ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng
Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới đang chuẩn bị bước vào một thế kỷ mới. Do tác động của khoa học -
công nghệ thế giới cũng đang chuẩn bị bước sang một giai đoạn phát triển cao hơn
trong lịch sử phát triển của mình. Ðó là giai đoạn ra đời của nền kinh tế tri thức,
giai đoạn ra đời và phát triển của xã hội thông tin.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là những năm 80 và nhất là những năm 90
này khoa học va công nghệ phát triển với tốc độ phi thường. Trước đây, khoa học
với công nghệ còn tách riêng, nói khoa học là nói phần kiến thức, phần con người
hiểu biết các qui luật khách quan, khám phá (phát minh) ra những điều chưa biết,
là cái đã có trong tự nhiên nhưng con người chưa biết. Còn công nghệ là sự hiểu
biết mới, được sử dụng vào hoạt động lao động, làm ra của cải, là cái chưa có, do
vậy nói sáng tạo ra công nghệ, là sáng chế ra những cái mới. Trong một thời gian
rất dài, khoa học, công nghệ hay còn gọi là kỹ thuật, và sản xuất là ba lĩnh vực tách
rời nhau. Bất cứ sản phẩm mới nào ra đời cũng phải theo con đường từ khoa học
đến công nghệ rồi mới ra sản xuất. Quá trình này rất dài, từ phát minh ra các định
luật về điện, đến sáng chế ra động cơ điện, phát điện, đến đưa điện vào sản xuất và
đời sống phải mất hàng mấy chục năm. Song gần đây tạo các công nghệ mới chỉ
mất vài năm. Và có nhiều cái còn nhanh hơn; khoa học trực tiếp chuyển thành công
nghệ và sản xuất.
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Quá trình toàn cầu hóa và tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ
thông tin đã làm thay đổi căn bản những mối quan hệ công việc truyền thống.
Trước những tác động từ yêu cầu hiện đại hóa, việc áp dụng tin học trong
công tác quản lý tài chính kế toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng được
các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế và hội nhập khu
vực ngày càng mạnh mẽ. Hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính sẽ
diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ hệ
1
thống các chuẩn mực, sự tôn trọng và tính thích ứng với các thông lệ quốc tế, phù hợp
với các quy luật của kinh tế thị trường.
Có thể nói trong số các phần mềm ứng dụng tại Việt Nam, phần mềm kế toán
là sản phẩm phổ dụng nhất. Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt tay vào ứng dụng tin
học đều khởi đầu bằng việc sử dụng phần mềm kế toán. Đó không chỉ là mối quan
tâm của các doanh nghiệp mà còn của những người làm công tác kế toán nói
chung.
Vì vậy việc sử dụng nó thế nào là một vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung
đang rất quan tâm.
3. Tổng quan tài liệu
3.1 Tài liệu gốc
Cơ sở của việc sử dụng phần mềm kế toán đã được thu thập dựa trên thông
tin của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy – Hà Nội, từ tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động, đến các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán để
thấy được thực trạng về việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực công tác
này.
Ngoài ra qua khai thác còn có danh sách những khách hàng ở Quận Cầu Giấy
Hà Nội đang sử dụng phần mềm kế toán Fast và Misa. Đó là những thông tin sơ
cấp mà chúng tôi thu thập được
Hiện nay có 2 phần mềm kế toán trong nước đang được các doanh nghiệp trên
địa bàn Quận Cầu Giấy quan tâm và sử dụng nhiều nhất, đó là phần mềm kế toán
Fast và Misa. Đây là 2 phần mềm kế toán nội địa đang chiếm thị phần lớn trên toàn
quốc về những tính năng cho những người làm kế toán.
Chiến lược kinh doanh của Công ty phần mềm kế toán Fast từ 2012-2013:
FAST thành lập ngày 05 tháng 06 năm 1997 với tên gọi là Công ty phần mềm
Tài chính Kế toán (FAST). Từ năm 1997-2003, FAST chuyên sâu về các phần
mềm kế toán và đã cung cấp ra thị trường các sản phẩm của công ty. Đến 2003
FAST đầu tư nghiên cứu phát triển thêm các phần mềm phục vụ cho doanh nghiệp.
Đó là phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) - FAST Business và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp. Việc đổi tên công ty, ghi nhận
bước phát triển mới của FAST, từ một công ty chỉ cung cấp phần mềm kế toán nay
2
đã chuyển sang cung cấp phần mềm kế toán và phần mềm quản lý doanh nghiệp,
phục vụ sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Cho đến ngày hôm nay FAST đã trưởng thành và cung cấp sản phẩm cho trên
3500 khách hàng đang sử dụng các phần mềm: kế toán, quản lý doanh nghiệp,
nhân sự, phân phối, tiền lương… Với hơn 250 nhân viên trên toàn quốc, hiện
FAST có Văn phòng đại diện tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Fast có 1 Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) các sản phẩm hiện có, để cung cấp ra thị
trường các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng được đầy đủ sự thay đổi
của xã hội và của cơ quan quản lý Nhà nước.
Chiến lược kinh doanh của Công ty phần mềm kế toán Misa từ 2012-2013:
Đại diện Công ty MISA cho biết trong năm 2012 chú trọng cải tiến sản phẩm
để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Phần mềm MISA SME.NET phiên bản
2012 có thể hỗ trợ đầy đủ các chức năng liên quan đến thuế: từ tích hợp chữ ký số
vào các báo cáo thuế; kết xuất trực tiếp báo cáo có mã vạch theo tiêu chuẩn của
Tổng cục Thuế; hỗ trợ nộp hồ sơ thuế qua mạng. Doanh nghiệp không còn phải
mất thời gian nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế
(HTKK).
Ngoài ra, MISA SME.NET 2012 có thêm một số tính năng mới như: tính giá
thành theo Quyết định 48/2011/QĐ-BTC; Lập dự toán và Kiểm soát thu, chi ngân
sách theo từng bộ phận, phòng ban, văn phòng, chi nhánh; cung cấp các báo cáo
quản trị chi phí, báo cáo quản trị mua hàng, bán hàng.
3.2. Tài liệu dẫn xuất
- TS Trần Thị Song Minh chủ biên - Giáo trình kế toán máy ĐH Kinh tế
Quốc dân - Xuất bản 2010, tái bản lần thứ 4;
- TS Trần Thị Hồng Việt chủ biên - Giáo trình kinh tế vi mô ĐH Kinh tế Quốc
dân - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
- TS Đàm Gia Mạnh - Tóm tắt tạp chí khoa học Thương mại số 30 ngày
14/9/2009;
- Website: fast.com.vn; www.misa.com.vn.
4. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm có 2 phần đó mục tiêu tổng quát và
mục tiêu cụ thể.
3
4.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại cách doanh nghiệp
trên địa bàn Quận Cầu Giấy.
Để làm rõ cho mục tiêu tổng quát, người nghiên cứu sẽ thực hiện các mục
tiêu cụ thể.
4.2 Mục tiêu cụ thể
1. Cơ sở lý luận chung liên quan đến phần mềm kế toán
2. Khái quát về việc sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên
địa bàn Quận Cầu Giấy trong các năm gần đây (năm 2009, năm 2010,
năm 2011).
3. Xác định các yếu tố của phần mềm máy tính ảnh hưởng đến tính hấp
dẫn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán của các
doanh nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy.
5. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng tỉ lệ sử dụng phần
mềm kế toán trong các doanh nghiệp trên địa bàn Cầu Giấy.
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể trên thì người nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi
như sau:
Mục tiêu cụ thể
Câu hỏi cần trả lời
1
- Phần mềm kế toán là gì;
- Tại sao nên sử dụng phần mềm kế toán thay cho
kế toán thủ công;
- Các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay.
2
- Tỉ lệ các doanh nghiệp trên địa bàn Cầu Giấy sử
dụng phần mềm kế toán;
- Các loại phần mềm thông dụng được sử dụng là
gì? Tỉ trọng của các phần mềm trong tổng số
các doanh nghiệp sử dụng;
- Loại hình doanh nghiệp nào thường sử dụng
phần mềm kế toán (Doanh nghiệp xây dựng,
doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản
xuất).
3
- Yếu tố tích cực (chất lượng, thuận tiện, chăm
sóc khách hàng, cập nhật)
- Yếu tố tiêu cực (chất lượng, bảo mật)
4
4
- Ngành nghề kinh doanh
- Văn hóa kinh doanh
- Quy mô kinh doanh
- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
5
- Phía doanh nghiệp cung cấp phần mềm cần làm
gì?
- Phía doanh nghiệp sử dụng phần mềm cần làm
gì?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp trên địa bàn Quận Cầu Giấy .
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng phần mềm kế toán ở các
doanh nghiệp trên Quận Cầu Giấy, từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra các giải
pháp mở rộng thị phần của phần mềm kế toán trên địa bàn Quận Cầu Giấy.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về toàn bộ các doanh nghiệp đang sử dụng
phần mềm kế toán tại địa bàn Quận Cầu Giấy.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liêụ trong những năm gần đây, tập trung
vào năm 2013 và định hướng cho tương lai.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập thông tin
*/ Thu thập số liệu thứ cấp:
Là số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê,
internet, báo cáo tổng kết về ứng dụng phần mềm kế toán ở các doanh nghiệp quận
Cầu Giấy, các nguồn khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
*/ Thu thập số liệu sơ cấp:
- Lựa chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính tổng
thể, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực trạng ứng dụng phần mềm kế toán ở
các doanh nghiệp. Quá trình chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu
sau:
+ Chọn doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau: doanh
5
nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ….
+ Chọn doanh nghiệp có quy mô sản xuất khác nhau như doanh nghiệp vừa
và nhỏ, doanh nghiệp lớn.
Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất và quy mô, ta chọn ngẫu nhiên 100 doanh
nghiệp thuộc quận Cầu Giấy (Danh sách các doanh nghiệp tại địa bàn và quy mô
doanh nghiệp cùng thông tin liên quan từ Mã số thuế, địa chỉ, điện thoại được kết
xuất từ phần mềm quản lý của Cục thuế).
- Số lượng mẫu điều tra: 100 mẫu, mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên. Sau
đó trực tiếp đến phỏng vấn từng mẫu hoặc thông qua các cuộc hội thảo về thuế. Cụ
thể:
Phỏng vấn công ty sản xuất phần mềm: để tìm hiểu số lượng cài đặt phần mềm
của công ty họ tại các doanh nghiệp: công ty misa, công ty asoft, công ty fast.
- Xây dựng phiếu điều tra:
+Đối với phiếu điều tra công ty sản xuất phần mền gồm 3 mục, cụ thể:
Mục A: Thông tin chung về công ty.
Mục B: Số lượng công ty cài đặt phần mềm kế toán của công ty.
Mục C: Tình hình sử dụng và yêu cầu tư vấn sử dụng phần mềm kế toán
của công ty của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
+ Đối với phiếu điều tra các doanh nghiệp sử dụng phần mềm gồm 3 mục:
Mục A: Thông tin chung về công ty
Mục B : Phần mềm công ty sử dụng
Mục C : Tình hình sử dụng phần mềm tại công ty
- Các bước tiến hành điều tra:
+ Điều tra thử: 10 mẫu để kiểm định mức độ phù hợp và hợp lý của câu
hỏi và các nội dung nghiên cứu
+ Điều chỉnh phiếu điều tra: sau khi điều tra thử sẽ tiến hành điều chỉnh
nội dung phiếu điều tra sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và điều kiện
thực tế
6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp,
tính toán các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài
6.3. Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mô tả
6
- Phân tổ thống kê: Theo từng ngành nghề kinh doanh để làm cơ sở cho
việc so sánh phân tích (Doanh nghiệp: sản xuất, thương mại, xây lắp, hành
chính sự nghiệp).
- So sánh: So sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu, giữa các các ngành nghề.
Thông qua so sánh để tính được mức độ điển hình.
* Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thống kê: Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động
về tình hình ứng dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nghiên cứu qua các
năm thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau.
7. Cấu trúc dự kiến của báo cáo nghiên cứu:
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan chung về phần mềm kế toán ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn Quận
Cầu Giấy.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán trên địa
bàn Quận Cầu Giấy.
Kết luận
7
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Lời mở đầu
1. Tổng quan tài liệu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan chung về phần mềm kế toán ở Việt Nam.
1.1 Khái niệm phần mềm kế toán
1.2 Vai trò của phần mềm kế toán
Chương 2: Thực trạng ứng dụng kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn
Quận Cầu Giấy
2.1 Phần mềm kế toán trên thị trường Việt Nam và tại Quận Cầu Giấy
2.1.1 Phần mềm kế toán trên thị trường Việt Nam
2.1.2 Phần mềm kế toán tại Quận Cầu Giấy
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc các doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán.
2.2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp
2.2.2 Đặc điểm của các phần mềm kế toán
2.3 Tình hình ứng dụng phần mềm kế toán vào các doanh nghiệp
2.3.1 Đánh giá tình hình ứng dụng vào doanh nghiệp
2.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình ứng dụng
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán
trên địa bàn Quận Cầu Giấy.
3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp cung cấp phần mềm kế toán
3.1.1 Nâng cao chất lượng phần mềm kế toán
3.1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng
3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán
3.2.1 Nâng cao trình độ tin học của cán bộ công nhân viên
3.2.2 Lựa chọn phầm mềm kế toán hiệu quả và phù hợp
3.3 Các giải pháp khác
Kết luận
8
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
9
LỜI KẾT
Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thảo luận mà các thành viên trong
nhóm 4 lớp CH 19B - Kế toán đã nỗ lực cố gắng hoàn thành, tuy nhiên với thời
gian và trình độ còn hạn chế, bài thảo luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được các ý kiến quý báu của Thầy và các bạn cao học viên để bài thảo
luận của nhóm 4 được hoàn thiện hơn.
10