Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 131 trang )

ĐÀO NGỌC PHƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

ĐÀO NGỌC PHƯƠNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CATIA TRONG THIẾT KẾ VÀ
LẬP TRÌNH GIA CÔNG TRỤC BƠM NƯỚC CỦA
ĐỘNG CƠ XE MÁY TRÊN MÁY TIỆN CNC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ

KHOÁ 2008 -2010

Hà Nội- 2010


PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Hiện nay, trên thị trường xe gắn máy của Việt Nam có rất nhiều hãng xe môtô.
Nhìn chung đang được sử dụng nhiều nhất vẫn là dòng xe số tự động, xe côn tay và
dòng xe tay ga sử dụng công nghệ phun xăng điện tử.
Hãng xe máy Honda đã cho ra đời xe tay ga SH, @, Dylan, PS sử dụng phương
pháp làm mát động cơ bằng dung dịch và quạt gió. Dòng xe này được sản xuất và
nhập vào thị trường Châu Âu nhưng được nhập về thị trường Việt Nam và rất được


ưa chuộng.
Qua trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực sửa chữa môtô, xe máy, thị trường
hiện nay các xe SH, @, Dylan, PS sau khi làm việc khoảng 2 đến 3 năm (≈ 30.000
Km) thì nhiệt độ nước làm mát của động cơ tăng cao vượt mức giới hạn cho phép
(định tính: kim báo nhiệt độ nước làm mát tăng vào giới hạn vạch đỏ hoặc định
lượng: đèn đỏ sáng liên tục trên mặt đồng hồ sau khi nổ máy). Nếu không sửa chữa
kịp thời sẽ làm cho dầu bôi trơn động cơ thoát ra ngoài vỏ động cơ qua lỗ thoát
công nghệ tại khu vực đặt bơm nhớt.
Nguyên nhân:
- Trục bơm nước làm mát được làm bằng thép thường nên khi làm việc trong
môi trường hóa chất và nhiệt độ cao nên trục bơm bị ôxi hóa dẫn đến bị gỉ bề
mặt, lớp ôxi hóa đó trên bề mặt trục bơm văng ra khỏi bề mặt làm việc làm
tắc hệ thống làm mát động cơ.
- Dung dịch có lẫn hạt kim loại làm đến phá hủy phớt nước làm mát, phớt
dầu, cánh của trục bơm.
Để sữa chữa nhược điểm trên, các cửa hàng sửa chữa xe máy đã tự chế tạo
một số trục bơm mới để thay thế trục bơm bị hỏng. Các trục bơm làm mát này được
chế tạo từ thép C45, thép không gỉ.

Trang 1


Trc bm ch to bng thộp C45 sau khi thay th hin tng hng trc bm
vn xy ra v cũn nhanh hn so vi trc bm nguyờn bn ca xe.
Trc bm ch to bng thộp khụng g hot ng khc phc c nhc im
ụxi húa b mt nhng vn phỏ hy pht nc, pht du.
Nguyờn nhõn ch yu nhng chớnh xỏc khụng cao nờn sau khi thay
khụng lõu (500- 800 Km) xe vn xy ra hin tng hng húc nh vy.
L mt giỏo viờn dy ngh Ngui sa cha mỏy cụng c Tụi thy rng
thay th trc bm lm mỏt ca dũng xe SH, @, Dylan, PS nguyờn nhõn chớnh dn

n hng trc bm ú l :
-

Do vt liu ch to ca trc bm khụng phự hp vi iu kin lm
vic trong mụi trng dung dch lm ngui cú húa cht nhit
cao (khong 120C).

-

Do thit b gia cụng v trỡnh cụng ngh nờn chớnh xỏc v kớch
thc, yờu cu v dung sai (ng tõm, o hng kớnh) khụng
t, tớnh lp ln kộm.
Chớnh vỡ vy nờn Tỏc gi ó la chn ti ng dng phn mm CATIA

trong thit k v lp trỡnh gia cụng trc bm nc ca ng c xe mỏy trờn
mỏy tin CNC.

II. NI DUNG NGHIấN CU.
Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, luận văn này có nội dung nh sau:
- Nghiên cứu tổng quan về điều khiển số và công nghệ CNC.
- iu tra kho sỏt, la chn vt liu gia cụng trc bm hp lý.
- Giới thiệu phần mềm CATIA.
- Tổng quan về máy tiện CNC Hwacheon HI- ECO 21HS.
- ứng dụng phần mềm CATIA để thiết kế, lập trình gia công trục bơm làm
mát động cơ xe máy trên máy tiện CNC Hwacheon HI- ECO 21HS.

Trang 2


III. I TNG V PHM VI NGHIấN CU.

- Tỡm hiu khai thỏc phn mm CATIA V5R19.
- Thit k theo mu trục bơm làm mát của động cơ xe ga.
- S dng mỏy tin CNC gia cụng ch to trc bm lm mỏt bằng vật liệu
SUS304.
Việc nghiên cứu thực nghiệm đợc tiến hành với các điều kiện sau:
- Máy thực nghiệm: máy tiện CNC HWACHEON HI-ECO 21HS (Hn Quốc).
- Vật liệu gia công là thép SUS304.
- Đối tợng gia công là trục bơm nớc của động cơ xe máy có sử dụng phng
phỏp lm mỏt ng c bng dung dch.

IV. PHNG PHP NGHIấN CU.
- Trong quỏ trỡnh nghiờn cu tỏc gi ó lm vic di s hng dn ca PGS.TS
Nguyn Vit Tip.
- Nghiên cứu lý thuyết để tìm hiểu ảnh hởng của điều kiện làm việc đến trục bơm
xe tay ga (kho sỏt thc t trờn xe Dylan) .
- Lun c thc tin: da trờn c s s liu thu thp, quan sỏt để thiết kế và đa vào
ch to thử bằng vật liệu SUS304 tiến tới gia công sản phẩm phục vụ thị trờng.
- Thực nghiệm trên máy Tiện CNC để gia công ra sản phẩm.
- Dùng dụng cụ đo và đồ gá để kiểm tra sản phẩm sau khi gia công.

V. í NGHA KHOA HC V í NGHA THC TIN CA
LUN VN.
ý NGHĩA KHOA HọC:
Bằng cách nghiên cứu cơ sở lý thuyết kết hợp với điều tra khảo sát, luận văn đã
làm rõ nguyên nhân chính dẫn đến hỏng hóc của trục bơm. Từ đó đa ra đợc vật
liệu chế tạo và công nghệ tối u để chế tạo trục bơm một cách hợp lý và đạt yêu cầu
kỹ thuật.
Trang 3



ý NGHĩA THựC TIễN :
Kết quả nghiên cứu thay đổi vật liệu chế tạo trục bơm và ứng dụng công nghệ
CAD/CAM để gia công chế tạo hoàn thành 90% sản phẩm trục bơm có ý nghĩa thực
tiễn trong sản xuất nh sau:
- Khắc phục nguyên nhân hỏng trục bơm của các dòng xe tay ga (SH, PS,
Dylan, @). Đây là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn đối những ngời sử dụng dòng xe
tay ga nói trên.
- Trục bơm có khả năng làm việc trong môi trờng hóa chất và nhiệt độ cao.
- ứng dụng phần mềm CATIA để gia công trục bơm đạt đợc các yêu cầu kỹ
thuật mà bản vẽ thiết kế đặt ra.

Trang 4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM CATIA
1.1. Tổng quan về các phần mềm CAD/CAM hiện đại.
CAD – Computer Aided Design : Thiết kế dưới sự trợ giúp của máy tính
CAM – Computer Aided Manufacturing: Sản xuất dưới sự trợ giúp của máy
tính.
CAD xuất hiện vào trước năm 1960, với tư cách là công cụ vẽ (Drafting Tool).
Vì vậy, trước đây CAD được coi như là “cây bút chì điện tử” (electronic Pencil).
Cho đến những năm 80 của thế kỷ trước, vẽ vẫn là chức năng cơ bản của các phần
mềm CAD. Các công cụ vẽ đã không ngừng được cải tiến và được bổ xung thêm
các tiện ích khiến cho công việc vẽ được tiến hành nhanh chóng hơn, chính xác hơn
và giúp cho việc quản lý, trao đổi tài liệ thiết kế được dễ dàng hơn. Với chức năng
vẽ thì theo tên goi ban đầu, CAD chỉ là công cụ trợ giúp vẽ trên máy tính điện tử
(Computer Aided Draffting).
Theo thời gian CAD đuợc phát triển theo 2 hướng:
- Một mặt, CAD được tích hợp thêm nhiều chức năng mới. Với các tính năng
đồ họa đặc trưng của mình, CAD đã trở thành môi trường phát triển các công cụ

tính toán, phân tích, sản xuất (như tính toán động học, động lực học cơ cấu, tính
toán khí động, nhiệt, từ, rung động cho đến việc lập trình, quản lý quy trình công
nghệ gia công trên máy CNC,…). Nói cách khác, CAD ngày càng được tích hợp
thêm những chức năng mới và nhờ các chức năng này CAD đã trở thành công cụ vô
cùng hữu dụng cho các kỹ sư thiết kế. Các thuật ngữ CAE (Computer Aided
Engineering) hay CAM (Computer Aided Manufacturing) đã trở nên ngày càng
quyen thuộc và gần gũi đối với những người làm kỹ thuật. Có thể nói tuy có các
chức năng rất khác nhau nhưng các phần mềm CAE và CAM đều có một đặc điêm
trung là chúng đều được phát triển trong môi trường đồ họa của CAD hoặc sử dụng
trực tiếp dữ liệu đồ họa của CAD. Một cách tự nhiên, nhiều hệ CAD, như CATIA
(IBM), Pro/Engineer (của PTC), Cimatron (Cimatron Coporation),…đã tích hợp

Trang 5


nhiều cho mình nhiều chức năng của CAM và CAE. Chúng đã thực sự trở thành các
phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE.
- Mặt khác, một số hãng sản xuất phần mềm CAD khác, như Autodesk (Với
các phần mềm Mechanical Desktop và Inventor), Solid Works…, đã tạo ra một môi
trường mở, cho phép và khuyến khích tất cả các nhà phát triển sử dụng dữ liều và
các công cụ điều hành của CAD để tạo ra các phần mềm CAM và CAE khác .
Chiến lược hợp tác trên cơ sở chuyên môn hóa đó cho phép tạo ra các sản phẩm
phần mềm có chất lượng cao, giá thành hạ và giải phóng cho khách hàng khỏi sự lệ
thuộc vào một vài hệ nhất định.
Dù bằng cách nào đi chăng nữa thì các chức năng CAM và CAE cũng được
phát triển trên nền CAD. Nếu như không phân biệt một cách rạch ròi các chức năng
CAD,CAM hay CAE do các hãng phần mềm tạo ra thì có thể quan niệm rằng CAM
và CAE thực chất là sự phát triển tiếp theo của CAD. Và với quan niệm này thì có
thể nói các phần mềm CAD hiện đại đã được tích hợp thêm các chức năng CAM và
CAE.

1.1.1. Các chức năng cơ bản của một hệ CAD hiện đại.
1.1.1.1. Chức năng mô hình hóa.
Với các hệ CAD hiện đại, môi trường làm việc của các kỹ sư thiết kế không
phải là các bản vẽ (Drawing) mà là mô hình (Model)
Bản vẽ đúng là ngôn ngữ của các kỹ sư, nó chứa các hình chiếu, hình cắt,
mặt cắt, các chú giải theo các quy ước chuyên môn mà chỉ người kỹ sư mới có thể
hiểu được và chỉ dùng để lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau. Bản vẽ thực chất là
một tài liệu chết. Khi phần mềm CAD hiện đại, đối tượng làm việc là các mô hình
thiết kế. Trên cơ sở hình học 3D, các mô hình có thể dễ dàng quan sát, xoay chuyển
theo các góc độ cùng các cự ly khác nhau, có thể tính toán và xác định các tài
nguyên của chi tiết thật thông qua mô hình một cách nhanh chóng, giữa các chi tiết
có thể được lắp ráp thành cụm chi tiết, thành sản phẩm và có thể được mô phỏng
các quá trình hoạt động, các quá trình phân tích rất trực quan và tường minh.

Trang 6


1.1.1.2 Chức năng vẽ
Tạo bản vẽ kỹ thuật là chức năng không thể thiếu của các phần mềm CAD.
Các phần mềm CAD hiện nay hỗ trợ 2 công cụ giúp tạo ra các bản vẽ kỹ thuật
a. Dùng chức năng Sketch
Sketch là công cụ phác thảo, có nhiệm vụ chính là tạo ra các Profile 2D hoặc
3D để từ đó hình thành các mô hình vật đặc (Solid) hoặc bề mặt (Surface). Tuy
nhiên, do kế thừa được các công cụ vẽ CAD truyền thống, lại được bổ xung công cụ
tham số hóa, sketcher của CAD hiện đại đã trở thành công cụ vẽ mạnh và linh hoạt
để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật. Người ta thường dùng công cụ sketcher để tạo ra các
bản vẽ đơn giản.
b. Tạo bản vẽ từ mô hình.
Trong CAD hiện đại, bản vẽ là sự biểu hiện bằng ngôn ngữ của mô hình. Vì
vậy, cách thông thường nhất đẻ tạo ra bản vẽ là xuất trực tiếp các hình chiếu, hình

cắt từ mô hình. Vì vậy, ngoài cách gọi thông thường (Draw), bản vẽ còn có tên gọi
khác là Layout. Từ một mô hình có thể tạo ra nhanh chóng một hay nhiều bản vẽ.
Giữa mô hình và các bản vẽ được tạo ra lại có mối liên hệ qua lại. Mỗi một thay đổi
từ mô hình sẽ được tự động cập nhật sang bản vẽ và ngược lại.
1.1.1.3 Chức năng phân tích
Đó là chức năng tính toán động học, động lực học, nhiệt, ứng xuất, biến dạng,
rung động, …của các chi tiết, cơ cấu thiệt bị hay hệ thống. Trên cơ sở phương pháp
phần tử hữu hạn, các mô hình, đối tượng phân tích tùy theo hình dạng hình học sẽ
được phân tích và tạo lưới các phần tử hữu hạn một cách hợp lý. Phần mềm cung
cấp cho người sử dụng tất cả các tài nguyên để có thể xây dựng nên đề bài cho quá
trính phân tích, bao gồm việc xác định vật liệu, xác định các thành phần yếu tố tác
động vào mô hình cũng như các điều kiện biên như lực, áp xuất, chuyển vị,
nhiệt…vv thông qua các thông số nhập vào theo yêu cầu của bài toán. Các tài
nguyên này được tùy biến theo những phương pháp phân tích và những giải pháp
khác nhau mà phần mềm cung cấp. Các giải pháp này có thể kể đến như: phân tích

Trang 7


về cấu trúc (structure), phân tích về quá trình truyền nhiệt (Therm), phân tích về dao
động (Vibration)…Quá trình phân tích thực chất là sử lý các số liệu nhập vào theo
rất nhiều những nguyên tắc và những công thức thực nghiệm để có thể đưa ra được
kết quả phân tích mà ta mong muốn. Kỹ thuật đồ họa trong CAD hiện đại giúp cho
nguời dùng có được cái nhìn hết sức trực quan và tường minh về kết quả thu nhận
được.
1.1.1.4. Chức năng CAM
CAM xuất hiện một cách độc lập với CAD, nhằm mục đích riêng là trợ giúp
lập trình cho các máy NC.Xu huớng tích hợp CAD/CAM nảy sinh từ những năm 70
của thế kỷ trước để tận dụng môi trường đồ họa hấp dẫn của CAD. Hiện nay phần
lớn các hệ CAD hiện đại đều có chức năng CAM và trở thành một hệ tích hợp

CAD/CAM.
1.1.2. Những công nghệ mới trong CAD
Các phần mềm CAD 2D (như AutoCAD) buộc người dùng phải nhập chính
xác kích thước và các quan hệ hình học giữa các đối tượng vào bản vẽ. Điều đó
không thể thực hiện khi chưa có bản vẽ hoàn chỉnh. Vì vậy, chức năng vẽ dù tốt đến
đâu thì cũng không thể đảm bảo cho CAD công cụ trợ giúp thiết kế thực sự. Muốn
có môi trường thiết kế phải có CAD 3D với chức năng mô hình hóa và phân tích
mạnh với các công nghệ thiết kế mới. Các công nghệ này đảm bảo cho người kỹ sư
thiết kế theo “Quy trình thuận” như trong sơ đồ sau

Phác

Lập

Tính

Kiểm

Chỉnh

thảo



toán

Nghiệ

sửa


Hình 1.1- Quy tình thiết kế thuận
Các hệ CAD hiện đại đều sử dụng công cụ mô hình hóa 3D, trong đó tích
hợp các công nghệ sau:

Trang 8


1.1.2.1. Thiết kế theo tham số (Parametric Design)
Với công nghệ này, thay vì phải vẽ chính xác ngay từ đầu (điều khó thực
hiện), ta bắt đầu với việc phác thảo chi tiết, sau đó mới chính xác hóa bằng cách gán
kích thước và các liên kết hình học cho đối tượng. Cũng có thể gán các mối quan hệ
cho các yếu tố hình học để mỗi khi thay đổi một yếu tố thì các yếu tố khác sẽ tự
động thay đổi theo. Công nghệ thiết kế theo tham số tạo cho CAD các yếu điểm
sau:
- Giúp cho người thiết kế hình thành và thể hiện ý tưởng thiết kế theo quy luật
tự nhiên của quá trình tư duy: Đi từ phác thảo ý đồ đến chính xác hóa mô hình rồi
mới xuất tài liệu thiết kế dưới dạng bản vẽ (Drawing)
- Tạo cho quá trính thiết kế được mềm dẻo, linh hoạt. Các sản phẩm thiết kế
có thể được sửa đổi một cách dễ dàng, trong bất cứ giai đoạn nào.
- Dễ kế thừa các kết quả đã có. Nhờ công nghệ này mà người dùng có thể tự
tạo ra các thư viện các chi tiết hoặc kết cấu máy cho riêng mình và sử dụng chúng
một cách hiệu quả.
- Giữ mối liên kết mô hình và tài liệu thiết kế.
1.1.2.2. Thiết kế hướng đối tượng (Feature Based Design)
Công nghệ này đã đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ CAD. Thay
vì làm việc với các đối tượng đơn giản, như đường thẳng, cung tròn, kích
thuớc,…rời rạc, người dùng làm việc trực tiếp với các bề mặt (phẳng, trụ, rãnh
then…vv) với các chi tiết và các cụm lắp ráp. Nhờ thế có thể tạo ra các mối ghép,
các khớp, cặp truyền động như trong thế giới thực.
Nhờ các đối tượng được quản lý chặt chẽ theo tên gọi và theo số lượng, việc

tạo ra cơ sở dữ liệu và xuất bảng danh mục sản phẩm trong bản vẽ lắp được thuận
tiện và dễ dàng, chính xác.
Đối tượng cơ sở dùng trong CAD hiện đại là các Feature (Đặc tính). Từ các
đặc tính này mới hình thành các chi tiết máy, các cụm lắp và các sản phẩm lắp ráp
hoàn chỉnh.
Trang 9


1.1.3. Phương thức chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ phần mềm.
Trong thiết kế và chế tạo công nghiệp ngày này, thường phải truyền dữ liệu từ
một tổ chức đang dùng hệ thống này sang một tổ chức đang dùng hệ thống khác.
Nhưng thực tế lại thường xảy ra trường hợp các mô hình hình học được tạo dựng
bời một hệ CAD/CAM lại không thể trực tiếp sử dụng trong một hệ CAD/CAM
khác được. Đó là vấn để thuộc tính tương thích hay tính thích hợp của cơ sở dữ liệu
(Data Base Compatibility). Đó là một trong những vật cản chính làm chậm công
việc tích hợp về hệ phận mềm CAD/CAM.
Có hai nguyên nhân chính về tính không tương thích của cá hệ phần mềm
CAD/CAM đó là:
-

Phần lớn các cơ sở dữ liệu tạo lập bản vẽ CAD/CAM có tính thương mại,
được xây dựng theo quy cách riêng chặt chẽ của từng hãng nhằm giảm thời
gian truy cập và giảm không gian chiếm dụng nhằm lưu trữ trên đĩa.

-

Những cơ sở dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu bản vẽ là bản quyền của hãng
hay tập đoàn, vì vậy chúng phải mang tính bảo mật, chống xâm phạm cao.
Tính tương thích không những tồn tại giữa các phần mềm khác nhau mà còn


có thể xảy ra đối với ngay cả các thế hệ khác nhau của một phần mềm. Các hãng tạo
lập phần mềm CAD/CAM cần phải thay đổi cơ sở dữ liệu theo chu kì để có thể đáp
ứng việc bổ sung vào bộ phần mềm các tính chất và đặc điểm mới. Việc không
tương thích giữa các gói phần mềm như vậy là nguyên nhân cản trở đối với việc
truyền dẫn, chuyển giao dữ liệu (data tranfer) giữa các bộ phần mềm khác nhau.
Để có thể tích hợp các hệ CAD/CAM khác nhau, những tiêu chuẩn chuyển
giao bản vẽ (Drawing interchange standards) thường xuyên là mối quan tâm hàng
đầu của các hãng sáng lập phần mềm CAD/CAM. Có hai giải pháp chính đang được
vận dụng để giải quyết các vấn để chuyển giao dữ liệu này là: truyền thông trực tiếp
(direct communication) và truyền thông gián tiếp (indirect communication).

Trang 10


1.1.3.1.Truyền thông trực tiếp.
Giải pháp này thường được ứng dụng ở các bộ phần mềm đặc biệt để có thể
trực tiếp chuyển giao và trao đổi các tệp dữ liệu bản vẽ. Để thực hiện được công
việc này, giữa hai bộ phần mềm cần phải có được một bộ dịch để có thể chuyển đổi
các dữ liệu mô hình hình học số được xây dựng từ hệ phần mềm này sang dữ liệu
hình học số thích hợp với bộ phần mềm muốn kết nhập dữ liệu.
Theo sơ đồ trên cần thiết phải có một bộ dịch (translator) xuôi dùng cho việc
chuyển đổi dữ liệu sản phẩm từ hệ CAD/CAM A sang hệ CAD/CAM B. Theo chiều
ngược lại, cần phải có một bộ dịch ngược để chuyển đổi dữ liệu sản phẩm từ hệ
CAD/CAM B sang hệ CAD/CAM A. Nghĩa là phải có hai bộ dịch cho từng cặp hệ
CAD/CAM khác nhau cần được ghép nối với nhau. Những bộ dich theo cách đó
được gọi là bộ dịch trực tiếp.
Giải pháp này có ưu điểm là hữu hiệu, tiết kiệm được thời gian và dung lượng
đĩa, đây là giải pháp thỏa đáng cho các hệ phần mềm có trợ giúp. Tuy nhiên, nó
cũng gặp các hạn chế về chi phí bảo dưỡng, đồng thời cũng cần phải thường xuyên
nâng cấp các bộ dịch khi các hãng sản xuất phần mềm nâng cấp thế hệ phần mềm

mới.
1.1.3.2 Truyền thông tiêu chuẩn – dịch gián tiếp
Người ta cũng có thể chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ CAD/CAM khác nhau
bằng một cách gọn gàng hơn: đó là chuyển giao dữ liệu bằng cách dùng cấu trúc cơ
sở dữ liệu trung gian (neutral database), gọi là tệp trung gian (neutral file) không
phụ thuộc vào các hệ CAD/CAM hiện có hoặc sẽ có trong tưong lai. Người ta gọi
cách đó là cách chuyển giao dữ liệu gián tiếp (intermediat) giữa các hệ cơ sở dữ liệu
khác nhau. Với cách này từng hệ CAD/CAM phải có một cặp bộ xử lý của nó (own
pair of processors) để chuyển đổi cơ sở dữ liệu thành quy cách tệp trung gian và
ngược lại, từ quy cách tệp trung gian thành quy cách tệp gốc của nó.
Ở giải pháp truyền thông tiêu chuẩn hay là dịch gián tiếp (Standardized
Communication or Indirect Translation) có hai loại bộ dịch (translation utilities), đó là:

Trang 11


- Bộ dịch (translator) xử lý các dữ liệu bản vẽ nội bộ (interner drawing data)
và xuất dữ liệu (export the data) ở dạng tiêu chuẩn, đó chính là bộ tiền xử lý (preprocessor)
- Bộ dịch nhập và chuyển đổi dạng tiêu chuẩn sang bản vẽ nội bộ khác, được
gọi là bộ hậu xử lý (post-processor).
Giải pháp này có những ưu điểm như sau:
- Người tạo lập phần mềm dễ dàng vận dụng công cụ dịch với quy cách tệp
tiêu chuẩn.
- Thời gian phát triển ngắn
- Cung cấp được một kênh truyền thông mở và tin cậy xuyên qua tất cả các hệ
CAD/CAM
Hạn chế của giải pháp này gồm có:
- Chỉ đề cập tới các đặc tính hình học cơ bản, còn các tiêu chuẩn hình học
khác như: kiểu đường, các lớp vẽ xếp chồng nhau (layer) và kích thước không được
xác định tốt trong các hệ CAD/CAM. Tức là chất lượng chuyển đổi dữ liệu bị giảm

sút do các sai số hình học trong quá trình thực hiện tính toán chuyển đổi. Vì vậy,
sau quá trình thường phải thực hiện một vài công việc chỉnh sửa dữ liệu.
- Trong nhiều trường hợp, chính bộ chuyển dổi gián tiếp còn có thể là nguyên
nhân gây cản trở việc phát triển các tính năng phức tạp mới của các hệ phần mềm
nếu như việc cải tiến nó không thể theo kịp được với những sự phát triển mạnh mẽ
đó của các thế hệ phần mềm.
Tuy vậy, cho dù tồn tại những mặt hạn chế như trên, các bộ dịch gián tiếp dựa
trên quy cách của tệp tiêu chuẩn vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ cập ở thời điểm
hiện tại cũng như trong tương lai gần trước khi tìm ra một quy cách chuyển đổi mới.
Giải pháp xây dựng và ứng dụng các bộ dịch gián tiếp ở hầu hết các bộ phần mềm
CAD/CAM cũng góp phần làm cho các bộ dich trực tiếp sẽ không còn được sử
dụng rộng rãi nữa.

Trang 12


Nói chung, các tiêu chuẩn truyền thông (communication standart) cần phải đáp
ứng những yêu cầu sau đây:
- Trợ giúp thiết lập bản vẽ thông dụng và được quản lý theo từng kiểu loại.
- Có được cơ sở dữ liệu cũng như thuật toán chuyển đổi để có thể tiết kiệm tối
đa dung lượng đĩa sử dụng.
- Các thế hệ tương lai của các tiêu chuẩn cần phải phù hợp và tương thích với
các thế hệ tiêu chuẩn cũ bởi khi tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ
CAD/CAM thì bản thân các tiêu chuẩn rồi cũng sẽ bị lạc hậu, do vậy cần phải phát
triển và nâng cấp các thế hệ tiêu chuẩn mới đáp ứng được với yêu cầu phát triển đó.
Cho đến nay những tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm CAD/CAM
gồm có: DXF, DXB, IGES, PDES, STEP. Trong đó, IGES hiện nay đựoc dùng phổ
biến là tệp trung gian. DXF là tệp trung gian dùng cho dữ liệu bản vẽ kỹ thuật
(exchange of drawing data), Step là quy cách dữ liệu tiêu chuẩn (the Standart Data
Format) dùng để lưu trữ dữ liệu trong phạm vi vòng đời sản phẩm, bao gồm: thiết

kế, phân tích, chế tạo, đảm bảo chất lượng, kiểm tra và bảo dưỡng…
a. Tiêu chuẩn DXF và DXB.
Tiêu chuẩn DXF (Data eXtrange Format) do hãng Auto Desk tạo lập và được
sử dụng rộng rãi trong các bộ phần mềm Auto CAD, là tiêu chuẩn thông dụng về
trao đổi các tệp bản vẽ cho nhiều hệ CAD/CAM có máy tính (microcomputerbased) và nhiều hệ CAD/CAM dùng trạm điện tóan (workstation - based)
Phần lớn các hệ CAD/CAM đều tích hợp trong nó tiêu chuẩn DXF. Các tệp
DXF là các tệp văn bản ASCII tiêu chuẩn có nội dung là tất cả thông tin về cơ sở dữ
liệu vẽ dùng để tạo lập bản vẽ bao gồm có 5 phần như sau:
-

Healder là phần diễn tả các môi trường bản vẽ khi tệp DXF được khởi tạo

-

Table là phần chứa các thông tin về kiểu đường, lớp, dạng văn bản, view
được xác nhận trên bản vẽ.

-

Block là phần chứa danh mục (list) các thực thể đồ họa (entity Graphic)

-

Entity là phần chính của tệp DXF chứa các thuộc tính của bản vẽ
Trang 13


-

Terminate là phân cuối của tệp DXF.

Quá trình chuyển giao chuyển giao DXF là một quá trình gồm có hai bước:
Hệ khởi đầu (originating system) dùng DXF đầu ra của nó (DXF - out) như là

một bộ tiền sử lý để thông dịch các cơ sở dữ liệu về quy cách DXF. Sau đó, hệ thu
nhận (receiving) dùng dữ liệu DXF là đầu vào cho bộ DXF – in có vai trò như là bộ
hậu sử lý để đưa quy cách DXF về với quy cách cơ sở dữ liệu thích hợp.
Một vài bộ phần mềm CAD được cải tiến thành tệp DXF bổ xung (addtional
DXF File) goi là DXF nhị phân (binary DXF). So với DXF tiêu chuẩn, dữ liệu
trong một tệp DXF nhị phân được lưu trữ ở dạng nhị phân, nó cũng có ưu điểm là
chặt chẽ hơn, đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn, có độ chính xác số học và độ chính xác
bản vẽ cao hơn.
Vì quy cách tệp nhị phân không thể đọc và nhắc lại jhi dùng bộ biên tập ASCII
chính tắc nên nó chưa thể coi là phương tiện thông dụng để trao đổi các tệp bản vẽ.
b. Tiêu chuẩn IGES
IGES là quy cách trao đổi dữ liệu hình học CAD/CAM tiêu chuẩn đầu tiên.
IGES được hiểu là chỉ dẫn trao đổi đồ họa gốc (IGES – Initial Graphics Exchange
Specification) được không lực Hoa Kỳ xây dựng vào cuối thập niên 70 và được
Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI = American National Standards Institute) thu
nhận và trở thành tiêu chuẩn quốc gia vào năm 1981. Từ đó, IGES gia tăng tiềm
năng và hiệu qủa của nó thông qua nhiều thế hệ.
Giống như DXF, tiêu chuẩn IGES nhận được sự trợ giúp rộng rãi. Phần lớn
các hãng tạo lập đã cung cấp các công cụ cho cả hai khâu dịch đầu vào và đầu ra với
tiêu chuẩn IGES. Tại đầu ra IGES, quy cách bản vẽ nội bộ được dịch sang quy cách
IGES trung gian. Sau đó tại đầu vào IGES, hệ thu nhận CAD/CAM chuyển đội quy
cách IGES trung gia sang quy cách nội bộ gốc.
Giống như DXF, các tệp IGES là những tệp văn bản ASCII tiêu chuẩn. Nhưng
DXF và IGES khác nhau về các điều kiện của cấu trúc dữ liệu và định nghĩa thực thể.

Trang 14



Hầu hết các hệ CAD/CAM đã cung cấp các giải pháp mở rộng tệp khác nhau
đối với các tệp trung gian này để xác định bộ dịch sẽ được dùng. Ví dụ Auto CAD
dùng các tệp *.DXF và *.IGES để phân biệt hai tiêu chuẩn DXF và IGES.
Việc dịch tệp (file translation) từ một hệ CAD sang một hệ khác thường không
được suôn sẻ. Trong thực tế, sự chuyển đổi thực thể sẽ gặp phải lỗi, lỗi được tìm
thấy ở quy cách tệp trung gian. Các thực thể có thể sẽ không chuẩn xác, hoặc mất
hẳn đi khi chuyển đổi, nguyên nhân xuất phát từ việc một hệ thống này thì không
luôn luôn đông nhất các dạng thực thể so với hệ thống chuyển đổi khác. Mặt khác,
kiểu loại thực thể giống nhau nhưng lại được định nghĩa khác nhau giữa hai hệ
thống. đây là một trong những vấn đề mà các nhà tạo lập phần mềm đang cố gắng
giải quyết để có thể đảm bảo được tốt nhất chất lượng chuyển đổi dữ liệu.
c. Tiêu chuẩn PDES.
Tiêu chuẩn PDES là chỉ dẫn trao đổi dữ liệu sản phẩm (Product Data
Exchange Specification). Trong tương lai, PDES sẽ vượt qua các tiêu chuẩn DXF
và IGES, vì PDES không chỉ là tiêu chuẩn về trao đổi thông tin bản vẽ như DXF và
IGES mà PDES còn tập trung về mô tả tổng hợp sản phẩm.
PDES được khởi tạo vào năm 1985 bởi một nhóm các cơ quan chính phủ, các
nhà nghiên cứu hàn lâm và các tập đoàn tư nhân. Đầu tiên là một tiêu chuẩn quốc
gia dùng để mô tả và trao đổi các thông in tổng hợp về một sản phẩm được chế tạo.
Các thông tin này gồm có: thông tin hình học, các tính chất vật liệu, dung sai, chất
lượng bề mặt và các chỉ dẫn gia công khác. Cuối cùng, PDES cung cấp thông tin
tổng hợp về sản phẩm. Do vậy PDES được sử dụng ở các chương trình ứng dụng
như : vẽ, thiết kế sản phẩm, lập mô hình hình học, phân tích phẩn tử hữu hạn
(FEA), hoạch định quá trình (process planing), điều khiển thống kê (inventory
control) và lập chương trình NC (generative of NC programs) với sự giải thich tối
thiểu của con người. sử dụng PDES sẽ giúp cho nền công nghiệp chế tạo trao đổi
các thông tin phức tạp một cách có hiệu quả.

Trang 15



d. Tiêu chuẩn STEP
Các nước công nghiệp khác cũng đã nhận ra sự cần thiết về những tiêu chuẩn
trao đổi sữ liệu bản vẽ và đã cố gắng tạo lập tiêu chuẩn riêng cho nước mình.
Những tiêu chuẩn quốc gia phổ biến gồm có:
-

SET là tiêu chuẩn của Pháp về trao đổi dữ liệu bản vẽ

-

VDA/FS là tiêu chuẩn của Đức về các bề mặt 3D trong sản phẩm ngành 3D.
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã cố gắng nghiên cứu và cho ra đời các tiêu

chuẩn trao đổi dữ liệu thống nhất trên phậm vi toàn cầu. Trong đó, STEP là tiêu
chuẩn quốc tế đầu tiên được ISO xây dựng và triển khai vào năm 1984.
STEP là tiêu chuẩn tiên tiến, tạo khả năng trao đổi một mô hình sản phẩm đã
được máy tính tạo lập với toàn bộ thông tin về sản phẩm thành một quy cách trung
gian. Có thể nói sự phát triển những tiêu chuẩn quốc tế này chịu sự tác động của
nhiều tiêu chuẩn quốc gia của các nước công nghiệp khác nhau, nhưng tựu trung lại
mục đích cuối cùng ở đây là tạo ra được một tiêu chuẩn chuyển đổi bản vẽ thống
nhất trên toàn cầu.
1.2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TÍCH HỢP CAD/CAM/CAE CATIA.
1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển phần mềm CATIA.
CATIA được viết tắt từ tổ hợp từ tiếng Anh “Computer Aided Three
Dimensional Interactive Application” là phần mềm thương mại đa ứng dụng
CAD/CAM/CAE. Catia được xây dựng và phát triển bởi một công ty của Pháp tên
là Dassault Systemes và được độc quyền phân phối và khai thác thị trường bởi tập
đoàn máy tính IBM. Ở thời kỳ đầu, phần mềm Catia được các lập trình viên xây

dựng nhằm mục đích ứng dụng và phát triển dòng sản phẩm máy bay chiến đấu siêu
âm Mirage. Nhưng sau đó, nhờ sự tiện dụng và những ưu thế vượt trội, CATIA dần
dần trở thành phần mềm được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới và được sử dụng
trong rất nhiều trong các tập đoàn hàng đầu như hãng máy bay Boeing và tập đoàn
máy tính IBM.

Trang 16


Ban đầu, CATIA được sử dụng nội bộ trong công ty Dassault Aviation – một
công ty con của tập đoàn Dassault chuyên sản xuất các loại máy bay chiến đấu và
máy bay thương mại. Khi đó, CATIA được gọi với cái tên là phần mềm CATI, là
chữ viết tắt từ tổ hợp từ tiếng Pháp “Conception Assistée Tridimensionnelle
Interactive”. Đến năm 1981 mới được chính thức đổi thành tên là CATIA. Nhằm
quảng bá và mở rộng thị trường, Tập đoàn Dassault đã ký kết một hiệp định thương
mại với tập đoàn máy tính IBM để ủy thác cho hãng máy tính lớn nhất thế giới được
độc quyền phân phối phần mềm trên phạm vi toàn cầu.
Từ đó cho đến nay, cùng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nghành
công nghiệp máy tính với vai trò tiên phong của tập đoàn IBM, phần mềm CATIA
đã liên tục được cải tiến, phát triển và hoàn thiện với việc cho ra nhiều phiên bản.
Có thể kể ra đây một vài cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của phần
mềm CATIA:
- Năm 1984, tập đoàn máy bay Boeing đã chính thức lựa chọn phần mềm
CATIA là công cụ CAD 3D chính của hãng. Với sự hợp tác này, Boeing đã chính
thức trở thành khách hàng lớn nhất sử dụng phần mềm CATIA.
- Năm 1988, cùng với phiên bản 3, CATIA đã chính thức chuyển từ việc sử
dụng máy tính trung tâm loại lớn được chế tạo từ những năm 1950 và 1960 thế kỷ
trước (mainframe) sang các máy tính nhỏ gọn sử dụng phần mềm UNIX do tập
đoàn máy tính IBM phát triển.
- Năm 1990, tập đoàn General Dynamics/Electric Boat lựa chọn phần mềm

CATIA là công cụ CAD 3D chính nhằm thiết kế tàu ngầm hạt nhân Class Virginia
cho hạm đội Hải quân Hoa Kỳ.
- Năm 1992, CADAM được hãng máy tính IBM mua. Ngay năm sau, năm
1993, phiên bản CATIA CADAM V4, phiên bản thiết kế 2D chính thức ra đời. Và
đến năm 1996, phiên bản CATIA V4 đã được sử dụng trên 4 hệ điều hành UNIX,
bao gồm: IBM AIX, Silicon Graphics IRIX, Sun Microsystems SunOS và HewlettPackard HP-UX.

Trang 17


- Năm 1998, phần mềm CATIA đã được viết lại toàn bộ trên nền Visual Basic
và C++ với sự ra đời của phiên bản CATIA V5. Đây thật sự là một bước ngoặt lớn,
là một bước đi chiến lược trong quá trình phát triển của phần mềm bởi vì từ đây
CATIA đã không chỉ giới hạn sử dụng cho hệ điều hành UNIX mà còn được mở
rộng sử dụng trên các hệ điều hành Windows bao gồm: Windows NT và cho đến
năm 2001 là hệ điều hành Windows XP. Với giao diện thân thiện trên nền
Windows, sự phổ biến trên toàn thế giới của hệ điều hành, điều đó đã giúp cho
CATIA ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường tiêu thụ với các nhóm đối tượng
khách hàng hết sức đa dạng.
- Liên tục từ đó cho đến nay, tập đoàn Dassault đã cho ra phần mềm CATIA
với các phiên bản V5 R13, V5R14… và cho đến thời điểm hiện tại thì Dassault
System đã cho ra phiên bản V5R19. Các phiên bản sau được ra đời dựa trên các
phản hồi, đóng góp, rút kinh nghiệp từ phía ngừời sử dụng cùng với những yêu cầu
khách quan của sự phát triển, ứng dụng phần mềm trong sản xuất công nghiệp. Phần
mềm Catia đã ngày càng hoàn thiện và chở nên hữu dụng hơn bao giờ hết
Cho đến ngày nay, trong công nghiệp nói chung và trong lĩnh vực cơ khí nói
riêng, có thể nói phần mềm CATIA đã trở thành một trong những phần mềm
CAD/CAM/CAE mạnh mẽ nhất trên thế giới. CATIA luôn đứng ở vị trí hàng đầu
trong các bảng xếp hạng các phần mềm chuyên dụng do các kỹ sư sử dụng bầu
chọn.

1.2.2. Tình hình sử dụng CATIA trên thế giới.
Ứng dụng của CATIA xuyên suốt trên mọi lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt
phát triển mạnh mẽ trong các nghành công nghiệp như: sản xuất, chế tạo ôtô, máy
bay, công nghiệp đóng tầu, chế tạo khuôn mẫu, thiết bị điện, đồ gia dụng… Trong
các nghành này các phiên bản CATIA V4, CATIA V5 trở nên hết sức phổ biến. Bắt
đầu từ phiên bản CATIA V5R18, Dassault Systems đã mở rộng phần mềm sang
lĩnh vực đóng tầu với sự tích hợp thêm các chức năng hỗ trợ cho quá trình xây
dựng, chế tạo và sản xuất các loại tầu thủy, tầu ngầm và cao hơn nữa là tầu vũ trụ.

Trang 18


Trong công nghiệp chế tạo máy bay, tập đoàn Boeing đã sử dụng phiên bản
CATIA V3 cho việc sản xuất máy bay Boeing 777 và hiện tại hãng đang sử dụng
phiên bản CATIA V5 để sản xuất dòng Boeing 787. Đối thủ cạnh tranh số một của
Boeing, người khổng lồ của châu Âu, hãng máy bay Airbus cũng không muốn bị
chậm chân trong cuộc chạy đua công nghệ khi họ cũng bắt đầu sử dụng CATIA kể
từ năm 2001. Vào năm 2006, hãng này cũng đã tuyên bố rằng mình bị lỗ tới 6,1 tỷ
đô la trong hai năm tài khóa do việc lựa chọn và sử dụng không thích hợp các phần
mềm CAD. Ngoài Boeing và Airbus, công ty sản xuất máy bay Bombardier
Aerospace của Canada cũng sử dụng phần mềm CATIA cho toàn bộ các module
thiết kế của mình.
Trong công nghiệp sản xuất ôtô, có thể kể ra rất nhiều tập đoàn ôtô trên thế
giới sử dụng CATIA cho mục đích phát triển của mình như: BMW, Porsche,
Daimler Chrysler, Audi,Volvo, Fiat, Benteler AG, PSA Peugeot Citroën, Toyota,
Honda, Ford, , Hyundai…Ngay cả trong các nghành phụ trợ cho công nghiệp ôtô
cũng sử dụng CATIA, như lĩnh vực sản xuất lốp xe với đại diện là công ty
Goodyear, công ty sản xuất lốp xe hàng đầu của Mỹ, công ty lớn thứ 3 thế giới sau
Bridge Stone và Michelin. Hầu hết các hãng ôtô sử dụng CATIA nhằm mục đích
thiết kế và chế tạo nên các bộ phận phức tạp của xe như: vỏ xe, động cơ, hộp

số…do sức mạnh và các chức năng có thể thiết kế và tạo nên các dạng bề mặt rất
đa dạng và linh hoạt.
Trong nghành công nghiệp chế tạo vũ khí và vũ trụ, CATIA gần như không có
đối thủ cạnh tranh. Cục quản trị hàng không và không gian quốc gia Mỹ (NASA),
có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian, nghiên cứu ngành hàng
không. Đồng thời cũng có nhiệm vụ nghiên cứu dài hạn những hệ thống hàng không
quân sự cũng như dân sự đã sử dụng CATIA như là một công cụ thiết yếu để thiết
kế các thiết bị không gian vũ trụ. Tập đoàn General Dynamics Electric Boat, một
tập đoàn rất nổi tiếng với lịch sử 100 năm chuyên thiết kế và chế tạo các loại tầu
ngầm hạt nhân cho hải quân Hoa Kỳ sử dụng CATIA là công cụ thiết kế chính.

Trang 19


Northrop Grumman Newport News, cũng sử dụng CATIA cho mục đích thiết kế và
chế tạo các loại tầu sân bay, tầu chiến cho Hải quân Hoa Kỳ.
Ưu thế vượt trội do công nghệ tạo nên, Catia hiện đã và đang được sử dụng
rộng khắp trên toàn thế giới, trải dài từ Bắc Mỹ sang châu Âu, châu Úc và đồng thời
cũng đang phát triển mạnh mẽ tại một số nước châu Á như: Nhật Bản, Ấn
Độ…Liên tục phát triển, chiếm lĩnh thị trường, hiện nay danh sách khách hàng sử
dụng CATIA đã lên tới con số 80.000 công ty lớn nhỏ, với đa dạng các lĩnh vực
khác nhau trên thế giới.
1.2.3 Tình hình sử dụng CATIA tại Việt Nam
Cùng với sự hội nhập và phát triển của công nghệ CAD/CAM trong nước.
Phần mềm Catia cũng dần được biết đến và dành được nhiều sự quan tâm của
những nhà chuyên môn. Tuy nhiên có thế thấy, việc sử dụng phần mềm này do một
số nguyên nhân chủ quan và khách quan hầu như chỉ gói gọn và phục vụ cho các
công ty liên doanh, hay các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các nguyên nhân
chủ yếu tác động đến việc sử dụng phần mềm này là:
- Yếu tố giá thành: CATIA là một phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE rất

mạnh và nổi tiếng. CATIA luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng các
phần mềm thiết kế và sản xuất dưới sự trợ giúp của máy tính. Do vậy đồng nghĩa
với chất lượng và thương hiệu, giá thành cho bộ phần mềm này cũng tương đối cao
và trên thực tế thì không phải công ty nào trong nước cũng đủ khả năng để giải
quyết vấn đề chi phí. Để có thể giảm bớt chi phí, IBM đã chia CATIA thành nhiều
gói nhỏ, trong đó mỗi module sẽ đáp ứng cho các yêu cầu thiết kế và sản xuất riêng
biệt. Tuy nhiên việc phải chi trả tới vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đô la cho chỉ
một lisence là một câu hỏi lớn cho các nhà sản xuất trong nước.
- Mục đích sử dụng: Việc chỉ dừng lại cho việc thiết kế và sản xuất các sản
phẩm cơ khí đơn giản cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển ứng dụng CATIA
trong sản xuất. Có thể nói nền sản xuất cơ khí trong nước vẫn chưa tạo ra nhiều các
sản phẩm mang tính công nghệ cao, chính vì vậy thay vì sử dụng phần mềm CATIA

Trang 20


giá thành cao, các công ty có thể sử dụng các gói phần mềm cấp trung và cấp thấp
khác như SolidWorks, Inventor hay AutoCAD…vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu
cầu sản xuất lại giảm được chi phí đầu tư.
- Ý thức sử dụng phần mềm bản quyền: theo đánh giá của các tổ chức quốc tế,
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm
với tỷ lệ lên tới 92 % cho các sản phẩm sở hữu trí tuệ và phần mềm bản quyền. Việc
chỉ bỏ ra một số tiền rất nhỏ để sử hữu một bộ phần mềm bẻ khóa đã trở thành thói
quen sử dụng cho không chỉ trong lĩnh vực học tập, giải trí cũng như đào tạo và sản
xuất. Điều này trên thực tế cũng có tác dụng thúc đẩy và giúp cho đại bộ phận người
dùng có thu nhập thấp, đối tượng học sinh, sinh viên tiếp cận để nghiên cứu và học
tập với các phần mềm giá thành cao. Nhưng đối với thực tế sản xuất, nó ảnh hưởng
tiêu cực đến các doanh nghiệp cho việc tiếp cận đầy đủ các tính năng và ưu điểm
vượt trội của phần mềm bản quyền so với phần mềm bẻ khóa cũng như mang đến
hình ảnh không tốt và những hậu quả tiêu cực khác khi mà Việt Nam đang ngày

càng hội nhập với quốc tế và vấn đề về bản quyền sản phẩm đang ngày càng được
chú trọng.
Có thể nói, tuy còn gặp không ít khó khăn trong việc triển khai ứng dụng các
hệ phần mềm CAD/ CAM nói chung và phần mềm CATIA nói riêng. Nhưng ta vẫn
có những cơ sở lạc quan để tin tưởng rằng trong tương lai không xa việc ứng dụng
các phần mềm CAD/CAM sẽ được rộng rãi đi vào thực tiễn sản xuất, cũng như
trong các công tác nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng…
Thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ xóa bỏ bao cấp, đi vào hội
nhập, tiến lên nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã không ngừng phát
triển và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. Đặc biệt sau khi chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới WTO, nước
ta ngày càng có điều kiện hơn nữa để đẩy mạnh sự phát triển trên tất cả các lĩnh
vực.
Công nghiệp với vai trò tiên phong và mũi nhọn là nghành sản xuất cơ khí
cũng không tách rời xu hướng phát triển đó. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020,
Trang 21


Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại thì sứ mệnh tiên phong cuả
ngành công nghệ cơ khí càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Chính vì thế, nhà
nước đã không ngừng đầu từ, phát triển đồng bộ tất cả các nguồn lực, từ con người,
chất xám, trang thiết bị máy móc hiện đại cho đến trình độ quản lý tổ chức sản xuất.
Nền sản xuất cơ khí cũng dần tập trung theo hướng đồng bộ và chuyên môn hóa.
Tập trung nghiên cứu, thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp mang tính
công nghệ cao. Việc phát triển các hệ CAD/CAM hiện đại nói chung cũng như việc
đầu tư, ứng dụng các phần mềm CAD/CAM trong sản xuất là một trong những yêu
cầu cấp thiết để đáp ứng những đòi hỏi đó.

Trang 22



CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
ĐẾN SỰ ĂN MÒN TRỤC BƠM XE TAY GA
2.1. HIỆN TƯỢNG :
Qua quan sát , trao đổi tác giả thấy dòng xe tay ga có sử dụng phương pháp làm
mát bằng dung dịch thấy dung dịch làm mát động cơ bị rò rỉ ra vỏ động cơ, dung
dịch làm mát nóng quá giới hạn cho phép khi xe vận hành không tải, tháo dung dịch
làm nguội thay thì thấy có mạt kim loại lẫn vào và khi tháo trục bơm thấy có hiện
tượng gỉ, bong tróc bề mặt.
2.2. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG.
Để tìm hiểu và khảo sát, tác giả đã tiến hành điều tra số liệu về dòng xe máy tay
ga trên tại một số trung tâm và cửa hàng sửa chữa xe môtô trên địa bàn Hà Nội, một
thị trường mà xe máy tay ga sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
Một số bảng điều tra như sau:
Bảng 1: Cửa hàng sửa chữa xe mô tô 21 Cửa Đông, Chuyên gia môtô Phạm Gia
Tứ cho biết số xe máy tay ga đã sửa chữa trong tháng 6, tháng 7/2010 như sau:
Dạng hỏng

Hệ
thống

Dòng xe

SH

điện

X


PS
@
Dylan

Số
lượng

02

Hệ
thống


X

0
X

02

Hệ

Số
lượng

thống
động cơ

02
0


X

03

X

01

Trang 23

X

X

Số
lượng

Hệ
thống
làm mát

Số

Số lượng

lượng

xe


0

X

05

09

02

X

05

07

X

10

15

X

8

11

02



Bảng 2: Cửa hàng sửa chữa xe môtô ngõ 127 Văn Cao, Kỹ thuật viên Nguyễn Văn
Quyết cho biết số xe máy tay ga đã sửa chữa trong tháng 6, tháng 7/2010 như sau:
Dạng hỏng
Dòng xe

Hệ
thống
điện

Số
lượng

SH

Hệ
Hệ
thống
Số
thống
lượng động



X

PS

X


01

@

X

01

Dylan

Số
lượng

01
X

Hệ
Số
Số
thống
làm lượng lượng xe
mát

0

X

06

07


01

X

03

05

X

01

X

04

06

X

02

X

04

06

Bảng 3: Cửa hàng sửa chữa xe môtô 267 Chợ Hòa Bình , Nhân viên viết phiếu

bảo dưỡng xe Lương Thu Hà cho biết số xe máy tay ga đã sửa chữa trong tháng
6, tháng 7/2010 như sau:
Dạng hỏng
Dòng xe

SH

Hệ
Hệ
Hệ
Hệ
Số
Số lượng
Số
Số
Số
thống
thống
thống
thống
lượng
xe
lượng
lượng
lượng
làm mát
động cơ

điện


X

01

PS
@
Dylan

X
X

01

01
X

0

X

03

04

X

01

X


04

06

X

02

X

03

06

X

04

07

03

Trang 24


×