sinh sử dụng nguồn nước đảm bảo
hợp vệ sinh
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, cô giáo hướng dẫn trẻ biết cách giữ vệ sinh
cá nhân, vệ sinh chung. Giáo viên còn tập cho trẻ biết chăm sóc vườn cây như:
Tưới cây lau lá, nhặt lá vàng, nhổ cỏ. v…v Qua đó trẻ biết quan sát, nhận dạng
các loại cây, lá, quả, biết các loại cải xanh, cải ngọt, đậu, mướp Từ đó giáo dục trẻ
hiểu được lao động là một việc làm đem lại nhiều lợi ích cho mọi người
B. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng tốt hơn, đảm
bảo không để dịch bệnh xảy ra đối với trẻ, nhà trường từng bước nâng cấp cơ sở vật
chất theo từng năm học.Năm học 2000-2001 là năm đầu tiên nhà trường thực hiện
công tác bán trú, nhờ sự quan tâm của các cấp ngành, địa phương và của phụ huynh
đã giúp cho trường xây dựng được bếp ăn một chiều thoáng mát đảm bảo hợp vệ
sinh có hệ thống bếp ga đảm bảo qui trình chế biến một chiều. Nhưng bên cạnh đó
nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn về kinh phí nên những năm đầu chỉ cho cháu
sử dụng chén, xô bằng nhựa nhưng trong năm học 2004- 2005 nhà trường đã mua
chén cho trẻ ăn bằng nhựa cao cấp . Đến năm 2007-2008 nhà trường bổ sung đồ
dùng phục vụ cho trẻ như: Chén, xô, thau bằng inox .Tường lớp và khu vực nhà
bếp được lót gach men. Trong năm học 2009-2010 nhà trường nâng cấp mở rộng
các phòng học, cải tạo phòng phía sau lớp làm nhà ăn cho trẻ, làm lại hệ thống nhà
vệ sinh cho tất cả các lớp, phòng vệ sinh của trẻ làm theo mô hình khép kín được
phân biệt nam, nữ riêng, đảm bảo đủ nước sinh hoạt hằng ngày. Năm học 2010-
2011 nhà trường tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất như tu sửa điện nước, mắc thêm
quạt ở phòng ăn cho tất cả các lớp
Ngoài việc quan tâm hoàn thiện cơ sở vật chất, nhà trường còn trang bị thêm
các đồ dùng để phục vụ cho trẻ như: Đóng mới toàn bộ sạp ngủ cho trẻ, thay thế
toàn bộ đồ dùng bằng inox ở khu vực bếp và ở các nhóm lớp như : Ca uống nước,
tủ để ca khăn, bàn chãi răng của trẻ; xe đẩy cơm; bàn xắt thái; tủ để chén bát. (Hình
5)
Do có sự đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất đã tạo được sự tin tưởng trong phụ
huynh, phụ huynh tự nguyện tham gia đóng góp cùng nhà trường để xây dựng cơ
sở vật chất để phục vụ cho công tác chăm sóc trẻ trong nhà trường.
2. Vệ sinh môi trường và dụng cụ chế biến:
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
5
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
Song song với việc chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn đầy đủ chất. Thì công tác bảo vệ
môi trường và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Vì vậy tất cả chúng ta phải có trách nhiệm để cho trẻ sống trong môi trường
trong sạch không bị ô nhiễm và ăn những thực phẩm sạch không bị nhiễm độc và
nhiễm bẩn. Chính vì vậy nhà trường tận dụng mảnh đất thừa ở phía sau để trồng rau
cho trẻ sử dụng hàng ngày và hợp đồng nguồn thực phẩm sạch để trẻ sử dụng. Bên
cạnh đó phối hợp với giáo viên công nhân viên trong trường luôn chú ý giữ gìn
phòng học, phòng ăn, nhà bếp và môi trường xung quanh thoáng mát sạch sẽ,
thường xuyên lau chùi đồ dung dao, thớt, xoong, thau v v và sắp xếp gọn gàng
ngăn nắp, dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo hợp vệ sinh, dụng cụ dùng cho
thức ăn sống và chín riêng biệt, chấp hành đúng mười điều qui định về an toàn thực
phẩm và các cặp thực phẩm xung khắc-chén muổng của trẻ được tráng nước sôi
trước khi cho trẻ sử dụng. Mỗi ngày đều xử lý rác sạch sẽ, khai thông cống rãnh,
không để nước ứ đọng ở các góc sân trường. Nhóm lớp và khu vực bếp đều có
thùng đựng rác thải có nắp đậy.Hàng ngày tất cả các món ăn thức uống đều lưu
mẫu theo qui định đảm bảo 24 giờ. (Hình 6)
Đối với nhân viên cấp dưỡng phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau
khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi quét
dọn, rửa tay sau mỗi công đoạn và lau khô bằng khăn sạch .Thường xuyên mặc tạp
dề, mang khẩu trang trong quá trình chế biến hoặc khi tiếp xúc với thực phẩm chín,
hoa quả. Bên cạch đó nguồn nước để cho trẻ sử dụng rất quan trọng. Vì nước là
một nguyên liệu tươi sống được sử dụng trong nhiều công đoạn chế biến thực phẩm
cũng như trong sinh hoạt. Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nên một mối nguy cơ cho sức
khoẻ trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung. Vì vậy để đảm bảo cho sức khoẻ trẻ
nhà trường mua một máy lọc nước để lọc nước hàng ngày cho trẻ sử dụng và hàng
năm gởi mẫu nước đi xét nghiệm. Kết quả: Nguồn nước đảm bảo để cho trẻ sử
dụng.
3. Xây dựng thực đơn và nguồn cung cấp thực phẩm:
Để đảm bảo sức khỏe cho tất cả học sinh trong toàn trường , ngay từ đầu
năm học nhà trường hợp đồng mua thực phẩm đảm bảo chất lượng giá cả thị trường
như thịt, cá, trứng, tôm, rau phải biết nguồn gốc của các loại thực phẩm, đảm bảo
tươi sạch. Thực phẩm mỗi ngày đều có nhân viên tiếp phẩm kiểm tra ghi chép vào
sổ về tình hình giao nhận thực phẩm- các thực phẩm không đúng yêu cầu về chất
lượng, thừa, thiếu về số lượng được giải quyết ngay. Các loại thực phẩm tươi sống
được mua và sử dụng trong ngày. Nhà trường thường xuyên kiểm soát nghiêm ngặt
nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ hàng ngày từ số lượng đến chất lượng, các loại
thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.( Hình 7)
Vì vậy trong những năm qua không có trường hợp nào ngộ độc thức ăn ở
trường. Ngoài ra nhà trường còn phối hợp với trạm y tế địa phương, trung tâm y tế
huyện thường xuyên kiểm tra bếp ăn, nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng
thực phẩm, chỗ lưu giữ mẫu thức ăn v v Bởi vậy công tác vệ sinh an toàn thực
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
6
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
phẩm luôn được trạm y tế và trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm huyện đánh giá
rất cao.
Việc xây dựng thực đơn được thực hiện trong chương trình phần mềm
NUTRIKIDS nên có nhiều thuận lợi và đảm bảo hơn việc thực hiện theo thủ công
như trước đây. Trong chương trình nutrikids có nhiều nội dung để chúng ta áp dụng
vào việc lên thực đơn hàng ngày.Qua việc xây dựng thực đơn kết quả các chất
như : Lipit ; gluxit, protit; vitamin và muối khoáng hiện rõ sau khi ta nhập các số
liệu. Do vậy cũng thuận lợi để chúng ta bổ sung thành phần các chất chưa đảm bảo
của ngày hôm trước sẽ bổ sung thêm vào ngày hôm sau - thực đơn được thay đổi
thường xuyên hàng ngày, hàng tuần để cân đối nguồn dinh dưỡng và phù hợp theo
từng mùa vụ sản xuất các loại thực phẩm ở địa phương. Xây dựng thực đơn sáng
tạo và nâng cao kĩ năng trong chế biến của nhân viên cấp dưỡng để đảm bảo đầy đủ
thành phần các chất dinh dưỡng trong ngày cho trẻ.
4/ Chất lượng và tổ chức bữa ăn:
* Tổ chức bữa ăn cho trẻ:
Người ta thường nói “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Do vậy tôi rất
chú trọng đến khâu tổ chức thực hiện giờ ăn cho trẻ ở lại bán trú. Trên mỗi bàn ăn
đều có trải khăn bàn, bình hoa có đĩa để cháu nhặt những hạt cơm rơi vãi bỏ vào, có
đĩa đựng khăn ướt để trẻ lau tay. Trước mỗi giờ ăn cô nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ. Cô
giáo tạo cho trẻ có một tâm thế thỏa mái, vui vẻ trước khi vào giờ ăn. ( Hình 8)
Đến giờ ăn cô giáo giới thiệu món ăn và giải thích cho trẻ thấy được giá trị
của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào,
trắng đẹp, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm, ốm yếu v v cô
khuyến khích trẻ ăn hết xuất – khi trẻ ăn nên nhắc trẻ không nói chuyện, cười đùa
nếu không may bắn nước bọt vào bạn sẽ mất vệ sinh hoặc cô giáo phải nhắc trẻ khi
hắt hơi phải lấy tay che miệng và quay ra đằng sau chỗ không có người để hắt hơi.
Khi ăn xong phải bỏ chén vào đúng nơi quy định và làm vệ sinh sạch sẽ.
Đối với trẻ ăn chậm ăn yếu hoặc khó ăn với một số thức ăn, cô giáo kiên trì
tập cho trẻ ăn hết xuất và làm quen dần với thức ăn khác, để đảm bảo cho tất cả trẻ
ăn đầy đủ các chất trong ngày.
* Chất lượng bữa ăn:
Ăn uống là một trong các bản năng quan trọng nhất của con người và các
loài động vật khác.Ăn uống rất cần thiết cho sức khoẻ con người. Sự thiếu hụt về
các chất như:Prôtein; gluxit; Lipit; vitamin; và chất khoáng có thể gây nhiều bệnh
tật.Vì vậy việc xây dựng thực đơn là khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng ,
nhà trường đã sử dụng phần mềm Nutrikisd để tính khẩu phần ăn hàng ngày trong
công tác chăm sóc trẻ. Việc tính toán thực đơn trên máy nhanh và đảm bảo tính cân
đối giữa các chất hơn so với cách tính thực đơn bằng tay vừa chậm vừa mất thời
gian và cân đối các chất khó đạt theo yêu cầu.
Việc thực hiện thực đơn trên máy giúp cho nhà trường rút được nhiều kinh
nghiệm, có nhiều thực đơn ngon giúp cho việc nuôi dạy trẻ phát triển tốt làm cho
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
7
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
công tác phòng chống trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường đạt kết quả khả quan.
Trong năm học qua số trẻ bị suy dinh dưỡng được phục hồi trên 90%.
C.Tuyên truyền kiến thức về nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm:
Với chức năng là một hiệu phó quản lý công tác bán trú trong nhà trường.Tôi
tham mưu với ban giám hiệu đưa nội dung tuyên truyền các tài liêu về vệ sinh dinh
dưỡng và an toàn thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp. Qua đó đối với các
cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với phụ huynh tăng nguồn dinh dưỡng
trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ và nhà trường có chế độ bồi dưỡng riêng cho
các cháu để trẻ phát triển tốt hơn. Tuyên truyền qua tranh tự vẽ và tranh tuyên
truyền dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng cung cấp, tích
hợp vào các chương trình giảng dạy.
Ví dụ: - Qua trò chơi “ cửa hàng bán rau quả” khi mua hàng cháu phải biết
chọn những thực phẩm tươi ngon thực phẩm không bị dập nát.
- Qua trò chơi “ Nấu ăn” cháu biết rửa tay và vệ sinh đồ dùng trước khi chế
biến, dùng nước sạch để chế biến thức ăn, sau khi nấu chín phải đậy cẩn thận
- Trò chơi học tập “Xếp nhanh thành nhóm ”
Chuẩn bị : Tranh lô tô về các loại thực phẩm, mỗi cháu có một bàn cờ dinh
dưỡng có vẽ hình đại diện các nhóm
Luật chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một bàn cờ và các tranh về các loại thực
phẩm, hai cháu sẽ chơi oẳn tù tì cháu nào thắng sẽ được chọn một con bài lô tô sắp
vào bàn cờ theo đúng 4 nhóm thực phẩm – cháu nào sắp đúng và nhanh hơn cháu
đó sẽ thắng cuộc (Ví dụ: Khi cháu chọn tranh lô tô có hình tôm, cua cháu phải đặt
vào nhóm chất đạm hay cháu có tranh lô tô về rau quả cháu gắn vào nhóm vitamin
chất khoáng .v v Qua trò chơi này giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu được các nhóm
thực phẩm qua đó cháu biết nhóm nào nên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế.
Đối với giáo viên hướng dẫn cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của dinh
dưỡng liên quan đến bệnh tật của trẻ . Từ đó xác định rõ trách nhiệm trong công tác
chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ, biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi,
biết một khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ hợp lý, biết nguyên tắc xây dựng thực
đơn khẩu phần ăn, nguyên tắc thay thế các loại thực phẩm để đảm bảo một khẩu
phần đủ chất và cân đối. Mở lớp tập huấn cho cán bộ giáo viên – công nhân viên
trong trường về công tác chăm sóc trẻ làm cho giáo viên có một kiến thức cơ bản
về vệ sinh an toàn thực phẩm để vận dụng vào việc chăm sóc trẻ cũng như tuyên
truyền cho các bậc phụ huynh. Chỉ đạo cho giáo viên cân đo trẻ hàng tháng và theo
dõi trên biểu đồ phát triển và hiểu được mục đích của việc theo dõi sức khoẻ trẻ để
phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn.
Đối với phụ huynh tuyên truyền cho phụ huynh cách chăm sóc bảo vệ sức
khỏe cho trẻ. Thường xuyên thông báo cho ba mẹ trẻ về tình hình ăn uống, tình
hình sức khoẻ của trẻ ở trường, kết hợp tổ chức các hình thức tuyên truyền về kiến
thức dinh dưỡng trẻ em, các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng,các bệnh do
thiếu vi chất ( VitaminA, thiếu sắt, thiếu iôt,) tuyên truyền cho các bậc phụ huynh
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
8
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
kiến thức về nuôi dạy trẻ: Như nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý-
nhắc nhở phụ huynh không mua quà bánh cho cháu đưa vào lớp để tránh xảy ra
tình trạng ngộ độc thực phẩm hạn chế xả rác bừa bãi trong trường lớp. Có những
phụ huynh quá nuông chiều con khi đón con từ trường về phụ huynh mua những
bánh ram, kẹo gặp những trường hợp này giáo viên trao đổi với phụ huynh nếu cho
cháu ăn những thức ăn này tối về cháu sẽ không ăn cơm được rất ảnh hưởng đến
sức khỏe của cháu. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng thì dù có thương con đến mấy
thì phụ huynh sẽ không bao giờ cho cháu ăn những thức ăn đó vào trước bửa ăn
Một hình thức tuyên truyền đạt hiệu quả nhất đó là tổ chức hội thi về dinh
dưỡng. Để thu hút sự quan tâm của cộng đồng đến sự nghiệp trồng người, nhà
trường đã triển khai tổ chức các hội thi như: “Thi tuyên truyền viên giỏi”; Hội thi “
Bé tập làm nội trợ”; hội thi “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ”. Qua việc tổ chức hội
thi đã thu hút sự đông đảo các phụ huynh, giáo viên và các cháu học sinh trong nhà
trường tham gia. Qua đó tạo được sự chuyển biến cao trong nhận thức của mọi
người về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; về phòng chống suy dinh dưỡng và
đảm bảo VSATTP, làm thay đổi nhận thức của của nhân về việc cho trẻ ăn bán trú
tại trường. Cũng qua các hội thi đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phối hợp chặc chẽ
giữa các ban ngành, đoàn thể ở địa phương ngày càng tốt hơn. Nhà trường luôn
nhận được sự hỗ trợ về kinh phí để tổ chức các hội thi từ các đoàn thể và các hội
cha mẹ học sinh. ( Hình 9)
V/ Kết quả nghiên cứu:
Nhờ phối hợp đồng bộ những biện pháp trên mà bản thân tôi đã đạt được
những kết quả như:
- 100% cán bộ giáo viên công nhân viên lấy việc nâng cao chất lượng dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm làm mục tiêu để phấn đấu
- 100% trẻ đã có thói quen vệ sinh tốt ở nhà cũng như ở trường
- Cơ thể trẻ phát triển tốt có 95% trẻ tăng cân so với đầu năm học, tỉ lệ sức
khoẻ trẻ ở kênh bình thường tăng rõ rệt từ 25 - đến 30%, không còn trẻ suy dinh
dưỡng nặng .
- Nhà bếp, nhà ăn thoáng mát các dụng cụ chế biến chén bát sạch sẽ đảm
bảo vệ sinh
- Trong nhiều năm qua không xảy ra ngộ độc thức ăn ở trường, các cháu ít
bị ốm.
- Nâng cao được kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho các bậc cha mẹ . Cụ thể trong năm học này 100% các cụm lớp và 100%
số trẻ đều tham gia ở lại bán trú, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm để phối hợp
với nhà trường trong công tác chăm sóc trẻ.
VI/ Kết luận:
Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm đây là một việc làm hết sức cần thiết không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách
nhiệm của mỗi chúng ta trong công tác chăm sóc trẻ
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
9
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm trong nhà trường, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm bắt kịp thời
tình hình đội ngũ, công tác chăm sóc trẻ của từng giáo viên, để từ đó xây dựng kế
hoạch chỉ đạo bồi dưỡng cho phù hợp, tổ chức nhiều hoạt động để bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ.
* Để thực hiện tốt nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm thì:
- Giáo viên và công nhân viên phải có kiến thức về giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm để giáo dục trẻ và tuyên truyền cho cộng đồng. Nội dung
tuyên truyền phong phú, sâu rộng để tạo niềm tin trong nhân dân
- Cô giáo nhiệt tình yêu mến trẻ cô luôn gần gũi tạo tình cảm gắn bó giữa cô
và trẻ, nắm bắt được tâm sinh lý của từng trẻ để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn
- Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào trong
các hoạt động và ở mọi lúc, mọi nơi.
- Đầu tư cơ sở vật chất ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội
- Đồ dùng chế biến phải thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo sử
dụng đồ dùng thức ăn sống và chín riêng biệt
- Nhân viên cấp dưỡng phải được đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ và tuân thủ
theo những qui định của nhà trường và qua lớp tập huống vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Thực hiện xây dựng thực đơn trong chương trình phần mềm Nutrikids và
thường xuyên thay đổi thực đơn để đảm bảo thành phần các chất
- Hằng năm tổ chức hội thi mời phụ huynh tham dự, qua đó nhằm tạo cơ hội
để phụ huynh, giáo viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm để giáo dục, chăm sóc trẻ tốt
hơn, đây là công tác tuyên truyền đạt hiệu quả nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng và thực hiện trong nhiều năm
qua nó đã đem lại kết quả rất mỹ mãn đối với bản thân tôi.
Đại phong, ngày 15 tháng 01 năm 2011
Người viết
Lê Thị Thu
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
10
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
VII- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu hướng dẫn vệ sinh an toàn thực trong các cơ sở giáo dục
- Nhà xuất bản giáo dục
2/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1998-2000 cho giáo viên mầm
non
- Nhà xuất bản giáo dục - xuất bản năm 1999
3/ Tài liệu các qui định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
11
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
VIII- PHỤ LỤC
(Hình 1: Buổi tuyên truyền kiến thức chăm sóc trẻ (Hình 2: Bồi dưỡng kiến thức dinh dưỡng và
cho các bậc phụ huynh) vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ)
(Hình 3: Trẻ được làm quen vơi các loại quả
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
12
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
thông qua hoạt động học - chơi)
(Hình 4: Cô giáo đang hướng dẫn cách chãi răng – trẻ đang làm vệ sinh)
(Hình 5) Hình 6:
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
13
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
Nhân viên cấp dưỡng đang lưu mẫu thức ăn
Hình 7: Hình 8:
Kế toán kiểm tra nguồn thực phẩm trong ngày Giờ ăn trưa của trẻ
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
14
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
Hình9:
Hội thi: Bé tập làm nội trợ Hội thi và sức khỏe trẻ thơ
VIII- MỤC LỤC
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
15
SKKN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
Trường Mầm Non Đại Phong Người viết: Lê Thị Thu
Mục Nội dung Số trang
I Đặt vấn đề 1
II Cơ sở lý luận 1-2
III Cơ sở thực tiễn 2
IV Nội dung nghiên cứu
A Nâng cao chất lượng dinh dưỡng 2
1 Đối với phụ huynh 2-3
2 Đối với giáo viên công nhân viên 3-4
3 Đối với trẻ 4-5
B Nâng cao chất lượng VSATTP 5
1 Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất 5-6
2 Vệ sinh môi trường và dụng cụ chế biến 6-7
3 Xây dựng thực đơn và nguồn cung cấp thực phẩm 7
4 Chất lượng và tổ chức bữa ăn 8-9
C Tuyên truyền kiến thức về nâng cao chất lượng dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
9-10
V Kết quả nghiên cứu 10-11
VI Kết luận 11
VII Tài liệu tham khảo 12
VIII Mục lục 13
16