Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

thảo luận quản trị nhân lực áp dụng tư tưởng quản trị nhân lực ở việt nam vào cty TH truemilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.53 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trên quan điểm: “Mở rộng dân chủ,
phát huy tối đa nhân tố con người, con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục
tiêu của sự phát triển”, đã được nêu ra và bổ sung trong Cương lĩnh của Đảng. Bởi
vậy con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong cấu thành của lực
lượng sản xuất xã hội. Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh
nghiệp, nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con
người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất
kinh doanh đó… Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài
nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con
người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ
chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu.
Mỗi công ty khi sử dụng nhân lực thì hầu hết đều sử dụng, tuyển chọn nhân
lực dựa trên tài, đức, nhận thức, bản chất của con người. Đó là những tiêu chí cơ
bản đầu tiên nhưng vô cùng cần thiết. Để mang lại sự thành công trong kinh doanh,
hầu hết các doanh nghiệp và các nhà quản trị đều phải áp dụng các học thuyết quản
trị - tinh hoa của nhân loại sao cho phù hợp với từng bối cảnh kinh tế của mỗi quốc
gia. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài ba học thuyết cơ bản thì việc áp
dụng “Tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam” là điều vô cùng cần thiết và là chìa
khóa để các doanh nghiệp vươn tới thành công. Bởi vậy nhóm đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu việc áp dụng tư tưởng này của Công ty Vinamilk để thấy được vai trò
nòng cốt của quản trị nhân lực tới sự thành bại của một tổ chức kinh doanh và từ
những ưu điểm, hạn chế của Tư tưởng trên sẽ rút ra được kinh nghiệm thực tế cho
bản thân- những nhà quản trị tương lai.


Chương I: Giới thiệu về tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam


1.1. Tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam trong lịch sử
Ở Việt Nam, tư tưởng quản trị nhân lực được hình thành từ rất sớm theo từng giai
đoạn phát triển của đất nước, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, là sự
kết hợp hài hòa văn hóa Đông Tây, vừa mang tính dân tộc vừa mang tính thời đại.
Các vị anh hung thông qua các tác phẩm văn, tơ, cáo, hịch… và đặc biệt là bằng
cuộc đời mìh đã thể hiện được tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam hết sức đặc
sắc.



Lý Thường Kiệt (tên thật là Ngô Quyền, 1019 – 1105): Đề cao lý tưởng lấy
dân làm trọng
Trần Hưng Đạo (tên thật là Trần Quốc Tuấn, 1232-1300)

“Để giữ nước cần vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức… phải
chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến… tùy thời tạo thế, có được đội quân
một long như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu
rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”


Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai (1380 – 1442)

Tư tưởng nổi bật là nhân nghĩa, nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân
nghĩa là sự khoan dung, độ lượng: nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái
bình. Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩ của Nho giáo nhưng mở rộng và
phát triển hơn để phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đã có ảnh hưởng sâu sắc
trong toàn bộ lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Tư tưởng nhân nghĩa là lý
tưởng xây dựng đất nước thái bình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhân
nghĩa thể hiện ở long thương người, sự khoan dung độ lượng thậm chí với kẻ thù.
Theo Nguyễn Trãi thì “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hàng binh.

Gây lại hòa bình cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”. Tư tưởng nhân
nghĩa còn được thể hiện ở tư tưởng cầu hiền tài giúp nước, giúp dân, coi nhân tài là
động lực mạnh mẽ nhất. Tháng 11/ 1429, sau khi đánh tan quân Minh, Lê Lợi hạ
chiếu cầu hiền do Nguyễn Trãi soạn, trong đó có đoạn: “ Tuy người tài ở đời vốn
không ít mà cầu tài không có một đường. Hoặc có người nào có tài kinh luân mà bị
khuất ở hạng quan nhỏ không ai tiến cử, cùng người hào kiệt ở nơi đồng nội hay


lẫn trong binh lính, nếu không tự đề bạt thì Trẫm bởi đâu mà biết được. Từ nay về
sau, các bậc quân tử ai muốn đi chơi với ta đều cho tự tiện”.


Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung, 1753 – 1792)

Đối với vua Quang Trung, ông rất chú trọng nhân tài. Mùa xuân năm Kỷ Dậu sau
khi đại thắng quân Thanh, vua Quang Trung ban bố ngay chiếu cầu hiền nói rõ:”
Dựng nước lấy việc hoc làm đầu. Trị nước lấy nhân tài làm gấp. Trẫm buổi đầu
dựng nước, tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra
giúp nước… ”. Bởi vậy “Ai có tài học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều được
phép dâng thư bày tỏ công việc. Lời có thể dùng được thì đặc cách tuyển dụng, lời
không dùng được thì để đấy chứ không bắt tội… Những người có tài gì cũng dùng
được cho đời… đều được tiến cử, tùy tài mà bổ dụng”. Ông cũng rât quan tâm đến
giáo dục. Trong “Chiếu lập học’ ông yêu cầu đưa giáo dục đưa đến tận thôn xã, ông
lệnh cho các xã: “Phải chọn Nho sĩ bản địa có học thức, có hạnh kiểm đặt làm thầy
dạy, giảng dậy cho hoc trò”.
1.2. Tư tưởng quản trị nhân lực của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh –danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng
dân tộc đã tiếp thu kết tinh phát triển một cách sáng tạo các di sản của cha ông về
mặt lý luận cũng như thực tiễn.Các bài nói, bài viết của Người chính là chuẩn mực
cho tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam hiện đại

Hồ Chí Minh trên con đường đi tìm đường cứu nước ,Người đã tiếp thu,chọn
lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại.Người kế thừa các tư tưởng quản trị nhân lực
của các thuyết gia cả phương Đông và phương Tây.Ở người không có sự coi đức
hơn hay pháp luật hơn trong quản trị nhân lực hay trong công tác quản lí chính
trị,kinh tế,xã hội.Người học hỏi,kế thừa các giá trị tiêu biểu của các nhà thuyết gia
trên thế giới.Người học hỏi ,kế thừa giá trị tiêu biểu của Khổng Tử về việc lấy đức
trị người,nghĩa là để thu phục và dẫn dắt người khác nhà quản trị phải tu dưỡng các
đức tính cần thiết :nhân,trí,dũng,nghĩa và rèn luyện bản thân về cả đạo đức và
chuyên môn.Người cũng tiếp thu tư tưởng quản trị của Hàn Phi Tử như quản trị
phải quyền biến ,không câu lệ sách vở,trong mỗi trường hợp cần có những cách xử
lí khác nhau.Người đã kết hợp tư tưởng Mác –lê nin để xây dựng nên những tư
tưởng mới tiến bộ hơn không chỉ trong quản trị nhân lực mà còn trong quản lí nhà
nước,kinh tế,xã hội.


Tư tưởng của Người có sự kết hợp của học thuyết quản trị phương Đông, phương
Tây và chủ nghĩa Mác-lê nin nên trong tư tưởng quản trị của Người có kết hợp cả
yếu tố cứng là pháp luật và yếu tố mềm dẻo là đạo đức. Điển hình là trong quản lí
xã hội,quản lí nhà nước,tinh thần phương pháp xuyên xuốt và nhất quán trong tư
tưởng của Người là sự kết hợp hài hòa giữa đạo đức và pháp luật.pháp luật và đạo
đức có mối quan hệ khăng khít với nhau.
1.2.1. Mục tiêu phát triển con người
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là mục tiêu vừa là động lực .đối
với xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, bản lĩnh văn hóa.
-

-

-


-

Đạo đức: Trong xây dựng con người, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến
đạo đức, đạo đức là gốc. Xây dựng doanh nghiệp doanh nhân trong thời kì
mới hàng đầu cũng phải là đạo đức.
Trí tuệ: Người luôn gắn liền đạo đức với trí tuệ.ngay khi nước nhà vừa giành
được độc lập, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi nhân dân chống lại giặc dốt,
chú trọng đến công tác giáo dục với mong muốn chúng ta học tập phát triển
trí tuệ để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Doanh nghiệp,
doanh nhân không có trí tuệ thì cạnh tranh sẽ không thành công, gặp nhiều
khó khăn khi giải quyết các vấn đề lớn.
Bản lĩnh: Trong môi trường mới thì cần có bản lĩnh để đương đầu với khó
khăn thử thách. Ngày xưa con người Việt Nam có bản lĩnh trong đầu tranh
chống giặc ngoại xâm, còn những doanh nhân hiện đại ngày nay, những nhà
quản trị điều hành cần có bản lĩnh làm giàu chính đáng cho bản thân, xã hội
và đất nước. Càng có nhiều khó khăn thử thách thì các doanh nhân càng cần
có đủ bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn ấy.
Văn hóa doanh nhân: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa cho doanh
nghiệp mình dựa trên nhận thức và hiểu biết chung về văn hóa.Văn hóa
doanh nghiệp không chỉ là xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn
hóa lành mạnh, phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa mà quan
trọng hơn là thực hành và phát huy dân chủ.


1.2.2. Về công tác tuyển dụng, tuyển chọn
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của cán bộ “Cán bộ là cái dây chuyền của cả
bộ máy. Nếu dây truyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn
bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể
thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dỡ thì chính sách cũng không thực hiện được”.

Cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên chọn lựa cán bộ phải tuân theo những tiêu
chuẩn nhất định như: Có đạo đức với cách mạng, có mỗi liên hệ mật thiết với nhân
dân, có trí tuệ có đạo đức và chuyên môn…
Có thể nói, dù ở mỗi thời điểm có nhiều thay đổi, tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ của
Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh và tập trung vào hai chữ: Đức và Tài. Bởi vì có tài
mà không có đức vẫn chỉ là người vô dụng.
1.2.3. Về việc bố trí, sử dụng nhân lực
Con người là vốn quý của xã hội nên con người giữ vai trò vừa là chủ thể, vừa
là sản phẩm của tiến trình cải biến tự nhiên và xã hội. Điều đó khẳng định, con
người chính là mục tiêu phát triển cao nhất của mọi quá trình phát triển tự nhiên,
xã hội, đồng thời cũng là động lực của quá trình phát triển đó. Con người đã trở
thành nhân tố then chốt và là nhân tố quyết định của sự phát triển lịch sử. Bởi vì,
chỉ có con người mới có trí tuệ và năng lực sáng tạo theo chiều hướng tiến bộ. Nói
một cách khác, nhân tố con người là một tiềm năng vô tận của sự phát triển. Điều
đó đồng nghĩa với việc nhân tố con người là cơ sở để hình thành nên nguồn lực con
người, nhất là nguồn lực con người có chất lượng cao.
Bác cho rằng phải “biết tùy tài mà dùng người”, “phải dùng người đúng chỗ,
đúng việc”, “lãnh đạo khéo thì tài nhỏ có thể hóa thành tài to, lãnh đạo không khéo
thì tài to cũng hóa ra tài nhỏ”. Con người ai ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải
dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Trên đời không có ai là người
hoản hảo cả, vậy nên người lãnh đạo phải biết khéo léo mà dùng người sao cho phù
hợp.
Bác cũng cho rằng việc sắp xếp bố trí cán bộ, cần phải công tâm, không phân
biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, mối quan hệ. Người cho rằng “cất nhắc cán bộ, phải vì
công tác, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái”, “nếu vì lòng
yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất định không ai phục”. Thu phục được lòng


người, khiến họ tâm phục khẩu phục mà nghe theo cũng là cái tài của người lãnh
đạo. Người lãnh đạo phải tỏ rõ lập trường và quan điểm của mình về việc bố trí và

sử dụng con người sao cho hợp lý, hợp tình, không để tình riêng lấn át vào việc
chung, làm ảnh hưởng đến lợi ích và công việc chung. Mặt khác cần phải chú ý
đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, khéo léo kết hợp cán bộ
già với cán bộ trẻ, không nên coi thường cán bộ trẻ. Mỗi người đều có được tài
năng và thế mạnh riêng, ai ai cũng có thể đưa ra được những ý kiến sáng tạo và
những đổi mới có ích cho sự phát triển của đất nước. Trong quá tình sử dụng nhân
lực, người quản lý phải luôn theo dõi, giúp đỡ cán bộ thực hiện công việc, hễ thấy
cán bộ có sai lầm thì phải lập tức sửa chữa ngay. Nếu công việc to quá họ làm
không nổi, tốt nhất là đổi cho họ làm việc khác mà không cần cho họ biết vì họ
không làm nổi việc kia.

1.2.4. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
Người cũng khẳng định rõ vai trò quan trọng của việc đào tạo và phát triển
nhân lực, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm
vườn vun trồng những cây cối quý báu”. Nuôi dạy, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ
là công việc mà Đảng phải bỏ nhiều công sức, tiến hành chu đáo, công phu. Ngừời
đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo, phải đào tạo được những người vừa có đức
vừa có tài, vừa có phương pháp công tác để có thể tận tâm tận lực phát triển đất
nước. Người chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích tram năm phải
trồng người”. Đào tạo, bồi dưỡng ra thế hệ nối tiếp là công việc rất qquan trọng và
cần thiết.

Đất nước Việt Nam muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì đòi hỏi
nguồn lực con người phải bảo đảm được cả yêu cầu về chất lượng cũng như số
lượng. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của
Người về bản chất con người xã hội chủ nghĩa nói riêng, ngoài công tác đẩy mạnh
việc giáo dục đạo đức cho nhân tố con người Việt Nam, coi trọng, bồi dưỡng và
tôn vinh nhân tài vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì cần coi trọng việc nâng
cao chất lượng nguồn lực con ngươi gắn liền với Chiến lược phát triển giáo dục và
đào tạo. Bởi vì, chỉ có phát triển giáo dục, đào tạo mới nâng cao chất lượng dân trí,



đào tạo được nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trang bị chuyên môn, nghiệp vụ, văn
hóa, đạo đức, ý thức kỷ luật lao động cho con người.

1.2.5. Về chính sách đãi ngộ nhân lực
Bác luôn chú trọng và giành sự quan tâm đặc biệt về việc chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần của người lao động.
-

Thứ nhất, Người nhấn mạnh muốn sử dụng được cán bộ thì phải cho họ điều
kiện sống đầy đủ mà làm việc, phải xây dựng môi trường làm việc tốt, tin
tưởng giao việc cho họ.

-

Thứ hai, Bác cũng đặc biệt chú trọng tới các chính sách phúc lợi cho giai cấp
công nhân và những người làm công, trong đó kể cả phụ nữ và công nhân
nông nghiệp.

-

Thứ ba, Người quan tâm đến chính sách bảo hiểm xã hội, tuy còn sơ khai
nhưng đã phản ánh được những mặt tiến bộ về nguyên tắc có đóng bảo hiểm
xã hội mới được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, mức hưởng phù hợp với
mức đóng, với khả năng của quỹ bảo hiểm xã hội và thấp hơn mức hưởng
khi đang làm việc.

Về chính sách thi đua khen thưởng, Bác chỉ rõ rằng: “Thi đua và khen thưởng phải
luôn gắn bó với nhau. Đã thi đua là phải có khen thưởng, đây là một công việc uan

trọng của công tác tổ chức thi đua. Theo Bác, thi đua là gieo trồng, khen thưởng là
thu hoạch và cán bộ của hệ thống chính trị phải đi đầu trong các phong trào thi đua
cách mạng. Phong trào thi đua phải diễn ra một cách thiết thực.
1.2.6. Về quan điểm đánh giá
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có ý kiến rằng phải có quan điểm và phương pháp
đánh giá đúng cán bộ. Phải có thái độ công tâm, công bằng và đánh giá khách quan
trong việc đánh giá cán bộ. cần phải sử dụng các phương pháp đánh giá một cách
đa dạng và linh hoạt, tiêu chuẩn phải phù hợp, phải biến hóa không nên đem cái


khuôn khổ nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau bởi không người nào
giống người nào cả.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xem xét cán bộ không chỉ xem mặt mà xem cả tính
chất của họ, không chỉ xem một việc mà phải xem cả lịch sử, tất cả các công việc
của họ”, “Chẳng những xem xét công tác của họ mà còn phải xem xét cách sinh
hoạt của họ”. Chẳng những xét xét cách viết, cách nói của họ mà còn phải xem xét
việc làm của học có đúng với lời nói bài viết của học hay không? Chẳng những
xem xét họ đối với ta như thế nào mà còn phải xem xét họ đối với người khác như
thế nào. Ta nhận họ tốt, còn phải xem xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay
không? Phải biết ưu điểm của họ mà cũng phải tìm hiểu khuyết điểm của họ”. Phải
đánh giá một cách toàn diện, không chỉ chăm chăm nhìn về một mặt tốt hay một
mặt xấu của một người. Quan điểm xem xét cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất
tổng hợp, rất lịch sử và biện chứng, xem xét cán bộ phải đặt trong điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể.
Tóm lại, tư tưởng quản trị nhân lực của Việt Nam chịu sự ảnh hưởng và là sự kết
hợp hài hòa của cả tư tưởng phương Đông và phương Tây dựa trên nền tảng phát
huy tinh thần dân tộc và bản sắc văn hóa trường tồn của Việt Nam. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tư tưởng quản trị nhân lực ở Việt Nam
vẫn đang tiếp tục có sự phát triển, vận dụng và đổi mới phù hợp với xu thế cũng
như yêu cầu chung của nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức.


Chương 2: Liên hệ thực tiễn việc áp dụng tư tưởng quản trị nhân lực Việt
Nam tại công ty sữa Vinamilk
2.1. Giới thiệu về công ty sữa Vinamilk
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty vinamilk
Vinamilk được thành lập vào ngày 20/08/1976, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), nhà máy sữa
Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina), nhà máy sữa Bột Dielac, đến nay
Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản
phẩm về sữa. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa
nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt
uống, kem và phô mai. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các


sản phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Từ khi bắt đầu đi
vào hoạt động năm 1976, công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả
nước, đồng thời dựa vào đó để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu
nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk” , thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và
là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất
lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam đa phần sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng
công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân
phối rộng lớn trên cả nước, đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Sản
phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
Hơn 38 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón

đầu áp dụng công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo và năng động
của tập thể, Vinamilk đã vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam
hội nhập WTO. Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu
của Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước và
con người Việt Nam, được nhận được các Danh hiệu cao quý.
2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh
-

Sản xuất và kinh doanh sữa bột, sữa hộp, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi,
sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.
Không chỉ những kinh doanh về sữa mà vinamilk còn kinh doanh thực
phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư hóa chất và nguyên liệu.
Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản. kinh doanh kho bãi, bến
bãi, kinh doanh vận tải hang bằng ô tô, bốc xếp hang hóa
Sản xuất các loại trà uống.
Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì
Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.
Phòng khám đa khoa.


2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty vinamilk

* Nhiệm vụ của phòng nhân sự:
-

-

Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự của toàn bộ công
ty.
Thiết lập đề ra kế hoạch và chến lược phát triển nguồn nhân lực.

Tư vấn cho ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự.
Làm việc chặt chẽ với bộ phận hành chính và nhân sự của các chi nhánh, nhà
máy nhằm hỗ trợ hợ về vấn đề hành chính nhân sự một cách tốt nhất.
Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính nhân sự cho toàn bộ công ty.
Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế, chính sách về hành
chính, nhân sự phù hợp với thực tế của công ty với chế độ hiện hành của nhà
nước.
Tư vấn cho nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nhân viên trong công ty.

2.2. Thực trạng việc áp dụng tư tưởng quản trị nhân lực tại công ty sữa Vinamilk
2.2.1. Về công tác tuyển dụng, tuyển chọn


Trong công tác tuyển dụng nhân lực thì công ty Vinamilk đã áp dụng tư tưởng
quản trị nhân lực ở Việt Nam mà chủ yếu là của chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó,
Vinamilk luôn đặt con người lên vị trí hàng đầu, khẳng định tầm quan trọng to lớn
của việc tìm kiếm, phát hiện nhân tài và lựa chọn con người phù hợp nhất với công
việc của công ty. Bằng chứng là việc công ty đã xây dựng được “Thương hiệu
tuyển dụng” và chủ động đi tìm kiếm người tài thay vì đợi họ đến.
Mục tiêu của Vinamilk là hướng tới một tập đoàn đa ngành, một thương hiệu toàn
cầu với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, nhiệt huyết, đầy năng lực, cùng chí hướng
phát triển sự nghiệp lâu dài, gắn với Vinamilk. Chính sách tuyển dụng Công ty
luôn hướng đến việc đa dạng hóa nguồn ứng viên đối với cấp lãnh đạo, cấp quản trị
và nhân viên. Từ các ứng cử viên có khả năng thích hợp với kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu công việc đến các bạn sinh viên có thành
tích tốt. Công tác tuyển dụng này được xem xét trên quan điểm không phân biệt
chủng tộc, tôn giáo, giới tính và tuổi tác. Mục tiêu của tuyển chọn nhân viên là tìm
ra được người có đủ năng lực làm việc, phẩm chất làm việc thông qua quá trình
tuyển chọn công bằng, khách quan

Hàng năm, Vinamilk đều tổ chức các chương trình tuyển dụng tại các trường Đại
học lớn trên toàn quốc. Đây không chỉ là cơ hội để các bạn sinh viên tham gia ứng
tuyển, để các bạn trao đổi, tìm hiểu về Vinamilk qua đó dần định hướng được con
đường phát triển nghề nghiệp của mình mà còn là dịp để Vinamilk phát hiện ra tố
chất của những con người có tài qua các hoạt động tuyển dụng diễn ra ngay trong
khuôn viên trường để các bạn sinh viên tự tin thể hiện hết khả năng trước nhà
tuyển dụng, từ đó công ty sẽ tuyển dụng và đào tạo họ.
Vinamilk hiểu rằng "Tài năng” có mối liên hệ mật thiết với sức trẻ, tinh thần nhiệt
huyết, niềm đam mê cháy bỏng, khát vọng chiến thắng và thế hệ trẻ luôn tìm cơ hội
để thể hiện mình. Cũng chính lý do này, "Chương trình Quản Trị Viên Tập Sự” của
Vinamilk với thời gian 18 tháng sẽ giúp sinh viên có cơ hội hiện thực hóa ước mơ
của mình trong thời gian đẹp nhất của cuộc đời để trở thành nhà lãnh đạo tài năng
thực sự trong tương lai.
Vinamilk còn mang đến chương trình Thực tập hàng năm cho các bạn sinh viên.
Tại Vinamilk, các bạn sinh viên sẽ được tạo đầy đủ điều kiện để thực tập cùng với
đội ngũ nhân viên tài năng và chuyên nghiệp của công ty. Sinh viên sẽ có cơ hội
tiếp nhận được nhiều kiến thức, rèn luyện kỹ năng, công ty cũng xem chương trình


này là một cơ hội của Vinamilk để tiếp cận được những ứng viên tương lai đầy
tiềm năng và nhiệt huyết. Không chỉ tuyển dụng các tài năng cho công ty, công ty
còn quan tâm đến việc đóng góp lợi ích cho xã hội ở nhiều khía cạnh. Chương
trình thực tập ở Vinamilk phần nào giải quyết được nhu cầu cọ sát thực tế của các
bạn sinh viên trong các trường Đại học. Không những thế việc lựa chọn các công
việc phù hợp với năng lực, kỹ năng cũng như sở thích là quyết định không dễ đối
với các bạn sinh viên. Cho nên các chuyên trình tuyển mộ của Công ty Sữa
Vinamilk tạo điều kiện cơ hội cho người lao động, đồng thời đào tạo ra nhiều cán
bộ giỏi cho công ty.
Trong những năm qua, Vinamilk đã tài trợ học bổng cho nhiều du học sinh xuất
sắc, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn tất khóa thực tập theo yêu cầu của chương

trình Đại học, rất nhiều tài năng trong số đó đã được chúng tôi phát hiện và chọn
vào làm việc lâu dài với Công ty. Bên cạnh đó, Vinamilk đưa ra chế độ lương
thưởng hấp dẫn để thu hút người tài. Thông qua chính sách thu hút nhân tài được
thực hiện bài bản, Vinamilk đã không những đào tuyển chọn được đội ngũ kỹ sư
chuyên ngành sữa giỏi mà còn “vô tình” xây dựng được một thương hiệu nhà tuyển
dụng ấn tượng trong mắt người lao động.
2.2.2. Về việc bố trí, sử dụng nhân lực
Sau khi tuyển dụng, Vinamilk sẽ bố trí và sử dụng nhân lực đúng với năng lực của
từng người. áp dụng tư tưởng quản trị nhân lực ở Việt Nam, công ty chú trọng tùy
tài dùng người, dùng người đúng chỗ, đứng việc, dung hòa giữa “tài” và “đức”
trong đó lấy “đức” làm gốc như theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là một doanh nghiệp lớn mạnh bậc nhất Việt Nam, hơn ai hết, Vinamilk hiểu rõ
tầm quan trọng của việc bố trí và sử dụng nhân lực của doanh nghiệp quyết định
đến hiệu quả công việc như thế nào. Trong tuyển dụng nhân lực, thì dựa vào các
tiêu chí tuyển dụng công ty sẽ chọn ra những người phù hợp nhất với công ty theo
từng vị trí, để rồi sẽ bố trí họ vào các vị trí thích hợp nhất, nếu trong trường hợp
ứng viên được tuyển không đáp ứng được các nhu cầu mà vị trí làm việc cần thì
công ty sẽ đào tạo họ, sẽ xem xét họ phù hợp với công việc gì hơn để giúp họ đảm
nhận những công việc đó. Còn nếu trong quá trình làm việc, nhân viên cho thấy
được tố chất, năng lực cao của mình, rằng trình độ của nhân viên ấy phải tương
xứng với vị trí cao hơn thì công ty sẽ xem xét để cất nhắc họ lên vị trí cao hơn. Bên
cạnh việc thu hút người lao động vào trong công ty thì cũng có nhân viên phải rời


công ty do không phù hợp hoặc làm việc không hiệu quả. Trong quá trình phát
triển và mở rộng công ty, Vinamilk sẽ có nhiều công việc mới được tạo ra, người
lao động sẽ có cơ hội được thử sức với những vai trò, thách thức mới. Điều này
cũng giúp khơi dậy năng lực tiềm ẩn và khả năng sáng tạo của người lao động.
2.2.3. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
Từ sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức thì Vinamilk quan niệm đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực là chiến lược đầu tư cho sự thành công trong tương lai
của công ty. Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa
Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến thành công hay thất bại
của doanh nghiệp. Bộ phận quản lý đã xác định mục tiêu của đào tạo nguồn nhân
lực đó là đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Trong quá trình này, công ty
cũng đã vận dụng tư tưởng quản trị nhân lực ở Việt Nam như là sự “chu đáo, công
phu”, rèn luyện tài đức trong việc đào tạo nhân lực và xem xét cách sinh hoạt, công
tác của họ,..trong việc phát triển, cất nhắc cán bộ như chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra.
Công ty thường có các khóa đào tạo nhân lực ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm
bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu và
thách thức trong công việc.
Trong dài hạn: Nhằm xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty
trong tương lai, năm 1993, Vinamilk đã ký hợp đồng dài hạn với trường Đại Học
Công Nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên Bang Nga để gửi con em cán
bộ, công nhân viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa,
tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm,
quản lý trong ngành sữa. Công ty Vinamilk và trường Đại học Công nghệ Thực
phẩm TP.HCM đã phối hợp tổ chức đào tạo lớp trung cấp công nghiệp thực phẩm
khóa 27, khai giảng ngày 30/3/2010 với số lượng 134 học viên là công nhân của
các nhà máy thuộc Vinamilk. Đến 10/12/2011, Vinamilk cùng phối hợp với nhà
trường tổ chức lễ bế giảng, với 111 anh chị em được công nhận tốt nghiệp, trong
đó có 64 anh chị đạt loại khá. Thông qua lớp học này, Vinamilk có thêm 111 kỹ
thuật viên. Họ là những công nhân có tay nghề nay được trang bị thêm kiến thức,
góp phần đáp ứng được nguồn nhân lực cho sự phát triển của Vinamilk.


Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo
trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Những cán
bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công ty hỗ trợ 50% chi phí cho
các khóa học nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của công ty
nhằm gia tăng về chất lượng.
Tổ chức những buổi học, giao lưu chia sẽ kinh nghiệm giữa các cán bộ công nhân
viên giúp cho mọi người học tập và tiếp thu được những sáng tạo mới trong công
việc
2.2.4.. Về chính sách đãi ngộ nhân lực
Vận dụng tư tưởng quản trị nhân lực Hồ Chí Minh về việc chăm lo đời sống vật
chất và đời sống tinh thần phải được chú trọng và dành sự quan tâm đặc biệt. Nên
công ty đã có các chính sách đãi ngộ đối với người lao động như sau:
-Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày
càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ
lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Công ty làm ăn có
lãi.
-Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với
quy định của pháp luật. Vinamilk tin rằng con người là tài sản quý nhất của
Vinamilk nên họ xem tiền lương cũng là tiền đầu tư hiệu quả nhất. Lương khởi
điểm cho các công nhân lao động ở dây chuyền là 1,8 triệu đồng, và đối với các
nhà quản lý là 4,2 triệu đồng. Ngoài ra vào các dịp cuối năm, lễ tết công ty đều có
những phần thưởng xứng đáng cho tất cả mọi người vì những việc mà họ đã đóng
góp cho công ty. Chính vì thế làm việc tại Vinamilk, mọi người sẽ nhận được mức
lương tương xứng với năng lực và cạnh tranh so với thị trường.
-Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao đóng
góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh
hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín cho Công ty.
-Chương trình xét thưởng hàng năm cũng được áp dụng cho toàn nhân viên trong
công ty. Công nhận những đóng góp của người lao động cũng là điều Vinamilk đặc
biệt quan tâm. Chương trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và mức


thưởng hàng năm hấp dẫn thể hiện sự trân trọng của Vinamilk đối với thành công

của nhân viên và phản ánh tính công bằng giữa các nhân viên.
Ngoài ra, chương trình Cổ phiếu thưởng, Bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ phương tiện đi
lại cũng là một trong những phúc lợi nổi bật Vinamilk mang đến cho người lao
động
2.2.5. Về quan điểm đánh giá
Trong công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân lực thì Vinamilk áp dụng tư
tưởng quản trị nhân lực của Hồ Chí Minh đó là phải có quan điểm và phương pháp
đánh giá cán bộ đúng đắn. Đánh giá phải công tâm, công bằng và khách quan.
Tùy vào đặc trưng của những vị trí khác nhau mà Vinamilk có những tiêu chí đánh
giá khác nhau. Công ty sử dụng mô hình ASK để đánh giá năng lực của nhân viên.
Cụ thể như với vị trí nhân viên kế toán thì công ty sẽ dựa vào 3 tiêu chí trong mô
hình trên để đánh giá, đó là: Tri thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ làm việc;
Trong đó những yêu cầu về tri thức chuyên môn sẽ là: sử dụng hệ thống quản lý
ERP trên các phân hành OPM Inventory, một phần của các phần hành AR, AP, OM
trên ERP; Kiểm tra, theo dõi các nghiệp vụ tài chính kế toán phát sinh; Kiểm tra,
đối chiếu hàng tồn kho, lập báo cáo kiểm kho định kỳ,… Còn về kỹ năng làm việc:
sử dụng phần mềm Kế toán, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, sử dụng thành
thạo các phân hành liên quan trên hệ thống ERP, kỹ năng phối hợp trong công việc
với các bộ phận khác, kỹ năng giao tiếp, thương lượng, kỹ năng làm việc nhóm.
Với thái độ làm việc thì: nhiệt tình, trung thực, đáng tin cậy, phản ứng khi gặp các
tình huống công việc, khi chịu áp lực… Tất cả đánh giá sẽ dựa trên kết quả thực
tiễn 3 tiêu chí của các nhân viên, bộ phận.
Bên cạnh đó, Vinamilk còn đánh giá công việc qua việc so sánh kết quả mà nhân
viên đạt được so với mục tiêu mà chính bản thân nhân viên đề ra, do môi trường
làm việc của Vinamilk là môi trường mở, đầy tính sáng tạo, ở đó ai ai cũng thỏa
sức được thể hiện những ý tưởng, đóng góp của mình nên đây là một cách đánh giá
khách quan, đánh trúng vào tâm lý của nhân viên, khuyến khích họ làm việc tự
chủ, biến họ trở thành người làm chủ công việc, tự đặt ra mục tiêu, tự đánh giá
công việc và phải chịu trách nhiệm với chính bản thân. Hơn nữa, trong cách đánh
giá của Vinamilk, ở mọi vị trí 2 yếu tố Tài – Đức không thể tách rời nhau, chúng ta

có thể thấy ở vị trí nào thì công ty cũng có tiêu chí đánh giá là: tính trung thực,


đáng tin cậy và sự chính trực. Với phương châm phát triển bền vững, tạo ra một
môi trường làm việc trung thực, đầy tính cạnh tranh, bên cạnh việc cần những kiến
thức chuyên môn thì mỗi con người trong công ty cần phải là một người văn minh,
có đạo đức, và đây là một tiêu chí quan trọng, không thể thiếu trong việc đánh giá
nhân viên của công ty.
2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng các tư tưởng quản tị nhân lực Việt Nam vào công
ty sữa Vinamilk
2.3.1. Ưu điểm
Trong công tác tuyển dụng công ty áp dụng phương pháp xét duyệt hồ sơ;phỏng
vấn và thử việc khá chặt chẽ vì vậy chất lượng lao động đầu vào khá tốt.
Bố trí nhân viên vào các vị trí thích hợp nhất, cân nhắc nhân viên lên vị trí cao hơn
khi họ cho thấy năng lực cao của mình.
Thực hiện tốt việc đánh giá sự thực hiện của mỗi cá nhân sau mỗi quý; mỗinăm
nhờ áp dụng phương pháp thang điểm lấy ý kiến từ toàn bộ các nguồn xungquanh
mỗi nhân viên, Vinamilk còn đánh giá công việc qua việc so sánh kết quả mà nhân
viên đạt được so với mục tiêu mà chính bản thân nhân viên đề ra
Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên được thực hiệnkhá tốt.
Các khóa đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cũng như các buổi tham gia huấn
luyện thực tế được Vinamilk tổ chức thường xuyên trong và ngoài nước.
Công ty cũng tập trung thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo sự tin cậy,ổn định
và thoải mái cho tất cả các nhân viên, cho họ phát huy các khả năng của mình; đảm
bảo quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ về BHYT, BHXH cũng như cac quĩ khen
thưởng kỉ luật phân minh rõ ràng xứng đáng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân viên yên tâm làm ăn: tài trợ chi phí đưa
con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa và các sản
phẩm từ sữa. Ngoài ra, về cơ sở vật chất, công ty đã tự động hóa quy trình công
nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất thựcphẩm, quản lý trong ngành sữa tại

nước ngoài-


Những kĩ sư được đào tạo ở nước ngoài về đều phát huy và ứng dụng hiệu quả
những kiến thức ở trường. Nhiều bạn trẻ đã trở thành cán bộ nòng cốt ở các nhà
máy của công ty và ý thức xây dựng cho sự thành công của công ty rất tốt.
2.3.2. Hạn chế
Hạn chế trong công tác tuyển dụng: công ty vẫn còn tận dụng tuyển dụng những
người dân ở những vùng lân cận nhà máy vì thế vẫn còn một lượng nhân viên chưa
có đủ trình độ và tay nghề, do đó vẫn cần phải bồi dưỡng và đào tạo thêm.
Hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: việc đào tạo và bồi
dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân viên vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Nguyên nhân của việc này là do số lượng nhân viên lớn và do thường xuyên áp
dụng các dây chuyền công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất nên yêu cầu đội ngũ
công nhân viên có trình độ và tay nghề cao sẵn sàng thích nghi với công nghệ sản
xuất mới.
Trong công tác sử dụng lao động: Công ty đã thực hiện các biện pháp tạo động lực
cho người lao động. Tuy nhiên, các công tác này đôi khi vẫn chưa thực sự hiệu
quả, chưa được thực hiện một cách triệt để. Điều này đòi hỏi đội ngũ quản lý nhân
lực phải giám sát việc thực hiện công tác một cách tốt hơn nữa.

2.4. Giải pháp
-

Giải pháp ngắn hạn:

Trước hết cần hoàn thiện công tác phân tích công việc: cần thiết kế riêng và
chi tiết các bản mô tả cồng việc và bản tiêu chuẩn công việc đối với người thực
hiện công việc cụ thể.
Tiếp theo là đa dạng hóa các kênh tuyển mộ: qua báo chí, ti vi, phương tiện

ruyền thông khác…, ngoài ra công ty có thể thông qua nhân viên trong công ty để
tuyển người hay qua bạn bè và thực tập sinh trong công ty để tuyển đượcnhững
ứng viên chất lương, có năng lực và đáng tin cậy. Cần kiên quyết tránh tình trạng
thiên vị người được thiệu vào công ty bởi những người có chức vụ cao trong công
ty, bởi nếu họ không đáp ứng được yêu cầu công việc thì công ty sẽ bị thiệt hại
trong công vệc và tốn kém chi phí để khắc phục tình trạng đó.


Sàng lọc hồ sơ nâng cao chất lượng các bước thi tuyển và phỏng vấn từ đó
hoàn thiện quy trình tuyển dụng.
-

Giải pháp trong dài hạn.

Tạo bầu không khí môi trường làm việc văn minh, lịch sự, lành mạnh công băng để
giúp nhân viên phát triển toàn bộ năng lực của mình.
Nâng cao đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, vì chi phí khá cao trong đào tạo nên
vinamilk cần cố gắng tăng thêm nguồn tài trợ, tổ chức nhiều khóa đào tạo sát với
thực tế từ đó giúp nhân viên tiếp cận với môi trường thực tế, hiệu quả đào tạo
được nâng cao.
Đãi ngộ tốt là một trong những biện pháp giữ chân người lao động hiệu quả nhất.
Chính vì thế mà vinamilk cần có chính sách đãi ngộ phù hợp
Các nhà quản trị cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần củ nhân viên,
điều này tác động rất lớn tới từng nhân viên và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
công việc của họ. Vinamilk có thể tổ chức các buổi du lịch nghỉ ngơi cho nhân
viên, tặng quà trong các dịp lễ tết, thăm hỏi…Đảm bảo mọi nhân viên đều được
tham gia bảo hiểm xã hội, được hưởng đầy đủ các quyền lợi được hưởng.

KẾT LUẬN
Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) là một doanh nghiệp lớn và có

tiếng trên thị trường, để làm được điều đó không chỉ chú trọng vào phát triển chất
lượng sản phẩm mà đội ngũ nguồn lao động cũng được nâng cao, nguồn nhân lực
đã và đang được quan tâm, công ty cũng khẳng định nguồn nhân lực giỏi là một lợi
thế cạnh tranh hàng đầu. Đó cũng là yếu tố quan trong làm cho công ty trở thành
công ty sữa hàng đầu của Việt Nam và có mặt ở một số nước trên thế giới.
Chúng ta đã, đang và sẽ bị thua thiệt trên con đường hội nhập và cạnh tranh
quốc tế, nếu chúng ta yếu kém trong sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. Đã đến lúc chúng ta phải điều chính mối quan hệ giữ tăng trưởng kinh tế với
phát triển xã hội, tăng trưởng đi đôi với phát triển. Nguồn nhân lực nước ta phải
được đầu tư thỏa đáng để phát triển xứng đáng với tấm vóc và vị trí của nó. Chúng


ta hỵ vọng và mong muốn rằng, với quyết tâm của Nhà nước, sự đồng thuận của
toàn xã hội, những nguyên nhân, thiếu sót và yếu kém trong đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực sẽ được khắc phục hiệu quả, sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của nước ta sẽ không ngừng phát triển, góp phần đưa đất nước ta vững
bước đi lên trên con đường đổi mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nước nhà và hội nhập với thế giới. Chúng ta tin tưởng về một đội
ngũ nhân lực trẻ trong tương lai vừa đủ tài, vừa có đức xứng đáng là chủ nhân đất
nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Nhóm…….…… Lớp học phần:
Thời gian: ...........................................................................................................................
Địa điểm: ….........................................................................................................................
Thành phần: Toàn bộ thành viên nhóm…….

Học phần môn : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN
Có mặt: ……………………………………………………………………………………
Vắng mặt: ……Trong đó: Vắng có phép:........................................................................................
Vắng không phép:..................................................................................
Nội dung cuộc họp:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Kết luận
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào lúc …….. giờ …….. phút cùng ngày.
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm 20…..
Nhóm trưởng
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thư ký
(Ký, ghi rõ họ và tên)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Nhóm…5…… Lớp học phần:
Thời
gian:.......................................................................................................................................
..

Địa điểm:............................................................................................................................................
Thành phần: Toàn bộ thành viên nhóm…….
Học phần môn : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN
Có mặt:...............................................................................................................................................
Vắng mặt: ……Trong đó: Vắng có phép:........................................................................................
Vắng không phép:..................................................................................
Nội dung cuộc họp:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Kết luận
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào lúc …….. giờ …….. phút cùng ngày.
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm 20…..
Nhóm trưởng
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thư ký
(Ký, ghi rõ họ và tên)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN
Nhóm…5…… Lớp học phần:
Thời

gian:.......................................................................................................................................
..
Địa điểm:............................................................................................................................................
Thành phần: Toàn bộ thành viên nhóm…….
Học phần môn : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN
Có mặt:...............................................................................................................................................
Vắng mặt: ……Trong đó: Vắng có phép:........................................................................................
Vắng không phép:..................................................................................
Nội dung cuộc họp:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Kết luận
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào lúc …….. giờ …….. phút cùng ngày.
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm 20…..
Nhóm trưởng
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thư ký
(Ký, ghi rõ họ và tên)




×