Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Có ý kiến cho rằng: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu Hãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.37 KB, 3 trang )

Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng
quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy bình luận ý kiến trên.
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả ( Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội...), tác phẩm
( hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề...) và ý kiến nêu trong đề bài. ( 1 điểm)
b. Thân bài: ( 8 điểm)
- Giải thích ý kiến: ( 2 điểm, mỗi ý 1 điểm)
+ Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện riêng - tứ thơ gói ghém một câu chuyện trong
cuộc đời người lính trở về sau chiến tranh - người đã từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua
thời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ
- như người dưng qua đường". Rồi một lần " Thình lình đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhà
thơ " vội bật tung cửa sổ" để đột ngột thấy "vầng trăng tròn", từ đó bao cảm xúc và suy ngẫm của
tác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền
hậu,..chợt ùa đến. Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy.
+ Ý nghĩa khái quát của hình tượng thơ: từ hình ảnh cụ thể, từ tâm trạng riêng của cá nhân
nhà thơ biểu lộ cái khái quát, cái chung trong triết lý về cuộc sống của con người: lời cảnh tỉnh, lời
nhắc nhở sống ân nghĩa, thủy chung, nhớ về cội nguồn.
- Phân tích, chứng minh: ( 4 điểm, mỗi ý 1 điểm, đảm bảo phân tích cả nội dung và nghệ
thuật khái quát của các đoạn thơ).
+ Được viết theo thể thơ 5 chữ mang giọng điệu tâm tình, theo dòng chảy thời gian, ba khổ
thơ đầu là lời kể với nhịp thơ trôi chảy tự nhiên về mối quan hệ gắn bó, thân thiết như tình bạn tri
kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng trong quãng đời từ thơ ấu đến thời gian đi bộ đội, sống và chiến đấu
nơi rừng núi. Quan hệ đó tự nhiên mà gần gũi đến nỗi gần như đi đâu, làm gì cũng có nhau và có
lẽ nhà thơ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy. Đó là
quãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu niềm
vui, hạnh phúc. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, ch vẻ đẹp bình dị và
vĩnh hằng của cuộc sống.
Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩa thuở nào


" như
người dưng qua đường". Vì sao lại như vậy? Vì hoàn cảnh sống thay đổi... vầng trăng vẫn đi qua
phố, qua ngõ nhưng nhà thơ không còn nhớ đến vầng trăng.
Ý nghĩa của lời kể sâu, rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là khi người ta
thay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian
khổ. Trước vinh hoa phú quý, người ta cũng có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với
những chuyện tưởng chừng không bao giờ có thể lãng quên.
+ Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm - một câu chuyện không hiếm gặp ở nước
ta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng là chi tiết ẩn dụ mang tính biểu tượng cao về những thăng
trầm của cuộc sống. Vốn đã quen với ánh sáng ( cuộc sống sung sướng)- không thể chịu cảnh tối
om ( cuộc sống thiếu thốn, khó khăn). Ba từ vội, bật, tung đặt liền nhau cho thấy sự khó chịu và
hành động khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng. Và đột ngột vầng trăng tròn xuất hiện. Ngửa mặt
lên nhìn trời, nhìn trăng... Tình huống đó như một cái cớ khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác
giả. Giọng thơ đột ngột cất cao với bước ngoặt của sự việc.


+ Hai khổ thơ cuối: "Ngửa mặt lên nhìn mặt" -> nghệ thuật nhân hóa diễn tả tư thế tập trung
chú ý, mặt đối mặt, cảm xúc dâng trào. Tác giả không cụ thể, trực tiếp mà dùng phép so sánh, điệp
từ, từ ngữ có cái gì rưng rưng...cùng giọng thơ tha thiết trầm lắng cùng xúc cảm và sự suy tư trầm
lắng diễn tả sự xúc động trào dâng khi gặp lại vầng trăng - người bạn tri kỉ, tình nghĩa mà mình
từng quên lãng, gợi quá khứ ùa về....
+ Phân tích nghĩa của hình ảnh vầng trăng " tròn vành vạnh", " im phăng phắc"; cái
" giật
mình". Hình ảnh thơ mang hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí:
" tròn vành
vạnh" - một vẻ đẹp viên mãn, trăng vẫn thế, vẫn thủy chung, tình nghĩa. Chỉ có lòng người thay
đổi “vô tình”. " Ánh trăng im phăng phắc": vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ sáng nhưng mang ý
nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc, đủ để con người “giật mình” biết tự vấn lương tâm, biết suy nghĩ để
nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình. Cái giật mình tự nhắc nhở bản
thân về lòng ân nghĩa, thủy chung, độ lượng, không bao giờ được làm kẻ phản bội quá khứ.

Những chữ đầu dòng không viết hoa nhằm biểu hiện sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh
trong từng đoạn thơ và cả bài thơ.
Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, sức
truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
- Bình luận: (2 điểm, mỗi ý 1 điểm).
Đúng như ý kiến đã nêu trong đề bài, từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn
Duy) là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình
nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của
Nguyễn Duy mà còn có ý nghĩa đối với cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng gian khổ trong
chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân... nay được sống trong hòa bình và tiếp xúc
với nhiều tiện nghi hiện đại văn minh.
Bài thơ càng có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay, khi con người phải đối diện với nhiều
thách thức, với nhiều giá trị mới. Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người bởi nó đặt ra vấn đề thái độ
sống đối với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh sống thay đổi. Bài thơ
nằm trong mạch cảm xúc " uống nước nhớ nguồn", gợi lên đạo lí tình nghĩa thủy chung - một
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
c. Kết bài (1 điểm): Nêu cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ hoặc rút ra bài học sâu
sắc cho bản thân sau khi học bài thơ.
Câu 3, ( 10đ )Có ý kiến cho rằng: “ Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là chuyện tình cảm
nhớ về cội nguồn, nhớ về quá khứ mà còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy
với chính mình”. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm
sáng tỏ ý kiến trên.
* Luận điểm 1:Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là chuyện tình cảm nhớ về cội nguồn,
nhớ về quá khứ ( phân tích thơ để chứng minh)
* Luận điểm 2:Ánh trăng của Nguyễn Duy còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung
thủy với chính mình ( phân tích thơ để chứng minh)
Câu 3 (10 đ):
Cảm nhận về nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa
(Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
1. Mở bài (1đ): Giới thiệu vấn đề bàn luận truyền thống ân tình, thủy chung của con người Việt

Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng.
2.Thân bài (8đ):
*Đôi nét về truyền thống ân tình, thủy chung của con người Việt Nam. (0,5đ)


* Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong tấm lòng của
người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành. Nơi đất khách quê người
nhưng anh vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, gắn bó với bà. Những
năm tháng đói mòn đói mỏi được bà che chở nâng niu chăm sóc…( dẫn chứng) . (0. 5đ)
- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời nhiều gian khổ mà giàu đức hi sinh của
bà.( dẫn chứng) (0, 5đ)
- Cháu khẳng định công lao to lớn của bà. Bếp lửa bà nhóm hàng ngày không chỉ là bếp lửa bình
thường , nó là tình yêu thương vô bờ của bà đối với con cháu. Nó là ngọn lửa của niềm tin, đức hi
sinh, tinh thần kiên cường của bà .Nó là ngọn lửa thiêng liêng, kỳ diệu tiếp thêm sức mạnh, khơi
nguồn khát vọng, tỏa sáng tâm hồn, sưởi ấm suốt cuộc đời cháu. ( dẫn chứng) (0, 5đ)
- Bếp lửa- lòng bà thật thiêng liêng, kì diệu, nó luôn nhắc nhở cháu nhớ và biết ơn cội nguồn sinh
dưỡng của mình đó là gia đình, quê hương, Tổ quốc. ( dẫn chứng) (0, 5đ)
* Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy .
- Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình thủy chung thể hiện qua lời tâm
tình người chiến sĩ . (0, 5đ)
-Anh kể hồi tuổi thơ sống với đồng, với sông, với bể, đến hồi chiến tranh anh là người lính ở
rừng, suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành anh gắn bó với trăng, với thiên nhiên. Vầng
trăng đã thành tri kỉ, ngỡ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa.( dẫn chứng) (0, 5đ)
- Nhưng từ khi về thành phố- chiến tranh đã qua đi, cuộc sống quen với ánh điện cửa gương anh
đã vô tình, lãng quên quá khứ, những năm tháng gian lao, sâu nặng nghĩa tình. ( dẫn chứng) (0,
5đ)
-Anh giật mình thức tỉnh lương tâm khi trăng- người đối diện. . .( dẫn chứng) (0, 5đ)
- Những suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ, lời nhắn nhủ mọi người luôn độ lượng, vị tha.
Hãy sống ân tình thủy chung với quá khứ với lịch sử, với nhân dân, với đất nước. .( dẫn chứng)

(0, 5đ)
* Vài nét về nghệ thuật (1đ)
+ Bếp lửa:
- Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu thiết tha, tràn trề cảm xúc.(0,25đ)
- Hình ảnh thơ bình dị và gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt. (0,25đ)
+ Ánh trăng:
- Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng chất chứa suy tư. .(0,25đ)
- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang biểu tượng gợi suy tư sâu xa. .(0,25đ)
* Đánh giá: Ân tình thuỷ chung luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm
cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Quan hệ với quá khứ, với lịch
sử, với nhân dân và đất nước (1đ)
3. Kết bài (1đ).
- Mỗi bài thơ một nét đẹp ân tình, chung thủy. Đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc.
- Tuổi trẻ cần rèn luyện bản thân và giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy, nhất là trong cuộc sống hiện
đại hôm nay.



×