Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.15 KB, 105 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------

Đoàn Quang Minh

một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
nhà nớc về trang thiết bị y tế tại các
bệnh viện công lập
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

luận văn thạc sĩ khoa học

ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Trọng Phúc

Hà Nội - 2010


Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ................................................................................................. 9
1.1. Trang thiết bị y tế ....................................................................................... 9
1.1.1. Định nghĩa trang thiết bị y tế .................................................................. 9
1.1.2. Vai trò của trang thiết bị y tế................................................................... 9
1.1.3. Vai trò của nhà nước trong quản lý trang thiết bị y tế .......................... 11
1.1.3.1. Vai trò, trách nhiệm của Phòng Vật tư - TBYT và Hội đồng tư vấn kỹ
thuật các cấp .................................................................................................... 11
1.1.3.2. Công tác xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định
TTBYT ............................................................................................................ 12


1.1.3.3. Nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT............................................. 13
1.1.3.4. Hợp tác quốc tế, công tác hội nhập về lĩnh vực TTBYT ................... 14
1.2. Quản lý Nhà nước .................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm về quản lý ............................................................................ 14
1.2.2. Quản lý Nhà nước ................................................................................. 16
1.2.3. Quản lý nhà nước về kinh tế ................................................................. 17
1.2.3.1. Các loại môi trường cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế ....... 17
1.2.3.2. Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế................ 22
1.2.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ................................. 22
1.2.3.2.2. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ......................................................................................... 22
1.2.3.2.3. Xây dựng pháp luật kinh tế ............................................................. 23
1.2.3.2.3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các
hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ........................................................... 23
1.2.3.2.3.2. Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng ............................. 23
1.2.3.2.4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp................................................ 23
1.2.3.2.4.1. Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh
nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của
đất nước, bao gồm:.......................................................................................... 23
1.2.3.2.4.2. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân
doanh ra đời..................................................................................................... 24
1.2.3.2.5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của
đất nước ........................................................................................................... 24
1.2.3.2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế.................... 24
1.2.3.2.7. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công
dân ................................................................................................................... 25

1


1.2.3.2.7.1. Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội chịu sự ảnh hưởng của hoạt

động kinh tế mà Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ......................... 25
1.2.3.2.7.2. Nội dung công tác bảo vệ bao gồm.............................................. 25
1.2.3.3. Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế.................................. 25
1.2.3.3.1. Phương pháp hành chính................................................................. 25
1.2.3.3.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 25
1.2.3.3.1.2. Đặc điểm ...................................................................................... 25
1.2.3.3.1.3. Hướng tác động............................................................................ 26
1.2.3.3.1.4. Trường hợp áp dụng phương pháp hành chính............................ 26
1.2.3.3.2. Phương pháp kinh tế ....................................................................... 27
1.2.3.3.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 27
1.2.3.3.2.2. Đặc điểm ...................................................................................... 27
1.2.3.3.2.3. Hướng tác động............................................................................ 27
1.2.3.3.2.4. Trường hợp áp dụng phương pháp kinh tế .................................. 28
1.2.3.3.3. Phương thức giáo dục ..................................................................... 28
1.2.3.3.3.1. Khái niệm ..................................................................................... 28
1.2.3.3.3.2. Đặc điểm ...................................................................................... 29
1.2.3.3.3.3. Hướng tác động............................................................................ 29
1.2.3.3.3.4. Trường hợp áp dụng phương pháp giáo dục................................ 29
1.3. Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế....................................................... 29
1.4. Kiểm soát quản lý..................................................................................... 35
1.4.1. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế .................................................... 35
1.4.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 35
1.4.1.2. Sự cần thiết phải kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế ...................... 35
1.4.1.3. Nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế .................................. 36
1.4.1.4. Những giải pháp chủ yếu thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh
tế ...................................................................................................................... 36
1.5. Tóm tắt chương 1 ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ TTBYT TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP ............................ 39
2.1. Thực trạng trang thiết bị y tế ở các bệnh viện công lập........................... 39

2.1.1. Thực trạng ............................................................................................. 39
2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT...................................................... 44
2.1.3. Nhận xét ................................................................................................ 46
2.2. Các yếu tố liên quan đến đảm bảo nhu cầu TTBYT............................... 46
2.2.1. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu trang thiết bị y tế ............................ 46
2.2.1.1. Nhu cầu và nguồn kinh phí cấp cho ngành y tế ................................ 46
2.2.1.2. Nhu cầu và danh mục trang thiết bị y tế ........................................... 47
2.2.1.3. Nhu cầu và xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế................................... 47
2.2.1.4. Nhu cầu trang thiết bị y tế và sản xuất TTBYT................................. 48

2


2.2.1.5. Nhu cầu TTBYT và nền khoa học công nghệ của ngành TTBYT ... 48
2.2.1.6. Nhu cầu TTBYT và loại hình dịch vụ y tế........................................ 48
2.2.2. Các yếu tố liên quan đến đảm bảo nhu cầu trang thiết bị y tế. ............. 49
2.2.2.1. Yếu tố nguồn nhân lực ....................................................................... 49
2.2.2.2. Yếu tố khoa học công nghệ............................................................... 50
2.2.2.3. Yếu tố cung ứng TTBYT ................................................................... 51
2.2.2.4. Yếu tố sản xuất TTBYT..................................................................... 52
2.2.2.5. Yếu tố xác định nhu cầu TTBYT....................................................... 54
2.2.2.6. Yếu tố pháp lý .................................................................................... 54
2.2.2.7. Yếu tố tài chính .................................................................................. 55
2.2.3. Nhận xét ................................................................................................ 55
2.3. Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế ........................................ 55
2.3.1. Thực trạng ............................................................................................. 55
2.3.2. Nhận xét ................................................................................................ 65
* Tóm tắt chương 2 ......................................................................................... 66
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC BỆNH

VIỆN CÔNG LẬP .......................................................................................... 67
3.1. Giải pháp 1: Quản lý công tác mua sắm trang thiết bị y tế..................... 67
3.1.1. Căn cứ khoa học.................................................................................... 67
3.1.2. Nội dung cụ thể của giải pháp............................................................... 67
3.1.2.1. Hoạt động mua sắm TTBYT.............................................................. 67
3.1.2.2. Phương thức chọn mua thiết bị y tế ................................................... 68
3.1.2.3. Lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế và thiết bị,
dụng cụ y tế ..................................................................................................... 70
3.1.3. Kết quả mong đợi.................................................................................. 72
3.2. Giải pháp 2: Quản lý khai thác sử dụng TTBYT..................................... 72
3.2.1. Căn cứ khoa học.................................................................................... 72
3.2.2. Nội dung cụ thể của giải pháp............................................................... 73
3.2.3. Kết quả mong đợi.................................................................................. 79
3.3. Giải pháp 3: Quản lý hiện trạng TTBYT ................................................ 79
3.3.1. Căn cứ khoa học.................................................................................... 79
3.3.2. Nội dung cụ thể của giải pháp............................................................... 79
3.3.3. Kết quả mong đợi.................................................................................. 81
3.4. Giải pháp 4: Quản lý chất lượng TTBYT ................................................ 81
3.4.1. Căn cứ khoa học.................................................................................... 81
3.4.2. Nội dung cụ thể của giải pháp............................................................... 81
3.4.2.1. Phương pháp kiểm chuẩn một số thiết bị y tế.................................... 82
3.4.2.2. Kiểm tra chất lượng máy điện quang................................................. 85
3.4.2.3. Kiểm tra và đánh giá chất lượng máy điện tim.................................. 85

3


3.4.2.4. Biên bản kiểm chuẩn.......................................................................... 86
3.4.2.5. Chứng chỉ kiểm chuẩn ....................................................................... 87
3.4.3. Kết quả mong đợi.................................................................................. 88

3.5. Giải pháp 5: Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT ............................ 88
3.5.1. Căn cứ khoa học.................................................................................... 88
3.5.2. Nội dung cụ thể của giải pháp............................................................... 88
3.5.2.1. Quản lý bảo dưỡng TTBYT .............................................................. 88
3.5.2.2. Sửa chữa TTBYT ............................................................................... 90
3.5.2.2.1. Tự sửa chữa ..................................................................................... 90
3.5.2.2.2. Thuê sửa chữa ................................................................................. 91
3.5.2.2.3. Điều kiện vật chất đảm bảo công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT
......................................................................................................................... 92
3.5.3. Kết quả mong đợi.................................................................................. 93
* Tóm tắt chương 3 ......................................................................................... 93
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94
Tài liệu tham khảo:.......................................................................................... 95
Phụ lục: Kết quả khảo sát về tình hình quản lý TTBYT tại các bệnh viện công
lập .................................................................................................................... 96

4


Bảng các từ viết tắt
Tiếng Anh
1.

WHO

World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

2.

MRI


Hệ thống cộng hưởng từ

3.

CT

Computed Tomography Scanner – Hệ thống chụp cắt lớp

4.

AFTA

ASEAN Free Trade Area - Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN

5.

EU

European Union - Liên minh châu Âu

6.

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á

7.


ISO

International Organization for Standardization - Tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế

8.

FDA

Food and Drug Administration - Cục Quản lý dược phẩm và
thực phẩm Mỹ

Tiếng Việt
1.

BYT

Bộ Y tế

2.

TTBYT

Trang thiết bị y tế

3.

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

4.

QLNN

Quản lý Nhà nước

5.

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

6.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7.

VTTH

Vật tư tiêu hao

8.

PTTT

Phụ tùng thay thế


9.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

5


Danh mục Bảng biểu và Hình vẽ
TT

Nội dung

Trang

1.

Bảng 2.1. Một số chỉ số tài chính y tế của các nước trên thế giới

41

2.

Bảng 2.2. Chi Ngân sách Nhà nước lĩnh vực y tế (tỷ đồng)

42

3.


44

4.

Bảng 2.3. Kinh phí mua sắm TTBYT của các đơn vị và các dự án
trực thuộc Bộ Y tế 2002 - 2006
Bảng 2.4. Số liệu về phòng vật tư

5.

Bảng 2.5. Số liệu về nhân lực quản lý TTBYT

58

6.

59

7.

Bảng 2.6. Số liệu về kinh phí cho hoạt động bảo dưỡng
TTBYT
B¶ng 2.7. T×nh h×nh ttbyt t¹i mét sè bÖnh viÖn c«ng lËp

60

8.

Hình 3.1. Trình tự tiến hành mua sắm phụ tùng


71

9.

Hình 3.2. Phòng chụp BRS có kích thước 12m2 không kể phòng
điều khiển, buồng tối rửa phim, văn phòng và phòng đợi của BN
Hình 3.3. Phòng chụp BRS loại 1 tối thiểu:
Phòng chụp:16m2
Phòng tối: 5m2 Phòng soi:8.5m2
Diện tích thực:29m2
Diện tích thô:35m2
Hình 3.4. Phòng X-quang BRS loại 2 tối thiểu:
Phòng chụp:13m2
Phòng tối: 5m2
Văn phòng/soi:9m2
Phòng điều khiển:2.5
Diện tích thực:29.5m2
Diện tích thô:35m2
Hình 3.5. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa

75

10.

11.

12.

57


76

76

92

6


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập kỷ qua, nhiều thành tựu lớn về khoa học - công nghệ
đã và đang tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong các lĩnh vực kinh tế, y tế, môi trường văn hoá, xã hội... Trong lĩnh vực y
học, nhiều thành tựu khoa học mới đã được ứng dụng cho việc nghiên cứu chế
tạo hàng loạt các thiết bị y tế hiện đại như máy CT - scanner, cộng hưởng từ
(MRI), thiết bị siêu âm doppler màu đa năng, thiết bị chụp mạch hai bình diện
(Angiography), thiết bị laser phẫu thuật nội soi, gama camera dùng trong y
học hạt nhân, máy gia tốc tuyến tính trong điều trị u - bướu, các thiết bị y học
điều khiển từ xa... Những kỹ thuật mới đã và đang được trang bị ngày càng
nhiều trong các cơ sở y tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chẩn đoán
và điều trị cho nhân dân.
Trang thiết bị y tế là một trong 3 lĩnh vực cấu thành Ngành y tế: y,
dược và trang thiết bị hay nói cách khác: Thầy thuốc, thuốc và trang thiết bị.
Ba lĩnh vực này được gắn kết với nhau thành kiềng 3 chân, nếu thiếu một
trong 3 yếu tố này thì Ngành y tế không hoạt động được.
Với vai trò quan trọng của trang thiết bị y tế như vậy, do đó việc hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Để tìm
hiểu về thực trạng công tác quản lý của nhà nước về trang thiết bị y tế ra sao?
Cũng như có thể đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước về lĩnh vực này em đã lựa chọn đề tài:

" Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị
y tế tại các bệnh viện công lập ".
Bài viết của em gồm 3 Chương:
Chương I. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế
Chương II. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về trang
thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập

7


Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập
Trước khi đi vào từng nội dung cụ thể em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS. TS. Trần Trọng Phúc cùng sự giúp đỡ
của các thầy, cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường ĐHBK Hà Nội đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức còn hạn chế nên khi trình bày sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo của thầy, cô.

8


CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ
1.1. Trang thiết bị y tế
1.1.1. Định nghĩa trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế: là các loại thiết bị, dụng cụ, đồ dùng, vật liệu hoặc
các vật dụng khác, kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối
hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích:
- Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc

bù đắp tổn thương;
- Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ giải phẫu hoặc một quá trình sinh lý;
- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
- Kiểm soát sự thụ thai;
- Khử trùng trong y tế;
- Phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế.
1.1.2. Vai trò của trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế là một trong 3 lĩnh vực cấu thành Ngành y tế: y,
dược và trang thiết bị hay nói cách khác: Thầy thuốc, thuốc và trang thiết bị.
Ba lĩnh vực này được gắn kết với nhau thành kiềng 3 chân, nếu thiếu một
trong 3 yếu tố này thì Ngành y tế không hoạt động được.

Thuốc

Thầy
thuốc

Trang
thiết bị

9


Ngày nay trang thiết bị y tế được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện từ
tuyến trung ương đến địa phương để thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Với
những trang thiết bị y tế hiện đại đã đóng góp đắc lực giúp cho các bác sĩ
chẩn đoán bệnh tới 80%.
- Các thiết bị xét nghiệm sinh hoá và huyết học ngày nay rất hiện đại
được vi tính hoá và có bộ vi xử lý, chúng làm việc theo chương trình tự động
và có khả năng xác định được các vi chất một cách rất chính xác. Các bác sĩ

chỉ dựa vào kết quả của máy để đánh giá và kết luận.
- Các thiết bị nội soi thường và nội soi camera màn hình các bác sĩ , bệnh
nhân có thể quan sát trực tiếp các tổn thương thực thể bộ phận thăm khám.
Thí dụ: Khi soi dạ dày, đại tràng có thể nhìn thấy được các ổ viêm loét của dạ
dày và đại tràng, các pô líp của đại tràng.
- Các máy thăm dò chức năng: điện tim, điện não, điện cơ, máy đo
chuyển hoá cơ bản, máy đo chức năng phổi... dùng để kiểm tra chức năng làm
việc của các bộ phận trong cơ thể con người hoạt động bình thường hay bất
thường từ đó giúp các bác sĩ đánh giá có bệnh hay không có bệnh.
- Các máy chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, X-quang, máy chụp mạch
(angiography), CT- scanner, cộng hưởng từ (MRI) dùng để thăm khám các bộ
phận trong cơ thể con người và bác sĩ có thể nhìn thấy rõ các bộ phận thăm
khám về kích thước, cấu trúc và các bất thường khác. Đối với máy siêu âm
khi thăm khám có thể xác định được vị trí, kích thước, cấu trúc của đối tượng
cần nghiên cứu. ưu thế của siêu âm đối với thai nhi là xác định chính xác tuổi
thai, tim thai; đối với tim có thể đo được bề dày của thất trái, phải; đo tốc độ
dòng chảy từ tim ra và dòng chảy đi vào tim để xác định áp lực làm việc của
tim. Hạn chế của siêu âm là đối với dạ dày và xương. Do đó trong chẩn đoán
cần kết hợp giữa siêu âm và X-quang (ưu thế của X-quang là soi chụp dạ dày
và xương).

10


+ Đối với máy CT- scanner (Computed Tomography Scanner) để phát
hiện những bệnh khó mà siêu âm và X-quang bị hạn chế: trường hợp tai biến
mạch máu não , máy có thể xác định được vị trí và kích thước của vùng máu
tụ, xác định được chổ thắt và phồng của mạch máu não.
+ Đối với máy cộng hưởng từ là thiết bị chẩn đoán hiện đại nhất hiện
nay dùng để phát hiện khối u tiền phát có kích thước cỡ 2- 5 m2.

- Các máy phục hồi chức năng: Siêu âm điều trị, sóng ngắn, từ trường,
laser.....v.v để giúp cho các bộ phận trong cơ thể con người trở lại trạng thái
hoạt động bình thường- bệnh nhân khỏi bệnh.
- Hiện nay, cả nước có hai trung tâm y tế chuyên sâu là bệnh viện
Bạch Mai (Hà Nội) và bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ chí Minh), hai trung tâm
này được Nhà nước và Ngành y tế đầu tư nhiều máy móc hiện đại để đảm bảo
công tác khám chữa bệnh cho cả nước. Trong tương lai Ngành y tế sẽ xây
dựng thêm một số trung tâm mới như: Trung tâm chuyên sâu miền Trung
(Bệnh viện TW Huế).....để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
1.1.3. Vai trò của nhà nước trong quản lý trang thiết bị y tế
1.1.3.1. Vai trò, trách nhiệm của Phòng Vật tư - TBYT và Hội đồng tư vấn kỹ
thuật các cấp
Phòng Vật tư - TBYT tại các bệnh viện, Sở Y tế hoặc bộ phận chuyên
trách theo dõi về TTBYT tại những nơi chưa có điều kiện thành lập phòng có
vai trò rất quan trọng trong công tác tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo đơn vị về
công tác đầu tư, quy trình mua sắm, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả vật
tư, TTBYT trong đơn vị mình.
Với xu hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn
vị, việc phân cấp, ủy quyền từng bước trong quy trình mua sắm, đấu thầu là
một tất yếu và yêu cầu này đòi hỏi Phòng Vật tư - TBYT ngoài việc phải

11


vững về chuyên môn kỹ thuật, cấu hình, tính năng kỹ thuật các trang thiết bị
còn phải nắm chắc các quy định, quy trình, thủ tục về đấu thầu mua sắm để đủ
sức tham mưu giúp việc cho lãnh đạo bệnh viện. Tuy nhiên, để Phòng Vật tư TBYT phát huy tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình cũng cần có sự quan
tâm, đầu tư thích đáng của cấp chính quyền về con người, phương tiện và cơ
sở làm việc và quan trọng nhất là cơ chế phối hợp, sử dụng nguồn lực và làm
việc với các phòng, ban chức năng và Ban giám đốc bệnh viện.

1.1.3.2. Công tác xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện kiểm chuẩn, kiểm định
TTBYT
Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tiêu
chuẩn chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) xây dựng và ban hành các tiêu
chuẩn ngành (TCN) và tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực trang
thiết bị y tế.
Những loại trang thiết bị có cấp số đăng ký, có tiêu chuẩn đã được sản
xuất, cung ứng và sử dụng trong ngành y tế ; các cơ sở sản xuất trang thiết bị
y tế đều có tiêu chuẩn cơ sở cho từng loại sản phẩm, kể cả sản phẩm thiết bị
bệnh viện.
Tính đến nay đã có hơn 35 TCN và 135 TCVN đã được xây dựng và ban
hành đáp ứng yêu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tiêu chuẩn
này đã được phổ biến áp dụng kịp thời cho các đối tượng có liên quan nhằm
tạo được sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý, các nhà sản xuất và người
sử dụng trong phạm vi toàn quốc.
Công tác kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế cũng đã được triển
khai tại nhiều cơ sở y tế do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (TTB &
CTYT) thực hiện dưới sự ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, công tác kiểm định và hiệu chuẩn

12


TTBYT vẫn còn nhiều khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức cả về đội ngũ
con người và thiết bị. Phòng kiểm chuẩn thuộc Viện TTB & CTYT không thể
đáp ứng yêu cầu của cả nước, nhất là trong điều kiện tỷ trọng TTBYT được
đầu tư ngày một tăng, nguồn nhập khẩu TTBYT đến từ nhiều nước. Chính vì
vậy, Bộ Y tế đã có chỉ đạo củng cố và phát triển thêm các cơ sở tại miền Nam
và miền Trung để đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng thiết bị y tế.
1.1.3.3. Nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT

Trong những năm qua, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với Trường đại học
Bách khoa Hà Nội đào tạo đội ngũ kỹ sư điện tử y sinh, chỉ đạo đưa các nội
dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBYT vào
chương trình đào tạo, mở rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội
ngũ công nhân kỹ thuật... Căn cứ nhu cầu và quy hoạch phát triển, Bộ Y tế đã
cho phép đầu tư nâng cấp, phát triển Trường cao đẳng nghề kỹ thuật TBYT
tại cơ sở mới ở Hà Nội.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo còn yếu, chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tế về TTBYT tại các đơn vị, mặt khác các bệnh viện,
cơ sở y tế lại không có chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng các học sinh giỏi cho
chức danh này. Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ cuối năm 2007 về
nhân lực TTBYT tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện huyện, tỷ lệ
cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm, phụ trách công tác TTBYT rất thấp: chỉ có 6% là
kỹ sư; 35% là kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật; còn lại 59% là các cán bộ
khác (kiêm nhiệm bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, y sĩ...). Nhận thức rõ tầm quan
trọng của nguồn nhân lực chuyên ngành, trong kế hoạch của mình, Bộ Y tế đã
tổ chức Hội nghị chuyên đề để bàn về công tác đào tạo và đưa ra các giải
pháp phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT.

13


1.1.3.4. Hợp tác quốc tế, công tác hội nhập về lĩnh vực TTBYT
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức WTO và ngày
càng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới; lĩnh vực TTBYT Việt Nam cũng
đang đứng trước các cơ hội và thách thức mới. Trước yêu cầu công tác và
được phép của lãnh đạo Bộ Y tế, từ 2005 lĩnh vực TTBYT cũng đã chủ động
tham gia hội nhập, đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực được
phân công và hiện là thành viên của tổ chức Nhóm công tác ASEAN về các
sản phẩm TTBYT thuộc Ủy ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng

(ACCSQ/MDPWG); thành viên quan sát của Tổ chức hài hòa các thủ tục
trong ASEAN (AHWP).
Để TTBYT xứng đáng là một trong ba yếu tố quan trọng: Thuốc - Thầy
thuốc - TTBYT, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng
bệnh và khám chữa bệnh, các nội dung trọng tâm trên cần phải được quan tâm
chỉ đạo thực hiện đồng bộ với các nội dung, giải pháp của Chính sách quốc
gia về TTBYT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần bảo đảm
chất lượng và phát huy hiệu quả đầu tư TTBYT tại các cơ sở y tế trên cả
nước.

1.2. Quản lý Nhà nước
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo
từng nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Vai trò
của nó đã được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian “Một người
biết lo bằng cả kho người hay làm”. Về sau, Các Mác đã khẳng định: “Mọi
lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô
tương đối lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ông hình dung

14


quản lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp
xướng.
Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói
chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực
hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ
(theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm
soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực,
tài chính, công nghệ và thiên nhiên.

Quản lý nói chung hay quản lý doanh nghiệp nói riêng bao gồm những đề tài
chính sau:


Nhiệm vụ cơ bản của quản lý:
1. Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần
làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong
5 năm sau...) và lên các kế hoạch hành động.
2. Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu
để thực hiện kế hoạch.
3. Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng
cá nhân cho từng công việc thích hợp.
4. Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả
hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn long làm
việc cho tổ chức).
5. Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch
(kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của
quá trình kiểm tra).

15


1.2.2. Quản lý Nhà nước
Trước hết, quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng quyền
lực của Nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của
công dân và mọi tổ chức trong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự trong
xã hội, bảo toàn, củng cố và phát triển quyền lực của Nhà nước. Như vậy, chủ
thể quản lý ở đây là Nhà nước, đối tượng quản lý là các quá trình xã hội, hành
vi cá nhân và tổ chức xã hội, phương thức quản lý là bằng quyền lực Nhà
nước và có tổ chức cao, mục tiêu quản lý là duy trì và phát triển trật tự xã hội,

bảo toàn, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước.
Đặc trưng của Quản lý Nhà nước là: Đó là sự tác động một cách khoa
học về sự thiết lập những mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá
nhân và tập thể để thực hiện quản lý các quá trình xã hội. Quản lý Nhà nước
là sự tác động có điều chỉnh thể hiện ở sự qui định của Nhà nước bằng pháp
luật và các quyết định quản lý về mặt nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp...
nhằm tạo ra sự cân bằng, cân đối các mặt hoạt động của các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người. Quản lý Nhà nước là sự tác động mang
tính quyền lực Nhà nước tức là bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế.
Do vậy, quản lý Nhà nước có các yêu cầu sau:
- Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, có tổ chức cao
- Quản lý Nhà nước có mục tiêu, chương trình và có kế hoạch để thực hiện
mục tiêu
- Quản lý Nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều
hành, phối hợp và huy động lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp
- Quản lý Nhà nước có tính liên tục và ổn định trong việc tổ chức và hoạt
động quản lý Nhà nước.

16


1.2.3. Quản lý nhà nước về kinh tế
1.2.3.1. Các loại môi trường cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế
a) Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một bộ phận của môi trường vĩ mô. Môi trường
kinh tế được hiểu là một hệ thống hoàn cảnh kinh tế được cấu tạo nên bởi một
loạt nhân tố kinh tế. Các nhân tố thuộc về cầu như sức mua của xã hội và các
nhân tố thuộc về cung như sức cung cấp của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển kinh tế.
- Đối với sức mua của xã hội, Nhà nước phải có:

+ Chính sách nâng cao thu nhập dân cư.
+ Chính sách giá cả hợp lý.
+ Chính sách tiết kiệm và tín dụng cần thiết.
+ Chính sách tiền tệ ổn định, tránh lạm phát.
- Đối với sức cung của xã hội, Nhà nước cần phải có:
+ Chính sách hấp dẫn đối với đầu tư của các doanh nhân trong nước và
nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuận phục vụ cho sản
xuất kinh, giao lưu hàng hóa.
Yêu cầu chung căn bản nhất đối với môi trường kinh tế là ổn định, đặc
biệt là giá cả và tiền tệ. Giá cả không leo thang, tiền tệ không lạm phát lớn.
b) Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là tổng thể các hoàn cảnh luật định được Nhà nước
tạo ra để điều tiết sự phát triển kinh tế, bắt buộc các chủ thể kinh tế thuộc các
thành phần hoạt động trong nền kinh tế thị trường phải tuân theo.

17


Môi trường càng rõ ràng, chính xác, bình đẳng càng tạo ra cho sự hoạt
động sản xuất kinh doanh tránh sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người sản xuất và người tiêu dùng.
Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý nhất quán đồng bộ từ việc xây
dựng Hiến pháp, các Luật và các văn bản dưới luật để làm căn cứ pháp lý cho
mọi hoạt động kinh tế. Do đó:
- Đường lối phát triển kinh tế của Đảng, các chính sách kinh tế của Nhà
nước phải được thể chế hóa.
- Công tác lập pháp, lập quỹ, xây dựng các luật kinh tế cần được Nhà
nước tiếp tục tiến hành, hoàn thiện các luật kinh tế đã ban hành, xây dựng và
ban hành các luật kinh tế mới.

c) Môi trường chính trị
Môi trường chính trị là tổ hợp hoàn cảnh chính trị, nó được tạo ra bởi
thái độ chính trị nhà nước và của các tổ chức chính trị, tương quan giữa các
tầng lớp trong xã hội, là sự ổn định chính trị để phát triển.
Môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đếnsự phát triển của nền kinh tế
và đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, Nhà
nước ta phải tạo ra môi trường chính trị ổn định, rộng mở cho sự phát triển
kinh tế, tạo sự thuận lợi tối đa cho phát triển nền kinh tế đất nước, và cho sự
hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việc tạo lập môi trường chính trị phải thực hiện trên cơ sở giữ vững
độc lập dân tộc, thể chế chính trị dân chủ, thể chế kinh tế có phù hợp đối với
kinh tế thị trường, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, tôn vinh các
doanh nhân, các tổ chức chính trị và xã hội, ủng hộ doanh nhân làm giàu
chính đáng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
d) Môi trường văn hóa - xã hội

18


Môi trường văn hóa - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển
của nền kinh tế nói chung, đến sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nói riêng.
Môi trường văn hóa là không gian văn hóa được tạo nên bởi các quan
niệm và giá trị, nếp sống, cách ứng xử, tín ngưỡng, hứng thú, phương thức
hoạt động, phong tục tập quán và thói quen.
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người do
luật lệ, các thể chế, các cam kết, các qui định của cấp trên, của các tổ chức,
của các cuộc họp cấp quốc tế và quốc gia, của các cơ quan, làng xã, các tổ
chức tôn giáo v.v…
Môi trường văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến tâm lý, đến thái độ, đến

hành vi và đến sự ham muốn của con người.
Trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh
luôn phải tính đến môi trường văn hóa - xã hội. Nhà nước phải tạo ra môi
trường văn hóa - xã hội đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của cả dân tộc Việt
Nam và của riêng từng dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, quý trọng, giữ
gìn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp và tiếp thu nền văn hóa hiện đại
một cách phù hợp, tôn trọng và tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa thế giới, xây
dựng nền văn hóa mới thích ứng với sự phát triển kinh tế và sản xuất kinh
doanh.
e) Môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái hiểu một các thông thường, là một không gian bao
gồm các yếu tố, trước hết là các yếu tố tự nhiên, gắn kết với nhau và tạo điều
kiện cho sự sống của con người và sinh vật. Chúng là những điều kiện đầu
tiên cần phải có để con người và sinh vật sống, vùa dựa vào chúng, con người
mới tiến hành lao động sản xuất để tồn tại và phát triển như không khí để thở;
nước để uống; đất để xây dựng, trồng trọt và chăn nuôi; tài nguyên khoáng

19


sản làm nguyên liệu, hoặc những thứ vật liệu để phục vụ cuộc sống hằng
ngày, cảnh quan thiên nhiên để thưởng ngoại v.v…
Môi trường sinh thái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nền kinh tế của
đất nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà nước phải tạo ra môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, đa dạng sinh
học, bền vững để bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững. Nhà nước phải có
biện pháp chống ô nhiễm, chống hủy hoại môi trường tự nhiên sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên bằng các biện pháp và các chính sách bảo vệ, hoàn thiện môi
trường sinh thái.
f) Môi trường kỹ thuật

Môi trường kỹ thuật là không gian khoa học công nghệ bao gồm các
yếu tố về số lượng, tính chất và trình độ của các ngành khoa học công nghệ;
về nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; về
chuyển giao khoa học công nghệ v.v…
Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển với tốc độ cao. Những
thành tựu khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực đã xuất hiện. Tiến bộ khoa
học công nghệ đã mở ra môi trường rộng lớn cho nhu cầu của con người.
Chúng ta không thể không tính đến ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến
sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, đến quá trình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Nhà nước bằng chính sách của mình phải tạo ra mội môi trường kỹ
thuật hiện đại, thích hợp, thiết thực phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế
nước ta.
g) Môi trường dân sinh
Môi trường dân sinh là hệ thống các yếu tố tạo thành không gian dân
số, bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, sự di chuyển dân số, tốc độ gia

20


tăng dân số và chất lượng dân số. Môi trường dân sinh là một trong những
môi trường phát triển kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, con người đóng vai trò hai mặt:
- Một mặt là người hưởng thụ (người tiêu dùng).
- Mặt khác, là người sản xuất, quyết định quá trình biến đổi và phát
triển sản xuất, tức là cho sự phát triển kinh tế.
Nhà nước phải tạo ra một môi trường dân sinh hợp lý cho phát triển
kinh tế bao gồm các yếu tố số lượng và chất lượng dân số, cơ cấu dân số. Nhà
nước phải có chính sách điều tiết sự gia tăng dân số với tỷ lệ hợp lý, thích hợp
với tốc độ tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng dân số trên cơ sở nâng

cao chỉ số HDI (human development index), bố trí dân cư hợp lý giữa các
vùng, đặc biệt giữa đô thị và nông thôn, phù hợp với quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
h) Môi trường quốc tế
Môi trường quốc tế là không gian kinh tế có tính toàn cầu, bao gồm các
yếu tố có liên quan đến các hoạt động quốc tế, trong đó có hoạt động kinh tế
quốc tế.
Môi trường quốc tế là điều kiện bên ngoài của sự phát triển của nền
kinh tế đất nước. Nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển
của nền kinh tế, đến sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó
tùy thuộc vào tính chất của môi trường quốc tế thuận lợi hay không thuận lợi
cho sự phát triển.
Môi trường quốc tế cần được Nhà nước tạo ra là môi trường hòa bình
và quan hệ quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Với tinh thần "Giữ
vững môi trường hòa bình, phát triển quan hệ trên tinh thần sẵn sàng là bạn và
là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển". Nhà nước chủ động tạo môi trường

21


hòa bình, tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng
có lợi, thực hiện có hiệu quả quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tạo điều kiện
quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc tổ quốc, đồng thời
góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cụ thể trước mắt, Nhà nước
phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong đó có những cam kết kinh tế,
thực hiện AFTA, tham gia tổ chức WTO, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu
với các nước EU, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và các nước Châu Á như

Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước trong khối ASEAN và tranh thủ
sự trợ lực quốc tế cho sự phát triển kinh tế.
1.2.3.2. Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế
Việc quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế bao gồm các nội dung cơ
bản sau đây:
1.2.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Những nội dung và phương pháp cụ thể của việc tổ chức bộ máy quản
lý nhà nước nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng, đã có
các chuyên đề, môn học khác trình bày.
1.2.3.2.2. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Xây dựng hệ thống các dự án đầu tư nhằm cụ thể hóa chương trình
mục tiêu chiến lược.
- Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc
thực hiện các mục tiêu đó.

22


1.2.3.2.3. Xây dựng pháp luật kinh tế
1.2.3.2.3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các
hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế
Hoạt động này có tác dụng:
- Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế.
- Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho một hoạt động kinh
tế - xã hội.
1.2.3.2.3.2. Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng
Hệ thống pháp luật kinh tế bao gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ
thống đó bao gồm hai loại chính sau đây:
- Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế, như Luật Doanh

nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp tư nhân và công ty
v.v… Loại hình pháp luật này về thực chất là Luật Tổ chức các đơn vị kinh tế,
theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc
chơi do Nhà nước làm trọng tài.
- Hệ thống pháp luật theo khách thể như Luật Tài nguyên - môi trường,
được Nhà nước đặt ra cho mọi thành viên xã hội, trong đó chủ yếu là các
doanh nhân, có tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác
động vào môi trường thiên nhiên.
1.2.3.2.4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp
1.2.3.2.4.1. Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh
nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của
đất nước, bao gồm:
- Đánh giá hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện có, xác định những
mặt tốt, mặt xấu của hệ thống hiện hành.
- Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp: cổ phần hóa,
bán, khoán, cho thuê, giao v.v…

23


- Tổ chức xây dựng mới các doanh nghiệp nhà nước cần có.
- Củng cố các doanh nghiệp nhà nước hiền còn cần tiếp tục duy trì
nhưng yếu kém về mặt này, mặt khác, nâng cấp để các doanh nghiệp nhà
nước này ngang tầm vị trí được giao.
1.2.3.2.4.2. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân
doanh ra đời
- Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt động của doanh nhân
trên thương trường: xét duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh v.v…
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện
v.v…

1.2.3.2.5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của
đất nước
- Xây dựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.
- Tổ chức việc xây dựng.
- Quản lý khai thác, sử dụng.
1.2.3.2.6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh
- Kiểm tra việc tuân thủ các pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê v.v…
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

24


×