Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến Kinh nghiệm sử dụng Phần mềm cân bằng phương trình hoá học giúp học sinh lớp 8 học tốt môn hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.46 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________________

Phong Đông, ngày 24 tháng 03 năm 2014
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
______________

- Họ và tên: Huỳnh Hoàng Voi
- Chức danh: Giáo viên giảng dạy Hoá - Sinh
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phong Đông
1. Tên kinh nghiệm:
Kinh nghiệm sử dụng Phần mềm cân bằng phương trình hoá học giúp học
sinh lớp 8 học tốt môn hoá học
2. Căn cứ:
Căn cứ Hướng dẫn số 689/HD-UBND ngày 15 tháng 06 năm 2012 của
UBND tỉnh Kiên Giang về việc hướng dẫn xét công nhận sáng kiến, kinh
nghiệm, giải pháp trong công tác và quản lý;
Căn cứ Công văn số 1132/SGDĐT-CNTT ngày 12 tháng 09 năm 2013 của
Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông
tin năm học 2013-2014;
Căn cứ Công văn số 67/PGDĐT-THCS ngày 05 tháng 09 năm 2013 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo, về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung
học cơ sở năm học 2013-2014;
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-HT ngày 10 tháng 09 năm 2013 của Hiệu
trưởng Trường TH&THCS Phong Đông về việc thực hiện nhiệm vụ năm học
2013-2014,
3. Thực trạng tình hình:
+ Ưu điểm:
- Lập đúng phương trình hoá học là một trong những kỹ năng cơ bản và


cần thiết nhất của học sinh khi học môn hoá học ở lớp 8. Vậy nên đã có nhiều
giải pháp thay đổi phương pháp dạy học nhằm mang lại kết quả là giúp học sinh
cân bằng phương trình hoá học đúng.
- Hiện nay học sinh có điều kiện để tự học qua internet các em có thể tìm
hiểu thông tin, phần mềm hỗ trợ học tập từ internet. Một thuận lợi lớn là trường
của tôi đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ trang bị cho phòng máy tính
có kết nối internet.


+ Hạn chế:
- Qua việc tiếp thu bài mới trên lớp chỉ có học sinh khá, giỏi mới tự hoàn
thiện kỹ năng lập phương trình hoá học, đa số học sinh còn lại không thể lập
đúng phương trình hoá học.Cụ thể là sau khi học xong Bài 16: Phương trình hoá
học, có 91% học sinh không viết đúng phương trình hoá học, trong đó có 74%
học sinh không cân bằng phương trình hoá học đúng khi cho sẵn sơ đồ phản
ứng.
- Hiện nay chưa có phương tiện, đồ dùng hay ứng dụng nào có thể giúp
học sinh cân bằng đúng phương trình hoá học một cách hiệu quả nhất.
- Mỗi tiết học tôi đều cho thêm bài tập và tiết sau có kiểm tra bài tập về
nhà của học sinh thì thấy hầu hết các em không lập đúng phương trình hoá học.
Như vậy tức là việc tự học của các em gặp khó khăn.
- Lập phương trinh hoá học chưa tốt nên kết quả học tập không cao, lên
bảng làm bài tập chưa đạt điểm lớn cộng với khả năng tự học ở nhà hạn chế đã
làm cho các em chán nản, không ham thích học môn Hoá học 8 nữa.
4. Các nội dung chính của kinh nghiệm:
+ Tìm hiểu và thử độ tin cậy, khả thi của Phần mềm cân bằng phương
trinh hoá học:
- Tôi tìm và tải về sử dụng Phần mềm cân bằng phương trình hoá học, thật
đơn giản vì phần mềm nhỏ gọn, không cần cài đặt, mã nguồn mở, giao diện các
phương trình hoá học có màu sắc kích thích thị giác người sử dụng, dễ tìm và tải

trên internet. Phần mềm rất dễ nhập dữ liệu, học sinh có thể thao tác rất dễ dàng.

Hình 1 – Giao diện của phần mềm Cân bằng phương trình hoá học
- Tôi tự đặt ra và sưu tầm rất nhiều phương trình hoá học khó và ứng dụng
thử thì thấy 100% phương trình hoá học đều được cân bằng đúng trên phần
mềm. Ngoài ra, nếu nhập sai công thức hoá học thì phần mềm cũng báo lỗi yêu
cầu điều chỉnh lại cho đúng thì phần mềm mới chấp nhận.

Hình 2 – Kiểm tra độ chính xác, tin cậy của phần mềm bằng một PTHH khó


+ Sử dụng Phần mềm để tạo sự tin tưởng cho học sinh:
- Tôi tiến hành thiết kế bài dạy tiết 1 của Bài 16. “Phương trình hoá học”,
chương 2, hoá học 8 và sắp xếp học sinh đi học lại bài này. Tôi sử dụng phần
mềm để chứng minh độ chính xác của nó khi lập các phương trình hoá học theo
sơ đồ phản ứng. Sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài tập vận dụng. Tôi sử dụng
phần mềm này để học sinh tự đối chiếu với kết quả của chính mình.

Hình 3 – Sử dụng phần mềm để dạy mục I, Bài 16. Phương trình hoá học
- Ở tiết dạy thứ 2 của Bài 16. “Phương trình hoá học”, tôi sử dụng phần
mềm giúp học sinh đối chiếu với kết quả làm bài của các em. Đồng thời cho học
sinh thao tác trực tiếp trên phần mềm. Sau tiết học tôi tiến hành khảo sát thái độ
của học sinh.
+ Kết hợp phương pháp khích lệ để giúp học sinh yêu thích môn học:
- Tôi dùng các bài tập cân bằng phương trình hoá học đơn giản và yêu cầu
học sinh làm ra giấy nháp sau đó nộp thật nhanh để lấy điểm cao nếu cân bằng
đúng so với kết quả đưa ra từ phần mềm. Tôi ưu tiên gọi các học sinh trung
bình, yếu qua đó chỉ rõ cho các em thấy chỗ sai của mình và điều chỉnh.
- Tôi đã sử dụng các bài tập dễ, điểm cao và sự hỗ trợ của phần mềm cân
bằng phương trình hoá học để khích lệ, kích thích hứng thú của tất cả học sinh

khi học môn hoá học 8.
+ Nhân rộng đối tượng, phạm vi sử dụng phần mềm:
- Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh tìm và tải phần mềm từ các địa chỉ tin
cậy từ internet. Hướng dẫn các em kỹ hơn về các thao tác nhập dữ liệu.
- Tôi giao nhiệm vụ cho các nhóm cân bằng các phản ứng hoá học từ đơn
giản đến phức tạp nhưng phải thực hiện hai giai đoạn là tự làm ra giấy sau đó
dùng phần mềm để đối chiếu kết quả.
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm Cân bằng phương trình hoá học:
- Sau mỗi tiết học và mỗi lần thực hành tôi sử dụng câu hỏi kiểm tra
nhanh (5 phút) mức độ hiểu bài của học sinh để đánh giá hiệu quả của phần
mềm Cân bằng phương trình hoá học mang lại. Tăng số lượng các câu hỏi liên
quan đến cân bằng phương trình hoá học.
- Thống kê kết quả nhận thức của học sinh qua bài kiểm tra nhanh và bài
kiểm tra thực hành định kì. Từ đó đề ra phương hướng điều chỉnh và rút ra kinh
nghiệm thực tiễn.


5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
+ Kết quả thực hiện kinh nghiệm:
- Sử dụng phần mềm này đã đáp ứng chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục.
- Học sinh nắm rất vững kiến thức, các học sinh trung bình yếu từ đó cũng
thêm yêu thích, ngày càng hứng thú với môn học. Khảo sát học sinh với câu hỏi
“Em có thích làm các bài tập cân bằng phương trình hoá học để được điểm cao
không?”, thì 100% học sinh có câu trả lời là “muốn làm bài tập lập phương trình
hoá học và dùng phần mềm để kiểm tra”.

Hình 4 – Học sinh sử dụng phần mềm để lập phương trình hoá học
- Kết quả thu được khi khảo sát học sinh với câu hỏi: “Em đã hiểu rõ các
bước lập phương trình hoá học chưa?” trước khi áp dụng phần mềm có 13/77

(16,9%) hiểu hoàn toàn; còn lại 64/28 (83,1%) chưa hiểu. sau khi sử dụng Phần
mềm cân bằng phương trình hoá học dạy Bài 16 “Phương trình hoá học” thì sau
khảo sát có 61/77 (79,2%) đã hiểu cách cân bằng phương trình hoá học; 16/77
(20,8%) cho rằng chưa hiểu nhiều về cách làm. Như vậy số học sinh hiểu bài đã
tăng lên 62,3%.
- Kết quả đạt được qua bài kiểm tra 15 phút là có 68/77 (88,3%) học sinh
cân bằng đúng. Còn 9/77 (11,7%) biết cách cân bằng nhưng chưa đúng.
+ Phạm vi áp dụng, nhân rộng:
- Tôi đã sử dụng phần mềm này vào giảng dạy các tiết học trên lớp mang
lại hiệu quả cao và đã mở chuyên đề và dạy minh hoạ sử dụng phần mềm này để
tập thể tổ Tự nhiên dự giờ và rút kinh nghiệm tập thể tổ đã công nhận và đánh
giá cao về tính hiệu quả của phần mềm. Tôi cũng có chia sẻ kinh nghiệm này với
đồng nghiệp ở đơn vị trong huyện, họ đã hưởng ứng, đồng tình cao sau khi sử
dụng phần mềm này vào giảng dạy.
- Với ưu điểm như trên tôi nghĩ việc sử dụng Phần mềm cân bằng phương
trình hoá học có thể nhân rộng ra các đơn vị khác trong tỉnh.
Người báo cáo

Huỳnh Hoàng Voi


Hội đồng chấm sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp của đơn vị xét duyệt
Kinh nghiệm .................................................................................................
................................................................của đ/c.....................................................
- Không sao chép của người khác hoặc sao chép trên mạng Internet.
- Không trùng với các kinh nghiệm, giải pháp đã được công nhận.
- Có yếu tố mới và sáng tạo.
- Hiệu quả và phạm vi áp dụng rộng. (trong.................................)
Điểm đạt được:
1. Có yếu tố mới và sáng tạo:.......................điểm.

2. Hiệu quả và phạm vi áp dụng:..................điểm.
Tổng số điểm:........................, phân loại:.....................................
Phong Đông, ngày ........ tháng 3 năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Hiệu trưởng trường TH&THCS Phong Đông
MAI VĂN HÙNG



×