Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tài liệu tập huấn: Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 38 trang )

Tài liệu tập
huấn

LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của ngành
thủy sản đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ.
Tuy nhiên, ở khá nhiều nơi do phát triển ồ ạt, tự phát thiếu quy
hoạch, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, tính cộng đồng chưa được đề cao đã dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong vùng nuôi trồng thủy
sản, đã gây ra không ít tổn thất lớn tới nông, ngư dân trong nuôi trồng thủy
sản.
Để góp phần và khắc phục tình trạng đó Trung tâm giới thiệu việc
làm thanh niên phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh biên
soạn cuốn tài liệu tập huấn “ Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi
trồng thủy sản”.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh
trong nuôi trồng thủy sản theo hình thức bán thâm canh, thâm canh của
người nuôi. Chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu này sẽ bổ ích cho người nuôi
trồng thủy sản nâng cao kỹ thuật nuôi và hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây ra.
Tài liệu hướng dẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp cũng như bà con nông, ngư
dân các địa phương để hoản thiện tốt hơn

Mọi đóng góp liên hệ: Trung tâm giới thiệu việc làm thanh
niên Quảng Ninh , SĐT: 0333.
. Đ/c: phường Hồng Hà – thành
phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh.
Trân trọng cám ơn!


Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

1


Tài liệu tập
huấn

Chương I: KIẾN THỨC CHUNG

1.1. Định nghĩa và phân loại bệnh ở cá
a. Bệnh là gì?: Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh
vật với sự biến đổi xấu của môi trường xung quanh, cơ thể nào thích ứng thì
tồn tại và ngược lại không thích ứng thì mắc bệnh và chết.
Khi cá bị nhiễm bệnh thường có một số biểu hiện như: trạng thái hoạt
động không bình thường (ví dụ: không giữ được thăng bằng, nổi đầu, dạt
bờ, kém ăn hay thậm chí bỏ ăn…), có sự thay đổi về màu sắc của 1 bộ phận
hay toàn bộ cơ thể. Tình trạng nhiễm bệnh kéo dài trên cá gây rối loạn hoạt
động sống của cá, phá hủy một hay nhiều cơ quan chức năng quan trọng
như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa…. kết quả bệnh xảy ra nặng và cá nuôi sẽ
chết.
Bệnh lý: là những phản ứng của cơ thể bằng sự thay đổi một phần hay
toàn bộ chức năng sinh lý bình thường của cơ thể sinh vật (thay đổi về hoạt
động, màu sắc…), khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập hay có sự thay đổi
đột ngột của các yếu tố môi trường sống (nhiệt độ, pH….).
b. Phân loại bệnh.
- Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh người ta chia làm 2 nhóm bệnh
chính sau đây:
+ Bệnh truyền nhiễm: Là bệnh gây ra do tác nhân thuộc giới vi sinh
vật bao gồm: vi khuẩn, vi rút, nấm, nguyên sinh động vật... tính chất lây

truyền bệnh mạnh mẽ và có thể gây thành những ổ dịch lớn.
+Bệnh không truyền nhiễm: Là bệnh gây ra do yếu tố môi trường, dinh
dưỡng, độc tố ... bệnh này không có tính lan truyền.
- Căn cứ vào vị trí ký sinh và phạm vi gây tác hại của bệnh người ta
chia bệnh cá thành:
+Bệnh cảm nhiễm cục bộ: Tác nhân xâm nhập và gây hại chỉ ở một bộ
phận nhất định nào đó của cơ thể, không có khả năng xâm lấn và gây tác
hại đến các bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh xảy ra ở cơ quan
nào thì quá trình biến đổi bệnh lý chủ yếu xảy ra ở đó. Ở thủy sản
thường gặp các bệnh như bệnh ngoài da, bệnh ở mang, bệnh đường ruột...
+Bệnh cảm nhiễm toàn thân (bệnh cảm nhiễm hệ thống): Khi thủy sản
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

2


Tài liệu tập
huấn

nhiễm bệnh, tác nhân gây bệnh có thể theo hệ thống tuần hoàn xâm nhập
vào nhiều tổ chức cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây tác hại lên toàn bộ
hoạt động sống của cơ thể..
c. Những con đường lây truyền bệnh
- Mầm bệnh có thể lây từ bố mẹ sang con thông qua tinh trùng và
trứng (lây bệnh theo chiều dọc).
- Những còn đường lây bênh khác dưới đây là lây theo chiều ngang:
+ Tiếp xúc trực tiếp: Trong ao nuôi sự tiếp xúc trực tiếp giữa động vật
khỏe sang động vật mang mầm bệnh hoặc bị bệnh có thể sẽ làm cho con
khỏe bị nhiễm mầm bệnh và bệnh.
+ Môi trường nước: Tác

nhân gây bệnh sinh học luôn tồn
tại trong môi trường nước ao và
chúng có thể xâm nhập vào cơ
thể động vật thủy sản. Động vật
thủy sản mang mầm bệnh sống
trong môi trường chứa mầm
bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm
bệnh cao.
+ Bùn đáy ao: Mầm bệnh
Hình 1: Bún đáy ao nuôi
có sẵn trong đáy ao hoặc được
tích tụ trong quá trình nuôi sẽ
tấn công cá và gây bệnh khi gặp điều kiện phù hợp.
+ Dụng cụ chăm sóc, đánh bắt và vận chuyển: Khi sử dụng những dụng
cụ này với động vật thủy sản bị bệnh thì mầm bệnh có thể dính vào các dụng
cụ đó, nếu sử dụng lại chúng mà không được khử trùng thì mầm bệnh sẽ lây
lan sang những con khỏe hoặc sang môi trường nước.
+ Di chuyển động vật thủy sản: Động vật thủy sản di cư hay vận
chuyển từ vùng này sang vùng khác sẽ mang mầm bệnh từ vùng có mầm
bệnh sang vùng không có mầm bệnh, từ đó lây sang con khỏe mạnh.
+ Các sinh vật: Những sinh vật có hại, những sinh vật mang mầm bệnh
trung gian cũng có thể mang mầm bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ ao
nuôi có mầm bệnh sang ao nuôi không có mầm bệnh.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

3


Tài liệu tập
huấn


1.2. Đặc điểm bệnh ở thủy sản
Môi trường sống của thủy sản là nước nên có những đặc điểm khác so
với các loài động vật sống trên cạn. Một số đặc điểm bệnh ở thủy sản khác
với động vật trên cạn là thủy sản bị bệnh thường rất khó phát hiện, đặc biệt
trong giai đoạn sớm của bệnh. Thông thường khi phát hiện được bệnh dựa
vào các dấu hiệu bệnh lý như lở loét, bơi lội yếu ớt, bỏ ăn, đỏ thân, đen
mang... thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc trị bệnh thường kém hiệu quả.
1.3. Điều kiện để thủy sản bị bệnh
Quá trình hình thành bênh trên
cá liên quan đến các yếu tố: tác
nhân gây bệnh, môi trường sống và
vật chủ (cá).
- Tác nhân gây bệnh: Vi rút, vi
khuẩn, nấm, ký sinh trùng và
những sinh vật có hại khác đủ lớn,
đủ mạnh.
- Môi trường sống: Là biểu
hiện của chất lượng nước, trong
Hình 2 : Mối liên quan các yếu tố.
đó quyết định bởi nhiều yếu tố
như nhiệt độ, oxy hoà tan, pH,
các khí CO , NH3 , H2S và các kim loại nặng, những yếu tố này thay đổi sẽ
gây bất lợi cho động vật thuỷ sản và tạo điều kiện thuận lợi để tăng tính
độc của tác nhân gây bệnh.
- Vật chủ: Cơ thể luôn luôn tồn tại khả năng đề kháng với tác nhân gây
bệnh, thể hiện ở hệ thống miễn dịch đặc hiệu ở cá. Do vậy, tác nhân gây
bệnh chỉ có thể gây bệnh khi nó át chế được khả năng đề kháng của cá.
Vì vậy trong thực tế để hạn chế được sự bùng phát bệnh ở thủy sản

không những chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân lên thủy sản mà còn
phải có các biện pháp quản lý môi trường nuôi tốt nhằm kìm hãm sự phát
triển của tác nhân và tăng cao sức khỏe vật nuôi.
2. Các yếu tố môi trường
Các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp hay
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

4


Tài liệu tập
huấn

gián tiếp đến thủy sản, tuy nhiên chỉ có một số ít có vai trò quyết định như:
nhiệt độ, độ mặn, pH, Oxy hòa tan và độ trong ở một địa điểm nhất định.
2.1. Nhiệt độ
- Động vật thuỷ sản là nhóm động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể
của chúng chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nước (môi trường sống). Nhiệt
độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho đời sống của động
vật thuỷ sản. Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến động
vật thuỷ sản chết thậm chí chết hàng loạt. Ví dụ, nhiệt độ dưới 60 C hoặc
trên 420 C làm cá rô phi chết hàng loạt.
- Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (ngay cả trong phạm vi thích hợp)
cũng có thể khiến cho động vật thuỷ sản bị sốc (stress) mà chết. Trong quá
trình nuôi dưỡng cần chú ý sự chênh lệch nhiệt độ và nhất là sự thay đổi
nhiệt độ đột ngột.
- Nếu nhiệt độ chênh lệch 5 0C có thể làm cho động vật thuỷ sản bị sốc
và chết, tốt nhất không để nhiệt độ chênh lệch quá 30C, biên độ dao động
nhiệt độ trong ngày không quá 50C. Cần lưu ý những thời điểm thay đổi
thời tiết như giông bão, mưa rào đột ngột, gió mùa đông bắc tràn về,

chúng thường là nguyên nhân làm cho nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, dễ
gây sốc cho thủy sản nuôi.
2.2. Độ pH
- Độ pH của nước ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống
của động vật thủy sinh.
Nhưng thay đổi pH đột ngột
cũng làm cho đối tượng thủy
sản bị sốc, nếu thay đổi pH
quá giới hạn thích nghi của
loài thì đối tượng thủy sản bị
chết.
- Biên độ thay đổi pH
Hình 3: Do pH ao nuôi
theo đơn vị thời gian ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống
của đối tượng thủy sản.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

5


Tài liệu tập
huấn

2.3. Oxy hòa tan
- Động vật thủy sản
sống trong nước nên hàm
lượng oxy hoà tan trong
nước rất cần thiết cho đời

sống của động vật thủy
sản. Nhu cầu sử dụng oxy
của các đối tượng thủy sản
là khác nhau, nó phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển,
trạng thái sinh lý và nhiệt
Hình 4: Cá nổi đầu sáng sớm.
độ môi trường nước.
- Do đó khi trong môi trường sống lượng oxy hòa tan đạt 3 mg/l hoặc
thấp hơn là mối nguy hiểm cho đối tượng thủy sản. Vì vậy ở các mô hình
nuôi thâm canh, với mật độ đối tượng thủy sản thả cao thường xuyên có hệ
thống quạt nước để nhằm nâng cao hàm lượng oxy hòa tan trong ao.
2.4. Độ trong của nước
- Độ trong của nước
phản ánh sự phát triển của
thực vật phù du trong ao
nuôi. Độ trong của nước ao
phù hợp nhất dao động
trong khoảng từ 30 - 40cm.
- Độ trong của nước
phù hợp, có nghĩa thực vật
phù du phát triển tốt trong
ao nuôi, hạn chế các chất lơ
lửng, tăng tầm nhìn của tốt
Hình 5: Kiểm tra màu nước ao nuôi
hơn, nâng cao khả năng bắt
mồi, đồng thời hạn chế sự phát triển của rong.
- Độ trong là do nồng độ các chất mùn hữu cơ cao thì không gây nguy
hiểm trực tiếp cho đối tượng thủy sản, nhưng gây mất cân bằng dinh dưỡng.
3. Quản lý môi trường ao nuôi

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

6


Tài liệu tập
huấn

3.1. Quản lý, hạn chế sự thay đổi nhiệt độ trong ao nuôi
- Trong ao nuôi cá những thời điểm thay đổi thời tiết như giông bão,
mưa rào đột ngột, gió mùa đông bắc tràn về, chúng thường là nguyên nhân
làm cho nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, dễ gây sốc cho đối tượng thủy sản
nuôi. Hạn chế ảnh hưởng nhiệt độ ta cần làm như sau:
+ Gây màu nước ao nuôi phù hợp.
+ Cần bổ sung Vitamin C vào thức ăn khi nhiệt độ biến đổi.
+ Chủ động cấp và thay nước ao nuôi vào những ngày nắng nóng.
+ Cần làm nơi trú ẩn cho đối tượng thủy sản khi nhiệt độ xuống thấp
nhất về mùa đông.
3.2. Quản lý pH
- Khắc phục tránh pH thấp
Trong ao nuôi pH thường giảm mạnh gây chết thường là do nguyên
nhân oxy hóa của đất phèn, do đó để quản lý pH thấp trong vùng chịu ảnh
hưởng của đất phèn cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Ở vùng đất phèn không phơi đáy ao nứt nẻ.
+ Tránh trường hợp đất phèn tiếp xức với không khí.
+ Ao mới đào nên trao đổi nước nhiều, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite)
và bón phân.
+ Thay nước, cấp nước mới khi pH giảm xuống thấp.
Trong trường hợp pH giảm do CO2 sinh ra từ quá trình hô hấp của thủy
sinh vật hay phân hủy hữu cơ thường không gây chết. Cần hạn chế sự tích

lũy vật chất hữu cơ từ phân bón và thức ăn thừa trong ao, nếu mật độ nuôi
cao cần áp dụng biện pháp sục khí để làm giảm CO 2 và làm tăng hàm lượng
oxy hòa tan.
- Khắc phục khi pH cao
Để hạn chế pH tăng cao trong ao nuôi cần áp dụng một số biện pháp
tránh tích lũy dinh dưỡng trong ao để hạn chế sự phát triển quá mức của
thực vật:
+ Cải tạo ao tốt ở đầu vụ nuôi.
+ Không cho thức ăn quá thừa và bón phân quá nhiều.
+ Áp dụng các biện pháp khống chế sự phát triển của thực vật.
Khi độ pH của nước tăng cao (pH ≥9) có thể áp dụng biện pháp hóa
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

7


Tài liệu tập
huấn

học là dùng phèn nhôm Al 2(SO4)3.14H2O để hạ pH xuống 8,34. Liều dùng
là 1mg phèn có thể loại bỏ 1mg độ kiềm Carbonate.
Ngoài phèn nhôm có thể dùng thạch cao (CaSO 4.2H2O) và Canxi cũng
được dùng để điều hòa pH.
3.3. Quản lý, khắc phục hiện tượng thiếu Oxy trong ao nuôi
Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu Oxy trong các ao nuôi, khi
nuôi ta cần chú ý các điểm sau:
- Ao nuôi cần thoáng khí, không trồng cây lớn quanh ao, bờ ao quang
đãng.
- Không cho ăn thức ăn quá thừa hoặc bón phân quá liều lượng.
- Thay nước với nguồn nước có chất lượng đảm bảo.

- Khi thấy hiện tượng xấu như đối tượng thủy sản nổi đầu hàng loạt và
hoạt động yếu thì tiến hành quạt và sục khí (hoặc có thể sử dụng thuốc
H2O2 và CaO2 dạng hạt) ngay và tiến hành thay nước ao nuôi 30 – 50%
lượng nước ao nuôi.
3.4. Điều chỉnh độ trong ao nuôi phù hợp
- Khi độ trong nước ao nuôi cao
Trong ao nuôi khi độ trong ao nuôi ≥ 60 cm là lúc báo hiệu ao nuôi
nghèo thực vật phù du. Cần phải tiến hành các biện pháp sau đâu:
+ Tiến hành thay, cấp nước vào ao nuôi.
+ Bón phân vô cơ hay hữu cơ (ủ kỹ với men vi sinh).
+ Duy trì pH ao nuôi ở mực 7,5 – 8,5 ( bón vôi và Dolomit để duy trì
pH ao nuôi).
+ Sử dụng men vi sinh xử lý nước và đáy ao nuôi.
- Khi độ trong nước ao nuôi thấp
Trong ao nuôi khi độ trong nước ao nuôi ≤ 20 cm là lúc báo hiệu ao
nuôi thực vật phù du phát triển quá sẽ dễ dẫn tới hiện tượng nở hoa và thiếu
oxy ao nuôi vào buổi sáng sớm. Cần phải tiến hành các biện pháp sau đây:
+ Tiến hành thay 30 – 50 % lượng nước trong ao nuôi.
+ Điều chỉnh lượng thức ăn tránh trường hợp cho thừa thức ăn.
+ Sử dụng đường mật 3- 5kg/1000m3 dùng trong 5 ngày.
+ Sử dụng men vi sinh.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

8


Tài liệu tập
huấn

Chương II: BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN

CÁ NƯỚC NGỌT
1. Biện pháp phòng
Biện pháp phòng bệnh tổng hợp:
- Chọn địa điểm nuôi thuận lợi:
+ Môi trường nuôi phù hợp (chất lượng nước, chất đáy,...).
+ Đảm bảo ít bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tàn phá (bão gió, sói
lở vỡ bờ...).
+ Thuận tiện về giao thông, cung cấp vật tư, trang thiết bị dụng cụ....
- Chọn giống cá tốt(1).
- Cho ăn và chăm sóc quản lý(2).
- Vệ sinh phòng bệnh cho cá.
+ Vệ sinh ao đầm, trang thiết bị dụng cụ trước mỗi vụ nuôi và trong
suốt quá trình nuôi.
+ Phòng bệnh tổng hợp cho cá: định kỳ dùng Vôi (loại Vôi được nung
từ đá vôi thường dùng để làm vật liệu xây dựng CaCO 3) căn cứ vào pH
từng vùng mà bón hoặc thường xuyên bổ xung Tỏi, Vitamin B1, C... theo
hướng dẫn kỹ thuật vào thành phần thức ăn cho cá ăn.
Chú ý: (1),(2) Tham khảo tài liệu Kỹ thuật nuôi Rô phi thương phẩm).
2. Phương pháp trị bệnh cho cá
2.1. Bệnh do Virus
- Tác nhân gây bệnh: do
Virus gây ra.
- Dấu hiệu bệnh lý: Mắt cá
bị lồi, xuất huyết ở dưới da và
gốc vây, mang nhợt nhạt hay tụ
máu, xuất huyết trong các nội
quan, cá chết rải rác tới hàng
loạt.
- Phân bố và lan truyền:
Bệnh thường xuất hiện chủ yếu

ở giai đoạn ở cá giống, ít gặp ở
cá trưởng thành và vào mùa
Hình 6: Tiêu bản cá.
xuân và mùa thu, tốc độ lây lan
nhanh.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

9


Tài liệu tập
huấn

- Biện pháp phòng bệnh:
+ Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
+ Loại bỏ những con bố mẹ có dấu hiệu.
+ Không bắt giống tại vùng dịch. Mua giống đã được kiểm dịch.
+ Bổ sung vitamin C vào thức ăn.
+ Dùng vôi bột rắc xuống ao 10 ngày 1 lần.
+ Loại bỏ ngay những con bị bệnh trong ao …
2.2. Bênh do Vi Khuẩn
a. Bệnh viêm ruột
- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm.
- Dấu hiệu bệnh lý: Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn
Streptococcus sp. Bệnh tích điển hình ruột trương to, chứa đầy hơi.
- Phân bố và lan truyền
bệnh: Thường gặp ở cá rô phi
nuôi thương phẩm và cá bố mẹ
nuôi sinh sản khi môi trường
nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức

ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ
lệ nhiễm bệnh thấp.
- Phòng trị bệnh: Dùng
một số kháng sinh cho cá ăn như
Erythromyxin
hoặc
Hình 7: Bệnh viên ruôt.
Oxytetramyxin, liều dùng 1012g/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc
KN-04-12.
b. Bệnh xuất huyết
- Tác nhân gây bênh: Cầu
khuẩn Streptococcus sp, Gram
dương.
- Dấu hiệu bệnh lý: Ðầu
tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn
hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây
chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ
quan nội tạng và cơ xuất
huyết; máu loãng; thận, gan, lá
Hình 8: Bệnh xuất huyết
lách mềm nhũn. Cá bệnh nặng
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

10


Tài liệu tập
huấn

bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to.

- Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt.
Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát
bệnh. Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh an toàn.
- Phòng trị bệnh: Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy
theo pH môi trường, liều lượng 1-2kg/100m3, 2 - 4 lần/tháng.
Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3- 7ngày, dùng 2- 5g/100kg
cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2
trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc
KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 - 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng
bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 - 30mg/1kg cá /ngày, liên tục
7-10 ngày.
c. Bệnh thối mang
- Tác nhân gây bệnh: Myxococcus piscicola là vi khuẩn gây bệnh thối
mang. Đây là vi khuẩn hình sợi, hai đầu tròn dễ uốn cong, nó sinh trưởng
tốt ở môi trường có độ pH 6,5- 7,5 và nhiệt độ 250C không sinh trưởng ở
pH < 6 và pH > 8,5. Nhiệt độ 180C sinh trưởng yếu nhưng tính độc mạnh.
Nhiệt độ 650C chết sau 5 phút, nhiệt độ 40C không sinh trưởng.
- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi chậm trên mặt nước và tách đàn, bắt mồi
giảm hoặc không bắt mồi. Da cá chuyển màu đen nhất là phần đầu. Các tia
mang bị rách và thối nát, có dính bùn, biểu bì trong lớp mang xung huyết.
Bề mặt xương nắp mang bị tụ máu, phần giữa xương bị hoại tử và trong
suốt hoặc bị ăn mòn thành lỗ tròn.

Hình 9: Cá trắm cỏ bị bệnh thối mang
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

11


Tài liệu tập

huấn

Bệnh thối mang ở cá trắm cỏ thường kết hợp với bệnh viêm ruột do vi
khuẩn và bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết do vi rus gây ra.
- Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh gặp nhiều ở cá trắm cỏ, cá
chép, mè hoa. Bệnh xuất hiện vào đầu mùa hè ở điều kiện nhiệt độ thích
hợp 28- 350C, ở giai đoạn cá giống gặp nhiều hơn các giai đoạn khác. Bệnh
gặp ở cá của nhiều nước trên thế giới.
- Phòng và chữa bệnh: Bệnh thối mang thường cùng xuất hiện đồng
thời với bệnh viêm ruột nên có thể áp dụng các phương pháp phòng bệnh
và chữa bệnh như đối với bệnh viêm ruột.
2.3. Bệnh do ký sinh trùng
a. Bệnh trùng bánh xe
- Tác nhân gây bệnh: Một số
loài trong họ trùng bánh xe
Trichodinidae như : Trichodina
centrostrigata,
T.domerguei
domerguei, T. heterodentata, T.
nigra, T.orientalis, Trichodinella
epizootica, Tripartiella bulbosa, T.
clavodonta.
Hình 10: Trùng bánh xe.
- Dấu hiệu bệnh lý:
+ Khi mới mắc bệnh, trên
thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so
với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy,
thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao.
+ Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang
khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá

bơi lội mất phương hướng.
+ Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
- Phân bố và lan truyền bệnh: Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai
đoạn cá giống, là bệnh ký sinh đơn bào nguy hiểm nhất của giai đoạn này.
Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai đoạn cá thịt. Khi ương cá trong nhà, bệnh
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tỷ lệ chết cao 70-100%. Bệnh thường phát vào
mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước 25-300C.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

12


Tài liệu tập
huấn

- Phòng trị bệnh: Có thể dùng một trong các biện pháp phòng và trị
bệnh sau đây:
+ Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút.
+ Dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực
tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g/m3 nước).
+ Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 3060 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao.
b. Bệnh trùng quả dưa
- Tác nhân gây bệnh:
trùng
quả
dưa
Ichthyophthyrius multifiliis.
- Dấu hiệu bệnh lý: Da,
mang, vây của cá bệnh có
nhiều trùng bám thành các hạt

lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng
đục (đốm trắng), có thể thấy
rõ bằng mắt thường (người
nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy
Hình 11: Bệnh trùng quả dưa.
nhót . Da, mang cá có nhiều
nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung
gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang,
phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu
lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
- Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi
lưu qua đông ở miền Bắc hoặc nuôi trong nhà, thường bị bệnh trùng quả
dưa làm cá chết hàng loạt. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa đông.
- Phòng trị bệnh: Dùng formalin nồng độ 200- 250ppm (200-250
ml/m3) tắm trong 30- 60phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25
ppm(20- 25ml/m3 ), 2 lần/tuần.
c. Bệnh sán lá đơn chủ
- Tác nhân gây bệnh: sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C.
sclerosus, Gyrodactylus niloticus.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

13


Tài liệu tập
huấn

- Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và
mang cá, làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô

hấp cá. Tổ chức da và mang có sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi
khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
- Phân bố và lan truyền bệnh: Cá có thể bị bệnh khi ương giống với
mật độ dày và có thể gây chết hàng loạt trong giai hoặc bể ương. Bệnh phát
vào mùa xuân, mùa thu.
- Phòng trị bệnh:
+ Dùng nước muối NaCl 2- 3%
tắm cho cá 5phút
+ Dùng KMnO4 nồng độ 20
ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30
phút.
+ Dùng formalin nồng độ 200 250 ppm(200 - 250 ml/m3) tắm trong
30-60 phút hoặc nồng độ 20 - 25
Hình 12: Bệnh sán lá đơn chủ.
ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.
d. Bệnh rận cá
- Tác nhân gây bệnh: Rận cá Caligus sp.
- Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm
cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác
xâm nhập, vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh
đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm cá chết hàng loạt. Cá bị rận Caligus sp ký
sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng
dại, cường độ bắt mồi giảm.
- Phân bố và lan truyền bệnh: Rận cá Caligus sp ký sinh ở nhiều loài
cá nuôi. Cá rô phi nuôi mật độ dày. Rận cá Caligus sp ký sinh đã gây chết
hàng loạt ở các đầm nước lợ
hoặc nước ngọt.
- Phòng trị bệnh:
+ Dùng KMnO4 nồng độ 35 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin
nồng độ 1ppm (1g/m3) phun

Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

14


Tài liệu tập
huấn

xuống ao.
+ Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.
e. Bệnh giun tròn
- Tác nhân gây bệnh: Loài
Hình 13: Rận cá Caligus sp.
giun tròn Philometra sp. là loài
ký sinh điển hình gây bệnh. Cơ
thể giun thon dài, không màu. Phần đầu nhỏ, sau to dần, đuôi gần hình tròn.
Kích thước con đực con cái khác nhau, dài 5-6mm (đực), 6-8mm (cái).
Quá trình phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của môi trường, nhiệt
độ thấp phát triển chậm nhưng pH thích hợp từ trứng đến giun trưởng thành
chỉ trong 6- 7ngày.
- Dấu hiệu bệnh lý và tác hại: Dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng, khi
bị bệnh cá di chuyển chậm, da cá nhợt nhạt; do bóng hơi bị ảnh hưởng nên
mất thăng bằng, cá bơi ngửa một thời gian rồi chúc đầu xuống; Giun tròn
ký sinh dưới vảy làm da cá viêm loét, vẩy bị rộp và rụng ra tạo điều kiện
cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh. Tuy nhiên tác hại chủ yếu là
lấy chất dinh dưỡng của cá làm cho cá chậm lớn.

Hình14: Giun tròn Philomatra
Để phát hiện trùng ký sinh ở da có thể quan sát bằng mắt thường hoặc
kính lúp cầm tay. Các bộ phận nội tạng quan sát trên bệnh phẩm bằng cách

giải phẫu.
- Phân bố của giun tròn: Giun tròn Philomatra ký sinh trên nhiều cá
nước ngọt nhưng chủ yếu ở cá rô, trê, quả,.. giun ký sinh trong ruột, dạ dày
của cá, trên cá cái chúng còn ký sinh ở buồng trứng. Giun tròn xuất hiện
rộng trên thế giới, xuất hiện ở Việt Nam trong các ao nuôi quanh năm.
- Phòng và chữa bệnh.
+ Phòng bệnh: Dùng vôi tẩy ao. Chuyển cá cần kiểm tra, nếu phát hiện
bệnh cần trị bệnh mới thả nuôi trong môi trường mới.
+ Chữa bệnh: Nếu cá bị giun tròn ký sinh dưới da dùng nước muối 2%
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

15


Tài liệu tập
huấn

tắm cho cá trong 15 phút. Dùng Iodine hay thuốc tím 1% xát vào vị trí giun
ký sinh.
f. Trùng mỏ neo
- Tác nhân gây bệnh: Các loài thuộc giống Lernaea là tác nhân gây
bệnh, bao gồm L.polymorpha, L.cyrinacea, L.ctenopharyngodontis; hình
dạng giống như mỏ neo, cơ thể kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn,
phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo (hình 14). Trùng mỏ neo nhỏ
như cái kim có chiều dài khoảng 5-6cm.

Hình 15: Trùng mỏ neo và cá mè mắc
bệnh.
Quá trình phát triển của trùng mỏ neo phụ thuộc vào một số yếu tố môi
trường. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của trùng mỏ neo là 20- 250C,

mùa xuân nhiệt độ thấp đời sống của trùng mỏ neo kéo dài, do vậy nó có
thể ký sinh qua mùa đông vào xuân ấm áp sinh sản. Con cái ký sinh vĩnh
viễn ở cá đến khi chết.
- Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá mới bị mắc bệnh trùng mỏ neo có
biểu hiện bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Trùng
mỏ neo lấy chất dinh dưỡng nên cá gầy yếu dần. Cá giống khi bị bệnh bơi
lội mất thăng bằng, dễ bị dị hình, cong queo. Cá bị trùng mỏ neo ký sinh
một bên cơ thể sẽ mất trọng tâm, bơi nghiêng; nếu 2-3 trùng ký sinh
cùng lúc trên cơ thể cá chỉ 2-3 ngày cá không bơi đ ược sẽ chết. Ký sinh
ở miệng làm cá không ăn được. Khi ký sinh phần đầu của trùng cắm sâu
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

16


Tài liệu tập
huấn

vào cơ thể vật chủ còn phần sau lơ lửng trong nước nên thường bị một số
nguyên sinh động vật bám vào.
- Lưu hành của bệnh: Trùng mỏ neo ký sinh trên vây, da và phần
lớn trong xoang miệng của hầu hết các loài cá nước ngọt nhưng nhiều là
cá mè, cá trắm cỏ, cá chép; ký sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, lưu hành
rộng rãi trong các thuỷ vực của cả nước. Trong các cơ sở nuôi trùng mỏ neo
ký sinh trên cá nuôi với tỷ lệ cao gây tổn thất cho sản xuất.
- Phòng và chữa bệnh:
+ Phòng bệnh: Dùng nguồn nước sạch, không dùng nguồn cấp có
nước ao cá bị bệnh. Dùng lá xoan bón lót trước khi thả cá với lượng 0,20,3kg/m3 nước.
+ Chữa bệnh: sử dụng 1 trong các biện pháp sau đây:
3

Dùng lá xoan 0,4-0,5kg/m nước bón vào ao cá bị bệnh.
Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10-12ppm tắm cá 1-2giờ ở nhiệt độ
0
20-30 C.
Thay 2/3 số lượng nước bằng nước sạch.
2.4. Bệnh do quản lý và môi
trường
a. Cá trương bụng do thức ăn
- Dấu hiệu bệnh lý: thường
xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức
ăn tự chế không được nấu chín,
không đảm bảo chất lượng làm cá
không tiêu hoá được thức ăn, bụng
cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.
Hình 16 : Cá bị trương bụng
Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
- Biện pháp khắc phục: là
kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp.
Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn
nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic...).
b. Cá chết do mật độ dày
Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè nuôi thâm canh với mật độ
quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

17


Tài liệu tập
huấn


Tỉ lệ cá chết lệ thuộc vào mật độ và chất lượng nước. Mật độ thích hợp để
thả nuôi cá rô phi thịt là 100- 150con/m3, nếu mật độ trên 200 con/m3 có
thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn.

Chương III: BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG
1. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi
Công tác phòng bệnh tổng hợp cho tôm cần thực hiện theo 3 hướng:
+ Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh:
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

18


Tài liệu tập
huấn

+ Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi.
+ Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi.
+ Sử dụng đàn giống không mang mầm bệnh.
+Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh.
+ Sát trùng nơi cho ăn.
+ Sát trùng dụng cụ sản xuất.
+ Áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, bán tuần hoàn, tuần hoàn.
+ Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt ký chủ trung gian, các sinh vật
mang mầm bệnh.
+ Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh.
+ Sát trùng nước tôm bị bệnh trước khi thải.
+ Nâng cao sức đề kháng của tôm.

+ Chọn một đàn giống khoẻ mạnh.
+ Chọn mật độ nuôi thích hợp.
+ Cho tôm ăn theo phương pháp “bốn định”.
Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định: Đây là biện pháp phòng
bệnh hữu hiệu nhất vì sự xuất hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi
trường.
+ Thiết kế xây dựng trại, ao nuôi thủy sản phù hợp với công tác phòng
bệnh.
+ Áp dụng mô hình nuôi luân canh.
+ Quản lý các yếu tố môi trường ổn định và thích hợp.
2. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
2.1. Bệnh do vi khuẩn vibrio
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Các bệnh do vi khuẩn vibrio thường gặp nhất ở tôm thẻ chân trắng là
các bệnh: Bệnh đứt râu; Bệnh thối đuôi; Đốm đen; Bệnh thối mang, đen
mang
- Ngoài các biểu hiện bệnh như tên gọi đứt râu, thối mang, đen mang,
thối đuôi, đốm đen, còn kèm theo một số các dấu hiệu khác.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

19


Tài liệu tập
huấn

- Tôm bị bẩn mình, bẩn mang, cơ thể chuyển màu hồng đỏ, tôm yếu,
bỏ ăn rồi chết.
- Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính. Nếu mãn
tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ...

b. Tác nhân gây bệnh:
- Tác nhân chính gây ra các bệnh trên là vi khuẩn thuộc giống Vibrio.
- Vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao nuôi theo: nguồn nước, tôm giống,
thức ăn, từ đáy ao nếu công tác tẩy dọn chưa tốt.
c. Phòng – trị bệnh:
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn:
+ Giữ chất lượng nước ao nuôi tốt.
+ Không nuôi mật độ quá cao.
+ Tránh làm tôm bị tổn thương.
+ Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh cho xuống ao để giảm hàm lượng
chất hữu cơ trong ao nuôi.
+ Giảm độ mặn nước ao nuôi xuống 15 – 20%o có thể hạn chế vi
khuẩn Vibrio phát triển.
+ Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ
sung vitamin C, A, E.
- Bệnh vi khuẩn thường xảy ra khi nước ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp
dụng đồng thời các biện pháp:
+ Cải thiện điều kiện môi trường: Xiphon đáy, thay nước mới để làm
giảm mật độ vi khuẩn trong nước.
+ Diệt vi khuẩn bên trong cơ thể tôm: Cho tôm ăn thuốc kháng sinh
như Aueromycin hoặc Oxytetracycline, trộn với thức ăn theo liều lượng
1g/kg thức ăn trong 5-7 ngày. Hoặc Sulfamethoxine, Bactrim, Cotrim, liều
lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Diệt vi khuẩn trong môi trường nước ao: Cho chất diệt khuẩn xuống
ao: formol 25ml/m3 hoặc Benzalkonium chloride (BKC), Iodine...theo
hướng dẫn trên bao bì.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

20



Tài liệu tập
huấn

+ Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung vitamin C vào thức ăn.
+ Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn: 5-10ml/kg thức ăn.
+ Kích thích lột xác bằng Saponine 10-15g/m3.
2.2. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Tôm bị bệnh thường có dấu hiệu:
- Mang tôm biến đen hoặc biến màu nâu, các chân ngực và chân bơi có
màu xám bám đầy lông tơ.
- Bệnh nặng thì mang chuyển sang màu vàng, màu xám hoặc màu xanh bám
nhều lông tơ làm ảnh hưởng đến hô hấp. Tôm thường nổi đầu, dạt vào bờ và chết
rải rác.
- Nghiêm trọng hơn làm tôm không lột xác được.
- Bệnh thường gặp ở ao nuôi tôm có hàm lượng chất hữu cơ cao, mật
độ nuôi dày.
b. Tác nhân gây bệnh:
- Chủ yếu là Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor, ngoài ra có thể do
một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix
sp…Chúng có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh ở mang, thân và
các phụ bộ của tôm.
- Các vi khuẩn dạng sợi này sống hoại sinh trong nước biển, cửa sông
và có thể bám lên bề mặt ngoài của tôm gây bệnh, có khả năng phân giải
kitin, xenlulose và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
c. Phòng – trị bệnh:
- Cải thiện môi trường: thay nước, quạt nước.
- Diệt vi khuẩn trên tôm: Tắm cho tôm bằng CuSO 4 0,2-0,5g/m3 sau 46 giờ thay nước

- Diệt khuẩn trong ao: bằng các chất diệt khuẩn: BKC, Iodine…sau đó
thay một phần nước trong ao.
- Tăng sức để kháng cho tôm: Bổ sung vitamin C.
- Không nuôi mật độ quá cao. Tránh làm tôm bị tổn thương.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

21


Tài liệu tập
huấn

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong
ao nuôi. Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trường tốt và
bổ sung vitamin C, A, E, và b Glucan.
- Ao đã bị bệnh thì dùng 1-2mg/m3 Saponine hoặc bột hạt chè phun đều
khắp ao kích thích tôm lột xác. Lột xác xong lại thêm nước để giảm nồng độ
Saponine, hoặc dùng 2-5mg/m3 KMnO4 ( thuốc tím) phun khắp ao sau 4 giờ thì
thay nuớc.
2.3. Bệnh đóng rong hay mảng bám:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Các sinh vật bám vào chân, mắt, vỏ giáp thành một lớp lông tơ có
màu đen (xem kính hiển vi rất rõ).
- Tôm bị bệnh thường tách đàn nổi lên mặt nước bơi lờ đờ hay bám
thành bờ, phản ứng chậm chạp, kém ăn, không lột xác được.
- Bệnh nặng, các sinh vật bám phát triển bám vào mang làm tôm
khôngthở được tôm bị thiếu ôxy nên chết.
b. Tác nhân gây bệnh:
Do các sinh vật bám gây ra:
- Động vật nguyên sinh như Epistylis, Vorticella, Acineta, Ephelota.

- Tảo lam như Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola; tảo lục như
Enteromorpha sp; tảo khuê Amphora sp, Nitszchia sp.
c. Phòng – trị bệnh:
Bệnh sinh vật bám ở tôm xảy ra khi nƣớc ao bẩn, có nhiều tảo bám,
nhiều nguyên sinh động vật (trùng loa kèn) nên phải áp dụng các biện pháp.
- Cải thiện điều kiện môi trường:
+ Duy trì độ trong thích hợp, ổn định tảo trong ao.
+ Tăng cường thay nước sạch (10 - 20% nước/lần) để làm giảm sinh
vật bám trong ao, cải thiện môi trường.
+ Tăng cường quạt nước để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi.
+ Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm đáy ao.
+ Vớt tảo nổi trên bề mặt.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

22


Tài liệu tập
huấn

+ Xử lý nước ao bằng chế phẩm vi sinh để hấp thu khí độc NH3 và
phân hủy chất hữu cơ, hạn chế sự phát triển của tảo.
- Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp
tôm giảm stress, tăng sức khỏe cho tôm.
- Kích thích tôm lột xác: thay nước hoặc dùng Saponin 10-15g/m3 tạt
khắp ao giúp tôm lột xác đồng đều
- Diệt sinh vật bám: nếu tỷ lệ tôm nhiễm bệnh cao có thể sử dụng hóa
chất diệt bớt sinh vật bám như formol (25ml/m3) hoặc CuSO4
2.4. Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng:
a. Dấu hiệu bệnh lý:

Tôm nuôi thương phẩm bị bệnh mềm vỏ thường có dấu hiệu bệnh lý:
- Tôm có màu xỉn, vỏ bị mềm có khi rất mềm, vỏ rời thịt.
- Những con mềm vỏ thường yếu, kém hoạt động, dễ bị con khác ăn
thịt hoặc dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công, dễ bị mắc các bệnh bẩn mình
bẩn mang, chết rải rác.
- Tôm bị mềm vỏ thường chậm lớn, giảm giá trị thương phẩm và dễ
mắc các bệnh cơ hội. Bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh.
b. Tác nhân gay bệnh:
Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng có liên quan đến môi trường và
dinh dưỡng. Do thiếu dinh dưỡng, thức ăn thiếu Canxi và phốt pho. Độ
cứng thấp
- Nước ao nuôi nhiễm thuốc trừ sâu.
- Hàm lượng lân trong nước thấp.
c. Phòng – trị bệnh:
- Quản lý môi trường có độ kiềm từ 80-160mg/l bằng cách: bón vôi
CaCO3 hay Dolomite (CaMg(CO3)2) định kỳ một tuần một lần cho ao
nuôi.
- Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định tránh gây sốc cho
tôm.
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

23


Tài liệu tập
huấn

- Bổ sung thêm một lượng khoáng thích hợp vào khẩu phần thức ăn
như: Caxi/phos, Premix…

2.5. Bệnh thiếu vitamin C:
a. Dấu hiệu bệnh lý.
Tôm bị bệnh thiếu vitamin C thường có các dấu hiệu bệnh lý:
- Xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của
phần bụng, ở các chân bơi, chân bò, trên mang tôm cũng có các vệt đen.
- Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém,
dễ bị các tác nhân gây bệnh cơ hội tấn công tôm sinh trưởng chậm, chết rải
rác 1-5% hàng ngày (tỷ lệ hao hụt tổng cộng rất cao 80-90%).
- Bệnh thường gặp trong các ao nuôi thâm canh, đặc biệt trong
những ao tảo kém phát triển.
b. Tác nhân gây bệnh:
- Do khẩu phần ăn của tôm bị thiếu vtamin C
c. Phòng – trị bệnh:
Sử dụng thuốc và biện pháp trị bệnh như sau:
- Bổ sung một lượng vitamin C thích hợp vào khẩu phần thức ăn
tôm, cho đến khi khỏi bệnh.
- Cho tôm ăn thường xuyên vitamin C với các ao nuôi bằng thức ăn
công nghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo.
2.6. Bệnh cong thân:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Tôm bị bệnh có hiện tượng cơ co rút, đuôi tôm cong về phía bụng,
không duỗi ra được.
b. Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh thường xảy ra khi ta kéo tôm lên khỏi mặt nước đột ngột
vào hững ngày nắng nóng hay lạnh rét, nhiệt độ không khí quá chênh lệch
với nhiệt độ nước.
- Ngoài ra còn có thể do yếu tố dinh dưỡng như: thiếu hụt các chất
vi lượng trong khẩu phần ăn của tôm.
c. Phòng – trị bệnh:
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản


24


Tài liệu tập
huấn

- Tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ, đảm bảo độ sâu cho ao,
tránh bắt tôm vào ngày có nhiệt độ cao hay nhiệt độ thấp.
- Để tôm vào nước, dùng tay từ từ kéo ra.
- Bổ sung khoáng chất trong khẩu phần ăn tôm nếu do yếu tố dinh
dưỡng (thiếu hụt các chất vi lượng).
2.7. Bệnh đen mang:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
- Tôm bị bệnh thường có hiện tượng mang chuyển từ màu trắng ngà
sang màu nâu hoặc đen kèm theo những thương tổn ở mang.
- Hô hấp khó khăn, nổi đầu, dạt bờ, ăn kém hoặc bỏ ăn, gây chết rải
rác hoặc gây chết hàng loạt khi hàm lượng ôxy giảm dưới ngưỡng thích
ứng.
b. Tác nhân gây bệnh:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh đen mang:
- Do tôm sống trong môi trường có nền đáy ô nhiễm, nhiều chất
hữu cơ hoặc tảo tàn, các chất này bám vào mang gây hiện tượng đen mang.
- Trong ao có hàm lượng NH3, NO2 cao cũng làm tôm đen mang.
- Ngoài ra, tôm bị đen mang còn do những thương tổn trên mang làm
xuất hiện sắc tố melanin màu đen, là sản phẩm của phản ứng miễn dịch tự nhiên
của tôm, cua.
- Bệnh thường gặp trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thương
phẩm từ tháng nuôi thứ 2.
c. Phòng – trị bệnh:

Điều kiện phát sinh bệnh đen mang là do môi trường bị ô nhiễm, đáy ao
nhiều chất hữu cơ, hàm lượng khí độ cao. Do đó, trị bệnh đen mang bằng các
biện pháp:
- Dùng chế phẩm vi sinh để làm sạch đáy ao, hấp thụ khí độc.
- Cho tôm ăn vitamin C.
- Thay nước ở tầng đáy nếu điều kiện cho phép.
2.8. Hội chứng Taura - TSV (Taura syndrrome inPenaeus vannamei)
* Dấu hiệu bệnh:
Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản

25


×