Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

BÁO cáo THUYẾT MINH kế HOẠCH sử DỤNG đất GIAI đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.74 KB, 51 trang )

BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
GIAI ĐOẠN 2011-2015
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây của Thành phố Hà Nội, là vùng bán sơ địa có toạ
độ địa lý từ: 20058’ 23” đến 21006’10” vĩ độ Bắc và 10027’ 54” đến 105038’22” kinh độ
Đông. Có vị trí nhu sau:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ;
Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quốc Oai;
Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây;
Phía Tây Nam và Nam giáp huyện Lương Sơn ( tỉnh Hòa Bình )
Trung tâm huyện nằm cách thị xã Sơn Tây 13 km, cách thị xã Hà Đông 28 km.
Trên địa bàn có quốc lộ 32 chay qua ở phía bắc, đường Hồ Chí Minh( quốc lộ 21 A cũ) ở
phía tây, đường Láng- Hòa Lạc ở phía nam, các tỉnh lộ 80,84 chạy xuyên qua huyện đã
tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triên kinh tế- xã hội của huyện và giao
lưu với bên ngoài.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng là khu vực
chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình
thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính là địa hình bán sơn địa,
đồi gò (bao gồm 11 xã phía Tây huyện, bên bờ phải sông Tích, chiến 64% diện tích toàn
huyện). Dạng địa hình đồng bằng (gồm 11 xã, thị trấn phía đông huyện, bên bờ trái sông
Tích chiếm 36% diện tích toàn huyện).


- Vùng đồi gò nằm ở bờ hữu sông Tích thuộc khu vực phía tây của huyện.Địa hình
trong vùng không đồng nhất, có những quả đồi thấp thoải nằm xen kẽ các dộc trũng, nơi
cao nhất có độ cao khoảng 16- 17m, nơi thấp nhất có khoảng4- 5m, độ cao trung bình 910m. Các xã ở phía nam như Cần Kiệm, Hạ Bằng,Đồng Trúc địa hình tương đối bằng
phẳng.


- Vùng đồng bằng nằm bên bờ tả sông Tích thuộc khu vực phía đông củahuyện, địa
hình nhìn chung bằng phẳng, độ cao chênh lệch không đáng kể.Riêng khu vực phía đông
nam có một số vùng trũng. Nơi cao nhất có độ cao11m ( ở Cẩm Yên ), nơi thấp nhấp có
độ cao 4- 5m. Độ cao trung bình toànvùng khoảng 6- 7m
Đặc điểm địa hình này cho phép Thạch Thất có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao
gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ.
1.1.3. Khí hậu thời tiết
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,80c, nhiệt độ tháng cao nhất ( tháng 7) là28,80c,
tháng thấp nhất ( tháng giêng) nhiệt độ là 15,90c, nhiệt độ cao tuyệt đốighi nhận được là
38,20c, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 8,30c.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.753mm, chủ yếu tập chung vàotháng 6, 7, 8 và
9 chiếm 75% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tháng cao nhấtlà 335,3mm ( vào tháng
8), lượng mưa tháng thấp nhất là 17,8mm (vào tháng 12).
Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 80- 85%, độ ẩm không khí tháng cao nhất
là 95% và độ ẩm không khí tháng thấp nhất là 65%.Số ngày nắng trong năm là 270 ngày,
số giờ nắng trung bình hàng năm là:1720 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện
thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.
Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió đông bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió đông nam
thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4- 5 và tháng 6 thỉnh thoảng
có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm huyện phải hứng
chịu những cơn lốc và gió bão nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp.


Nhưng với những đặc trưng khí hậu như vậy thì góp phần tạo nên hệ cây trồng
phong phú, đa dạng cho huyện.Sương muối hầu như không có, mưa đá rất ít khi xảy ra.
Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.
Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn
gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử
dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo
trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nước, phải
thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây úng
nội đồng ở những vùng trũng.
1.1.4. Thủy Văn
Huyện Thạch Thất có một hệ thống sông suối gồm:
- Sông Tích cắt ngang phần lãnh thổ huyện theo chiều từ bắc xuống nam chia đôi
huyện thành 2 vùng rõ rệt. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất
nông nghiệp của huyện. Sông Tích bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều
dài 16 km.
- Các suối phát nguyên từ vùng núi Lương Sơn Hòa Bình như suối Linh Khiêu,
Suối Quan, Suối Thắng. Các suối này ngắn, chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa, còn
mùa mưa lưu lượng rất nhỏ.

- Ngoài ra còn có hệ thống kênh thuỷ lợi cung cấp nước chủ động cho các vùng
của huyện như kênh Đồng Mô - Ngải Sơn, kênh Phù Sa (18km)... cùng với hệ thống các
hồ nhỏ và vừa tiêu biểu là hồ Tân Xã, các ao là nguồn dự trữ và tiêu thoát nước.
Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Thạch Thất dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước
hồi quy từ các lưu vực Đan Hoài, Đồng Mô. Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện
một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi


bồi ven sông này, trong tương lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để
phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.
Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu cho diện
tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của huyện.
1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên đất
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, huyện Thạch Thất bao gồm những loại đất
chính được thể hiện ở bảng 4.1 như sau:
Căn cứ vào kết quả điều tra thổ nhưỡng trên diện tích 13.184,55 ha (chưa tính đến

diện tích đất thổ cư, đất chuyên dùng và diện tích mặt nước), theo hệ thống phân loại Việt
Nam, đất của huyện Thạch Thất được chia thành bốn nhóm chính như sau:
- Nhóm đất phù sa không được bồi có diện tích 4867,07 ha chiếm 36,92% tổng diện
tích.
- Nhóm đất phù xa Gley có diện tích 506,94 ha, chiếm 3,85% tổng diện tích.
- Nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích 3117,57 ha, chiếm 23,65% tổng diện
tích.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 3545,39 ha, chiếm 26,43% tổng diện tích.


Bảng 1.1: Các loại đất chính của huyện Thạch Thất
STT

Loại đất

I

Nhóm đất phù sa

1

2

3

Đất phù sa được
bồi hàng năm
Đất phù sa không
được bồi


Đất phù sa gley



Diện tích

Tỷ lệ

hiệu
P

(ha)
6.205,97

(%)
47,07

Đặc điểm
Độ phì khá, thích hợp với trồng

Pb

150,82

1,14

các loại cây hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày
Độ phì khá cao do vậy thích hợp


Pk

4.867,07

36,92

với nhiều loại cây trồng như lúa và
cây hoa màu
Là loại đất chuyên lúa và phần lớn

Pg

506,94

3,85

được thâm canh cao nên có vị trí
quan trọng trong sản xuất lương
thực
Đất được hình thành trên sản

4

Đất phù sa có tầng
loang lổ đỏ vàng

Pf

681,14


5,17

phẩm phù sa trong điều kiện địa
hình cao thích hợp trồng các loại
cây hoa màu và cây ăn quả.

II

1

2

Nhóm đất đỏ
vàng
Đất đỏ vàng trên
đá phiến sét

Đất nâu vàng trên
phù sa cổ

F

3.454,39

26,43
Độ phì khá, lại ở dạng đồi cao,

Fs

281,20


2,13

tầng đất không dày nên sử dụng
cho lâm nghiệp
Dộ phì thấp, phân bố ở địa hình ít

Fp

3.117,57

23,65

dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu
và cây công nghiệp ngắn ngày: mía,
ngô, sắn, hoặc cây ăn quả
Là loại đất được hình thành trên

Đất đỏ vàng biến
3

đổi do trồng lúa
nước

nền đất feralit và trên các loại đá
Fl

85,62

0,65


mẹ khác nhau hoặc mẫu chất phù
sa cổ, được con người khai phá
thành ruộng để trồng lúa nước


Hình thành do sản phẩm bồi tụ từ
III

Nhóm đất thung
lũng

D

550,73

4,18

bên trên đồi đưa xuống, tầng đất
thường lẫn sỏi đá; nơi thấp thường
có gley

IV

Nhóm đất khác

2.973,46

22,32


( Nguồn: Phòng TNMT huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội)
Nhìn chung trên đây là các loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau
đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần
phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:
Nước mặt chủ yếu là từ sông, các ao hồ và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ
thống công trình thuỷ lợi như trạm bơm tưới phù sa lấy từ sông Hồng và hồ đồng Mô.
Nước mặt ở huyện chủ yếu do sông Tích cung cấp. Ngoài ra còn các suối phát nguyên từ
Lương Sơn - Hoà Bình như: Suối Linh Khiêu, suối Quan, suối Trắng
- Nguồn nước ngầm:
Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang
rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là
nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng.
Nên ở các xã vùng đồng bằng nhân dân phải dùng giếng đào sâu từ 10 - 15 m mới
có nước, thậm chí có nơi đến 20 m. Khoan thăm dò địa chất độ sâu 80 m ở Hoà Lạc mới
gặp tầng nước Về chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần vi hoá cho thấy:
Nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện hoá học vì hàm lượng sắt và chất hữu
cơ cao, nước bị nhiễm vi khuẩn Pecaleoli Form cần phải xử lý trước khi sử dụng.
Về chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần vi hoá cho thấy: Nước
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện hoá học vì hàm lượng sắt và chất hữu cơ
cao, nước bị nhiễm vi khuẩn Pecaleoli Form cần phải xử lý trước khi sử dụng.


1.2.3. Tài nguyên rừng
Huyện Thạch Thất không có rừng tự nhiên mà chỉ có rừng trồng với tổng diện tích
1.743,26 ha thuộc 8 xã vùng đồi gò ( chiếm 8,61% tổng diện tích tự nhiên), trong đó
Thạch Hoà có diện tích rừng lớn nhất là 1.047,17ha, Bình Yên có diện tích rừng là 153,36
ha. Đất rừng của huyện chủ yếu được trồng theo dự án PAM và rừng môi sinh.
Hiện nay phần lớn diện tích đất có rừng đã được chuyển giao cho các mục đích sang

xây dựng các dự án chuyên dùng như Khu công nghệ cao Hoà Lạc, ĐHQG Hà Nội, Khu
công nghiêp Bắc Phú Cát, và các Khu tái định cư ... Hiện nay chỉ còn 301,72 ha được
thống kê vào đất lâm nghiệp.
1.2.4. Tài nguyên nhân văn, con người
Thạch Thất là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta. Trong
những thời kỳ khác nhau, nhân dân huyện Thạch Thất dã có nhiều người tham gia vào
các cuộc đấu tranh. Về mặt khoa cử có số người học hành và đỗ đạt đến vài chục, nhiều
người giữ các trọng trách dưới các triều đại như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Thạch
Thất có 98 di tích lịch sử trong đó có 30 di tích được xếp hạng và tổ chức lễ hội hàng
năm như chua Tây Phương, chùa Thầy.... làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần
của nhân dân. Gắn liền với các di tích lịch sử phát triển của dân tộc qua hàng ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng với 6 làng nghề truyền thống khác, không chỉ là
nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống dân tộc đa dạng phong phú mà còn là tiềm
năng phát triển du lịch.
1.3. Cảnh quan môi trường
Do đặc điểm địa hình: đồng bằng xen lẫn đồi bát úp với độ dốc không lớn, có những
dòng sông, suối chảy uốn khúc và có những hồ, ao nằm rải rác đã tạo nên cho huyện
Thạch Thất một cảnh quan thiên nhiên đẹp. Sông tích uốn quanh từ Bắc xuống Nam, hồ
Tân Xã mênh mông nằm ngay trong vùng phát triển Công nghệ cao của huyện.
Trên địa bàn Láng – Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 32, 21, tỉnh lộ 80, 84...
thuận lợi cho sự phát triển nhưng mật độ xe cơ giới hoạt động ngày một tăng cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường. Các tuyến đường đang được thi công nâng cấp và mở


rộng, các cụm, điểm công nghiệp đang san lấp, ... tạo ra nhiều khói bụi làm cho không
khí bị ô nhiễm. Hoạt động làng nghề, các chợ dịch vụ ... trong khi chưa có hệ thống thu
gom và xử lý chất thải hoàn thiện cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra ở một số nghĩa trang, nghĩa địa môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, không đảm bảo khoảng cách đối với các khu dân cư, vì vậy trong tương lai cần
được quy hoạch bố trí lại cho phù hợp.

1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
- Về vị trí địa lý, huyện Thạch Thất có những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã
hội như giáp với trung tâm thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế lớn; địa hình đồng
bằng, trình độ dân trí cao có nhiều khả năng năm bắt được những tiến bộ mới của khoa
học ký thuật. Có mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng
hóa, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương như các hàng nông thủy
sản, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng chế biến nông sản.
- Về cơ sở hạ tầng thuận tiện cho nên bước đầu đã thu hút trên nhiều doanh nghiệp đầu
tư trong đó có 3 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Huyện đã hình thành một cụm và 12 điểm
công nghiệp với tổng diện tích trên 200ha.
- Đặc điểm khí hậu Thạch Thất cho phép nuôi trồng được động thực vật có điều
kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng.
Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện vừa khai thác
tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, huyện Thạch Thất có thể phát triển nhanh toàn diện
trên tất cả các linh vực kinh tế xã hội.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất luôn luôn phát huy
truyền thống đoàn kế, khai thác mọi thuận lợi, khắc phục những khó khăn, tiếp tục đổi
mới phát triển kinh tế dành được những thành quả quan trọng. Kinh tế phát triển tương


đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế trện địa bàn chuyển đổi, phát triển theo hướng công nghiệp
– xây dựng và dịch vụ – thương mại.
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm qua (2011 – 2015) tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt
11,89% (đạt 81,70% mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra). Năm 2015, tổng giá trị sản xuất
ước đạt 12.551,516 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 30 triệu đồng (đạt
mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; đến năm 2015,
tỷ trọng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 67,7% (mục tiêu

70,4%), nông - lâm - thuỷ sản chiếm 11,6% (mục tiêu 10,3%); thương mại - dịch vụ
chiếm 20,7% (mục tiêu 19,3%)
Xét theo ngành kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 vừa qua
chủ yếu là ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, với tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 22,16%/năm. Trog đó, năm 2015, tỷ trọng các ngành như sau: công nghiệp
– tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản 65,4%, nông nghiệp 17,8%, thương mại – dịch
vụ 16,8%.
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất năm 2015

2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, giai đoạn 2011 – 2015, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo
hướng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế chính trên địa bàn huyện Thạch
Thất thể hiện rõ.
Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn một phần có thể lý giải là do diện
tích đất nông nghiệp của huyện giảm mạnh làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tụt giảm.
Ngược lại, giai đoạn này tỷ trọng của các ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Xây dựng tăng mạnh do đã có sự đột phá, thành công trong phát triển công nghiệp.


- Nhiều xã trong huyện tập trung phát triển các ngành nghề truyền thống, đầu tư
ứng dụng máy móc, khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất làm tăng năng suất, sản
lượng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường; nhiều sản phấm xuất khẩu ra các thị
trường lớn tại nước ngoài như các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ...
- Quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút lượng lao động khá
lớn trong huyện và một số khu vực lân cận, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải
quyết vấn đề lao động nông nghiệp dư thừa không có việc làm, tăng thu nhập cho lao
động địa phương.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao do có nhiều dự án của cả Nhà
nước và người dân trên địa bàn như khu công nghiệp Hòa Lạc...
- Ngành thương mại, dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội đón
đầu sự phát triển kinh tế, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của địa phương làm

cho tỷ trọng của ngành này vốn chưa cao lại bị giảm sút.
- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên quy mô nhỏ, manh mún và vẫn mang tính tự
cấp, tự túc là chủ yếu. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp; các ngành dịch
vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ
trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản
chậm phát triển.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Huyện Thạch Thất có 10.807,97 ha đất nông nghiệp và nhiều diện tích đất khác có
khả năng khai thác như đất lâm nghiệp 1.743,26 ha và đất nông thuỷ sản 372,01 ha.
Trong quá trình phát triển, huyện Thạch Thất đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi và phát triển trang trại với sự hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
và cho nhân dân vay vốn đáp ứng tốt hơn như cầu của thị trường.
Chuyển đổi diện tích đất canh tác trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng cây ăn
quả, cây rau màu theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả bền vững có giá trị kinh tế cao.


Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm nhưng giá trị sản
xuất vẫn tăng dần qua các năm. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.Và cụ thể như sau:
* Ngành trồng trọt:
Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của huyện được chuyển dịch theo đúng hướng
là giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các cây
rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Huyện đã triển khai thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình
thành những vùng chuyên canh rau an toàn, hoa cây cảnh và cây ăn quả có giá trị kinh tế
cao như cam canh, bưởi diễn,nhãn...
Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu hình thành các vùng chuyên canh còn chậm,
diện tích mở rộng còn ít, sản phẩm chưa đa dạng và chưa thực sự tạo được uy tín trên thị
trường, điều này đòi hỏi thời gian tới huyện cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát
triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung này.

* Ngành chăn nuôi:
Thế mạnh ngành chăn nuôi của huyện Thạch Thất là chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn
thịt hướng nạc, lợn nái ngoại đang phát triển. Đã xuất hiện nhiều hộ phát triển chăn nuôi
đi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn, thu nhập từ ngành chăn
nuôi theo hướng này tăng cao hơn. Huyện đã có chủ trương đưa chăn nuôi ra khỏi khu
dân cư để hình thành những trang trại chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên do quá trình đô thị
hoá quỹ đất để xây dựng các trang trại tập trung là rất ít, đây cũng là vấn đề cần được
huyện quan tâm giải quyết trong những năm tiếp theo.
* Ngành thuỷ sản:
Cơ cấu ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng giảm do bị ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thị hoá. Giai đoạn này tiềm năng còn lại
của thuỷ sản của huyện là ở vùng bãi sông Đáy có thể được tận dụng để phát triển theo
hướng các mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái.


2.2.2 Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch Thất, góp phần tạo việc làm, nâng cao
đời sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều
hướng tích cực. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và
chất lượng, cả về trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã củng
cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao
động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng huyện Thạch Thất
2011-2015 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 05: Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng huyện Thạch Thất 2011-2015
T
T

Chỉ tiêu


Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

tính
Tỷ

2011

2012

2013

2014

2015

I
1
2
II

1
2

GTSX (Giá 1994)
Công nghiệp
Xây dựng
Tốc độ tăng
Công nghiệp
Xây dựng
GTSX (Giá hiện

đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%
%
Tỷ

1003
615
233

1138,6
790
308,6
21,39
16,08
38,39


1283
1001
310
13,38
13,37
13,42

III
1
2
IV
1
2

hành)
Công nghiệp
Xây dựng
Cơ cấu GTSX
Công nghiệp
Xây dựng

đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%
%

1716,5
1208

407,5
100,00
76,23
23,77

2081
1549
632
100,00
74,44
25,56

3020,9
22101,9
719
100,00
72,89
27,11

1347
1052
450
12,08
11,8
12,86

1785
1278
580
14,58

11,98
21,52

3386
3880
2462
2767
924
1223
100,00 100,00
72,71 71,06
27,29 28,94

(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnThạch Thất)
Huyện Thạch Thất đã hình thành cơ cấu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, bao gồm nhiều nhà máy xí nghiệp đang hoạt động có hiệu quả chủ yếu là các
ngành nghề như chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng, có 5.718 cơ sở


sản xuất kinh doanh đag hoạt động rất có hiệu quả trên địa bàn huyện như: mây tre đan,
gỗ, đồ mộc, may máy, kinh doanh tạp hóa.
Vốn đầu tư vào công nghiệp khu vực nhà nước được mở rộng để đổi mới thiết bị
công nghiệp năm 2015 là 580 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào phát triển sản xuất ngoài quốc
doanh là 210 tỷ đồng.
Một số cụm, điểm công nghiệp, làng nghề của huyện như sau:
- Về làng nghề: với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng (35/54 làng nghề),
trong đó có 89 làng được công nhận là làng nghề có bề dày truyền thống hàng trăm năm
và nổi tiếng cả nước, Thạch Thất được đánh giá là huyện rất có tiềm năng để phát triển
các ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
- Về cụm công nghiệp: Như là các khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp

Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng các
cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá… nằm trên địa bàn, huyện Thạch Thất là
một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội.
c) Ngành thương mại - Dịch vụ
So với các ngành khác trên địa bàn huyện Thạch Thất, ngành thương mại - dịch vụ
không phải là ngành quan trọng. Tuy nhiên, quy mô, giá trị sản xuất của ngành trên địa
bàn huyện khá cao nhưng tăng trưởng không đều qua các năm được thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 06: Một số chỉ tiêu ngành dịch vụ giai đoạn 2011-2015
TT
1
2
3
4

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính
Tổng giá trị sản xuất
Tỷ đồng
GTSX ngành dịch vụ
Tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng GTSX
%
Tỷ trọng trong tổng GTSX
%

Năm


Năm

Năm

Năm

2011
1.320
760
18,89
30,91

2012
2.005
780
20,03
31,48

2013
2014
2.112 3.468
870
981
15,7 18,85
31,97 33,67

Năm
2015
4.067
1.027

16,97
33,02

(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnThạch Thất)
Nhìn chung, ngành dịch vụ của huyện trong 5 năm qua của huyện chưa thực sự
phát triển, cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất chưa cao và tăng trưởng của ngành không


đều. Ngành dịch vụ chưa phải là ngành quan trọng của huyện. Với sự phát triển ngày
càng cao của huyện trong những năm tới, đòi hỏi sự phát triển của ngành dịch vụ cao hơn
để đáp ứng cho sự phát triển chung của huyện.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1 Dân số
Theo số liệu của phòng thống kê huyện Thạch Thất tính đến 31/12/2015, dân số
huyện là 189.527 người với tổng số hộ 48.386. Cứ bình quân 4 người/ hộ đạt chỉ tiêu kế
hoạch hoá gia đình. Tốc độ tăng dân số năm 2015 là 1,9%. Mật độ dân số là 1520
người/km2, tính đến riêng khu vực thị trấn mật độ dân số 3600 người/km2
Trong giai đoạn 2011-2015 dân số huyện Thạch Thất tăng bình quân khoảng
1,96%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,25%/năm. hiện nay cơ cấu
dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (93% dân số).
2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Huyện Thạch Thất có nguồn lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp,
tổng số lao động toàn huyện là 12.500 người. Hàng năm, huyện Thạch Thất mất đi một
lượng lớn lao động có trình độ, đặc biệt lao động có trình độ cao đẳng và đại học do định
cư và tập trung lao động tại các quận nội thành của Thành phố Hà Nội, Sơn Tây...
Trên địa bàn thì số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ sẽ tăng
nhanh chóng đồng thời sẽ xuất hiện nhu cầu về số lao động đã qua đào tạo, có trình độ để
đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Vì vậy, huyện cần phải có những định hướng
cũng như các chính sách đào tạo đối với đội ngũ lao động địa phương để đáp ứng cho sự
phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2011-2015 huyện đã giải quyết việc làm cho gần 21.000 lao động, đặc biệt
huyện đã tổ chức điều tra lao động, việc làm trên địa bàn toàn huyện, xây dựng đề án giải
quyết lao động và việc làm cho nhân dân, tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm tạo điều
kiện giúp người lao động tìm việc làm. Trong 5 năm qua đã mở được 80 lớp sơ cấp học nghề
ngắn hạn với 1.503 học viên. Đến năm 2015 số người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo


đạt tỷ lệ 32,8%.
Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cải
thiện rất nhiều, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ
lệ hộ nghèo năm 2015 giảm xuống còn 4,48% (theo tiêu chí mới), hàng năm tỷ lệ hộ
nghèo giảm trên 1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 15.636.000 đồng/ năm/
người. Thu nhập đã tăng hơn nhiều so với các năm trước. Nhìn chung đời sống vật chất
và tinh thần của người dân đang từng bước được cải thiện góp phần vào sự phát triển
chung của huyện.
Một trong những nguyên nhân chính để đạt được thành tựu đáng kể đó là do trong
công tác xoá đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của huyện uỷ và UBND huyện
kịp thời. Thực hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và các
chính sách xã hội khác, trong 5 năm doanh số cho vay đạt gần 157,5 tỷ đồng, trong đó
cho vay hộ nghèo đạt trên 68 tỷ đồng với 9.168 hộ được vay. Các chính sách xã hội được
các cấp các ngành quan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách
xã hội.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, Thành phố và huyện đã có những
biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng
các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên quan để xúc tiến việc làm cho người lao
động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp. Trong những năm tới, cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo
việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân
và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.
2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

2.4.1. Giao thông
Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, thường xuyên được nâng cấp, sửa chữa
và mở rộng. Trên địa bàn huyện Thạch Thất có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: Đường cao tốc
Láng – Hoà Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có đường tỉnh lộ 80, tỉnh lộ 84


và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các
xã,các thôn trong toàn huyện.


Bảng 07: Hệ thống giao thông của huyện Thạch Thất
STT
I
1
2
3
II

Loại đường
Đường Quốc lộ
Đại lộ Thăng Long
Quốc lộ 21A
Quốc lộ 32
Đường Tỉnh lộ

Chiều

Chiều

dài


rộng

(km)

(m)

6
9
2,1

Qua địa phận các xã

140 Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa
8 Thạch Hòa, Bình Yên
24 Đại Đồng
Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá,

1

Đường 419

14

2

Đường 420

8


III

Đường huyện lộ

6,5

IV

Đường liên xã

120

14 Kim Quan, Liên Quan, Phú Kim,
Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu
5,5 Liên Quan, Kim Quan, Bình Yên
Đường nhựa qua địa phận các xã
3-3,5
do huyện quản lý
3-6 Đường cấp phối do xã quản lý

(Nguồn: Niên giám thống kê huyệnThạch Thất)
2.4.2. Hệ thống thủy lợi
Toàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thủy lợi
Phù Sa - Đồng Mô quản lý với tổng công suất 10.390m 3/h, 5 trạm do các xã quản lý với
công suất 3420m3/h, 66 trạm bơm nhỏ so với các hợp tác xã quản lý và khai thác. Đồng
thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000m 3/h. Ngoài ra còn có 2 trạm
bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 3500m3/h.
Khả năng tưới, tiêu chủ động của các công trình thủy lợi hiện đáp ứng khoảng 50%
diện tích đất canh tác toàn huyện. Hầu hết diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chưa
được tưới. Đất trồng lúa được tưới tiêu chủ động với diện tích 4465 ha (bằng 84%), còn lại

110ha bị hạn và 734ha bị úng cục bộ.


2.4.3. Hệ thống điện
Với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều cụm, điểm công
nghiệp đang hình thành và phát triển nên phụ tải tiêu thụ điện không ngừng tăng lên.
Trong năm 2014 đã cung ứng 95 triệu KWh điện thương phẩm, tăng 1,7% so với năm
2013.
Nguồn điện cấp cho huyện được lấy từ trạm 110KV Sơn Tây và trạm 110KV Phúc
Thọ qua các trạm trung gian Thạch Thất 1, cấp điện cho thị trấn Liên Quan và các xã phía
Bắc huyện; trạm Thạch Thất 2 (đặt tại Bình Phú) cấp điện cho các xã phía Nam huyện;
Thạch Thất 3 (đặt tại Thạch Hòa) cấp điện cho các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Bình Yên. Tổng
công suất của 3 trạm trung gian này là 168.000KVA. Do nhu cầu tiêu thụ điện tăng
nhanh, hiện nay đã lắp đặt thêm trạm biến áp 110KV di động tại Phùng Xá với công suất
25MVA để hỗ trợ cho trạm trung gian Thạch Thất 1 và 2, cấp điện cho huyện Quốc Oai,
vận hành trạm 110KV khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Lưới điện với 2 cấp điện áp là 35KV và 10KV, nhưng chủ yếu là cấp điện trên lưới
10KV. Đến đầu năm 2014, toàn huyện có 175 trạm biến áp tiêu thụ với tổng công suất
63.415 KVA; 219,18 km đường dây cao thế, điện năng tiêu thụ khoảng 7.5-8,0 triệu
KWh/tháng.
2.4.4. Bưu chính viễn thông
Ngành bưu điện đã lắp đặt trên địa bàn huyện 3 tổng đài kỹ thuật số (3000 số), 2
trạm chuyển tiếp sóng điện thoại di động, 3 bưu điện và bưu cục. Số máy điện thoại trên
mạng phát triển nhanh từ 7914 máy năm 2006 đến năm 2014 đã có 19130 máy. Trên 23
xã, thị trấn đều có máy điện thoại và bưu điện văn hóa (100%), mật độ máy điện thoại
đến năm 2014 đạt tỷ lệ 12,8 máy/100 dân.
Nhìn chung mạng lưới thông tin bưu điện đã phát triển khá, trở thành mọt trong
những huyện phát triển nhanh về mật độ điện thoại, song chỉ tập trung vào những xã, có
điều kiện phát triển kinh tế, còn những xã, thôn kinh tế chủ yếu dựa vào kinh tế nông
nghiệp thì còn mỏng.



2.4.5. Quốc phòng, an ninh
- Huyện Thạch Thất có vị trí quan trọng trong phòng thủ của tỉnh và thủ đô Hà
Nội, trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị quân đội đóng quân. Theo số liệu thống kê năm
2014, toàn huyện có 92,04 ha đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Trong những năm qua, huyện đã tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh về dân quân tự
vệ và dự bị động viên cơ sở, củng cố và xây dựng thế trận phòng thủ, bổ sung phương án
tác chiến, củng cố các công trình quốc phòng, chỉ đạo diễn tập, đảm bảo đủ số lượng và
chất lượng thanh niên nhập ngũ, thực hiện tốt chính sách hậu phương.
2.4.6. Giáo dục, y tế
Hiện nay huyện có 22 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở và và 3 trường
trung học phổ thông đã đáp ứng nhu cầu của huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có
các trung tâm dạy nghề giúp thanh niên trong huyện có thêm nhiều cơ hội học tập.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Trình độ chuyên môn của
thầy thuốc được nâng lên. Cơ sở vật chất của ngành y tế được tăng cường. 100% xã, thị
trấn đều có bác sỹ, 117/169 thôn có các bộ y tế thôn. Trong huyện có 1 bệnh viện huyện
có diện tích 11.982 m2 với quy mô 200 giường bệnh. Các xã, thị trấn đều có trạm y tế với
tổng số 100 giường bệnh. Ngoài ra huyện còn có trung tâm y tế dự phòng và các phòng
khám chuyên khoa khác.
2.4.7. Văn hoá, thông tin- thể thao
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của huyện,
đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt. Song song với việc phát
triển kinh tế, sự nghiệp thông tin, văn hóa, thể thao của huyện đã từng bước được các
ngành quan tâm.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 30 làng cổ truyền thống với 102 di tích lịch sử văn
hoá có giá trị. Ngoài các di tích lịch sử và văn hóa vật thể, trên địa bàn huyện Thạch Thất
còn những văn hoá phi vật thể như các lễ hội, các làng nghề có giá trị văn hoá lớn, góp
phần bảo tồn và duy trì các giá trị văn hoá truyền thống của huyện.



Công tác "xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư' cũng được huyện cùng các ban
ngành xã triển khai thực hiện, cùng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá trong những năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao phát triển tương
đối toàn diện và từng bước xã hội hoá, cơ sở vật chất được quan tân, từng bước đáp ứng
nhu cầu tập luyện, rèn luyện sức khoẻ của nhân dân. Toàn huyện có 19/23 xã thị trấn có sân
thể thao và 115 câu lạc bộ thể lục thể thao đang hoạt động, góp phần sôi động vào phong
trào thể dục thể thao trên địa bàn huyện.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG
3.1. Thuận lợi
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi huyện Thạch Thất có điều kiện để mở rộng
và tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc, là
cầu nối trong quan hệ kinh tế giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây. Với lợi thế đặc
biệt về vị trí địa lý, huyện Thạch Thất sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, giao lưu
hàng hóa và thu hút đầu tư cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội huyện.
Là huyện ven đô ngoại thành Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp màu mỡ, vấn đề
thủy lợi, tưới tiêu tương đối chủ động, là địa phương có truyền thống thâm canh sản
xuất... Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất
lượng cao, cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cho khu vực nội thành Hà Nội và các
khu vực xung quanh.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị bước đầu được đầu tư nâng cấp
và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽ được thi công sẽ
tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.
Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, năng động, nhạy bén, có trình độ sẽ tạo thuận
lợi lớn cho phát triển kinh tế -xã hội.
Có thể nói, Thạch Thất là một huyện phát triển sau nên đã rút kinh nghiệm được
những hạn chế của những quận, huyện đi trước, đồng thời, lại có thể nắm bắt được những



kinh nghiệm và thành tựu mới để vận dụng có kết quả vào điều kiện phát triển cụ thể của
địa phương.
3.2. Khó khăn, hạn chế
Là huyện ngoại thành Hà Nội, rất gần trung tâm thành phố nhưng không nằm
trong tầm bố trí vành đai phát triển công nghiệp ở ngoại thành. Do vậy, trong quá trình
phát triển, huyện sẽ mất nhiều đất cho phát triển giao thông, thương mại dịch vụ và các
khu đô thị. Đây cũng là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện vẫn tương xứng với quy mô. Do vậy,
mặc dù tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây là khá cao, tuy nhiên chưa thực sự
phát triển đồng đều và bền vững.
Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện nhìn chung còn chưa phát triển đồng bộ hơn
so với một số huyện ngoại thành khác của Hà Nội. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục
được đầu tư khá lớn, nhất là một số tuyến trục giao thông chính.
Về các nguồn lực cho phát triển, dân số trên địa bàn huyện đã, đang và sẽ tăng
nhanh, trong đó có nguồn đáng kể là tăng cơ học. Tình hình đó đang và sẽ tiếp tục gây
quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; đồng thời xu thế trên cũng sẽ gây
nhiều khó khăn trong công tác quản lý xã hội và môi trường trên địa bàn huyện. Lực
lượng lao động dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận
lợi cho phát triển các khu đô thị, song cơ cấu sử dụng đất hiện nay vẫn chưa hợp lý. Việc
phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển từ quỹ đất trên địa bàn
huyện cũng có hạn chế do thị trường bất động sản ở huyện mới phát triển những năm gần
đây nên chưa vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.
3.3. Áp lực đối với đất đai
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với đất đai
ngày càng gia tăng, đặc biệt là các khu đất gần trung tâm. Áp lực đối với đất đai thể hiện
trên các mặt sau:
+ Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ các ngành
công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng. Do vậy, việc phân bổ quỹ



đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ…
ngày càng tăng.
+ Trong thời kỳ tới, để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần dành
đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng như phát triển đô thị,
thương mại dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục....
+ Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, cần
dành đất cho xây dựng các công trình công cộng, văn hoá, thể dục thể thao, vui chơi giải
trí và nghỉ ngơi…
Nhìn chung áp lực đối với đất đai của huyện trong thời kỳ quy hoạch là rất lớn và
phần nhiều sẽ lấy vào đất đang sử dụng mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Vì vậy cần sử
dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền
với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tư cải tạo, khai thác đất
chưa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây
trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.


PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Luật đất đai 2003 ra đời cùng các văn bản liên quan được ban hành nên công tác
quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát
sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện, cơ bản hoàn thành được
những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh và huyện đề ra. Tình hình đó được thể
hiện ở các mặt sau:
1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đã ban hành
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, các chương trình, Nghị quyết của Thành uỷ và
Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định về
trình tự thủ tục trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đai và môi trường. Phòng Tài

nguyên Môi trường huyện Thạch Thất đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện ban
hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp
với thực tiễn của địa phương. Các văn bản được ban hành là cơ sở giúp địa phương thực
hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai.
Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:
Thực hiện Nghị quyết số 15/QH12, ngày 29/05/2008 về việc điều chỉnh địa giới
hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh, ngày 12/8/2008 Chủ tịch UBND Thành
phố có Thông báo số 09/TB-UBND về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến cơ chế chính sách của Thành phố Hà Nội (cũ), tỉnh Hà Tây, tỉnh Vĩnh Phúc,
tỉnh Hoà Bình đã ban hành để thống nhất phương án áp dụng trên địa bàn Thành phố
Hà Nội (mới). Đồng thời nghiên cứu dự thảo, phối hợp với các Ngành bổ sung, hoàn
chỉnh trình UBND Thành phố ban hành các Văn bản Quy phạm pháp luật thuộc lĩnh
vực Tài nguyên và Môi trường, thống nhất thực hiện trên địa bàn thành phố sau hợp
nhất.
Triển khai thông báo trên Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các ngành, các
cấp đã tham mưu trình UBND Thành phố ban hành các văn bản sau: Quyết định số


18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày
22/10/2008 ban hành quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản
đồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND ngày
22/10/2008 ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao đất làm nhà ở nông thôn tại
điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND
ngày 23/10/2008 ban hành quy định về công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động về sử dụng đất cho các tổ chức đang sử
dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày
23/10/2008 về trình tự, thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu
tư của các tổ chức kinh tế trong nước không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc

không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố; Quyết định số
43/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất
để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố…
Ngày 24/10/2008 UBND Thành phố đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực
hiện các văn bản pháp quy nêu trên tới lãnh đạo và cán bộ thực hiện công tác quản lý Tài
nguyên và Môi trường từ cấp Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc đến
lãnh đạo và cán bộ địa chính cấp phường, xã, thị trấn để thống nhất triển khai trên toàn địa
bàn Thành phố Hà Nội sau hợp nhất.
Các văn bản trên đã kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn về chính
sách đất đai tài nguyên môi trường.
Quá trình triển khai thực hiện các Quyết định trên, Chính phủ và các Bộ, ngành
trung ương có nhiều văn bản mới ban hành, căn cứ vào tình hình triển khai thực tiễn
tại địa phương UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung và
tham mưu trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý đất đai cho phù hợp với Thành phố Hà Nội sau hợp nhất, như: Quyết định số
02/2010/QĐ-UBND ngày 18/1/2010 ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho


thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và thu hồi đất, giao
đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố; Quyết
định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thay thế Quyết định
số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố); Quyết định số
117/QĐ-UBND ngày 09/12/2009 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân
trên toàn Thành phố Hà Nội, (thay thế Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày
09/5/2008); Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày 10/5/2010 ban hành quy định về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ

chức trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 ban
hành quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất đối
với tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết
định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 về hạn mức giao đất ở mới, hạn mức
công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư; kích thước diện tích
đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố; Quyết
định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 ban hành quy định về quản lý Nhà nước
đối với hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố ( thay thế Quyết định 38);
Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 14/9/2011 ban hành quy định về đấu giá
quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn
Thành phố (thay thế Quyết định 43)…và các quyết định khác.
Các văn bản trên đã tạo ra một hệ thống pháp luật về đất đai tương đối hoàn
chỉnh để giải quyết các mối quan hệ về đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói
chung và huyện Thạch Thất nói riêng, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Trong
quá trình thực hiện các tổ chức, cá nhân có liên quan đã nghiêm túc chấp hành quy
định của Thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng và ổn định xã hội của Thủ đô.


×