Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.55 KB, 18 trang )

Đề cương nghiên cứu
CÁC YẾU TỐ THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN ĐẾN
LÀM VIỆC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ TP. HCM
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
-

Không chỉ lao động nam, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện tay, lao động nữ từ nông
thôn cũng di chuyển ra đô thị và đến các khu công nghiệp ngày càng đông đảo dưới nhiều

-

phương thức khác nhau.
Được thành lập từ năm 1965, đến nay Tổng Công ty Cổ Phần Phong Phú ( tiền thân là
Dệt Phong Phú ) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam
với các sản phẩm gồm Sợi – Chỉ May, Khăn bông, Vải Denim & sản phẩm may
mặc...đây là ngành nghề chỉ cần lao động phổ thông, cho nên phù hợp lao động nữ, đặc

-

biệt là lao động nữ nông thôn, thiếu trình độ.
Đề tài được xây dựng nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ những yếu tố thu hút lao động
nữ từ nông thôn di cư lên thành phố và lựa chọn Tổng Công Ty Phong Phú để làm việc.
Từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần giúp Công ty giữ chân người lao động ở lại làm

-

việc lâu dài.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào thu hút lao động nữ nông thôn rời quê đến làm việc tại thành phố HCM?
Các yếu tố nào khiến lao động nữ nông thôn lựa chọn Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú


-

để làm việc?
+ Thu nhập có ảnh hưởng đến việc lựa chọn của lao động nữ hay không?
+ Chế độ lao động có ảnh hưởng đến việc lựa chọn của lao động nữ hay không?
+ Đời sống tinh thần có ảnh hưởng đến việc lựa chọn của lao động nữ hay không?
Nguyện vọng của người lao động nữ nông thôn đối với việc làm tại Tổng Công Ty Phong

-

Phú là gi?
Mức độ hài lòng với công việc hiện tại ở công ty của người lao động như thế nào?
Làm thế nào để người lao động gắn bó làm việc lâu dài với công ty?
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định, phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc xuất cư của lao động nữ nông
-

thôn.
Xác định, đánh giá tác động của các yếu tố thu hút lao động nữ nông thôn đến làm
việc tại Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú Tp. HCM.


-

Kiến nghị các giải pháp để góp phần thu hút lao động nữ đến làm việc và gắn bó

lâu dài với công ty hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Phong Phú Tp. HCM.
- Thời gian: Khảo sát năm 2013

5. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lao động nữ nông thôn làm việc tại Tổng Công Ty Cổ Phần
-

Phong Phú Tp. HCM
Đối tượng khảo sát: Lao động nữ nông thôn làm việc tại nhà máy dệt Tổng công Ty

cổ phần Phong Phú
6. Thông tin cần thu thập
6.1.
Thông tin thứ cấp
6.1.1. Sơ lược về Tổng công ty Cổ phần Phong Phú
Gần 50 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty CP Phong Phú trở thành một
trong những đơn vị đứng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Để có được thành quả đáng
tự hào này, Phong Phú trải qua một lịch sử phát triển và lớn mạnh không ngừng.
Tiền thân của Tổng công ty CP Phong Phú là Nhà máy Dệt Sicovina - Phong Phú
trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông Vải Sợi Việt Nam do Chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp
quản lý. Nhà máy được xây dựng từ năm 1964, đến năm 1967 chính thức đi vào hoạt
động. Tại thời điểm đó, Sicovina - Phong Phú vốn là một nhà máy có qui mô nhỏ với 3
xưởng sản xuất: Sợi - Dệt - Nhuộm, tổng số CB.CNV là 1.050 người. Sản phẩm chính
của nhà máy trước tháng 05/1975 chủ yếu là vải để cung cấp cho quân đội và một số ít
vải calicot nhuộm đen để bán cho các vùng nông thôn. Trụ sở chính đặt tại Phường Tăng
Nhơn Phú B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 15/01/2009 Tổng công ty Phong Phú đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa, ban
hành điều lệ hoạt động, bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đổi tên thành Tổng
công ty CP Phong Phú. Có thể nói, đây là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của
Phong Phú nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Thực hiện phương châm đầu tư chiều sâu, phát triển bền vững “Cho cuộc sống
thêm Phong Phú”, Tổng công ty đang từng bước “Nâng cao tiềm lực kinh tế, gia tăng
thương hiệu, mở rộng thị trường, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng

tốt nhất nhu cầu khách hàng” với mục tiêu trở thành “Tổ chức kinh tế đa ngành hùng


mạnh hàng đầu Việt nam, phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư
sang các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản, khu công nghiệp, các ngành kinh tế
tiềm năng trong nước và đầu tư ra nước ngoài”.
6.1.2. Tình hình lao động nữ làm việc ở Tổng công ty Phong Phú

+ Số lao động nữ nông thôn đến công ty làm việc qua các năm.
+ Thời gian hợp đồng làm việc của các lao động nữ ở Tổng công ty Phong Phú
+ Mức lương, chế độ lao động, trợ cấp xã hội, đời sống tinh thần mà lao động nữ được
hưởng tại Tổng công ty Phong Phú.
6.2.
Thông tin sơ cấp
+ Độ tuổi lao động di cư, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình, trình độ học vấn, điều
kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nơi xuất cư, nghề nghiệp trước khi xuất cư của nữ lao động
làm việc tại Tổng công ty Phong Phú
+ Các yếu tố thu hút lao động nữ nông thôn đến làm việc tại Tổng công ty Phong Phú bao
gồm đặc điểm thị trường lao động nơi xuất cư, hoàn cảnh gia đình, các điều kiện tự
nhiên, cơ sở hạ tầng nơi xuất cư, vốn xã hội của người lao động, thu nhập cao tại Tổng
công ty Phong Phú, yêu cầu tuyển dụng và khả năng tìm việc làm tại Tổng công ty Phong
phú.
+ Các yếu tố giữ chân lao động ở lại làm việc (gắn bó lâu dài với công ty) bao gồm hợp
đồng lao động, tính chất công việc, chế độ đãi ngộ, sự ngược đãi lao động, chính sách bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, điều kiện sinh hoạt, khả năng tiếp cận giáo dục và y tế và
mức độ hòa nhập cộng đồng của người nhập cư.
+ Thực trạng môi trường làm việc tại Tổng công ty Phong Phú theo đánh giá của người
lao động.
+ Nguyện vọng, mong đợi của người lao động về công việc tại tổng công ty Phong Phú.
7. Cơ sở lý thuyết

7.1. Các khái niệm
7.1.1. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào thế giới
tự nhiên nhằm cải tạo tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu, đồng thời cải tạo cả bản thân con
người. Chính vì vậy Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn
bộ đời sống loài người, và như thế ñến một mức mà trên một ý nghĩa nào ñó chúng ta
phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Như vậy, lao động là hoạt động
quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.


Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của
dất nước.
7.1.2. Đặc điểm lao động nữ

+ Xét về phương diện giới tính
Phụ nữ thường hạn chế về thể lực so với nam giới và có thiên chức mang thai, sinh con,
nuôi con: Trong điều kiện kinh tế thị trường, vấn đề này luôn được coi là "hạn chế của
phụ nữ" với tư cách người đi tìm việc.
+ Xét trên phương diện giới
So với nam giới, diều kiện sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn. Cũng do
nhiều nguyên nhân chi phối, lao động nữ thường có trình độ học vấn, trình ñộ chuyên
môn thấp hơn lao động nam. Hiện nay, lao động nữ chưa qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ
lệ cao, nhất là ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân
mình đang là những trở ngại dẫn ñến khó tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.
7.1.3. Khái niệm về di cư

+ Di cư là hiện tượng các cá nhân hay một cộng đồng người di chuyển nơi cư trú từ đơn
vị hành chính, lãnh thổ này tới một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác trong một khoảng
thời gian tương đối dài và gắn liền với việc tìm kiếm một điều kiện sống, công việc làm
ăn tốt hơn.

7.1.4. Hình thức di cư

+ Di cư có tổ chức là dạng di cư tiến hành theo chương trình, kế hoạch của nhà nước như:
Xuất khẩu lao động, xây dựng khu kinh tế mới, di cư để xây dựng công trình công cộng
quy mô lớn...
+ Di cư tự do là hình thức di cư tự phát, tự nguyện di chuyển đến nơi cư trú mới của
người dân và không bị coi là phạm pháp. Đối tượng của dạng di cư này rất đa dạng:
Người lớn tuổi, phụ nữ, trẻ em. Nam giới, học vấn cao, học vấn thấp, người có tay nghề,
người không có nghề nghiệp...Có người đến định cư lâu dài, có người chỉ đến nhằm mục
tiêu kiếm sống một thời gian nhân thời điểm nông nhàn, nhiều học sinh di cư để học nâng
cao, ôn thi vào các trường chuyên nghiệp dạy nghề, cao đẳng và đại học.
7.1.5. Các tiêu chí để xác định cuộc di chuyển của con người là di cư


+ Di chuyển ra khỏi đơn vị hành chính, lãnh thổ này sang một đơn vị hành chính, lãnh
thổ khác (xã, huyện, tỉnh, thành phố hoặc quốc gia khác).
+ Cư trú ở nơi đến trong khoảng thời gian tương đối dài (vài ba tháng trở lên).
+ Tới chỗ ở mới với mục đích rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân
và gia đình.
7.1.6. Đặc điểm lao động nữ di cư

-

Độ tuổi lao động nữ di cư: Theo báo cáo điều tra Di cư việt Nam năm 2004, Tổng

điều tra Dân số và Nhà ở 2009 và Báo cáo về Phụ nữ di cư của Action Aid năm 2011. Độ
tuổi lao động nữ di cư chủ yếu là từ 20 đến 29, nhóm phụ nữ di cư trong khoảng 20 đến
24 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất, ở mức 30,4%, tiếp theo đó là nhóm phụ nữ di cư từ 25 đến
29 tuổi.
-


Hoàn cảnh hôn nhân và gia đình: Bao gồm 2 khía cạnh sau:

+ Tình trạng hôn nhân: Đối với lao động nữ di cư, đa số họ đều nằm trong độ tuổi hôn
nhân Theo báo cáo của Action Aid và tổ chức lao động quốc tế (IOM), hơn 54% số phụ
nữ lao động di cư đã có gia đình, 34% hiện đang sống độc thân, chỉ có một tỷ lệ tương
đối thập (hơn 11%) ở tình trạng ly thân, ly hôn hoặc góa chồng năm 2011.
+ Số con trong gia đình: Số lượng con trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến quyết định
xuất cư của người lao động nữ cũng như việc làm, điều kiện sinh hoạt hiện tại của họ. Số
con trong gia đình của nữ lao động có sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa các độ tuổi
khác nhau và số lần di cư.
- Trình độ học vấn: Là mức độ hiểu biết được xác định và đánh giá theo một tiêu chuẩn
nhất định. Đối với người lao động nữ di cư, trình độ học vấn của họ chủ yếu là trình độ
phổ thông, không đòi hỏi tay nghề, trình độ học vấn không cao.
- Đặc điểm nơi xuất cư: di cư từ nông thôn đến thành thị có tốc độ tăng nhanh và đang trở
thành một dạng di cư có ý nghĩa phát triển quan trọng nhất ở việt Nam. Nhiều nghiên cứu
trước đây đã chỉ ra rằng phần lớn lao động di cư ở các thành phố và các tỉnh có công
nghiệp, dịch vụ phát triển đều có xuất thân từ nông thôn, điều này phản ánh xu hướng của
làn sóng di cư ngày càng mạnh mẽ từ nông thôn lên thành thị trong quá trình đô thị hóa
tại việt Nam. Theo Action Aid và IOM năm 2012, có đến 71,3% phụ nữ di cư xuất cư từ


nông thôn, tiếp đó là 18,5% ra đi từ thị xã, thị trấn, và chỉ có gần 10% là di cư từ các
thành phố.
- Đặc điểm về nghề nghiệp: Tại nơi xuất cư, nghề nghiệp của những nữ lao động di cư
chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lao động thủ công, mức độ cơ giới hóa còn thấp, năng suất
lao động chưa cao, không tận dụng được sức lao động của con người, trong sản xuất còn
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nếu xẩy ra thiên tai, hay dịch bệnh thì sản lượng gần
như mất trắng. Theo báo cáo di cư tại Hà Nội năm 2013, tỷ lệ lao động nữ di cư là công
nhân chiếm khoảng 58%, trong khi đó 42% còn lại là lao động nữ di cư làm các công

việc tự do. Lao động nữ di cư là công nhân chủ yếu làm việc trong các xí nghiệp gia công
may mặc và giày dép; trong khi phụ nữ di cư lao động tự do chủ yếu là buôn bán nhỏ
(buôn bán quần áo, giày dép, hoa quả, bán hàng rong), làm thuê trong các cơ sở dịch vụ
(cắt tóc, gội đầu).
7.1.7. Yếu tố lực đẩy đối với người di cư

Yếu tố lực đẩy (Push factors) là những yếu tố tác động đến quyết định của một nhóm
người dẫn đến quyết định đi khỏi một nơi nào đó của họ. Yếu tố lực đẩy đối với người di
cư bắt nguồn từ nơi xuất cư và bản thân người di cư.
Các yếu tố lực đẩy bao gồm:
-

Lực đẩy từ thị trường lao động nơi xuất cư: Bao gồm 3 yếu tố:

+ Thiếu việc làm ở nơi xuất cư: Nơi xuất cư chủ yếu là các vùng nông thôn nghèo khó
chính vì vậy việc thiếu việc làm, thất nghiệp ở các vùng này tương đối cao. Người
nông dân và đặc biệt là phụ nữ chỉ biết làm các công việc liên quan đến nghề nông.
+ Tình trạng nông nhàn ở nơi xuất cư: Bởi vì nghề nông có những khoảng thời gian
cao điểm riêng của mình nên ngoài những thời gian ấy, người lao động tương đối nhàn
rỗi, họ không có việc gì để làm hoặc sẽ tự tìm những việc nhỏ, thủ công hay trao đổi
nhân lực để khoả lấp sự nông nhàn ấy để chờ đợi thời gian cao điểm của mùa vụ. Đây
cũng chính là một nguyên nhân lực đẩy quan trọng dẫn đến xuất cư của nữ lao động
nông thôn.
+ Đào tạo nghề không phù hợp ở nơi xuất cư: Trong điều kiện có những khó khăn
trong tìm kiếm cơ hội công việc ngoài nông nghiệp ở nông thôn, một bất lợi đáng kể


khác với lực lượng lao động ở nông thôn là hầu hết mới chỉ tốt nghiệp phổ thông và
không được đào tạo nghề. Trong thực tế, khả năng tiếp cận của thanh niên nông thôn,
đặc biệt là phụ nữ, đối với các loại hình đào tạo nghề còn rất thấp. đề án “đào tạo nghề

cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Nghị định 1956/Qđ-TTg đã được Thủ
tướng Chính phủ
phê duyệt thực hiện trong thời gian hai năm trở lại đây nhưng do thời gian triển khai
còn ngắn, lại gặp khá nhiều vướng mắc trong thực hiện nên kết quả mới chỉ là bước
đầu. điều đáng lo ngại là xuất hiện tình trạng đào tạo nghề chưa gắn được với yêu cầu
của thị trường lao động. Theo Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (IPSARD) năm 2013, trung bình 39,4% phụ nữ lao động di cư cho biết địa
phương họ có một số chương trình đào tạo nghề nhưng không phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương nên một số lao động đã được đào tạo (dù còn ít) nhưng không
tìm được việc làm tại nông thôn nên phải chuyển sang các khu vực khác để tìm kiếm
việc làm.
-

Lực đẩy từ hoàn cảnh gia đình: Bao gồm 2 yếu tố

+ Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn: Điều kiện kinh tế gia đình gặp khó khăn được
xem là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy phụ nữ phải di cư để tìm kiếm việc
làm và tạo thu nhập bổ sung cho gia đình. Có rất nhiều hoàn cảnh cụ thể dẫn đến những
khó khăn về kinh tế được Action Aid ghi nhận trong báo cáo năm 2011 của mình như
những cú sốc do thiên tai và sự bấp bênh của nghề nông.
+ Gia đình có đông người nhưng ít người có khả năng lao động: Do ở nông thôn trình
độ dân trí thấp, ý thức kế hoạch hóa gia đình chưa cao, trọng nam khinh nữ nên tỷ lệ sinh
cao, đẻ nhiều, đẻ dày. Đồng thời tỷ lệ người già cao. Tuy gia đình đông người nhưng
gánh nặng kinh tế dồn vào vai vợ chồng là chính, con cái nhỏ, bố mẹ già không đủ khả
năng lao động.
+ Thu nhập thấp từ sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp với việc chịu ảnh
hưởng của các điều kiện tự nhiên, cũng như chủ yếu là lao động tay chân, trình độ không
cao nên năng suất thấp. Bên cạnh đó, người nữ lao động không có những kiến thức



chuyên môn trong việc định giá sản phẩm của mình nên bán được giá thấp, dẫn đến thu
nhập thấp.
-

Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Đây cũng chính là một trong những lực đẩy quan
trọng của việc di cư của lao động nữ nông thôn. Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia
tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá
trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Theo Tổng cục khí tượng thủy văn, trong giai
đoạn 2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước thấp nhất là 0,14%
GDP (năm 2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006). Năm 2012 biến đổi khí hậu làm
Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD, tương đương khoảng 5% GDP. Việc phải thường
xuyên và lặp lại sự đối mặt với thiên tai mỗi năm sẽ tác động đến tâm lý người lao động
khiến họ muốn tìm đến một vùng đất ít chịu ảnh hưởng để có thể an cư sinh sống, làm

-

việc.
Cơ sở hạ tầng kém phát triển: Do điều kiện tự nhiên và điều kiện địa lý nên các vùng
nông thôn thường có nền kinh tế kém phát triển dẫn đến cơ sở hạ tầng lạc hậu, không
phát triển. Chính vì vậy, đây cũng là động lực dẫn đến việc di cư của người lao động.
7.1.8. Yếu tố lực hút đối với người di cư
Yếu tố lực hút (Pull factors) là những yếu tố tác động đến quyết định của một nhóm
người kéo họ về một nơi nào đó. Yếu tố lực hút đối với người di cư chủ yếu liên quan đến
điều kiện kinh tế - xã hội của nơi đến.
Các yếu tố lực hút bao gồm:

-

Dễ tìm việc làm tại nơi đến: Di cư để tìm kiếm cơ hội việc làm, tạo thu nhập là lý do di
cư phổ biến nhất nên cơ hội việc làm được coi là yếu tố lực hút quan trọng hàng đầu tại

nơi đến. Chính vì vậy, theo Action Aid, có đến 88,2% phụ nữ di cư cho rằng dễ tìm việc
làm là lực hút đối với quyết định di cư của họ, và kết quả này gần như không có khác biệt
đáng kể giữa loại hình công việc tại nơi đến (làm công nhân hay lao động tự do), hoặc
theo địa bàn. về cơ bản, phụ nữ di cư làm công nhân nhận diện những yếu tố như “có
nhiều việc làm ở những khu công nghiệp”, “công việc chỉ yêu cầu lao động ở trình độ
phổ thông” là những yếu tố lực hút chính. Trong khi đó, phụ nữ di cư lao động tự do chủ
yếu cảm nhận rằng điều kiện tại các khu đô thị “dễ buôn bán hơn”. Đáng lưu ý nhất là


quan điểm “có nhiều công nhân (nên dễ bán hàng hơn và dễ có bạn bè)”. Đây là một lực
hút chính với nhiều phụ nữ di cư lao động tự do vì chính những phụ nữ di cư làm công
nhân lại là khách hàng chính của họ. Ngoài ra, một yếu tố lực hút quan trọng khác là sự
-

sẵn có của nhiều loại công việc thời vụ tại điểm đến.
Thu nhập cao: Đa phần các lao động nữ lên thành phố chủ yếu làm công nhân lương từ 3
– 4 triệu đồng/tháng. Đây không phải là một mức thu nhập cao so với mặt bằng chung tại
thành phố nhưng so với lao động ở nông thôn, quanh năm làm ruộng thu nhập bình quân
1 – 1,5 triệu đồng/ tháng. Với mức thu nhập cao hơn hẳn so với lao động ở nông thôn đã

-

thu hút các lao động nữ di cư lên thành phố làm việc.
Vốn xã hội, bạn bè, người thân giới thiệu: một trong những yếu tố lực hút rất phổ biến
là lao động nữ di cư có bạn bè, người thân đã di cư và đang làm việc tại điểm đến. Yếu tố
lực hút này chủ yếu là một dạng của vốn xã hội, thông qua đó những người đã di cư, đang
làm việc tại điểm đến, có thông tin và, trong nhiều trường hợp, thuyết phục bạn bè, người
thân cùng di cư. Theo đánh giá báo cáo xã hội năm 2012 của World Bank và Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, chỉ có gần 25% phụ nữ di cư mà không có người thân
hay bạn bè tại nơi đến. Trong số 75% phụ nữ di cư có bạn bè và người thân tại điểm đến

thì gần 35% có họ hàng tại nơi đến; 21,5% có bố mẹ tại nơi đến; và 16,6% có bạn bè, và
một số ít có những quan hệ xã hội khác với những người ở nơi đến.
7.1.9. Các yếu tố giữ chân người lao động
Yếu tố giữ chân người lao động là những yếu tố tác động đến quyết định của một người
hoặc một nhóm người, giữ họ tiếp tục lao động tại một nơi nào đó. Các yếu tố giữ chân
người lao động chủ yếu liên quan đến điều kiện làm việc tại nơi mà họ lao động.
Các yếu tố giữ chân người lao động bao gồm:

-

Tính chất công việc: Là những đặc trưng của công việc bao gồm thời gian lao động một
tuần, thời gian lao động một ngày, đặc điểm công việc, hợp đồng lao động và những áp
lực mà công việc mang lại.
Hợp đồng lao động: Theo điều 15 của Bộ Luật lao động năm 2012 thì Hợp đồng lao
động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Khi


hợp đồng lao động hết thời hạn, nếu muốn tiếp tục thực hiện công việc đó, người lao
động sẽ tiếp tục ký hợp đồng lao động.
-

Chế độ đãi ngộ: Là những chế độ, chính sách áp dụng cho người lao động để được
hưởng các quyền lợi theo chế độ, tương xứng với sự đóng góp của họ. Bao gồm đãi ngộ
về tiền lương, thưởng, nghỉ phép và các phúc lợi khác.
Một số khái niệm có liên quan đến chế độ đãi ngộ bao gồm:
+ Sự ngược đãi lao động: Có rất nhiều hình thức ngược đãi lao động bao gồm: Không trả
tiền làm thêm ngoài giờ, ngăn cản giao tiếp với bạn bè, ưu tiên nam giới trong tuyển dụng
(đối với công nhân), bị buộc lao động nhiều giờ, mắng chửi, bị lạm dụng tình dục nơi làm
việc, đánh đập, chiếm đoạt nơi làm việc, vu oan hoặc quỵt tiền.

+ Chính sách Bảo hiểm xã hội: Là những quy định của công ty về bảo hiểm xã hội.
Trong đó, bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mát thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Chính sách bảo hiểm y tế: Là những quy định của công ty về bảo hiểm y tế. Trong đó,
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách
nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật.

-

Điều kiện sinh hoạt: Bao gồm các điều kiện về ăn ở, sử dụng điện và sử dụng nước tại

-

nơi nhập cư.
Hòa nhập cộng đồng: Là khả năng được tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hoá,
văn nghệ tại nơi mà người lao động nhập cư. Bên cạnh đó, sự hòa nhập cộng đồng còn
biểu hiện ở mức độ tiếp cận y tế và giáo dục. Tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế là khả
năng được đào tạo nghề và khám chữa trị bệnh của người lao động tại nơi làm việc.
7.2. Các nghiên cứu trước đây
Đối với các nghiên cứu về những mặt trái của việc di cư, việc di cư ở nữ giới và di
cư ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra những kết quả đáng để chúng ta quan
tâm, bao gồm một số nghiên cứu được xem xét dưới đây.
Bài nghiên cứu “The Effect of Labour Market Regulations on Female, Migrant
Domestic Workers in Jordan” (2012) (Tác động của những quy định trên thị trường lao


động đối với lao động nữ di cư trong nước ở Jordan) của Urska Kovse đã cho chúng ta
cái nhìn sâu sắc về sự tác động cả những quy định trên thị trường lao động đối với những

công nhân nữ di cư trong nước ở Jordan, một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ
phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba. Theo đó, ông đánh giá, người lao động
nữ di cư trong nước đại diện cho một bộ phận quan trọng của lực lượng lao động tại thị
trường lao động Ả Rập. Trong vài năm qua, hoàn cảnh của những người di cư trong nước
(MDWs) đã được công nhận ở các nước Ả rập do việc họ bị lạm dụng liên tục quyền của
mình trên thị trường lao động tại các quốc gia Ả Rập tiếp nhận di cư. Luận án này đã
phân tích những ảnh hưởng của những quy định tại thị trường lao động Jordan, với sự
giúp đỡ của các khuôn khổ khái niệm quyền công dân, để phân tích tình trạng MDW s ở
Jordan. Điều này đã được nghiên cứu ở một mức độ sâu và rộng, được tiến hành bằng
việc phân tích các tài liệu, báo cáo về những trường hợp lao động nhập cư trong nước của
nữ, được cung cấp bởi Tamkeen, Trung tâm trợ giúp pháp lý và quyền con người, một tổ
chức phi lợi nhuận địa phương ở Jordan. Các cuộc phỏng vấn của tác giả với Human
Rights Watch và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cũng được đưa vào để phân tích. Các kết
quả phân tích và các cuộc phỏng vấn cho thấy, mặc dù các quy định thị trường lao động
đối với lao động nữ di cư trong nước được cung cấp với rất nhiều quyền, nhưng các
quyền đó đã không được áp dụng trong thực tế. Từ đó ông đã đưa ra kết luận là hầu hết
người lao động nữ trong nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng trong thị
trường lao động ở Jordan.
Bài nghiên cứu “Phụ nữ di cư trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội”
của tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), là một phần trong các hoạt động của
dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nghèo đô thị tại Việt Nam” do
Cơ quan Viện trợ Ailen tài trợ năm 2011. Đây là một nỗ lực của AAV nhằm tìm kiếm các
thông tin thực tế về những vấn đề mà nữ lao động nhập cư đang phải đối diện để các trao
đổi, đối thoại với các tác nhân phát triển và các cơ quan quản lý được dựa trên các cơ sở
khách quan và khoa học. Bài nghiên cứu đã làm rõ các đặc điểm của phụ nữ di cư tại Việt
Nam, nêu lên các yếu tố lực đẩy và lực hút tác động đến việc di cư đó cũng như nêu lên


những thực trạng và lao động nữ di cư đang phải đối mặt và gợi ý các chính sách để hỗ
trợ tốt nhất cho những người phụ nữ di cư.

7.3.
Đánh giá các nghiên cứu
Bài nghiên cứu “The Effect of Labour Market Regulations on Female, Migrant
Domestic Workers in Jordan” đưa ra cái nhìn sâu và rộng về vấn đề di cư nữ ở Jordan
bằng việc phân tích các tài liệu, báo cáo về 18 trường hợp phụ nữ di cư tại Jordan cũng
như phỏng vấn các tô chức bảo vệ nhân quyền và di cư quốc tế về vấn đề này. Tuy việc
sử dụng phương pháp định tính là thích hợp trong bối cảnh phức tạp và quy mô quá lớn
khi điều tra về các mối quan hệ xã hội và di cư, nhưng việc thiếu vắng những con số,
bảng thống kê và các phép định lượng cơ bản đã khiến cho bài nghiên cứu này chưa đủ
sức thuyết phục khi nói về những tác động của các quy định trên thị trường lao động đối
với di cư nữ. Ngoài ra, việc phỏng vấn các tổ chức nêu trên, dù đã được thực hiên bằng
Email và Skype để hạn chế sự ảnh hưởng từ người phỏng vấn đối với người được phỏng
vấn nhưng vẫn chưa đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác mà một nghiên
cứu yêu cầu.
Ba bài nghiên cứu về Việt Nam với cái nhìn chi tiết đã vẽ nên một bức tranh về
thực trạng di cư nữ trong nước ở Việt Nam, cũng như đã đưa ra những đề xuất hay, thiết
thực để giải quyết các vấn nạn được nêu ra. Tuy nhiên, cả ba bài nghiên cứu chỉ chú trọng
nghiên cứu ở miền bắc chứ chưa đánh mạnh, đi sâu vào miền nam mà cụ thể là việc di cư
vào thành phố Hồ Chí Minh, là một nơi được đánh giá là có lượng dân nhập cư lớn nhất,
đặc biệt là nữ giới ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên từ miền tây đổ về. Sự giới hạn về
thời gian nghiên cứu của ba báo cáo trên cũng là động lực để tiến hành những nghiên cứu
khác đảm bảo những yêu cầu một cách đầy đủ và hợp lý hơn.
8. Mô hình nghiên cứu
8.1.
Giả thiết

Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên cũng như dựa vào bài nghiên cứu “Phụ nữ di cư
trong nước – Hành trình gian nan tìm kiếm cơ hội” của Action Aid, nhóm chúng tôi đưa
ra mô hình nghiên cứu gồm các giả thiết sau:



H1: Điều kiện tại nơi xuất cư có ảnh hưởng đến quyết định di cư đến làm việc tại
Tổng công ty Phong Phú của lao động nữ nông thôn
H2: Thu nhập cao có ảnh hưởng đến quyết định di cư đến làm việc tại Tổng công ty
Phong Phú của lao động nữ nông thôn
H3: Khả năng xin việc làm có ảnh hưởng đến quyết định di cư đến làm việc tại Tổng
công ty Phong Phú của lao động nữ nông thôn
H4: Vốn xã hội, người quen làm việc tại Tổng công ty có ảnh hưởng đến quyết định di
cư đến làm việc tại Tổng công ty Phong Phú của lao động nữ nông thôn
H5: Tính chất công việc ảnh hưởng đến việc gắn bó với Tổng công ty Phong Phú của
nữ lao động nông thôn
H6: Chế độ đãi ngộ ảnh hưởng đến việc gắn bó với Tổng công ty Phong Phú của nữ
lao động nông thôn
H7: Điều kiện sinh hoạt ảnh hưởng đến việc gắn bó với Tổng công ty Phong Phú của
nữ lao động nông thôn
H8: Hòa nhập cộng đồng ảnh hưởng đến việc gắn bó với Tổng công ty Phong Phú
của nữ lao động nông thôn
8.2.

Tên biến
Nguyên
nhân xuất cư
Điều kiện
tại nơi xuất cư
Thu nhập
tại TCty Phong
Phú
Khả năng
tìm việc tại TCty
Phong Phú

Vốn xã hội
tại TCty Phong

Dấu kỳ vọng
T
D
hang đo ấu kỳ
dự kiến
vọng
P
Da
nh nghĩa
B

iến
hụ
thuộc

Đ
ộc lập

Th
ứ bậc

Đ
ộc lập

Kh
oảng


Đ
ộc lập

Th
ứ bậc

Đ
ộc lập

Th
ứ bậc

Kỳ vọng dấu

+

Điều kiện tại nơi xuất cư có tác động dương đến
quyết định xuất cư của người lao đông nữ nông thôn
+
Thu nhập tại Tcty Phong Phú có tác động dương
đến quyết định xuất cư của người lao đông nữ nông thôn
+

Khả năng tạo việc làm tại Tcty Phong Phú có tác
động dương đến quyết định xuất cư của người lao đông
nữ nông thôn
+
Vốn xã hội tại Tcty Phong Phú có tác động dương
đến quyết định xuất cư của người lao đông nữ nông thôn



Phú
Tiếp tục ký
hợp đồng
hụ
thuộc
Tính chất
công việc
ộc lập
Chế độ đãi
ngộ
ộc lập
Điều kiện
sinh hoạt
ộc lập
Hòa nhập
cộng đồng
ộc lập
8.3.

P

Da
nh nghĩa

Đ

Th

Tính chất công việc có tác động dương đến quyết

định gắn bó với Tcty Phong Phú
+
Chế độ đãi ngộ có tác động dương đến quyết định
gắn bó với Tcty Phong Phú
+
Điều kiện sinh hoạt có tác động dương đến quyết
định gắn bó với Tcty Phong Phú
+
Hòa nhập cộng đồng có tác động dương đến quyết
định gắn bó với Tcty Phong Phú

ứ bậc
Đ

Th
ứ bậc

Đ

Th
ứ bậc

Đ

Th
ứ bậc

Mô hình nghiên cứu
Thu nhập tại
TCty Phong

Phú
H2

Điều kiện tại nơi xuất

H1

Khả năng tạo việc làm
của TCty Phong Phú

+

Nguyên nhân di cư
của lao động nữ nông
thôn đến làm việc tại
TCty Phong Phú

Tính chất
công việc

Chế độ đãi
ngộ

H6
H5
Quyết định gắn bó lâu dài
với công ty của lao động
(Đo bằng việc tiếp tục ký
kết hợp đồng sau khi hợp
đồng hiện tại kết thúc)


H7

H3
H4

Vốn xã hội, người
làm
việc tại
9. Thiết kế nghiên cứuquen
định
tính
TCty
Phong
Phú tay đôi
- Chọn kỹ thuật nghiên cứu: Thảo luận

H8
Hòa nhập
cộng đồng

Khi phỏng vấn, phỏng vấn viên phải nhớ các chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng
các danh mục chủ đề để bảo đảm sự đầy đủ thông tin của phỏng vấn. Ưu điểm của
phương pháp này là phỏng vấn viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề cho phù hợp với
hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Bên cạnh đó, phỏng
vấn không cấu trúc giống như nói chuyện sẽ giúp cho đáp viên cảm thấy thoải mái, cởi
mở trả lời theo từng chủ đề.
-

Quy mô mẫu: 15 người


Điều kiện
sinh hoạt


-

Phương pháp chọn đối tượng thực hiện nghiên cứu vào mẫu: Chọn mẫu phi xác

-

suất-thuận tiện
Chọn đối tượng: Nữ lao động đang làm việc tại tổng công ty Phong Phú ở độ tuổi

-

khác nhau.
Nơi phỏng vấn: Nơi thuận tiện cho đáp viên
- Thiết kế bảng câu hỏi định tính (Dàn bài thảo luận) (Phụ lục 1)
Phụ lục

Phụ lục 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN (ĐỊNH TÍNH)
Phần I: Lý do và ý nghĩa buổi thảo luận
Chào Chị. Chúng tôi là nhóm học viên đến từ trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Hôm
nay, chúng tôi rất hân hạnh được đón tiếp chị để cùng thảo luận về các yếu tố thu hút và giữ
chân lao động nữ nông thôn làm việc ở Tổng công ty Cổ phần Phong Phú. Chính vì vậy, chúng
tôi rất mong nhận được sự đóng góp và thảo luận nhiệt tình của chị. Mong chị thẳng thắn trình
bày, mọi ý kiến sẽ đóng góp rất lớn vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này.

Phần II: Nội dung thảo luận

1. Những câu hỏi chung

Câu 1: Chị vui lòng giới thiệu về tuổi, quê quán, trình độ học vấn của mình?
Câu 2: Chị đã có gia đình chưa? (Nếu có, chị có bao nhiêu đứa con ?)
Câu 3: Đặc điểm địa phương nơi chị xuất cư như thế nào?
Câu 4: Nghề nghiệp của chị trước khi chị làm việc tại Tổng công ty Phong Phú là gì?
Câu 5: Đặc điểm của nghề nghiệp trước khi chị làm việc tại Tổng công ty Phong Phú là
gì?
2. Câu hỏi về yếu tố lực đẩy

Câu 6: Chị cho biết nguyên nhân nào xuất phát từ địa phương xuất cư và bản thân mình
khiến chị xuất cư?
Câu 7: Chị đánh giá như thế nào về thị trường lao động nơi chị xuất cư? (Thiếu việc làm,
nông nhàn, đào tạo nghề không phù hợp...)
Câu 8: Chị đánh giá như thế nào về hoàn cảnh gia đình của mình?
Câu 9: Chị đánh giá như thế nào về điều kiện tư nhiên nơi mình xuất cư? (Nhiều thiên tai,
địa hình hiểm trở...). Chị có hài lòng/không hài lòng với điều kiện tự nhiên đó không?


Câu 10: Chị đánh giá như thế nào về cơ sở hạ tầng nơi mình xuất cư? Chị có hài lòng với
cơ sở hạ tầng này không?
3. Câu hỏi về yếu tố lực hút

Câu 11: Chị cho biết nguyên nhân nào xuất phát từ nơi nhập cư khiến chị xuất cư?
Câu 12: Chị đánh giá như thế nào về khả năng tìm việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Câu 13: Chị cho biết việc chị quyết định lên Thành phố Hồ Chí Minh làm việc có ai tác
động hay giới thiệu hay không?
Câu 14: Chị cho biết nguyên nhân chị làm việc tại Tổng công ty Phong Phú là gì?
Câu 15: Chị đánh giá như thế nào về các yêu cầu tuyển dụng của Tổng công ty Phong
Phú?

Câu 16: Chị đánh giá như thế nào về mức thu nhập khi làm việc tại Tổng công ty Phong
Phú? Có cao hơn mức thu nhập tại nơi chị xuất cư hay không?
4. Câu hỏi về yếu tố giữ chân

Câu 17: Chị cho biết chị có dự định tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với tổng công ty
Phong Phú sau khi kết thúc hợp đồng lao động hiện tại nữa không? Vì sao?
Câu 18: Chị cho biết chị có ký kết hợp đồng lao động với Tổng công ty Phong Phú hay
không? Thời gian hợp đồng chị ký kết là bao lâu? Hợp đồng lao động của công ty Phong
Phú có phức tạp với chị hay không?
Câu 19: Chị cho biết về tính chất lao động tại Tổng công ty Phong Phú? (Thời gian lao
động, cường độ làm việc, áp lực công viêc...) Mức độ làm việc như vậy có phù hợp với
chị hay không?
Câu 20: Chị đánh giá như thế nào về chế độ đãi ngộ của Tổng công ty Phong Phú? Chị có
hài hòng/ chưa hài lòng với chế độ đãi ngộ nào hay không?
Câu 21: Chị cho biết trong suốt quá trình làm việc tại Tổng công ty Phong Phú, chị có bị
ngược đãi lao động hay không? Nếu có, chị cho biết hình thức ngược đãi đó là gì? Mức
độ như thế nào?
Câu 22: Chị đánh giá như thế nào về chính sách bảo hiểm xã hội của tổng công ty Phong
Phú?


Câu 23: Chị đánh giá như thế nào về chính sách bảo hiểm y tế của tổng công ty Phong
Phú?
Câu 24: Chị đánh giá như thế nào về mức độ tiếp cận giáo dục và y tế mà chị được hưởng
tại Tổng công ty Phong Phú ? (Đào tạo nghề, khám chữa bệnh)
Câu 25: Chị đánh giá như thế nào về điều kiện sinh hoạt (Nhà ở, sử dụng điện, nước) hiện
tại của chị?
Câu 26: Chị đánh giá như thế nào về khả năng hòa nhập cộng đồng hiện tại của chị?
(Tham gia các hoạt động văn hóa-xã hội)
5. Câu hỏi về nguyện vọng của nữ lao động


Câu 27: Chị cho biết những nguyện vọng, mong đợi của chị về công việc tại tổng công ty
Phong Phú?
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của chị!



×