Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển mạng lưới đại lý tại công ty bảo hiểm nhân thọ nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐẠI LÝ
TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ NAM ĐỊNH

HOÀNG QUANG HƯNG
Người hướng dẫn Luận văn: ĐẶNG VŨ TÙNG

Hà Nội, 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1 Tổng quan về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ

1

1.1.1 Rủi ro và các phương pháp quản lý rủi ro……………………………………..

1

1.1.2 Khái niệm, sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ………..

4



1.2 Đặc điểm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ………………………………………….

7

1.2.1 Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ…………..

7

1.2.2 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ ……………………………………………….

8

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ ………………………….
1.3.1 Sự quản lý của nhà nước………………………………………………………

11
11

1.3.2 Trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân cư. ……………………….

13

1.3.3 Dân số và sự biến đổi cơ cấu dân số. …………………………………………

13

1.3.4 Sự phát triển các ngành dịch vụ y tế ………………………………………….

14


1.3.5 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội………………………………………..

15

1.3.6 Chính sách bảo hiểm xã hội và các chương trình phúc lợi của chính phủ….

15

1.3.7 Các sản phẩm tương tự…………………………………………………………

16

1.4 Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam……………………………………………

16

1.4.1 Số lượng hợp đồng bảo hiểm…………………………………………………..

16

1.4.2 Số tiền bảo hiểm:……………………………………………………………….

17

1.4.3 Phí bảo hiểm:…………………………………………………………………..

17

1.4.4 Trả tiền bảo hiểm:……………………………………………………………..


18

1.4.5 Số lượng đại lý bảo hiểm……………………………………………………..

18

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ
2.1Hệ thống bán hàng cá nhân……………………………………………………………..

20

2.1.1 Hệ thống phân phối hình thành từ các đại lý …………………………………..

21

2.1.2 Hệ thống phân phối không phải là đại lý ………………………………………

30

2.2 Hệ thống phân phối thông qua các tổ chức tài chính …………………………………

34

2.2.1 Kênh phân phối là môi giới chứng khoán ……………………………………..

34

2.2.2 Bán bảo hiểm qua ngân hàng. …………………………………………………


35

2.2.3 Các công ty bảo hiểm khác ……………………………………………………

36

2.3 Hệ thống phân phối phản hồi trực tiếp ………………………………………………..

37

2.4 Chức năng của các đại lý bảo hiểm ……………………………………………………

38

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐẠI LÝ CỦA BẢO VIỆT
NHÂN THỌ NAM ĐỊNH
3.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Bảo việt Nhân thọ Nam Định…………….. 42
3.1.1 Lịch sử hình thành ……………………………………………………………..

42

3.1.2 Quá trình phát triển …………………………………………………………….

42


3.2 Các loại sản phẩm. …………………………………………………………………….

45

3.2.1 Nhóm các sản phẩm An Sinh. …………………………………………………

45

3.2.2 Nhóm các sản phẩm trả tiền định kỳ. …………………………………………

46

3.2.3 Nhóm các sản phẩm - An Gia Thịnh vượng ………………………………….

46

3.2.4 Nhóm các sản phẩm hưu trí …………………………………………………..

47

3.2.5 Nhóm các sản phẩm đầu tư. …………………………………………………..

48

3.3 Kết quả kinh doanh sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ …………………………………..

49

3.4. Thực trạng mạng lưới đại lý Bảo Việt Nhân thọ Nam Định ……………………….


53

3.4.1 Quy trình tuyển dụng và chính sách hoa hồng đối với đại lý của công ty…..

53

3.4.2 Đánh giá qua những ý kiến phản hồi của đại lý ………………………………

69

3.4.3 Đánh giá chung về hệ thống đại lý Bảo Việt thọ Nam Định …………………
3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự duy trì, phát triển mạng lưới đại lý của Bảo Việt Nhân
thọ Nam Định trong thời gian qua. ………………………………………………………
3.5.1 Môi trường kinh tế và môi trường văn hóa xã hội. ……………………………

74
77

3.5.2 Môi trường chính trị, pháp luật. ……………………………………………….

78

3.5.3 Các đối thủ cạnh tranh. ………………………………………………………..

80

3.5.4 Môi trường làm việc và tâm lý người đại lý …………………………………...

81


3.5.5 Các chính sách của công ty về tuyển dụng và phát triển đại lý ……………….

81

3.5.6 Chế độ đãi ngộ …………………………………………………………………

84

3.5.7 Tuyên truyền quảng cáo ………………………………………………………

87

77

3.5.8 Sản phẩm dịch vụ và giá. ……………………………………………………
87
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐẠI LÝ CỦA BẢO
VIỆT NHÂN THỌ NAM ĐỊNH
4.1 Mục tiêu và yêu cầu về phát triển mạng lưới đại lý của Bảo Việt Nhân thọ Nam Định 90
4.1.1 Mục tiêu. ………………………………………………………………………

90

4.1.2 Yêu cầu về đại lý chuyên nghiệp ……………………………………………..

90

4.2 Giải pháp 1: Tăng cường xúc tiến bán hàng. ………………………………………..

99


4.3 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo. ……………………………

100

4.4 Giải pháp 3: Nâng cao tính chuyên nghiệp của các đại lý……………………………. 105
4.5 Giải pháp 4: Cải thiện môi trường làm việc tạo sự gắn kết và đoàn kết giữa các thành
107
viên trong ban nhóm. ………………………………………………………………………
4. 6 Một số kiến nghị với Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ. …………………………….
109

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………..

112

Phụ lục 1:

114

Phụ lục 2:

118

Hoàng Quang Hưng


Luận văn cao học QTKD 2010


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 So sánh các hệ thống đại lý phân phối sản phẩm…………………………

29

Bảng 2.2 So sánh các hình thức phân phối không qua đại lý………………………

34

Bảng 2.3 So sánh các kênh phân phối thông qua các tổ chức tài chính……………

37

Bảng 2.4 Hệ thống phân phối sản phẩm phản hồi trực tiếp……………………….

38

Bảng 3.1 Một số kết quả hoạt động của công ty Bảo Việt Nhân thọ Nam Định…..

49

Bảng 3.2 Cơ cấu doanh thu khai thác mới theo sản phẩm năm 2009……………….

50

Bảng 3.3 Bảng chi trả quyền lợi đáo hạn……………………………………………


51

Bảng 3.4 Bảng chi trả quyền lợi tử vong……………………………………………

52

Bảng 3.5 Bảng chi trả quyền lợi bồi thường điều khoản riêng (chi phí phẫu thuật)

52

Bảng 3.6 Tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng khai thác mới trong thời gian hoàn phí…………

52

Bảng 3.7 Số lượng hợp đồng hủy bỏ ……………………………………………….

53

Bảng 3.8 Bảng chi trả hoa hồng…………………………………………………….

53

Bảng 3.9 Số lượng các nhóm theo khu vực hành chính …………………………

56

Bảng 3.10 Số lượng đại lý theo khu vực địa lý trên địa bàn tỉnh…………………

60


Bảng 3.11 Số lượng hợp đồng và doanh thu khai thác mới theo khu vực hành
chính………………………………………………………………………

60

Bảng 3.12 Số lượng đại lý tuyển dụng qua các năm………………………………..

61

Bảng 3.13 Số lượng đại lý nghỉ việc qua các năm ………………………………….

62

Bảng 3.14 Biến động đại lý 10 tháng năm 2009…………………………………….

63

Bảng 3.15 Thống kê trình độ học vấn của đại lý……………………………………

63

Bảng 3.16 Tỷ lệ % số lượng đại lý theo độ tuổi và giới tính ………………………

64

Bảng 3.17 Tỷ lệ % Doanh thu theo độ tuổi và giới tính đại lý …………………….

64


Bảng 3.18 Bảng số lượng và doanh thu khai thác mới theo nhóm đại lý năm 2009

65

Bảng 3.19 Hoa hồng khai thác và thu phí của các nhóm. ………………………..

66

Bảng 3.20 Thu nhập từ “thù lao limra” ………………………………………….

67

Bảng 3.21 Số lượng đại lý đạt thành tích thi đua của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân
thọ………………………………………………………………….

67

Bảng 3.22 Danh sách các chương trình thi đua năm 2009 của BVNT Nam Định..

68

Bảng 3.23 Số lượng đại lý tuyển dụng và nghỉ việc trong các ban nhóm năm 2009

69

Bảng 3.24 Đánh giá về động cơ của đại lý đối với nghề………………………..

70

Bảng 3.25 Đánh giá về môi trường làm việc của đại lý………………………….


71

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


Bảng 3.26 Đánh giá về phòng phát triển kinh doanh và lãnh đạo công ty…………

72

Bảng 3.27 Đánh giá về chính sách đãi nghộ của công ty………………………….

73

Bảng 3.28 Đánh giá về đào tạo và tuyển dụng……………………………………..

73

Bảng 3.29 Thù Lao Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp………………………………….

82

Bảng 3.30 Điều kiện đạt chuẩn của đai lý mới …………………………………….

82

Bảng 3.31 Tỷ lệ hoa hồng chi trả cho đại lý theo các năm hợp đồng………………


86

Hình 3.1 Mô hình tổ chức của Bảo Việt Nhân thọ Nam Định……………………..

45

Hình 3.2 Cơ cấu doanh thu khai thác mới theo sản phẩm năm 2009……………..

51

Hình 3.3 Quy trình tuyển dụng……………………………………………………..

54

Hình 3.4 Biểu đồ lượng đại lý tuyển dụng qua các năm……………………………

61

Hình 3.5 Biểu đồ lượng đại lý nghỉ việc qua các năm………………………………

62

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


1
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1 Tổng quan về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ
1.1.1 Rủi ro và các phương pháp quản lý rủi ro.
Rủi ro: Rủi ro là cố hữu nó luôn tồn tại trong mọi hoạt động và có lẽ nó càng rõ ràng
hơn trong lĩnh vực kinh doanh hay trong môi trường thương mại. Có nhiều quan điểm
về rủi ro đã được đưa ra như là:
-

Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được

-

Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại

-

Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không

mong đợi
-

Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu

-

Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnh

Dù cách biểu đạt về rủi ro có khác nhau nhưng ta có thể nhận thấy các quan điểm trên
đều có những điểm tương đồng khi nói về rủi ro đó là: tính bất thường trong khả năng
xảy ra và thiệt hại ( đó là kết quả không mong đợi ).
Phân loại các rủi ro:

Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro được phân loại
cụ thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến bảo hiểm, rủi ro thường được
xếp thành những cặp sau:
+ Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt.


Rủi ro cơ bản (Fundamental Risk) rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát

của cộng đồng và có khả năng gây hậu quả đến hàng loạt các cá nhân, tổ chức trên
một phạm vi rộng như động đất, sóng thần, lũ lụt, lạm phát, triến tranh. Rủi ro cơ bản
gây ra những tổn thất lớn ngoài tầm khả năng của một vài cá nhân mà nó cần cả xã
hội chung tay góp sức khắc phục. Rủi ro cơ bản không được bảo hiểm.


Rủi ro riêng biệt (Particular Risk) So với rủi ro cơ bản thì rủi ro riêng

biệt gây hậu quả cá biệt cho cá nhân, tổ chức như tai nạn.
+ Rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần tuý:


Rủi ro đầu cơ (speculative risk): “Triển vọng không chắc chắn về lãi

hoặc lỗ tài chính. Việc đầu tư kinh doanh có thể đem lại lãi hoặc bị lỗ như việc mua
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010

Deleted: ngời
Deleted: hay nó



2
cổ phiếu là một rủi ro về đầu cơ. Trong hầu hết các trường hợp rủi ro đầu cơ không
được bảo hiểm”[12]


Rủi ro thuần túy (Pure risk): “ Rủi ro thực sự, tiềm ẩn khách quan trong

môi trường, hoàn toàn không tính đến các yếu tố chủ quan như khoản tiền lời thu
được, để phân biệt với rủi ro kinh doanh, rủi ro đầu cơ.”[12]
-

Rủi ro về con người.

-

Rủi ro về tài sản.

-

Rủi ro về trách nhiệm

Các phương pháp quản lý rủi ro
Trên thực tế, quản lý rủi ro là cả một quá trình nhận biết, đánh giá, định lượng
rủi ro; xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro; tìm kiếm, lựa chọn các phương pháp, công
cụ ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả rủi ro. Chiến lược và tác nghiệp quản lý
rủi ro cụ thể phải gắn với nhiều yếu tố nội tại của chủ thể và đối tượng, từ bên ngoài
của hoàn cảnh, môi trường. Trong trường hợp chủ thể là một doanh nghiệp, phải xuất
phát từ các đặc điểm của doanh nghiệp như là: công nghệ, loại hình kinh doanh,
nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cơ chế quản lý, tài sản, tiền vốn, môi trường kinh

doanh...Trong phạm vi lý thuyết bảo hiểm cơ bản, nội dung về quản lý rủi ro chỉ có
thể dừng ở những vấn đề khái quát chung và liên quan trực tiếp đến bảo hiểm, đó là
phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả của rủi ro.
Phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rủi ro được phát
kiến, xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Thông thường, các loại rủi ro đều được
đánh giá bằng việc định lượng tần số và mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra.Việc đánh
giá được thực hiện từ quan sát, thống kê số lớn các sự kiện và hậu quả của chúng.
Qua đánh giá rủi ro, nhà quản trị nhận thấy được về các vấn đề mang tính quy luật chi
phối rủi ro. Ví dụ, các nhà phân tích rủi ro đã nhận ra một mối liên hệ đáng chú ý
giữa tần số và mức độ thiệt hại: những rủi ro có tần số cao thường gây ra mức độ thiệt
hại thấp (ví dụ: ốm đau, tai nạn cá nhân, va quệt xe…), ngược lại những rủi ro có tần
số nhỏ thường gây ra hậu quả nghiêm trọng (động đất, núi lửa hiếm xảy ra hơn,
nhưng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản và con người). Điều này rất có ý nghĩa
cho việc lựa chọn phương pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rủi ro.
Các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu và khắc phục hậu quả rủi ro cụ thể mà các cá
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


3
nhân, tổ chức và cộng đồng xã hội đã áp dụng khá đa dạng. Liên quan đến kỹ thuật
bảo hiểm, về cơ bản có thể tập hợp chúng trong các nhóm phương pháp chủ yếu sau:
+ Né tránh rủi ro. Trong đời sống nghề nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, các cá
nhân vẫn sử dụng giải pháp này để né tránh các tai họa. Né tránh rủi ro có nhiều cách
thức, có thể kể ra những cách né tránh thông thường như là không tham dự vào các
hoạt động, lĩnh vực, môi trường có rủi ro (ví dụ: không mua cổ phiếu để khỏi bị thua
lỗ). Né tránh rủi ro sẽ mang lại hiệu quả và thực sự cần thiết trong trường hợp rủi ro
là bất khả kháng hoặc mức độ rủi ro quá lớn. Tuy nhiên, không thể lạm dụng phương
pháp này vì bản thân cuộc sống con người đã hàm chứa sự chấp nhận đương đầu với

rủi ro.
+ Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Bao gồm những biện pháp nhằm ngăn ngừa,
hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và giảm nhẹ mức độ thiệt hại xảy ra.Ví dụ: quy định
cấm hút thuốc hay là việc lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy để phòng tránh,
giảm thiểu rủi ro hoả hoạn. Phòng tránh trên cơ sở nghiên cứu, thống kê rủi ro một
cách có hệ thống là phương pháp có tính tích cực. Vấn đề đáng xem xét ở đây là: thực
hiện các biện pháp phòng tránh dẫn đến các khoản chi phí vật chất. Chẳng hạn, việc
lắp đặt hệ thống phun nước tự động (sprinklers) đòi hỏi phải bỏ ra khoản tiền lớn để
mua sắm, lắp đặt và bảo trì. Khoản chi phí để thực hiện biện pháp phòng tránh chính
là “giá phí” phòng tránh. Muốn hay không, người quản trị rủi ro buộc phải so sánh
giá phí phòng tránh với lợi ích thu được và thước đo “hiệu quả tức thì” đó đôi khi đã
trở thành vật cản trong việc thực hiện phương pháp này.
+ Phương pháp đương đầu và khắc phục hậu quả của rủi ro
□ Chấp nhận tự gánh chịu
Các cá nhân hoặc tổ chức tự chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại vật chất, tài
chính mà rủi ro gây nên cho họ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định lựa chọn
phương pháp tự gánh chịu, như: đủ năng lực tài chính để bù đắp các thiệt hại mà rủi
ro gây ra; không còn giải pháp lựa chọn nào khác; thiếu hiểu biết về quản lý rủi ro.
Thực tế, chấp nhận tự gánh chịu có thể chỉ là cách đối phó thụ động của con ngưòi
trước rủi ro nhưng trong nhiều trường hợp lại được thực hiện một cách có ý thức. Tiết
kiệm và lập quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện với sự cân nhắc tính toán rất thận
trọng nhằm đạt được lợi ích mong muốn. Tuy nhiên, mặc dù là những biện pháp cần
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


4
thiết và được áp dụng rộng rãi song tiết kiệm và lập quỹ dự phòng rủi ro chưa đủ cho
việc chống đỡ các loại rủi ro nguy hiểm với khả năng xảy ra tổn thất lớn. Rủi ro hoàn

toàn có thể xảy ra cho một cá nhân, một gia đình trước khi họ tiết kiệm được đủ
lượng vốn cần thiết để khắc phục hậu quả. Quy mô của dự phòng rủi ro không thể
quá lớn và một doanh nghiệp không thể chỉ trông đợi vào quỹ đó để khôi phục hoạt
động sản xuất kinh doanh khi xảy ra tai họa thiêu hủy phần lớn tài sản hiện có của
doanh nghiệp.
□ Chuyển giao rủi ro
Sử dụng phương pháp này, hậu quả tài chính của rủi ro xảy ra cho cá nhân, tổ
chức được chuyển cho các cá nhân, tổ chức khác cùng gánh chịu. ở các lĩnh vực khác
nhau có những phương thức chuyển giao rủi ro khác nhau.
Phương pháp chuyển giao rủi ro có ảnh hưởng sâu rộng nhất đó là phân tán rủi
ro theo nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít. Với phương pháp này rủi ro xảy ra cho
một hoặc một số ít thành viên trong một cộng đồng thì hậu quả tài chính sẽ được chia
nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên cộng đồng cùng gánh chịu. Chuyển giao rủi ro
trên cơ sở phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít đã được vận dụng trong nhiều hoạt
động, tổ chức mà điển hình là cứu trợ và bảo hiểm. Cứu trợ vẫn được tiến hành
thường xuyên và mang ý nghĩa xã hội rất lớn. Tuy nhiên, đáng kể nhất vẫn là chuyển
giao rủi ro được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp hoá việc chuyển giao rủi ro.
ở Việt nam hiện nay, đó là: các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hệ thống bảo hiểm xã
hội và bảo hiểm tiền gửi.
1.1.2 Khái niệm, sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ
1.1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ
Nghiên cứu kho tàng lý luận về bảo hiểm sẽ dễ dàng nhận thấy đã có nhiều tác
giả đưa ra những định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. Sau đây là một số trích dẫn:
□ Dr.David Bland - Insurance Principles and Practice : “Bảo hiểm là một hợp
đồng theo đó một bên, (gọi là công ty bảo hiểm) bằng việc thu một khoản tiền (gọi là
phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên kia (gọi là người được bảo hiểm), một
khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với khoản tiền đó, khi xảy ra một sự cố đi
ngược lại quyền lợi của người được bảo hiểm”[6]

Hoàng Quang Hưng


Luận văn cao học QTKD 2010


5
□ Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê 2001:
“Bảo hiểm (Insurance) là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh chịu hậu quả một
số rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu”[12]
Sự khác nhau trong các quan niệm là xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở
các góc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức
tạp hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý và kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên rất khó
tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả những khía cạnh đó. Điều
có thể chấp nhận được là xây dựng một khái niệm từ góc độ và cách thức tiếp cận
hữu ích cho mục đính nghiên cứu.
Trên phương diện lý thuyết cơ bản, bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi
ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả
phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Còn về bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều quan điểm khác nhau như sau: “Bảo
hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm mà rủi ro liên quan đến mạng sống người được
Bảo hiểm”.[6]
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, “Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo
hiểm sống hoặc chết”[4]
“Bảo hiểm nhân thọ là sự bảo vệ trường hợp tử vong của một người bằng hình
thức trả tiền cho người thụ hưởng- thường là thành viên của gia đình, doanh nghiệp
hoặc tổ chức. Bằng cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phí bảo
hiểm một lần khi người được bảo hiểm chết, số tiền bảo hiểm (và bất kỳ số tiền bảo
hiểm bổ xung nào được kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay chưa trả theo hợp
đồng bảo hiểm và khoản lãi cho vay, sẽ được trả cho người thụ hưởng . Những khoản

trợ cấp trả khi còn sống cho người được bảo hiểm dưới hình thức giá trị giải ước hoặc
các khoản thu nhập”.[12]
1.1.2.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ.
Những tài liệu khảo cứu về lịch sử nền văn minh thế giới đã ghi nhận những
dấu ấn phôi thai của hoạt động cộng đồng hóa rủi ro - nguyên tắc căn bản của bảo
hiểm ngày nay. Khoảng năm 4500 trước Công nguyên, những người thợ đẽo đá ở Ai
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


6
Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn
nạn. Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng những năm 500 trước
Công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức
các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên dòng sông Dương Tử, trong đó
hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở và nếu chiếc
nào bị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu.
Ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp)
khoảng năm 500 trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất cao
trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt
trong quan hệ tín dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi
ro mất vốn và lãi. Tại Rome, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời,
lãi suất có thể lên đến 50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín
dụng với ý đồ bảo hiểm và do đặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao đi đôi với chấp nhận
rủi ro nên được mệnh danh là "cho vay mạo hiểm lớn". Lãi suất cao có thể hiểu như
tiền thân của phí bảo hiểm. Hoạt động cho vay mạo hiểm lớn tồn tại khá lâu và phố
biến trên nhiều khu vực trên thế giới. Tại Rôme, kéo dài đến tận thời kỳ Trung Cổ thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên chúa giáo. “Cho vay mạo hiểm lớn” đã bị lạm
dụng và vào năm 1234, Giáo hoàng Grégoire IX đã ra sắc lệnh nghiêm cấm hoạt
động cho vay nặng lãi. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một phương thức bảo đảm cho

các khoản tín dụng mà chủ nhà băng đã cấp cho nhà buôn (con nợ có rủi ro cao) khi
không còn sự bảo đảm bằng lãi suất "cắt cổ”. Trước sự đòi hỏi đó, đã hình thành một
hệ thống bảo đảm mới - bảo hiểm hàng hải: các nhà buôn chấp nhận một khoản tiền
ấn định trước, để nhận được đảm bảo giá trị tàu thuyền và hàng hóa chuyên chở trong
trường hợp tổn thất. Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt động
thương mại và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã ra đời vào khoảng giữa thế
kỷ 14. Bút tích của bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được ký
kết tại Gênes năm 1347. Có thể đã có những bản hợp đồng cổ hơn mà người ta không
tìm thấy do chúng đã bị hủy ngay sau khi con tàu cập bến - đồng nghĩa với việc thực
hiện xong bảo đảm.
Sự ra đời của các quỹ bảo hiểm nhân thọ xuất hiện cùng thời với các hình thức
bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hải. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thế giới
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


7
hiện còn lưu giữ được là hợp đồng bảo hiểm cho ông William Gybbon năm 1583 tại
London. Tuy nhiên bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng bị
cấm hoạt động ở châu Âu bởi các thế lực chính trị vànhà thờ thiên chúa giáo cho đến
tận thế kỷ thứ 18. Các thế lực chính trị khi ấy cho rằng bảo hiểm nhân thọ “đẩy con
người nhanh đến cái chết”, là “những hoạt động chống lại thuần phong mỹ tục” và
bảo hiểm nhân thọ bị pháp luật nghiêm cấm. Các nhà thờ thiên chúa giáo cũng kịch
liệt lên án việc bảo hiểm cuộc sống con người vì họ cho rằng cuộc sống con người là
do Chúa tạo ra và chỉ thuộc về Chúa.
Vào thế kỷ 17 hai nhà toán học Pascal và Fermat đã tìm ra phương pháp tính
xác suất, dựa trên cơ sở phát kiến này vào thế kỷ 18 nhà toán học Johahn Dewit và
nhạc trưởng John Graunt đã lập ra bảng tỉ lệ tử vong. Đây chính là cơ sở khoa học để
thực hiện hoạt động bảo hiểm nhân thọ.

Đến nay, các loại hình bảo hiểm đã phát triển hết sức đa dạng, hoạt động bảo
hiểm thâm nhập vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cuộc sống thường nhật của
các tầng lớp dân cư, bảo hiểm đã và đang dần khẳng định vị thế tất yếu trong cơ cấu
nền kinh tế - xã hội của các quốc gia, có thể thấy rõ điều đó khi điểm qua một số nét
tiêu biểu trong sự phát triển da dạng của ngành bảo hiểm trên phạm vi toàn cầu.
1.2 Đặc điểm và vai trò của bảo hiểm nhân thọ
1.2.1

Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
a. Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ:
+ Hầu hết các hình thức bảo hiểm nhân thọ ( trừ bảo hiểm tử kỳ ) là sự kết

hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, có thể chia lãi hoặc không chia lãi. Việc chi trả
quyền lợi bảo hiểm của các hình thức bảo hiểm nhân thọ kết hợp giữa bảo hiểm và
tiết kiệm chắc chắn sảy ra. Do trong bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho cả hai sự kiện
trái ngược nhau là sống đến hết thời hạn bảo hiểm hoặc tử vong trong thời hạn bảo
hiểm.
+ Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm dài hạn. Khác với bảo hiểm phi
nhân thọ, thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm hoặc ngắn hơn, thời hạn bảo hiểm của
các loại hình bảo hiểm nhân thọ thường kéo dài, có thể hàng chục năm hay thậm chí
trọn đời như loại hình bảo hiểm trọn đời bảo (thời hạn bảo hiểm đến lúc tử vong).

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


8
Điều này làm cho việc quản lý trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trở nên phức tạp
và khó khăn.

+ Việc tính phí bảo hiểm nhân thọ rất phức tạp. Do hầu hết các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm dài hạn nên khi định phí bảo hiểm các doanh
nghiệp bảo hiểm phải tính toán một cách chính xác tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật và
cân nhắc đến các yếu tố tác động đến nền kinh tế như lạm phát, suy thoái,… để vừa
đảm bảo tính hấp dẫn của sản phẩm vừa đảm bảo tính ổn định trong kinh doanh.
b. Đặc điểm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ:
Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vô cùng đa dạng và phong phú mỗi loại sản
phẩm có những đặc điểm riêng nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm chung rất rõ
nét đó là:
+ Trong cùng một sản phẩm có thể bảo hiểm cho hai sự kiện trái ngược nhau
đó là sống hoặc tử vong. Khác với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ bảo hiểm
cho sự kiện rủi ro, trong bảo hiểm nhân thọ sự kiện được bảo hiểm có thể là rủi ro
hoặc một sự kiện nào đó liên quan đến cuộc sống của người được bảo hiểm. Đặc biệt
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường được ký kết để bảo hiểm cho hai sự kiện trái
ngược nhau là sống hoặc tử vong của người được bảo hiểm.
+ Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính đa mục đích, phục vụ cho nhiều
nhu cầu khác nhau của người tham gia bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm có thể sử
dụng bảo hiểm nhân thọ cho kế hoạch tài chính trong gia đình như lập quỹ giáo dục
cho con cái, trang trải các khoản chi tiêu cuối cùng, tạo dựng quỹ đầu tư trong tương
lai, hoặc có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ để giảm bớt gánh nặng cho con cái, hỗ
trợ thêm cho các khoản phúc lợi xã hội được nhận,v.v
Ngoài các tính chất riêng đặc thù thì sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng mang
đầy đủ các tính chất của sản phẩm bảo hiểm nói chung.
1.2.2 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ
a.Vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với nền kinh tế, xã hội
Các doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ nền kinh tế quốc dân nào, đặc
biệt là trong các nền kinh tế đã và đang phát triển. Điều này thể hiện ở chỗ:

Hoàng Quang Hưng


Luận văn cao học QTKD 2010


9
-

Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ huy động và cung cấp vốn đầu tư cho

nền kinh tế: Có thể nói rằng các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ là các nhàđầu tư lớn cung cấp nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Với tính chất kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ ngoài chức năng bảo hiểm họ còn có thể huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư và
các tổ chức để hình thành nên nguồn quỹ đầu tư lớn đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
-

Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Cũng như các doanh nghiệp, các tổ

chức khác, các doanh nghiệp bảo hiểm tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nhất
định người lao động. Ngoài những người làm công ăn lương của doanh nghiệp bảo
hiểm, đội ngũ đại lý, môi giới có thể đông gấp nhiều lần số nhân viên của doanh
nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra còn rất nhiều lao động được cuốn hút vào các công việc
của các doanh nghiệp bảo hiểm, như: các luật sư, các nhà tư vấn đầu tư, các cơ sở
khám chữa bệnh,v.v.
-

Thể hiện tính xã hội và tính nhân văn: Dù hoạt động theo cơ chế hạch toán

kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn hoạt động theo tiêu chí nhân
đạo và chi trả cho người được bảo hiểm khi không may gập rủi ro. Việc san sẻ rủi ro

và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm tạo ra trách nhiệm, sự chia sẻ và
quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên tham gia bảo hiểm. Tiêu chí này giữ vai trò
quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định trong xã hội, sự quan tâm, trách nhiệm giữa
các thành viên trong cộng đồng với nhau.
b. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với các tổ chức kinh tế, xã hội
Không chỉ cá nhân có nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ mà các tổ chức kinh tế, xã
hội cũng có nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ. Có hai lý do khiến họ cần có sự đảm bảo
của bảo hiểm nhân thọ, đó là:
-

Các tổ chức kinh tế, xã hội có thể giữ chân và khuyến khích người lao động

làm việc hết năng lực của mình. Thông qua các hợp đồng bảo hiểm nhóm, các hợp
đồng bảo hiểm cho các nhân vật chủ chốt, người sử dụng lao động có thể tạo ra sự
đảm bảo cho người lao động hoặc người sống phụ thuộc vào người lao động khi có
rủi ro xảy ra, cung cấp các khoản hưu trí khi hết tuổi lao động hoặc các khoản phúc
lợi bổ sung ngoài bảo hiểm xã hội.

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


10
-

Tạo ra sự tự chủ về tài chính. Các doanh nghiệp có thể mua các hợp đồng bảo

hiểm cá nhân có số tiền bảo hiểm tương đương với vốn của chủ doanh nghiệp hoặc
đồng chủ doanh nghiệp hoặc tương đương với khoản chi phí đào tạo tìm người thay

thế người giữ vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp. Với biện pháp này, khi rủi ro xảy ra
với các đối tượng trên, doanh nghiệp vẫn có sự tự chủ về tài chính của mình.
c. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với cá nhân và hộ gia đình
Tất cả các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đều phát sinh trách nhiệm chi trả tiền
bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với người được bảo hiểm trong thời gian hợp
đồng có hiệu lực. Ngoài ra một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ còn thỏa mãn các nhu
cầu khác, như: tiết kiệm, tích lũy hay có được những khoản thu nhập ổn định khi về
hưu. ,v.v. Chính vì thế bảo hiểm nhân thọ có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân và gia
đình trong xã hội. Vai trò này được thể hiện như sau:
-

Thỏa mãn các khoản chi tiêu cuối cùng: Khi một người chết đi họ có thể để lại

các tài sản như bất động sản, tiền hoặc các khoản đầu tư,... mặt khác họ cũng có thể
có những khoản nợ, thế chấp chưa thanh toán. Bên cạnh đó còn có rất nhiều chi phí
liên quan đến cái chết của họ, như chi phí khám chữa bệnh, điều trị, chi phí mai
táng,v.v. Những người thừa kế hợp pháp chỉ nhận được tài sản thừa kế khi các khoản
nợ của người tử vong đã được thanh toán hết, do vậy trong rất nhiều trường hợp
người thừa kế có thể không nhận được gì. Để tránh tình trạng này, rất nhiều người đã
mua bảo hiểm cho bản thân để có thể đảm bảo các khoản chi tiêu cuối cùng này,
không để lại gánh nặng cho người thân.
-

Hỗ trợ những người sống phụ thuộc: Rất nhiều người có nhu cầu mua bảo

hiểm nhân thọ để đảm bảo cho những người sống phụ thuộc vào họ. Trong gia đình,
nếu người lao động trụ cột bị tử vong, nguồn tài chính trong gia đình có thể bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, những người sống phụ thuộc sẽ ngay lập tức phải đương đầu
với hàng loạt các vấn đề như việc phải thanh toán các khoản chi tiêu cố định như
điện, nước, các dịch vụ khác, chi phí ăn uống sinh hoạt,... Thông qua các sản phẩm

bảo hiểm nhân thọ khác nhau, người ta có thể đảm bảo cho người thân một khoản tài
chính nhất định để những người này có thể ngay lập tức khắc phục khó khăn về tài
chính hoặc bảo hiểm nhân thọ cũng có thể cung cấp các khoản trợ cấp định kỳ cho
những người sống phụ thuộc.
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


11
-

Đáp ứng các chi phí giáo dục: Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn có đủ

tài chính để con cái họ có thể được học đại học, học ở nước ngoài hay trong các
trường danh tiếng. Mong muốn này của họ có thể được đáp ứng thông qua các hợp
đồng bảo hiểm tử kỳ hoặc bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.
-

Thỏa mãn nhu cầu về thu nhập khi nghỉ hưu: Mặc dù người lao động khi nghỉ

hưu được nhận trợ cấp hưu trí do bảo hiểm xã hội chi trả. Tuy nhiên, số người được
hưởng trợ cấp hưu trí còn rất hạn chế, hơn nữa khoản trợ cấp này thường không đủ bù
đắp các nhu cầu chi tiêu. Do vậy người tham gia bảo hiểm có thể thu xếp các hợp
đồng bảo hiểm tiền trợ cấp định kỳ. Các khoản trợ cấp định kỳ do bảo hiểm nhân thọ
trả có thể tạo cho họ nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định khi về hưu, tuổi già.
Ngoài ra, còn có thể giúp đảm bảo cuộc sống cho người thân khi họ gặp rủi ro.
-

Hình thành một nếp sống đẹp, lành mạnh và tính tiết kiệm có kế hoạch. Tham


gia bảo hiểm nhân thọ không chỉ đảm bảo sự ổn định về tài chính khi có rủi ro mà
còn là hình thức tiết kiệm có kế hoạch cho tương lai, góp phần tạo ra sự ổn định cho
mỗi cá nhân, gia đình. Từ đó hình thành nên một nếp sống đẹp, lành mạnh, tạo điều
kiện để mọi người quan tâm lẫn nhau, v.v.
-

Đáp ứng các nhu cầu khác: Một số người có thể chọn hình thức đầu tư của

mình thông qua bảo hiểm nhân thọ. Các khoản lãi đầu tư có thể được doanh nghiệp
bảo hiểm đảm bảo bất kể họ đầu tư chưa có lãi. Ngoài ra, người ta cũng có thể làm từ
thiện cho các tổ chức tôn giáo, các trường học, cô nhi viện, các quỹ nghiên cứu và
phòng chống bệnh tật... thông qua việc để người hưởng thụ bảo hiểm là các tổ chức
này.
Nói chung các nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục
đích của mỗi cá nhân, gia đình và các nhu cầu này thay đổi theo cuộc sống của con
người.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ .
1.3.1 Sự quản lý của nhà nước.
Như các loại hình kinh doanh khác, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trước
tiên phải tuân thủ các luật hiện hành như luật doanh nghiệp, luật lao động, luật
thuế,… để đảm công bằng đối với người lao động mà họ sử dụng cũng như nghĩa vụ
của họ đối với quốc gia.
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


12
Với đặc thù kinh doanh là mang đến cho người tiêu dùng sự bảo vệ chống lại

tổn thất tài chính và tạo cơ hội tiết kiệm và đầu tư tiền của mình, ngành bảo hiểm
nhân thọ được đặt vào vị trí đặc biệt cần sự tin tưởng của công chúng. Vì vậy, sự
quản lý được thực đặc biệt chặt chẽ đối với ngành bảo hiểm nói chung và ngành bảo
hiểm nhân thọ nói riêng đẻ đảm bảo quyền lợi bên tham gia bảo hiểm.Sự điều tiết
quản lý của nhà nước có hai mục tiêu cơ bản:
+ Đảm bảo các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì hoạt động và có thể
thanh toán các khoản nợ của họ và các khiếu nại của người tham gia bảo hiểm khi
đến hạn.
+ Đảm bảo rằng các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động kinh doanh
trung thực lành mạnh và tuân thủ đạo đức xã hội.
Sự quản lý điều tiết của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm nhằm bảo vệ
quyền lợi của người tham gai bảo hiểm được cụ thể hóa thông qua Luật kinh doanh
bảo hiểm, Luật các công ty bảo hiểm, Luật bảo hiểm tùy từng quốc gia. Luật kinh
doanh bảo hiểm có hiệu lực đối với mọi công ty bảo hiểm hoạt động trên quốc gia đó.
Luật kinh doanh bảo hiểm qui định sự điều tiết quản lý trong các lĩnh vực sau:
+ Điều tiết đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm. Luật có
các điều khoản qui địn các công ty bảo hiểm phỉa có đầy đủ khả năng thanh toán. Mỗi
công ty bảo hiểm phải duy trì một lượng dự phòng vốn và tài sản nhất định để đảm
khả năng thanh toán cho các hợp đông bảo hiểm. Bên cạnh đó Luật cũng qui định các
loại hình đầu tư mà các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện.
+ Qui định, hướng dẫn hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp bảo hiểm
bao gồm việc marketinh các sản phẩm bảo hiểm và các mẫu đơn bảo hiểm. Hoạt động
quảng cáo cho các sản phẩm bảo hiểm được qui định cụ thể để tránh quảng cáo không
đúng, không trung thực. Các đơn bảo hiểm cũng được qui định phải có nội dung
tường minh, các điều khoản cụ thể. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải được cấp phép
trước khi hoạt động, các cá nhân, tổ chức phân phối bảo hiểm nhân thọ phải được cấp
phép trước khi hoạt động để đảm bảo rằn họ có đủ kiến thức về sản phẩm mà họ phân
phối và hành nghề đúng đạo đức nghề nghiệp.
Hoạt động của các tổ chức tài chính trong đó có các doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ, các nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ được giám sát trực tiếp bởi Bộ tài

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


13
chính. Cơ quan này có tránh nhiệm giám sát, xem xét hướng dẫn, cấp phép đối với
hoạt động của các nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ theo qui định của Luật Kinh
doanh Bảo hiểm.
1.3.2 Trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân cư.
Trình độ dân trí và mức sống dân cư ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị
trường bảo hiểm nhân thọ. Điều đó được minh chứng ở các nước phát triển và đang
phát triển. Khi trình độ của người dân ngày được nâng cao, mức sống được đảm bảo
thì bảo hiểm nhân thọ mới xuất hiện và có cơ hội phát triển. Nền kinh tế càng phát
triển thì sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày càng đa dạng và có nhiêu doanh nghiệp, tổ
chức bảo hiểm tham gia vào thị trường bảo hiểm.
Trên thực tế, khi xã hội phát triển trình độ dân trí nâng cao, thu nhập ổn định
người ta luôn có ý thức nhất định về việc tự bảo vệ mình và gia đình trước các nguy
cơ rủi ro, tìm kiếm các biện pháp để bảo vệ. Ngược lại các nền kinh tế chậm phát
triển hoặc đang phát triển, rất nhiều nghiên cứucho thấy đi kèm với thu nhập chưa
cao, đói nghèo trình độ dân trí thấp là tâm lý tránh né hoặc lo sợ khi nhắc đến rủi ro,
đặc biệt có nhiều trường hợp coi rủi ro là “số phận” và tự chấp nhận rủi ro chứ không
có ý thức bảo vệ.
Thực chất, trình độ dân trí và mức sốngcủa dân cư ảnh hưởng lớn đến sự hiểu
biết của họ về bảo hiểm và sự cần thiết của bảo hiểm cũng như yếu tố quyết định khả
năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của người dân.
1.3.3 Dân số và sự biến đổi cơ cấu dân số.
Dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường
bảo hiểm nhân thọ. Có sự thay đổi trong dân số như:
- Xu hướng tăng tuổi thọ bình quân. Do sự cải thiện về vật chất cùng như đời sống

tinh thần khi xã hội phát triển, tuổi thọ của con người ngày càng tăng.
- Tỷ lệ các cặp ly hôn tăng dẫn đến các gia đình chỉ có một người là trụ cột về tài
chính.
- Xu hướng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội ngày càng tăng. Ở một số
ngành nghề họ còn là những lao động chủ yếu. Trong gia đình họ cũng là những trụ
cột về tài chính.

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


14
- Càng ngày qui mô các hộ gia đình càng có xu hướng nhỏ hơn với một hoặc hai thế
hệ, cả bố mẹ đều làm việc. Trước kia trong mỗi gia đình thường có ba bốn thế hệ như
ông bà, con, cháu, chắt.
- Trình độ học vấn dân cư ngày được nâng cao, thu nhập của một số bộ phận ngày
càng cao.
Các yếu tố này làm thay đổi thái độ “chủ nghĩa” tiêu dùng của dân cư đối với
bảo hiểm có thể làm tăng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên càng ngày người
ta có xu hướng yêu cầu cao hơn đối với ngành bảo hiểm, quan tâm đến sự ổn định của
các công ty trong ngành dịch vụ tài chính trong đó có các công ty bảo hiểm. Họ đòi
hỏi các sản phẩm bảo hiểm phải đa dạng hơn, dễ hiểu hơn và phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhau. Cũng vì lý do này các công ty bảo hiểm phải dự báo trước được các
nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3.4 Sự phát triển các ngành dịch vụ y tế
Khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng thì nhu
cầu sử dụng các dịch vụ y tế ngày càng tăng và giá cả các loại hình dịch vụ y tế cũng
luôn biến động.
Các nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế tăng do:

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng. Tuổi thọ và thu nhập của người dân ngày càng
tăng cao, trình độ dân trí được cải thiện ý thức chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân,
của mỗi gia đìng cũng tăng.
- Ngày có càng nhiều các chứng bệnh nan y xuất hiện như bệnh AIDS, SARS, ung
thư, viên gan B,… đòi hỏi việc điều trị lâu dài tốn kém.
Các dịch vụ y tế phát triển là do nhu cầu tất yếu của xã hộituy nhiên do nhu
cầu sử dụng dịch vụ y tế tăng nhanh nên chi phí y tế cũng gia tăng do:
- Các thiết bị y tế ngày càng hiện đại dẫn đến chi phí điều trị tăng.
- Các bác sỹ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tăng tiền công dịch vụ đẻ trang trải
các chi phí tăng như bảo hiểm nghề nghiệp, dầu tư thiết bị,.v.v.
Tất cả các yếu tố này làm cho nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe gia
tăng và cũng là lý do dẫn đến người bệnh và người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sẽ giảm ý thức kiểm soát các khoản chi phí này khi người bảo hiểm đúng ra
thanh toán một phần hoặc toàn bộ các chi phí y tế.
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


15
1.3.5 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội.
Công nghệ thông tin ngày càng pháy triển rât nhiều lĩnh vực của cuộc sống
không thể hoạt động nếu thiếu hệ thống máy tính, hệ thống liên kết mạng, internet.
Các công ty bảo hiểm không thể thông tin các sản phẩm mới hoặc không cung cấp
dịch vụ một cách đầy đủ đến khách hàng khi không có công nghệ thông tin.
Với sự trợ giúp của hệ thống máy tính, mạng internet,các thông tin được trao
đổi giữa các công ty, giữa các bộ phận, đại lý một cách nhanh chóng. Nó cho phép
các công ty bảo hiểm có thể quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của mình trên mạng
internet một cách rộng rãi đến nhiều người.
Ngoài ra các hệ thống thanh toán ngày càng đa dạng và tiện lợi.Việc thanh

toán qua các tài khoản tài chính có thể thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản,
thanh toán qua mạng,qua các dịch vụ tiện ích như séc, trái phiếu,.v.v.giúp cho nhà
cung cấp bảo hiểm nhân thọ và người tham gia bảo hiểm giao dịch thuận tiện, nhanh
chóng.
Cơ sở hạ tầng giao thông cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bảo
hiểm nhân thọ. Khi việc đi lại giữa các vùng, các khu vực thuận lợi có thể giảm chi
phí đi lại, vận chuyển cho các doanh nghiệp và cũng tạo cơ hội việc làm cho nhiều
người, góp phần thay đổi cơ cấu lao động cải thiện thu nhập dân cư.
Các thay đổi công nghệ trong lĩnh vực thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng,
cơ sở hạ tầng giao thông góp phần làm giảm chi phí cho các công ty bảo hiểm cũng
như giúp ộ phát triển hoạt độngở phạm vi rộng hơn và dễ dàng hơn trong công việc.
1.3.6 Chính sách bảo hiểm xã hội và các chương trình phúc lợi của chính phủ.
Một điểm không thể phủ nhận là các chương trình phúc lợi của Chính phủ nói
chung và bảo hiểm xã hội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của thị trường
bảo hiểm nhân thọ đặc biệt là thị trường của các sản phẩm bảo hiểm trợ cấp và các
sản phẩm bảo hiểm sức khỏe. Khi chính sách bảo hiểm xã hội mở rộng đến toàn bộ
người lao động và mức hưởng bảo hiểm xã hội đủ để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt
thường ngày thì có thể nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ nói chung và bảo hiểm trợ cấp
nói riêng có thể sẽ giảm. Ngược lại khi phạm vi đảm bảo của bảo hiểm xã hội và các
chương trình phúc lợi khác của Chính phủ còn hạn chế hoặc mức bảo hiểm còn thấp
thì người ta có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để thay thế hoặc
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


16
bổ sung cho các chế đọ của bảo hiểm xã hội và đảm bảo cho các chương trìng tài
chínhcủa cá nhân, gia đình, tổ chứcnhằn đáp ứng các khoản chi tiêu hàng ngày, đối
phó với các rủi do bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

1.3.7 Các sản phẩm tương tự.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì tính cạnh tranh cũng ngày
càng trở nên gay gắt, cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
mà còn giữa bảo hiểm với các lĩnh vực khác mà điển hình là thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư có thể bỏ qua nhu cầu bảo hiểm để tham gia đầu tư chứng khoán với
mức lợi nhuận hấp dẫn. Bên cạnh đó, các sản phẩm tiết kiệm của các ngân hàng
thương mại kèm theo rất nhiều các chương trình dự thưởng hấp dẫn cũng là yếu tố
không thể bỏ qua khi xem xét nhu cầu bảo hiểm nhân thọ.
1.4 Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
1.4.1 Số lượng hợp đồng bảo hiểm
Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 06 tháng 2009 đạt 284.792 hợp đồng
(sản phẩm chính) tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó Prudential khai thác
được 107.286 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 75.608 hợp đồng, AIA là 25.455 hợp
đồng.
Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong 6 tháng đầu
năm là 34.672 hợp đồng tăng 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có
số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 29.654 hợp đồng, Dai-ichi Life là
2.505 hợp đồng, AIA là 1.129 hợp đồng.
Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 284.200 hợp đồng tăng 4% so với
cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị
trường là Bảo Việt Nhân thọ là 109.494 hợp đồng, Prudential với 108.994 hợp đồng, ,
AIA là 29.073 hợp đồng
Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 3.879.017 hợp đồng và mức
tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (0.1%). Các doanh nghiệp có số lượng
hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1.593.977, Bảo Việt Nhân thọ là 1.522.570
hợp đồng, Manulife là 259.429 hợp đồng.
Với nhiều tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh tế trong ba tháng quý II/2009
đã tạo ra sự chuyển biến mạnh tại thị trường bảo hiểm Nhân thọ trong sáu tháng đầu
Hoàng Quang Hưng


Luận văn cao học QTKD 2010


17
năm. Theo đà đi lên của thị trường chứng khoán trong tháng 4 và tháng 5, các sản
phẩm đầu tư (gồm liên kết chung và liên kết đơn vị) là nhóm sản phẩm tăng trưởng
cao nhất và cũng là nhóm sản phẩm có số lượng hợp đồng khôi phục nhiều nhất.
Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA) và công ty Bảo hiểm Nhân thọ ACE là những
công ty chiếm thị phần và tăng trưởng cao trong nhóm sản phẩm này.
1.4.2 Số tiền bảo hiểm:
Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ đang nắm giữ là 250,43 nghìn
tỉ đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó mức trách nhiệm của các sản
phẩm chính đạt 165,7 nghìn tỉ đồng tăng 17%, mức trách nhiệm của các sản phẩm
phụ đạt 84,7 tỉ đồng tăng 7,1%.
Với tốc tăng trưởng về số tiền bảo hiểm của các hợp đồng có hiệu lực cao hơn
so tốc độ tăng trưởng khai thác mới, có thể nói rằng xu hướng của thị trường không
có gì mới khi các DNBH Nhân thọ tiếp tục tung ra nhiều loại sản phẩm có số tiền bảo
hiểm cao, nhiều lớp bảo vệ và cung cấp nhiều quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng
Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là:
Prudential 94 ngàn tỉ, Bảo Việt Nhân thọ là hơn 67 ngàn tỉ, AIA là 27 ngàn tỉ đồng.
1.4.3 Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 06 tháng đầu năm 2009 đạt 1.184 tỉ đồng
tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 29,2 tỉ đồng tăng
220%. Tổng phí khai thác mới trong 6 tháng đầu năm đạt 1.213 tỉ đồng tăng 9,7% so
với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 388
tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ có phí bảo hiểm khai thác mới là 312 tỉ đồng, Manulife là
132 tỉ đồng.
Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường là: 5.499 tỉ đồng, tăng 8.69% so với cùng
kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là: Prudential với
2.182 tỉ đồng chiếm 39,69% thị phần, Bảo Việt Nhân thọ với 1.812 tỉ đồng chiếm

32,95% thị phần, Manulife với 568,5 tỉ, chiếm 10,34% thị phần.
Với bước tăng trưởng “ngoạn mục” trong 3 tháng năm Quý II năm 2009 về
khai thác mới đạt 10% so với cùng kỳ năm trước và tổng doanh thu phí đạt 11% bất
chấp những điều kiện khó khăn về kinh tế đã kéo kết quả kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ đi lên. Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng có thể lạc quan nhận định rằng, thị
Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


18
trường bảo hiểm Nhân thọ đã tìm ra được hướng đi đúng và đã vượt qua thời điểm
khó khăn nhất.
1.4.4 Trả tiền bảo hiểm:
Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả quyền lợi cho các khách hàng
trong 6 tháng năm 2009 là 1.403 tỉ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có số tiền chi
trả cao cho khách hàng gồm Bảo Việt là 941 tỉ đồng, Prudential với 258 tỉ đồng,
Manulife với 109 tỉ đồng.
Tổng số giá trị hoàn lại do hợp đồng hủy trước hạn là 676 tỉ đồng, Prudential
là doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 250 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân
thọ là 236 tỉ đồng tiếp theo là Manulife 83 tỉ đồng.
1.4.5 Số lượng đại lý bảo hiểm.
Tính đến hết tháng 6 tháng năm 2009, Tổng số lượng đại lý có mặt trên thị
trường là 82.432 người tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số
lượng đại lý cao nhất là Prudential 28.040 người, Bảo Việt Nhân thọ là 16.762 người,
AIA là 10.569 người.
Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2009 là: 48.217
người tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng
đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential, AIA và Daiichi Life./.
Trên thị trường Nam Định hiện có 3 đối thủ cạnh tranh rất mạnh là Prudential

với 1525 đại lý doanh thu khai thác mới 23 tỷ đồng tổng doanh thu đạt 75 tỷ đồng,
Bảo việt Nhân thọ Nam Định đứng thứ 2 với hơn 200 đại lý doanh thu khai thác mới
7.1 tỷ, tổng doanh thu cả năm 32 tỷ đồng. Tiếp theo là Dai-ichi với 152 đại lý, tổng
doanh thu đạt 17tỷ.

Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1 có thể thấy rủi ro là cố hữu nó tồn tại trong mọi hoạt động và
mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Từ xa sưa con người đã tìm mọi cách để
đối phó với rủi ro như là: né tránh, phòng ngừa, giảm thiểu thậm chí chấp nhận đương
đầu và khắc phục hậu quả rủi ro gây ra và một giải pháp được cho là hiệu quả hơn cả
là chuyển giao rủi ro. Với hình thức này hậu quả tài chính của rủi ro được chuyển cho
các cá nhân hoặc tổ chức khác cùng gánh chịu. Đây là nguyên lý cốt lõi của các loại
hình bảo hiểm. Bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế …v.v chỉ là
phân loại dựa trên đối tượng được bảo hiểm hoặc loại rủi ro được bảo hiểm.
Trong chương 1 luận văn cũng làm nổi bật được những đặc điểm của bảo hiểm
nhân thọ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua đó cho thấy được vai trò của bảo hiểm
nhân thọ đối với nền kinh tế , xã hội, vai trò đối với các tổ chức kinh tế, xã hội và vai
trò đối với cá nhân và hộ gia đình. Đồng thời luận văn cũng cho biết thị trường bảo
hiểm nhân thọ chịu sự ảnh hưởng , tác động của các yếu tố như : sự quản lý của nhà
nước, trình độ và mức sống của các tầng lớp dân cư, dân số và sự biến đổi dân số….
Cũng trong chương 1 luận văn đã khái quát và phân tích sơ bộ thị trường bảo
hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009 về các chỉ tiêu như số
lượng hợp đồng , số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm…v.v. qua đó cho thấy hình ảnh sơ
bộ về thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.


Hoàng Quang Hưng

Luận văn cao học QTKD 2010


×