Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và kháng bệnh của gà thịt lương phượng nuôi tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THU HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT TỎI
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG - TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Chuyên ngành: Chăn nuôi

THÁI NGUYÊN – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THU HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT TỎI
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG - TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc


THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THU HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ BỘT TỎI
TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ THỊT LƯƠNG PHƯỢNG
NUÔI TẠI HUYỆN BẢO THẮNG - TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc

THÁI NGUYÊN - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng quản lý đào tạo Sau đại học, và sự nhất trí
của giáo viên hướng dẫn tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và kháng bệnh của
gà thịt Lương Phượng nuôi tại huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo nhà trường, phòng quản lý đào tạo Sau

đại học, giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng quản lý đào tạo Sau đại
học đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo Nhà trường và toàn thể thầy cô
giáo trong phòng quản lý đào tạo Sau đại học sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt, chúc các bạn học viên mạnh khỏe, học tập và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Phan Thu Hương


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................................3
1.1.1. Vai trò của tỏi đối với động vật ....................................................................3
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của
gia cầm .........................................................................................................12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ..............................................................27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................29
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu...................................................29
2.1.1. Đối tương nghiên cứu ..................................................................................29
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................29
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu................29
2.2.1. Nội dung ........................................................................................................29
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................29
2.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..............................................................32


iv

2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................37
3.1. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà
thí nghiệm ....................................................................................................37
3.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng
của gà thí nghiệm ........................................................................................38
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy .....................................................................................38
3.2.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến sinh trưởng tuyệt đối .......42
3.2.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến sinh trưởng tương đối. .....44

3.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng thu nhận thức
ăn và chuyển hóa thức ăn ...........................................................................46
3.3.1. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng thu nhận
thức ăn của gà thí nghiệm ..........................................................................46
3.3.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn.................47
3.3.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến tiêu tốn protein và
năng lượng của gà thí nghiệm ...................................................................49
3.3.4. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến chỉ số sản xuất PI
(Performance Index) của đàn gà thí nghiệm ............................................51
3.4. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng
thịt của gà thí nghiệm .................................................................................52
3.4.1. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến năng suất thịt của đàn
gà thí nghiệm ...............................................................................................52
3.4.2. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến thành phần hoá học
của thịt gà thí nghiệm .................................................................................55
3.4.3. Ảnh hưởng của bột tỏi trong khẩu phần đến chất lượng thịt ..................56
3.4.4. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm ...........................58
3.5. Ảnh hưởng của bột tỏi đến khả năng kháng bệnh của gà ...........................60
3.5.1. Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi vào khẩu phần đến tỷ lệ mắc một số
bệnh trên đàn gà ..........................................................................................60


v
3.5.2. Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi vào khẩu phần đến các chỉ tiêu sinh lý của
máu gà ...........................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................64
1. Kết luận ................................................................................................................64
2. Đề nghị .................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................65
HÌNH ẢNH MINH HỌA

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP:

Protein thô

BT:

Bột tỏi

ĐC:

Đối chứng

g:

Gram

kg:

Ki lô gram

KL:

Khối lượng


KPCS:

Khẩu phần cơ sở

LP:

Lương Phượng

NLTĐ:

Năng lượng trao đổi

TĂ:

Thức ăn

TĂHH:

Thức ăn hỗn hợp

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN:

Thí nghiệm

TTTĂ:


Tiêu tốn thức ăn

VCK:

Vật chất khô


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần hóa học của tỏi .......................................................... 5

Bảng 1.2.

Thành phần hóa học của bột tỏi .................................................... 6

Bảng 1.3.

Hoạt lực chống vi khuẩn của các hợp chất sulfur tỏi ................... 9

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................... 30

Bảng 2.2.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn theo từng giai đoạn .......... 31


Bảng 2.3.

Quy trình tiêm phòng .................................................................. 31

Bảng 3.1.

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%) ...................................... 37

Bảng 3.2.

Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) ......................... 39

Bảng 3.3.

Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) .............. 43

Bảng 3.4.

Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ........................... 45

Bảng 3.5.

Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ........................... 47

Bảng 3.6.

Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm ............................................ 48

Bảng 3.7.


Tiêu tốn protein của gà thí nghiệm (g) ....................................... 50

Bảng 3.8.

Tiêu tốn năng lượng trao đổi của gà thí nghiệm (Kcal) ............. 51

Bảng 3.9.

Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm ....................................... 52

Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát đàn gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi (n=6) ...... 53
Bảng 3.11. Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi ..... 55
Bảng 3.12. Chất lượng của gà thịt thí nghiệm .............................................. 57
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (đồng)........ 59
Bảng 3.14. Một số bệnh thường gặp trên đàn gà thí nghiệm ........................ 60
Bảng 3.15. Ảnh hưởng bổ sung bột tỏi vào khẩu phần đến các chỉ tiêu
sinh lý của máu gà lúc 10 tuần tuổi ............................................ 62


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ............................ 42

Hình 3.2.


Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm........................ 44

Hình 3.3.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ...................... 46


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp việc bổ sung các chất kích thích
tăng trưởng, kháng sinh vào khẩu phần được sử dụng rất nhiều nhằm cải thiện
năng suất, ngăn ngừa bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngày nay,
việc sử dụng các chất này có xu hướng giảm dần do chúng có tác động xấu
đến sức khỏe của người tiêu dùng bởi sự tồn dư của chúng hầu hết ở trong sản
phẩm thịt. Chính vì vậy, nghiên cứu về tiềm năng của các chất bổ sung tự
nhiên để thay thế các chất hóa học có ý nghĩa rất quan trọng. Việc ứng dụng
các chất có nguồn gốc thiên nhiên có trong các loại thảo dược đang được mở
rộng nghiên cứu và là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi. Đã từ lâu, con người đã biết công dụng
của một số thảo dược và ứng dụng trong chăn nuôi. Với tiến bộ khoa học kỹ
thuật con người đã tìm ra một số hoạt chất sinh học cao trong thảo dược như
các hợp chất sulphuric và allicin có trong tỏi, zingerol và shogaola có trong
gừng, curcumin có trong nghệ… các chất này có tác dụng kích thích hoạt
động hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng khối lượng, giảm tiêu tốn thức ăn từ
đó giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, còn phòng chữa một số bệnh cho
người và động vật. Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: ‘‘Ảnh hưởng của các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng
sản xuất và kháng bệnh của gà thịt Lương Phượng nuôi tại huyện Bảo

Thắng - Tỉnh Lào Cai’’.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi đến khả năng sinh trưởng
và kháng bệnh của gà thịt Lương Phượng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của
các mức bột tỏi đối với năng suất và chất lượng thịt gà. Đồng thời, có
thêm công thức thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung bột tỏi hợp lý trong
chăn nuôi gà thịt.


2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn nuôi sử dụng
bột tỏi vào khẩu phần ăn cho gà thịt, nhằm nâng cao chất lượng thịt gà đáp
ứng thị hiếu tiêu dùng thịt sạch không sử dụng kháng sinh.


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ thực tế
và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả


Phan Thu Hương


4

* Đặc điểm hình thái
Tỏi thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới
mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15 50 cm, rộng 1 - 2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có
một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong
một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành (giò)
của tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55 cm. Bao hoa
màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.
1.1.1.2. Thành phần hóa học và dược lý của tỏi
* Thành phần hóa học
Tỏi (Allium sativum L.) rất giàu các hợp chất chứa gốc sulfur và các
tiền tố (allicin, diallyl sulfide và diallyl trisulfide) trong đó allicin được xem
là thành phần hoạt hóa tiềm năng của tỏi. Các hợp chất này với các đặc tính
sinh học và có tác dụng tốt đến làm giảm cholesterol ở người cũng như các
sản phẩm chăn nuôi (Chowdhury và cs., 2002) [53].
Hoạt chất chính là allicin có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh, mạnh
hơn cả pennicilin và là hoạt chất quan trọng nhất của tỏi. Trong tỏi tươi
không có chất allicin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin. Alliin là 1 axít amin,
dưới tác dụng của men alliinaza cũng có trong củ tỏi, alliin bị thủy phân cho
ra chất allicin với điều kiện là khi gặp men và trong môi trường nước.
Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có
thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra.
Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất
này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Nước tỏi pha loãng
125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương
như Saphylococcus, Streptococcus, Samonella, V. cholerae, B. dysenteriae,

Mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu
vi như: bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da như candida.


5

Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư
hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin,
càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có
hiệu lực. Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch, mà
còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Theo các nhà khoa học trường Đại học
Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp
chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít
được nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu.
Theo Cavallito (1994) [49] cho rằng tỏi có tác dụng làm giảm lipid
trong máu do sự ức chế các enzym liên quan đến sự tổng hợp cholesterol
trong gan, kích thích phóng sinh insulin, hạ huyết áp, ổn định đường huyết,
phòng chống ung thư, đột quỵ.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần

% trạng thái tươi

Nước

62 – 68

Carbohydrate (chủ yếu là fructans)

26 – 30


Protein

1,5 - 2,1

Amino acid thông thường

1 - 1,5

Amino acid: Cysteine sulfoxide

0,6 - 1,9

Glutamylcysteine

0,5 - 1,6

Lipid

0,1 - 0,2

Chất xơ

1,5

Toàn bộ các hợp chất sulfur
Sulfur

1,1 - 3,5
0,23 - 0,37


Nitrogen

0,6 - 1,3

Chất khoáng

0,7

Vitamin

0,015

Saponin

0,04 - 0,11

Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong dầu

0,15 (để nguyên) 0,7 cắt ra

Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong nước

97

(Nguồn: Stoll và Seebeck, 1947) [87]


6


Bảng 1.2. Thành phần hóa học của bột tỏi
Thành phần hóa học

% trạng thái khô

Protein thô

12,97

Béo thô

2,11

Xơ thô

28,45

Khoáng

2,55

(Nguồn: Rahardja và cs., 2010)[83]
* Tác dụng dược lý
- Dược động học của thành phần hữu dụng của tỏi
Allicin chuyển hóa nhanh ở gan, thận và niêm mạc ruột non, sinh ra sản
phẩm thứ cấp diallyl disulfide.
Allicin trong dịch vị (pH=1,7) không bị mất hoạt lực trong vòng 24 giờ,
trong dịch tụy (pH=9,3) hoạt lực giảm dần về (0) sau 24 giờ. Sự hiện diện của
máu không ảnh hưởng đến hoạt tính chống vi sinh của allicin (6,6 mg/ml).
Sự hấp thụ allicin sau 10 phút, bài tiết sau 6 giờ, allicin hấp thụ hoàn

toàn sau 30 - 60 phút. Bài tiết toàn phần trung bình trong phân và nước tiểu
sau 72 giờ là 85,5% liều lượng đối với allicin.
- Cơ chế kháng sinh
Allicin là kháng sinh thảo mộc rất mạnh do trong công thức phân tử có
chứa: nguyên tố oxy hoạt động. Ngoài ra allicin cạnh tranh với axít amin
cystein là yếu tố sinh trưởng và phát triển của hầu hết các vi khuẩn gây bệnh
ở người và gia súc. Phản ứng cạnh tranh kết hợp với cystein làm vi khuẩn bị
mất yếu tố sinh trưởng nên không phát triển được.
- Đặc điểm của kháng sinh allicin
Dễ bị nhiệt và ánh sáng phân hủy. Nhiệt độ càng cao, khả năng diệt
khuẩn của tỏi càng giảm.
Allicin tinh khiết là chất dầu không màu, hòa tan trong cồn, benzen, ether.


7

Tính tan trong nước không ổn định, dễ bị phân hủy ở môi trường kiềm,
acid nhẹ ít bị ảnh hưởng.
Allicin dễ gây viêm kích ứng da và niêm mạc. Dùng tỏi hay cồn tỏi để
xoa bóp ngoài da, trị các ổ viêm.
Allicin không bị acid para amino benzoic (PABA) cạnh tranh, nên có
thể dùng tỏi điều trị rộng rãi các vết thương có mủ.
Chất chiết tỏi làm tăng hoạt tính của các lympho B và T, làm giảm độ
chuẩn kháng thể, làm tăng hoạt tính thực bào của lympho bào, tăng các tế bào
tạo màng tiêu máu. Ngoài ra tỏi còn có tác dụng làm giảm cholesterol và
lipid, tốt đối với tim và hệ tuần hoàn.
1.1.1.3. Một số chế phẩm từ tỏi
Dịch ép củ tỏi: Củ tỏi thái lát, nghiền bằng máy nghiền, thêm nước cất
tỷ lệ 1:1 (theo khối lượng) ngâm 24 giờ, vắt lấy dịch. Cho thêm vào dịch 2%
acid acetic 10% để đảm bảo pH dung dịch từ 5 - 7. Bảo quản trong điều kiện

nhiệt độ < 10oC.
Dầu ngâm tỏi: Nghiền củ tỏi tươi bằng máy nghiền, để bột nghiền 30
phút ở nhiệt độ phòng, vắt lấy dịch và điều chỉnh pH của dịch bằng sodium
benzoate đến 5,5 -7. Hỗn hợp dịch này với dầu ăn tỷ lệ 1:1 (theo khối lượng)
và chưng cất ở nhiệt độ < 70oC. Bảo quản sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ
< 23oC và yếm khí.
Bột tỏi: Củ tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng, sấy ở nhiệt độ < 60oC bằng tủ sấy
trong điều kiện áp suất khí quyển, hạn chế gió đến khi độ ẩm sản phẩm còn 5%.
Nghiền nhỏ qua mắt sàng kích thước < 100 µm. Bảo quản trong túi nilon kín và
ở nhiệt độ phòng.
Trong 3 chế phẩm trên, dịch ép củ tỏi được chế biến đơn giản nhất và
trong 10 ngày sau khi sản xuất dịch ép tỏi có khả năng kháng khuẩn khá
mạnh. Tuy nhiên điều kiện bảo quản khá phức tạp: pH phải luôn từ 5,5 - 7 và
nhiệt độ < 10oC, hàm lượng các hợp chất sulfur và khả năng kháng khuẩn
giảm rất nhanh sau 20 ngày và gần như mất hoàn toàn sau 30 ngày.


8

Theo kết quả nghiên cứu của Iberrt và cs., (1990) [70] dịch chiết tỏi
không được bảo quản ở điều kiện thích hợp thì allicin và các sản phẩm sulfur
khác bị giảm tới 50% trong 2 ngày.
Tỏi thái mỏng, sấy ở điều kiện nhiệt độ < 60oC, áp suất không khí và
nghiền qua mắt sàng 100 µm được một sản phẩm bột có màu kem rất dễ bảo
quản. Hàm lượng các hợp chất sulfur thất thoát trong quá trình chế biến là
điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên điều đáng nói là hàm lượng sulfur tổng
số trong bột tỏi sau 3 tháng bảo quản không bị thay đổi nhiều.
1.1.1.4. Một số ứng dụng của tỏi trong chăn nuôi
Kháng sinh đã được sử dụng rộng rãi trong thức ăn gia cầm nói riêng và
vật nuôi nói chung để cải thiện tăng khả năng sinh trưởng, tăng hiệu quả sử

dụng thức ăn, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại, tăng cường miễn dịch,…
Tuy nhiên, kháng sinh gây ra sự kháng thuốc ở các vi khuẩn gây bệnh và tác
động tiêu cực đến người tiêu dùng do dư lượng của nó. Sử dụng hoạt chất
sinh học từ cây thuốc là lựa chọn thay thế tốt nhất. Tỏi là vua của các loại cây
thuốc có khả năng kích thích tăng trưởng trong sản xuất thịt gà. Nó có khả
năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và động vật nguyên sinh. Hơn
nữa, nó tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng khối lượng cơ thể, nâng
cao tỷ lệ tiêu hóa của các thành phần, giảm cholesterol có hại, và cũng làm
tăng thêm các thông số chất lượng thịt ở vật nuôi.
Tác dụng kháng vi khuẩn: Tỏi có hiệu quả chống lại nhiều vi khuẩn: gram
dương và gram âm. Chúng bao gồm Escherichia coli (E. coli), Salmonella,
Clostridium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas, Proteus, Klebsiella,
Micrococcus, Bacillus subtulis và Helicobacter. Vì vậy, tỏi có thể được sử dụng
để điều trị Colibacillosis, Salmonella và bệnh tả ở gia cầm. Tỏi có tác dụng ức
chế một cách khác biệt giữa vi sinh vật đường ruột có lợi và có hại. Cơ chế chính
xác của sự ức chế khác biệt này chưa được rõ, nhưng một trong những lý do có
thể là sự thay đổi trong thành phần hóa học của màng vi khuẩn khác nhau và sự
hấp thụ allicin của chúng (trích Rehman Z và cs, 2015 [84]).


9

Bảng 1.3. Hoạt lực chống vi khuẩn của các hợp chất sulfur tỏi
(MIC = µg/l)
Hoạt chất

Staphylococcus aureus

Escherichia coli


Ajoene (E/Z)

25

27

Diallyl tetrasulfide

55

150

Diallyl trisulfide

130

1000

Diallyl disulfide

250

1900

Diallyl sulfide

900

1900


Allyl mercaptan

>2500

>2500

S-Allylcysteine

>4000

>4000

S-Allylmercaptocysteine

2000

>4000

Dầu tỏi cất bằng hơi nước

80

2000

Dầu tỏi chiết bằng ether

300

300


(Nguồn: Youn và cs., 1998)[92]
Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh cho người và vật nuôi đều bị allicin có
trong tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của allicin rất mạnh, trong ống nghiệm,
allicin pha loãng ở nồng độ 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát triển của
Bacillus subtilis; Proteus morgani; Salmonella enteritidis, Salmonella paratyphi,
Salmonella

schottmuelleri,

Salmonella

typhi,

Salmonella

typhimurium,

Salmonella paradysenteriae; Shigella dysenteriae; Staphylococcus aureus;
Streptococcus viridians; Vibrio cholera. Nồng độ 1/85.000 ức chế
Streptococcus haemolyticus. Ở nồng độ 1/45.000 ức chế Aerobacter
aerogens; E.coli; Mycobacterium phlei, Mycobacterium tuberculosis hominis;
Salmonella hirschfedi. Nồng độ 1/25.000 ức chế Penicillium; Aspergillus
fumigatus. Nồng độ 1/10.000 ức chế Streptomyces griseus. Cũng trong điều
kiện như nhau, nhưng chloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn
không có tác dụng với Salmonella.
Tác dụng kháng virus: Các loại kháng sinh hiện nay không có tác dụng
chống lại virus. Đó là lý do chúng không được sử dụng để kiểm soát các bệnh


10


do virus ở gia cầm. Rất ít nghiên cứu thực hiện các đặc tính kháng virus của
tỏi so với chất kháng khuẩn. Allicin hay cysteine S - allyl có hoạt động tích
cực chống lại virus. Nó đã được chứng minh rằng tỏi có khả năng chống lại
virus cúm A và B, rhinovirus, HIV, herpes virus 1 và 2, cytomegalovirus,
viêm phổi do virus và rotavirus (trích Rehman Z và cs, 2015 [84]).
Tỏi dùng thành công trong việc phòng chống bệnh cúm A do virus gây
ra. Chế phẩm allicin - urotropin dùng ngoài đường tiêu hóa chống lại rất có
hiệu quả bệnh nhiễm virus trong đó có bệnh AIDS.
Cồn allyl và diallyl disulfide có thể lựa chọn và tiêu diệt được các tế
bào đã nhiễm HIV - 1. Nước chiết tỏi dạng nước có thể tiêu diệt Rotavirus mà
không ảnh hưởng đến tế bào của động vật có vú.
Trong thú y, chất chiết từ tỏi trị bệnh lở mồm long móng. Tác dụng
chống lại Rickettsia của tỏi trên gà đã gây nhiễm Coxiella burnetii - tác nhân
gây sốt Q. Nếu gà được ăn 2g tỏi băm/con/ngày sẽ khỏi và hồi phục nhanh
hơn lô đối chứng.
Tác dụng kháng động vật nguyên sinh: Sử dụng tỏi trong thức ăn gia
cầm có khả năng chống đơn bào nhưng cơ chế chính xác của hoạt động vẫn
đang được nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nó có hiệu quả
chống lại một loạt các động vật nguyên sinh bao gồm Opalina ranarum,
Entamoeba histolytica, Balantidium entozoon, O. dimidicita, Trypanosomes,
Leishmania và Leptomonas. Diallyl trisulfide một thành phần của tỏi được sử
dụng trong điều trị các bệnh do Trichomonas vaginalis và Entamoeba
histolytica. Allicin, ajoene và organosulfides là thành phần chính của tỏi có
khả năng chống lại đơn bào. Hàm lượng thiol của các tế bào vi sinh vật không
đủ để cân bằng quá trình oxy hóa thiol bởi allicin và các sản phẩm allicin có
nguồn gốc từ tỏi là lý do tỏi có khả năng tiêu diệt động vật đơn bào (trích
Rehman Z và cs, 2015 [84]).
Nước tỏi 5 - 10% ức chế rất nhanh sự hoạt động của amip. Khi tiếp xúc
với allicin, amip co lại thành khối tròn, mất khả năng vận động và bám vào

thành ruột, những amip còn sống cũng mất khả năng sinh sản.


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng quản lý đào tạo Sau đại học, và sự nhất trí
của giáo viên hướng dẫn tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của
các tỷ lệ bột tỏi trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và kháng bệnh của
gà thịt Lương Phượng nuôi tại huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo nhà trường, phòng quản lý đào tạo Sau
đại học, giáo viên hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, lãnh đạo phòng quản lý đào tạo Sau đại
học đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn
khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin kính chúc các thầy cô lãnh đạo Nhà trường và toàn thể thầy cô
giáo trong phòng quản lý đào tạo Sau đại học sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt, chúc các bạn học viên mạnh khỏe, học tập và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Phan Thu Hương


12


Tác dụng xua đuổi côn trùng: Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi
và các côn trùng gây các bệnh nhiễm khuẩn. Liều trung bình giết chết ấu
trùng Culex tarslis là 25ppm cho các chất chiết và 2ppm cho dầu tỏi. Hoạt
chất chính để giết là diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Các oligosulfides
gây độc bằng cách phong bế sự tổng hợp các protein quan trọng của ấu trùng
và ức chế sự sát nhập các acid amin vào các protein của ấu trùng.
Thành phần của dầu tỏi cũng xua đuổi mạnh ve Ixodes ricinus - ve, vét
của thú nuôi mang virus gây viêm não.
Chất xua đuổi côn trùng nữa có trong tỏi là dầu tỏi và vitamin B1.
Garlicin Machado cũng là kháng sinh trong tỏi dùng trị bệnh lỵ trực khuẩn,
Salmonellosis và bệnh amip đường ruột.
Tăng khả năng sinh trưởng của gà thịt: Nhiều nhà khoa học nghiên cứu
sự ảnh hưởng của của tỏi đến khả năng tăng khối lượng của gà thịt. Hầu hết
các nghiên cứu báo cáo có sự cải thiện đáng kể có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ
chuyển đổi thức ăn. Tỏi làm tăng tốc độ tăng trưởng và cải thiện tỷ lệ chuyển
đổi thức ăn bằng cách tăng chiều dài của lông nhung ruột non, kích thích quá
trình hấp thụ (Incharoen T và cs, 2010) [71].
Tác động đến cholesterol huyết thanh: Tỏi, là vua của cây thuốc, nó có
ảnh hưởng có lợi đến các chất chuyển hóa trong cơ thể. (Katan MB và cs.,
1997) [73]. Allicin có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh,
triglyceride và LDL. Bột tỏi, dung dịch chiết xuất từ tỏi hoặc dầu tỏi trong
khẩu ăn làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh từ 18% - 23% ở
những gà được cho ăn trong vòng 4 tuần. Giảm nồng độ cholesterol ở gan gà
khi ăn khẩu phần chứa 2% tỏi trong 14 ngày (Sklan D và cs., 1992) [86].
1.1.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gia cầm
1.1.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của gia cầm
* Tiêu hóa ở miệng
Tuyến nước bọt ở gà kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy.
Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước

bọt có chứa một ít men amylaza nên cũng có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Gà
mái có thể tiết 7 - 12 ml nước bọt trong một ngày đêm (Nguyễn Duy Hoan và
cs, 1998) [4].


13

* Tiêu hóa ở diều
Độ pH trong diều gia cầm khoảng 4,5 - 5,8. Sau khi ăn 1 - 2 giờ diều co
bóp theo dạng dãy (khoảng 3 - 4 lần co bóp) với khoảng cách 15 - 20 phút,
sau khi ăn 5 - 12 giờ là 10 - 30 phút, khi đói 8 - 16 lần/giờ. Ở diều nhờ men
amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa
rồi một phân đường chuyển hóa thành đường glucoza.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Khối lượng dạ dày
tuyến là 3,5 - 6 g. Vách dạ dày gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Dạ dày tiết
dịch có chứa acid clohidric, pepsin và musin. Sự tiết dịch của dạ dày tuyến là
không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không được giữ lại
lâu ở dạ dày tuyến mà chuyển xuồng dạ dày cơ. Ở dạ dày tuyến protein được
thủy phân như sau:
Protein + Nước + Pepsin và HCl → Abulmoz + Pepton
Dạ dày cơ có cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh.
Ở đây thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác
dụng của men dịch dạ dày tuyến, men và vi khuẩn. Từ dạ dày cơ, các chất
dinh dưỡng được chuyển vào tá tràng, có các men của dịch ruột và tuyến tụy
cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự phát hoạt
động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày
làm tăng khả năng nghiền của thành dạ dày.
* Tiêu hóa ở ruột
Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1,0076 và

chứa các men proteolyse, amonilitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc
kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 - 7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có chứa men
tripsin, carboxy peptidaza, amylaza, mantaza, lipaza.
Dịch mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, là
dịch lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH = 7,3 - 8,5.


14

Ở ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào hình cốc của
màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa ở ruột già phụ thuộc vào
enzyme của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu của
ruột già với tốc độ chậm hơn so với ruột non. Trong ruột già có hệ vi sinh vật
cư trú, về số lượng và chủng loại giống như dạ cỏ của động vật nhai lại. Các
vi sinh vật này hoạt động chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột
đường và protein. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các
acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được hấp thu tại đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B12. Trong ruột già còn có quá trình viên phân, tạo phân.
(Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [29].
1.1.2.2. Sinh trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
* Khả năng sinh trưởng của gia cầm
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng
chính là sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là protein.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy
luật nhất định. Chambers (1990) [51], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp
các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau

về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng
thực sự khi các tế bào mô cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích
thước các chiều đo.
Trong thực tế nuôi gia súc gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai đoạn
đầu của sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển của xương,
mô cơ, một phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối
của sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ
thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày


15

con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Đến giai đoạn cuối của
sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ
thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày
con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ chức cấu
tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối
lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái
(không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối
lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g.
Sự sinh trưởng của sinh vật được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh
cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn
trong thai (giai đoạn trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (giai đoạn
ngoài cơ thể mẹ). Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng
thành. Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản
sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Trong quá trình
sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế
bào để tạo nên sự sống.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai
quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay

đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các chất, chức năng của các bộ
phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh
và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành.
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là g/con hoặc kg/con. Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời
gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh
trưởng. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và
các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng gia cầm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới
tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi,...


×