Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 126 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

1

H-NMR

Diễn giải
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Proton Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
spectroscopy
proton

C-NMR

Carbon 13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance spectroscopy
cacbon 13

DEPT

Distortionless Enhancement Phổ DEPT
by Polarisation



HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Phổ tương tác dị hạt nhân qua
Correlation
nhiều liên kết

HSQC

Heteronuclear
Quantum Coherence

COSY

Corrrlated Spectroscopy

13

Single Phổ tương tác dị hạt nhân trực
tiếp H→C
Phổ COSY


NOESY

Nuclear Overhauser Effect Phổ NOESY
Spectroscopy

ESI-MS


Electron Spray
Mass Spectra

TMS

Tetramethylsilane

DMSO

Ionization Phổ khối lượng ion hóa phun
mù điện tử

Dimethyl sulfoxide

TT

Số thứ tự

MeOH

Methanol

EtOAc

Ethylacetate

EC50

Effective Concentration at Nồng độ gây tác động sinh
50%

học cho 50% đối tượng thử
nghiệm.

IC50

Inhibitory Concentration at Nồng độ ức chế 50% đối
50%
tượng thử nghiệm

KB

Human epidemic carcinoma

Ung thư biểu mô

LU-1

Human lung carcinoma

Ung thư phổi

MCF7

Human breast carcinoma

Ung thư vú

Hep- G2

Hepatocellular carcinoma


Ung thư gan

LNCaP

Hormone dependent human Ung thư tuyến tiền liệt
prostate carcinoma

δH

Proton chemical shift

Độ dịch chuyển hóa học của


proton
δC
s: Singlet

Carbon chemical shift

d: Doublet
m: Multiplet

Độ dịch chuyển hóa học của
carbon
t: Triplet
dd: double doublet

DANH MỤC HÌNH


q: Quartet


MỞ ĐẦU
Tài nguyên sinh vật trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Đến nay con
người đã nhận biết và gọi tên được hơn một triệu loài sinh vật khác nhau. Việt
Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng và đặc trưng
khí hậu khác nhau giữa các vùng miền nên là điều kiện thuận lợi để các loài sinh
vật phát triển đa dạng về số lượng các loài, phong phú về chủng loại. Trong đó có
nhiều thực vật có công dụng được sử dụng làm thuốc trong dân gian. Tổng kết các
công bố về hệ thực vật Việt Nam, đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật khác nhau.
Trong đó có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, có 10%
số loài thực vật là đặc hữu, hơn 3.200 loài cây được sử dụng trong y học dân tộc.
Họ Đơn nem (Myrsinaceae) là một họ thực vật khá lớn, bao gồm 35 chi và
khoảng 1400 loài, được phân bố rộng rãi khắp nơi, nhất là ở các nước có khí hậu
ôn đới và nhiệt đới, trong đó chi Cơm nguội (Ardisia) là chi lớn nhất, có khoảng
500 loài [1]. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy các loài Ardisia có nhiều hoạt
tính sinh học rất đáng quý, như: hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut,
hoạt tính chống oxi hóa, chống lao, antileishmania, chống đái tháo đường, bảo vệ
thần kinh, bảo vệ tim mạch, chống loãng xương và đặc biệt là hoạt tính gây độc tế
bào, chống ung thư rất tốt. Các hợp chất đã được phân lập từ một số loài Ardisia
có cấu trúc phong phú, bao gồm các tritecpen saponin, benzoquinon,


bisbenzoquinon, flavonoid, isoflavonoid, steroid, alkylphenolic, các dẫn xuất của
bergenin, các dẫn xuất của resorcinol…, trong đó có nhiều chất có cấu trúc mới.
Ở Việt Nam, họ Đơn nem có khoảng 140 loài và được phân thành 6 chi, gồm
có: Ardisia, Embelia, Maesa, Aegyceras, Rapanea và Myrsine, phân bố rộng rãi ở
khắp nơi trên toàn quốc, nhất là ở các vùng đồng bằng trung du. Chi lớn nhất trong

họ này là Ardisia có khoảng 98 loài [2]. Nghiên cứu về các loài thực vật này hầu
như chưa có ở Việt Nam, chúng chỉ mới được sử dụng trong phạm vi dân gian để
chữa bệnh. Các loài trong chi Ardisia thường có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu
thũng và được sử dụng trong dân gian để chữa các bệnh viêm khớp, đòn ngã tổn
thương, sưng đau hầu họng, trị ỉa chảy, lậu, sốt rét, viêm ruột, loét dạ dày, mụn
nhọt ghẻ lở và trị các bệnh về gan [3, 4]. Do đó, với mong muốn tìm kiếm các hoạt
chất ứng dụng trong Y-Dược từ nguồn dược liệu Việt Nam, chúng tôi đã chọn các
thực vật chi Cơm nguội (Ardisia) họ Đơn nem (Myrsinaceae) làm đối tượng
nghiên cứu cho đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
của một số loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam”.
Mục đích của đề tài:
1. Phân lập các hợp chất từ các bộ phân khác nhau của một số loài Ardisia thu hái
ở Việt Nam
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chât phân lập được dựa vào các phương
pháp phổ hiện đại.
3. Thăm dò hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, gây độc tế bào của một số hợp chất
phân lập được.


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại họ Đơn nem (Myrsinaceae) và chi Ardisia ở
Việt Nam
1.1.1. Họ Đơn nem (Myrsinaceae)

Họ Đơn nem là một họ lớn, trên thế giới có khoảng 35 chi và hơn 1400 loài,
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của hai bán cầu như Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Philippin, New Zealand, Australia, Nam Phi, Nam Mỹ. Hệ thực vật trong họ này
chủ yếu là cây và những khóm cây bụi, đôi khi là những dạng leo bám. Tuy là 1 họ

rộng song trong họ này chủ yếu là các chi: Ardisia, Embelia, Maesa, Aegyceras,
Rapanea và Myrsine. Một số chi được sử dụng như cây trồng, đôi khi lại là cây
trang trí, một số trong số đó còn được xếp vào hàng cây thuốc quý sử dụng trong
dân gian đã được báo cáo trong dược điển cây thuốc ở một số nước trong việc diệt
giun sán, tiêu diệt vi khuẩn… [64].
Họ Đơn nem là một trong những họ rất dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, bởi
chúng mọc phổ biến dưới tán rừng, ven đường đi, một số loài gặp ở vùng đồi núi.
Chúng có dạng cây gỗ nhỏ hoặc bụi phân nhánh, thường cao khoảng 1-2 m, có khi
cao 6-12 m, một số loài cao 7-50 cm hoặc bụi không phân nhánh, rất ít khi cây
thảo, riêng chi Chua ngót (Embelia) có dạng bụi leo. Lá đơn mọc cách, không có
lá kèm, mép nguyên hoặc khía răng. Hoa tập trung ở đầu cành hoặc ở nách lá tạo


thành cụm hoa hình chùm, tán hoặc ngù. Tất cả các bộ phận của cây từ các bộ
phận dinh dưỡng như lá đến các bộ phận sinh sản như các thành phần của hoa hầu
hết đều có điểm tuyến hoặc dưới dạng đường gân rõ nhất là ở chi Đơn nem
(Mease) hoặc ở quả như chi Cơm nguội (Ardisia). Hoa phần lớn mẫu 4-5, ít khi
mẫu 6. Bầu thượng hoặc trung gặp ở chi Đơn nem. Quả hạch, hình cầu, một hạt
hoặc quả hạch nhiều hạt và hạt có cạnh (Mease). Tuy nhiên họ Đơn nem rất dễ
nhận biết các chi, nhưng khó khăn về phân biệt thành phân loài nhất là chi Cơm
nguội là chi lớn nhất (khoảng 101 loài ở Việt Nam) có những loài nhìn bằng mắt
thường rất giống nhau, cho nên sự có mặt của điểm tuyến, hình dạng và vị trí cụm
hoa, cách sắp xếp lá đài là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt các loài trong chi
Cơm nguội [4].
1.1.2. Chi Ardisia (Cơm nguội)
1.1.2.1.

Đặc điểm thực vật chung của chi Ardisia
Ardisia là một chi lớn thuộc họ Myrsinaceae, chi lớn trên thế giới có


khoảng 500 loài, phân bố phần lớn ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Á, số ít ở châu
Úc, các đảo Thái Bình Dương. Số lượng tuyệt đối của loài trong chi này, thêm sự
thiếu chính xác trong việc cập nhật số lượng loài đã phần nào gây ra những khó
khăn nhất định trong việc xác định mức độ loài trong chi này. Chi này được biết
đến như các vị thuốc dùng trong dân gian từ xa xưa, sử dụng lá, thân rễ, cành, đôi
khi là quả [25].
Ở Việt Nam chi Ardisia có khoảng 101 loài. Đặc điểm thực vật chung, cây
nhỏ, bụi hoặc nửa bụi gần với dạng cây thảo. Lá đơn, mọc cách, ít khi mọc đối
hoặc gần mọc vòng, phiến lá thường có điểm tuyến, mép nguyên hoặc khía răng
cưa tròn, giữa các răng có điểm tuyến, hoặc khía răng cưa nhỏ và nhiều. Cụm hoa
hình chùm, xim, tán, ngù ở đầu cành, nách lá hoặc ngoài nách lá. Hoa lưỡng tính,
thường mẫu 5, ít khi mẫu 4. Lá bắc nhỏ và sớm rụng. Lá đài thường hợp ở gốc, ít
khi rời, xếp van hay xếp lợp, thường có điểm tuyến. Cánh hoa hơi hợp ở gốc, ít khi
hợp đến 1/2 chiều dài, xếp vặn về phía phải, thường có điểm tuyến. Nhị đính ở


gốc ống tràng (hoặc đính ở giữa); chỉ nhị ngắn hơn cánh hoa, ít khi dài bằng hoặc
dài hơn; bao phấn hai ô, mở dọc, ít khi mở lỗ, trung đới thường có điểm tuyến.
Bầu thường hình cầu hoặc hình trứng; vòi nhị, chỉ nhị thường ngắn hơn cánh hoa;
núm hình chấm; noãn 3-12 hoặc nhiều hơn, xếp thành một vòng đến nhiều vòng.
Quả mọng dạng quả hạch, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, thường có màu hồng, có
điểm tuyến, có lúc có gân tuyến. Hạt hình cầu, lõm ở gốc, hạt bao phủ bởi một cái
màng còn lại của giá noãn; nội nhủ sừng, phôi hình trụ mọc ngang hoặc thẳng [2,
4].
1.1.2.2.
1.1.2.2.1.

Đặc điểm thực vật một số loài Ardisia nghiên cứu
Ardisia balansana – Cơm nguội balansa


Loài A.balansana được Yang miêu tả khoa học lần đầu năm 1989. Là loại cây
bụi nhỏ, có thân dễ bò, thân đứng thẳng cao 25-50(100) cm, có vảy hình khiên
tròn. Lá mọc cách hoặc gần như vòng, phiến hình mác ngược hoặc trứng ngược
hẹp, 8-20(26)x3-5,5(8) cm, dai, chóp lá tù, gốc hẹp từ từ và thành hình nêm, mặt
trên màu đen, nhẵn, trừ gân chính có lông, mép lá khía răng cưa nhỏ mịn, không
đều; gân bên khoảng 8-12 đôi; cuống lá có cánh. Cụm hoa chùy ở nách lá, dài 67(11) cm; cuống hoa dài 3-7 mm, đạt đến 1cm khi mang quả. Lá đài 5, hình tam
giác hoặc trứng, có lông nhỏ và điểm tuyến. Cánh hoa 5, màu trắng sau trở thành
hồng nhạt; dài 3-4 mm, có điểm tuyến. Nhị 5, dài gần bằng cánh hoa, bao phấn có
điểm tuyến ở lưng. Bầu có lông; vòi ngắn hơn cánh hoa; noãn 4-5, 1 vòng. Quả
hình cầu, khi chín màu đỏ, đường kính 6-8 mm, có tuyến dọc, có lông, sau nhẵn
[2, 4].
Phân bố: cây mọc ở rừng dày thường xanh lá rộng, khe đá, nơi ẩm ướt, bờ suối, ở
độ cao 1000-1500 m. Phân bố chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, Vân Nam (Trung
Quốc) [2].
Mẫu nghiên cứu được thu tại Mẫu Sơn – Lạng Sơn – Việt Nam:


Hình 1.1: Hình ảnh cây A. balansana
1.1.2.2.2.

Ardisia splendens – Cơm nguội rạng

Ardisia splendens được Pitard miêu tả khoa học lần đầu năm 1930. Là loại cây
bụi, cao khoảng 1-1,2 m. Thân non tròn, mảnh, vỏ màu xám, có đường khía dọc.
Lá hình mác ngược hẹp, 8-15x1,5-4 cm, chóp lá nhọn hoặc tù, giảm dần dài và
men xuống cuống, mép cuộn xuống phía dưới; gân bên 8-12 đôi, hướng lên, gân
cấp III không rõ; cuống dài 5-8 mm, dẹp và có rãnh ở mặt trên. Cụm hoa hình
chùm dạng gần ngù tán ở đầu cành, dài 8-18 cm, trục thứ cấp dài 1-2 cm, mang ở
đầu nhiều hoa, xếp thành tán hoặc ngù; cuống hoa dài 5-8 mm, khi ra quả đạt đến
10 mm. Lá đài 5, hình tam giác, dài 1,5 mm, mép nguyên, xếp lợp không rõ; ống

dài 0,75 mm. Cánh hoa 5, dài 5-6 mm, hình thuôn, nhọn, mỏng, màu hồng; ống rất
ngắn. Nhị 5, dài 3 mm, chỉ nhị ngắn; bao phấn hình thuôn, nhọn ở đầu, lưng có
điểm tuyến to. Bầu hình cầu, cao 1 mm, vòi nhụy dài 6 mm, núm hình chấm. Quả
hình cầu, đường kính 5-7 mm [2, 4].
Phân bố: A. splendens mới thấy ở Đồng Nai
Mẫu nghiên cứu được thu hái tại Cát Tiên – Tân Phú – Đồng Nai:


Hình 1.2: Hình ảnh cây A. splendens
1.1.2.2.3.

Ardisia insularis – Cơm nguội đảo

Loài Ardisia insularis được Mez miêu tả khoa học lần đầu vào năm 1902. Là
loại cây bụi, cao 2-2,5 m; cành mảnh, cành non và trục cụm hoa có lông vảy màu
nâu, cành non hơi dẹt, vỏ màu xám, có đường khía dọc. Lá hình mác thuôn hoặc
bầu dục hẹp, 12-24x2,5-5 cm, chóp lá hẹp dần và nhọn, gốc hình nêm, mép hơi
gợn sóng, mặt dưới có nhiều điểm tuyến rõ; gân chính lõm ở mặt trên, gân bên
nhiều hướng lên, mảnh, nỗi rõ ở mặt dưới, gân cấp III hình mạng; cuống dài 0,51,5(1,8) cm. Cụm hoa hình chùy ở đầu cành, dài 12-15 cm, trục thứ cấp 8-10, dài
1-1,5 cm, trục tam cấp dài 0,8-2 cm; lá bắc dài khoảng 1 mm, hẹp, nhọn; cuống
hoa dài 0,3 cm. Hoa họp thành 8-12 chiếc, thành chùm ở đầu các trục chính, thứ
cấp và tam cấp. Hoa màu hồng, thơm. Lá đài 5, hình trái xoan, đầu tù hoặc nhọn,
dài 0,75 mm, có lông quanh mép, có điểm tuyến. Cánh hoa 5, hình trái xoan, dài
3-4 mm, hơi nhọn, có gân và có điểm tuyến ít rõ. Nhị 5, hình mác nhọn, bao phấn
lưng có ít điểm tuyến, chỉ nhị dài 1 mm. Bầu hình trứng, cao 0,75 mm, vòi nhụy
dài 5 mm; noãn nhiều, 3 vòng. Quả hình cầu, đường kính 4-5 mm, dẹp ở đầu.
Phân bố: Đồng Nai (Trảng Bom, núi Đỉnh). Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.


Mẫu thực vật nghiên cứu thu tại Quảng Khê, Đăk Glong, Đắk Nông, Tây

Nguyên:

Hình 1.3: Hình ảnh cây A. insularis
1.1.2.2.4. Ardisia incarnata – Cơm nguội thắm

Ardisia incarnata được miêu tả khoa học lần đầu tiên bởi Pitard năm 1930. Là
loại cây bụi, cao khoảng 2-3m, đường kính gốc khoảng 10 cm. Cành mang hoa dài
50 cm, mảnh, vỏ màu xanh, có đường kính khía dọc nhỏ, về sau tròn, vỏ màu xám,
có nhiều bì khổng. Lá hình mác, mác ngược hoặc thuôn, 7-11x2-3 cm, thường đầu
lá cong dạng lưỡi liềm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm, phiến mỏng, mép cuộn xuống
phía dưới và hơi nhăn nheo, tuyến mép ít rõ; gân bên 10-14 đôi, mảnh, ít rõ; gân
cấp III hình mạng; cuống dài 0,7-2 cm, có rãnh ở mặt trên. Cụm hoa hình tán kép
ở đầu cành, có lông nhỏ; cuống cụm hoa dài 1cm, cuống hoa dài 1,5 cm. Lá bắc
hình thuôn, dài 6 mm. Lá đài 5, hình thuôn hoặc trứng, dài 2,5 mm, đầu tù hoặc
nhọn, có vài điểm tuyến. Cánh hoa 5, màu hồng, dài 8 mm, hình trái xoan hẹp, đầu
nhọn, mỏng, có điểm tuyến ở đầu. Nhị 5, bao phấn dài 5 mm, hình thuôn, đầu
nhọn. Bầu gần hình cầu cao 1 mm, có nhiều điểm tuyến; vòi nhụy dài 6 mm; núm
hình chấm, noãn 5, 1 vòng.


Phân bố: Mới thấy ở Lào Cai, Khánh Hòa ( núi Vọng Phu – Nha Trang), Ninh
Thuận (Phan Rang).
Mẫu thực vật được thu ở Cát Cát - Sa Pa - Lào Cai:

Hình 1.4: Hình ảnh cây A. Incarnata
1.2.

Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học về chi Ardisia
trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu thành phần hóa học


Các loài thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae đã được nghiên cứu từ rất
sớm trên thế giới. Ngay từ năm 1968, Ogawa Hideko và các cộng sự đã tìm thấy
các hợp chất ardisiaquinon A, B, C từ loài Ardisia sieboldi của Nhật Bản [70]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các thực
vật thuộc chi này chỉ thực sự phát triển vào khoảng chục năm trở lại đây. Các kết
quả nghiên cứu gần đây cho thấy các loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae chứa
nhiều lớp chất thú vị, trong đó có nhiều hợp chất có cấu trúc mới, như các
tritecpen saponin, benzoquinon, flavonoid, isoflavonoid, steroid, polyphenolic, các
dẫn xuất của bergenin, các dẫn xuất của resorcinol… và có nhiều hoạt tính sinh
học đáng quý trong đó nổi trội nhất là hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư.


1.2.1.1. Các hợp chất có khung tritecpen saponin

Tritecpen saponin được biết đến như một lớp chất phổ biến phân bố rộng
rãi ở rất nhiều cây lớn, sinh vật biển, sự đa dạng về cấu trúc của lớp chất này đã
đem lại những hoạt tính thú vị như kháng nấm, kháng khuẩn và đặc biệt hơn là có
tác dụng ức chế tế bào ung thư rất tốt [60]. Ghi nhận trên các báo cáo từ trước cho
đến nay cho thấy lớp chất này rất phổ biến trong họ Myrsinaceae và đặc biệt rất
nhiều trong chi Ardisia.
Ban đầu việc xác định thành phần hóa học của chi này được báo cáo bởi
Chaweewan và cộng sự năm 1986 với 2 hợp chất tritecpen saponin là
ardisiacrispin A (1) và ardisiacrispin B (2) phân lập được từ rễ của cây Ardisia
crispa [36]. Hỗn hợp 2 chất này được báo cáo có thể ức chế sự tăng sinh tế bảo
Bel-7402 bằng cách gây ra sự chết tế bào theo chương trình [51].

Tên chất

R1


Ardisiacrispin A

(1)

Ardisiacrispin B

(2)

Ardicrenin

(3)

CHO

R2
β-D-Glucopyranosyl

R3

R4

β-D-

α-

Glucopyranosyl

OH


α-L-

α-

Rhamnopyranosyl

OH
αOH


Ardisicrenoside
A
Ardisicrenoside
B

α-

(4)

OH

CH2OH

α-

(5)

OH

β-D-xylopyranosyl


Ardisicrenoside I

(12)

Ardisicrenoside J

(13) CH(OCH3)2

Ardisicrenoside
K

Ardisicrenoside
M

OH
αOH

α-LRhamnopyranosyl

(14)

Ardisicrenoside L (15)

α-

OH

=O


α-L-

α-

Arabinopyranosyl

β-DGlucopyranosyl

(16) CH(OCH3)2
β-D-xylopyranosyl

Primulanin

(18)

H
CHO

Cyclaminorin

(19)

H

OH
=O
αOH

β-D-


α-

Glucopyranosyl

OH

Năm 1992, khi nghiên cứu thành phần hóa học trên cây Ardisia crenata, từ rễ
cây này đã phân lập được 20 hợp chất tritecpen saponin [23, 36, 37, 38, 47, 55,57]
trong đó 2 hợp chất ardisiacrispin A & B còn được tìm thấy từ loài A. crispa, A.
brevicaulis [11, 34].


R1
Ardisicrenoside C (6)

α-L-Rhamnopyranosyl

Ardisicrenoside D (7)

β-D-xylopyranoyl

R2

β-D-glucopyranoyl

Ardisicrenoside E (8)
α-L-Rhamnopyranosyl
Ardisicrenoside H

H


(11)

Ardisicrenoside F
(9)

Ardisicrenoside G
(10)

β-D-xylopyranoyl

β-D-xylopyranoyl

H


Ardisicrenoside N
(17)

α-L-Rhamnopyranosyl

Từ rễ loài A. japonica, các tác giả đã phân lập được 24 hợp chất tritecpen
saponin và đã khảo sát hoạt tính của chúng, trong đó có hợp chất ardisicrenoside A
đã được phân lập từ A.crenata trước đó [17, 25, 51].

STT

R1

R2


R3

R4

Ardisianosides A

(19)

S1

Ardisianosides B

(20)

S2

Ardisianosides C

(21)

S5

Ardisianosides D

(22)

S6

Ardisianosides E


(23)

S7

α-

Ardisianosides F

(24)

S3

OH

Ardisianosides G

(25)

S4

OH

Ardisianosides H

(26)

S1

CH3


Ardisianosides I

(27)

S4

CH2OH

R5

CH3

H2

CH2OH

CH3


Ardisianosides J

(28)

S4

CHO
=O

Ardisianosides K (29)


S1

S2


S3

S5

S4

S6

S7
Nghiên cứu trên loài A. mamillata, Jing Hang đã phân lập được 8 hợp chất
triterpenoid saponin từ rễ được đặt tên là ardisimamillosides (A-H) [32, 33,34],
cùng với đó 17 hợp chất triterpenoid saponin đã thu được từ loài A. gigantifolia,
trong đó 13 hợp chất được phân lập từ phần rễ thân của loài này [29, 61, 62, 63,
90].


ST
T

R1

R2

(29)


(30)

CH3

R3

R4

β-D-

β-D-

Glucopyranosyl

Glucopyranosy

α-

l

OH

H
6-OAc-β-D-

(31)

Glucopyranosyl


(32)

(33) CH2OAc

β-DGlucopyranosyl

H

H

β-D-

α-L-Rhamnopyranosyl

Glucopyranosy
l

CH2OH

H

(35)

CHO

H
β-Dα-

Glucopyranosy


OH

l
6-OAc-β-D-

(37)
(38)

Glucopyranosyl
=O

H

α-L-Rhamnopyranosyl

H

(34)

(36)

R5

H
H


α-

(39)


H

OH

H

H

Điều đặc biệt ở đây sau khi phân lập các hợp chất saponin từ loài này, tác giả
đã có sự đánh giá mối tương quan giữa hoạt tính và cấu trúc, sự ảnh hưởng và hiệu
quả giữa bộ khung aglycon (tritecpen) và phần đường tới hoạt tính của lớp chất.
Kết quả chỉ ra rằng sự kết hợp của nhóm C=O tại vị trí C16, phần đường Lrhamnose của R5, nhóm acetyl của 6-OH ở phần đường glucose, làm gia tăng
đáng kể hoạt tính ức chế trên 2 dòng tế bào A549, HCT-8 song cùng với đó là sự
suy giảm hoạt tính trên dòng tế bào Bel-7402 [69].
Nghiên cứu thành phần hóa học loài A. pusilla đã phân lập được một số
tritepen saponin mới và ardipusillosides (I-V). Tất cả các hợp chất được thử
nghiệm, đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, trong đó ardipusillosides (I, II) thể hiện
hoạt tính đáng kể trong việc chống lại ung thư biểu mô ở phổi và gan [85]. Ba hợp
chất ardipusillosides (III-V) thể hiện tiềm năng gây độc tế bào U251MG ở người
[81,82].
Gần đây, 2 loài A. kivuensis, A. elliptica cũng đã được nghiên cứu, trong việc
nỗ lực nghiên cứu thành phần hóa học của loài, một lần nữa các tritecpen saponin
mới lại được tìm thấy trong 2 loài này [65,75].
1.2.1.2.

Các hợp chất có khung quinone và alkyl phenol

Quinone là lớp chất hữu cơ bắt nguồn từ các hợp chất thơm ví như benzen
hoặc naphthalen, hợp chất này được xác định bởi sự hiện diện của 2 liên kết đôi

của một vòng thơm. Cũng giống như lớp chất tritecpen saponin, ở một số loài
thuộc chi Ardisia, người ta cũng tìm thấy sự đa dạng về cấu trúc của bộ khung
quinone.
Năm 1987, từ rễ thân loài A. cornudentata, lần đầu tiên đã phân lập được 2
hợp chất 1, 4-benzoquinon [86]. Tiếp sau đó, một loạt các hợp chất có bộ khung
quinone, alkyl phenol được phân lập từ rễ thân loài A. japonica, các hợp chất này


sau đó đều được thử nghiệm hoạt tính sinh học trên enzym PTB1B, trong đó hợp
chất 40, 41, 42 thể hiện hoạt tính in vitro đáng kể trong việc ức chế enzym này
[28, 52, 53].

Tên chất

STT

R

n

Maesanin

40

CH3

9

5-ethoxy-2-hydroxy-3-[(10Z)-pentadec-10-en-1-yl]


41

C2H5

9

42

C2H5

7

[1,4]benzoquinone
5-ethoxy-2-hydroxy-3-[(8Z)-tridec-8-en-1-yl][1,4]benzoquinone

Từ rễ và gốc loài A. viren đã phân lập được 31 hợp chất trong đó có 4 hợp
chất thuộc khung quinone và 27 hợp chất thuộc lớp chất alkyl phenol, các hợp chất
đều được thử hoạt tính gây độc tế bào trên 3 dòng tế bào MCF-7, NCI-H460 và
SF-268 và các giá trị IC50 đã được Hsun-Shuo Chang và cộng sự công bố năm
2009. Từ loài A. punctata, 3 hợp chất mới là dẫn xuất của 1, 4-benzoquinone cũng
đã được phân lập [48].
Trong những năm gần đây, loài A. kivuensis được nghiên cứu bởi nhiều nhà
khoa học. Từ năm 2011, những nghiên cứu về thành phần hóa học loài này đã
được công bố, từ lá và rễ đã phân lập được các hợp chất ardisiaquinone J-P (4350), trước đó các hợp chất ardisiaquinone (A-H) lần lượt được phân lập từ loài A.
sieboldii và A. teysmanniana [64, 65, 91].


Tên chất

STT


R1

R2

R3

R4

N

Ardisiaquinone J

(43)

OH

O

OH

CH3

10

Ardisiaquinone K

(44)

OH


O

OH

CH3

10

Ardisiaquinone L

(45)

H

O

CH3

H

10

Ardisiaquinone M

(46)

H

O


H

CH3

9

Ardisiaquinone N

(47)

H

O

H

H

9

Ardisiaquinone O

(48)

OH

OCH3

OH


OH

9

Ardisiaquinone P

(49)

OH

OCH3

OH

OH

10

Đánh giá về khả năng gây độc tế bào của dãy chất ardisiaquinone trên các
dòng tế bào HeLa, A431, MCF7 và Ishikawa, đồng thời đánh giá hoạt tính của
những chất này trên các chủng vi khuẩn đã cho kết quả rất thú vị, qua đó tác giả
cho rằng những dẫn xuất tự nhiên của lớp chất alkylphenol có hoạt tính hay, đó là
những ứng cử viên tiềm năng trong việc tìm ra những hợp chất mới trong điều trị
bệnh đặc biệt là các bệnh có liên quan tới bạch cầu và các bệnh truyền nhiễm gây
ra bởi vi khuẩn gram dương [64, 65, 70].
1.2.1.3. Các hợp chất có khung isocoumarin

Ngoại trừ các lớp chất đã nhắc đến trong chi này thì lớp chất isocoumarin
cũng rất đáng được quan tâm, điển hình như bergenin (50). Lớp chất này có nhiều

tác dụng đã được báo cáo như hoạt tính chống lại tế bào ung thư gan, kháng nấm,
chống loạn nhịp tim, chống HIV [54, 72,74]. Hợp chất này được tìm thấy trong
nhiều loài thực vật khác nhau và trong một số loài trong chi Ardisia như A.


colorata, A. elliptica, A. japonica, A. crenata… Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy hàm
lượng bergenin ở loài A. elliptica khá cao [46]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phân
lập được 11-Ogalloylbergenin (51) và 11-O-syringylbergenin (52) cùng với 2 dẫn
xuất mới của bergenin là 11-O-vanilloyl-bergenin và 11-O-(3-dimethylgalloyl)bergenin (53-54) từ rễ A. crenata [39]. Một dẫn xuất khác của bergernin là
demethoxybergenin (55) cũng được phân lập từ loài A. colorata [79]. Từ loài A.
gigantifolia, 6 hợp chất là dẫn xuất của bergenin, trong đó có một hợp chất mới là
11-O-veratroylbergenin (56) đã được phân lập từ phần rễ của loài này [62].

Bergenin (50)

Demethoxy-bergenin (55)

Tên chất

STT

R1

R2

R3

11-Ogalloylbergenin

(51)


OH

OH

OH

11-O-syringylbergenin

(52)

Ome

OH

Ome

11-O-vanilloyl-bergenin

(53)

Ome

OH

H

11-O-(3-dimethylgalloyl)- bergenin

(54)


Ome

Ome

OH


11-O-veratroylbergenin

(56)

Ome

Ome

H

1.2.1.4. Các hợp chất có khung resorcinol

Từ rễ của một số loài như A. brevicaulis, A. cornudentata, A. gigantifolia, A.
maculosa và lá của loài A. silvestris, một loạt các hợp chất resorcinol được phân
lập, cấu trúc và hoạt tính của chúng đã được báo cáo [15, 18, 56,66].
Năm 2010, khi nghiên cứu thành phần từ dễ cây của loài A. brevicaulis đã phân
lập được 6 hợp chất resorcinol (57-62), trong đó có hai hợp chất mới là 57 và 58.

(57) 4-hydroxy-2-methoxy-6-[(8Z)-pentadec-8-en-1-yl] phenyl acetat

(58) 4-hydroxy-2-methoxy-6-pentadecylphenylacetate


(60) 5-tridecylresorcinol

(59) ardisiphenol D

(61) 5-pentadecylresorcinol


(62) 5-[(8Z)-pentadecyl-8-en-1-yl] resorcinol
1.2.1.5. Các hợp chất có khung flavonoid
Cho đến nay, lớp chất flavonoid trong chi này được báo cáo rất ít. Năm 2005,
trong việc nghiên cứu hoạt tính ức chế PTP1B trên loài A. japonica, lần lượt các
lớp chất flavonoid phổ biến như quercitin, myricitin, kaempferol 3-O-α-Lrhamnopyranoside và rutin được tìm thấy trong loài này [52]. Đến năm 2009, từ
loài A. colorata trong một nghiên cứu của Kikuchi H và cộng sự đã phân lập được
11 hợp chất isoflavon (63-73), trong đó có một hợp chất mới coloratanin A(63)
cũng được phân lập [44].

Tên chất

STT

Cấu tạo

Gốc R

Coloratanin A
63

7,4’-dihydroxy-8-methoxyisoflavone
Genistein


2-hydroxyformononetin

R1=OMe,
64

66
65

Formonotetin

R2=H;
R1=H,
R2=OH
R=OH
R=H

69


×