Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đáp án môn kiến thức chung ôn thi công chức thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.24 KB, 37 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI

TµI LIÖU ¤N thi C¤ng CHøC THUÕ NĂm 2017
Update luẬt thuẾ mỚi nhẤt
PhÇn thi KiÕn thøc chung
(Tµi liÖu lu hµnh néi bé)

Người biên soạn: Nguyễn Tuấn Anh
Người biên Vũ Quý Biển
Người biên soạnVũ Thanh Hương
Người biên Bùi Văn Nam
Người biên soạn: Nguyễn Ngọc Tuấn

HÀ NỘI – NĂM 2017


Câu 1: Phân biệt (so sánh) CB, CC
a) Điểm giống nhau:
- Là công dân VN trong biên chế va hưởng lương từ NSNN.
- Cùng có quyền, nghĩa vụ chung như trung thành với Đảng, NN, tận tuỵ với nhân
dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thi hành nhiệm vụ.
Đều được đặt dưới sự lãnh đạo của được CSVN.
b) Khác nhau:
- CB là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ chức vụ lãnh đạo
trong các cơ quan của Đảng, NN, tổ chức chính chị - xã hội cấp khác nhau. Ở mỗi
cấp, CB là người giữ trọng trách trong 1 cơ quan, tổ chức, do đó yêu cầu không thể
thiếu là khả năng bao quát và tư duy, năng lực lãnh đạo và trình độ chính chị phải
đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của cấp mà CB đó là thành viên.
Còn CC là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý và
có ngạch bậc khác nhau, để thực hiện công việc mang tính chuyên môn nghiệp vụ;


yêu cầu có tính kiên quyết đối với họ là có chuyên môn, nghĩa vụ phù hợp với chứ
vụ, ngạch bậc vị trí làm việc.
- Để trở thành CB phải thông qua việc bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm.Còn đối
với CC về cơ bản phải qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm đối với những tiêu
chuẩn cụ thể không giống nhau. Chế độ đào tạo bồi dưỡng, điều kiện bổ nhiệm vào
những chức danh, chức vụ, ngạch bậc đối với CC vì thế có những điều khác nhau
đối với CB.
Câu 2: Trình bầy các khái niệm: CB, CC và CB cấp xã phường, thị trấn theo luật
CBCC.
Năm 1998 UBTVQH ban hành pháp lệnh CBCC
Năm 2008 QH nước CHXHCNVN khoá 12 kỳ họp thứ IV đã thông qua luật CBCC
có hiệu lực thi hành từ 1/1/2010.
Do tính chất đặc thù của các quốc gia khác nhau nên khái niệm CB, CC không đồng
nhất, không hoàn toàn giống nhau. Thậm chí trong từng quốc gia thay đổi theo từng
định kỳ. Tuy nhiên phần lớn đều giới hạn CB, CC trong bộ máy HCNN. Ở nước ta
CB, CC là 1 thuật ngữ chỉ 1 số người đặc biệt làm việc trong bộ máy các cơ quan
Đảng, NN, tổ chức CT-XH là nguồn nhân ;ực chủ yếu trong các cơ quan nêu trên.
CB, CC tham gia loại hình lao động đặc biệt, đặc thù thực thi công vụ, nhân danh


NN, có nghĩa vụ trung thành với Đảng, NN, tận tuỵ phục vụ nhân dân, duy trì trật tự
xã hội.
Theo quy định tại điều 4 luật CBCC thì CB, CC được xác định dựa theo tiêu chí sau
đây:
- Cán bộ là công dân VN được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng CSVN; NN, tổ chức CT-XH ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở
huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong
biên chế và hưởng lương từ NSNN.
- Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức

danh trong cơ quan của Đang CSVN, NN, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng CSVN, NN, tổ chức CT-XH (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ NSNN; đối
với CC trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật.
- CB xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân VN được bầu
cử, giữ chức vụ theo định kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, UBND, bí thư,
phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức CT-XH; CC cấp xã là công dân VN
được tuyển dụng, giữ 1 chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã,
trong biên chế và hưởng lương từ NSNN.
Câu3: Trình bày nghĩa vụ của CB,CC.
1) Khái niệm:
- Là những gì CB, CC cam kết phải phục vụ Đảng, NN, tổ chức CT-XH; Đó là những
quy định ràng buộc người CB, CC phải tuân thủ thi hành công vụ, nhiệm vụ
- Nghĩa vụ như 1 chuân mực tồn tại trong quan hệ giữa CB,CC với Đảng,NN, tổ
chức CT-XH.
- Có nghĩa vụ ràng buộc trách nhiệm chính trị đối với CB, CC như yêu cầu trung
thành với chế độ, với tổ quốc, có nghĩa vụ đòi hỏi thái độ phục vụ cao của CB, CC


đối với Đảng như CB,CC phải tận tuỵ phục vụ nhân dân.
2) Theo điều 8,9 thì CB,CC có nghĩa vụ
a) Đối với Đảng, NN, nhân dân:
- Trung thành với được csvn, Nhà nước CHXHCNVN; bảo vệ danh dự tổ quốc và
lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân
dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
b) Trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan,
tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp
luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài sản Nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái
pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường
hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người
thi hành phải chấp hành, không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng
thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Trình bày nghĩa vụ của CB,CC là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ như CB,CC khác thì CB,CC là người đứng đầu còn
phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của CB, CC;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành
tiết kiệm chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu tham


nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ, cơ sở, văn hoá công sở

trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CB,CC thuộc quyền
quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, của
quyền gây phiền hà cho công dân.
- Giải pháp kịp thời, đúng pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 5: trình bày các quyền của CB, CC theo quy định của pháp luật
a) Khái niệm:
- Quyền lợi của CB,CC là những ưu tiên đãi ngộ những cơ hội do xã hội và Nhà
nước mang lại mà người CB, CC được thụ hưởng từ chức phận thực thi công vụ
của họ. Nói cách khác quyền lợi là những gì CBCC được hưởng từ Nhà nước, là lợi
ích mà CBCC được hưởng.
- Quyền lợi thể hiện trước hết là các khoản phụ cấp, đó là những khoản tiền lương
nhằm tái sản xuất sức lao động.
- Quyền lợi còn là sự tạo điều kiện cho CBCC học tập và nghiên cứu khoa học để
không ngừng nâng cao trình độ.
- Quyền lợi còn thể hiện ở những đãi ngộ của Nhà nước nhằm mở ra điều kiện tinh
thần cho CBCC như nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật nhằm cho CC phục hồi
sức khoẻ, thụ hưởng các nhu cầu du lịch, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao…
Những quyền lợi của CBCC có mối quan hệ đến điều kiện KT-XH, chế độ chính trị
của xã hội, tập quán truyền thống của mỗi quốc gia.
b) Phân loại quyền của CB,CC: Có 4 loại
- Quyền của CB,CC được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ:
+) Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ: kiểm tra những quy định của pháp
luật.
+) Được đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của
pháp luật.
+) Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.



+) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng ca trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+) Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
- Quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:
+) Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước. Cán bộ công chức làm việc ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều
KT-XH đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành nghề có môi trường độc hại, nguy
hiểm được hưởng phụ cấp và ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+) Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác
theo quy định của pháp luật.
- Quyền về nghỉ ngơi : CB,CC được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc
riêng theo quy định của pháp luật về lao động, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ,
CBCC không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài
tiền lương còn được thanh toán thêm 1 khoản bằng lương cho những ngày khan
nghỉ.
- Các quyền khác: CB, CC được đảm bảo quyền học tập, nghiên cứu khoa học,
tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà
ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật; nếu bị thương hoặc hi sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng
chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và
các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 6: Trình bày quy định về đạo đức và văn hoá trong giao tiếp trong giao tiếp của
CB, CC theo luật CBCC.1) Đạo đức:
a) Theo quan điểm chung nhất thì dạo đức là 1 hình thái ý thức xã hội bao gồm
những giá trị, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người; chúng được nhận thức,
đánh giá qua lang kính của dư luận xã hội, qua các thời đại với trình độ kinh tế xã
hội và bản sác xã hội khác nhau.
- Đạo đức phụ thuộc vào các yếu tố như: Chế độ KT-XH, địa vị của mỗi cá nhân
hoặc cộng đồng trong 1 trật tự chính trị xã hội nhất định; sự tương quan giữa điều

chỉnh xã hội bằng pháp luật và đạo đức trong xã hội; tâm lý và tập quán ; các tiêu
chí từ giáo lý hay giáo luật của các tôn giáo.
b) Là phạm trù phản ánh các quan hệ giữa người với người trong hoạt động công


vụ, gắn liền hoạt động với những người làm việc trong bộ máy của các cơ quan
Đảng, NN, CT-XH, đặc biệt là các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Đạo đức của CBCC được xã hội đánh giá qua hành vi thái độ của CBCC thông
qua thi hành công vụ. Dư luận đánh giá các biểu hiện đạo đức của CBCC qua sự
tán thành hay không tán thành, ca ngợi hay phê phán và luôn gắn với mục tiêu xã
hội, lợi ích xã hội và tính nhân văn. Tuy nhiên tiêu chí của sụ đánh giá cụ thể còn
phụ thuộc vào các yếu tố như:
+) Hành vi đó có đúng pháp luật quy định hay không?
+) Hành vi đó có hiệu quả hay không
+) Hành vi đó biểu hiện qua các quan hệ, ứng xử (CBCC là người phục vụ còn nhân
dân là đối tượng được phục vụ.
+) CBCC cũng là con người khi thi hành công vụ họ cần phải ứng xử cho hợp lý,
hợp tình như thế nào.
- Do quan hệ trong hoạt động công vụ có tính đa dạng nên CBCC được thể hiện
trong nhiều mối quan hệ
+) Với dân
+) Cấp trên với cấp dưới; người đồng nghiệp
+) CBCC với gia đình họ.
Mỗi loại hình, mỗi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp trong hoạt động công vụ có 1 số
chuẩn mực đạo đức đặc thù tạo thành tính đặc thù trong đạo đức công vụ ở lĩnh
vực đó.
c) Những điều chỉnh chính trị và pháp lý đạo đức về CBCC
(*) Chính trị: - Theo quan điểm của HCM; đức là gốc, đức quyết định sự thành bại
của CBCC, cán bộ là công bộc của dân
- Đạo đức CB,CC phải có sự thống nhất 3 mặt

+) Tài năng (để hoàn thành nhiệm vụ)
+) Hiểu biết chính sách pháp luật để làm cho đúng, phải rèn luyện đạo đức, cách
mạng dân tin.
(*) Pháp luật
- Hiến pháp 92 quy định các cơ quan NN, cán bộ viên chức NN phải tôn trọng nhân
dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và
chịu sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và


mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
- Luật CB,CC quy định về đạo đức CBCC như sau: CBCC phải thực hiện cần, kiệm,
liêm chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
+) Cần: là đòi hỏi CBCC phải lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch,
sáng tạo và có năng suất cao; không trây lười đùn đẩy trách nhiệm khi thi hành
công vụ.
+) Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền bạc của nhân dân và Nhà nước;
không được lãng phí trong chi tiêu và sử dụng cơ sở vất chất trong thi hành công
vụ.
+) Liêm: Đòi hỏi CBCC trong sinh hoạt và thi hành công vụ không được tham ô của
cải; không tham địa vị, luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân.
+) Chính: là ngay thẳng, chính trực, đúng đắn, công bằng, công minh, giản dị, khiêm
tốn, trung thành với Đản, Nhà nước và nhân dân, không gian tà lừa lọc trong thi
hành công vụ.
+) Chí công: Là phẩm chất đòi hỏi CBCC phải công bằng, công tâm khi thi hành
công vụ
+) Vô tư: Không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, không có chủ quyền cá nhân
trong thi hành công vụ.
c) Những rèn luyện về đạo đức trong giai đoạn hiện nay :
- Không ngừng rèn luyện tu dưỡng cách mạng
- Không ngừng học tập, nâng cao chính trị và trình độ chuyên môn luôn bám sát

thực tiễn và kiên trì tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng công tác, rèn luyện bản
lĩnh và năng lực lãnh đạo quản lý, kỹ năng lĩnh vực tập thể, kiên trì đấu tranh chống
dốt nát, lười biếng, nghèo đói, các thói hư tật xấu, sống lành mạnh có văn hoá.
2) Văn hoá trong giao tiếp
a) Khái niệm: Là chuẩn mực tại công sở mà CB, CC phải thực hiện trong thi hành
công vụ
Yêu cầu: - CBCC, viên chức cần được bồi dưỡng về kĩ năng thiết lập giao tiếp, ứng
xử trong công sở. Trước hết trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, CBCC phải
nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, phải giải thích, phải hướng dẫn cụ thể vè các quy định
liên quan đến giải quyết công việc. Có nghĩa là phải xác định đối tượng giao tiếp,
ứng xử trên cơ sở chức năng và quyền hạn được giao.


- Trong giao tiếp và ứng xử tại công sở và với công dân CBCC phải có thái độ lịch
sự, hoà nhã, văn minh khi giao tiếp phải sử dụng đúng ngôn ngữ nhằm đảm bảo
tính chính xác, tính khoa học và tính phổ thông trong hoạt động hành chính tại công
sở.
- Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, CBCC phải có thái độ trung thực thân thiện
hợp tác. Ở đây chúng ta phải xây dựng cho được môi trường văn hoá, trong giao
tiếp ứng xử nơi công sở mỗi CBCC phải thể hiện là tấm gương đẹp trong giao tiếp.
- Giao tiếp ứng xử nơi công sở hiện nay có vai trò đặc biệt, nó tác động đến chất
lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc. Xây dựng lề lối làm việc khoa
học của đội ngũ CBCC góp phần tích cực cải cách nền hành chính mà Đảng và Nhà
nước đã đề ra.
b) Quy định của pháp luật
- Văn hoá giao tiếp ở công sở :
+) Trong giao tiếp ở công sở, CBCC phải có thái độ lịch sự tôn trọng đồng nghiệp;
Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng, mạch lạc.
+) CBCC phải láng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư khách quan khi
nhận xét, đánh giá thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ

+) Khi thi hành công vụ CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức có tác
phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Văn hoá giao tiếp với nhân dân
+) CBCC phải gần gũi với nhân dân; có tác phong thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm
tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng mạch lạc
+) CBCC không được hách dịch cửa quyền gây khó khăn phiền hà cho nhân dân
khi thi hành công vụ.
Câu 7: Trình bày hình thức phân loại cán bộ công chức? Trình bày những quy định
của pháp luật về những việc CBCC không được làm.
1) Hình thức phân loại CBCC
a) Khái niệm:- Phân loại CC là sự phân chia CC ra thành các loại hạn ngạch khác
nhau theo tiêu chuẩn nhất định.
- Mục đích của phân loại: Nhằm phục vụ cho việc quy hoạch CC, đáp ứng yêu cầu
của các loại CC, tạo ra sự cân đối trong việc sắp xếp và quản lý CC.


- Căn cứ để phân hạng CC là trình độ năng lực chuyên môn, thể hiện qua văn bản,
chứng chỉ của người CC được cấp qua quá trình đào tạo.
Việc phân hạng CBCC dựa vào trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ
dân trí.
b) Quy định của pháp luật:
*) Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, CC được phân loại như sau:
Loại A: gồm những người được bổ nhiệm vào chuyên viên cao cấp hoặc tương
đương
Loại B: gồm những người được bổ nhiệm vào chuyên viên chính hoặc tương
đương
Loại C: gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương
đương
Loại D: gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và
ngạch nhân viên.

*) Căn cứ vào vị trí công tác, CC được phân loại như sau:
Loại A: CC giữ vị trí lãnh đạo quản lý (thứ trưởng, bộ trưởng…)
Loại B: CC không giữ chức vụ quản lý
+) Loại A: là nhưng CC có trình độ chuyên môn cao (ĐH hoặc trên ĐH) thường giữ
chức vụ từ vụ trưởng trở lên hoặc các chuyên viên, cố vấn cao cấp
+) Loại B: là loại CC có trình độ chuyên môn thấp hơn người loại A. Có trình độ ĐH,
thường giữ chức cục phó, vụ phó -> ngạch chuyên viên chính.
+) Loại C: là CC thừa hành nhiệm vụ có trình độ chuyên môn thấp hơn loại B như
CĐ, trung cấp
+) Loại D: là nhân viên phục vụ cho bộ máy nhà nước (bảo vệ…).
Tuy nhiên việc sáp xếp CBCC không chỉ dựa vào bằng cấp mà còn phụ thuộc vào
khả năng thực tế của người đó và thâm niên công tác.
2) Những quy định của pháp luật về những việc CBCC không được làm.
a) Những việc CBCC không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết,
tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ


để vụ lợi (hải quan là điển hình: thông tin bí mật của DN hoặc của ngành sở hữu trí
tuệ)
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới
mọi hình thức
b) Những điều CBCC không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
- CBCC không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình
thức
- CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn
ít nhất là 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công
việc liên quan đến ngành nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá

nhân trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài (ngành công thương, điều tra, an
ninh)
- Những việc khác CBCC không được làm. Theo quy định của luật phòng chống
tham nhũng:
+) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn phiền hà đối với cơ quan tổ chức đơn vị, cá
nhân.
+) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành DN tư nhân, công
ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học
tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác trong nước và ngoài nước
và các công việc liên quan bí mật nhà nước, bí mật công tác những công việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.
+) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý, sau khi
thôI giữ chức vụ trong 1 thời gian nhất định theo quy định của CP
+) Sử dụng trí pháp thông tin, tài liệu của cơ quan tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
Cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị, không được bố trí vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự
kế toán tài vụ, làm thủ kho, thủ quỹ của cơ quan tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua
bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chứ, đơn vị đó.
c) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, vợ hoặc chồng của họ không
được góp vốn vào DN hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp
thực hiện việc quản lý nhà nước


d) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc
chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi mình quản lý trực tiếp
đ) CBCC, viên chức là thành viên HĐQT, TGĐ, PTGĐ, GĐ,PGĐ, kế toán trưởng và
những CB quản lý khác trong doanh nghiệp Nhà nước không được ký kết hợp đồng
với DN thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột; cho phép
doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột tham

gia các gói thầu của DN mình; Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột
giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong
doanh nghiệp hoặc giao dịch mua vật tư, hàng hoá khi ký kết hợp đồng với DN.

Câu 8: Trình bày đk đăng ký dự tuyển CC theo luật CBCC
1) Khái niệm
- Tuyển dụng CC là 1 loại khái niệm chỉ phương thức lựa chọn người có đủ đk, tiêu
chuẩn, xứng dáng tham gia vào đội ngũ CC thông qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển
- Tuyển dụng là 1 quá trình lựa chọn và chấp nhận 1 người tự nguyện tham gia vào
công vụ, sau khi xác nhận người này đủ tiêu chuẩn và đk cho 1 công vụ nhất định
trong bộ máy nhà nước.
2) Căn cứ tuyển dụng:
- Việc td CC phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí làm việc vào biên chế của cơ
quan sd CC
- Cơ quan sd CC có trách nhiệm xđ, mô tả vị trí làm việc, báo cáo cơ quan quản lý
tổ chức phê duyệt để làm căn cứ TDCC
- Hàng năm cq sd CC xây dựng kế hoạch tuyển dụng CC, báo cáo cơ quan quản lý
CC để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định của pháp luật
3) Điều kiện đăng ký dự tuyển
Quy định của pháp luật (Điều 36 Luật CBCC): Người có đủ điều kiện sau đây, không
phân biệt nam nữ, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, được dăng ký
dự tuyển CC
- Có 1 quốc tịch là quốc tịch VN
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng;


- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt;
- Đủ sức khoẻ thực hiện nhiệm vụ;

- Các đk khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển
*) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển CC
- Không cư trú tại VN
- Mất hoặc hạn chế hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong
bản án, quyết định về hình sự của toà án mà chưa được xoá an tích; đang bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giao dục.
Một số lưu ý:
+) Quy định về quốc tịch: Do CC chịu sự ràng buộc về chính trị, để phục vụ cho nên
họ phải là người VN, mang 1 quốc tịch là VN. Hầu hết các quốc gia đều quy định
điều này
+) Đủ tư cách công dân (18T) có đầy đủ trách nhiệm về pháp lý của mình.
Câu 9: Trình bày các quy đinh ưu tiên trong tuyển dung CC theo quy định của pháp
luật
Một số ưu tiên trong luật CBCC
- Theo quy định của pháp luật về CBCC thì vấn đề ưu tiên trong tuyển dụng công
chức được quy định như sau:
+) Đối tượng ưu tiên trong thi tuyển CBCC: Anh hùng lực lượng vũ trang; Anh hùng
lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cộng 30
điểm tiêu chuẩn hoặc xét tuyển.
Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên
nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con
bệnh binh; con của người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, con của
người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (19/5/1945 trở về trước), con đẻ
của người bị nhiễm chất độc hoá học, con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh
hùng lao động được cộng 20đ vào tổng số điểm thi hoặc xét tuyển
Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng
công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên tri thức trẻ tình nguyện
tham gia phát triển nông thôn miền núi từ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ



được cộng 10đ vào tổng số điểm thi hoặc xét tuyển
+) Trường hợp thi tuyển hoặc dự tuyển CBCC thuộc những diện ưu tiên quy định tại
khoản trên thì được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển hoặc xét
tuyển.
Câu 10: Trình bày các quy định về chế độ tấp sự, các trường hợp được miễn chế
độ tập sự; chế độ chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự của
CC theo pháp luật CBCC
1) Chế độ tập sự:
a) Người được tuyển dụng vào CC phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với
môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí, việc làm được tuyển dụng
b) Thời gian tập sự được quy đinh như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C.
- 6 tháng đối với trường hợp tuyển vào loại D.
- Người được tuyển dụng vào CC dự bị trước ngày 1/1/2010 theo quy định của
pháp lệnh công chức thì chuyển sang chế độ tập sự.
- Thời gian đã thực hiện chế độ CC dự bị được tính vào thời gian tập sự.
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH và thời gian nghỉ ốm đau, bị tam giam,
tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào
thời gian tập sự.
c) Nội dung tập sự
c1) Nắm giữ quy định của luật CBCC về quyền của CBCC, những việc CBCC
không được làm; nắm vững về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan tổ
chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí đơn vị được tuyển dụng.
c2) Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí,
việc làm được tuyển dụng
c3) Tập giải quyết thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng
d) Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác
có đóng bảo hiểm XH bắt buộc lớn hơn hoặc bằng thời gian tập sự quy định tại

(khoản b) quy định trên
Cụ thể khoản d:
+) Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều


kiện đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian
tập sự quy định nêu trên (b) tương ứng với ngạch CC được tuyển dụng
+) Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc quy định tại khoản trên, người
được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch CC tuyển dụng
+) Người được tuyển dụng nếu không đủ điều kiện tại khoản 1 nêu trên thì phải
thực hiện chế độ tập sự. Thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc
được quy định tại (điểm c3) khoản c nêu trên (nếu có) được tính vào thời gian tập
sự.
2) chế độ chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự của CC theo
pháp luật CBCC
2.1) Trong thời gian tập sự người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1;
Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì
được hưởng 85% mức lương bậc 2; Trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ
phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3. Các khoản
phụ cấp được hưởng theo chế độ quy định của pháp luật.
2.2) Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng
tương ứng với khoản 1 nêu trên trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
b) Làm việc trong các ngành có môI trường đặc biệt nguy hiểm (hoá chất, than, khai
khoáng)
c) Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực
lượng công an nhân dân, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ
yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện
tham gia phát triển nông thôn miền núi từ đủ 24 tháng trở lên hoàn thành nhiệm vụ.

2.3) Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương
2.4) Công chức hướng dẫn tập sự thì được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng
0,3 trong thời gian hướng dẫn tập sự
3) Bổ nhiệm vào ngạch CC đối với người hoàn thành chế độ tập sự
3.1) Khi hết thời hạn tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự; người
hướng dẫn tập sự phải nhận xét đánh giá kết quả tập sự bằng văn bản gửi cơ quan
sử dụng CC


3.2) Người đứng đầu cơ quan sử dụng CC đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức,
kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của
ngạch CC thì có văn bản được bổ nhiệm, đề nghị cơ quan quản lý CC ra quyết định
bổ nhiệm tập sự và xét lương cho CC
Trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ
khiển trách trở lên trong thời gian tập sự thì người đứng đầu cơ quan sử dụng CC
đề nghị cơ quan quản lý CC ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển
dụng. Người tập sự bị huỷ thì được trợ cấp 1 tháng lương, phụ cấp và tiền tàu xe về
nơi cư trú.
Câu 11: Trình bày khái niệm về công chức hải quan theo quy định luật hải quan
Theo quy định của Luật (năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2005):
- Công chức hải quan là người được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định
của pháp luật về CBCC
- CC hải quan phải có phẩm chất, chính trị tốt; thực hiện đúng nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật, trung thực liêm khiết, có tính kỷ luật thái độ văn minh lịch sự
nghiêm chỉnh chấp hành điều động và phân công công tác.
- Nghiêm cấm công chức hải quan bao che để thông đồng buôn lậu, gian lận
thương mại, gian lận thuế, gây phiền hà khó khăn trong quá trình làm thủ tục hải
quan; nhận hối lộ; chiếm dụng biển thủ hàng hoá tạm giữ và thực hiện hành vi khác
nhằm mục đích vụ lợi.
Câu 12: Trình bày quyền và nghĩa vụ của CCHQ theo quy định của pháp luật.

CC hải quan có nghĩa vụ và quyền như công chức nói chung, ngoài ra khi thi
hành công vụ công chức hải quan thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách
nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình được giao.
- Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu
- Xác nhận bằng văn bản khi yêu cầu người khai hải quan xuất trình bổ xung hồ sơ,
chứng từ ngoài hồ sơ chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp
luật hải quan thì yêu cầu chủ hàng hoá và chỉ huy phương tiện vận tải hoặc người
được uỷ quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra khám xét hàng hoá theo yêu cầu
quy định của pháp luật.


- Lấy mẫu hàng hoá với sự có mặt của người khai hải quan, để cơ quan hải quan
phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hoá; sử dụng kết quả
phân tích, kết quả giám định để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hoá.
- Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng
hoá; phương tiện vận tải để xác định đúng mã số, trị giá của hàng hoá phục vụ việc
thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hoá tại địa điểm làm thủ tục hải
quan và địa điểm kiểm tra hàng hoá XK, NK
- Yêu cầu người chỉ huy, điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, dừng
đúng nơi quy định.
- Các nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Câu 13: Trình bày phương châm hành động của ngành hải quan hiện nay
*) Từ năm 2010 trở về trước ngành hải quan đề ra phương châm với 6 chữ vàng
“Thuận lợi - Tận tuỵ - Chính xác”. Phương châm này được đề ra trên cơ sở đánh
giá những kết quả tồn tại kinh nghiệm công tác trong giai đoạn trước khi ban hành
luật hải quan. Đây là phương châm có tính chiến lược đồng thời cũng rất cụ thể,
thiết thực để mỗi CBCC trong ngành có thể hiểu và thực hiện 1 cách có kết quả,

khơi dậy ý chí, quyết tâm tinh thần phấn đấu quyết liệt tạo ra động lực mới nhằm
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Thuận lợi: Là tạo ra thuận lợi cho thương mại, đầu tư phát triển, đây là 1 trong
những mục tiêu phấn đấu của hải quan VN và hải quan các nước thuộc thành viên
tổ chức hải quan thế giới (WCO). Mục tiêu này còn xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi bức
xúc của nước ta trong giai đoạn này (2000-> 2010): đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút
mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại
song phương, đa phương cũng như toàn cầu. Chính vì vậy tạo thuận lợi được hiểu
là cả chính sác, cơ chế quản lý đến tất cả các khâu trong quy trình nghiệp vụ hải
quan, phong các phục vụ nhằm thông quan hang hoá XNK phải nhanh chóng không
phiền hà.
- Tận tuỵ: Đây là 1 trong nhưng nội dung thuộc về phẩm chất đạo đức CBCC hải
quan, thể hiện ở tinh thần tận tuỵ chu đáo, làm không kể giờ giấc coi hiệu quả kinh
doanh của DN cũng như việc của chính mình, từ đó nâng cao hiệu lực hiệu quả
công tác chuyên môn nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư không


sách nhiễu tiêu cực.
- Chính xác: Là 1 trong những nội dung nói lên phương pháp làm việc khoa học tiên
tiến hiện đại. CBCC hải quan trong quá trình thực thi nghiệp vụ cần đảm bảo sự
chính xác cả về chính sách pháp luật, quy trình nghiệp vụ; nhất là về khai báo, kiểm
tra, phân tích, phân loại, áp mã tính thuế kế toán… nhằm đảm bảo cho hoạt động
hải quan thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của NN, quy
định của bộ tài chính và ngành hải quan. Muốn vậy phải nâng cao trình độ, đổi mới
phương pháp quản lý, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hải quan tiên tiến, hiện đại.
*) Từ năm 2011 đến 2020 (áp dụng từ T2/2011)
Theo QĐ 225/2011/QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011 của TCTTCHQ về việc ban hành
tuyên ngôn phục vụ khách hàng của tổng cục hải quan, phương châm hoạt động
hiện nay của ngành hải quan là: Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả
- Chuyên nghiệp: Nhiệt tình, tận tuỵ với công việc; thông thạo nghiệp vụ, xử lý công

việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục, quy định; văn minh lịch sự trong hoạt động
ứng xử.
- Minh bạch:
+) Xây dựng hệ thống thủ tục hải quan tuân thủ chuẩn mực, thông lệ quốc tế
+) Tiếp nhận đầy đủ, phẩn hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trương những ý kiến
khiếu nại, đóng góp của khách hàng.
+) Thực hiện cơ chế đảm bảo sự giám sát của khách hàng đối với hoạt động nghiệp
vụ hải quan
- Hiệu quả:
+) Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, giảm thiểu chi phí hành chính và thời gian
thông quan.
+) Đảm bảo yêu cầu nhà nước về lĩnh vực hải quan và quản lý sự tuân thủ pháp
luật HQ 1 cách có hiệu quả.
Câu 14: Trình bày những nguyên tác quản lý CBCC (Điều 5- Luật CBCC)
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
- Thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân
công, phân cấp rõ ràng
- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất


chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
- Thực hiện bình đẳng giới.
Câu 15: Khi thi hành công vụ, người CBCC phải thực hiện tuân thủ các nguyên tắc
nào? (Điều 3 luật CBCC)
- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Công khai, minh bạch, đúng thảm quyền và có sự kiểm tra giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
- Bảo đảm thứ bậc hành chính sự nghiệp và phối hợp chặt chẽ

Câu 16: Đánh giá CB, CC nhằm mục đích gì? Nội dung đánh giá đó được quy định
ntn? Ai chịu trách nhiệm đánh giá? Việc phân loại kết quả đánh giá được quy định
ntn?
1) Mục đích đánh giá CBCC: Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị,
đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi
dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.
2) Nội dung đánh giá:
a) Đối với CC:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật cả Nhà
nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
b) Nếu là CC lãnh đạo quản lý thì còn phải đánh giá theo nội dung sau đây:
- Kết quả hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
c) Thời gian: Việc đánh giá CC được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy
hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái
3) Trách nhiệm đánh giá CC


a) Đối với CC là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
- CC tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: ưu, nhược điểm
- Tập thể CC của cơ quan sử dụng CC họp tham gia góp ý, ý kiến góp ý được lập
thành biên bản và thông qua tại cuộc họp. Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp
trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại CC và thông báo đến CC sau khi

tham khảo ý kiến, biên bản góp ý của tập thể nơi CC lãnh đạo quản lý, làm việc.
b) Đối với các CC khác
- CC tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
- Sau khi đánh giá xong thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đánh giá, nhận xét kết
quả của CC đó.
- Tập thể CC của cơ quan tổ chức đơn vị sử dụng cc họp đánh giá và đưa ra ý kiến
- Người đứng đầu cơ quan tổ chức sử dụng CC kết luận đánh giá, xếp loại CC
4) Phân loại đánh giá CC
a) Căn cứ vào kết quả đánh giá, CC được phân loại đánh giá theo các mức sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
b) Kết quả phân loại đánh giá CC được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến
CC được đánh giá
c) CC 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có
2 năm liên tiếp, trong đó có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về
năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền bố trí công tác khác.
CC 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền giải quyết việc thôi việc.
Câu 17: Nội dung quản lý CBCC được quy định ntn? Trình bày các quy định về
khen thưởng, kỷ luật CBCC
1) Nội dung quản lý CBCC
1.1) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về CBCC;
1.2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
1.3 Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và


cơ cấu công chức;

1.4 Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng công chức;
1.5 Tổ chức việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đào tạo công chức
1.6 Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với CC;
1.7 Tổ chức việc thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật CC;
1.8 Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với CB,CC
1.9 Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ CC;
1.10 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về CBCC;
1.11 CHỉ đạo, tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với CC.
2) Khen thưởng, kỷ luật
2.1) Khen thưởng
- Khen thưởng là việc tuyên dương công trạng những CBCC tận tuỵ với công việc,
có công lao thành tích xuất sắc trong công việc bằng các hình thức như: giấy khen,
bằng khen, huân huy chương
- CBCC được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được
nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn
nếu cơ quan tổ chức, đơn vị có yêu cầu
2.2) Kỷ luật CBCC: Là 1 hình thức trừng phạt đối với CBCC trây lười, không hoàn
thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm quy chế CC
a) Luật CBCC quy định các hình thức kỷ luật đối với CBCC
b) Các hình thức kỷ luật đối với CC
- CC vi phạm quy định của pháp luật CBCC và các quy định khác của pháp luật có
liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu 1 trong những hình thức
kỷ luật sau:
+) Khiển trách;
+) Cảnh cáo;
+) Hạ bậc lương;
+) Giáng chức;
+) Cách chức;
+) Buộc thôi việc.
- Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với CC giữ chức vụ lãnh đạo quản lý.

- CC bị Toà án kết án phạp tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên buộc


thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo,
quản lý phạm tội bị Toà án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
- Việc khen thưởng, kỷ luật CBCC được lưu vào hồ sơ CBCC, việc kỷ luật CBCC
phải được hội đồng kỷ luật, cơ quan tổ chức sử dụng CBCC xem xét và đề nghị cơ
quan tổ chức có thẩm quyền quyết định. Thành phần và quy chế hoạt động của hội
đồng kỷ luật do Đảng, cơ quan Đảng, tổ chức CT-XH quy định
Câu 2. Anh chị hãy trình bày khái niệm nền hành chính; các yếu tố cấu thành nền hành
chính nhà nước.
Đáp án
1. Khái niệm: Nền hành chính nhà nước (HCNN) là khái niệm để chỉ sự tổng hợp của bốn
yếu tố: Thể chế hành chính; Tổ chức bộ máy hành chính; Công chức, công vụ và Tài chính
công.
Giữa các yếu tố có mối quan hệ quy định, tác động ảnh hưởng chi phối lẫn nhau, đóng vai
trò không thể thiếu đảm bảo cho hoạt động của nền HCNN.
2. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước gồm:
- Thứ nhất: Thể chế hành chính là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy
dưới luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan HCNN hoạt động, quản lý nhà nước một
cách hiệu quả
- Thứ hai: Bộ máy HCNN là một tập hợp các cơ quan HCNN liên kết với nhau
thành một hệ thống thống nhất, được sắp xếp theo cấp và theo phân hệ trong một trật tự,
có mối quan hệ qua lại, ràng buộc chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo, điều hành chung từ
một trung tâm là Chính phủ.
- Thứ ba: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là những người có thẩm quyền
lãnh đạo, quản lý, điều hành nền hành chính và thực thi các công vụ trong nền HCNN. Đây
là chủ thể mang quyền lực nhà nước, trực tiếp thực thi các thẩm quyền hành pháp nhằm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan HCNN để quản lý xã hội.

- Thứ tư: Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước
tiến hành, nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các
nhu cầu, lợi ích của toàn xã hội./.
Câu 3: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí, vai trò như thế
nào trong hệ thống chính trị?


Đáp án
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân
chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân
dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm
kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân
dân.
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự
phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực
chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã
hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại./.
Câu 4: Theo anh (chị) cần phải làm gì để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà
nước?
Đáp án

Để tiếp tục đẩy mạnh CCHC, thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC nhà
nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ cần thực hiện tốt
một số nội dung sau:
1. Tăng cường tuyên truyền Nghị quyết 30c của Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp đặt ra cho công tác CCHC và các văn bản của Trung ương, của tỉnh về CCHC; làm
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức các cấp nhận rõ CCHC là nhiệm vụ quan trọng,
cần thiết phải thực hiện; làm cho người dân và doanh nghiệp biết được quyền lợi của mình
để giám sát việc thực hiện nhiệm vụ CCHC của các cơ quan và CBCC.
2. Kiện toàn tổ chức các cơ quan từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công
lập theo hướng tinh giảm đầu mối, giảm sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, đảm bảo


bộ máy đồng bộ, tinh gọn, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, giảm khâu trung gian, không
tăng đầu mối bên trong của các cơ quan, đơn vị.
3. Thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương. Hoàn thành việc xây dựng
đề án xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh;
bố trí đội ngũ CBCCVC phù hợp với trình độ, năng lực công tác và vị trí việc làm.
4. Các cơ quan, địa phương nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực
hiện nhiệm vụ CCHC; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi
gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất
là trong giải quyết các thủ tục hành chính. Tích cực rà soát để sửa đổi, bãi bỏ, đơn giản
hóa các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao tinh
thần trách nhiệm của đội ngũ CBCCVC trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, mức độ 4; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; triển khai
bộ phận một cửa hiện đại liên thông ở cấp huyện.
6. Phát huy dân chủ, tăng cường công khai minh bạch trong mọi mặt hoạt động của các cơ
quan nhà nước./.

Câu 5: Theo anh (chị) để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa

phương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới cần phải làm gì?
1. Để tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương cần phải:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp,
bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện
những chính sách trong phạm vi được phân cấp.
- Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
- Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,
phường.
2. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới:
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính
công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ.


- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước.
- Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ
và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật,
mất uy tín với nhân dân.
- Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hoá” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có
chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp
trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.
Câu 7: Anh (chị) hiểu thế nào là công vụ?
Đáp án
Công vụ là một loại lao động xã hội, là công việc nhà nước (hoạt động nhà nước) mang
tính tổ chức, quyền lực - pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức hoặc những người
khác khi được nhà nước trao quyền nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng của nhà
nước trong quá trình quản lý các mặt hoạt động của đời sống xã hội và mang tính phục vụ

xã hội, phục vụ công dân. Công vụ trong hành chính nhà nước là một bộ phận của công vụ
nói chung
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất cả các công chức
(người làm công cho Nhà nước) nhằm bảo đảm cho xã hội vận hành có điều hoà, điều
chỉnh
Hoạt động công vụ của công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của công chức
theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định pháp luật khác có liên quan./.

Câu 6. Anh chị hiểu thế nào là nền công vụ?
Đáp án
Nền công vụ là một hệ thống chứa đựng bên trong nó công vụ và các cơ sở, điều kiện để
công vụ được tiến hành. Nền công vụ gồm:
- Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan thực thi công vụ (cơ quan
thực thi quyền hành pháp). Hệ thống này bao gồm Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản
quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Hệ thống văn bản pháp quy quy định cách thức tiến hành công vụ (thủ tục, quy tắc, quy
chế, điều kiện) do Chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban
hành.
- Đội ngũ công chức - hạt nhân của nền công vụ - chủ thể tiến hành các công vụ cụ thể


×