Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Kế hoạch hay giáo án tuần chủ đề bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.89 KB, 19 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN.
CHỦ ĐỀ CHÍNH: BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?
Tuần thứ 05: Từ ngày 28/9 Đến ngày 04/10/2016
Thứ
Thứ
Thứ
Thứ
Thứ
Thứ
Thời điểm
2
3
4
5
6
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện cùng trẻ, và phụ hyunh
TRẺCHƠI
- Chơi với các đồ chơi trong lớp, ngoài sân
T.D B.SÁNG
- Thể dục buổi sáng
KPKH
THỂ DỤC
ÂM
TOÁN
V. HỌC
- Bé là
- Bật tách chân
NHẠC - Nhận
- Truyện :


HOẠT
ai?.
khép chân
- Dạy
biết cao
Bé Minh
ĐỘNG HỌC
TẠO HÌNH
hát:
hơn, thấp Quân
- Nặn đồ chơi bé Mừng
hơn.
dũng cảm
thích.
sinh nhật
- Trò
- Chơi: Bật tách
- Hát
- Chơi:
- Tập kể
chuyện
chân khép chân.
Mừng
Về bên
chuyện:
HOẠT
Bé là ai?
sinh nhật. cao hơn, Bé ...cảmĐỘNG
thấp hơn.
NGOÀI

- Trò chơi - Trò chơi: Đuổi
- Trò
- Trò
- Tròchơi:
TRỜI
Nhặt lá
bóng
chơi: -Về chơi: Lộn Tìm bạn
vàng rơi
đúng nhà cầu vồng. thân
- Chơi tự do, cô quản lý
- Góc Phân vai: Chơi mẹ con
HOẠT
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
ĐỘNG GÓC - Góc học tập: Xem tranh ảnh về bản thân trẻ.
- Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, chơi ghép hình
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cây. Nhặt lá xung quanh trường
- Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
ĂN, NGỦ
- Dạy trẻ cách cầm muỗng xúc cơm.
CHƠI
- Trò chuyện cùng trẻ về Bé là ai?
HOẠT
- Làm quen bài mới: Câu chuyện Bé Minh Quân dũng cảm
ĐỘNG
- Trẻ hát cùng cô bài: Mừng sinh nhật
THEO Ý
- Cho trẻ chơi TC dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
THÍCH
- Chơi tự do

- Dọn dẹp đồ chơi, nêu gương
TRẢ TRẺ - Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY CỦA TRẺ
Thứ 2 ngày 28 tháng 09 năm 2016
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?
A. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ và các bài hát về
chủ đề.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
B. THỂ DỤC BUỐI SÁNG: Tập với bài: Mời bạn ăn.
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao hạ xuống 2 lần 4 nhịp.
- Bụng: Hai tay đưa lên cao, gập người xuống sao cho hai muỗi bàn tay
chạm muỗi bàn chân, thực hiện 2 lần 4 nhịp.
- Chân: Nhậm chân tại chỗ.
- Bật: Bật tiến về trước.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Trò chuyện Bé là ai?
- Trò chơi: Nhặt lá vàng rơi.
- Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: BÉ LÀ AI ?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết nêu tên tuổi (ngày sinh nhật) giới tính, sở thích về ăn mặc,hoạt
động yêu thích của trẻ, trẻ biết được sự khác nhau của mình và bạn qua đặc
điểm bên ngoài.
2. Kỹ năng:

Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, khả năng so sánh cho trẻ.
3. Thái độ:
Yêu mến bạn, tôn trọng khả năng bản thân, hứng thú vui vẻ khi đến ngày
sinh nhật
II. Chuẩn bị:
- Slide điện tử.
- 4 vòng thể dục.
- Bánh sinh nhật bằng xốp.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1:
- Cô cho lớp hát bài “Bạn có biết tên tôi".
- Con vừa hát bài gì?


- Bài hát nói về điều gì?
+ Cô nói: Lớp mình có rất nhiều bạn trai, bạn gái , các bạn đều ngoan và dễ
thương. Thế các con có biết tên , tuổi và sở thích của từng bạn không?.
- Cô cháu mình cùng giới thiệu, trò chuyện về bản thân mình các con nhé.
2. Hoạt động 2:
a. Tìm hiểu về bản thân trẻ:
- Cô cho trẻ tự giới thiệu về tên tuổi, giới tính, sở thích về ăn mặc...hoạt
động yêu thích của từng trẻ.
- Cô gợi hỏi 1 số trẻ chưa tự giới thiệu về mình được:
+ Tên con là gì ?
+ Năm nay con mấy tuổi rồi ?
+ Con là bé trai hay bé gái ?
+ Vì sao con biết con là bé trai ?
+ Con thích ăn uống món gì nhất ?
- Cô tóm ý trẻ, giáo dục dinh dưỡng.
+ Con thích mặc áo, quần màu gì ? kiểu gì ?.

+ Con thích hoạt động gì nhất ?
+ Con có nhớ ngày sinh nhật của con không ?
- Cô mời 2 cháu (1 trai, 1 gái) lên hát múa về tình bạn và hỏi :
+ Con có nhận xét gì về 2 bạn này ?.
+ Cô gợi hỏi để trẻ nêu được sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.
- Giáo dục về tình bạn với trẻ.
b. Trò chơi luyện tập:
+ TC 1: “Tôi là ai ?”
- Cách chơi : Lớp chia thành 2 hàng dọc, lần lượt từng trẻ bậc qua vòng lên
trên tự giới thiệu về mình rồi tạo dáng theo ý thích. Thực hiện xong về cuối
hàng, cứ thế chơi hết số trẻ.
- Luật chơi : Trẻ nào tự giới thiệu về mình và tạo dáng được sẽ được lớp
tuyên dương.
- Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét khen trẻ.
+ TC 2: Mừng sinh nhật.
- Cách chơi: giới thiệu hôm nay là sinh nhật của những bạn nào đó. Trẻ
ngồi thành 3 nhóm làm bánh sinh nhật, kẹo quả..để chuẩn bị cho tiệc sinh
nhật của bạn, làm xong trưng bày lên bàn rồi trẻ đứng quanh bàn hát bài
hát : Mừng sinh nhật.
- Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét trò chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
Đ. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc Phân vai: Chơi mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về bản thân trẻ.


- Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, chơi ghép hình
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cây. Nhặt lá xung quanh trường
+ ĂN, NGỦ:

- Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ cách cầm muỗng xúc cơm.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Trò chuyện cùng trẻ về Bé là ai?
- Làm quen bài mới: Câu chuyện Bé Minh Quân dũng cảm
- Trẻ hát cùng cô bài: Mừng sinh nhật
- Cho trẻ chơi TC dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do
+ TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi, nêu gương
- Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
G. Đánh giá cuối ngày:...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.........................................................................................................................


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY CỦA TRẺ
Thứ 3 ngày 29 tháng 09 năm 2016
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?
A. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ và các bài hát về
chủ đề.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
B. THỂ DỤC BUỔI SÁNG: KHÔNG TẬP
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Chơi: Bật tách chân khép chân.
- Trò chơi: Đuổi bóng
- Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG HỌC:

TÊN HOẠT ĐỘNG 1: THỂ DỤC
ĐỀ TÀI: BẬT TÁCH CHÂN KHÉP CHÂN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết bật tách chân, khép chân.
- 4 tuổi: Trẻ biết bật tách chân, khép chân đúng hướng dẫn của cô.
2. Kỹ năng:
- 3 tuổi: Rèn kỹ năng nhún bật.
- 4 tuổi: Rèn kỹ năng nhún bật, hai chân chạm đất nhẹ nhàng.
3. Thái độ: Trẻ tích cực tập luyện, có ý thức tập thể, biết tuân thủ kỷ luật.
II. Chuẩn bị:
- Sàn tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho cô và trẻ.
- Mũ cáo, mũ thỏ.
- Khoanh vùng ở một góc lớp làm chuồng thỏ cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động: Đội hình vòng tròn.
- Cô dẫn đầu cho trẻ đi các kiểu chân: Đi bằng mũi chân, gót chân, đi bình
thường, chạy nhanh, chạy chậm.
2.Trọng động:
a. Bài tập PTC: Đội hình 3 hàng ngang dãn cách đều..
- Tay vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao, sang ngang, hạ xuống
( 2 lần 4 nhịp).
- Bụng: Quay người sang 2 bên 90độ
- Chân: Dậm chân tại chỗ.
- Bật: Bật tại chỗ.
- Động tác hỗ trợ: Cho trẻ làm những chú ếch nhảy qua vũng nước.


b. Vận động cơ bản: Đội hình 2 hàng ngang.
- Cô thông báo nhiệm vụ giờ học: Bật tách chân, khép chân.

- Cô thực hiện lần 1 (Trẻ quan sát).
- Cô thực hiện lần 2 kết hợp hướng dẫn:
+ TTCB: Hai tay chống hông mắt nhìn trước
+ TH: Khi nghe hiệu lệnh của cô con bật liên tục tách chân khép chân vào
ô cô đã chuẩn bị sẵn, con chạm đất nhẹ nhàng bằng bàn chân ,bật xong con
về cuối hàng đứng.
- Cô gọi 2 trẻ khá lên bật .
* Trẻ thực hiện:
- Cô gọi lần lượt 2 trẻ ở hai hàng ngang ra thực hiện một lượt. Trong quá
trình trẻ thực hiện cô bao quát lớp, sữa sai và tuyên dương trẻ kịp thời.
- Cho hai đội thi đua nhau bật.
c. Trò chơi vận động: Cáo ơi ngủ à.
- Cách chơi: Một bạn làm cáo ngồi ngủ ,những bạn còn lại làm những chú
thỏ đi kiếm ăn vừa đi vừa nói cáo ơi ngủ à ,khi nghe “Dậy đi cáo ơi” thì
chú cáo dậy bắt những bạn nào chạy không kịp vào chuồng.
- Luật chơi: Cáo chỉ được bắt những con thỏ ở ngoài chuồng, bắt bằng cách
chạm vào người thỏ nhẹ nhàng là được, thỏ nào bị cáo bắt thì bị phạt nhảy
lò cò.
chuồng
-Tổ chức cho lớp chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi cô đổi trẻ làm cáo, nhận
xét khen trẻ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở nhẹ.
TÊN HOẠT ĐỘNG 2: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: NẶN ĐỒ CHƠI BÉ THÍCH
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết sử dụng đất nặn tạo thành một số sản phẩm (mắt kính, quả bóng,
giỏ, hoa...) cân đối để làm quà tặng bạn.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng sử dụng đất nặn: Vo tròn, lăn dọc, ấn bẹt, làm lõm, uốn cong,

vuốt nhẵn..., đặt tên cho sản phẩm của mình.
3. Thái độ:
- Tích cực tạo sản phẩm.
- Yêu quý bản thân, bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ chơi bản thân: Cái giỏ, mắt kính, quả bóng, hoa, quả...
- Mẫu nặn: 1 cái giỏ, 1 quả bóng...
- Đất nặn, bảng con, hột hạt. khen tay.


- Bàn bày sản phẩm.
III. Tổ chức hoạt động :
1. Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ đọc thơ "Món quà tặng cô".
- Bài thơ kể về điều gì? (Kể việc một bạn nhỏ đã tặng hoa cho cô).
Cô cũng có một món quà tặng cho các con. (Cô bê rổ đồ chơi đặt xuống,
mở khăn che).
2. Hoạt động 2:
a. Xem tranh nghệ thuật:
- Trẻ ngồi xuống xem quà.
- Cô hỏi tên từng thứ đồ chơi.
- Trẻ lần lượt gọi tên các loại đồ chơi của trẻ.
- Cô hỏi: Các con có nhận xét gì về những thứ đồ chơi này?.
- Một số cháu lần lượt nhận xét theo ý trẻ.
Các bạn mẫu giáo nhỡ năm trước có nặn một số loại đồ dùng cho người
thân, các con xem nhé! (Cô bê khay đựng 2 mẫu ra, mở khăn che).
b. Xem mẫu nặn của cô:
- Đây là cái gì? (Chỉ vào cái giỏ).
- Cái giỏ có hình dạng thế nào? (Giỏ tròn, có đế, có hai quai xách)
- Nặn cái giỏ thế nào? (Lăn tròn, làm lõm, nặn đế và quai dính vào).

- Còn đây là cái gì? (Đôi kính).
- Đôi kính có những bộ phận gì ?
- Đôi kính nặn thế nào? (Hai mắt kính lăn tròn, ấn bẹt, nặn hai gọng dính
vào.)
- Con có thích nặn quà tặng bạn không?
- Cô gợi hỏi trẻ một số câu hỏi:
+ Con dự định nặn cái gì?
+ Nặn nó như thế nào?
- Mỗi con có một ý tưởng riêng, cô mong các con sẽ nặn được những món
quà đẹp để tặng bạn của mình. Nào, cô mời các con cùng nặn.
* Trẻ thực hiện:
- Cô bao quát lớp, động viên trẻ hoàn thành sản phẩm có sáng tạo.
- Cô cùng trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn.
- Cô cho trẻ tập thể dục chống mỏi với bài đồng dao: "Kéo cưa lừa xẻ"
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô khen chung cả lớp.
- Cô gợi hỏi một số trẻ:
+ Con thích sản phẩm nào?
+ Vì sao con thích sản phẩm đó?
- Cô tóm ý trẻ.
Cô chọn và nhận xét vài sản phẩm, động viên những sản phẩm còn yếu.
- Cho trẻ mang quà của mình tặng bạn thân của trẻ trong lớp.


- Giáo dục: Yêu thương những người thân, bạn bè.
3. Hoạt động 3:
Cho lớp hát bài: kết bạn và chuyển hoạt động
Đ. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc Phân vai: Chơi mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé

- Góc học tập: Xem tranh ảnh về bản thân trẻ.
- Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, chơi ghép hình
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cây. Nhặt lá xung quanh trường
+ ĂN, NGỦ:
- Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ cách cầm muỗng xúc cơm.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Trò chuyện cùng trẻ về Bé là ai?
- Làm quen bài mới: Câu chuyện Bé Minh Quân dũng cảm
- Trẻ hát cùng cô bài: Mừng sinh nhật
- Cho trẻ chơi TC dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do
+ TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi, nêu gương
- Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
G. Đánh giá cuối ngày:...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.........................................................................................................................


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY CỦA TRẺ
Thứ 4 ngày 30 tháng 09 năm 2016
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?
A. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ và các bài hát về
chủ đề.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
B. THỂ DỤC BUỐI SÁNG: Tập với bài: Mời bạn ăn.
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao hạ xuống 2 lần 4 nhịp.

- Bụng: Hai tay đưa lên cao, gập người xuống sao cho hai muỗi bàn tay
chạm muỗi bàn chân, thực hiện 2 lần 4 nhịp.
- Chân: Nhậm chân tại chỗ.
- Bật: Bật tiến về trước.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Hát: Mừng sinh nhật.
- Trò chơi: Về đúng nhà.
- Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT: MỪNG SINH NHẬT.
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức:
Trẻ biết tên bài hát, hiêu nội dung bài hát, hát rõ lời, đùng giai điệu, đúng
nhạc, biết thể hiện sắc thái khi hát, thích chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện tai nghe âm nhạc và trí nhớ âm nhạc, hát đúng nhạc và kỷ năng
thể hiện nét mặc, sắc thái khi hát.
3. Thái độ: Trẻ đi học phải ngoan, hào hứng khi đến ngày sinh nhật, yêu
trường, yêu lớp học của mình.
II. Chuẩn bị:
- Một số slide điện tử.
- Cô hát tốt bài: Mừng sinh nhật, chuẩn bị trò chơi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1:
- Cho trẻ chơi trò chơi : Bé vui xinh.


- Em bé đã lớn rồi và em bé rất ngoan, mỗi em bé thì có một ngày sinh nhật
riêng. Có một bài hát chúc mừng sinh nhật em bé khi đến ngày sinh nhật rất

hay, cô hát cho các con nghe nhé.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe một lần.
- Cô giải thích nội dung bài hát: Bài hát chúc mừng ngày sinh nhật của các
con, các con được sinh ra trong tình yêu thương và hy vọng của bố mẹ...
- Cô hát lại lần 2 cho trẻ nghe.
2. Hoạt động 2:
a. Dạy hát:
- Dạy cho trẻ hát theo cô từng câu đến hết bài, số lần tuỳ theo tình hình của
lớp.
- Dạy trẻ hát theo cô cả bài 3-4 lần.
- Dạy từng tổ, nhóm hát.
- Mời cá nhân hát.
b. Nghe hát: Cò lả.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần1: Thể hiện tình cảm
- Tóm tắt nội dung bài hát.
- Cô múa cho trẻ xem, mời một số trẻ múa cùng.
c.Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
- Cách chơi: Gọi 1 cháu A ra ngoài hoặc lên bảng đội mũ chóp kín.
Cô gọi 1 cháu B đi dấu đồ vật (búp bê, gấu bông) sau lưng 1 bạn trong lớp.
Khi cả lớp hát bạn A bắt đầu đi tìm đồ vật, khi bạn A đến gần đồ vật thì lớp
hát to lên, khi bạn ra xa đồ vật thì lớp hát nhỏ dần lại.
- Luật chơi: Nếu lớp hát xong một bài hát mà bạn A tìm được đồ vật thì
được lớp tuyên dương, nếu không tìm được đồ vật thì bị phạt nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần → Trẻ chơi 3-4 lần.
- Nhận xét khen trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Giáo dục trẻ yêu quý ngày sinh nhật của mình, yêu quý người sinh ra
mình...

- Cho trẻ hát lại bài: Mừng sinh nhật và chuyển hoạt động.
Đ. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc Phân vai: Chơi mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về bản thân trẻ.
- Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, chơi ghép hình
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cây. Nhặt lá xung quanh trường
+ ĂN, NGỦ:
- Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.


- Dạy trẻ cách cầm muỗng xúc cơm.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Trò chuyện cùng trẻ về Bé là ai?
- Làm quen bài mới: Câu chuyện Bé Minh Quân dũng cảm
- Trẻ hát cùng cô bài: Mừng sinh nhật
- Cho trẻ chơi TC dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do
+ TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi, nêu gương
- Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
G. Đánh giá cuối ngày:...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.........................................................................................................................


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY CỦA TRẺ
Thứ 5 ngày 01 tháng 10 năm 2016
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?

A. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ và các bài hát về
chủ đề.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
B. THỂ DỤC BUỐI SÁNG: Tập với bài: Mời bạn ăn.
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao hạ xuống 2 lần 4 nhịp.
- Bụng: Hai tay đưa lên cao, gập người xuống sao cho hai muỗi bàn tay
chạm muỗi bàn chân, thực hiện 2 lần 4 nhịp.
- Chân: Nhậm chân tại chỗ.
- Bật: Bật tiến về trước.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Chơi: Về bên cao hơn, thấp hơn.
- Trò chơi: Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT CAO HƠN THẤP HƠN.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ phân biệt, so sánh được chiều cao của hai đối tượng, gọi tên: Cao hơn,
thấp hơn.
2. Kỹ năng:
Rèn khả năng so sánh, phân biệt, ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ:
Giao dục trẻ biết yêu quý bản thân, yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Hai búp bê ( một cao, một thấp)
- Bút, tranh cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1:

- Cả lớp chơi trò chơi” Ồ sao bé không lắc”.
- Trò chuyện: Em bé trong trò chơi đáng yêu phải không? Và các bạn lớp
chúng mình cũng vậy .
2. Hoạt động 2:


a. Dạy trẻ phân biệt cao hơn thấp hơn:
- Gọi hai trẻ lên trước lớp.
- Cô cho trẻ nhận xét về chiều cao của hai bạn.
- Cô thực hành giúp lớp, dùng tay vạch chiều cao của bạn thấp sang bạn
cao rồi nêu kết quả của hai bạn.
- Cô tóm ý: Một bạn cao hơn, một bạn thấp hơn.
- Hỏi: Bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn?
- Con có biết nhờ đâu mà có bạn cao như vậy không?.
Cô tóm ý: Nhờ bạn ăn uống đầy đủ chất, siêng tắm gội, tập thể dục thường
xuyên…
- Cho trẻ gọi tên: Cao hơn, thấp hơn.
- Mời 1 bạn tặng búp bê cao hon cho bạn cao hơn, 1 bạn tặng búp bê thấp
hơn cho bạn thấp hơn.
- Yêu cầu hai trẻ để 2 búp bê này cạnh nhau và cô cho trẻ so sánh chiều cao
của hai búp bê này.
- Cho trẻ so sánh chiều cao của hai đồ chơi trong lớp.
- Cho trẻ gọi tên lại: Cao hơn, thấp hơn.
b. Trò chơi luyện tập:
+ Trò chơi 1: Tìm bạn
- Cách chơi: Cả lớp hát cùng cô một bài hát thuộc chủ đề, đến khi cô yêu
cầu tìm bạn tìm bạn thì trẻ sẽ tìm bạn theo yêu cầu của cô: tìm 2 bạn có
chiều cao cao hơn thấp hơn thành một cặp...
- Luật chơi: Trẻ nào không tìm được bạn hoặc tìm sai sẽ phạt nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét , tuyên dương.

+ Trò chơi 2: Ai thông minh:
- Cách chơi: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một bức tranh vẽ bạn cao
hơn thấp hơn, các loại đồ chơi có kích thước không bằng nhau. Yêu cầu trẻ
bật qua 1 cái vòng và chạy lên nối bạn cao hơn với bạn thấp hơn, đồ chơi
cao hơn với đồ chơi thấp hơn...
- Luật chơi: Đội nào nối đúng, được nhiều cặp thì đội đó thằng.
- Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Cho lớp hát bài “Mời bạn ăn”, chuyển hoạt động.
Đ. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc Phân vai: Chơi mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về bản thân trẻ.
- Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, chơi ghép hình
- Góc thiên nhiên: Tưới nước cây. Nhặt lá xung quanh trường
+ ĂN, NGỦ:
- Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ cách cầm muỗng xúc cơm.


E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Trò chuyện cùng trẻ về Bé là ai?
- Làm quen bài mới: Câu chuyện Bé Minh Quân dũng cảm
- Trẻ hát cùng cô bài: Mừng sinh nhật
- Cho trẻ chơi TC dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do
+ TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi, nêu gương
- Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
G. Đánh giá cuối ngày:...............................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.........................................................................................................................


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY CỦA TRẺ
Thứ 6 ngày 02 tháng 10 năm 2016
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?
A. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ và các bài hát về
chủ đề.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
B. THỂ DỤC BUỐI SÁNG: Tập với bài: Mời bạn ăn.
- Tay vai: Hai tay đưa lên cao hạ xuống 2 lần 4 nhịp.
- Bụng: Hai tay đưa lên cao, gập người xuống sao cho hai muỗi bàn tay
chạm muỗi bàn chân, thực hiện 2 lần 4 nhịp.
- Chân: Nhậm chân tại chỗ.
- Bật: Bật tiến về trước.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Tập kể chuyện: Cậu bé Minh Quân dũng cảm.
- Trò chơi:Tìm bạn thân
- Chơi tự do.
D. HOẠT ĐỘNG HỌC:
TÊN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC.
ĐỀ TÀI: TRUYỆN: BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
+ 3 tuổi: Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và trả lời câu
hỏi của cô bằng những câu đơn giản.
+ 4 tuổi: Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đàm thoại, kể lại chuyện theo
cô, hiểu một số từ khó.

2. Kỹ năng:
+ 3 tuổi: Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ, trả lời câu hỏi.
+ 4 tuổi: Rèn kỹ năng chú ý, đàm thoại, ghi nhớ, khả năng hiểu người khác
nói.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết trung thực, không nói dối...
II. Chuẩn bị:
- Cô kể tốt câu chuyện: Bé Minh Quân dũng cảm.
- Đoạn video minh hoạ nội dung câu chuyện.
- Tranh cho trẻ chơi trò chơi.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1:


- Cho trẻ chơi trò chơi: Em bé..
- Trong trò chơi em bé thật là đáng yêu phải không?
- Có một câu chuyện nói về cậu bé tên là Minh Quân rất dũng cảm, biết
nhận lỗi của mình khi cậu làm sai đấy các con, vậy cậu đã làm sai việc gì,
các con hãy lắng nghe cô kể câu chuện: Bé Minh Quân dũng cảm sẽ rõ nhé.
2. Hoạt động 2:
a. Cô kể chuyện cho trẻ nghe:
- Cô kể chuyện lần 1 cho trẻ nghe.
- Giải thích nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về bé Minh Quân vì mãi
vui chơi mà đã làm bể lọ hoa, sợ bố mắng Minh Quân đã nói là chú Mèo
Vàng làm bể, Mèo Vàng bị bố phạt xích lại, không cho ăn cá, thấy Mèo
Vàng vô tội mà bị bố phạt Minh Quân thương Mèo Vàng lắm nên quyết
định chạy đi tìm bố để nói hết sự thật và xin bố tha lỗi.
- Cô kể chuyện có tranh minhh hoạ cho trẻ nghe, kể trích dấn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến câu “ Minh quân làm bể lọ hoa”: Minh Quân và Mèo
Vàng vui chơi, mãi vui chơi nên MQ làm bể lọ hoa.
- Từ khó: Mãi nô đùa.

+ Đoạn 2: Câu tiếp theo đến câu “ Mèo Vàng bị bố xích lại, không cho ăn
cá”: MQ sợ bố mắng nên đã đổ tội cho mèo Vàng, mèo Vàng bị bố phạt.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Minh Quân thấy méo Vàng vô tội mà bị phạt nên
cậu quyết định đi nhận lỗi với bố và xin bố tha lỗi.
- Từ khó: Trung thực và dũng cảm.
- Cho trẻ nghe và xem câu chuyện qua đoạn video.
b. Đàm thoại:
- Câu chuyện có tên là gì? Của tác giả nào?.
- Trong câu chuyện có những nhân vật gì ?
- Ai làm bể lọ hoa ?
- Khi bố về đến nhà MQ có nhận lỗi của mình không ?
- Khi thấy MV bị bố phạt thì MQ đã làm gì ?
- Con thấy bé Minh Quân có ngoan không ? Vì sao ?.
+ Cô giáo dục trẻ : Khi làm sai phải biết nhận lỗi, không được đỗ lỗi cho
người khác, như vậy mới ngoan, được mọi người yêu quý.
c. Tập cho trẻ kể chuyện: Cô tập cho cả lớp kể chuyện theo cô.
d. Trò chơi: Ghép tranh theo nội dung câu chuyện.
- Cách chơi : Cô có nhiều bức tranh minh hoạ nội dung của câu chuyện,
chia lớp thành 2 đội bật qua 1 vòng và chạy lên chọn tranh dán lên bảng
theo đúng trình tự nội dung câu chuyện theo hàng ngang.
- Luật chơi : Đội nào dán đúng và nhanh thì đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ chơi, cô nhận xét trò chơi.
3. Hoạt động 3 : Cho trẻ hát và vận động bài: Bé Bình và nghĩ.


Đ. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc Phân vai: Chơi mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về bản thân trẻ.
- Góc nghệ thuật: Nặn đồ chơi bé thích, chơi ghép hình

- Góc thiên nhiên: Tưới nước cây. Nhặt lá xung quanh trường
+ ĂN, NGỦ:
- Rèn kỹ năng rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ cách cầm muỗng xúc cơm.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Trò chuyện cùng trẻ về Bé là ai?
- Làm quen bài mới: Câu chuyện Bé Minh Quân dũng cảm
- Trẻ hát cùng cô bài: Mừng sinh nhật
- Cho trẻ chơi TC dân gian: “Dung dăng dung dẻ”
- Chơi tự do
+ TRẢ TRẺ:
- Dọn dẹp đồ chơi, nêu gương
- Vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
G. Đánh giá cuối ngày:...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.........................................................................................................................


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
Phiếu dùng cho giáo viên)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TÔI LÀ AI?
Tuần thứ 05: Từ ngày 28/9 Đến ngày 04/10/2015
CÁC NHẬN ĐỊNH
(TIÊU CHÍ
I/ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:

1- Phản ảnh nội dung chủ đề và bố trí các khu vực
hoạt động theo chủ đề.
2- ĐDĐC có được vệ sinh, an toàn và có tác dụng

kích thích trẻ hoạt động rèn luyện kỹ năng theo
chủ đề.
3- Sản phẩm của trẻ có được trưng bày và sử dụng
ở các góc không?
4- Có nơi cung cấp thông tin trao đổi tuyên truyền
với phụ huynh phù hợp chủ đề thực tế.
II/ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1- Sử dụng hợp lý về thời gian và các hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục trong lớp, ngoài trời như
thế nào?
2- Tiến hành các hoạt động theo chương trình
GDMN mới có trôi chảy, phù hợp với khả năng
trẻ, hướng tới mục tiêu chủ đề không?
3- Có khuyến khích trẻ sáng tạo dành thời gian
cho trẻ suy nghĩ, tựu lựa chọn, tự quyết định và
thực hiện không?
III/ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TRẺ:

1- Về tình trạng sức khỏe của trẻ?
2- Về cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ trong các
hoạt động.
3- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
4- Trẻ chủ động giao tiếp với cô và bạn.
VI/ CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý:

1- Các vấn đề, mục tiêu nào chưa phù hợp?
2- Kiến thức, kỹ năng nào cần lưu ý ở chủ đề tiếp
theo.
3- Cần thay đổi môi trường, phương tiện và cách

tổ chức hoạt động giáo dục như thế nào?
4- Lưu ý cá nhân nào? Về mặc nào? (Sức khỏe,
tình cảm, kiến thức, kỹ năng)
V/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH:




×