Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9(vận dụng ở trường phổ thông DTNT THCS huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM
BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
(Vận dụng ở Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Cầu
Ngang, tỉnh Trà vinh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ ỨNG DỤNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM
BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

(Vận dụng ở Trường Phổ thông DTNT THCS
huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ mơn Lịch sử
(Chương trình định hướng ứng dụng)
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SỸ ỨNG DỤNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hƣởng

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Trang


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành của mình, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Ban chủ nhiệm cùng tồn thể các thầy, cơ giáo khoa Lịch sử; các thầy, cơ
trong tổ bộ mơn Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã giảng dạy, tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh
Hưởng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu cho em
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Trường Đại học Sư phạm
Trà Vinh, Thư viện tỉnh Trà Vinh, Thư viện Huyện Cầu Ngang.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln động viên, khích lệ, giúp đỡ em hồn thành tốt luận văn này.
Trà Vinh, ngày 25 tháng 6 năm 2017
Tác giả


Nguyễn Thị Ngọc Trang


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Giải thích

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

SGK

:

Sách giáo khoa

SK

:

Sự kiện

NL

:


Năng lực

TNSP

:

Thực nghiệm sư phạm

HS

:

Học sinh

LS

:

Lịch sử

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:


Trung học phổ thông

DTNT

:

Dân tộc nội trú

KT

:

Kiến thức

GV

:

Giáo viên

SGV

:

Sách giáo khoa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

15

4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

15

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

16

6. Giả thuyết khoa học

17

7. Điểm mới và đóng góp của Luận văn

17


8. Ý nghĩa của đề tài

17

9. Cấu trúc của đề tài

18

NỘI DUNG

19

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HƢỚNG
DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Cơ sở lí luận và xuất phát của đề tài

19

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài

19

1.1.2. Đặc điểm của kiến thức lịch sử và việc học tập lịch sử của học sinh

19

lớp 9
1.1.3.Tiêu chí đánh giá chọn học sinh giỏi mơn Lịch sử lớp 9 Trường


23

THCS tỉnh Trà Vinh
1.1.4. Các mức độ yêu cầu đối với một đề thi học sinh giỏi môn lịch sử

28

lớp 9 của tỉnh Trà Vinh
1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài

31

thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 Trung học cơ sở
1.2. Cơ sở thực tiễn

33

1.2.1. Đặc điểm học sinh phổ thông DTNT THCS huyện Cầu Ngang,

33


tỉnh Trà Vinh
1.2.2. Thực tiễn việc hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi học sinh

35

giỏi môn Lịch sử lớp 9 Trung học cơ sở tỉnh Trà Vinh
Chƣơng 2.CÁC BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN


42

LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP
9 (VẬN DỤNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG DTNT THCS HUYỆN
CẦU NGANG, TRÀ VINH )
2.1. Một số yêu cầu cơ bản

42

2.1.1. Yêu cầu về năng lực và quá trình chuẩn bị của giáo viên

42

2.1.2. Yêu cầu về xác định nội dung kiến thức khi hướng dẫn học sinh

44

2.1.3. Yêu cầu về phương pháp, kĩ thuật khi hướng dẫn học sinh

46

2.2. Nội dung kiến thức cần hƣớng dẫn học sinh ơn luyện trong kì thi

46

chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 của tỉnh Trà Vinh
2.2.1. Kiến thức lịch sử dân tộc

46


2.2.2. Kiến thức lịch sử thế giới

47

2.3. Các biện pháp hƣớng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi học

49

sinh giỏi môn Lịch sử 9 Trƣờng THCS tỉnh Trà Vinh
2.3.1. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, ôn luyện trước kì thi

49

chọn học sinh giỏi mơn Lịch sử lớp 9
2.3.1.1. Vận dụng công thức “5W – 2 How” khi ôn luyện

49

2.3.1.2. Vận dụng “sơ đồ tư duy” kết hợp với “từ khóa” (key word) khi

52

ơn luyện
2.3.1.3. Thiết kế các timeline, các dạng bảng biểu khi ôn luyện

55

2.3.1.4. Vận dụng một số “ cơng thức”, thủ thuật trong q trình ơn luyện


61

2.3.1.5. Xác định, liên hệ những sự kiện lớn của lịch sử thế giới có tác

68

động trực tiếp đến lịch sử Việt Nam ở cùng thời kì
2.3.2. Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài trong kì thi chọn học
sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9

79


2.3.2.1. Xác định cấu trúc, yêu cầu của đề thi chọn học sinh giỏi môn

79

Lịch sử lớp 9
2.3.2.2. Phương pháp trả lời các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi

81

2.4 Kiểm chứng sƣ phạm về công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn

89

Lịch sử lớp 9 ở trƣờng phổ thơng DTNT THCS huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh
2.4.1.Mục đích, u cầu thực nghiệm sư phạm


89

2.4.2. Đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm

89

2.4.3. Quá trình và phương pháp triển khai

90

2.4.4. Kết quả kì thi chọn học sinh giỏi mơn Lịch sử lớp 9

95

2.4.3. Đánh giá, nhận xét

95

KẾT LUẬN

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

PHỤ LỤC

104



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. Giáo dục hướng tới: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe và nghề nghiệp, trung thành với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[38;8]
Ở trường phổ thông, mỗi môn học đều góp phần thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ giáo dục mà Đảng đề ra. Trong đó mơn Lịch sử với tư cách là một
mơn độc lập, có chức năng, vị trí, ý nghĩa quan trọng với đặc trưng có ưu thế và
sở trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Lịch sử khơng chỉ là q khứ mà cịn là kết
tinh giá trị các thế hệ trước để lại và thế hệ sau cần tiếp nối và phát huy. Bộ môn
Lịch sử cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch
sử thế giới với các sự kiện cụ thể nhằm dựng lại cho học sinh bức tranh quá khứ
xã hội lồi người đã xảy ra. Mơn Lịch sử có tác dụng lớn trong việc phát triển tư
duy của học sinh, đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri
thức. Bản thân kiến thức lịch sử tự thân đã mang trong mình tính giáo dục cao
cho học sinh về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm. Do vậy, bộ mơn Lịch sử
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, tinh
thần nhân văn– những giá trị dễ bị xói mịn trong cuộc sống hiện đại.
Chất lượng bộ mơn Lịch sử được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ
nhiều sự kiện mà cần hiểu đúng lịch sử. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
từng viết: “Lịch sử đâu phải là một chuổi sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi
người giảng sử đọc lại, người học sử học thuộc lòng”. Điều quan trọng là qua
học tập, “chúng ta thấyđược cái gì qua các thời đại lịch sử, và từ đó chúng ta rút


1


ra được kết luận gì, bài học gì. C.Mác - một nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác –
Lênin đã vũ trang cho chúng ta một phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu
lịch sử, để rút ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng thiết thực”. Đây chính là
cơ sở để những người quan tâm đến sử học và những thầy cô giáo giảng dạy
môn lịch sử cần nhận thức đúng, sâu sắc, ý nghĩa, vị trí của bộ mơn Lịch sử ở
trường phổ thơng và tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn,
thu hút được nhiều học sinh tham thích học lịch sử và học giỏi lịch sử [33;5-6 ]
Mơn Lịch sử có tầm quan trọng như vậy nhưng thực tiễn việc dạy và học
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công
cuộc xây dựng đất nước và đào tạo thế hệ trẻ. Đa phần học sinh khơng thích học
lịch sử, chất lượng bộ mơn thấp, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như :
quan niệm chưa đúng về bộ môn (coi LS là môn phụ), những tác động tiêu cực
của cơ chế thị trường, chương trình và sách giáo khoa cịn nặng, … trong đó
nguyên nhân quan trọng là do chậm đổi mới cách dạy và cách học của giáo viên
– học sinh, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa hướng vào hình thành và phát
triển năng lực cho học sinh.
Từ thực tiễn trên, để nâng cao chất lượng dạy – học lịch sử địi hỏi phải đổi
mới đồng bộ (về chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá, thi cử), trong đó đổi mới phương pháp dạy – học phải được coi trọng hàng
đầu, vì mọi sự đổi mới đều thông qua hai đối tượng giáo viên – người dạy và học
sinh – người học trong quá trình dạy – học.
Bên cạnh thực tiễn học sinh khơng thích học lịch sử như đã nêu ở trên thì
vẫn có nhiều học sinh các trường phổ thơng u thích học tập lịch sử, hàng năm
có nhiều em tham gia thi học sinh giỏi đạt kết quả cao. Trong những năm qua,
học sinh trường phổ thông DTNT THCS huyện cầu ngang, tỉnh Trà vinh có
nhiều học sinh u thích học tập lịch sử, nhiều em đạt kết quả cao, tham gia đội
tuyển học sinh giỏi. Tuy nhiên, chất lượng thi học sinh giỏi thực sự chưa cao do

giáo viên dạy nặng về truyền thụ kiến thức, chưa hướng dẫn học sinh phương

2


pháp học tập, cách thức tự ôn luyện làm chủ kiến thức, phát triển năng lực học
tập...Do đó để nâng cao hiệu quả thì cần đổi mới phương pháp hướng dẫn học
sinh ôn luyện và làm bài thi học sinh giỏi là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn
đề tài: Hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi học sinh giỏi môn Lịch
sử lớp 9(Vận dụng ở trường phổ thông DTNT THCS huyện Cầu Ngang,
tỉnh Trà Vinh), làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên nghành lí luận và phương
pháp dạy học mơn Lịch sử ( theo chương trình ứng dụng), mã số 60.14.01.11
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc hướng dẫn học sinh phương pháp ôn luyện và làm bài thi học sinh
giỏi nói chung, mơn Lịch sử lớp 9 nói riêng là một vấn đề lớn. Vì thế, để làm
sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi tiếp cận lịch sử nghiên cứu vấn đề gồm các
nhóm sau:
2.1. Tài liệu về tâm lí học và giáo dục học nói chung
- Trên thế giới.
+ Nhà triết học vĩ đại Hi Lạp là Socrat (469 – 399 TCN) đã từng dạy học trị
của mình bằng cách ln đặt ra các câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học dần dần
phát hiện ra chân lí. Phương châm sống của ơng là: “... sự tự nhận thức, nhận thức
chính mình...” [ 49 ; 29]
+ Khổng Tử (551 – 479 TCN) – nhà triết học, nhà giáo dục học vĩ đại của
Trung Hoa cổ đại cũng đòi hỏi ở người học phải tìm tịi, suy nghĩ, đào sâu trong
q trình học. Ơng nói rằng: Khơng tức giận vì muốn biết thì khơng gợi mở cho,
khơng bực tức vì khơng rõ được thì khơng bày vẽ cho. Vật có bốn góc bảo cho
biết một góc mà khơng suy nghĩ ra ba góc kia thì khơng dạy nữa. [2 ; 9]

+ Tác giả I.A. Ilinna trong cuốn “Giáo dục học”, tập 2 (Nxb Giáo dục Hà
Nội, năm 1973) lại nhấn mạnh vai trị của việc lĩnh hội tồn diện kiến thức và đề
ra một số phương pháp giúp HS nắm vững kiến thức như sử dụng phương pháp

3


làm việc với SGK, luyện tập, ơn tập…Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh
phương pháp phát huy tính tích cực là một yếu tố quan trọng giúp HS hứng thú
và lĩnh hội kiến thức hiệu quả.
+ I.F Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
như thế nào?” (Nxb Giáo dục, năm 1979) đã nhấn mạnh đến tính tồn diện của
nội dung dạy học ở nhà trường phổ thơng. Bên cạnh đó, ơng cịn cho rằng vận
dụng dạy học nêu vấn đề có tác dụng lớn đến phát triển tư duy và quá trình lĩnh
hội kiến thức của HS. Tác giả khẳng định, để tổ chức dạy học hiệu quả, nhiệm
vụ trọng tâm là GV phải tạo điều kiện và làm cho người học chủ động, tích cực
tham gia vào q trình lĩnh hội kiến thức.
+ Ở một khía cạnh khác trong “Lý luận dạy học hiện đại” do trường ĐHSP
Hà Nội và ĐH Potsdam (Cộng hòa Liên bang Đức) phối hợp xuất bản năm 2009
của Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới
phương pháp dạy học, đề cập đến các thuyết học tập như thuyết hành vi, thuyết
nhận thức và thuyết kiến tạo dựa trên cơ sở tâm lý học. Tác giả nhấn mạnh “học
tập là q trình xử lý thơng tin, trung tâm của q trình nhận thức là các hoạt
động trí tuệ như: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện
tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình
thành các ý tưởng mới” [13; 39]. Vậy để có thể xử lý các thơng tin thu nhận
được HS cần phải có các kỹ năng tương ứng; ở thuyết nhận thức, các tác giả
nhấn mạnh đến kỹ năng nhận thức của học sinh một cách tích cực.
+ Thomas Armstrong với tác phẩm “Đa trí tuệ trong lớp học” gồm 16
chương, trong đó ông đã giành hẳn chương 12 để nói về đa trí tuệ và các kỹ năng

nhận thức như: ghi nhớ, kỹ năng giải quyết vấn đề, và đặc biệt nhấn mạnh đến
thang mức độ nhận thức phức tạp của Bloom đó là: biết, hiểu, ứng dụng, phân
tích, tổng hợp và đánh giá...
+ Robert J.Marzano, Debra J.Pickering và Jane E.Pollock với “Các phương
pháp dạy học hiệu quả” trên cơ sở tổng hợp các cơng trình nghiên cứu thực tế

4


giảng dạy và tổng hợp lý thuyết đã giúp giáo viên có thể rèn các kỹ năng cần
thiết cho HS như: kỹ năng nhận ra sự giống và khác nhau, kỹ năng tóm tắt - ghi
ý chính, kỹ năng làm bài tập về nhà, kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc
nhóm... Đồng thời, GV cũng cần ghi nhận và khích lệ các em trong q trình học
tập. Như vậy, đây cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
+ Trong cuốn “Giáo dục học”, tập1(Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1983),
N.V.SaVin đề cập đến nội dung dạy học và các hình thức tổ chức dạy học. Theo
tác giả, “Nội dung giáo dục phải thực sự là toàn diện. Mỗi một chương phải là
mức độ trọn vẹn trong hệ thống các tri thức về môn học” [46; 45]. Khi đề cập tới
các hình thức tổ chức dạy học, tác giả cho rằng việc tổ chức các hoạt động học
tập ở trên lớp dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổng kết, đánh giá của GV có tác
dụng phát huy tính tích cực, sự sáng tạo của HS trong việc lĩnh hội tồn diện tri
thức.
Mặc dù có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau nhưng các tác giả
đều cho rằng để nâng cao chất lượng dạy học ngoài đổi mới về mục tiêu, nội
dung và phương pháp còn phải chú ý đến HS nhất là quan tâm đến việc HS suy
nghĩ như thế nào? Tức HS phải có những kỹ năng cơ bản, trong đó nhận thức
tích cực là một trong những kỹ năng quan trọng.
- Trong nƣớc
+ Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” đã nhấn mạnh những

phẩm chất quan trọng của hoạt động nhận thức tự giác, tính tích cực, tính độc lập
và tác dụng của chúng đối với kết quả học tập của HS. Các tác giả còn chỉ ra rằng
“kiểm tra và đánh giá tri thức, rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo của học sinh là một
khâu quan trọng của quá trình dạy học...” [41; 258].
+ Thái Duy Tuyên trong các tác phẩm của mình như: “Những vấn đề cơ bản
của giáo dục hiện đại”, “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” (2008),
đã tập trung nghiên cứu các phương pháp dạy học hiện đại được sử dụng rộng rãi

5


trên thế giới như dạy học nêu vấn đề, dạy học tương tác, dạy học theo thuyết
kiến tạo... qua đó rèn cho HS kỹ năng nhận thức tích cực để giải quyết các vấn
đề mà nhu cầu nhận thức đặt ra.
- Tài liệu viết về phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh ơn luyện và làm bài thi
nói chung.
* Tài liệu nước ngoài
+ Cuốn phát triển kĩ năng học tập ( Improving your study skills ) của tác giả
Conrad Lashley, (Cassell 1995 ) dạy cho học sinh cách sử dụng thời gian và nổ
lực học tập hiệu quả nhất, bằng cách phát triển các kĩ thuật cơ bản, đơn giản để
tổ chức thời gian học, đọc, ghi chép, thu thập thông tin, viết báo cáo thuyết trình
bài luận và chuẩn bị cho kì thi.[14]
+ M.B.Kơrơkoova, Stuđennhikin (1999 ) trong cuốn phương pháp dạy học
lịch sử qua sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ cho rằng : việc tổ chức các hoạt động tự
học, tự nghiên cứu đòi hỏi giáo viên cần phân tích ( sau đó là phân hóa ) năng
lực của học sinh, cấu trúc nội dung và xây dựng nhiệm vụ phân hóa bằng cách “
giao nhiệm vụ có cùng nội dung như nhau nhưng có độ phức tạp khác nhau cho
học sinh”. Các nhiệm vụ đó được xây dựng dựa trên các mục tiêu dạy học rõ
ràng, định hướng đến các năng lực của học sinh như : năng lực tái hiện và tái tạo
lại các biểu tượng lịch sử; năng lực phân tích; năng lực tư duy logic, tư duy niên

đại với các nguồn tư liệu lịch sử; năng lực sơ đồ hóa; năng lực đánh giá sự kiện,
hiện tượng lịch sử…[40]
+ Geoff Petty (2004) trong cuốn dạy học ngày nay đề xuất một quy trình
dạy học sinh cách nhớ những kiến thức đã học như : đọc lại bài đã học hoặc sơ
đồ hóa nội dung kiến thức; mở lại sách vở và kiểm tra lại những gì đã học. Tác
giả cũng cho rằng các kiểu sơ đồ ( sơ đồ mạng- Spider map, sơ đồ khái niệmConcept map, sơ đồ tư duy của Tony Buzan- Tony Buzan‟s mind map ) rất hữu
ích trong việc trình bày thơng tin dưới dạng hình ảnh và dễ dàng cho việc ghi
nhớ kiến thức [17]

6


+ Robert J.Marzano - Debra J.Pickering- Jane E. Pollock, trong cuốn các
phương pháp dạy học hiệu quả [47], trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm giảng dạy
và nghiên cứu lí thuyết đã giới thiệu các phương pháp dạy học đem lại hiệu quả
như : nhận ra sự giống và khác nhau, tóm tắt ghi ý chính, phương pháp khích lệ
học tập và ghi nhận những cố gắng, bài tập về nhà và thực hành…
* Tài liệu trong nước
Một trong những phương pháp ôn luyện và làm bài thi hiệu quả đó chính là
phương pháp tự học. Vấn đề tự học và phát triển kĩ năng tự học cho học sinh
cũng được nhiều nhà giáo dục quan tâm.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Trong học tập phải “ lấy tự học làm
cốt‟‟; phải xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn,
học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời; phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học
tập; phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, khơng lùi bước trước mọi
trở ngại; phải triệt để tận dụng mọi hồn cảnh; mọi phương tiện, mọi hình thức
để tự học; học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó; tự học phải phát huy
tính năng động, độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng [2; 10].
+ Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, “ tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp… ) và cơ bắp

(khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ tình
cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan ( như trung thực, khách quan, có chí cầu
tiến, khơng ngại khó, ngại khổ, kiên trì , nhẫn nại, lịng say mê khoa học, ý muốn
thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh vực hiểu biết nào đó của
nhân loại, biến một lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”[50;621].
Ngồi ra, chúng tôi tham khảo thông tin từ một số địa chỉ tìm kiếm trên
internet như: ; ;
;
2.2 Tài liệu về lí luận và phƣơng pháp dạy học môn Lịch sử
- Trên thế giới

7


+ Trong Cuốn“Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào?” của Đai-ri, đã nhấn
mạnh: để phát huy tư duy độc lập và nhận thức tích cực của HS cần xây dựng và
sử dụng hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học. Qua việc giải đáp câu hỏi cũng
chính là rèn cho các em những kỹ năng cơ bản của nhận thức. Những lập luận
của Đairi giúp GV lịch sử hiểu rõ cách sử dụng câu hỏi phù hợp với nhận thức
học sinh. Ông chú ý đến dạy học “nêu vấn đề” là cách rèn cho học sinh kỹ năng
nhận thức tích cực một cách tốt nhất.
+ I.F.Kharlamop trong“Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào”(1979), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Ngay trong phần lời nói đầu:“Một trong
những vấn đề căn bản mà nhà trường Xô viết hiện đang lo lắng và giải quyết là
việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS trong quá trình
dạy học” [27; 5]. Bên cạnh đó, tác giả đã khẳng định: dạy học là quá trình lĩnh
hội một cách vững chắc kiến thức của HS, song việc nhận thức của học sinh
không phải do GV hình thành mà là quá trình tự lĩnh hội của các em“Q trình
nắm kiến thức mới khơng thể hình thành bằng cách thuộc lòng các quy tắc, các
kết luận, khái quát hóa nó phải được xác định trên cơ sở của việc cải tiến công

tắc tự lập của HS, của việc phân tích tính logic sâu sắc tài liệu, sự kiện làm nền
tảng cho việc hình thành các khái niệm khoa học”... “Học sinh chỉ thực sự nắm
vững cái mà bản thân giành được bằng lao động của chính mình [27;17]. Từ đó
ơng đề ra những u cầu về q trình lĩnh hội kiến thức của HS: “Học tập là một
q trình nhận thức tích cực của học sinh, học sinh muốn nắm kiến thức một
cách sâu sắc thì phải thực hiện đầy đủ một chu trình trí tuệ, bao gồm: những
hành động tri giác tài liệu nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp), thông hiểu (hiểu),
ghi nhớ (ghi nhận ban đầu, ghi nhớ, củng cố thường xuyên và ôn tập tập tiếp
theo); luyện tập kỹ năng, kỹ xảo bằng những bài tập luyện tập và cuối cùng là
những hoạt động khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức nhằm xác lập mối
quan hệ trong từng đề tài, giữa các đề tài và các môn học” [27;29]. Như vậy,
thông qua việc thường xuyên luyện tập, HS sẽ được rèn luyện các kỹ năng nói

8


trên.
+ Tác giả I.a.Lecne với “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử”
đã đưa ra yêu cầu đối với giáo viên trong dạy học lịch sử phải tạo ra “tình huống có
vấn đề nhằm nâng cao kỹ năng nhận thức tích cực để giải quyết tốt các vấn
đề” trong quá trình dạy học. Theo tác giả, thơng qua các biện pháp này sẽ kích
thích năng lực sáng tạo, nhận thức tích cực của học sinh. Do đó, sẽ nâng cao chất
lượng dạy học mơn lịch sử nói riêng và q trình dạy học nói chung.
+ Cuốn“Các phương pháp dạy học hiệu quả”của các tác giả Robert J.
Marzanx, Debru J. Pickering, Jane E. Pollock gồm 13 chương đưa ra mục đích
phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh, nâng cao chất lƣợng giảng dạy
của giáo viên đứng lớp. Tác giả nêu ra 9 phương pháp dạy học có hiệu quả lớn
đối với kết quả học tập của học sinh . Trên cơ sở đó, mỗi phương pháp dạy học
chỉ cho GV những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả
nhất.

Cuốn “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia.Lecne, Phan Tất Đắc dịch, NXB Giáo
dục, năm 1977 có đề cập tới vai trị của bộ mơn Lịch sử và việc hình thành kiến
thức cho HS thông qua các bài học lịch sử trên lớp. Lecne đề cập cả đến việc học
lịch sử không chỉ cần biết, hiểu mà phải vận dụng kiến thức đã học để phục vụ
được trong học tập và hơn nữa là trong cuộc sống. Tác giả còn chỉ ra tác dụng,
phạm vi áp dụng và phương pháp thực hiện của dạy học nêu vấn đề. Theo đó,
dạy học nêu vấn đề đòi hỏi phải lĩnh hội được những nét, những đặc trưng của
kinh nghiệm hoạt động sáng tạo các cơ sở tri thức khoa học hiện đại, các phương
pháp nhận thức khoa học hiện đại. Nắm được phong cách tư duy khoa học hiện
đại là một hệ quả cực kì quan trọng của dạy học nêu vấn đề, mà bất cứ bài dạy
nào cũng cần đến nó dù bạn áp dụng phương pháp hay kĩ thuật gì đi chăng nữa.
Bởi muốn dạy được ta phải đặt người học vào một tâm thế muốn biết, muốn học
và buộc phải suy nghĩ.

9


+ Những tài liệu nước ngoài trên đây đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề
chung của dạy học và chú ý nghiên cứu, phát triển các phương pháp dạy học nói
chung, có tính định hướng và tham khảo cho đề tài.
- Trong nƣớc.
+ Nhiều nhà giáo dục lịch sử cũng đã nghiên cứu về lí luận và phương pháp
dạy học bộ mơn, trong đó đưa ra các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực học tập của HS như: Phương pháp dạy học lịch sử của các tác giả Phan
Ngọc Liên, Trần Văn Trị (cb) – 1992; phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1-2 của
các tác giả Phan Ngọc Liên (cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi – 2002;
“Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của các tác giả Phan Ngọc
Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường – 2002; “Đổi mới nội
dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Phan Ngọc Liên
(cb) – 2008; “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử” của Nguyễn

Thị Côi (cb) – 1995; “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường
THCS” của Trịnh Đình Tùng (cb) – 2005; “Các con đường, biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Cơi – 2006…
+ Ở giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên, Trần
Văn Trị (chủ biên), (Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1992, được tái bản, có sửa
chữa, bổ sung vào các năm 1998, 1999, 2000, 2001…), các tác giả chỉ ra con
đường hình thành kiến thức lịch sử cho HS phải đi từ cung cấp sự kiện, tạo biểu
tượng, hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử.
+ Giáo trình “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học
cơ sở” (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005), do Trịnh Đình Tùng (cb), các tác
giả đã phân loại và trình bày hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử theo ba
nhóm, trong đó nhấn mạnh ở mỗi phương pháp cần có sự thống nhất, tác động
qua lại giữa hoạt động tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV với hoạt động học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
+ Tác phẩm “Áp dụng dạy và học tích cực trong mơn lịch sử” – dự án Việt

10


– Bỉ do Trần Bá Hoành, Vũ Ngọc Anh, Phan Ngọc Liên (biên soạn) đã đề cập về
lý luận cơ bản dạy và học tích cực trong dạy học nói chung và với bộ mơn Lịch
sử nói riêng. Đặc biệt, tác phẩm đã đưa ra 4 phương pháp dạy học tích cực là:
phương pháp dạy – học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy – học trực
quan, phương pháp dạy – học vấn đáp, phương pháp dạy – học vĩ mơ. Chính qua
các phương pháp trên năng lực nhận thức và kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực
hành của HS được tăng lên rõ rệt: “học sinh được đặt vào tình huống của đời
sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết
vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng
mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó và phát huy
tiềm năng sáng tạo” [18;15].

+ Cuốn“ Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở
trường phổ thông ” của Nguyễn Thị Côi khẳng định: điều quan trọng trong giờ
học là GV phải hướng dẫn cho HS nhận thức được bản chất các sự kiện, nhân
vật lịch sử, có thái độ, tình cảm đúng đắn với con người trong quá khứ, định
hướng cho HS kĩ năng đánh giá đúng đắn về sự kiện cũng như nhân vật lịch sử
[11; 23].
+ Ngoài ra, vấn đề kỹ năng, nhận thức tích cực cịn được bàn đến nhiều trong
các bài viết ở các báo và tạp chí chuyên ngành như: “Hình thành kỹ năng cho
học sinh trong dạy học lịch sử cấp II ” của tác giả Nguyễn Cao Lũy đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 10/1986; Phạm Văn Đồng trong bài: “ Một
phương pháp cực kỳ quý báu” đăng trên báo Nhân dân ngày 18/11/1994 viết:
PPDH mà các đồng chí nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm. Người
ta phải đặt ra những câu hỏi, đưa ra câu chuyện có tính hấp dẫn, khêu gợi, địi
hỏi người nghe, người học, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng phải chịu khó
suy nghĩ, tìm tịi... PPDH tích cực này có khả năng phát triển được những năng
lực đang ngủ yên ở mỗi con người...
+ Tác giả Trần Quốc Tuấn với “Bài tập lịch sử trong việc tích cực hóa hoạt

11


động nhận thức của học sinh” – Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2/1998; tác giả
Nguyễn Mạnh Hưởng với bài viết “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy
học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay” đăng trên Tạp chí Dạy và học
ngày nay – số 5/2012; bài “Đặc trưng của việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư
phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng” đăng trên tạp chí Giáo dục số
304 (2/2012) ... Đây chính là những gợi mở quan trọng để chúng tôi thực hiện đề
tài này.
- Tài liệu viết về phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi
môn Lịch sử

+ Tháng 2 năm 1999 Vụ Trung học phổ thông ban hành tài liệu tập huấn
giảng dạy môn lịch sử dành cho cán bộ chỉ đạo và giáo viên chuẩn bị cho học
sinh tham gia kì thi quốc gia. Tác giả Phan Ngọc Liên có bài viết về „„Một số
vấn đề phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT” đề
cập đến hai điểm : cần nhận thức đúng về học tập lịch sử; xác định phương pháp
học tập giỏi môn Lịch sử, với các biện pháp, con đường, phương tiện có hiệu quả
cao.
+ Năm 1999, Hội giáo dục lịch sử (thuộc hội khoa học lịch sử Việt NamKhoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội) đã cho ra mắt bạn đọc tác phẩm
(tập thể tác giả: Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Thanh
Toán,Tịnh Tùng) „„ Hướng dẫn ôn luyện và làm bài thi môn lịch sử ”. Cuốn sách
giúp học sinh học tập, ôn thi mơn lịch sử đạt kết quả tốt nhất nhờ tính chủ
động, sáng tạo và những phương pháp học tập thích hợp.
+ Năm 2003, Hội giáo dục Lịch sử, khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm
Hà Nội tiếp tục cho tái bản lần thứ 3,quyển sách: „„Hướng dẫn thi đại học- cao
đẳng môn Lịch sử”(Trần Bá Đệ chủ biên). Trong lời nói đầu, các tác giả đã
khẳng định „„xuất phát từ nhận thức đúng về bộ môn, từ yêu cầu xác định những
kiến thức cơ bản của các khảo trình Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, lựa
chọn phương pháp học tập, ơn và làm bài có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu học

12


tập và ôn thi ( tốt nghiệp, thi học sinh giỏi quốc gia, tuyển sinh các trường Đại
học, cao đẳng). Chúng tơi khơng đặt cho mình nhiệm vụ hướng dẫn học sinh
nắm chắc các đề thi cụ thể, mà trang bị cho các em những kiến thức và phương
pháp cơ bản để ứng phó với mọi tình huống có vấn đề trong các kì thi ” [15; 3]
+ Trong bài “Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử cho học sinh” [1;36-37],
trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tạo hứng thú tự học, tác giả
Nguyễn Thị Thế Bình đưa ra một số hình thức tự học, nhằm nâng cao khả năng
lĩnh hội kiến thức cho HS.

+ Phương pháp ôn luyện và làm bài thi học sinh giỏi cũng được đề cập một
cách cơ bản trong các quyển sách như: Bồi dưỡng HSG môn lịch sử THCS và thi
vào lớp 10 chuyên sử THPT của các tác giả: Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị
Hương - Trần Huy Đoàn- Trần Thùy Chi - Nguyễn Thị Thấm [52]; bồi dưỡng
HSG môn lịch sử THPT của các tác giả Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Trần Huy
Đồn, Nguyễn Thị Hương [53]; hướng dẫn ôn luyện thi trung học phổ thông
quốc gia năm 2016 của các tác giả Trịnh Đình Tùng (chủ biên), Nguyễn Mạnh
Hưởng, Nguyễn Văn Ninh, Lê Thị Thu [54]; các loại bài thi học sinh giỏi môn
lịch sử do Phan Ngọc Liên chủ biên [33]; bồi dưỡng năng lực thi trung học phổ
thông quốc gia qua đề tham khảo môn Lịch sử của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng
- Nguyễn Văn Ninh[14]; bài viết Hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi
THPT quốc gia môn lịch sử của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng- bài viết này được
đăng trên tập chí giáo dục, tháng 5/ 2016- Bài viết này giúp cho giáo viên, học
sinh xác định đúng mạch nội dung kiến thức (bám sát chương trình quy định) để
ơn tập cũng như phương pháp, kĩ năng ôn luyện và làm bài thi để đạt kết quả
cao.
Chúng tôi cũng tham khảo thêm một số sáng kiến kinh nghiệm của GV đã ôn
luyện đạt hiệu quả như: Huỳnh Tấn Châu “Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ” GV Trường THPT Lý Tự Trọng ; Trịnh Minh
Chánh “Kinh nghiệm chọn và Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT”- Hiệu

13


trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh; Nghiêm Thị Huyền “Bốn kỹ
năng không thể thiếu để học sinh giỏi lịch sử ”- giáo viên trường THPT chuyên
Lam Sơn(Thanh Hóa); tạp chí Giáo dục, số 386; tạp chí Giáo dục tháng 5/2016,
Tạp chí Giáo dục, số 388…
Ngồi ra, đề tài cũng tham khảo thơng tin từ một số địa chỉ tìm kiếm trên
internet như: tusach.thuvienkhoahoc.com,123doc.org,… Đây là nguồn tham

khảo thêm của đề tài.
2.3. Những tiếp thu của tác giả luận văn từ các tài liệu đã công bố và nội
dung giải quyết tiếp theo của đề tài
- Những tiếp thu của tác giả luận văn
+ Các tác giả và cơng trình nghiên cứu đi trước hầu hết đã đề cập đến những
vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử nói riêng. Với những đề tài nghiên cứu tuy không giống nhau nhưng
mục đích của các cơng trình nghiên cứu đều nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nói
chung, bộ mơn Lịch sử ở trường phổ thơng nói riêng theo hướng phát triển năng
lực người học.
+ Thông qua những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi
đã tiếp thu, học hỏi về mặt tư tưởng, định hướng lí luận chung khi áp dụng vào
chuyên ngành phương pháp dạy học lịch sử. Đặc biệt là những cơng trình nghiên
cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, những công trình đề cập đến việc
hướng dẫn học sinh ơn luyện và làm bài thi học sinh giỏi.Việc nghiên cứu, vận
dụng các phương pháp ôn luyện và làm bài thi học sinh giỏi sẽ giúp học sinh có
hứng thú hơn với môn học, nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, hướng đi sâu vào đề
tài chúng tơi nghiên cứu thì chưa có cơng trình nào. Vì vậy, những cơng trình
nghiên cứu, bài viết,… của các tác giả nói trên là những cơ sở quan trọng, nguồn
tài liệu quý báu để chúng tôi đi sâu thực hiện đề tài này.
- Nội dung giải quyết tiếp theo:

14


+ Làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm
bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 ở trường Trung học cơ sở .
+ Tìm ra được các biện pháp hiệu quả khi hướng dẫn học sinh ôn luyện và
làm bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9.
+ Vận dụng vào dạy đội tuyển HSG môn LS lớp 9 ở Trường phổ thông

DTNT THCS huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh để kiểm chứng kết quả khi thực
hiện đề tài này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy – học lịch sử ở trường Phổ
thông, thông qua hướng dẫn HS ôn luyện và làm bài thi HSG môn Lịch sử lớp
9 ở Trường phổ thông DTNT THCS huyện Cầu Ngang.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định rõ về mặt thời gian, nội dung
lịch sử, không gian và phương pháp thực hiện:
+ Về thời gian và nội dung lịch sử: LSVN (lớp 8 và lớp 9) từ năm 1858
đến năm 2000 và LSTG từ năm 1945 đến năm 2000 (lớp 9).
+ Về không gian, địa bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 9, trường phổ thông
DTNT THCS huyện Cầu ngang, tỉnh Trà vinh.
- Đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS ôn luyện và làm bài thi HSG môn
Lịch sử lớp 9 hiệu quả (Vận dụng vào dạy đội tuyển HSG môn LS lớp 9 ở
trường phổ thông DTNT THCS huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .
4.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những lí luận và thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh
phương pháp ôn luyện và làm bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử, đề tài sẽ xác
định những nội dung kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc ôn luyện. Đồng thời,
tác giả cũng đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh cách thức hiệu quả khi ôn
luyện và bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9, vận dụng trực tiếp vào dạy học ở
trường phổ thông DTNT THCS huyện cầu ngang, tỉnh Trà vinh.

15


4.2. Nhiệm vụ


Để thực hiện được mục đích đề ra, luận văn sẽ tập trung giải quyết các
nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài;khảo sát, điều
tra thực tiễn việc giáo viên hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi môn
Lịch sử lớp 9 để làm cơ sở nhận xét, đánh giá và đề xuất các biện pháp (qua
phiếu thăm dò, phỏng vấn, dự giờ, nguồn tư liệu trên Internet…);
- Xác định những nội dung kiến thức lịch sử cơ bản, cần thiết của lớp 8 (đối
với phần Lịch sử Việt Nam) và lớp 9 để phục vụ cho việc hướng dẫn học sinh
ôn luyện, làm bài;
- Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả việc hướng dẫn học sinh ôn
luyện và làm bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9
- Kiểm chứng sư phạm qua việc bồi dưỡng học sinh môn Lịch sử 9 ở trường
phổ thông DTNT THCS huyện cầu ngang, tỉnh Trà vinh trong năm học 2016
– 2017 và rút ra nhận xét.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, Nhà nước ta
về công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ nói chung, qua mơn Lịch sử nói riêng.
5.2. Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng 5 nhóm phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Nghiên cứu các văn bản, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các tài liệu sách, báo, tạp chí… có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát qua
bảng hỏi, phỏng vấn, trao đổi, dự giờ….
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia : Phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia về
lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, mơn Lịch sử nói riêng.

16



- Kiểm chứng sư phạm: Tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh lớp
9 ở trường phổ thông DTNT THCS huyện Cầu ngang, tỉnh Trà vinh trong năm
học 2016 – 2017.
- Nhóm phương pháp tốn học, thống kê: Xử lí, phân tích các số liệu liên quan
đến điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm để phân tích, rút ra kết luận.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu việc hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi môn Lịch sử lớp 9 áp
dụng theo các biện pháp và yêu cầu của luận văn đề xuất thì sẽ góp phần vào
nâng cao chất lượng dạy – học cũng như kết quả thi học sinh giỏi cho học sinh
lớp 9.
7. Điểm mới và đóng góp của luận văn
- Đây là luận văn Thạc sỹ đầu tiên đi sâu vào đề xuất các biện pháp hướng dẫn
HS ôn luyện và làm bài thi HSG môn Lịch sử lớp 9.
- Đề xuất được các biện pháp hiệu quả trong quá trình hướng dẫn học sinh ơn
luyện và làm bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 (qua kiểm chứng từ kết quả
thu được của đội tuyển HSG môn Lịch sử lớp 9 ở Trường phổ thông DTNT
THCS huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh do chính tác giả trực tiếp bồi dưỡng )
8. Ý nghĩa của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn,
nhất là biện pháp hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm bài thi HSG môn Lịch sử
lớp 9. Đề tài này cũng giúp tác giả nâng cao trình độ nhận thức về cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi nói chung, đặc biệt với đối tượng học sinh giỏi môn Lịch sử
lớp 9.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thực hiện đề tài này giúp tác giả từng bước vận dụng những kết quả nghiên
cứu vào công tác giảng dạy lịch sử ở trường THCS, đặc biệt là việc bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9.


17


×