Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DE CHUYEN LY LUONG THE VINH DONG NAI 1718

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.7 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG NAI
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2017-2018
Môn thi: Vật lý chuyên
Thời gian: 150 phút
(Đề thi này có 5 câu, gồm 2 trang.)

Câu 1: (2 điểm)
Lúc 6h, bạn A đi với vận tốc 8km/h từ nhà mình đến nhà bạn B. Sau đó hai bạ n đi từ nhà
bạn B đến trường với vận tốc 6km/h. Khi vừa tới trường, B chợt nhớ mình để quên dụng cụ
học tập ở nhà, ngay sau đó hai bạn quay về nhà bạn B theo đường cũ với vận tốc 12 km/h.
Khi vừa tới nhà bạn B thì đồng hồ chỉ 7h. Thời gian nghỉ của hai bạn không đáng kể.
a. Tính vận tốc trung bình của hai bạn trên quãng đường đi từ nhà bạn B đến trường rồi
quay về nhà bạn B
b. Tính quãng đường tổng cộng bạn A đi từ lúc 6h đến 7h.
c. Cho biết thời gian đi từ nhà A đến nhà B bằng thời gian hai bạn đi từ nhà B tới
trường. Tìm quãng đường từ nhà B đến trường
Câu 2: (1,5 đ)
Một quả cầu làm bằng nhôm bị rỗng bên trong. Một học sinh muốn xác định
thể tích phần rỗng bên trong của quả cấu này nên thiết kế thí nghiệm như sau:
(h1)
Trước tiên, treo quả cầu vào lực kế rối nhúng nó chìm hoàn toàn vào trong
nước, khi cân bằng thì thấy số chỉ của lực kế là F1=0,51 N. Sau đó làm lại thí
nghiệm trên nhưng thay nước bằng dầu thì thấy số chỉ của lực kế là F2=0,66N. Hình 1
Biết khối lượng riêng của nhôm, nước và dầu lần lượt là D=2700kg/m3, D1 =
1000kg/m3, D2= 800kg/m3. Em hãy tính thể tích phần rỗng của quả cầu.
Câu 3: (2 đ)
Người ta nhỏ đều đặn các giọt nước nóng từ một bình có nhiệt độ không đổi t0 vào bình


nhiệt lượng kế có chứa m0 g nước, với tốc độ 60 giọt/phút. Khối lượng mỗi giọt như nhau
và bằng 1g. Đồ thị hình 2 biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ nước trong bình nhiệt lượng
kế vào số giọt nước no1ngN nhỏ vào
bình.
N
(giọt)
Khi nhỏ các giọt nước nóng vào luôn
khuấy
đều để sự cân bằng nhiệt được thiết 150
lập
ngay sau khi giọt nước nhỏ xuống.
Bỏ qua
sự trao đổi nhiệt với môi trướng xung 50
quanh
và với nhiệt lượng kế.
t 0C
a. Kể từ lúc bắt đầu nhỏ nước 0
nóng
30
44
60
thì sau bao lâu nhiệt độ nước
trong
0
Hình 2
nhiệt lượng kế đạt 60 C. Lập
biểu
thức sự phụ thuộc của nhiệt độ
nước
trong nhiệt lượng kế vào số giọt nước nhỏ vào.

b. Xác định m0 và t0
Bài 4: (2,5 đ)
1. Một học sinh làm thí nghiệm bằng một ampe kế được mắc nối tiếp với một vôn kế
rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V. Nếu mắc thêm điện trở R
song song với vôn kế thì hiệu điện thế hai đầu vôn kế giảm 3 lần, đồng thời cướng độ
dòng điện qua ampe kế tăng 3 lần so với trước khi mắc R. Coi điện trở ampe kế và
vôn kế không thay đổi, điện trở dây nối không đáng kể. Tìm hiệu điện thế hai đầu
vôn kế trước và sau khi mắc điện trở R.


2. Cho mạch điện như hình 3. Trong đó UAB = 12V,
X
R=6 Ω Đ là một đèn dây tóc có ghi 9V-9W, cho
B
A
Đ
C
R
rằng điện trở của đèn không thay đổi theo nhiệt độ,
điện trở dây nối không đáng kể. Mắc thêm một
Hình 3
điện trở Rx vào đạon CB. Nêu cách mắc và tìm giá
trị của Rx để:
a. Đèn sáng bình thường.
b. Công suất tiêu thụ trên đoạn CB là lớn nhất. Tìm công suất lớn nhất đó.
Câu 5 (2 đ)
Một điểm sáng S đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=10cm và cách trục chính 1cm.
Ảnh của S qua thấu kính là ảnh thật S’ cách trục chính thấu kính 2cm.
a. Vẽ hình sự tạo ảnh S’ của S qua thấu kính và tính khoảng cách từ S tới thấu kính.
b. Cố định thấu kính rồi cho điểm sáng S ở trên di chuyển thì thấy ảnh thật S’ lúc này

chỉ di chuyển trên đường thẳng song song với trục chính. Khi S’ di chuyển ra xa thấu
kính được 20cm kể từ lúc đầu thì S đã di chuyển được quãng đường bằng bao nhiêu?
c. Biết S di chuyển với vận tốc không đổi. Kể từ lúc S bắt đầu dịch chuyển đến khi đi
được 0,2s thì trong thời gian đó ảnh S’ di chuyển với vận tốc trung bình là 150cm/s.
Tính vận tốc di chuyển của S
--------Hết ---------Họ tên thí sinh ……………………………………….. SBD: ……………….
Chữ ký giám thị: ………………………………………



×