Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Mối quan hệ giữa tỷ giá, giá vàng và giá dầu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 51 trang )

iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... vii
TÓM TẮT........................................................................................................................1
1. TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................2
1.1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3

1.3.

Cấu trúc bài nghiên cứu .....................................................................................3

2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................4
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1.

Vàng ............................................................................................................4

2.1.2.


Tỷ giá...........................................................................................................4

2.1.3.

Dầu ..............................................................................................................5

2.2. Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa giá dầu, giá
vàng và tỷ giá ...............................................................................................................5
2.2.1.

Mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến .................................................5

2.2.2.

Mối quan hệ dài hạn giữa các biến..............................................................6

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................12
3.1.

Mẫu, dữ liệu nghiên cứu và biến......................................................................12

3.1.1.

Mẫu dữ liệu ...............................................................................................12

3.1.2.

Dữ liệu nghiên cứu và biến .......................................................................12

3.2. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá VND/USD, giá dầu và giá

vàng 21
3.2.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị..........................................................................21

3.2.2.

Kiểm định đồng liên kết ............................................................................21

3.2.3.

Kiểm định quan hệ nhân quả Granger.......................................................22

3.2.4.

Hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai ................................................22

3.2.5.

Lý thuyết mô hình Mô hình Vectơ tự hồi quy (VAR) ..............................22

3.2.6.

Mô hình VECM .........................................................................................24

3.3.

Tiến trình thực hiện ..........................................................................................25

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................27



iv

4.1.

Thống kê mô tả giữa các biến .......................................................................... 27

4.2.

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá VND/USD, giá dầu và giá vàng
27

4.2.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị ......................................................................... 27

4.2.2.

Lựa chọn và kiểm định độ trễ tối ưu ......................................................... 29

4.2.3.

Kiểm định đồng liên kết ............................................................................ 29

4.2.4.

Mô hình VECM ........................................................................................ 31

4.2.5.


Kiểm định Granger ................................................................................... 32

4.2.6.

Hàm phản ứng đẩy IRF ............................................................................. 33

4.2.7.

Phân tích phương sai ................................................................................. 34

5. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 36
5.1.

Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 36

5.2.

Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................... 37

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng phát triển tương lai ............................................ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 40
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 42


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IEA: International Energy Agency (Cơ quan năng lượng quốc tế)
IRF: Impulse Response Function (Hàm phản ứng đẩy)
NHTW: Ngân hàng trung ương
VAR: Vector Autoregression Model (Mô hình tự hồi quy Vectơ)
VECM: Vector error correction model (Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số)
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê mô tả giữa các biến .......................................................................... 27
Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến: .................................................................. 27
Bảng 3: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến ...................................................... 28
Bảng 4: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của các biến………………………………...
Bảng 5: Tóm tắt kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ......................................... 30
Bảng 6: Kết quả ước lượng mô hình VECM ................................................................ 31
Bảng 7: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger ................................................ 32
Bảng 8: Kết quả phân tích phương sai .......................................................................... 34


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giá vàng trong 8 năm từ 2007-2014 ................................................................19
Hình 2: Tỷ giá trong 8 năm từ 2007-2014 .....................................................................19
Hình 3: Giá dầu trong 8 năm từ 2007-2014 ..................................................................20
Hình 4: Đồ thị biển diễn các biến tại sai phân bậc 1 .....................................................28
Hình 5: Mô tả mối quan hệ nhân quả giữa các biến ......................................................33

Hình 6: Kết quả hàm phản ứng đẩy ...............................................................................34



1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khám phá mối quan hệ giữa
tỷ giá VND/USD, giá dầu và giá vàng trong suốt giai đoạn 9 năm từ năm 2007 đến năm
2015. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số VECM để tìm hiểu mối
quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa ba biến trên. Bên cạnh đó bài viết còn sử dụng
các kiểm định như: kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, kiểm định quan
hệ nhân quả Granger, hàm phản ứng xung và phân rã phương sai để tiếp cận đến sự
tương tác giữa giá dầu, giá vàng và tỷ giá.
Kết quả cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến. Trong dài hạn tỷ
giá và giá dầu có tác động cùng chiều lên giá vàng, tuy nhiên tỷ giá lại có tác động ngược
chiều đối với giá dầu. Mặt khác, giá vàng chỉ có tác động cùng chiều đến tỷ giá trong
ngắn hạn.

 Từ khóa:
Tỷ giá
Giá vàng
Giá dầu


2

1. TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1.


Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trên thế giới tỷ giá, vàng và dầu mỏ đều được coi là những nhân tố chính,
nhạy cảm quyết định chiều hướng phát triển những mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt sau
khi Việt Nam từng bước gia nhập vào các tổ chức thế giới thì các vấn đề liên quan đến
quan hệ đối tác quốc tế cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu về năng lượng đặc biệt là dầu mỏ và các
sản phẩm từ chúng ngày càng tăng cao. Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục biến động
và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả các sản phẩm của chúng. Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia
tăng ở các quốc gia trong khi nguồn cung có hạn đã làm cho thị trường dầu mỏ trở nên
căng thẳng trong những năm gần đây.
Từ hàng ngàn năm nay với vai trò là một loại kim loại quý, vàng ngày càng khẳng định
được tầm quan trọng của nó với những tính năng như một hàng hóa đặc biệt mang chức
năng tiền tệ, một tài sản được các nhà đầu tư ưa thích để đưa vào danh mục đầu tư để
giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, một loại trang sức quý giá.
Tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của một đồng tiền trên một đơn vị đồng tiền khác. Tỷ
giá đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao thương giữa các nước, đặc biệt tỷ
giá hối đoái còn được sử dụng để điều tiết chính sách xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa
của một nước.
Vì vậy việc nắm bắt xu hướng dịch chuyển của chúng nhằm mục đích ổn định kinh tế
vĩ mô hiện đang là thách thức hàng đầu cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Tuy
nhiên những bài nghiên cứu về cả ba biến này vẫn còn khá khan hiếm, chủ yếu chỉ tập
trung vào mối quan hệ giữa hai trong ba. Hơn nữa kể từ khi gia nhập WTO năm 2007,
nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa mậu dịch kinh tế quốc tế, những ảnh hưởng từ
kinh tế quốc tế đến nền kinh tế trong nước ngày càng rõ rệt.
Nghiên cứu mối quan hệ giá dầu, giá vàng và tỷ giá không những đáp ứng yêu cầu tìm
hiểu kiến thức về kinh doanh, đầu tư mà còn để thấy bao quát được tầm ảnh hưởng của
các chính sách kinh tế đến việc điều tiết ổn định nền kinh tế Việt Nam.
Xuất phát từ các nguyên nhân trên, bài nghiên cứu này sẽ xem xét “Mối quan hệ giữa
giá dầu, giá vàng và tỷ giá? Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam” dựa trên bài nghiên



3

cứu “Interactive relationships between crude oil prices, gold prices, and the NT–US
dollar exchange rate - A Taiwan study” (2013) của các tác Hsiao-Fen Chang, LiangChou Huang, Ming-Chin Chin và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan khác. Hy vọng
bài nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng rõ mối quan hệ trên ở Việt Nam và đóng góp các
bằng chứng để bổ sung vào kho tàng nghiên cứu về giá dầu, vàng và tỷ giá.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu với mục tiêu xem xét, giải thích mối quan hệ giữa tỷ giá VND/USD, giá
dầu và giá vàng, mối quan hệ của 3 nhân tố này ở Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn,
mức độ tương tác giữa các biến. Để giải quyết mục tiêu trên, bài nghiên cứu đưa các câu
hỏi như sau:
Thứ nhất, phương pháp nào được sử dụng để kiểm tra được sự tồn tại mối quan hệ giữa
các nhân tố?
Thứ hai, nếu có tồn tại mối liên kết thì khi xuất hiện một cú shock tác động, các biến sẽ
điều chỉnh như thế nào về vị trí cân bằng?
Thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa các biến như thế nào?
Thứ tư, mức độ tương tác của mỗi biến với các biến còn lại ra sao?
1.3.

Cấu trúc bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu được cấu trúc thành 5 phần. Phần 1 giới thiệu tổng quan các vấn đề trong
bài nghiên cứu: lý do chọn đề tìa, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Phần 2 trình bày các
tài liệu có liên quan đến các nhân tố được nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm về
mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng và tỷ giá. Phần 3 thể hiện phương pháp nghiên cứu,

mở ra cách nhìn tổng quan về các giả thiết nghiên cứu, các loại kiểm định, mô hình
VECM, mô tả dữ liệu, nguồn thu thập dữ liệu cũng như nêu rõ cách xác định và ý nghĩa
của biến số được sử dụng trong mô hình ước lượng. Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu
bao gồm thống kê mô ta, các kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy và các kiểm định
cho Việt Nam. Phần 5 là phần tổng quát những kết luận chính của bài nghiên cứu, thảo
luận về kết quả cũng như đưa ra những hạn chế còn tồn tại và một số hướng phát triển
trong tương lai.


4

2. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Vàng

Theo Worthington và Pahlavani (2006), “Vàng không giống như các tài sản khác, nó
lâu bền, có thể trao đổi, đựợc chấp nhận toàn thế giới và dễ dàng đựợc chứng thực”.
Vàng là một kim loại quý với nhiều đặc tính riêng biệt, đóng vai trò quan trọng trong
nhiều lĩnh vực như y tế, điện tử, công nghiệp, hóa học, thực phẩm… Người ta còn sử
dụng vàng như một loại trang sức cao quý và vàng trở thành một công cụ đo lường tiêu
chuẩn trong hệ đo lường kim hoàn. Ở một số quốc gia, tôn giáo hay thậm chí các giải
thưởng, vàng còn mang ý nghĩa biểu tượng cao quý. Rõ ràng, vàng luôn luôn có sức hấp
dẫn và vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống và nghiên cứu.
Hiện nay hầu hết các nghiên cứu về vàng đều tập trung vào các luận điểm chính như:
cung cầu của vàng, mối tương quan giữa vàng với các loại tài sản khác, khả năng chống
lạm phát của vàng, dự đoán giá vàng, hay việc sử dụng vàng vào mục đích đa dạng hóa
danh mục đầu tư để giảm rủi ro. Chính vì thế việc mở rộng tìm hiểu về vàng và mối
tương quan của nó với các yếu tố khác như dầu và tỷ giá sẽ bổ sung vào kho kiến thức

một hướng đi mới về vàng.
2.1.2. Tỷ giá
Tỷ giá hối đoái đo lường giá trị của một đồng tiền trên một đơn vị đồng tiền khác. Tỷ
giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho phép chúng ta so sánh
giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Giá hàng xuất
khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái
giữa đồng tiền của hai nước. “Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoài
nhận ra rằng, giá hàng xuất khẩu của nước này rẻ đi, và người dân trong nước nhận thấy
hàng nhập từ nước ngoài đắt lên. Sự tăng giá có hiệu quả ngược lại: người nước ngoài
sẽ phải trả nhiều hơn cho sản phẩm của nước này, và người dân trong nước phải trả ít
hơn cho hàng hóa của nước ngoài”. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng
để điều tiết chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa của một nước.
Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương
mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến
niềm tin của dân chúng. Tỷ giá chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố kinh tế như lãi


5

suất, lạm phát, cung/cầu tài sản, các chính sách của chính phủ… và ngược lại, tỷ giá
cũng tác động không nhỏ đến các yếu tố kinh tế khác. Do đó, tỷ giá luôn là vấn đề được
nhiều nhà phân tích kinh tế quan tâm, là một công cụ kinh tế quan trọng và có hiệu quả
trong việc điều tiết thị trường và ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước.
2.1.3. Dầu
Dầu mỏ, cùng với các sản phẩm dầu mỏ trong đó có xăng dầu trở thành năng lượng
không thể thiếu đối với loài người. Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục biến động và ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả các sản phẩm dầu mỏ. Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở các
quốc gia trong khi nguồn cung dầu mỏ có hạn đã làm cho thị trường dầu mỏ liên tục
căng thẳng trong những năm gần đây. Hầu hết các vấn đề liên quan đến dầu mỏ chủ yếu
là tình hình cung cấp dầu, dự báo thời gian sử dụng dầu mỏ trong tương lai, tranh chấp

dầu mỏ… Vì vậy việc xem xét và nghiên cứu để nắm bắt nhịp điệu biến động của giá
dầu là một trong những mục tiêu quan trọng của hầu hết các quốc gia hiện nay. Ngoài
ra, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu với các yếu tố kinh tế cũng rất cần thiết để
tìm ra giải pháp có thể bình ổn được giá dầu trong tương lai.
2.2.

Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa giá dầu,
giá vàng và tỷ giá

Phần này sẽ trình bày tóm tắt các kết quả cũng như bằng chứng thực nghiệm trên thế
giới về mối quan hệ giữa tỷ giá, giá dầu và giá vàng theo trình tự từ quá khứ đến hiện
tại và sự tương đồng giữa các nghiên cứu dưới góc độ mô hình và phương pháp nghiên
cứu, từ đơn giản đến phức tạp.
2.2.1. Mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến
Ugur Soytas, Ramazan Sari, Shawkat Hammoudeh, Erk Hacihasanoglu đã xem xét mối
quan hệ ngắn và dài hạn của sự truyền dẫn thông tin giữa giá dầu thế giới, lãi suất Thổ
Nhĩ Kỳ, tỷ giá đồng đô la Mỹ/ lira Thổ Nhĩ Kỳ, và giá vàng giao ngay trong nước và giá
bạc qua mô hình VAR trong bài nghiên cứu “World oil prices, precious metal prices
and macroeconomy in Turkey” (2009). Tuy nhiên kết quả bài nghiên cứu chỉ mới đưa
ra được mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến. Cụ thể là giá dầu thế giới không thể
dự đoán được giá kim loại quý, lãi suất hoặc các thị trường ngoại hối ở Thổ Nhĩ Kỳ,
điều này có thể là do Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hiệp định hợp đồng dài hạn để mua dầu từ các
nước láng giềng của mình. Do đó khi có sự gia tăng tầm quan trọng tương đối của khí


6

đốt và than trong sử dụng năng lượng tổng hợp thì thị trường Thổ Nhĩ Kỳ ít nhạy cảm
với sự thay đổi giá dầu thế giới. Tương tự giá kim loại quý, tỷ giá và thị trường trái phiếu
không những cung cấp thông tin mà còn có thể giúp cải thiện các dự báo về giá dầu thế

giới trong dài hạn. Các quan hệ nhân quả một chiều từ tỷ giá đến giá vàng giao ngay
trong nước ngụ ý rằng ở Thổ Nhĩ Kỳ, vàng được xem như một nơi trú ẩn an toàn trong
thời gian khủng hoảng tỷ giá và có thể được sử dụng như một hàng rào trong đa dạng
danh mục đầu tư.
Sau đó, năm 2011 bài nghiên cứu “Study On Dynamic Relationship Among Gold
Price, Oil Price, Exchange Rate And Stock Market Returns” của hai tác giả K. S.
Sujit và B. Rajesh Kumar đã được đưa ra với mục đích chứng minh một cách hệ thống
các biến động trong mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu, tỷ giá và thị trường chứng khoán
bằng mô hình VAR. Nghiên cứu đưa ra hai mô hình để xem xét mối quan hệ này. Mô
hình (1) đưa ra chỉ số vàng tính bằng USD, mô hình (2) sử dụng chỉ số vàng tính bằng
Euro. Kết quả của kiểm định quan hệ nhân quả Granger cho thấy rằng tỷ giá có tác động
trực tiếp lên giá dầu, giá vàng và chỉ số thị trường chứng khoán. Tuy nhiên những tác
động tồn tại yếu trong dài hạn. Thêm vào đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những biến
động trong giá vàng phụ thuộc phần lớn vào chính nó, nhưng biến động của giá vàng lại
ảnh hưởng đến giá dầu. Hầu hết các biến số trong nghiên cứu này đều tác động lên tỷ
giá, tuy nhiên giá vàng tính theo USD là có ảnh hưởng lớn nhất (10%). Do vậy giá vàng
thường được tính bằng USD và điều này hàm ý rằng việc việc mua/bán vàng bị ảnh
hưởng bởi những thay đổi trong việc trao đổi tỷ giá USD. Tuy nhiên chỉ số vàng tính
theo Euro lại không chỉ ra được những tác động tương tự này. Các quan sát cho thấy
rằng khi giá dầu tăng, đồng tiền của nước xuất khẩu dầu tăng, còn nước nhập khẩu thì
giảm. Các cú sốc trong giá dầu WTI và Brent gây ra tác động lần lượt là 3% và 6-7%
cho sự biến động trong tỷ giá hối đoái tương ứng.
2.2.2. Mối quan hệ dài hạn giữa các biến
Một trong những nghiên cứu đặt nền móng đầu tiên về mối quan hệ trong dài hạn giữa
giá dầu và tỷ giá phải kể đến là “Oil prices and the rise and fall of the US real
exchange rate” (1998) của R.A. Amano, S. van Norden. Nghiên cứu này cho thấy rằng
tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa giá dầu và tỷ giá, và mối quan hệ nhân quả chạy từ giá
dầu tới tỷ giá. Đồng thời mối quan hệ này cũng được sử dụng để dự đoán giá USD trong



7

dài hạn. Kết quả là sự tăng giá dầu dẫn đến sự định giá cao đồng USD trong dài hạn.
Tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong bài “China and the relationship between the
oil price and the dollar” (2007), Vale´rie Mignon và Alexis Penot đã khẳng định một
lần nữa mối quan hệ giữa giá dầu và tỷ giá thông qua kiểm định đồng liên kết và kiểm
định quan hệ nhân quả và mô hình VECM trong giai đoạn 1974-2004. Kết quả thực
nghiệm cho thấy trong dài hạn một sự tăng lên 10% trong giá dầu trùng với sự tăng 4,3%
của tỷ giá USD. Mặc dù vậy kết quả thực nghiệm trong mô hình không giải thích được
các biến quan sát trong giai đoạn từ 2002-2004, trong giai đoạn này giá dầu tăng nhưng
đồng USD lại mất giá.
Bài nghiên cứu “Modeling nonlinear Granger causality between the oil price and
U.S. dollar: A wavelet based approach” (2012), tác giả François Benhmad đã sử dụng
phương pháp wavelet để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả tuyến tính và phi tuyến giữa
giá dầu và tỷ giá hối đoái Dollar Mỹ. Điểm mới của bài này là thay vì phân tích chuỗi
thời gian ban đầu, François Benhmad đã phân rã hai biến kinh tế vĩ mô ở các cấp độ
khác nhau của thang đo bằng cách sử dụng phân rã wavelet và sau đó nghiên cứu các
mối quan hệ giữa các chuỗi phân rã trên thang đo cơ sở. Phát hiện quan trọng của nghiên
cứu này là mối quan hệ nhân quả tuyến tính và phi tuyến giữa giá dầu và tỷ giá hối đoái
Dollar Mỹ đạt hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào thời gian quy mô. Thật vậy, có một
mối quan hệ nhân quả hai chiều mạnh mẽ giữa giá dầu và tỷ giá đồng đô la với giới hạn
thời gian lớn (trong dài hạn). Nhưng, đối với các khoản đầu tư khoảng 3 tháng và người
giao dịch chủ yếu là đầu cơ các quan hệ nhân quả chỉ chạy từ giá dầu lên tỷ giá đồng đô
la Mỹ. Đồng quan điểm trên là nghiên cứu “Oil prices and real exchange rates”
(2012), Shiu-Sheng Chen đã sử dụng các dữ liệu của các nước G7 từ tháng 1 năm 1972
tới tháng 10 năm 2005 và mô hình Panel Var. Kết quả một lần nữa khẳng định mối quan
hệ đồng liên kết giữa hai biến, đồng thời cho thấy một ứng dụng mới cho mối quan hệ
giữa giá dầu và tỷ giá khi các ông cho rằng giá dầu có khả năng dự báo cho tỷ giá đặc
biệt việc dự đoán này càng có ý nghĩa trong dài hạn. Cũng trong thời gian này, bài nghiên
cứu “Oil prices and effective dollar exchange rates” (2012), Joscha Beckmann và

Robert Czudaj thông qua mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM tìm ra rằng giá dầu
thì nhạy cảm hơn với những thay đổi trong tỷ giá đồng USD đối với các nhà xuất khẩu
dầu và các thị trường mới nổi với mức lạm phát cao hơn.


8

Tác giả Narayan et al (2010) và Capie et al (2005) cho rằng vàng được xem như tài sản
thay thế và tài sản dự trữ quan trọng nhất. Trong suốt 30 năm qua, 80% các lý thuyết
cho rằng giữa tỷ giá USD và giá vàng tồn tại mối quan hệ đối nghịch. Do đó một đồng
đô la mạnh sẽ làm giảm chức năng của vàng như một tài sản dự trữ và phòng ngừa lạm
phát. Một số bài nghiên cứu có cùng quan điểm này có thể kể đến như: “Gold as a
hedge against the dollar” của Forrest Capie và cộng sự (2005) đã sử dụng dữ liệu
tuần từ 08/01/1971 đến 20/02/2004 với 1728 quan sát trên giá vàng và tỷ giá bảng Anh
– USD và Yên –USD. Bài hồi quy theo mô hình ARCH-GARCH và các biến thể của
nó. Nghiên cứu của các ông đã thực sự tìm thấy một mối quan hệ nghịch biến, không
co giãn giữa vàng và các tỷ giá này, nhưng cường độ của mối quan hệ này thì thay đổi
theo thời gian (time-varying).
Đồng quan điểm với Forrest Capie, năm 2014, Juan C. Reboredo, Miguel A. RiveraCastro trong bài nghiên cứu “Can gold hedge and preserve value when the US dollar
depreciates?” cũng cho rằng giá vàng và tỷ giá di chuyển theo chiều đối nghịch và
chuyển động rời rạc này làm cho vàng có khả năng được sử dụng như một tài sản để đa
dạng hóa danh mục đầu tư và phòng ngừa rủi ro trước sự thay đổi của đồng USD.
Tiếp tục trong nghiên cứu “Gold and the Dollar (and the Euro, Pound, and Yen)”
(2010) của Kuntara Pukthuanthong, Richard Rol tác giả đã cho thấy vàng và đồng đô la
có mối quan hệ nghịch biến, khi giá vàng tính theo USD tăng, USD mất giá so với các
đồng tiền khác. Tương tự như vậy đối với các đồng tiền khác như Euro, Pound, Yen,
trong suốt giai đoạn từ năm 1971 đến 2009 một mức giá vàng cao hơn tương quan với
một đồng tiền yếu.
Nghiên cứu “Gold and oil futures markets: Are markets efficient?” của các tác giả
Paresh Kumar, NarayanSeema Narayan, Xinwei Zheng (2010) đã làm sáng tỏ mối quan

hệ trong dài hạn giữa giá vàng và giá dầu giao ngay và thị trường giao sau tại các mức
giá trị tới hạn khác nhau. Khi giá dầu tăng tạo động lực thúc đẩy nhà đầu tư đầu tư vào
vàng như một công cụ chống lại lạm phát, từ đó làm cho giá vàng tăng. Sử dụng kiểm
định đồng liên kết, các ông đã thấy rằng giá dầu, giá vàng giao ngay và thị thị trường
giao sau có quan hệ đồng liên kết với giá trị tới hạn lên đến 10 tháng. “Oil and gold:
correlation or causation?” (2011) Thai-Ha Le và Youngho Chang. Nghiên cứu này sử
dụng dữ liệu hàng tháng kéo dài từ tháng 1 năm 1986 tới tháng 4-2011 để xem xét tác


9

động gián tiếp của giá dầu lên giá vàng thông qua chỉ số lạm phát và sự tương tác của
chúng với các chỉ số của đồng đô la Mỹ. Các ông sử dụng các dữ liệu giá dầu khác nhau
để điều tra và thấy rằng tác động của giá dầu trên giá vàng là không đối xứng và không
tuyến tính. Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ dài hạn hiện tại giữa giá
dầu và vàng. Những phát hiện này hàm ý rằng giá dầu có thể được sử dụng để dự đoán
giá vàng. Tiếp tục với những ý tưởng trên trong bài “Oil Price Shocks And Gold
Returns”, Thai-Ha Le và Youngho Chang đã khảo sát các tác động của biến động giá
dầu lên thị trường vàng sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 5 năm 1994 đến tháng 4
năm 2011, sử dụng mô hình VAR đa biến. Kết quả kiểm định đồng liên kết không thấy
mối quan hệ giữa hai biến. Điều này cho thấy sự không ổn định giữa hai biến và có thể
tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa giá dầu và giá vàng. Hàm phản ứng đẩy IRFs cho
thấy các cú sốc giá dầu ảnh hưởng đến lợi nhuận của vàng trong vòng một tháng kể từ
cú sốc, và tác động của cú sốc giá dầu lên lợi nhuận vàng là phi tuyến. Các phản ứng
của giá vàng với các cú sốc giá dầu dường như tức thời và mất đi một cách nhanh chóng
trong vòng một vài tháng. Vì vậy việc quan sát biến động giá dầu có thể giúp dự đoán
biến động của giá vàng, bên cạnh đó có thể giúp chính phủ hoạch định chính sách tiền
tệ và giám sát giá các mặt hàng quan trọng, cũng như các nhà đầu tư và các nhà quản lý
trong việc tối ưu danh mục đầu tư.
Liu, Chen trong bài “US dollar exchange rate and crude oil price: A common driver

explanation” (2010) cho rằng giá vàng là nhân tố định hướng chung cho tỷ giá và giá
dầu thô. Do đó mối quan hệ song phương là một phần trong mối quan hệ giữa giá dầu,
giá vàng và tỷ giá. Kết quả cho thấy rằng trong ngắn hạn sự biến động của giá vàng
không phải là mối quan hệ nhân quả gây ra biến động trong tỷ giá và giá dầu. Mối quan
hệ nhân quả tồn tại giữa hai biến này tồn tại trong dài hạn. Quan hệ nhân quả cũng được
xác định trong ngắn hạn và dài hạn giữa giá dầu thô và tỷ giá đồng USD. Tuy nhiên giá
dầu thô có ảnh hưởng ít nhất trong mối quan hệ song phương với tỷ giá đồng USD. Kết
quả là mối quan hệ tam giác giữa giá dầu thô, giá vàng và tỷ giá được hình thành. Tỷ
giá đồng USD không chỉ có tác động trực tiếp mà còn nhân tố trung gian ảnh hưởng
thông qua biến động giá vàng ảnh hưởng lên giá dầu thô. Tuy nhiên mối quan hệ này
không ổn định vì sự xuất hiện của những điểm phá vỡ cấu trúc trong thời gian quan sát
của mẫu.


10

Cũng trong năm 2010, Ramazan Sari, Shawkat Hammoudeh, Ugur Soytas trong bài
“Dynamics of oil price, precious metal prices, and exchange rate” đã sử dụng dữ liệu
giá giao ngay của các kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim và palladium), giá dầu, và tỷ
giá đồng USD/Euro đã đưa ra những bằng chứng cho thấy tồn tại mối cân bằng yếu
trong dài hạn nhưng có những phản hồi mạnh trong ngắn hạn giữa các biến sau khi có
những cú sốc xảy ra. Các ông cho rằng những thay đổi trong giá dầu danh nghĩa, không
đưa ra được những dự đoán cho sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó nghiên
cứu cũng chỉ ra mối quan hệ hiện nay giữa giá dầu, giá kim loại quý và tỷ giá có được
là do chúng được đưa vào dưới dạng logarit và được tính cùng trên một đơn vị tiền tệ là
USD.
Vào năm 2012, nghiên cứu “Dynamic transmission effects between the interest rate,
the US dollar, and gold and crude oil prices” (2012) của Yu Shan Wang, Yen Ling
Chueh cho rằng trong ngắn hạn, giá dầu và giá vàng có tương quan thuận, lãi suất có
tương quan thuận với giá dầu tương lai và tương quan nghịch với giá vàng trong tương

lai. Giá trị của đồng đô la Mỹ trong giai đoạn trước đó ảnh hưởng nghịch đến giá vàng
trong thời gian sau, đồng đô la Mỹ trong giai đoạn hiện nay không có ảnh hưởng đáng
kể đến giá dầu trong giai đoạn sau. Bài viết này cho rằng sự mất giá của đồng đô la Mỹ
trong giai đoạn hiện nay sẽ đẩy vốn vào sản phẩm vàng bằng tiền cho bảo hiểm rủi ro,
đầu cơ, hoặc bảo tồn vốn. Kết quả là, giá vàng trong giai đoạn sau sẽ tăng lên. Trong dài
hạn mối quan hệ đã tồn tại này của lãi suất sẽ ảnh hưởng lên tỷ giá USD do đó ảnh
hưởng lên giá dầu thế giới. Vì vậy khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) làm giảm lãi suất
để thúc đẩy nền kinh tế, thị trường kỳ vọng cho sự thay đổi nhu cầu dầu mỏ và kết quả
là, giá dầu thô biến động.
Bổ sung quan trọng về đề tài mối quan hệ giữa giá vàng, giá dầu và tỷ giá là nghiên cứu
“Regime-Dependent Assessment of the Information Transmission Dynamics
between Oil Prices, Precious Metal Prices and Exchange Rate” (2014) của các tác
giả Mehmet Balcilar, Shawkat Hammoudeh, Nwin-Anefo Fru Asaba. Nghiên cứu này
đánh giá những động lực truyền tải thông tin giữa giá giao ngay của dầu, vàng, bạc, bạch
kim, palladium và tỷ giá đồng USD/Euro. Vàng có độ lệch chuẩn thấp nhất trong tất cả
các biến làm cho vàng có thể được sử dụng như một tài sản đầu cơ hấp dẫn để đa dạng
hóa danh mục đầu tư. Nghiên cứu này còn sử dụng mô hình MS-VEC sử dụng để hỗ trợ
phân tích sự hiện diện của hai chế độ (biến động thấp và biến động cao) với sự bất đối


11

xứng thông tin đáng kể. Tác động của vàng lên tỷ giá USD/Euro ban đầu là tương quan
nghịch (đồng USD được định giá cao) đặc biệt khi đang ở trong chế độ biến động cao,
sau đó chuyển thành tương quan âm (đồng USD bị mất giá) vì những biến động này
trong giá vàng như một tín hiệu xấu về lạm phát kỳ vọng trong tương lai. Những thay
đổi này trong giá vàng ảnh hưởng mạnh nhất lên giá bạc, thấp nhất lên dầu mỏ. Điều
này có thể được giải thích bởi thực tế là vàng và bạc chia sẻ các tính năng tương tự như
tiền tệ và tài sản đầu tư, trong khi giá vàng và dầu chủ yếu tương quan trong thời gian
dài vì ứng dụng đa dạng của chúng. Do vậy các tác giả đã đưa ra khuyến nghị rằng các

ngân hàng trung ương và các bên liên quan cần xem giá vàng và dầu cẩn thận, đặc biệt
là trong chế độ biến động cao và đầy đủ thông tin mà ta có thể xác định hướng của sự
thay đổi trong giá cả hàng hóa khác và tỷ giá hối đoái. Những thay đổi về giá vàng và
dầu có thể xác định hướng của tỷ giá hối đoái, từ đó góp phần để chính phủ có thể thực
hiện các chính sách tốt hơn trong thời kỳ biến động cao. Các nhà đầu tư và các nhà đầu
cơ nên xem những thay đổi trong giá vàng như một gợi ý về sự thay đổi theo hướng xem
xét có nên đầu tư vào bạc hay không.
Hsiao-Fen Chang và các cộng sự đã đặt nền móng quan trọng và vẽ nên hướng đi cho
bài nghiên cứu này. Trong bài “Interactive relationships between crude oil prices,
gold prices, and the NT–US dollar exchange rate—A Taiwan study” (2013), HsiaoFen Chang và cộng sự đã kiểm tra sự tương quan giữa giá dầu, giá vàng, và tỷ giá đồng
đô la NT so với tỷ giá USD trong giai đoạn từ 03/09/2007 tới 28/12/2011. Các tác giả
đã xây dựng mô hình VAR, và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, phân tích hàm
phản ứng đẩy và phương pháp phân rã phương sai được sử dụng để làm rõ mối quan hệ
tương tác giữa ba biến. Kết quả bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến có tính dừng tại
sai phân bậc 1, tuy nhiên kiểm định đồng liên kết lại cho thấy không có mối quan hệ liên
kết giữa các biến và giá vàng là độc lập và ít bị ảnh hưởng nhất, tiếp theo là giá dầu và
tỷ giá. Hơn nữa kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger cho thấy thấy giá dầu và
tỷ giá có mối quan hệ song hành, trong khi đó giá vàng chỉ có tác động một chiều và dẫn
dắt tỷ giá nhưng nó lại không bị ảnh hưởng bởi những biến khác. Cuối cùng các ông đưa
ra kết luận rằng các biến vẫn còn khá độc lập với nhau. Tuy nhiên hạn chế của nghiên
cứu này là chưa xem xét đến mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.


12

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Mẫu, dữ liệu nghiên cứu và biến
3.1.1. Mẫu dữ liệu


Bài nghiên cứu này sử dụng chuỗi dữ liệu theo ngày thu thập từ tháng 1 năm 2007 đến
tháng 12 năm 2015 của các dữ liệu về giá dầu, giá vàng thế giới và tỷ giá VND/USD tại
Việt Nam. Theo Hamao và các cộng sự (1990), nếu bất kỳ một trong ba biến không có
giá trị tại một ngày nào đó, các biến khác cho ngày đó sẽ bị xóa. Việc xử lý dữ liệu như
vậy không làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn của kết quả thực nghiệm cuối cùng. Vì thế,
khi khảo sát dữ liệu, dữ liệu không có cùng ngày giao dịch sẽ bị xóa, trong khi dữ liệu
có cùng ngày giao dịch thì được giữ lại. Có tất cả 2214 quan sát cho mỗi biến trong
nghiên cứu. Cuối cùng, các biến được đưa vào mô hình dưới dạng logarit tự nhiên.
3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu và biến
3.1.2.1.

Giá vàng

Giá vàng được thể hiện bằng biến GOLD, đại diện bởi giá vàng trên thị trường giao ngay
tại London, thị trường lâu đời nhất và uy tín nhất hiện nay, dưới dạng USD/ounce và
được thu thập trên trang web Kitco.
Công thức tính toán giá vàng như sau:
Giá vàng =

𝑔𝑖á 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡+𝑔𝑖á 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎấ𝑡
2

Năm 2007 chứng kiến sự gia tăng kỷ lục và đầy biến động của giá vàng thế giới. Theo
Dow Jones, ngày 9-11, giá vàng giao ngay lúc mở cửa tại Hồng Công được giao dịch ở
mức 834,5 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng gần ba thập niên qua kể từ sau tháng
1-1980. Sự gia tăng mạnh và bất ổn định của giá vàng lại là sự tích hợp của rất nhiều
các nhân tố: sự thu hẹp của nguồn cung do chi phí sản xuất cao, đình công và khó khăn
trong việc tìm ra các mỏ vàng mới; sự gia tăng của lạm phát, sự giảm giá mạnh của
USD, giá dầu thô tăng vọt; chính sách tăng dự trữ vàng hay chuyển một phần dự trữ

quốc tế từ USD sang vàng của một số ngân hàng trung ương trên thế giới; sự bất ổn định
địa chính trị ở nhiều nơi trên thế giới và các yếu tố như tâm lý, đầu cơ. Sang năm 2008,
giá dầu trượt giảm liên tiếp và tình hình suy thoái kinh tế đang ít nhiều gây áp lực mất
giá cho vàng. Mặt khác, sau một thời gian lên giá của vàng, nhiều nhà đầu tư vàng trên
thị trường thế giới đang thực hiện việc bán ra để chốt lời. Cụ thể là giá vàng đã khởi


13

động đà tăng mạnh mẽ trong năm 2008 từ mức 833 USD/ounce lên tới mức cao kỷ lục
là 1.032 USD/ounce vào ngày 17/03/2008. Tuy nhiên, sau đó giá đã nhanh chóng giảm
lại và ổn định dưới mức 900 USD/ounce trước khi tăng trở lại vào tháng 6/2008 tới mức
988 USD/ounce, rồi lại bị bán tháo xuống mức 680 USD/ounce hồi tháng 10/2008.
Trong những ngày cuối năm, giá vàng lại có một đợt sóng tăng lên 880 USD/ounce và
chốt giá tại 865USD/ounce. Xu chính của giá vàng trong năm 2009 là sự tăng khá đều
đặn trong các quý 1, 2 và 3 rồi bứt phá mạnh trong quý 4. Giá vàng năm nay được hỗ
trợ nhiều bởi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của nước Mỹ. Xu hướng suy yếu
của tỷ giá USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp
kỷ lục là nhân tố nâng đỡ tích cực nhất cho giá vàng trong năm. Khởi động với mức giá
khoảng 880 USD/ounce, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng
cửa ở mức gần 1.090 USD/ounce, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng
giao ngay đóng cửa tại thị trường London hiện là mức 1.213 USD/ounce thiết lập vào
ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.032 USD/ounce của năm 2008.
Giá vàng trong năm 2010 hưởng lợi từ việc khủng hoảng nợ châu Âu trở nên căng thẳng
hơn, nhà đầu tư cố gắng tìm đến vàng để ngăn ngừa rủi ro tiền tệ. Hoạt động mua vàng
của các quỹ ETFs và nhiều nhóm nhà đầu tư khác lên mạnh. Điều này làm giá vàng tiếp
tục xu hướng trong năm 2009 và đây là năm tăng giá thứ 10 liên tục của vàng quốc tế.
Sau mức tăng ấn tượng 5% vào tháng 4/2010 (dừng lại ở mức 1.177,25USD/ounce), giá
vàng tiếp tục vượt ngưỡng quan trọng 1.200USD/ounce vào ngày 7/5 với mức tăng 3%.
Điều bất ngờ đã xảy ra khi giá vàng đột ngột vượt ngưỡng 1.300USD/ounce vào ngày

29/9 sau khi đón nhận những tin tức không mấy khả quan của nền kinh tế Mỹ như tỷ lệ
đơn xin trợ cấp thất nghiệp, nhu cầu đơn đặt hàng không như kỳ vọng. Tiếp theo đó tuy
giá vàng có suy giảm đôi chút nhưng vẫn bất ngờ lần đầu tiên vượt qua ngưỡng
1.400USD/ounce vào ngày 9/11 và kết thúc năm 2010 tại mức giá 1.410,25USD/ounce.
Nhìn chung trong năm nay đã tăng 29%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2007. Năm 2011
tiếp tục là một năm tăng trưởng của giá vàng. Bước sang những ngày đầu tháng 3/2011,
giá vàng thế giới vượt ngưỡng cao nhất năm 2010 và đã lập kỷ lục mới chạm mốc
1.445,7USD/ounce (cao nhất từ trước đến nay), dù trụ ở mức này không lâu lại quay đầu
giảm giá. Đặc biệt là giai đoạn tăng nóng” từ tháng 7 đến tháng 9, khi vàng tương lai
giao dịch trên thị trường London liên tiếp lập mức kỉ mục mới. Đỉnh điểm là ngày 5-9,
vàng thế giới chinh phục mức 1.895,75USD/ounce, đây được xem là mức cao nhất trong


14

lịch sử giá vàng. Từ vùng giá kỉ lục 1.895,75USD/ounce đạt được đầu tháng 09, kim
loại quý đã lao dốc về cận khu vực 1.500USD/ounce chỉ trong khoảng thời gian từ tháng
10 đến tháng 12-2011, tức giảm gần 21%. Vàng giảm do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
như hoạt động bán vàng chốt lời, điều chỉnh về mặt kỹ thuật, khối lượng giao dịch thấp
thời điểm cuối năm…mà nguyên nhân chính là do sự mạnh lên của đồng USD. Với mức
tăng trên 1,1% trong phiên giao dịch ngày 31/12, giá vàng quốc tế hoàn tất năm tăng giá
thứ 12 liên tiếp, với tổng mức tăng trong cả năm là gần 7% đối với giá vàng giao ngay.
Giá vàng đã khởi đầu năm 2012 ở mức dưới 1.580 USD/ounce và tiến sát mức 1.800
USD/ounce vào tháng 10. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm tại London giá
vàng giao ngay tăng 18,9 USD/ounce, tương đương tăng hơn 1,1%, đạt 1.664
USD/ounce. Phiên tăng giá vào ngày cuối năm của vàng xuất phát từ việc nước Mỹ thoát
khỏi mối lo “vực thẳm ngân sách”. Điều này cho thấy, vàng đã trở thành một tài sản rủi
ro hơn là một kênh đầu tư an toàn”. Năm 2013 là một năm vàng đã mất đi sự hấp dẫn
trong mắt nhà đầu tư. Nếu mua vào từ đầu năm, nhà đầu tư đã lỗ gần 30% nếu giao dịch
trên thị trường thế giới. Trong nửa đầu năm 2013, giá vàng đã giảm từ vùng giá 1.664

USD/ounce về vùng 1.230 USD/ounce. Sau khi chạm đáy tại vùng giá 1.200
USD/ounce, giá vàng đã bật tăng trở lại, thiết lập vùng đáy tạm thời cho một giai đoạn
điều chỉnh kéo dài 6 tháng. Khả năng phục hồi bền vững của nền kinh tế Mỹ, lo ngại về
cuộc khủng hoảng châu Âu, các tín hiệu phục hồi của nền kinh tế Mỹ trở nên rõ ràng
hơn và đặc biệt là việc NHTW Mỹ (Fed) thông báo bắt đầu giảm 10 tỉ USD trong gói
nới lỏng định lượng QE3 xuống 75 tỉ USD/tháng và có thể chấm dứt vào năm 2014 đã
tác động mạnh lên giá vàng trong 6 tháng cuối năm 2013. Giá vàng dao động trong
ngưỡng 1.125,12 – 1.422,5. Tuy nhiên những ngày cuối năm giá vàng giảm xuống 1.231
USD/ounce vào sáng 19/12/2013 và đứng ở mức giá 1.200-1.201 USD/ounce cho đến
hết năm 2013, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Tổng kết trong năm 2013
giá vàng đã giảm từ mức 1.664 USD/ounce xuống còn khoảng 1.200 USD/ounce, giảm
450 USD/ounce (-27,27%). 2014 là năm thứ hai vàng thế giới trong xu hướng xuống,
sau khi giá giảm tới 27% hồi năm ngoái. So với năm vừa rồi, giá vàng năm nay ít biến
động hơn. Độ chênh lệch giữa lúc cao nhất và thấp nhất là 260 USD, thay vì 500 USD
như năm 2013. Mặc dù vậy, thị trường cũng để lại dấu ấn khi lập đáy 4 năm rưỡi hồi
đầu tháng 11. Nhân tố chính gây áp lực lên giá vàng 2014 là đồng đôla. Tờ bạc xanh
vừa có năm tăng giá nhiều nhất kể từ 2005. Trong phiên cuối năm 2014, giá rời mốc


15

1.209 USD đầu ngày và chốt năm 2014 ở mức 1.182 USD, giảm 1,5 USD so với đầu
năm. Giá vàng năm 2015 bắt đầu bằng mức 1.180 USD nhưng cuối năm chỉ còn 1.061
USD. Các nhà phân tích nhận định, giá vàng thế giới liên tục suy giảm là do tác động
của đồng USD tăng giá. Thêm vào đó, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến
động, giá dầu thô giảm liên tục gây bất lợi cho giá vàng. Hầu hết các dự báo đều kém
lạc quan nên nhu cầu vàng tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… bị sụt
giảm đã tác động mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư không tìm đến vàng. Năm 2015 cũng
là năm thứ 3 liên tiếp giảm giá của giá vàng thế giới khi mức giảm tương đương 11%.
3.1.2.2.


Tỷ giá

Tỷ giá VND/USD được sử dụng trong bài là tỷ giá bình quân liên ngân hàng được cung
cấp bởi trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được thể hiện dưới dạng biến
EXC. Sau khi Việt Nam gia nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu với việc chính thức là
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, chính sách điều
hành tỷ giá đã có những biến động mạnh so với giai đoạn trước. Dòng vốn đổ vào Việt
Nam gia tăng đột biến trong 2 năm 2007-2008 khiến thị trường ngoại hối trở nên dư
thừa ngoại tệ ở quy mô lớn, VND tăng giá. Tuy nhiên, những tác động từ khủng hoảng
kinh tế thế giới khiến luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đảo chiều từ nửa cuối năm
2008 cộng với sức ép từ lạm phát, nhập siêu gia tăng, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong
nước và quốc tế, yếu tố tâm lý lo ngại về khả năng phá giá đã khiến VND mất giá danh
nghĩa, chênh lệch tỷ giá chính thức và tự do tăng vọt. Cụ thể là trong năm 2007, tỷ giá
được giữ vững ở mức tương đối ổn định. Tỷ giá giao động trong khoảng 16.055-16.176
VND/USD. Vào đầu năm 2008 tỷ giá chính thức được điều chỉnh dần từ mức khoảng
16.100VND/USD lên 16.500 VND/USD (06/08 đến 12/08), lên 17.000 VND/USD
(01/09 đến 11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09 đến 01/10), lên 18.544 VND/USD (từ
02/10 đến 08/2010), lên 18.932 VND/USD (từ 08/10 đến 02/11), và sau đó lên 20.693
(từ 02/2011). Xu hướng mất giá của VND vẫn tiếp tục tiếp diễn trong năm 2009. Cho
đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008 và
chốt phiên cuối năm ở mức 17.941VND/USD. Diễn biến tỷ giá tiếp tục phức tạp trong
năm 2010 bất chấp những lần tăng tỷ giá chính thức ở mức độ cao vào đầu năm và tháng
8. Cụ thể là do các áp lực buộc phải phá giá VND, đến ngày 11/02/2010, NHNN đã phải
tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với
việc phá giá 3,3%. Tiếp theo đó vào ngày 17/08/2010, NHNN lại đột ngột tăng tỷ giá


16


thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD mặc dù lúc đó áp lực thị trường vẫn chưa rõ ràng. Tuy
nhiên do không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất
trong lịch sử (9,3%) vào đầu tháng 2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD.
Chính sách này đã thực sự hiệu quả khi tỷ giá sau đó đã ổn định trở lại trong nửa cuối
năm 2011 và chốt tại mức 20.828VND/USD. Tiếp nối diễn biến từ nửa cuối năm 2011,
giai đoạn 2012-2013 chứng kiến sự ổn định của tỷ giá, cả trên thị trường chính thức và
thị trường tự do. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828
VND/USD trong suốt một thời gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh
nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng 6/2013. Năm 2014 được xem là năm khá ổn
định của cặp tỷ giá VND/USD. Dẫu vậy, trong năm tỷ giá VND/USD vẫn có 2 đợt “tăng
nóng” bất thường. Đợt “sóng” đầu tiên diễn ra vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đầu
tháng 6, sau khi liên tục duy trì sự ổn định trong suốt quý I cũng như tháng 4, thị trường
ngoại hối có dấu hiệu nóng lên và đã có những biến động khá mạnh. Đến chiều 18/6,
Ngân hàng Nhà nước đã công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
Việt Nam và USD áp dụng từ ngày 19/6 từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246
VND/USD, tương đương tăng 1%. Đợt tăng tiếp theo vào ngày 18/11, khi tỷ giá
VND/USD biến động mạnh, có thời điểm đạt mức 21.420 đồng/1 USD. Mức tăng tới
50 VND chỉ trong vòng 1 giờ đầu ngày - gây bất ngờ vì mức tăng quá đặc biệt, vì sự
mạnh bạo đó thường chỉ có ở những thời điểm xáo trộn từ 2011 trở về trước. Năm 2015,
NHNN tiếp tục đặt chỉ tiêu không để đồng VND mất giá quá 2% so với USD, nhưng
thực tế tỷ giá năm 2015 khá biến động. Theo báo cáo của Cục Quản lý Giá – Bộ Tài
Chính, trong năm 2015, NHNN đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng
04 lần, đồng thời 02 lần thực hiện tăng biên độ tỷ giá của các NHTM so với tỷ giá bình
quân liên ngân hàng. Sở dĩ, trong năm 2015 khi nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục
hồi nhưng đi kèm với đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và tình hình thế giới
diễn biến bất lợi đối với việc ổn định tỷ giá của Việt Nam như: Đồng Euro tiếp tục mất
giá so với USD, kinh tế Mỹ có đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trong khi đó Trung
Quốc có những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng trầm trọng và NHTW Trung Quốc thay
đổi chính sách tỷ giá từ cố định sang thả nổi có kiểm soát dẫn đến đồng nhân dân tệ bị
mất giá… Cụ thể, đầu năm 2015 mức tỷ giá bắt đầu ở 21.246 VND/USD nhưng cuối

năm đã tăng lên 22.517 VND/USD, tương đương mức tăng gần 6%.


17

3.1.2.3.

Giá dầu

Biến cuối cùng được đưa vào bài nghiên cứu là giá dầu. Giá dầu được đại diện bởi giá
dầu thả nổi tại Việt Nam, được tính toán theo giá dầu giao ngay tại Dubai và Brent với
trọng số tương ứng là 70% và 30% và được thể hiện qua biến OIL. Giá dầu được lấy từ
trang web Investing và thể hiện dưới dạng USD/thùng. Nhóm dầu Brent, gồm 15 mỏ, là
loại dầu thô được khai thác từ hệ thống mỏ Brent và Ninian nằm trong trũng lòng chảo
Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ ở châu Âu, châu Phi cũng được đánh giá theo giá
dầu của nhóm này và tạo thành chuẩn Benchmark. Dầu Dubai trên cơ sở dầu chua, dầu
thô này được sử dụng làm dầu chuẩn để hình thành nên mức giá cho các loại dầu thô
Trung Đông xuất sang châu Á. Giá dầu được tính theo công thức:
𝐺𝑖á 𝑑ầ𝑢 = 𝐺𝑖á 𝑑ầ𝑢 𝐷𝑢𝑏𝑎𝑖 𝑥 (

𝑔𝑖á 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡 + 𝑔𝑖á 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎấ𝑡
) 𝑥70%
2

+ 𝐺𝑖á 𝑑ầ𝑢 𝐵𝑟𝑒𝑛𝑡 𝑥 (

𝑔𝑖á 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡 + 𝑔𝑖á 𝑡ℎấ𝑝 𝑛ℎấ𝑡
) 𝑥 30%.
2


Giá dầu thế giới năm 2007 không những vượt ngưỡng 80 USD/thùng, mà còn liên tiếp
phá vỡ kỷ lục do chính nó tạo ra. Giá dầu tăng vọt từ tháng 7/2007 đến tháng 6 năm
2008 (từ mức 70 USD/thùng nửa đầu năm 2007 lên trên 100USD/thùng và đạt mức 145
USD/thùng vào tháng 6 năm 2008). Đến nửa cuối năm 2008 nền kinh tế thế giới khủng
hoảng nghiêm trọng. Sản xuất bị ngưng trệ, thất nghiệp tăng cao, nhu cầu sản xuất sụt
giảm, kéo giá dầu tụt dốc đến dưới 34USD/ thùng. Tương tự, hoạt động đầu cơ cũng là
tác nhân chính dẫn tới việc tuột dốc thảm hại của giá dầu vào cuối năm 2008, xuống
mức 40USD/thùng. Đầu năm 2009, hầu hết các nước lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản
đã tung các gói cứu trợ lớn. Điều này tiềm ẩn lớn nguy cơ lạm phát quay trở lại. Đồng
USD có xu hướng yếu đi khiến giá dầu mỏ có xu hướng tăng trở lại trong năm 2009.
Giá dầu Brent vào tháng 11/2009 tăng 1,04 USD lên 72,4 USD/thùng. Bất ổn ở khu vực
Trung Đông và Bắc Phi vào năm 2011 gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, đẩy giá
dầu giữ ở mức trên 100 USD/thùng. Giá dầu mỏ tăng cao đã tác động tiêu cực tới thị
trường chứng khoán và giao thông vận tải. Năm 2010, tiếp tục xu hướng này, cộng thêm
sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ đã giúp dầu thô tăng tốc và chốt giá ở mức 94,75
USD/thùng đối giá dầu thô Brent và 93,55 USD/thùng đối với giá dầu Dubai. Năm 2011
là một năm đầy biến động với giá dầu. Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2011, giá dầu


18

thô giảm sau báo cáo lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đi xuống, làm tăng nỗi lo nhu
cầu của nước tiêu thụ dầu thô nhiều thứ hai thế giới sẽ giảm. Trong năm, giá dầu ghi
nhận mức cao nhất trong 3 năm gần đây tại 114,83 USD/thùng hồi tháng 5, sau khi các
cuộc nổi dậy ở Tunisia gây ra làn sóng biểu tình rộng khắp Trung Đông và Bắc Phi. Các
cuộc đụng độ giữa lực lượng nổi dậy và lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo
Muammar Qaddafi đã làm giảm 1,5 triệu thùng dầu/ngày xuất đi từ Lybia. Tuy nhiên
giá dầu có lúc đã chạm đáy 75 USD/thùng, trong những tháng cuối năm. Nhưng nhìn
chung cả năm, giá dầu vẫn tăng 8,2% và chốt năm tại 98,83 USD/thùng. Diễn biến giá
dầu tiếp tục ghi nhận nhiều biến động trong năm 2012, nửa đầu năm do lo ngại nguồn

cung thế giới bị thiếu hụt, nên dẫn đến hiện tượng đầu cơ đẩy giá dầu tăng cao. Sau đó
giá dầu giảm do tình hình phát triển kém của các nước tiêu thụ dầu thô nhiều nhất thế
giới như Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể là Giá dầu Brent đạt đỉnh 128,14 USD/thùng, giá
dầu Dubai là 108,55USD/thùng hôm 13/3 và sau đó cũng giảm xuống mức đáy 88,69
USD/thùng đối với giá dầu Brent và giá dầu Dubai là 78,65 vào ngày 25/6. Giá dầu
Brent trên sàn ICE Futures tại London kết thúc năm tại mức 110,80 USD/thùng, giảm
31 cent, tức 0,28% so với cuối năm 2012. Thị trường dầu mỏ Châu Âu tương đối cân
bằng trong năm 2013 khi nguồn cung từ Trung Đông và Bắc Phi bị gián đoạn do bất ổn
chính trị tại khu vực này được bù đắp bằng việc sản lượng tại Mỹ tăng mạnh.Trong khi
đó, thị trường dầu mỏ của Mỹ lại hoạt động tốt hơn khi giới đầu tư kỳ vọng vào khả
năng sức cầu cải thiện. Mức giá cao nhất của dầu Brent trong năm 2013 được ghi nhận
vào ngày 8/2 tại 119,15 USD/thùng, trong khi giá thấp nhất ghi nhận vào ngày 18/4 tại
99,82 USD. Dầu Dubai cũng ghi nhận được những chuyển biến tích cực tương tự với
giá cao nhất đạt 110,68 USD/thùng vào ngày 28/8 và giá thấp nhất được ghi nhận vào
ngày 18/04 tại 87,06 USD/thùng. Nửa đầu năm 2014 giá dầu Brent tăng 2,7% trong
tháng 6, và 4,3% trong quý II và 1,4% trong nửa đầu năm 2014, và có giá 112,36
USD/thùng. Giá dầu tăng chủ yếu bởi lo ngại bất ổn tại Iraq sẽ ảnh hưởng đến cung dầu
của thế giới. Tuy nhiên đà giảm giá dầu thô bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 năm 2014, trung
bình giá dầu giảm 57% kể từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2014. Năm 2015 là năm mà giá
dầu lại tiếp tục lao dốc, có thời điểm giá dầu chỉ còn 35 USD/thùng. Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu lại đang có sự
bất đồng nội bộ và các nước của tổ chức này sẽ đơn phương theo đuổi chính sách duy
trì nguồn cung không có mức trần bất chấp việc giá dầu ngày càng xuống thấp. Năm


19

2015, Ả Rập Saudi – nhà sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC – cùng với Iraq đã khai thác
một lượng dầu ở mức kỷ lục với quan điểm là giữ sản lượng để bảo vệ thị phần và phục
vụ các mục đích chính trị đối ngoại hiện nay ở Trung Đông, trong đó có thể kể đến việc

muốn kiềm chế Nga và Iran. Do đó, trong năm 2015 thị trường không còn hy vọng phục
hồi giá dầu trong ngắn hạn và tác động mạnh tới xu hướng giảm của giá cả hàng hóa nói
chung trong tương lai.
Hình 1: Giá vàng trong 9 năm từ 2007-2015

GOLD
2000.00
1800.00
1600.00
1400.00
1200.00
1000.00
800.00
600.00
400.00
200.00
0.00

(Hình được vẽ từ dữ liệu của tác giả bằng Excel)

Hình 2: Tỷ giá trong 9 năm từ 2007-2015


×