Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện vĩnh cửutỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 141 trang )

UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

MỞ ĐẦU
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chịu trách nhiệm phân bổ quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực để phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và 10 năm của địa phương; làm
cơ sở cho việc giao, cho thuê, thu hồi, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,…
và đảm bảo không chồng chéo giữa nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng
lĩnh vực.
Năm 1997, UBND huyện Vĩnh Cửu đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất
của huyện thời kỳ 1997 - 2010 và dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
phê duyệt tại Quyết định số 4724/QĐ.CT.UBT ngày 29/12/1998. Đến năm 2003,
Quy hoạch sử dụng đất huyện được điều chỉnh và được Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 6883/QĐ.CT.UBT ngày 29/12/2004. Đến năm 2008, Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Vĩnh Cửu tiếp tục được điều chỉnh
lần thứ 2 và được UBND tỉnh Đồng Nai xét duyệt tại Quyết định số 2544/QĐUBND ngày 4/9/2009.
Mặc dù công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong kỳ
quy hoạch vừa qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: chưa thật sự
đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên phải tiến hành điều chỉnh
nhiều lần, thậm chí có lúc phải liên tục điều chỉnh “cục bộ” để kịp thời triển khai
thực hiện các dự án,... nhưng nhìn chung, kết quả lập, điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất kỳ trước của huyện cũng đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai tại địa phương.
Căn cứ quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày


02/11/2009; Kế hoạch số 9556/KH-UBND ngày 20/11/2009 của UBND tỉnh Đồng
Nai về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) tỉnh Đồng Nai;
UBND huyện Vĩnh Cửu tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2020) của huyện.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn đến
2020 trên địa bàn huyện, xác định nhu cầu sử dụng đất và chỉ tiêu phân bổ của
quy hoạch sử dụng đất của tỉnh cho huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2011 - 2020 để
làm cơ sở phân bổ diện tích các loại đất nhằm đảm bảo tính pháp lý cho công tác
quản lý đất đai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất và dự báo tài chính liên quan đến đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện và của tỉnh.
Báo cáo thuyết minh

Trang - 1 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện phải phù hợp với quy
định của Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; và các hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện Vĩnh Cửu phải phù hợp với chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, làm cơ sở để phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

cho các xã, thị trấn Vĩnh An.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN

1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất;
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị số 03/CT-BTNMT ngày 01/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục Quản
lý Đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong

công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Báo cáo thuyết minh

Trang - 2 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Căn cứ Công văn số 8711/UBND-CNN ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng
Nai đối với địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa;
Căn cứ Công văn bản số 9350/UBND-CNN ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
tỉnh Đồng Nai đối với huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Định Quán và thành phố
Biên Hòa;
- Các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;...
2. Chỉ đạo thực hiện
- Văn bản số 2254/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 22/6/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đối với
khu vực đô thị hiện hữu thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phường, thị
trấn;
- Văn bản số 5105/UBND-CNN ngày 25/6/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đối với khu vực đô thị hiện hữu;
- Kế hoạch số 9556/KH-UBND ngày 20/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) tỉnh Đồng

Nai;
- Văn bản số 10142/UBND-CNN ngày 10/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai về việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015);
3. Cơ sở tài liệu nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Cửu
đến năm 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày
04/6/2008;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
2011-2015 của tỉnh Đồng Nai;
- Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai giai đoạn 20102020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 3807/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 của
UBND tỉnh Đồng Nai;
- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2010 có xét
đến năm 2015, được phê duyệt tại Quyết định số 2984/QĐ-BCN ngày 23/09/2005
của Bộ Công nghiệp;
- Quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng tỉnh Đồng Nai;

Báo cáo thuyết minh

Trang - 3 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

- Quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Đồng Nai đến năm
2010;
- Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung

tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;
- Rà soát Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020;
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai;
- Quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010;
- Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của UBND tỉnh về nhu
cầu sử dụng đất thực hiện các dự án, công trình cấp bách trong thời gian quy
hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt. Gồm:
+ Công văn số 2299/TTg-KTN ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai;
+ Công văn số 1228/TTg-KTN ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc quyết định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án;
+ Quyết định số 2074/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm
2011;
+ Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 của UBND tỉnh Đồng
Nai về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai trong năm 2011;
+ Quyết định số 3703/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của UBND tỉnh Đồng
Nai về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai trong năm 2011;
+ Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án, công trình năm 2011 trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai;
+ Quyết định số 3221/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của UBND tỉnh Đồng
Nai về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong
năm 2011;
+ Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh Đồng

Nai về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai trong năm 2011;
+ Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
về nhu cầu sử dụng đất thực hiện các dự án, công trình cấp bách cần triển khai
thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Báo cáo thuyết minh

Trang - 4 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

+ Quyết định số 996/QĐ-UBND ngày 11/4/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
về nhu cầu sử dụng đất thực hiện 05 dự án, công trình cấp bách cần triển khai
thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
+ Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - thành phố Hồ Chí Minh.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020, đã
được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày
28/12/2011;
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Vĩnh
Cửu, được UBND tỉnh phê duyệt duyệt tại Quyết định số 2544/QĐ-UBND ngày
4/9/2009;
- Điều chỉnh quy hoạch giao thông huyện Vĩnh Cửu đã được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 3698/QĐ-UBND ngày 31/12/2010;
- Quy hoạch vùng kuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập
trung giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện Vĩnh Cửu,

được UBND tỉnh phê duyệt duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày
22/01/2010;
- Quyết định số 4702/QĐ-CT.UBT ngày 20/12/1999 về việc phê duyệt quy
hoạch chung xây dựng đô thị công nghiệp Thạnh Phú;
- Nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của các ngành thuộc huyện và
các xã và thị trấn Vĩnh An;
- Điều chỉnh, quy hoạch chung thị trấn Vĩnh An, các dự áp quy hoạch ch tiết
khu dân cư đô thị Thạnh Phú, các dự án dân cư, mạng lưới điểm dân cư, quy
hoạch lòng Hồ Trị An,…
- Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010; kết quả thống kê đất đai năm 2010 trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu;

Báo cáo thuyết minh

Trang - 5 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Phần thứ nhất

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Cửu nằm phía Tây Bắc của tỉnh Đồng Nai, có vị trí rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là lĩnh vực quốc
phòng, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn nước cho hồ Trị An, bảo vệ môi

trường sinh thái; diện tích tự nhiên của huyện là 109.570,62 ha, gồm 12 đơn vị
hành chính cấp xã, trong đó thị trấn Vĩnh An là trung tâm hành chính của huyện.
Địa giới hành chính của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước;
- Phía Đông giáp huyện Tân Phú và huyện Định Quán;
- Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom;
- Phía Tây giáp huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương.
Là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Biên Hòa, có các tuyến giao thông
thủy - bộ quan trọng như: Tỉnh lộ 761, Tỉnh lộ 762, Tỉnh lộ 767, Tỉnh lộ 768; cầu
Thủ Biên kết nối đường Vành đai 4 - là tuyến đường huyết mạch để giao lưu vận
chuyển hàng hóa với tỉnh Bình Dương, cùng với hệ thống sông Đồng Nai, hồ Trị
An rộng lớn, có nhiều cảnh quan đặc sắc, nên Vĩnh Cửu có lợi thế để phát triển
công nghiệp, nhất là về dịch vụ và du lịch, một trong những nơi có khả năng thu
hút đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai
trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Vùng KTTĐPN.
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ
lưu sông Đồng Nai lên vùng cao, có 2 dạng địa hình chính gồm dạng địa hình đồi
và dạng địa hình đồng bằng.
- Địa hình đồi: chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, phân bố các xã phía Bắc
huyện (Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm) và xen kẽ tại một số xã phía Nam của huyện.
Cao trình cao nhất khoảng 340 mét, trung tâm huyện có cao trình khoảng 100 120 mét và thấp dần xuống phía Nam 10 - 20 mét. Địa hình này phân bố của đá
phiến sét, đá bazan, phù sa cổ có nền móng tương đối vững. Dạng địa hình đồi
không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp mà còn thuận lợi cho việc sử
dụng vào các công trình xây dựng, giao thông và bố trí dân cư…
- Địa hình đồng bằng: chiếm khoảng 7 % diện tích tự nhiên, phân bố ở các
xã phía Tây Nam của huyện (Bình Lợi, Thạnh Phú, Tân Bình, Thiện Tân, Bình
Hòa). Với cao trình phổ biến: nơi cao 10 - 20 mét, nơi thấp từ 1 - 2 mét. Địa hình
bằng phẳng và mẫu chất chính là trầm tích trẻ Holocene với nền móng địa chất
Báo cáo thuyết minh


Trang - 6 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

yếu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất lúa nước, cây ăn
quả và hoa màu...
1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu huyện Vĩnh Cửu thuộc dạng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
có 2 mùa, với nền nhiệt cao đều quanh năm, là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao
cho cây trồng phát triển.
Nhiệt độ không khí trung bình quanh năm cao với nhiệt độ bình quân 25 27 C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,2 0C. Nhiệt
độ trung bình tối cao các tháng là 29 - 35 0C, nhiệt tối thấp trung bình các tháng
trong năm từ 18-250C. Tổng tích ôn tương đối cao (9.000 - 9.700 0 ) và phân bố
tương đối đều theo mùa vụ thích hợp sản xuất nông nghiệp quanh năm. Đây là
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây
công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
0

Lượng mưa tương đối lớn (2.000 - 2.800mm), phân bố theo vùng và theo
mùa, chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông - lâm nghiệp. Sự phân bố mưa theo
không gian đã hình thành 03 vành đai chính: vành đai phía Bắc giáp Bình Phước
có lượng mưa rất cao trên 2.800mm và có số ngày mưa 150 - 160 ngày; vành đai
trung tâm huyện có lượng mưa 2.400 - 2.800mm số ngày mưa trong năm là 130 150 ngày; vành đai phía Nam có lượng mưa thấp nhất 2.000 - 2.400 mm.
Lượng mưa lớn và phân hóa theo mùa và đã tạo ra 2 mùa trái ngược nhau là
mùa mưa và mùa khô:
- Mùa khô: kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng

mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm, trong khi đó lượng
bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm.
- Mùa mưa: kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa 06
tháng mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn
nhất, lượng mưa đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi
và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 năm 1997, trên địa
bàn huyện Vĩnh Cửu có 5 nhóm đất chính. Gồm:
BẢNG 01: PHÂN LOẠI ĐẤT HUYỆN VĨNH CỬU
Thứ tự
1
2
Báo cáo thuyết minh

Tên đất
Nhóm đất phù sa
Đất phù sa ven sông
Đất phù sa ven sông có Gley
Nhóm đất đen
Đất đen trên bazan
Đất nâu thẩm trên bazan

Diện tích
(ha)
8.098,02
2.607,94
5.490,08
3.229,09

286,25
2.942,84

Tỷ lệ
(%)
7,39
2,38
5,01
2,95
0,26
2,69
Trang - 7 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

3
4
5
6

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Nhóm đất xám
Đất xám trên phù sa cổ
Đất xám có đốm rỉ
Đất xám Gley
Nhóm đất đỏ vàng
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng trên phiến sét

Đất nâu đỏ trên bazan
Nhóm đất trơ sỏi đá
Đất xói mòn trơ sỏi đá
Sông suối, mặt nước
Tổng diện tích tự nhiên

1.647,69
403,5
96,27
1.147,92
80.851,46
51.734,17
19.990
9.334,04
225,27
225,27
15.519,09
109.570,62

1,50
0,37
0,09
1,05
73,79
47,22
18,24
8,52
0,21
0,21
14,16

100,00

a. Nhóm đất phù sa: diện tích 8.098,02 ha, chiếm 7,39% diện tích tự nhiên.
Đất được hình thành trên trầm tích trẻ (Holocen) của hệ thống sông Đồng Nai,
phân bố trên dạng địa hình đồng bằng, tập trung ở các xã Tân Bình, Bình Lợi,
Bình Hòa, Thiện Tân và rải rác ở các xã Tân An, Trị An, Thạnh Phú. Đất phù sa
rất thuận lợi cho trồng lúa màu và cây ăn quả. Nơi địa hình thấp có điều kiện tưới
thích hợp cho sản xuất lúa 2-3 vụ, nơi không có khả năng tưới, địa hình cao thoát
nước thích hợp dành cho trồng rau, hoa màu và cây ăn trái. Đặc biệt bưởi Tân
Triều, một loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao của vùng được trồng trên đất
phù sa.
b. Nhóm đất đen: diện tích 3.229,09 ha, chiếm 2,95% diện tích tự nhiên.
Phân bố tập trung ở xã Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh An. Đất đen hình thành trên sản
phẩm phong hóa của đá bọt bazan, tầng đất hữu hiệu thường rất mỏng, lẫn nhiều
kết von hoặc mảnh đá, trên bề mặt đất có nhiều tảng đá lộ đầu lớn, gây trở ngại
lớn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông.
Đất đen thích hợp cho việc trồng các cây hoa màu (bắp, đậu đỗ, rau,…), cây
công nghiệp ngắn ngày (thuốc lá, bông vải, đậu nành) và các loại cây ăn trái.
Những nơi địa hình thấp có khả năng tưới thích hợp cho việc trồng lúa hoặc lúa
kết hợp trồng hoa màu.
c. Nhóm đất xám: diện tích 1.647,69 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên. Đất
được hình thành chủ yếu trên phù sa cổ, một số hình thành trên đá phiến sét, phân
bố trên các dạng địa hình đồi thuộc thị trấn Vĩnh An, Trị An, Bình Lợi, Thạnh
Phú, Tân An và Vĩnh Tân.
Về tiềm năng của đất xám: nơi địa hình cao thoát nước, có tầng đất hữu hiệu
trên mức 70 - 100cm, thích hợp cho việc trồng các cây dài ngày như cao su, điều,
cây ăn trái, đồng thời có thể trồng các cây hàng năm như khoai mì, bắp và các
loại đậu, đỗ; nơi địa hình thấp, có khả năng tưới, thích hợp cho việc trồng lúa,
hoa màu; nơi có tầng đất hữu hiệu mỏng dưới mức 30 - 50 cm, chỉ thích hợp cho
việc trồng và bảo vệ rừng.

Nhìn chung nhóm đất xám của huyện Vĩnh Cửu có tầng đất hữu hiệu rất
mỏng và tập trung nhiều trong ranh giới Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa
Báo cáo thuyết minh

Trang - 8 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Đồng Nai, vì vậy đất xám trên địa bàn huyện đang được sử dụng chính cho sản
xuất lâm nghiệp.
d. Nhóm đất đỏ: diện tích 80.851,46 ha, chiếm 73,79% diện tích tự nhiên.
Đất hình thành chủ yếu trên đá bazan, phù sa cổ và đá phiến sét; phân bố ở xã
Phú Lý, thị trấn Vĩnh An, Trị An, Vĩnh Tân, Tân An, Thiện Tân, Thạnh Phú, Tân
Bình, Bình Lợi và Bình Hòa.
Đất đỏ trên đá Bazan là loại đất có chất lượng trong các loại đất đồi núi
nước ta. Tầng đất hiện hữu thường rất dày >100 cm có thành phần cơ giới nặng,
tương đối giàu chất hữu cơ, đạm tổng số và lân tổng số nhưng lại nghèo về các
cation kiềm trao đổi, chất chua, kali và lân dễ tiêu.
Đất đỏ thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà
phê, tiêu. Tuy vậy ở Vĩnh Cửu, đất đỏ hầu hết nằm trong ranh giới Khu Bảo tồn,
vì vậy đang được sử dụng chính cho lâm nghiệp.
e. Nhóm đất tầng mỏng: hình thành chủ yếu trên mẫu chất phù sa cổ, diện
tích nhỏ (225,27 ha); phân bố ở xã Thiện Tân, Tân An, Vĩnh Tân, Phú Lý và thị
trấn Vĩnh An; chất lượng đất rất kém: tầng đất mỏng, độ phì nhiêu thấp. Đất này
phù hợp cho việc trồng và bảo vệ rừng.
2.2. Tài nguyên nước
Huyện Vĩnh Cửu có tài nguyên nước khá phong phú, nếu được khai thác hợp

lý có khả năng cung cấp nước đầy đủ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt không chỉ cho địa bàn huyện, mà cho cả tỉnh Đồng Nai.
a. Nước mặt: nguồn nước mặt chính gồm có sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Trị
An, hồ Bà Hào, hồ Mo Nang... và hệ thống kênh, rạch suối, Trong đó:
- Sông Đồng Nai: đoạn qua huyện chảy theo hướng Bắc - Nam (bao bọc
ranh giới của huyện), mặt nước rộng trung bình 295m, lượng nước sông khá dồi
dào, do sông sâu và dốc nên khả năng bồi đắp phù sa kém, chỉ xuất hiện dải đất
phù sa ven theo triền sông. Hiện dọc theo sông Đồng Nai đã đặt hệ thống các trạm
bơm để cung nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Sông Bé: bắt nguồn từ dãy núi cao Phước Long, thượng nguồn có nhánh
suối Mã Đà, hạ lưu sông đổ vào sông Đồng Nai. Đoạn chạy qua huyện (thuộc xã
Hiếu Liêm) nằm trên ranh giới phía Tây giữa Đồng Nai và Bình Dương, sông
rộng trung bình 150m, lượng nước trên sông khá dồi dào, do sông sâu và dốc nên
khả năng bồi đắp phù sa cũng rất kém.
- Hồ Trị An: có diện tích khoảng 330 km2 (trong địa phận huyện Vĩnh Cửu
gần 130 km2), ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hồ Bà Hào, hồ Mo Nang và 03
đập (ông Hường, Thạnh Phú, Bến Xúc).
b. Nước dưới đất: qua kết quả khảo sát về nước dưới đất ở Đồng Nai của
liên đoàn Địa chất thủy văn 7 và 8 (đoàn 801) thì tiềm năng nước dưới đất của
huyện Vĩnh Cửu khá phong phú nhưng không đều; có thể khai thác ở độ sâu 10 15m đến 35 - 50m, bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 10 - 15m đến 50 - 60m, trữ
lượng tĩnh đạt 788.800m3, tổng trữ lượng 1.090.000 m3/ngày, chất lượng nước tốt
Báo cáo thuyết minh

Trang - 9 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015


với tổng khoáng hóa từ 0,07 - 0,6g/l, thuộc loại nước nhạt có chứa bicarbonat natri và có hàm lượng sắt cao. Nhìn chung lượng nước dưới đất trên địa bàn
huyện khá lớn, có khả năng cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và cho sản xuất nông
nghiệp.
2.3. Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo quy hoạch khoáng sản tỉnh Đồng Nai: khoáng sản huyện Vĩnh
Cửu tương đối phong phú. Hiện nay đã phát hiện được 120 mỏ, điểm quặng, điểm
khoáng hóa với tiềm năng và triển vọng rất khác nhau:
a. Nhóm kim loại: gồm các khoáng sản kim loại như: vàng, nhôm, thiếc,
kẽm… chủ yếu là vàng, nhôm tập trung ở phía Bắc huyện. Đến nay đã phát hiện
được 1 mỏ điểm quặng bô-xít (quặng nhôm) ở lâm trường Mã Đà (cũ) với diện
tích khoảng 120 ha, trữ lượng khoảng 250 triệu m3 và 5 điểm quặng vàng phân bố
trong khu vực lâm trường Vĩnh An, lâm trường Hiếu Liêm (cũ). Ngoài ra, đã phát
hiện 5 mỏ và điểm quặng vàng gốc, trong đó có 2 mỏ đang khai thác (mỏ Vĩnh
An trữ lượng dự báo là 3.800 kg, mỏ Suối Linh trữ lượng 4.046 kg). Nhìn chung,
đây là 05 điểm quặng vàng có triển vọng. Ngoài vàng còn có khoáng Monazit khu
vực lâm trường Mã Đà (cũ) nhưng trữ lượng thấp.
b. Nguyên vật liệu xây dựng: vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất vật
liệu xây dựng là loại khoáng sản có tiềm năng lớn của huyện. Trong đó chủ yếu là
đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói…
- Đá xây dựng tự nhiên: đá xây dựng và đá ốp lát trong phạm vi huyện chủ
yếu là đá bazan và các đá xâm nhập Granodionit, granit và Andezit, có thể làm
vật liệu xây dựng hoặc đá ốp lát có chất lượng cao. Phân bố ở khu vực đồi Bà
Mọi xã Thiện Tân, xã Hiếu Liêm, xã Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh An (Cây Gáo 3)
với trữ lượng lớn đủ dùng cho xây dựng cơ bản của huyện trong một thời gian
dài.
- Sét gạch ngói: đến nay đã phát hiện ở xã Tân An và xã Thiện Tân với trữ
lượng khoảng 3 triệu m3.
- Cát xây dựng: cát xây dựng được khai thác chủ yếu trong trầm tích lòng
sông Đồng Nai (cù lao Bình Chánh xã Bình Lợi). Tập trung ở hạ lưu sông Đồng
Nai từ thác Trị An đến Bình Hòa khoảng 20 km, với trữ lượng khoảng 0,2 - 0,5

triệu m3. Trữ lượng cát dự báo khoảng 3 triệu m3/năm.
- Nguyên liệu phụ gia xi măng (Puzlan và Laterit): Puzlan được phát hiện
thấy ở thị trấn Vĩnh An, xã Vĩnh Tân trữ lượng khoảng 55,12 triệu tấn. Nguyên
liệu Laterit trữ lượng khá lớn được phát hiện thấy ở Mã Đà, Hiếu Liêm, Tân
An… ngoài sử dụng làm đường, gạch không nung còn được sử dụng làm nguyên
liệu phụ gia điều chỉnh tỷ lệ sắt trong công nghệ sản xuất xi măng.
- Nguyên liệu keramzit: trong phạm vi huyện các loại đá phiến sét vôi là
nguyên liệu keramzit. Phát hiện thấy ở hai xã Tân An, Trị An và Khu Bảo tồn
Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, trữ lượng ước tính khoảng 200.000m3.
2.4. Tài nguyên rừng
Báo cáo thuyết minh

Trang - 10 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Hiện nay, Vĩnh Cửu là một trong những huyện có tài nguyên rừng phong phú
nhất thuộc tỉnh Đồng Nai nói riêng và toàn vùng Đông Nam Bộ nói chung. Với
diện tích 71.443 ha, chiếm 65,2% diện tích tự nhiên toàn huyện và có trữ lượng
khoảng 5,6 triệu m3 gỗ. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thủy điện
Trị An, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, bảo tồn các loài động vật quý
hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái và là lá phổi xanh cho môi trường sống. Trong
kháng chiến chống đế quốc xâm lược, rừng thuộc Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý và
Vĩnh An là căn cứ của Khu ủy Miền Đông và hiện nay thuộc phạm vi Khu Bảo
tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai và một phần vườn Quốc gia Cát Tiên.
2.5. Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn của huyện gắn liền với quá trình lịch sử hình thành tỉnh

Đồng Nai nói riêng và Miền Đông Nam Bộ nói chung. Quá trình hình thành các
khu dân cư với hình thái du canh, du cư đã tạo nên nhiều nét bản sắc đặc trưng về
tín ngưỡng. Trong quá trình phát triển, ngoài các phong tục tập quán, lễ hội mang
đậm nét Miền Đông Nam Bộ, trong các khu dân cư còn hình thành nên các miếu,
đình, đền thờ các vị thần hoặc các nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt đến tín ngưỡng
riêng của từng cụm dân cư như miếu Ông, miếu Bà ở các xã. Bên cạnh đó, chiến
khu D được đã đi vào lịch sử như một biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam, được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cách mạng cần
được bảo tồn. Để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa
bình cho tổ quốc trong hai cuộc kháng chiến “chống quân xâm lược, giải phóng
đất nước”, trên địa bàn huyện còn có các bia tưởng niệm liệt sĩ ở xã Thiện Tân,
Trị An, Tân Bình ...
Vĩnh An (theo tên trước đây) là nơi tụ hội của các dân cư đến khai phá vùng
đất phương Nam, dân cư đến sinh sống ở đây đều là người dân có cuộc sống khổ
cực nhưng rất giàu lòng yêu nước. Điểm nổi bật chính là Vĩnh An có bề dày lịch
sử văn hóa và truyền thống, các thế hệ con em Vĩnh An hiếu học và học giỏi.
Những nét đẹp truyền thống đó ngày nay vẫn được tôn tạo và phát huy. Kế tục và
phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Cửu
đang ra sức phấn đấu xây dựng huyện trở thành một huyện mạnh của tỉnh Đồng
Nai và của miền Đông Nam Bộ.
2.6. Cảnh quan du lịch
Vĩnh Cửu nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai có cảnh quan phong phú, đa
dạng sinh học với các hệ sinh thái sông Đồng Nai, hệ sinh thái rừng, du lịch sinh
thái làng bưởi Tân Triều, kết hợp với điểm du lịch tham quan gồm: du lịch đường
thủy trên hồ Trị An, tham quan Nhà máy thủy điện Trị An, tham quan di tích
Chiến khu Đ, Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, du lịch giải trí
vùng Bà Hào, ... Với lợi thế như vậy Vĩnh Cửu có nhiều điều kiện để thúc đẩy
phát triển du lịch, đưa ngành du lịch thành một lĩnh vực có đóng góp quan trọng
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để khai thác nguồn tài
nguyên du lịch này, hướng phát triển của huyện trong thời gian tới là: từng bước

xây dựng hạ tầng du lịch kết hợp với tăng cường thu hút đầu tư khai thác tiềm
năng, lợi thế về du lịch. Phát triển du lịch theo hướng đa dạng sản phẩm phục vụ

Báo cáo thuyết minh

Trang - 11 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

khách du lịch, kết hợp du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch làng nghề với du
lịch sinh thái như nghỉ dưỡng, du sông, du đảo và du lịch thể thao, giải trí.
3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu
3.1. Thực trạng môi trường
Theo báo cáo “Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo tình
hình ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu”, nhìn chung
các chỉ số môi trường ở Vĩnh Cửu còn khá tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề
cần quan tâm khắc phục như: dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất
nông nghiệp; nước thải, khí thải trong phát triển chăn nuôi trang trại; hàm lượng
bụi, độ ồn trong khai thác đá; nước thải, chất thải rắn trong sản xuất công nghiệp,
… Vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh
Cửu cần hết sức coi trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Các chính sách phát động bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp được người
dân đồng tình hưởng ứng nên vấn đề rác thải, vệ sinh môi trường được thực hiện
thu gom rác thải tại thị trấn Vĩnh An và các xã nằm trên các trục đường chính về
các bãi tập trung. Các xã còn lại vẫn còn tình trạng chôn lấp theo hình thức phân
hủy tự nhiên, đốt hoặc vứt ra các bãi đất trống; xuống các kênh, rạch gây ra ô
nhiễm môi trường. Đối với bãi tập trung rác mặc dù đã cách xa khu dân cư nhưng

do chưa được xử lý triệt để nên mùi hôi thối từ các bãi rác làm ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người dân xung quanh. Mặt khác nước rò rỉ từ bãi rác vẫn luôn là
mối đe dọa thường trực đối với nguồn nước mặt và nước dưới đất trong khu vực.
Do vậy, trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng nhà máy xử lý rác thải đạt tiêu
chuẩn, đồng thời phải bố trí trồng vành đai cây xanh cách ly đảm bảo môi trường
sinh thái bền vững.
3.2. Về biến đổi khí hậu
Các đặc trưng về biến đổi khí hậu như lượng mưa tăng lên trong khi chu kỳ
mưa ngắn hơn, xói lở đất, ngập cục bộ, sự gia tăng nhiệt độ, gia tăng hiện tượng
thời tiết bất thường đã có những ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp,
đời sống sinh hoạt của cộng đồng cũng như phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu ở các vùng miền không giống nhau mà còn phụ thuộc
vào địa lý, địa hình,… Do vậy qui hoạch sử dụng đất phải được gắn kết với biến
đổi khí hậu, đảm bảo sự thích nghi cũng như hạn chế những ảnh hưởng do việc
gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết bất thường khác.
Nhìn chung, trong những thập niên gần đây, biến đổi khí hậu đang được coi
là một trong vấn đề nóng bỏng nhất đối với môi trường sinh thái, sức khỏe con
người và sự phát triển kinh tế xã hội. Quá trình thay đổi việc sử dụng đất phục vụ
phát triển hạ tầng, mở rộng các khu dân cư làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng
đất đã gây các tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Trong các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Nai cho thấy trong
những năm gần đây khí hậu ở huyện Vĩnh Cửu đã có những thay đổi đáng kể, thể
hiện rõ nhất là sự gia tăng nhiệt độ và sự gia tăng lượng mưa. Tuy nhiên sự biến
đổi này chưa có những phát sinh phức tạp.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Báo cáo thuyết minh

Trang - 12 -



UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
BẢNG 02: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Các năm

Tốc độ tăng BQ (%/năm)
2001 - 2006 - 2001 2005
2010
2010
7,52
7,05
7,29

Chỉ tiêu

Đơn
vị

2000

2005

2009

1. GDP theo giá S.Sánh

Tỷ Đ


1.077

1.547

2.023

Ước
2010
2.175

+ Công nghiệp - XD

Tỷ Đ

837

1.268

1.588

1.669

8,66

5,65

7,16

+ Nông lâm ngư nghiệp


Tỷ Đ

146

167

193

203

2,68

4,02

3,35

+ Dịch vụ

Tỷ Đ

94

113

242

303

3,75


21,81

12,78

2. GDP theo giá thực tế Tỷ Đ

1.354

1.929

2.623

2.856

7,34

8,16

7,75

+ Công nghiệp - XD

Tỷ Đ

1.083

1.518

1.957


2.113

6,98

6,84

6,91

+ Nông lâm ngư nghiệp

Tỷ Đ

149

206

270

286

6,70

6,78

6,74

+ Dịch vụ

Tỷ Đ


122

205

396

457

10,96

17,39

14,18

+ Công nghiệp - XD

%

80

79

75

74

-0,33

-1,23


-0,78

+ Nông lâm ngư nghiệp

%

11

11

10

10

-0,59

-1,28

-0,94

+ Dịch vụ

%

9

11

15


16

3,38

8,53

5,96

4,72

5,47

5,10

2,11

2,75

2,43

3. Cơ cấu GDP

4. GDP BQ đầu người
Quy theo USD

Tr. Đ
USD

13.459 16.946 20.800 22.115

961

1.067

1.168

1.222

Nguồn: Số liệu thống kê - Phòng Thống kê huyện Vĩnh Cửu

1.1. Tăng trưởng kinh tế
Thời kỳ 2001 - 2010, kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng khá, đạt
7,29%/năm, nhưng vẫn thấp so với bình quân chung của tỉnh. Từ năm 2001 đến
nay quy mô nền kinh tế tăng lên 2,11 lần, từ 1.354 tỷ đồng năm 2000 lên 2.856 tỷ
đồng năm 2010.
Năm 2010, GDP theo giá hiện hành toàn huyện ước đạt 2.856 tỷ đồng,
chiếm 3,8% GDP của tỉnh Đồng Nai (75.137 tỷ đồng), GDP bình quân đầu người
đạt 22,12 triệu đồng tương đương 1.222 USD, thấp hơn bình quân toàn Tỉnh
29,65 triệu đồng (1.629 USD), tương đương với bình quân thu nhập đầu người cả
nước (22,2 triệu đồng/người/năm - 1.226 USD).
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp 7,15%,
nông nghiệp đạt 3,35% và dịch vụ đạt 12,42%, cơ cấu kinh tế của huyện có sự
chuyển dịch nhưng không mạnh do công nghiệp đã khẳng định vị thế chủ lực,
trong khi các lĩnh vực khác như nông nghiệp, dịch vụ có quy mô nhỏ nên mặc dù
khu vực dịch vụ ngày càng phát triển nhưng đến năm 2010 chỉ chiếm khoảng
16%, khu vực nông nghiệp giảm xuống còn 10% và công nghiệp chiếm đến 74%
GDP toàn huyện. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: Công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế


Báo cáo thuyết minh

Trang - 13 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

2.1. Khu vực kinh tế công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện, thể hiện qua cơ cấu GDP
ngành chiếm đến 74% GDP toàn Huyện và phát triển khá vững chắc, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 8,66%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt
mức tăng trưởng 5,65%/năm (cả thời kỳ đạt 7,15%).
BẢNG 03: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Chỉ tiêu

Các năm

Đơn vị
tính

2000

Tăng bình quân (%/năm)

2009

Ước
2010


532

639

676

2005

1. Cơ sở sản xuất công nghiệp

Cơ sở 332

- Quốc doanh (TW + tỉnh+
huyện)

Cơ sở

2

2

3

3

- Ngoài quốc doanh

Cơ sở


329

528

633

670

- Khu vực vốn đầu tư nước ngoài Cơ sở

1

2

3

20012005

20012010

4,91

7,37

8,45

4,14

9,92


4,88

7,37

3

14,87

8,45

11,61

2. Giá trị SXCN (giá CĐ 1994)

Tỷ. Đ 1.527 2.230 2.918 3.132

7,87

7,03

7,45

- Quốc doanh (TW + tỉnh+
huyện)

Tỷ. Đ 1.134 1.095 1.131 1.140

-0,69

0,81


0,06

- Ngoài quốc doanh

Tỷ. Đ

522

16,95

31,06

23,81

331 1.000 1.422 1.470

24,72

8,01

16,06

- Khu vực vốn đầu tư nước ngoài Tỷ. Đ

62

135

365


9,89

20062010

Nguồn: Số liệu thống kê – phòng Thống kê huyện Vĩnh Cửu

Giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 1994) tăng từ 1.527 tỷ
đồng năm 2000, đến năm 2005 đạt 2.230 tỷ đồng và ước thực hiện năm 2010 đạt
3.132 tỷ đồng. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, giá trị sản xuất
trong khu vực quốc doanh gần như ổn định, giá trị sản xuất ngoài quốc doanh
tăng khá nhanh nhưng chiếm tỷ trọng không cao (từ 62 tỷ đồng năm 2000 lên 135
tỷ đồng năm 2005 và 522 tỷ đồng năm 2010). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
vừa tăng nhanh vừa chiếm tỉ trọng ngày càng cao, từ 331 tỷ đồng năm 2000 lên
1.000 tỷ đồng năm 2005 và 1.470 tỷ đồng năm 2010, tỷ trọng tương ứng năm
2000 là 21,7%, năm 2005 là 44,8% và 46,9% năm 2010.
Hiện nay trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Thạnh Phú, cụm công
nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân và cụm công nghiệp Trị An đang hoạt động, trong
đó khu công nghiệp Thạnh Phú hiện có 9 doanh nghiệp đang hoạt động, cụm công
nghiệp Thạnh Phú - Thiện Tân có 35 doanh nghiệp đang hoạt động (đạt tỷ lệ lấp
đầy 100%) và cụm công nghiệp Trị An hiện đang hoàn tất các thủ tục để đi vào
hoạt động giai đoạn 1.
Các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã giải quyết được việc làm cho
nhiều lao động tại địa phương, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của
huyện phát triển.
Ngoài ra trong giai đoạn 2001 - 2010 số lượng các cơ sở sản xuất trên địa
bàn huyện cũng có sự phát triển đáng kể, đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2005 (từ
Báo cáo thuyết minh

Trang - 14 -



UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

332 cơ sở năm 2000 lên 532 cơ sở năm 2005); giai đoạn 2006 - 2010 tăng chậm.
Tính đến nay, huyện có 676 cơ sở sản xuất đang hoạt động, gồm: doanh nghiệp
nhà nước 03 cơ sở; 02 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 01 cơ sở
liên doanh; 68 công ty, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 602 cơ sở hộ cá thể.
Nhìn chung, so với các huyện khác trong tỉnh như: Biên Hòa, Long Thành,
Nhơn Trạch, Trảng Bom… tình hình thu hút đầu tư trong những năm qua ở Vĩnh
Cửu không cao. Nguyên nhân do hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp chưa
được đầu tư nhiều và yêu cầu cao về bảo vệ môi trường đối với địa bàn huyện
(giữ vai trò bảo vệ nguồn nước) nên số lượng cơ sở công nghiệp tăng chậm, đặc
biệt là số lượng doanh nghiệp FDI trên địa bàn huyện rất khiêm tốn.
Công nghiệp của huyện tập trung vào 8 nhóm chính: điện - nước, dệt may giày dép, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến nông sản thực phẩm,
cơ khí, hóa chất, giấy - sản phẩm từ giấy. Trong đó công nghiệp điện nước chiếm
đến 42,86% giá trị sản xuất toàn ngành, dệt may - giày dép chiếm 40,48%, các
lĩnh vực còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công
nghiệp.
Bên cạnh ngành công nghiệp điện - nước đã khẳng định vị thế chủ lực thì
trong những năm qua cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp của huyện có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, các lĩnh vực có lợi thế, có triển vọng đều phát
triển mạnh như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may - giày dép, chế biến gỗ, cơ
khí. Tuy nhiên trong phát triển cần chú trọng hơn về quản lý, tổ chức đặc biệt là
ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng để nâng cao hiệu quả và bảo vệ cơ
sở hạ tầng, môi trường, hạn chế tai nạn giao thông,…
2.2. Khu vực kinh tế dịch vụ
Ngành Thương mại - Dịch vụ đã có bước chuyển biến mạnh, tốc độ tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 3,75%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt
21,81%/năm, tăng gấp 3 lần tốc độ tăng của nền kinh tế (7,05%) tạo thêm việc
làm cho hơn 7,5 ngàn lao động. Các ngành dịch vụ quan trọng như: Vận tải, bưu
chính viễn thông, tài chính - tín dụng, thương mại đều phát triển với tốc độ cao.
Số đơn vị kinh doanh thương mại - dịch vụ tăng từ 1.677 đơn vị năm 2000 lên
3.648 đơn vị năm 2005 và khoảng 4.163 đơn vị năm 2010 (năm 2010 tăng gấp 2,4
lần năm 2000), bao gồm 75 doanh nghiệp và 4.088 hộ cá thể, toàn bộ là ngoài
quốc doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 391 tỷ đồng, gấp 4,5 lần
năm 2000, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 24,83%, nhưng chiếm
chưa đến 1% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ toàn tỉnh.
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh hơn đã tác động tích cực đến thúc đẩy
phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, đồng thời gia tăng đóng góp vào tốc
độ tăng trưởng chung và giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung toàn huyện. (cơ
cấu ngành dịch vụ đã tăng từ 9% năm 2000 lên 16% vào năm 2010). Tuy nhiên,
tiềm năng phát triển ngành dịch vụ còn khá lớn, đặc biệt là khi công nghiệp phát
triển sẽ kéo theo hàng loạt các nhu cầu về dịch vụ để phục vụ đời sống công nhân,
phục vụ sản xuất và phục vụ cho nhu cầu của người dân tại chỗ,…
Mạng lưới kinh doanh trên địa bàn huyện được phát triển khá tốt, trong đó:
Báo cáo thuyết minh

Trang - 15 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

+ Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại: huyện hiện có 01 trung tâm thương
mại (tại xã Thạnh Phú); 05 chợ thuộc địa bàn: thị trấn Vĩnh An, Vĩnh Tân, Tân
Bình, Phú Lý và Thạnh Phú bán lẻ đủ các mặt hàng, đáp ứng được các nhu cầu

thiết yếu của nhân dân.
+ Mạng lưới kinh doanh xăng dầu: có 21 điểm nhưng được phân bố không
đều tại các địa phương. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục quy hoạch thêm một số
điểm kinh doanh xăng dầu mới nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân trong vùng.
+ Mạng lưới các điểm giết mổ tập trung: hiện có 66 điểm kinh doanh giết
mổ, trong đó đã được cấp phép kinh doanh có thời hạn là 20 điểm trong đó: thị
trấn Vĩnh An 6 điểm, Thạnh Phú 4 điểm, Vĩnh Tân 4 điểm, Bình Hòa 3 điểm, Tân
An 2 điểm, Tân Bình 1 điểm. Nhìn chung các điểm giết mổ tập trung trên địa bàn
huyện nhiều nhưng quy mô còn nhỏ và chưa được đầu tư tương xứng.
+ Mạng lưới cửa hàng cung ứng vật tư trong nông nghiệp: đã được xã hội
hóa, đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất trên địa
bàn.
Đối với phát triển du lịch: hiện nay ngành du lịch của huyện đang từng bước
phát triển thu hút được nhiều khách tham quan với các loại hình du lịch như: du
lịch sinh thái (Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai, làng bưởi Tân
Triều, điểm du lịch sinh thái Cao Minh…), du lịch về nguồn (điểm di tích Trung
ương Cục miền Nam, khu ủy Miền Đông - Chiến khu D), du lịch dã ngoại, tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch hành hương, du lịch làng nghề,… nhưng chưa
được đầu tư phát triển nên kết quả hoạt động của ngành còn rất thấp.
2.3. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ngành nông - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm do khả năng
mở rộng đất sản xuất nông nghiệp còn có những yếu tố hạn chế; giai đoạn 2001 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 2,86%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt mức tăng
trưởng 4,02%/năm (cả thời kỳ đạt 3,35%). Cơ cấu kinh tế của ngành năm 2000 là
11%, năm 2005 đạt 11% và ước thực hiện năm 2010 đạt 10%. Tuy nhiên giá trị
sản xuất của ngành vẫn tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, bình
quân tăng trưởng theo giá cố định đạt 5,37%/năm (trong đó nông nghiệp tăng
5,4%/năm, thủy sản tăng 12,92%/năm); bình quân tăng trưởng theo giá hiện hành
đạt 14,56%/năm (trong đó nông nghiệp tăng 14,63%/năm, thủy sản tăng
20,34%/năm), giá trị sản xuất được thể hiện cụ thể như sau:
BẢNG 04: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Phân ra các năm

Chỉ tiêu các ngành

Đơn vị

1. Giá trị SX NN (giá 1994)

Tr.đ

235.580 255.042 267.866 287.117 299.122 306.000

5,37

"

228.272 245.595 259.534 277.117 290.122 297.000

5,40

Chia ra: Trồng trọt

"

159.837 164.252 190.341 210.886 199.718 219.000

6,50

Chăn nuôi


"

Dịch vụ

"

+ Nông nghiệp

Báo cáo thuyết minh

2005

2006

2007

2008

60.690 73.936 61.961 60.308
7.744

7.407

7.232

5.923

2009

2010


Tăng

84.070 70.000
6.334

8.000
Trang - 16 -

2,90
0,65


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

+ Lâm nghiệp

"

3.495

5.599

3.702

4.000

2.200


2.000

-10,56

+ Thủy sản

"

3.813

3.848

4.630

6.000

6.800

7.000

12,92

Tr.đ

386.170 442.382 527.894 647.580 725.623 762.041

14,56

"


373.353 425.637 509.079 622.655 702.553 738.880

14,63

Chia ra: Trồng trọt

"

249.880 271.321 330.698 432.763 466.940 486.267

14,24

Chăn nuôi

"

114.193 143.907 165.733 173.862 221.186 236.383

15,66

Dịch vụ

"

9.280 10.409 12.648 16.030

+ Lâm nghiệp

"


5.399

9.262

+ Thủy sản

"

7.418

7.483 12.384 16.048

2. Giá trị SX NN (giá hh)
+ Nông nghiệp

6.431

8.877

14.427 16.230
4.882

11,83

4.438

-3,84

18.188 18.723


20,34

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Cửu

a. Sản xuất nông nghiệp: nông nghiệp của huyện phát triển khá toàn diện
cả trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Giai đoạn 2001 - 2005 giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng 4,92%, trong đó trồng trọt tăng 3,85%, chăn nuôi tăng
7,79% và dịch vụ tăng 0,5%; đến giai đoạn 2006 - 2010 tăng với tốc độ 5,4%, cao
hơn bình quân của tỉnh, trong đó trồng trọt tăng 6,5%, chăn nuôi tăng 2,9% và
dịch vụ tăng 0,65%.
- Trồng trọt: giá trị sản xuất ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
sản xuất nông nghiệp và tăng đều qua các năm. Năm 2005 đạt 228.272 triệu đồng,
năm 2010 đạt 297.00 triệu đồng (tính theo giá cố định), bình quân tăng
6,24%/năm, tỷ trọng năm 2005 chiếm 70,9%, năm 2010 chiếm 73,73%.
Đối với cây hàng năm đã định hướng được các cây trồng chủ yếu là cây lúa,
bắp, khoai mỳ. Năm 2010, diện tích gieo trồng đạt 14.205 ha, trong đó lúa 7.650
ha, bắp 2.860 ha, mía 720 ha, khoai mì 1.940 ha. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến, đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất
nên năng suất không ngừng được nâng cao, năng suất lúa tăng từ 4,1 tấn năm
2005 lên 4,85 tấn năm 2010; bắp từ 3,7 tấn lên 5,4 tấn; khoai mỳ từ 18,5 tấn lên
19 tấn. Sản lượng lúa cả năm 2010 đạt 37.103 tấn, bắp 15.444 tấn, mía 34.848
tấn, khoai mì 36.860 tấn.
Đối với cây lâu năm được xác định cây chủ yếu gồm cây bưởi, điều, xoài.
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được tập trung chỉ đạo theo định hướng.
Năm 2010 diện tích các loại cây lâu năm hiện có như sau: điều 2.730 ha, xoài
1.800 ha, bưởi 789 ha, cao su 500 ha; các loại cây khác khoảng 681 ha ha. Năng
suất và sản lượng tăng đều hàng năm, năm 2010 đạt: điều 2.168 tấn, xoài 11.250
tấn, bưởi 8.540 tấn. Riêng đối với cây bưởi được huyện xác định là một trong 2
loại cây chủ lực trên địa bàn, diện tích hiện có 789 ha (năm 2005 là 650 ha). Dự

kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển thêm diện tích trồng bưởi tại 03 xã:
Tân An, Tân Bình, Bình Lợi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi còn chậm và chủ yếu là
mang tính tự phát, chạy theo hiệu quả kinh tế trước mắt mà không đầu tư lâu dài.
Nguyên nhân do giá cả vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp trong những
năm gần đây không ngừng tăng trong khi giá cả đầu ra không ổn định, tiêu thụ
nông sản còn gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo thuyết minh

Trang - 17 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

- Chăn nuôi: giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng dần theo chiều hướng tốt
hỗ trợ cho ngành trồng trọt một cách tích cực. Năm 2005 đạt 60.690 triệu đồng,
đến năm 2010 đạt 70.000 triệu đồng (tính theo giá cố định 1994), bình quân tăng
2,9%/năm. Tỷ trọng năm 2005 chiếm 26,59%, năm 2010 chiếm 23,57%. Ngành
chăn nuôi đã có sự chuyển dịch từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình
sang mô hình chăn nuôi trang trại. Toàn huyện hiện có 117 trang trại chăn nuôi,
lĩnh vực chăn nuôi gồm: đàn heo từ 68.134 con năm 2005 tăng lên 80.000 con
năm 2010; đàn gia cầm từ 287.144 con năm 2005 tăng lên 500.000 con năm 2010,
trong đó đàn gà chiếm trên 90% (nếu không bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm
đàn gà có khả năng phát triển nhiều hơn nữa); riêng đàn trâu, bò, có xu thế giảm,
do mặt bằng chăn thả ngày càng bị thu hẹp, thời gian nuôi lâu,… đàn trâu giảm từ
1.050 con năm 2005 xuống còn 800 con năm 2010, đàn bò ổn định khoảng 7.500
con, đàn dê từ 2.880 con xuống còn 2.345 con.
Hiện nay chăn nuôi vẫn đang phát triển theo kiểu tự phát, nhiều hộ gia đình,
trang trại nuôi trong các khu dân cư nên không đảm bảo cự ly khoảng cách và các

tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Đặc biệt các trang trại tập trung nhiều ở
các xã phía Nam (Thiện Tân, Thạnh Phú), nơi có mật độ dân số đông và được
định hướng phát triển đô thị, công nghiệp. Do vậy, trong thời gian tới để đảm bảo
môi trường sinh thái trong các khu dân cư cần phải di dời các trang trại nhỏ lẻ vào
vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đã được quy hoạch.
- Dịch vụ nông nghiệp: hoạt động dịch vụ nông nghiệp như cung ứng vật tư,
giống mới, khuyến nông, bảo vệ thực vật, tín dụng nông nghiệp cũng được chú
trọng và đầu tư phát triển theo chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Năm 2010 giá trị sản xuất của hoạt động dịch vụ nông nghiệp 8 tỷ đồng (tính theo
giá 1994), chiếm 2,69% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
b. Sản xuất lâm nghiệp: hầu hết diện tích rừng của Vĩnh Cửu trước đây là
rừng phòng hộ xung yếu, nay chuyển chức năng sang rừng đặc dụng thuộc Khu
Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai. Nhiệm vụ chính của ngành lâm
nghiệp trên địa bàn huyện là giữ gìn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái,
đồng thời trồng rừng trên lâm phần còn là đất trống và chăm sóc rừng trồng.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khoảng 5.541 ha đất rừng sản xuất do dân và các
tổ chức kinh tế khác quản lý sử dụng, hàng năm khai thác khoảng 3.500 4.000m3 gỗ (chủ yếu là gỗ tràm bông vàng), cung ứng nguyên liệu cho các công
ty sản xuất giấy trên địa bàn của huyện, tỉnh và tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ
dân trồng rừng. Tạo ra giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 đạt khoảng 2 tỷ đồng
(tính theo giá 1994).
c. Thủy sản: giá trị sản xuất thủy sản tăng đều qua các năm và chiếm một
phần trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngoài khai thác nguồn lợi tự nhiên từ diện
tích mặt nước hồ rộng lớn, nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện cũng được
chú trọng. Năm 2010 toàn huyện có 800 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng 720
tấn, nhưng năng suất còn thấp, khoảng 0,9 tấn/ha. Về phát triển làng cá bè trên hồ
Trị An, số lượng bè giảm từ 300 bè năm 2005 xuống còn 141 bè năm 2010, tập
Báo cáo thuyết minh

Trang - 18 -



UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

trung ở thị trấn Vĩnh An, Mã Đà, Phú Lý, năng suất từ 5 - 6 tấn/bè. Tuy nhiên để
đảm bảo môi trường nước hồ Trị An, không nên phát triển mạnh số lượng bè mà
chỉ tập trung ổn định với số lượng hiện hữu.
Nhìn chung, ngành sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực
theo hướng giảm dần diện tích gieo trồng cây hàng năm và tăng dần diện tích cây
lâu năm đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đồng thời trên địa bàn
huyện cũng đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất như: bưởi Tân Triều,
mía Bình lợi, bắp và bông vải Vĩnh Tân. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp
có xu hướng giảm dần do chuyển qua các loại đất phi nông nghiệp để đáp ứng các
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trước những biến động tất yếu này, để cho
ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa cũng như
đảm bảo an toàn lương thực, huyện đã có chủ trương cho triển khai dự án chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và mang lại giá
trị cao cho ngành nông nghiệp. Bằng các biện pháp tích cực thực hiện các chương
trình, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn như đưa các giống mới, năng
suất cao, chất lượng tốt, cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, đầu tư
các công trình thủy lợi nên sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển khá toàn
diện và tăng trưởng nhanh.
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu của phòng Thống kê, ước thực hiện đến năm 2010 dân số của
huyện có 129.141 người, trong đó có 106.060 nhân khẩu sống ở nông thôn, chiếm
82,13% tổng dân số và 23.081 nhân khẩu sống ở đô thị chiếm 17,87% tổng dân
số. Tổng số hộ là 32.987 hộ, bình quân khoảng 4 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số
1,53% (tăng tự nhiên 1,12%). Mật độ dân số trung bình 118 người/km 2 (khu vực
đô thị 701 người/km2, khu vực nông thôn 100 người/km2). Nếu trừ diện tích đất

của khu bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai và diện tích hồ Trị An thì mật
độ dân số của huyện là 431 người/km 2, tương đương với mật độ dân số chung
toàn tỉnh.
Về lao động có 85.891 người trong độ tuổi chiếm 66% tổng dân số, trong đó
lao động làm việc tại các ngành kinh tế là 66.878 người, chiếm 78% lao động
trong độ tuổi, còn lại lao động chưa có việc làm, học sinh chiếm 22%. Trong 05
năm qua toàn huyện đã giải quyết việc làm cho trên 18.500 lao động, trong đó có
việc làm mới trên 10.000 lao động và có việc làm tăng thêm tại chỗ trên 8.500 lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị từ 3% (năm 2005) xuống còn 2,7%
(năm 2010), tăng tỷ lệ sử dụng lao động khu vực nông thôn từ 84% (2005) lên
89% (năm 2010).
BẢNG 05: DIỄN BIẾN DÂN SỐ QUA CÁC NĂM

Người

Năm
2005
108.995

Năm
2006
110.577

Năm
2007
113.338

+ Thành thị

"


21.305

22.699

23.355

23.761

+ Nông thôn

"

87.690

87.878

89.983

92.618 103.426 106.060

Chỉ tiêu
1. Dân số trung bình

Báo cáo thuyết minh

ĐVT

Năm
Năm

Ước
2008
2009
2010
116.439 126.104 129.141
22.678

23.081

Trang - 19 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

2. Hộ gia đình
3. Số người trong độ tuổi

3. Tỷ lệ phát triển dân số

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Hộ

24.061

24.572

25.758

27.723


32.629

32.987

Người

56.385

68.491

71.289

73.426

83.218

85.891

1,29

1,26

1,19

1,16

1,12

1,12


%

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Cửu

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo giá thực tế): năm 2000 là 13,45
triệu đồng, năm 2005 là 16,94 triệu đồng và đạt khoảng 22,1 triệu đồng vào năm
2010. Tuy nhiên GDP tính theo đầu người trong phạm vi huyện quản lý còn ở
mức rất thấp (8,48 triệu đồng năm 2010). Vì vậy, giải quyết công ăn việc làm gắn
liền với nâng cao thu nhập, nhất là thu nhập cho lao động nông nghiệp (hiện vẫn
còn chiếm số đông trong lao động xã hội toàn huyện) là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nhìn chung, huyện Vĩnh Cửu có nguồn lao động khá dồi dào, nhưng trình độ
chưa cao, tình trạng thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần được quan
tâm giải quyết. Trong quá trình chuyển đổi kinh tế, khi ngành thương mại - dịch
vụ và công nghiệp phát triển thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ và tay
nghề của lực lượng lao động phải được đầu tư cao mới có thể đáp ứng được yêu
cầu trong trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Thị trấn Vĩnh An là một đô thị loại VI, những năm qua được sự quan tâm
đầu tư của tỉnh và của huyện, một số công trình công cộng, kết cấu hạ tầng được
xây dựng khang trang, sạch đẹp đang thực sự trở thành một trung tâm văn hóa,
chính trị - thương mại - dịch vụ của huyện. Mật độ dân số trung bình của thị trấn
đạt 701 người/km2 nhưng phân bố không đều, tập trung tại khu vực trung tâm,
gần các tuyến đường giao thông chính,.... Các khu dân cư này được hình thành từ
lâu đời nên sẽ gặp khó khăn trong quá trình cải tạo xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng, chỉnh trang đô thị. Đời sống của dân cư trong những năm gần đây được cải
thiện, thu nhập kinh tế hộ ổn định và ngày một nâng lên. Ngoài kinh doanh buôn
bán tại trong chợ Vĩnh An và khu trung tâm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,... làm

công nhân và tham gia sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù thị trấn Vĩnh An đã và đang đổi mới và phát triển về mọi mặt nhưng
vẫn mang dáng dấp của nông thôn; mức độ đầu tư kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ
và còn thiếu; đặc biệt là giao thông đô thị, tỷ lệ nhựa hóa còn chưa cao, phần lớn
là đường cấp phối hoặc đường đất, làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại, lưu thông
và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về công nghiệp và dịch vụ
tại một số khu vực, trên địa bàn huyện đã và đang hình thành các khu dân cư phát
triển với mật độ cao, có hệ thống hạ tầng hoàn thiện theo kiểu đô thị (như Thạnh
Phú, Tân Bình,...). Sự phát triển của các khu dân cư và cơ sở sở hạ tầng tại các
khu vực trên là cơ sở, nền tảng để hình thành các khu đô thị mới trong tương lai.
4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Báo cáo thuyết minh

Trang - 20 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

Vĩnh Cửu có 11 xã thuộc khu vực nông thôn với diện tích 3.104,59 ha,
chiếm 2,83% diện tích tự nhiên, bình quân đất ở nông thôn đạt 297 m 2/người. Đặc
điểm chủ yếu của khu dân cư nông thôn là phân bố dọc theo các tuyến đường trục
chính và gần các khu công nghiệp tập trung để thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất,
sinh hoạt,... Đời sống của dân cư khu vực nông thôn trong những năm gần đây
được cải thiện đáng kể so với năm 2000, đến nay có trên 75% số hộ có mức trung
bình khá trở lên. Thu nhập kinh tế hộ được ổn định và ngày một nâng lên. Ngoài
sản xuất nông nghiệp hoặc làm công nhân tại trong các khu công nghiệp các hộ ở

khu vực nông thôn còn có các nghề khác như kinh doanh buôn bán, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp,... góp phần ổn định đời sống nhân dân.
Nhìn chung các khu vực dân cư nông thôn đến nay đã được quan tâm đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách
giữa đô thị và nông thôn, giữa huyện với các địa phương khác trong tỉnh và trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên trên địa bàn huyện cũng còn một số
nới cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông nông thôn còn hạn chế, tỷ lệ nhựa hóa
còn thấp, phần lớn là đường cấp phối hoặc đường đất, làm ảnh hưởng nhiều đến
nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
5. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
5.1. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu tương đối thuận lợi về
vận tải giao lưu hàng hóa cũng như đi lại, kể cả giao thông đường bộ và giao
thông đường thủy.
- Giao thông đường bộ: toàn huyện có 6 đoạn tuyến đường tỉnh với tổng
chiều dài 101 km, 24 tuyến đường huyện (147 km), 234 tuyến đường xã (362
km), 36 tuyến đường đô thị (45 km) và 2 đường chuyên dùng với 18 km. Trong
đó một số tuyến đường huyết mạch như: Tỉnh lộ 768 với chiều dài khoảng 40 km
dọc theo sông Đồng Nai, nối từ trung tâm thị trấn Vĩnh An qua các khu và cụm
công nghiệp, khu du lịch Bửu Long vào thành phố Biên Hòa; Tỉnh lộ 767 đoạn
qua huyện dài khoảng 10 km, nối từ trung tâm thị trấn Vĩnh An qua khu công
nghiệp Sông Mây và Quốc lộ 1; Tỉnh lộ 761 đi Mã Đà - Chiến khu Đ; Tỉnh lộ
762 đi Sóc Lu nối vào Quốc lộ 20; Tỉnh lộ 323; đường Đồng Khởi qua khu công
nghiệp Thạnh Phú vào thành phố Biên Hòa,... Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường
như, đường Thiện Tân, Hương lộ 6, Hương lộ 7, Hương lộ 9, Hương lộ 15,... và
hệ thống các đường liên xã, liên khu, liên ấp tạo điều kiện thuận tiện cho nhu cầu
đi lại của người dân. Tuy nhiên tỷ lệ nhựa hóa và cấp phối của các tuyến đường
này chưa nhiều. Trong những năm gần đây, tuy đã được quan tâm đầu tư từ tỉnh,
huyện và sự đóng góp của nhân dân địa phương để mở rộng, nâng cấp, nhựa hóa,
bê tông hóa, nhưng do mật độ phương tiện giao thông khá dày, khối lượng vận

chuyển hàng hóa tương đối lớn, đặc biệt là vận chuyển đất đá khai thác nên
mạng lưới đường bộ của huyện xuống cấp khá nhanh, ngoại trừ một số tuyến mới
được đầu tư trong vài năm gần đây phần lớn các tuyến đường chính đều bị xuống
cấp.
- Giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai và trên hồ Trị An đã giải quyết
nhu cầu du lịch giải trí và vận chuyển hoàng hóa của nhân dân. Đến nay đã hình
Báo cáo thuyết minh

Trang - 21 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

thành bến thủy nội địa của các đơn vị như: công ty Xi măng Hà Tiên 2, công ty
Đồng Tân, công ty TNHH 1 Thành viên Xây dựng và sản xuất Vật liệu Biên
Hòa,...; các bến đò vận chuyển hành khách và hàng hóa qua sông như: Trị An,
Đại An, Tân An, Bình Lợi, Tân Triều,... Bên cạnh đó hệ thống Sông Đồng Nai từ
hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh - Thị Vải đi ra
biển, đây là tuyến đường thủy quan trọng tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận
tải hàng hoá trên địa bàn tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhìn chung, giao thông của huyện trong những năm qua tuy đã được quan
tâm phát triển đáp ứng phần nào được nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.
Tuy nhiên, chất lượng cũng như bề rộng các tuyến đường, các công trình cầu
cống chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; việc quản lý sử dụng còn
nhiều bất cập nên đường nhanh xuống cấp và gây ô nhiễm môi trường; cơ sở vật
chất giao thông vận tải còn hạn chế; tỷ lệ đường cấp phối còn nhiều; giao thông
đường thủy còn trong tình trạng tự phát, thô sơ,… Đây là những vấn đề cần phải
được quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

5.2. Thủy lợi
Huyện có nguồn nước mặt dồi dào nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào
trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Hiện nay trên địa bàn huyện có 14 trạm
bơm; 02 hồ chứa nước (hồ Mo Nang thuộc xã Tân An và hồ Sông Mây thuộc xã
Tân An và Thiện Tân); 03 đập dâng (đập Ông Hường, Thạnh Phú, Bến Xúc) tưới
cho khoảng 250 ha cùng với hệ thống kênh mương do Công ty Khai thác Công
trình Thủy lợi quản lý với chiều dài 32,87 km phần lớn đã được kiên cố hóa
(kiên cố hóa 25,25 km, kênh đất 7,62 km) phục vụ tưới cho khoảng 2.625 ha lúa
và 2.355 ha màu cả năm. Các công trình này đã đáp ứng tương đối khá cho nhu
cầu sản xuất, phục vụ tưới cho cây trồng và cho việc cải tạo đất. Tuy nhiên, một
số công trình hiện đã xuống cấp nên khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy trong giai đoạn đầu của
kỳ quy hoạch cần ưu tiên tập trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới
hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhân dân.
5.3. Hệ thống cấp, thoát nước
a. Hệ thống cấp nước: thực hiện chương trình nước sạch, đến nay huyện
Vĩnh Cửu đã được nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy nước Vĩnh An và 03 giếng
nước ngầm trên địa bàn thị trấn Vĩnh An công suất 3.000 m3/ngày đêm, cung cấp
nước sinh hoạt, sản xuất cho các cơ quan, đơn vị và các hộ dân; nhà máy nước
Thiện Tân với công suất 100.000 m3/ngày đêm, đưa nước về phục vụ cho các khu
công nghiệp trong tỉnh. Về chương trình nước sạch nông thôn, tại xã Phú Lý có
một hệ thống cấp nước với công suất 30 m 3/ngày cung cấp cho 100 hộ dân. Đến
nay số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh toàn huyện đạt 95%, tăng 11% so với năm
2000 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh (93%).
Tuy nhiên hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện còn nhiều hạn
chế, nhất vào mùa khô một số khu vực còn thiếu nước sinh hoạt, việc sử dụng
nước sinh hoạt của người dân vẫn theo hình thức tự phát, truyền thống thông qua
việc khai thác nước dưới đất bằng giếng khoan hoặc giếng đào để sử dụng.

Báo cáo thuyết minh


Trang - 22 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

b. Hệ thống thoát nước: đến nay huyện chưa xây dựng được hệ thống
thoát nước trong các khu dân cư, chưa có nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
theo quy định.
- Đối với các khu dân cư: hiện nay nước thải từ các khu dân cư chưa được
tập trung xử lý mà các hộ dân, các cơ sở sản xuất, bệnh viện,... đang trực tiếp xả
thẳng xuống các cống rãnh đổ ra các suối rồi ra sông Đồng Nai. Tuy lượng nước
thải chưa lớn nhưng mức độ ô nhiễm đã ảnh hưởng và tác động đến môi trường
sinh thái. Bên cạnh đó nguồn nước thải từ các trang trại chăn nuôi phần lớn cũng
chưa được xử lý do phát triển trang trại chăn nuôi tự phát, riêng lẻ và ý thức bảo
vệ môi trường của một số chủ trang trại chưa cao.
- Đối với các khu, cụm công nghiệp: nước thải từ các khu, cụm công nghiệp
tuy đã được các chủ doanh nghiệp xử lý tại các cơ sở sản xuất, nhưng để đảm
bảo yêu cầu về môi trường cũng cần thiết phải có trạm xử lý nước thải tập trung
cho từng khu, cụm.
5.4. Hệ thống cấp điện
Huyện Vĩnh Cửu được cấp điện từ trạm 110/22 kV - 40 MA Thạnh Phú,
nhận điện từ trạm 220 kV Trị An qua đường dây Trị An - Thạnh Phú; trạm tăng áp
Hiếu Liêm, được cấp điện bởi đường dây 6 kV lộ kép lấy từ nhà máy thủy điện
Trị An. Mạng lưới điện cơ bản phủ kín các khu dân cư và các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn huyện. Theo số liệu ngành điện, hiện toàn huyện có 363 km
đường dây trung thế (phần lớn là điện 03 pha), 334 km đường dây hạ thế, 589
trạm biến áp với dung lượng 130.500 KVA cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và

sản xuất. Trong đó cung cấp cho ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 70%, nông
nghiệp - thủy lợi chiếm 3,6%, dịch vụ - thương mại 0,3% và sinh hoạt dân cư
chiếm 24,4% dung lượng.
Nhìn chung, mạng lưới điện trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất. Đến năm 2010 tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện đạt 99%, trong
đó sử dụng điện trực tiếp đạt 95%. Số hộ còn lại không có điện do nằm trong khu
dân cư trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa, thuộc diện phải di dời, mặc
khác khoảng cách từ khu ở đến các đường điện quá xa.
5.5. Bưu chính - viễn thông
Hệ thống thông tin bưu điện đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thông
tin liên lạc, bưu chính, báo chí, ... Đến nay các khối cơ quan và trung tâm huyện,
hệ thống cấp xã cũng đã đạt 12/12 xã, thị trấn có điện thoại để bàn tại văn phòng
làm việc, phục vụ thông tin liên lạc nhanh chóng đáp ứng kịp thời công tác lãnh
đạo và chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh đến huyện và xã. Ngoài ra ở các khu dân cư,
cũng đã phát triển mạnh mạng lưới điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu
thông tin liên lạc và giao dịch sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, toàn huyện có hệ thống điện thoại tự động ở trung tâm huyện lỵ và
toàn huyện. Bưu điện đã lắp đặt một tổng đài điện tử Linca UT 960 số và một
tổng đài điện tử Starex-IMS 384 số tại bưu điện Thạnh Phú; nâng tổng số thuê
bao Internet trên 1.100 thuê bao. Đồng thời trên địa bàn còn có các trạm tiếp
sóng, đã phủ sóng trên toàn bộ các xã trong huyện.
Báo cáo thuyết minh

Trang - 23 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015


5.6. Cơ sở văn hóa
Các cơ sở văn hóa của huyện đã được đầu tư nhưng chưa hoàn thiện. Năm
2010 có 9/12 xã có bưu điện văn hóa, 6/12 xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thể
thao huyện, các trung tâm văn hóa thể thao học tập công đồng (Phú Lý, Tân An,
Tân Bình, Thiện Tân, Bình Lợi, Hiếu Liêm). Ngoài ra còn có khu vui chơi thiếu
nhi tại Thạnh Phú cũng góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của
nhân dân. Trong thời gian tới các cơ sở văn hóa tại các xã thuộc huyện cần được
đầu tư xây dựng đặc biệt là các xã còn thiếu.
Hoạt động văn hóa - văn nghệ ở địa phương được tổ chức chu đáo với nhiều
loại hình phong phú, đa dạng. Thực hiện tốt các chương trình thông tin cổ động
để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Các phong trào
quần chúng như thanh niên, nông dân tập thể, cựu chiến binh, nông dân sản xuất
giỏi, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng và phong trào ”Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa. Đồng thời từng bước mở rộng sinh hoạt văn hóa văn nghệ đến các tổ
công nhân nhà trọ, mô hình “CLB gia đình văn hóa tiêu biểu”, “làng vui chơi,
làng ca hát” được tiếp tục duy trì. Nhiều năm qua, công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội được tăng cường, đẩy lùi được
các tệ nạn xã hội góp phần giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh.
5.7. Cơ sở y tế
Hoạt động y tế, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người dân có nhiều chuyển
biến tích cực, tổng số cơ sở y tế hiện có là 17 cơ sở gồm: 02 bệnh viện đa khoa,
01 phòng khám khu vực và 01 trung tâm y tế, 01 trung tâm dân số - kế hoạch hóa
gia đình và 12 trạm y tế xã, thị trấn. Công tác xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân ngày càng đa dạng, toàn huyện hiện có 69 cơ sở y, dược tư
nhân. Tổng số giường bệnh tăng nhanh từ 110 giường năm 2005 lên 220 giường
năm 2010. Tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân là 17 giường; số cán bộ y tế là 220
người (trong đó bác sĩ 27 người); tỷ lệ cán bộ y tế trên 1 vạn dân là 17 người.
5.8. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Được sự quan tâm của tỉnh, sự nghiệp giáo dục được chú trọng và đạt được

nhiều tiến bộ vượt bậc, chất lượng giáo dục được duy trì và từng bước được nâng
lên, hiện ở mức khá trong tỉnh và mức cao trong mặt bằng cấp huyện ở Nam Bộ.
Số lượng học sinh đến lớp ngày một đông, cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước
được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Công tác đào tạo đội ngũ giáo viên được
chú trọng, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể:
- Cơ sở vật chất như trường lớp từng bước được kiên cố hóa (tỷ lệ phòng
kiên cố đạt 46,97% tổng số phòng học). Số trường học và phòng học được nâng
cấp và xây mới. Năm học 2009 - 2010 toàn huyện có 856 lớp học, 548 phòng học
thuộc 43 trường (15 trường mẫu giáo và 30 trường phổ thông), trong đó có 09
trường được công nhận trường chuẩn quốc gia, gồm: 03 trường mầm non (Họa
Mi, Tân Bình và Phong Lan), 04 trường tiểu học (Thạnh Phú, Tân Triều, Bình
Lợi, Thiện Tân) và 02 trường THCS (Võ Trường Toản, Lê Quý Đôn).

Báo cáo thuyết minh

Trang - 24 -


UBND huyện Vĩnh Cửu

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015

- Số lượng học sinh tăng nhanh, từ 22.422 em năm 1995 lên 26.669 em năm
2000; năm 2005 có 26.127 em và cơ bản đạt trạng thái bão hòa trong giai đoạn
2006 -2010 (năm 2010 khoảng 26.578 em). Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt và duy trì
mức tỷ lệ cao (98 - 99%); tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99%; huy động trẻ em
trong độ tuổi đến lớp 1 đạt 100%; số học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào bậc THCS
đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các bậc học: bậc Tiểu học đạt 98 - 99,8%,
bậc THCS đạt 97 - 98% và bậc THPT đạt 70 - 90%.
- Đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá hàng năm theo tiêu chuẩn của Bộ, tỷ lệ

chuẩn hóa giáo viên đạt 100%, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 61%. Số lượng giáo
viên năm 2005 là 1.156 giáo viên đến năm 2010 là 1.408 giáo viên. Tuy nhiên, số
lượng giáo viên vẫn còn thiếu so với yêu cầu dạy học ngày nay nhất là với các
môn học mới.
5.9. Cơ sở thể dục dục - thể thao
Cơ sở hoạt động thể dục thể thao cũng đã được huyện quan tâm nhưng còn
hạn chế, một số xã chưa có sân tập luyện thể dục thể thao như: Bình Hòa, Bình
Lợi, Vĩnh Tân. Chất lượng của các cơ sở thể dục thể thao mới dừng ở mức bố trí
đất cho các hoạt động thể dục thể thao, chưa có hoặc rất ít cơ sở thể dục thể thao
đầu tư chuyên sâu phục vụ việc tập luyện thể dục thể thao như: thể dục, thể
hình,... Trong thời gian tới, khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng lên thì nhu
cầu này không thể thiếu. Do vậy trong giai đoạn tới cần bố trí quy hoạch các khu
thể dục thể thao, trên cơ sở đó sẽ đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực thể thao đáp ứng
nhu cầu của nhân dân, xóa dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
5.10. Hệ thống chợ
Hiện trên địa bàn toàn huyện có 08 chợ có quy mô hoạt động lớn và thường
xuyên, phân bố tại thị trấn Vĩnh An, xã Vĩnh Tân, Tân An, Tân Bình, Phú Lý và
Thạnh Phú (03 chợ). Ngoài ra còn có một số điểm sinh hoạt chợ nhỏ lẻ, các điểm
này chủ yếu hoạt động lấn chiếm lòng, lề đường gây trở ngại cho giao thông và
các hoạt động khác. Trong thời gian tới cần phải di dời các điểm hoạt động nhỏ lẻ
này vào các chợ đã được quy hoạch, xây dựng; đồng thời bố trí hoặc mở rộng
thêm một số chợ để phục vụ tốt hơn nhu cầu cho người dân.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Thuận lợi:
- Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp với khu vực kinh tế phát triển
như: thành phố Biên Hòa, tỉnh Bình Dương và có các tuyến giao thông thủy bộ
quan trọng đã tạo cho huyện Vĩnh Cửu có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu từ phát
triển các ngành công nghiệp, dịch vụ - du lịch; phát huy các nguồn lực sẵn có để

đẩy mạnh nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao đời sống
của người dân, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng
Nai cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Báo cáo thuyết minh

Trang - 25 -


×