Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:2000 BẰNG PHẦN MỀM ARCGIS, THÍ ĐIỂM VỚI GÓI GIAO THÔNG KHU VỰC TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ

NGUYỄN THANH HOÀI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:2000
BẰNG PHẦN MỀM ARCGIS, THÍ ĐIỂM VỚI GÓI
GIAO THÔNG KHU VỰC TỈNH BẮC GIANG

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ

NGUYỄN THANH HOÀI

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ TỶ LỆ 1:2000
BẰNG PHẦN MỀM ARCGIS, THÍ ĐIỂM VỚI GÓI
GIAO THÔNG KHU VỰC TỈNH BẮC GIANG

Ngành

: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ

Mã ngành : D520503

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng
dẫn của tôi, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Hạnh, cô đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đồ án này. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng
như kinh nghiệm của cô là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh
nghiệm quý báu.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Trắc Địa - Bản Đồ, Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm tôi học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác, cô, chú, anh, chị làm việc tại Xí
nghiệp Tài nguyên và Môi trường đã tận tình giúp đỡ cũng như tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình làm đồ án.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Xí nghiệp Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thanh Hoài


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ............................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................7
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................3
1.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu nền địa lý...................................3
1.1.1 Cơ sở dữ liệu............................................................................................3
1.1.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý............................................................................4
1.2 Các phương pháp thu nhận dữ liệu nền địa lý..................................................7
1.3 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý...........................................................8
1.3.1 Khái niệm và chức năng...........................................................................8
1.3.2 Các thành phần cơ bản của GIS..............................................................10
1.3.3 Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS.....................................................................12
1.3.4 Ứng dụng của GIS..................................................................................14
1.4 Các quy định và văn bản pháp lý ở Việt Nam................................................14

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ
GÓI GIAO THÔNG........................................................................................17
2.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý..................................................17
2.1.1 Lựa chọn công nghệ...............................................................................17
2.1.2 Quá trình tổng quát xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS...........................18
2.1.3 Quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông
với tỷ lệ 1:2000...............................................................................................26
2.2 Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông và các chỉ tiêu......27
2.2.1 Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu giao thông.......................................27
2.2.2 Cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu giao thông.........................28
2.2.3 Chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng dữ liệu liệu nền địa lý gói giao thông tỷ lệ
1:2000.............................................................................................................33



2.2.4 Những nguyên tắc chung trong thu nhận dữ liệu nền địa lý gói giao
thông...............................................................................................................34

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA
LÝ GÓI GIAO THÔNG KHU VỰC TỈNH BẮC GIANG BẰNG PHẦN
MỀM ARCGIS................................................................................................37
3.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................37
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................37
3.1.2 Điều kiện tự nhiên..................................................................................39
3.1.3 Kinh tế....................................................................................................42
3.1.4 Hệ thống giao thông tỉnh Bắc Giang......................................................43
3.2 Tư liệu sử dụng..............................................................................................44
3.2.1 Sử dụng tư liệu ảnh LiDAR....................................................................44
3.2.2 Phần mềm ArcGIS trong xây dựng CSDL nền.......................................45
3.3 Các bước thực nghiệm chủ đề gói giao thông................................................47
3.5 Đánh giá........................................................................................................54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................55
1. Kết luận...........................................................................................................55
2. Kiến Nghị........................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ


BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSDLNĐL

Cơ sở dữ liệu nền địa lý

ERSI

Tập đoàn nghiên cứu và phát triển phần mềm GIS

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

TCĐC

Tổng cục địa chính

QCVN


Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ............................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................7
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................3
1.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu nền địa lý...................................3
1.1.1 Cơ sở dữ liệu............................................................................................3
1.1.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý............................................................................4
1.2 Các phương pháp thu nhận dữ liệu nền địa lý..................................................7
1.3 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý...........................................................8
1.3.1 Khái niệm và chức năng...........................................................................8
1.3.2 Các thành phần cơ bản của GIS..............................................................10
1.3.3 Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS.....................................................................12
1.3.4 Ứng dụng của GIS..................................................................................14
1.4 Các quy định và văn bản pháp lý ở Việt Nam................................................14

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ
GÓI GIAO THÔNG........................................................................................17
2.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý..................................................17
2.1.1 Lựa chọn công nghệ...............................................................................17
2.1.2 Quá trình tổng quát xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS...........................18
2.1.3 Quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông
với tỷ lệ 1:2000...............................................................................................26
2.2 Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông và các chỉ tiêu......27

2.2.1 Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu giao thông.......................................27
2.2.2 Cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu giao thông.........................28
2.2.3 Chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng dữ liệu liệu nền địa lý gói giao thông tỷ lệ
1:2000.............................................................................................................33


2.2.4 Những nguyên tắc chung trong thu nhận dữ liệu nền địa lý gói giao
thông...............................................................................................................34

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA
LÝ GÓI GIAO THÔNG KHU VỰC TỈNH BẮC GIANG BẰNG PHẦN
MỀM ARCGIS................................................................................................37
3.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................37
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................37
3.1.2 Điều kiện tự nhiên..................................................................................39
3.1.3 Kinh tế....................................................................................................42
3.1.4 Hệ thống giao thông tỉnh Bắc Giang......................................................43
3.2 Tư liệu sử dụng..............................................................................................44
3.2.1 Sử dụng tư liệu ảnh LiDAR....................................................................44
3.2.2 Phần mềm ArcGIS trong xây dựng CSDL nền.......................................45
3.3 Các bước thực nghiệm chủ đề gói giao thông................................................47
3.5 Đánh giá........................................................................................................54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................55
1. Kết luận...........................................................................................................55
2. Kiến Nghị........................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ............................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................7
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................3
1.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu nền địa lý...................................3
1.1.1 Cơ sở dữ liệu............................................................................................3
1.1.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý............................................................................4
1.2 Các phương pháp thu nhận dữ liệu nền địa lý..................................................7
1.3 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý...........................................................8
1.3.1 Khái niệm và chức năng...........................................................................8
1.3.2 Các thành phần cơ bản của GIS..............................................................10
1.3.3 Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS.....................................................................12
1.3.4 Ứng dụng của GIS..................................................................................14
1.4 Các quy định và văn bản pháp lý ở Việt Nam................................................14

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA LÝ
GÓI GIAO THÔNG........................................................................................17
2.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý..................................................17
2.1.1 Lựa chọn công nghệ...............................................................................17
2.1.2 Quá trình tổng quát xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS...........................18
2.1.3 Quy trình công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông
với tỷ lệ 1:2000...............................................................................................26
2.2 Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông và các chỉ tiêu......27
2.2.1 Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu giao thông.......................................27
2.2.2 Cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu giao thông.........................28
2.2.3 Chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng dữ liệu liệu nền địa lý gói giao thông tỷ lệ

1:2000.............................................................................................................33


2.2.4 Những nguyên tắc chung trong thu nhận dữ liệu nền địa lý gói giao
thông...............................................................................................................34

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN ĐỊA
LÝ GÓI GIAO THÔNG KHU VỰC TỈNH BẮC GIANG BẰNG PHẦN
MỀM ARCGIS................................................................................................37
3.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................37
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................37
3.1.2 Điều kiện tự nhiên..................................................................................39
3.1.3 Kinh tế....................................................................................................42
3.1.4 Hệ thống giao thông tỉnh Bắc Giang......................................................43
3.2 Tư liệu sử dụng..............................................................................................44
3.2.1 Sử dụng tư liệu ảnh LiDAR....................................................................44
3.2.2 Phần mềm ArcGIS trong xây dựng CSDL nền.......................................45
3.3 Các bước thực nghiệm chủ đề gói giao thông................................................47
3.5 Đánh giá........................................................................................................54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................55
1. Kết luận...........................................................................................................55
2. Kiến Nghị........................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ

thuật, công nghệ tin học đã không ngừng phát triển hội nhập và xu thế của thời đại.
Cũng từ đó công nghệ tin học đã xâm nhập và phát huy thế mạnh vào các lĩnh vực
đời sống.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống thu nhận, lưu trữ, phân tích,
quản lý, hiển thị và cập nhật dữ liệu gắn liền với vị trí không gian của đối tượng
trên Trái Đất. Chính vì vậy, GIS có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của nền kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tài nguyên, giao thông,...Cơ sở dữ
liệu (CSDL) là hợp phần trọng tâm trong hệ thống thông tin địa lý. CSDL của GIS
là hệ dữ liệu địa lý bao gồm hai loại chủ yếu: Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính gắn bó chặt chẽ với nhau một cách có quy luật. CSDL nền địa lý được xây
dựng nhằm đáp ứng vai trò cấp thiết từ thực tiễn là một hợp phần thiết yếu nhất, là
hệ thống “xương sống” trong các hệ thống thông tin địa lý.
Để đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng và áp dụng rộng rãi của công nghệ
thông tin và công nghệ GIS, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Việc xây dựng CSDL
nền địa lý gói giao thông để phục vụ cho việc giám sát mạng lưới giao thông và hơn
thế nữa phần mềm ArcGIS là tổ hợp các phần mềm cung cấp đầy đủ các chức năng
cần thiết của GIS. Tất cả các sản phẩm của ArcGIS đều có thể truy xuất tới dữ liệu
không gian dưới các dạng file và dạng CSDL. Chính vì thế đồ án với tên đề tài
“Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000 bằng phần mềm ArcGIS, thí điểm
gói giao thông khu vực tỉnh Bắc Giang” mang tính cấp thiết và cần được xây dựng.
2. Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông khu vực tỉnh Bắc Giang bằng
phần mềm ArcGIS.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá tổng quan về các vấn đề nghiên cứu: Hệ thống thông tin địa lý; Cơ
sở dữ liệu; Cơ sở dữ liệu nền địa lý giao thông; Phương pháp nghiên cứu và các văn
bản pháp lý;
- Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS; Quy trình công nghệ xây dựng

1



cơ sở dữ liệu nền địa lý giao thông, Quy định kỹ thuật,…
- Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000 gói giao thông
bằng phần mềm ArcGIS.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận
khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối
tượng. Tổng hợp từng bộ phận thông tin đã được nghiên cứu tạo ra một hệ thông tài
liệu đầy đủ và sâu sắc về đối tượng;
- Phương pháp GIS: Sử dụng chức năng phân tích không gian bao gồm từ việc
xây dựng,trình bày, hỏi đáp đến truy vấn dữ liệu và sử dụng chức năng chuyển đổi
dữ liệu;
- Phương pháp viễn thám: Sử dụng ảnh LiDAR để phục vụ cho việc xây dựng
cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông;
- Phương pháp kiểm chứng thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu
thập các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thu thập tài liệu có
liên quan tới khu vực nghiên cứu;
- Phương pháp trình bày bản đồ: Trình bày và chia sẻ những thông tin được
thể hiện trên bản đồ.
5. Cơ sở dữ liệu:
- Các quy phạm, quy định kỹ thuật về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý và nghị
định xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý;
- Các tư liệu ảnh quét LiDAR về quản lý gói giao thông khu vực tỉnh Bắc Giang.
6. Cấu trúc của đồ án bao gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đồ án
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông;
Chương 3: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý gói giao thông khu

vực tỉnh Bắc Giang bằng phần mềm ArcGIS.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu nền địa lý
1.1.1 Cơ sở dữ liệu
1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu, bao gồm các loại dữ
liệu âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ họa, hình ảnh tĩnh hay hình ảnh
động,...được mã hóa dưới dạng các chuỗi bit và được lưu trữ dưới dạng tệp dữ liệu
trong các bộ nhớ của máy tính. Cấu trúc dữ liệu tuân theo các quy tắc dựa trên lý thuyết
toán học. Cơ sở dữ liệu phản ánh trung thực thế giới dữ liệu hiện thực khách quan.
Cơ sở dữ liệu là tài nguyên thông tin dùng chung cho nhiều người: Cơ sở dữ
liệu là tài nguyên thông tin chung cho nhiều người cùng sử dụng, bất kỳ người sử
dụng nào trên mạng máy tính, tại các thiết bị đầu cuối, về nguyên tắc có quyền truy
nhập khai thác toàn bộ hay một phần dữ liệu theo chế độ trực tuyến hay tương tác
mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý của người sử dụng với các tài nguyên đó.
Đối tượng nghiên cứu của CSDL là các thực thể và mối quan hệ giữa các thực
thể. Thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể là hai đối tượng khác nhau về căn
bản. Mối quan hệ giữa các thực thể cũng là một loại thực thể đặc biệt. Trong cách
tiếp cận CSDL quan hệ, người ta dựa trên cơ sở lý thuyết đại số quan hệ để xây
dựng các quan hệ chuẩn, khi kết nối không tổn thất thông tin và khi biểu diễn các
dữ liệu là duy nhất. Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính không những
phải tính đến yếu tố về tối ưu không gian lưu trữ, mà phải đảm bảo tính khách quan,
trung thực của dữ liệu hiện thực. Nghĩa là phải đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu
và giữ được sự toàn vẹn của dữ liệu.
2. Ưu điểm của cơ sở dữ liệu
Tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết cơ sở dữ liệu có những ưu điểm:

- Giảm bớt dư thừa dữ liệu trong lưu trữ: Trong các ứng dụng lập trình truyền
thống, phương pháp tổ chức lưu trữ dữ liệu vừa tốn kém, lãng phí bộ nhớ và các
thiết bị lưu trữ, vừa dư thừa thông tin lưu trữ. Nhiều chương trình ứng dụng khác
nhau cùng xử lý trên các dữ liệu như nhau dẫn đến sự dư thừa đáng kể về dữ liệu.
Nếu tổ chức lưu trữ theo lý thuyết CSDL thì có thể hợp nhất các tệp lưu trữ của các

3


bài toán, các chương trình ứng dụng có thể cùng chia sẻ tài nguyên trên cùng một
hệ CSDL;
- Tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết CSDL sẽ tránh được sự không nhất
quán trong lưu trữ dữ liệu và đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu: Nếu một
thuộc tính được mô tả trong nhiều tệp dữ liệu khác nhau và lặp lại nhiều lần trong
bản ghi, khi thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung sẽ không sửa hết nội dung các
mục đó. Nếu dữ liệu càng nhiều thì sự sai sót khi cập nhật, bổ sung càng lớn. Khả
năng xuất hiện mâu thuẫn, không nhất quán thông tin càng nhiều, dẫn đến không
nhất quán dữ liệu trong lưu trữ. Tất yếu kéo theo sự dị thường thông tin, thừa, thiếu
và mâu thuẫn thông tin. Thông thường, trong một thực thể, giữa các thuộc tính có
mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, có thể
khẳng định nếu, nếu dữ liệu không tổ chức theo lý thuyết cơ sở dữ liệu, tất yếu
không thể phản ánh thế giới hiện thực dữ liệu, không phản ánh đúng bản chất vận
động của dữ liệu;
- Sự không nhất quán dữ liệu trong lưu trữ làm cho dữ liệu mất đi tính toàn
vẹn của nó: Tính toàn vẹn dữ liệu đảm bảo cho sự lưu trữ dữ liệu luôn luôn đúng
- Tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết CSDL có thể triển khai đồng thời
nhiều ứng dụng trên cùng một CSDL: Điều này có nghĩa là các ứng dụng không chỉ
chia sẻ chung tài nguyên dữ liệu mà còn trên cùng một CSDL có thể triển khai đồng
thời nhiều ứng dụng khác nhau tại các thiết bị đầu cuối khác nhau;
- Tổ chức dữ liệu theo lý thuyết cơ sở dữ liệu sẽ thống nhất các tiêu chuẩn, thủ

tục và các biện pháp bảo vệ an toàn dữ liệu: Các hệ CSDL sẽ được quản lý tập trung
bởi một người hay một nhóm người quản trị CSDL, bằng các hệ quản trị CSDL.
Người quản trị CSDL, có thể áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy định thủ tục
chung như quy định thống nhất về mẫu biểu báo cáo thời gian bổ sung, cập nhật dữ
liệu. Điều này làm dễ dàng cho công việc bảo trì dữ liệu. Người quản trị CSDL có
thể đảm bảo việc truy nhập tới CSDL có thể kiểm tra, kiểm soát các quyền truy
nhập của người sử dụng. Ngăn chặn các truy nhập trái phép từ trong ra hoặc từ
ngoài vào.
1.1.2 Cơ sở dữ liệu nền địa lý
1. Khái niệm cơ sở dữ liệu nền địa lý

4


Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý (CSDLNĐL) là một dạng tài liệu đặc biệt.
Khác với bản đồ bằng giấy truyền thống, CSDL nền thông tin địa lý (trong đó có
bản đồ số) đã thể hiện bức tranh về tự nhiên, dân cư, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao
thông đường bộ, mạng lưới đường bộ, mạng lưới sông suối,...tương đối chi tiết. Đặc
biệt thông qua bộ sản phẩm này, chúng ta có thể truy cập được nhiều thông tin thuộc
tính, trình bày hiển thị và chiết xuất theo phạm vi địa giới hành chính đến cấp xã,
trong đó người dùng có thể lựa chọn theo từng đối tượng, chủ đề hoặc nhiều đối
tượng trên phạm vi mà mình quan tâm cùng một lúc mà trên bản đồ giấy trước đấy
không có.
Một trong những ưu điểm của hệ thống CSDLNĐL là khai thác dữ liệu thông
qua các lớp đối tượng hoặc chồng xếp với nhau, đồng thời được cập nhật nhanh và
dễ dàng hơn so với các bản đồ trước đây.
Điểm khác biệt chính giữa CSDLNĐL với các tài liệu trước đây là toàn bộ dữ
liệu được xây dựng theo bộ chuẩn thông tin địa lý thống nhất do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành. Điều này đảm bảo tính nhất quán về nội dung và chất lượng
dữ liệu nền địa lý để phục vụ cho các ứng dụng của các sở, ngành, địa phương trong

tỉnh, có vai trò quan trọng trong điều kiện hiện nay.
2. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu nền địa lý
Cơ sở dữ liệu nền địa lý có một số đặc điểm chính như sau:
- Đây là bộ cơ sở dữ liệu có công nghệ tiên tiến và độ chính xác cao;
- Có thể truy cập, tra cứu được nhiều thông tin thuộc tính, trình bày hiển thị và
chiết xuất theo phạm vi địa giới hành chính chi tiết đến cấp xã. Trong đó, người
dùng có thể lựa chọn theo từng đối tượng, chủ đề hoặc nhiều đối tượng trên phạm vi
quan tâm cùng một lúc mà trên bản đồ trước đây không có;
- Khai thác dữ liệu thông qua các lớp đối tượng được chồng xếp với nhau,
đồng thời được cập nhật nhanh và dễ dàng hơn so với các bản đồ trước đây;
- Toàn bộ dữ liệu được xây dựng theo bộ chuẩn thông tin địa lý thống nhất do
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Điều này đảm bảo tính nhất quán về nội
dung và chất lượng dữ liệu nền để phục vụ cho các ứng dụng của các sở, ngành, địa
phương trong tỉnh, có vai trò rất quan trọng trong điều kiện hiện nay;

5


- Khả năng cập nhật biến động của thông tin linh hoạt, có thể cập nhật một số
dữ liệu mới được phê duyệt quy hoạch;
- Tạo kịch bản xử lý khi gặp tình huống khẩn cấp.
3. Ứng dụng của cơ sở dữ liệu nền địa lý
Do mới được phổ biến nên hầu hết các sở, ngành chưa áp dụng vào công tác
chuyên môn, một phần do giá cao. Nhưng cũng vì thế mà những tiện ích CSDLNĐL
mang lại không nhỏ. Đây là một trong những bộ tài liệu đáp ứng phục vụ cho các
ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, ứng dụng để phát triển kinh tế - xã hội.
Các ngành và lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, môi trường,...có thể
sử dụng CSDLNĐL làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho mỗi chuyên
ngành riêng.
- Đây là công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý điển hình quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Lựa chọn các vị trí quan trắc, đánh giá
lan truyền và xác định nguyên nhân, đối tượng gây ô nhiễm. Phục vụ công tác xây
dựng các bản đồ môi trường.
- Ứng dụng để thành lập bản đồ địa hình: Sử dụng CSDLNĐL để thành lập
bản đồ địa hình phục vụ đa mục đích như: phục vụ khảo sát, quy hoạch, xây dựng
cơ bản, đánh giá tác động môi trường, quản lý và khai thác có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên,...là tài liệu quan trọng cung cấp nguồn thông tin tư liệu làm cơ sở cho
việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Về mô hình số độ cao: Dùng lưu trữ bản đồ số địa hình trong CSDL quốc
gia, thiết kế quy hoạch cảnh quan, tính độ dốc, hướng dốc, tính toán khối lượng đào
bắp, tính độ dài sườn dốc, phân tích địa mạo khu vực,...Trong bản đồ có thể tạo ra
bản đồ đồng mức, bản đồ đường ngầm, trong hoạt động quân sự, lắp đặt mạng
thông tin, thiết kế đường cao tốc, bản đồ độ dốc, lồi lõm, hướng địa hình. Xác định
đường bờ khe rãnh, xác định lưu vực sông ngòi, xác định biên giới của đường dẫn
nước. Sử dụng mô hình số độ cao để mô phỏng lan truyền ô nhiễm, xác định
nguyên nhân, đối tượng gây ô nhiễm môi trường.
- Trong các ngành khoa học và công tác nghiên cứu: Ứng dụng trong nghiên
cứu khoa học; Tìm hiểu sự thay đổi trong di cư, phân bố dân số, kinh tế - xã hội; Ứng
dụng trong công tác quản lý và quy hoạch phát triển mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

6


4. Vai trò của cơ sở dữ liệu nền địa lý
Cơ sở dữ liệu nền địa lý được hiểu là bản đồ số. Đây là yếu tố quan trọng để
phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ngoài
ra CSDLNĐL đóng một số vai trò quang trọng như sau:
- Đảm bảo cho dữ liệu chuyên ngành được đồng nhất về mặt tọa độ lưới chiếu;
- Là môi trường trao đổi dữ liệu, chia sẻ dữ liệu giữa các chuyên ngành;
- Việc thiết lập một cơ sở dữ liệu nền còn góp phần tiết kiệm ngân sách một cách

đáng kể vì các ngành, các cấp có thể sử dụng chung dữ liệu;
- Sau khi CSDL nền được thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành có
thể phát triển độc lập mà không cần theo trình tự truyền thống.
1.2 Các phương pháp thu nhận dữ liệu nền địa lý
Các phương pháp thu nhận dữ liệu địa lý phục vụ cập nhật cơ sở dữ liệu nền
địa lý bao gồm:
- Thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo ảnh;
- Thu nhận dữ liệu địa lý từ các tài liệu, dữ liệu đo đạc và bản đồ, tài liệu và
dữ liệu chuyên ngành;
- Thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo đạc và điều tra trực tiếp ở
thực địa.
1.2.1 Thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo ảnh
Dữ liệu sử dụng để đo ảnh phải đảm bảo được bay chụp, thu nhận tại thời
điểm gần nhất, trước thời điểm thu nhận không quá 1 năm và đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật theo các văn bản quy định kỹ thuật hiện hành về dữ liệu không ảnh.
Công tác thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo ảnh phải đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật của từng bước công việc theo các quy định tương ứng trong các
văn bản quy định kỹ thuật hiện hành về đo vẽ ảnh số, bao gồm đầy đủ hoặc một
phần các bước công việc sau:
- Đo lưới khống chế cơ sở ngoại nghiệp;
- Tăng dày nội nghiệp;
- Đo vẽ lập thể trên trạm ảnh số các đối tượng địa lý đối với trường hợp dữ
liệu không ảnh tạo được hiệu ứng lập thể;
- Thành lập mô hình số địa hình;

7


- Thành lập bình đồ ảnh số;
- Vector hóa các đối tượng địa lý trên bình đồ ảnh số;

- Điều tra đối tượng địa lý và đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp.
1.2.2 Thu nhận dữ liệu địa lý từ các tài liệu, dữ liệu đo đạc và bản đồ, tài liệu và
dữ liệu chuyên ngành
Các tài liệu, bản đồ, số liệu sử dụng để cập nhật phải bảo đảm tính pháp lý,
tính hiện thời và yêu cầu kỹ thuật theo các văn bản quy định kỹ thuật hiện hành về
cơ sở dữ liệu nền địa lý.
Căn cứ nội dung cập nhật về thông tin không gian và thông tin thuộc tính của
các đối tượng địa lý, tiến hành thu thập các tài liệu dữ liệu đo đạc và bản đồ, tài liệu
và dữ liệu chuyên ngành.
Công tác thu nhận dữ liệu địa lý từ các tài liệu, dữ liệu đo đạc và bản đồ, tài
liệu và dữ liệu chuyên ngành bao gồm các bước chính sau:
- Phân tích, đánh giá tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu nội dung cập nhật;
- Xây dựng chỉ thị thu nhận dữ liệu địa lý;
- Thu nhận dữ liệu địa lý theo chỉ thị thu nhận.
1.2.3 Thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo đạc và điều tra trực tiếp ở
thực địa
Thiết bị đo đạc sử dụng trong thi công là các máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện
tử, máy định vị toàn cầu (GPS), máy thủy chuẩn phải được kiểm nghiệm đầy đủ
theo quy định.
Khi thu nhận dữ liệu địa lý bằng phương pháp đo đạc và điều tra trực tiếp ở thực
địa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của từng bước công việc theo các quy định
tương ứng trong các văn bản quy định kỹ thuật hiện hành về đo đạc trực tiếp và quy
định kỹ thuật hiện hành về cơ sở dữ liệu nền địa lý, bao gồm các bước chính sau:
- Thành lập lưới khống chế đo vẽ;
- Đo vẽ chi tiết các đối tượng địa lý;
- Điều tra và bổ sung thông tin đối tượng địa lý ở thực địa.
1.3 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
1.3.1 Khái niệm và chức năng
1. Khái niệm


8


GIS là từ viết tắt của thuật ngữ Geographic Information System.
Cùng với sự hình thành và phát triển của GIS, có nhiều định nghĩa khác nhau
được đưa ra:
- Theo ERSI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng,
GIS là một tập tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính,
dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích, lưu trữ, cập nhật, điều
khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.
- GIS là một hệ thống thông tin có khả năng xây dựng, cập nhật, lưu trữ, truy vấn
xử lý, phân tích và xuất ra các dữ liệu có liên quan tới vị trí địa lý, nhằm hỗ trợ ra quyết
định trong các công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
2. Chức năng của GIS
GIS có thể và phải đảm đương các chức năng chủ yếu sau:
- Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là một chức năng của GIS qua đó dữ liệu dưới dạng tương tự hay
dạng số được biến đổi sang dạng số có thể sử dụng được bằng GIS. Việc nhập dữ
liệu được thực hiện nhờ vào các thiết bị như bản đồ số hóa, máy quét, bản phím và
các chương trình hay modum nhập và chuyển đổi dữ liệu của GIS.
- Quản lý dữ liệu
Chức năng này bao gồm việc tổ chức lưu trữ và quy cập dữ liệu sao cho hiệu
quả nhất. Chức năng lưu trữ dữ liệu của hệ thống GIS hộ trợ lưu trữ dữ liệu cả dạng
cấu trúc dữ liệu Vector và cấu trúc dữ liệu Raster.
- Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu là chức năng quan trọng nhất của GIS. GIS cung cấp các
công cụ cần thiết để phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và phân tích
tổng hợp cả hai loại dữ liệu đó ở trong cơ sở dữ liệu để tạo ra thông tin mới trợ giúp
các quyết định mang tính không gian;
Chức năng phân tích dữ liệu là nhóm chức năng quan trọng của các hệ phần

mềm GIS, đặc biết trong phân tích dữ liệu không gian. Hầu hết các hệ thống GIS
đều cung cấp các công cụ phân tích không gian cơ bản như hiển thị dữ liệu, phân
tích liền kề, chồng xếp bản đồ, phân tích mạng lưới. Tuy nhiên, một số phần mềm

9


GIS thương mại hiện nay tích hợp rất nhiều thuật toán, các mô hình tính toán cho
phép phân tích dữ liệu không gian.
- Xuất dữ liệu
Chức năng xuất dữ liệu hay còn gọi chức năng báo cáo của GIS cho phép hiển
thị, trình bày các kết quả phân tích và mô hình hóa không gian bằng GIS dưới dạng
bản đồ, bảng thuộc tính hay văn bản trên màn hình hay trên vật liệu truyền thống
khác ở các tỷ lệ và các chất lượng khác nhau tùy thuộc và yêu cầu của người dùng
và khả năng của thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in và máy vẽ;
Chức năng hiển thị dữ liệu của các hệ thống GIS là khả năng cho phép hiển thị
dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau như bản đồ, biểu đồ hoặc các báo cáo;
Chức năng xuất dữ liệu là khả năng của hệ thống GIS cho phép xuất dữ liệu
được xuất dưới dạng bản đồ giấy, ảnh, tài liệu bản đồ hoặc qua mạng Internet.
1.3.2 Các thành phần cơ bản của GIS

Hình 1.1 Thành phần cơ bản của GIS
Công nghệ GIS bao gồm 5 thành phần cơ bản:
- Phần cứng (Hardware);
- Phần mềm (Software);
- Số liệu (Geographic data);
- Chuyên viên (Expertise);

10



- Chính sách và cách thức quản lý (Policy and Mangement).
1. Phần cứng (Hardware)
Thiết bị bao gồn máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hóa, thiết bị quét ảnh,
các phương tiện lưu trữ số liệu, thiết bị quét ảnh, các phương tiện lưu trữ số liệu
2. Phần mềm (Software)
Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng của máy tính thực
hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa lý có thể lả một hoặc
tổ hợp các phần mềm máy tính. Phần mềm được sử dụng trong kỹ thuật GIS phải
bao gồm các tính năng sau:
- Nhập và kiểm tra dữ liệu.
- Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu.
- Xuất dữ liệu.
- Biến đổi dữ liệu.
- Tương tác với người dùng
3. Chuyên viên (Expertise)
Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi
những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hện các chức năng phân
tích và xử lý các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS
để đang và sẽ thực hiện trên hệ thống GIS.
4. Số liệu (Geographic data)
Số liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý riêng lẻ mà còn
phải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu. Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽ
bao gồm các dữ kiện về: vị trí địa lý, thuộc tính của thông tin, mối liên hệ không
gian của các thông tin và thời gian. Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật
GIS là: Cơ sở dữ liệu bản đồ và Cơ sở dữ liệu thuộc tính.
5. Chính sách và quản lý (Policy and Mangement)
Đây là hợp phần quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là
yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS
cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ

chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng
thông tin.

11


Trong 5 hợp phần của GIS, thì hợp phần chính sách và quản lý đóng vai trò rất
quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, đây là yếu tố quyết định
sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS.
1.3.3 Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS
Cấu trúc dữ liệu GIS gồm 2 phần cơ bản là dữ liệu không gian (dữ liệu địa lý)
và dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính).
1. Dữ liệu không gian
Cơ sở dữ liệu không gian chứa đựng những thông tin định vị của các đối
tượng, cho biết vị trí, kích thước, hình dạng, sự phân bố của các đối tượng. Các đối
tượng không gian được định dạng về 3 loại: Đối tượng dạng điểm, dạng đường và
dạng vùng. Dữ liệu không gian có hai mô hình lưu trữ: Mô hình dữ liệu
Raster và mô hình dữ liệu Vector.

Hình 1.2: Cấu trúc dữ liệu Raster và Vector
Mô hình dữ liệu Vector: Thông tin về điểm, đường, vùng được mã hóa và lưu
dưới dạng tập hợp các tọa độ (x,y). Đối tượng dạng điểm lưu dưới dạng tọa độ
(x,y). Đối tượng dạng đường như đường giao thông, sông suối,… được lưu dưới
dạng tập hợp các toạ độ điểm (x 1y1), (x2y2), …,(xnyn) hoặc là một hàm toán học, tính
được chiều dài. Đối tượng dạng vùng như khu vực buôn bán, nhà cửa, thủy hệ,…
được lưu như một vòng khép kín của các điểm tọa độ, tính được chu vi và diện tích
vùng.

12



Hình 1.3: Biểu diễn thông tin điểm, đường, vùng theo cấu trúc Vector
Mô hình dữ liệu Raster: Trong cấu trúc dữ liệu Raster, đối tượng được biểu
diễn thông qua các ô (cell) hay ô ảnh (pixel) của một lưới các ô. Trong máy tính,
các ô lưới này được lưu trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi ô lưới là giao điểm của
một hàng và một cột trong ma trận. Điểm được xác định bởi một pixel (giá trị nhỏ
nhất trong cấu trúc Raster), đường được xác định bởi một chuỗi các ô có cùng thuộc
tính kề nhau có hướng nào đó, còn vùng được xác định bởi một số các pixel cùng
thuộc tính phủ lên trên một diện tích nào đó.

Hình 1.4: Cấu trúc dữ liệu Raster
2. Dữ liệu thuộc tính
Cơ sở dữ liệu thuộc tính lưu trữ các số liệu mô tả các đặc trưng, tính chất, …
của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin này có thể là định tính hay định lượng,
được lưu trữ trong máy tính như là tập hợp các con số hay ký tự. Thông thường, dữ
liệu thuộc tính là các thông tin chi tiết cho đối tượng hoặc các số liệu thống kê cho
đối tượng. Các dữ liệu thuộc tính chủ yếu được tổ chức thành các bảng dữ liệu, gồm
có các cột dữ liệu (trường dữ liệu): Mỗi cột gồm nhiều thuộc tính của đối tượng; Và

13


các hàng tương ứng với một bản ghi: gồm toàn bộ nội dung thuộc tính của một đối
tượng quản lý.
Trong GIS, cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm các file. Các file dữ liệu thường
được tổ chức theo 3 kiểu cấu trúc:
- Phân cấp;
- Mạng;
- Quan hệ.
1.3.4 Ứng dụng của GIS

- Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường như: Nông nghiệp, lâm nghiệp,
quản lý đất đai, tài nguyên rừng, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý chất lượng
nước, các thảm họa thiên nhiên, xu thế môi trường, dịch bệnh,...
- Quy hoạch và quản lý đô thị như: Mạng đường phố, cấp - thoát nước, hệ
thống đường điện, hệ thống dẫn khí đốt ở nhiều quốc gia,...
- Các bài toán khoa học về giao thông: Mạng lưới giao thông, hệ thống dẫn
đường, các hệ thống phân phối;
- Các ngành khoa học về trái đất;
- Các bài toán quản lý xã hội: Cần các dữ liệu về phân bố dân cư, nhân lực,
nhà cửa, trình độ, các ngành nghề đã có hay đang và sẽ hình thành, phân bố dân cư,
quy hoạch tuyến di dân,…
- Các bài toán về quản lý kinh tế: Cần các dữ về sản phẩm, dịch vụ, sự dịch
chuyển giữa cung - cầu, khả năng cung ứng, mức thu nhập, mức đánh thuế (đất đai,
dịch vụ.);
- Trong các lĩnh vực quân sự, quốc phòng, giáo dục,...GIS cũng có rất nhiều
ứng dụng hiệu quả.
1.4 Các quy định và văn bản pháp lý ở Việt Nam
1.4.1 Văn bản quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu nền địa lý
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính
phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ.

14


Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ

Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật
về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10000.
Thuận lợi lớn nhất khi xây dựng CSDL nền địa lý là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở” được ban hành theo Thông tư số 02/2012/TT
BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN
42:2012/BTNMT). Với quy chuẩn này, đã có cơ sở pháp lý, các quy định có tính
nguyên tắc để xác định nội dung, cấu trúc trình bày các dữ liệu nền địa lý. Quy
chuẩn là tài liệu quan trọng được nghiên cứu với mục đích xây dựng phương hướng,
quy cách áp dụng để xây dựng các chỉ tiêu về cấu trúc, nội dung dữ liệu địa lý, siêu
dữ liệu, chất lượng dữ liệu. Căn cứ vào QCVN 42:2012/BTNMT ngày 14 tháng 04
năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 20/2014/TTBTNMT “Quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý”
Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 06 năm 2001 Tổng cục Địa Chính
(nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa
độ quốc gia VN-2000.
1.4.2 Quy định kỹ thuật về cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
1. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:2000, 1:5000 và
1:10000 trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tần suất và mức độ cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý
Căn cứ mức độ thay đổi và yêu cầu về quản lý nội dung cơ sở dữ liệu nền địa
lý, việc cập nhật được quy định như sau:
- Cập nhật định kỳ từ 3 đến 5 năm, áp dụng cho tất cả các nội dung của cơ sở
dữ liệu nền địa lý;
- Cập nhật theo mức độ thay đổi của đối tượng địa lý áp dụng cho từng chủ đề
dữ liệu khi có sự thay đổi từ 20% trở lên;

15



×