Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.88 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
ThS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG
rong sản xuất nông nghiệp, ngành
bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai
trò rất quan trọng trong phòng, chống
côn trùng, sâu bọ, vi sinh vật và cỏ dại
gây hại tài nguyên thực vật nhằm phát
triển nền nông nghiệp bền vững, giữ
vững an ninh lương thực và nâng cao
kim ngạch xuất khẩu lương thực, hàng
hóa nông sản.
T
Hiện nay việc người nông dân quá
lạm dụng thuốc BVTV, phân hóa học
trong chăm sóc các loại cây ăn trái, ăn lá,
không chờ thuốc có thời gian cách ly
phân hủy đã thu hoạch, nên xảy ra nhiều
vụ ngộ độc thực phẩm. Một nguyên nhân
quan trọng gây mất an toàn vệ sinh thực
phẩm (ATVSTP) là người nuôi trồng, chế
biến sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc
giả, thuốc ngoài danh mục, hay không rõ
nguồn gốc bón cho cây, sử dụng trong
bảo quản để thực phẩm được tươi lâu.
Bên cạnh đó, việc sử dụng quá
mức nhiều loại hóa chất độc hại vào các
hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện là
nguyên nhân chính làm môi trường nông
thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt
khác, sự kém hiểu biết và chạy theo lợi


nhuận của nông dân trong việc sử dụng
thuốc BVTV và phân hóa học đang là
vấn đề nghiêm trọng, nguồn nước sinh
hoạt thường xuyên bị ô nhiễm.
Như vậy, có thể thấy việc kiểm
soát dư lượng thuốc BVTV trong nông
sản, ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn
VSATTP thì còn là một hướng đi bền
vững trong nông nghiệp, giúp Việt Nam
có được vị trí ổn định, vững chắc trên
thị trường nông sản quốc tế.
Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện
hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh
vực BVTV chưa được triển khai một
cách thống nhất, đặc biệt là về cơ cấu tổ
chức của ngành BVTV từ trung ương
đến địa phương.
Chính vì vậy, trong bài viết này,
chúng tôi xin trao đổi về một số giải
pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
Khái niệm thể chế quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật sử
dụng trong bài viết này được hiểu là một
chỉnh thể của các yếu tố tác động qua lại
lẫn nhau, bao gồm:
- Thứ nhất, cấu trúc tổ chức gồm:
+ Chủ thể quản lý nhà nước gồm
các cơ quan hành chính nhà nước, công
16

chức hành chính nhà nước thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ
và kiểm dịch thực vật (KDTV);
+ Khách thể quản lý gồm người
trồng trọt, các tổ chức cung ứng dịch vụ
công, kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ
và kiểm dịch thực vật; cộng tác viên.
- Thứ hai, cơ chế vận hành của
hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVTV:
hệ thống pháp luật về bảo vệ và KDTV.
- Thứ ba, điều kiện vật chất để
thực hiện hoạt động bảo vệ và KDTV.
Nội dung QLNN trong lĩnh vực
BVTV gồm 3 nội dung sau: bảo vệ thực
vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc
bảo vệ thực vật.
Thể chế quản lý nhà nước trong
lĩnh vực BVTV đã đạt được những kết
quả tích cực nhất định. Cụ thể là:
(i) Về cấu trúc tổ chức
- Hệ thống các cơ quan QLNN về
BVTV ở địa phương được tổ chức trên
63 tỉnh thành của cả nước. Các Chi cục
BVTV thực hiện chức năng QLNN và
thanh tra chuyên ngành về bảo vệ thực
vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ
thực vật.
- Cơ cấu tổ chức của ngành
BVTV từ Trung ương đến địa phương
đang từng bước được hoàn thiện, đóng

góp tích cực cho sự phát triển ngành.
- Về cơ cấu tổ chức ngành BVTV
ở trung ương: đứng đầu là Cục BVTV,
các Chi cục KDTV vùng, các Trung tâm
BVTV vùng có vai trò rất quan trọng,
tham mưu và giúp Cục BVTV truyền tải
những định hướng, chương trình của
Cục đến các địa phương, đồng thời, giúp
Cục BVTV nắm sát diễn biến trong
phạm vi vùng được phân công, do từng
vùng có điều kiện về kinh tế, xã hội, thổ
nhưỡng, thời tiết, địa hình, trình độ sản
xuất, tập quán canh tác… rất khác nhau.
- Các trạm KDTV nội địa được
thành lập với chức năng, nhiệm vụ là điều
tra, kiểm tra phát hiện sâu bệnh lạ, phòng
ngừa, ngăn chặn sự lây lan đối tượng
KDTV từ vùng này sang vùng khác.
(ii) Về cơ chế vận hành và quá
trình thực thi các văn bản về BVTV
- Hệ thống chính sách, pháp luật
về bảo vệ và KDTV tạo cơ sở pháp lý
để triển khai hoạt động bảo vệ và
KDTV tại các địa phương.
- Để tăng cường hiệu lực QLNN,
nâng cao hiệu quả phòng, trừ sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật, góp phần
phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại,
bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân,
bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng

hệ sinh thái, Pháp lệnh bảo vệ và KDTV
được ban hành và có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002, trong
đó tại điều 36, Chương V: QLNN về
bảo vệ và KDTV quy định chi tiết các
nội dung QLNN về bảo vệ và KDTV.
BVTV.
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP
ngày 19/3/2003 của Chính phủ quy định
các chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh
17
vực bảo vệ và KDTV đủ mạnh để xử lý
các vi phạm trong việc chấp hành điều
lệ quản lý thuốc BVTV.
- Liên bộ Bộ Nông nghiệp và
PTNT và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ
quản lý nhà nước của UBND cấp xã về
nông nghiệp và PTNT trong Thông tư
liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV,
ngày 15/5/2008, trong đó có hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước về BVTV.
- Tùy theo tính chất, đặc thù của
các Chi cục ở từng địa phương mà các
trạm KDTV có thêm một số nhiệm vụ cụ
thể khác. Các tỉnh giáp biên giới như An
Giang, Tây Ninh thực hiện công tác
KDTV đối ngoại tại các cửa khẩu với

nhiệm vụ kiểm tra sâu bệnh trên hàng hóa
nông lâm sản nhập khẩu nhằm phòng
ngừa, ngăn chặn đối tượng KDTV xâm
nhập vào Việt Nam qua các cửa khẩu.
- Cục BVTV đưa ra những hướng
dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu
quả, các Chi cục BVTV đã triển khai
tập huấn hướng dẫn này thông qua hoạt
động khuyến nông về BVTV, cụ thể:
Thứ nhất, dùng thuốc bảo vệ thực
vật hiệu quả:
Muốn dùng thuốc BVTV hiệu
quả, phải:
+ Phối hợp dùng thuốc với các
biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
(IPM).
+ Sử dụng thuốc theo 4 đúng:
đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng
và đúng cách.
Thứ hai, đảm bảo an toàn khi
dùng thuốc BVTV
- Để đảm bảo chất lượng của
nông sản trồng trọt trong nước cũng
đang được quan tâm xúc tiến. Theo
thông báo từ Bộ Nông nghiệp và PTNT,
từ năm 2009 Bộ sẽ tăng gấp 10 lần kinh
phí (gần 2 tỷ đồng) để triển khai
Chương trình “Hướng dẫn sử dụng
thuốc BVTV an toàn và hiệu quả” cho
2.000 nông dân thuộc các hộ sản xuất

quy mô nhỏ trên toàn quốc.
- Thực hiện Điều lệ BVTV, từ
năm 2002 đến nay, các địa phương dưới
sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông
nghiệp và PTNT đã thực hiện các biện
pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật, phổ biến, tuyên truyền
sâu rộng trong nhân dân.
- Thực hiện Điều lệ KDTV, từ khi
có Pháp lệnh bảo vệ và KDTV năm
2002 đến nay, công tác KDTV nội địa
đã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
trong Điều lệ. Kết quả hàng hóa nông
lâm sản nhập khẩu vào Việt Nam qua
các cửa khẩu đều được KDTV và được
cấp giấy chứng nhận.
- Thực hiện Điều lệ quản lý thuốc
BVTV, bộ phận thanh tra chuyên ngành
thường xuyên tổ chức các đợt thanh,
kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời các vi
phạm. Hệ thống các đại lý, cửa hàng
18
kinh doanh thuốc BVTV dần đi vào nề
nếp. Ở An Giang, Tây Ninh 100% các
cửa hàng đủ điều kiện và được cấp
chứng chỉ hành nghề, trong quá trình
buôn bán số vụ vi phạm pháp luật giảm
đáng kể.
- Công tác phổ biến, hướng dẫn
các văn bản mới được về BVTV cho các

cơ quan, tổ chức và cá nhân hộ kinh
doanh trong địa phương được các Chi
cục BVTV quan tâm và thực hiện
thường xuyên.
Bảng 1: Số lượt người được phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và kiểm
dịch thực vật tại một số tỉnh phía Nam năm 2009
Tây Ninh An Giang Bình Thuận
Người SX, KD
thuốc BVTV
Nông
dân
Người SX,
KD thuốc
BVTV
Cán bộ UBND,
cán bộ kỹ thuật
cấp xã
Người SX, KD
thuốc BVTV
Nông
dân
568 8.250 250 400 422 0
Nguồn: điều tra, tổng hợp
- Việc vận chuyển, bảo quản và
buôn bán thuốc BVTV phần lớn thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, việc ban hành Danh
mục thuốc BVTV được phép sử dụng
trên rau, chè cùng với các biện pháp có
hiệu quả về quản lý chặt chẽ việc nhập

khẩu và sử dụng thuốc BVTV cũng như
việc thực hiện tốt các quy định của Pháp
lệnh Bảo vệ và KDTV đã có những
đóng góp phần nhất định trong việc xây
dựng một nền nông nghiệp sạch và bền
vững, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh
hưởng xấu của thuốc BVTV đến sức
khỏe cộng đồng và môi trường.
(iii) Về điều kiện vật chất để
thực hiện hoạt động bảo vệ và KDTV
- Việc đầu tư cơ sở vật chất, máy
móc thiết bị phục vụ cho công tác của
các Chi cục BVTV ngày càng được
quan tâm để giúp các chi cục BVTV có
điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình.
- Các thiết bị kiểm tra nhanh trên
cây trồng, hệ thống tổ chức kiểm
nghiệm, trang thiết bị kiểm nghiệm
trong công tác bảo vệ và KDTV được
đầu tư khá đầy đủ tại các Chi cục.
Tuy đã đạt được những kết quả
tích cực, nhưng thể chế quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể:
(i) Về cấu trúc tổ chức
- Đánh giá chung về cơ cấu tổ
chức của ngành BVTV ở địa phương là
tổ chức bộ máy của các Chi cục không
giống nhau, cụ thể:

+ Thông tư liên tịch số
61/2008/TTLT-BNN-BNV, ngày 15/5/2008
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
19
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp
huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước
của UBND cấp xã về nông nghiệp và
PTNT quy định về tổ chức và biên chế
của Chi cục quản lý chuyên ngành, tuy
nhiên việc áp dụng tại các địa phương
chưa thống nhất. Ngoài ra Thông tư
cũng quy định về tổ chức và biên chế
của Chi cục quản lý chuyên ngành cấp
tỉnh như sau: Chi cục Bảo vệ thực vật
đảm nhận cả nhiệm vụ quản lý chuyên
ngành trồng trọt, nếu không thành lập
phòng trồng trọt là không hợp lý, chính
điều này sẽ làm cho cơ cấu tổ chức của
ngành BVTV ở địa phương không thống
nhất và cũng không phân định giữa cơ
quan QLNN về BVTV và trồng trọt.
+ Một số chi cục được giao phụ
trách lĩnh vực trồng trọt (thành Chi cục
trồng trọt - BVTV) một số chi cục lại
không được giao nhiệm vụ này, như ở
Trà Vinh: tên Chi cục là Chi cục Trồng
trọt và BVTV, hay ở An Giang Chi cục
BVTV được giao cả nhiệm vụ khuyến
nông và trồng trọt dù tên đơn vị chỉ là

Chi cục BVTV. Riêng cơ cấu tổ chức
Chi cục BVTV Cần Thơ khác với phần
lớn các Chi cục khác là có Phòng Điều
tra dự báo phòng chống dịch hại cây
trồng và Phòng Quản lý trồng trọt.
+ Về bộ phận thanh tra chuyên
ngành của các Chi cục, có một số chi
cục lại thành lập Phòng Thanh Tra, có
chi cục là phòng Thanh tra – Pháp chế,
nhưng có chi cục lại chỉ có Thanh tra
Chi cục chứ không thành lập phòng.
- Ngoài ra, trong cấu trúc tổ chức
của ngành BVTV cho thấy những bất
hợp lí như sau:
+ Chưa phân biệt được các cơ
quan QLNN với đơn vị dịch vụ công.
Về tính chất của các tổ chức thuộc Cục
BVTV cho thấy:
* Cơ quan QLNN gồm: Phòng
KDTV, Phòng BVTV, Phòng
thuốc BVTV;
* Các đơn vị thực hiện dịch vụ
công gồm các trung tâm: kiểm
định và khảo nghiệm thuốc,
KDTV vùng, KDTV sau nhập
khẩu, Kiểm định thuốc BVTV.
Như vậy theo quy định của pháp
luật, về cấu trúc tổ chức có vấn đề cần
lưu ý: các cơ quan nhà nước lại tổ
chức các đơn vị thực hiện hoạt động

dịch vụ công cho chính mình, nghĩa là
chưa phân định rạch ròi chức năng
QLNN của các cơ quan QLNN về
BVTV với các đơn vị sự nghiệp, làm
dịch vụ công. Việc các Chi cục BVTV
có các phòng thí nghiệm, kiểm tra,
giám định, phân tích hàm lượng thuốc
BVTV sử dụng trên nông sản có thể
dẫn đến tình trạng các cơ quan này
“vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Vì vậy,
cần phân định rạch ròi chức năng
QLNN của các cơ quan QLNN về
BVTV với các đơn vị sự nghiệp, làm
dịch vụ công.
20
+ Mối quan hệ giữa Trung tâm
BVTV vùng của Cục với các chi cục
BVTV ở địa phương: Trung tâm BVTV
vùng là đơn vị sự nghiệp BVTV trực
thuộc Cục Bảo vệ thực vật, như vậy
Trung tâm không có chức năng QLNN,
nhưng lại thực hiện chỉ đạo sản xuất
vùng, các chi cục BVTV chịu trách
nhiệm về chuyên môn là báo cáo về
Trung tâm BVTV vùng hàng tuần,
tháng, vụ, riêng trong thời gian có dịch
thì phải báo cáo mỗi ngày trước 16 giờ
chiều để Trung tâm BVTV vùng có đầy
đủ thông tin và chỉ đạo kịp thời.
- Đối với người trồng trọt, hiện

nay, diện tích sản xuất nông nghiệp bình
quân là 5–7 công/hộ gia đình. Với quy
mô nhỏ như vậy thì không thể thực hiện
sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP
được. Ngoài ra, với diện tích sản xuất
nhỏ như vậy thì không thể dùng luật để
chế tài, nên phải thực hiện công tác
khuyến nông về BVTV, trong khi công
tác khuyến nông đáng lẽ phải do Trung
tâm khuyến nông Quốc gia thống nhất
quản lý và tổ chức thực hiện.
(ii) Về cơ chế vận hành và quá
trình thực thi các văn bản về BVTV
- Công tác phối hợp của các cơ
quan có thẩm quyền như: cảnh sát kinh
tế, an ninh kinh tế, quản lý thị trường
trong việc ngăn chặn, kiểm tra, giám sát
chất lượng thuốc và nguyên liệu thuốc
BVTV và xử lý các loại thuốc BVTV
cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc giả
nhập lậu qua biên giới. Việc kiểm soát
thuốc nhập lậu qua biên giới không thể
thực hiện được vì không đủ lực lượng
và còn một nguyên nhân khác làm cho
đối tượng thuốc này vẫn có chỗ đứng
trên thị trường là do người nông dân còn
tìm mua các loại thuốc này. Trước đây,
nhiều ngành chức năng tích cực phối
hợp với ngành BVTV bắt giữ thuốc
BVTV nhập lậu, nhưng bắt giữ rồi

không biết chứa ở đâu nên việc bắt giữ
không còn thực hiện thường xuyên như
trước.
- Tại các Chi cục BVTV, công tác
thanh tra việc kinh doanh thuốc BVTV
tại các cửa hàng, đại lý bán thuốc
BVTV cũng chỉ dừng ở việc xem xét
loại thuốc đó có nhãn mác hay không,
có nằm trong danh mục hay không, còn
hạn sử dụng hay không, có xuất xứ hàng
hóa hay không Còn việc kiểm tra sự
mập mờ trong nhãn mác hay thành phần
của thuốc có đúng như ghi trên nhãn thì
chưa thực hiện thường xuyên.
Khi các chi cục BVTV tiến hành
kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc
BVTV, thì tỷ lệ vi phạm rất thấp, điều
này được thể hiện qua bảng dưới đây.
Nhưng, trong thực tế nếu phần lớn các
cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc
BVTV chấp hành việc kinh doanh theo
đúng quy định của pháp luật sẽ hạn chế
thấp nhất việc các loại thuốc BVTV
không đạt chất lượng có điều kiện để
xâm nhập và lưu thông trên thị trường.
21
Bảng 2: Kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính về kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh năm 2009
Tây Ninh TP. Hồ Chí Minh Bình Thuận
Số cơ

sở kiểm
tra
Số cơ
sở vi
phạm
Tỷ lệ
(%)
Số cơ sở
kiểm tra
Số cơ
sở vi
phạm
Tỷ lệ
(%)
Số cơ sở
kiểm tra
Số cơ sở
vi phạm
Tỷ lệ
(%)
375 12 3,2 90 0 0 391 18 4,6
Nguồn: điều tra, tổng hợp
- Ngoài ra, thực tế hiện nay, việc
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh cho các cơ sở kinh doanh thuốc
BVTV là do các Chi cục BVTV tổ chức
tập huấn và cấp Giấy chứng nhận. Như
vậy, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng,
vừa thổi còi”.
- Việc kiểm tra các hộ nông dân

trong việc sử dụng thuốc, hầu hết ở các
địa phương chưa được thực hiện hoặc
được thực hiện với tỉ lệ rất thấp vì lực
lượng cán bộ kỹ thuật của trạm quá
mỏng, địa bàn quản lý rộng. Khi kiểm
tra phát hiện có vi phạm thì xử lý khó
khăn do trình độ của nông dân thấp,
không biết chữ, không đọc kỹ nhãn, sử
dụng thuốc sai mục đích.
- Theo quy định của pháp luật,
các cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
phải có bằng từ trung cấp đến đại học về
nông nghiệp, hoặc phải có chứng chỉ
đào tạo trong 3 tháng về thuốc BVTV,
điều này là mâu thuẫn vì để được cấp
bằng trung cấp hay đại học về nông
nghiệp phải do các trường Đại học nông
lâm đào tạo từ 2 – 4 năm, trong khi đó
chứng chỉ đào tạo trong 3 tháng về
thuốc BVTV thì chỉ do các Chi cục
BVTV tổ chức và cấp giấy chứng nhận
nhưng trong quy định này thì lại được
xem là tương đương.
- Khi tiến hành việc thanh, kiểm
tra phải thành lập đoàn kiểm tra liên
ngành, nhưng việc này thường không
được tiến hành thường xuyên. Sự phối
hợp trong xử phạt vi phạm đôi lúc chưa
kịp thời. Trên thực tế việc áp dụng các
chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối

với người sử dụng thuốc BVTV gặp rất
nhiều khó khăn. Khi phát hiện các lỗi vi
phạm, đoàn thanh tra chỉ dừng lại ở hình
thức nhắc nhở. Hơn nữa, Thanh tra Chi
cục BVTV lại không có quyền khám
kho của các cửa hàng, doanh nghiệp
kinh doanh thuốc BVTV nên rất khó
phát hiện các trường hợp giấu giếm, tẩu
tán thuốc. Một thực tế là việc buôn bán
thuốc BVTV nhập lậu phổ biến ở từng
thôn, từng xã. Nếu không có lực lượng
thanh tra BVTV chuyên ngành thì rất
khó kiểm soát. Nhưng có một nghịch lý
là ở rất nhiều địa phương chỉ công nhận
22
thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT chứ
không công nhận thanh tra BVTV.
(iii) Về điều kiện vật chất để
thực hiện hoạt động bảo vệ và KDTV
- Trang thiết bị để cán bộ kỹ thuật
nâng cao nghiệp vụ chưa đủ, không có
dụng cụ hỗ trợ cho các buổi tập huấn,
chuyển giao kỹ thuật như: máy chiếu,
máy vi tính xách tay. Ngoài ra, trang
thiết bị để cán bộ kỹ thuật kiểm tra,
quản lý ATTP từ các trang trại chưa
được quan tâm đầu tư.
- Việc thực hiện KDTV không
hiệu quả do việc lấy mẫu và gửi giám
định các đối tượng KDTV mất nhiều

thời gian, ảnh hưởng đến công tác nhập
khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp do
trang thiết bị, phòng thí nghiệp chưa đủ
năng lực thực hiện công tác giám định.
- Công tác chuyển giao tiến bộ
KHKT cho hộ nông dân gặp khó khăn
lớn nhất đó là do trình độ sản xuất của
người nông dân rất thấp, hơn nữa rất
khó để thay đổi tập quán canh tác của
người nông dân vì tính bảo thủ cao.
- Kinh phí khuyến nông không đủ
để tổ chức các cuộc tập huấn chuyển
giao kỹ thuật theo yêu cầu thực tế.
Không có kinh phí tổ chức kiểm tra định
kỳ để phát hiện thuốc kém chất lượng.
- Cán bộ kỹ thuật ở các trạm rất ít
được tập huấn, bổ sung kiến thức
chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, cập
nhật kiến thức mới.
- Hầu hết các địa phương chưa có
công nghệ tiêu hủy thuốc.
- Theo thống kê của Cục BVTV,
hiện cả nước có trên 70 xưởng gia công,
150 doanh nghiệp kinh doanh, khoảng
22.000 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV
(trung bình mỗi tỉnh có từ 300 - 350 cửa
hàng, tỉnh nhiều nhất có trên 1.000 cửa
hàng) rải đều trên diện rộng, ở các xã,
phường; vùng sâu, vùng xa nên việc
quản lý rất khó khăn. [Theo

( 02/06/2009)]
- Hiện nay, ở mỗi địa phương, các
Chi cục BVTV đều có 01 phòng thí
nghiệm trực thuộc, điều này dẫn đến
tình trạng trùng lắp gây lãng phí, khó
đầu tư lớn.
- Phần lớn các chi cục không có
kho chứa chuyên trách để cất giữ các
loại thuốc BVTV bị tịch thu do vi phạm
hành chính.
Từ thực trạng trên, chúng tôi xin
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thể
chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo
vệ thực vật như sau:
(i) Giải pháp về cấu trúc tổ
chức
- Về bộ máy tổ chức của ngành
BVTV: để hoạt động QLNN trong lĩnh
vực BVTV đạt hiệu quả, thì cấu trúc tổ
chức của ngành BVTV cần được tổ
chức thành một hệ thống quản lý thông
suốt theo chiều dọc từ Trung ương đến
cơ sở, chỉ phân định theo vùng sinh thái
23
để quản lý và không bị ảnh hưởng bởi
địa giới hành chính.
- Về biên chế của ngành BVTV:
đội ngũ cán bộ ngành BVTV cần được
tăng cường đào tạo trong và ngoài nước
để nâng cao trình độ; Tăng biên chế cán

bộ BVTV cấp xã có chuyên môn; Đội
ngũ cán bộ BVTV ở các trạm huyện
cũng cần giới hạn diện tích quản lý, vì
với diện tích phải quản lý quá lớn sẽ
không thể đạt hiệu quả; Đội ngũ cán bộ
làm công tác KDTV cũng cần tăng
cường biên chế, và đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
(ii) Giải pháp về cơ chế vận
hành và thực thi các quy định pháp
luật
- Xây dựng và ban hành Luật bảo
vệ và KDTV trên cơ sở của Pháp lệnh
bảo vệ và KDTV để tạo cơ sở pháp lý
cho việc QLNN đối với ngành BVTV.
- Phân công rõ ràng trách nhiệm QLNN của các Bộ, ngành
về lĩnh vực ATTP để phục vụ xây dựng Luật an toàn thực phẩm.
- Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về
quản lý và điều kiện kinh doanh thuốc
BVTV.
- Thực hiện tốt việc quản lý nhà
nước trên địa bàn của Chính quyền cấp
xã.
- Để tạo ra những vùng sản xuất
với quy mô lớn, chất lượng đồng nhất,
đáp ứng nhu cầu về số và chất lượng sản
phẩm, cần xây dựng chính sách tập
trung sản xuất thông qua các nhóm nông
dân hoặc Hợp tác xã nông nghiệp để tạo
ra những cánh đồng đủ lớn về diện tích

và áp dụng được các kế hoạch sản xuất
nhất quán.
- Cần đẩy mạnh các biện pháp
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao
năng lực quản lý môi trường, nâng cao
nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ
của những người sản xuất, kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV trong việc bảo
vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường,
đặc biệt cần đẩy mạnh việc tuyên
truyền, giáo dục người sản xuất sử dụng
thuốc BVTV an toàn và hiệu quả theo
hướng dẫn của Cục BVTV.
(iii) Về điều kiện vật chất để
thực hiện hoạt động bảo vệ và KDTV
- Tăng cường đầu tư trang thiết
bị, phòng thí nghiệp đủ năng lực thực
hiện công tác giám định và kiểm tra dư
lượng thuốc BVTV.
- Nhà nước đầu tư thành lập các
phòng thí nghiệm độc lập, các phòng thí
nghiệm được trang bị đầy đủ các trang
thiết bị đủ điều kiện để kiểm tra, đủ
năng lực thực hiện công tác giám định
một cách hiệu quả. Điều này, sẽ làm
giảm kinh phí đầu tư phòng thí nghiệm
ở các chi cục BVTV. Các phòng thí
nghiệm được thành lập là những đơn vị
làm dịch vụ công cần được thành lập và
hoạt động một cách độc lập để đảm bảo

khách quan trong việc kiểm tra, giám
định. Không nhất thiết mỗi chi cục
BVTV đều phải có một phòng thí
nghiệm như hiện nay.
24
- Nghiên cứu các công nghệ xử lý
phục vụ xuất khẩu đối với rau quả tươi.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về dịch
hại thuộc diện điều chỉnh trên từng loại
cây trồng.
- Cung cấp các trang thiết bị để
cán bộ kỹ thuật nâng cao nghiệp vụ, hỗ
trợ cho các buổi tập huấn, chuyển giao
kỹ thuật như cho nông dân.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho
các Viện, Trường nghiên cứu ứng dụng
và phát triển các dạng thuốc BVTV mới
thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng. Kiên quyết
đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công
thuốc BVTV có dây chuyền công nghệ
lạc hậu gây ô nhiễm; Chi cục BVTV
giám sát việc các công ty sản xuất, kinh
doanh thuốc BVTV tiến hành khảo
nghiệm trên đồng ruộng trước ở chính
địa phương đó trước khi giới thiệu một
sản phẩm thuốc mới tới bà con nông dân
để đảm bảo thuốc đó phù hợp về điều
kiện về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng…
của vùng.

- Nhà nước đảm bảo kinh phí
khuyến nông để tổ chức các cuộc tập
huấn chuyển giao kỹ thuật theo yêu cầu
thực tế, cũng như kinh phí tổ chức kiểm
tra định kì để phát hiện thuốc kém chất
lượng, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu
khoa học tại các cơ quan QLNN về
BVTV để nâng cao trình độ cho cán bộ
BVTV phù hợp với việc quản lý và sự
vận động phát triển không ngừng của
sản xuất nông nghiệp.
- Tổ chức tập huấn, bổ sung kiến
thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ,
cập nhật kiến thức mới cho cán bộ kỹ
thuật ở các trạm BVTV.
- Nhà nước đầu tư xây dựng hệ
thống kho chứa chuyên trách, các kho
này cũng là những đơn vị làm dịch vụ
công cần được thành lập và hoạt động
độc lập hoặc cho các đơn vị có nhu cầu
thuê. Đồng thời, đầu tư công nghệ tiêu
hủy thuốc ở các địa phương đảm bảo
chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi
trường.
Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới, vấn đề chất lượng
VSATTP là một đòi hỏi bức bách để sản
phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể
đứng vững trên thị trường và bảo đảm
an toàn cho người tiêu dùng. Mặt khác,

để có thể cạnh tranh trong nước và thâm
nhập vào thị trường thế giới, nông sản
Việt Nam phải đảm bảo được những
tiêu chuẩn của quốc tế về ATTP, đặc
biệt là đạt được chuẩn về hàm lượng
hóa chất BVTV cho phép. Hoàn thiện
thể chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ thực vật là việc làm cần thiết,
góp phần xây dựng một hướng đi bền
vững trong nông nghiệp ở Việt Nam.
25

×