Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Phân tích các đối thủ cạnh tranh của vinaphone và tìm giải pháp giữ vững và phát triển thị phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 144 trang )

BӜ GIÁO DӨC VÀ ĈÀO TҤO
TRѬӠNG ĈҤI HӐC BÁCH KHOA HÀ NӜI
WY ZX

H͕ và tên tác gi̫ : LÊ MҤNH HҦI

Ĉ͉ tài : PHÂN TÍCH CÁC Ĉ͘I THͮ C̨NH TRANH CͮA VINAPHONE
VÀ TÌM GI̪I PHÁP GIͶ VͶNG VÀ PHÁT TRI͊N TH͒ PḪN

LUҰN VĂN THҤC SӺ KHOA H ӐC
Chuyên ngành Quҧn Trӏ Kinh Doanh

Ng˱ͥi h˱ͣng d̳n khoa h͕c : PGS.TS. PHAN THӎ THUҰN

Hà Nӝi – 11/2010


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...................................................................................... 7
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. 8
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 9
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ THỊ PHẦN.........................11
1.1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ THỊ PHẦN ......................................... 12
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .................................................................................. 12


1.1.2. Lợi thế cạnh tranh ....................................................................................... 13
1.1.3. Năng lực cạnh tranh .................................................................................... 13
1.1.4. Đặc điểm của cạnh tranh ............................................................................. 13
1.1.5. Vai trò của cạnh tranh ................................................................................. 14
1.1.6. Các loại cạnh tranh...................................................................................... 15
1.1.7. Quy định của pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam..................................... 18
1.1.8. Khái niệm thị phần..................................................................................... 20
1.1.9. Phương pháp xác định thị phần................................................................... 20
1.2. NÉT KHÁC BIỆT TRONG CẠNH TRANH THÔNG TIN DI ĐÔNG ........... 21
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh ................................. 23
1.3.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 23
1.3.2. Môi trường kinh tế ...................................................................................... 25
1.3.3. Môi trường nghành...................................................................................... 25
1.3.4. Các yếu tố nội tại ........................................................................................ 29
1.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh............................................................................... 36
PHẦN II. PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦAVINAPHONE.....40
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAPHONE..................................................... 41
2.1.1. Lịch sử hình thành và ra đời mạng Vinaphone ........................................... 41
2.1.2. Lĩnh vực kinh Doanh .................................................................................. 41
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 1


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Vinaphone ...................................................... 42
2.1.4. Giới thiệu chung về các sản phẩm dịch vụ của công ty Vinaphone .......... 42
2.1.4.1. Các dịch vụ cơ bản............................................................................... 42
2.1.4.2. Các dịch vụ tiện ích hỗ trợ dịch vụ thoại ............................................. 43

2.1.4.3. Các dịch vụ giá trị gia tăng .................................................................. 44
2.1.4.4. Các sản phẩm của công ty.................................................................... 44
2.1.4.5. Các kết quả đạt được trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh.. 45
2.2. CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH............. 48
CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG ................................................................ 48
2.2.1. Dịch vụ thoại ............................................................................................... 48
2.2.2. Dịch vụ SMS ............................................................................................... 48
2.2.3. Dịch vụ giá trị gia tăng................................................................................ 49
2.2.4. Các dịch vụ 3G............................................................................................ 50
2.2.5. Cổng thông tin di động................................................................................ 51
2.2.6. Dịch vụ cố định không dây ......................................................................... 52
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CÁC DỊCH VỤ ..................... 52
THÔNG TIN DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM ............................................................... 52
2.3.1. Giới thiệu và tóm tắt các điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh52
trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ thông tin di động của Vinaphone ............ 52
2.3.2. Cạnh tranh bằng giá cước và khuyến mại................................................... 59
2.3.3. Phân tích cục diện cạnh tranh hiện tại của các nhà mạng........................... 60
2.3.4. Các chính sách điều chỉnh về cước và khuyến mại của nhà nước............. 62
2.3.5. Cạnh tranh không lành mạnh ..................................................................... 64
2.4. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA ................. 66
VINAPHONE VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ............................................. 66
2.4.1. Phân tích cạnh tranh các dịch vụ thoại....................................................... 66
2.4.2. Phân tích cạnh tranh các dịch vụ 3G........................................................... 82
2.4.3. Phân tích cạnh tranh các Dịch vụ giá trị gia tăng ....................................... 96
2.5. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA VINAPHONE................. 100
TRONG QUA TRÌNH CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN.............. 100
2.5.1. Bộ máy quản lý ......................................................................................... 100
2.5.2. Hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh của Vinaphone ................... 101
2.5.3. Hạn chế về kênh phân phối ....................................................................... 103
2.5.4. Hạn chế trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).......................... 103

2.5.5. Hạn chế trong công tác chăm sóc khách hàng .......................................... 104
2.5.6. Hạn chế trong việc quy hoạch xây dựng và quản lý Hệ thống cơ sở hạ... 105
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 2


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

tầng và thiết bị kỹ thuật....................................................................................... 105
PHẦN III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
PHẦN CHO CÔNG TY VINAPHONE................................................107
3.1. GIẢI PHÁP 1: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ............................... 108
3.1.1. Giải pháp quản lý và xây dựng các dịch vụ theo nhóm làm việc ............. 108
3.1.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý cơ sở hạ tầng và các hệ thống kỹ. 112
thuật..................................................................................................................... 112
3.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................... 116
3.1.4. Giải pháp xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D)
............................................................................................................................. 121
3.2. GIẢI PHÁP 2: XÂY DỰNG CÁC KÊNH THU THẬP THÔNG TIN........... 124
3.3. GIẢI PHÁP 3: TĂNG CƯỜNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG..................... 128
3.4. GIẢI PHÁP 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÊNH PHÂN PHỐI ..................... 134
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 141
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ 142

Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 3



Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Mạnh Hải, học viên lớp Cao học QTKD2 - Trường
Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Khóa 2008-2010. Tôi xin cam đoan
những nội dung trong luận văn này là đề tài nghiên cứu của riêng tôi
từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra. Các số liệu, tài liệu,
kết quả trong luận văn này là thực tế.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong
đề tài này.
LÊ MẠNH HẢI

Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 4


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCVT

Bưu chính viễn thông

3G

Third Generation (mạng di động thế hệ thứ 3)

BCVT


Bưu chính viễn thông

BSC

Base Station Controler

BTS

Base Transceiver Station

CBKT

Cán bộ kỹ thuật

CLKD

Chiến lược kinh doanh

CP

Kênh phân phối

CRM

Quản lý quan hệ khách hàng

CSKH

Chăm sóc khách hàng


ĐTDĐ

Điện thoại di động

EDGE

Enhanced Data Rates for GSM Evolution

GPRS

General packet radio service

GSM

Global System for Mobile Communications

HSDPA

High-Speed Downlink Packet Access

HSPA

High-Speed Packet Access

HSUPA

High-Speed Uplink Packet Access

MSC


Mobile switching center

OMC

Trung tâm điều hành thông tin

P.KD

Phòng kinh doanh

SP

Kênh bán hàng

TTTC

Trung tâm tính cước

VNPT

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

VNPTTTp

Viễn thông tỉnh thành

Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 5



Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp may ................................ 38
Bảng 2.1: Số lượng các trạm phát sóng BTS các năm 2005- 2009 .............................. 45
Bảng 2.2: Số lượng phát triển thuê bao từ 2005-2009 .................................................. 46
Bảng 2.3: Doanh thu và phát triển thuê bao toàn mạng các năm 2007 - 2009 ............. 47
Bảng 2.4: Các dịch vụ giống nhau của ba nhà mạng .................................................... 59
Bảng 2.5: Thị phần thuê bao di động tính đến tháng 09/2010...................................... 62
Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ .......................................................................... 69
Bảng 2.7: Số lượng trạm phát sóng của ba nhà mạng dẫn đầu ..................................... 69
Bảng 2.8: Bảng so sánh giá cước các dịch vụ cơ bản của các nhà mạng ..................... 70
Bảng 2.9: Bảng so sánh các gói cước cơ bản giữa các nhà mạng................................. 71
Bảng 2.10: Tỉ lệ bình chọn CSKH ................................................................................ 72
Bảng 2.11: Thị phần thuê bao nội mạng tính đến tháng 09/2010 ................................. 74
Bảng 2.12: Bảng đánh vị thế cạnh tranh của Vinaphone cùng các đối thủ cạnh .......... 81
tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thoại .............................................................. 81
Bảng 2.13: Kết quả đo kiểm tốc độ dịch vụ 3G của các nhà mạng .............................. 85
Bảng 2.14: Bảng thống kê công nghệ 3G của các nhà mạng........................................ 88
Bảng 2.15: Bảng đánh giá vị thế cạnh tranh của Vinaphone cùng các đối thủ cạnh
tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ 3G ................................................................. 94
Bảng 2.16: Bảng đánh vị thế cạnh tranh của Vinaphone cùng các đối thủ................... 99
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng ...................................... 99
Bảng 2.17: Thị phần các mạng tại một số tỉnh............................................................ 104
Bảng 3.1: Các cửa hàng đại lý của Vinaphone trên toàn quốc ................................... 136
Bảng 3.2: Thị phần di động của các mạng tại các tỉnh ............................................... 137
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD


Trang 6


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các yếu tố của môi trường nghành ............................................................... 29
Hình 2.1: Biểu đồ số lượng các trạm phát sóng BTS các năm 2005- 2009.................. 45
Hình 2.2: Biểu đồ phát triển thuê bao các năm 2005 - 2009 ........................................ 46
Hình 2.3: Doanh thu toàn mạng các năm 2007 - 2009 ................................................. 47
Hình 2.4: Biểu đồ Thị phần thuê bao di động tính đến tháng 09/2010......................... 62
Hình 2.5: Biểu đồ mô tả bình chọn về chất lượng CSKH giữa các nhà mạng ............. 72
Hình 2.6: Biểu đồ thị phần nội mạng ............................................................................ 74
Hình 3.1: Mô hình quản lý cơ sở hạ tầng và các hệ thống kỹ thuật............................ 115
Hình 3.2: Mô hình thu thập thông tin tác giả đề xuất cho công ty Vinaphone ........... 126
Hình 3.3: Mô hình hoạt động CSKH của Vinaphone ................................................. 129
Hình 3.4: Mô hình tư vấn dịch vụ và giải quyết khiếu nại cho khách hàng ............... 133

Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 7


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, các Cô tại Trung
tâm đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành khóa học niên khóa 2008-2010.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phan Thị

Ngọc Thuận đã hết sức ủng hộ và tận tâm hướng dẫn tôi trong quá trình
hoàn thành luân văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp
đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, các
học viên Lớp Quản trị kinh doanh khóa 2008-2010, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội và các đồng nghiệp tại Công ty Vinaphone.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
LÊ MẠNH HẢI

Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 8


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh các dịch vụ thông tin di động là một trong những nghành mang lại nhiều
lợi nhuận nhất trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Chính vì nguồn lợi nhuận khổng
lồ này đã dẫn tới có rất nhiều các doanh nghiệp và tập đoàn hùng mạnh gia nhập và
cuốn vào trào lưu cạnh tranh của thị trường đầy tiềm năng này.
Với 7 nhà cung cấp dịch vụ, hiện nay Viêt Nam được đánh giá là một trong những
nước có thị trường kinh doanh các dịch vụ thông ti di động sôi động và cạnh tranh
khốc liệt nhất. Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone là Công ty thành viên của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, là một trong bảy nhà cung cấp hiện nay trên thị
trường và hiện đang đứng trong tốp 3 nhà mạng dẫn đầu thị trường.
Theo báo cáo thống kê thuê bao từ 7 nhà mạng, thì con số thuế bao di động đã lên tới
gần 140 triệu thuê bao, trong khi dân số hiện nay của Việt Nam mới chỉ đạt hơn 80
triệu người, điều này cho thấy thị phần cạnh tranh còn lại là đã gần như cạn kiệt và
chạm đỉnh. Và sự thực là trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này, đang diễn ra một

cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị phần và khách hàng vô cùng căng thẳng.
Bất kỳ một đôi thủ nào nếu sơ hở và ngủ quên, đều sẽ bị thị trường triệt hạ và đào thải
một cách không thương tiếc.
Với mục đích nghiên cứu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường kinh doanh các dịch vụ thông tin di động, nhằm mục đích tìm ra
những giải pháp và chiến lược hiệu quả, giúp cho công ty Vinaphone có thể giữ vững
và phát triển mở rộng thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh của Vinaphone trên thị
trường kinh doanh các dịch vụ thông tin di động, tôi đã quyết định lựa chọn nội dung
nghiên cứu cho đề tài tốt nghiệp của mình là: "Phân tích các đối thủ cạnh tranh của
Vinaphone để tìm giải pháp giữ vững và phát triển thị phần".
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tiến hành nghiên cứu và phân tích cạnh tranh các
sản phẩm dịch vụ của Vinaphone với các đối thủ cạnh tranh, để tìm ra các giải pháp
giữ vững và phát triển thị phần cho công ty Vinaphone.
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 9


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ty Vinaphone và các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là thị trường kinh doanh các dịch vụ thông tin di động tại Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng và nghiên cứu theo các phương pháp sau:
™ Phương pháp phân tích các đối thủ cạnh tranh trên các nhóm sản phẩm dịch vụ

của PGS.TS Phan Thị Ngọc Thuận.
™ Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận qua sách, báo và các tài liệu liên quan.
™ Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu báo chí, các
diễn đàn thảo luận thị trường, các báo cáo điều tra và phân tích thị trường, để từ
đó có dữ liệu phân tích, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và vị thế cạnh tranh của
từng đối thủ trên thị trường.
™ Phương pháp quy nạp và suy diễn.
™ Phương pháp điều tra thông tin thị trường
™ Phương pháp nghiên cứu và xây dựng các giải pháp từ thực tiễn công việc.
6. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần chính như sau:
Phần I

: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và thị phần

Phần II : Phân tích các đối thủ cạnh tranh của công ty Vinaphone
Phần III : Đề xuất một số giải pháp giữ vững và phát triển thị phần cho công ty
Vinaphone

Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 10


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
VÀ THỊ PHẦN


Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 11


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

1.1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ THỊ PHẦN
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân
phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi
thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích
về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy
ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa,
dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của
một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một
ngành…
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả
(Khuyến mãi, quảng cáo) hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc
gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản
xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng
thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.
Thuật ngữ cạnh tranh kinh tế được nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith đưa ra.
Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu, nói cách khác, sở hữu là
điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra.
Các thuật ngữ được cho là có liên quan mật thiết đến thuật ngữ cạnh tranh kinh tế là:
Cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, độc quyền…
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung-cầu và
giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của kinh tế

thị trường. Cạnh tranh là hiện tượng kinh tế xã hội hết sức phức tạp, do cách tiếp cận
khác nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Một tác giả đã trích dẫn một
số khái niệm về cạnh tranh như sau:
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu
được lợi nhuận siêu ngạch”.[3]
Theo từ điển Bách Khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”[3].
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị
phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức
lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 12


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả
có thể giảm đi.
Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các
ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng.
Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết
định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay
dịch vụ.
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Một thuật ngữ có liên quan đến cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những
giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói

đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có
và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm
vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Ngoài ra
còn xuất hiện thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên
tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có
thể cung cấp được.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế
bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để
tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường .
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là
các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính
bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,…
mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh
nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần
mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất
kinh doanh…
Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt
được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng
các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và
làm nảy sinh thị trường mới.
1.1.4. Đặc điểm của cạnh tranh
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ quy
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 13



Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa
những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để
giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ,
gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm
giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để
thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh
tranh.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường,
nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt
được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay "thương trường
như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường
cạnh tranh tự do.
1.1.5. Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh
vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát
triển kinh tế.
Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu
của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp
dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn
thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì
thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải
tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ
hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn...để đáp ứng với thị hiếu
của người tiêu dùng.
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh

tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất
lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất
đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt
xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa
mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh,
dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh
kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của
nhà nước.
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 14


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh
như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế,
tung tin phá hoại,…) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại
môi trường sinh thái.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là
người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người
và cho cộng đồng, xã hội.
1.1.6. Các loại cạnh tranh
Tùy theo cách thức tiếp cận khác nhau, có thể phân chia các loại cạnh tranh kinh tế
khác nhau.
Cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã
hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể
nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương

châm của cạnh tranh lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác
để mình tỏa sáng”.
Có thể thấy, kinh doanh như một cuộc chơi nhưng không giống như chơi thể thao, chơi
bài hay chơi cờ, khi mà phải luôn có kẻ thua – người thắng (lose – win); trong kinh
doanh, thành công của doanh nghiệp không nhất thiết đòi hỏi phải có những kẻ thua
cuộc. Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chỉ thành công khi những người khác thành
công (sự “cộng sinh của hai bên”). Đây là sự thành công cho cả đôi bên nhiều hơn là
cạnh tranh làm hại lẫn nhau. Tình huống này được gọi là “cùng thắng” (win – win).
Ở Việt Nam có câu “buôn có bạn, bán có phường” có nghĩa là không nhất thiết các
doanh nghiệp cạnh tranh cùng một mặt hàng phải sống chết với nhau mà thông thường
phải liên kết với nhau thành các phố kinh doanh cùng một mặt hàng như phố hàng
trống, hàng mã….
Cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế trái với
đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽ
không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến.
Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các
cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
Trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên công nghiệp, các công ty, doanh nghiệp thường
xuyên phải cạnh tranh khốc liệt trong tình huống đối đầu để duy trì sự phát triển và gia
tăng lợi nhuận. Do đó các nhà kinh doanh cho rằng cạnh tranh thuộc phạm trù tư bản
nên quan điểm về cạnh tranh trước kia được hầu hết các nhà kinh doanh đều nhầm
tưởng “cạnh tranh” với nghĩa đơn thuần theo kiểu “thương trường là chiến trường”.
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 15


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone


Mục đích của nhà kinh doanh là luôn luôn mang lại những điều có lợi cho doanh
nghiệp mình. Đôi khi đó là sự trả giá của người khác. Đây là tình huống “cùng thua”
(lose – lose). Không ít cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn sử dụng những chiêu thức
"đen" nhằm hạ thấp và loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực
ngành nghề để độc chiếm thị trường.
Những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh
Một trong những thủ đoạn "đen", ít tốn kém đầu tư mà gây thiệt hại lớn cho các đối
thủ cạnh tranh là tung tin thất thiệt, thường gọi là tin đồn. Tin đồn có ảnh hưởng xấu
đến doanh nghiệp đối thủ, tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như phương thức kinh
doanh, tổ chức nhân sự, chất lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi cả những khuyết tật đời
tư cá nhân của các nhân vật chủ chốt trong đơn vị, doanh nghiệp đó.
Trên thế giới, không ít các đại gia lừng danh đã từng là nạn nhân của những thông tin
thất thiệt này như: Sony, Erickson, Coca Cola, Pepsi...
Ở Việt Nam, tuy nền kinh tế thị trường mới hình thành và phát triển chưa lâu nhưng
thủ đoạn tung tin thất thiệt cũng xảy ra và đang có chiều hướng ngày một gia tăng kiến
nhà nước không kiểm soát một cách hiệu quả được, làm không ít doanh nghiệp làm ăn
chân chính thiệt hại kinh tế rất lớn.
Đó là những thủ đoạn tung tin đồn gây thiệt hại lớn, còn như cạnh tranh kiểu tin đồn
cò con thì hầu như diễn ra hằng ngày mà nhiều người gọi là "hội chứng" tin vịt.
Ví như: một doanh nghiệp đang tham gia đấu thầu xây dựng một công trình, bỗng có
tin đồn doanh nghiệp này đang có vấn đề về tài chính, hay các công trình đã được
doanh nghiệp thực hiện trước đó có nhiều vấn đề gian dối không bảo đảm chất lượng,
thế là thua thầu, thậm chí không được tham gia đấu thầu chờ kết quả kiểm tra. Tương
tự như vậy, khu du lịch này muốn hạ bệ khu du lịch kia thì tung tin: khu du lịch ấy mất
vệ sinh, chất lượng phục vụ kém,trật tự an ninh không bảo đảm... thế là mất khách như
chơi.
Tin đồn thất thiệt đang trở thành một vũ khí cạnh tranh của những doanh nghiệp làm
ăn không lương thiện. Việc đối phó được với hình thức cạnh tranh "bẩn" này rất khó
khăn. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (đặc biệt là ở Việt Nam) chưa có được những
biện pháp hữu hiệu để chống lại hình thức cạnh tranh bằng cách tung tin thất thiệt này,

hầu hết họ đều dựa vào các cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhưng ngay các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng rất lúng túng và bị động trong
xử lý đối với thủ đoạn cạnh tranh "đen" này. Minh chứng cụ thể nhất là hội chứng tin
đồn về giá gạo ảo trong những tháng đầu năm 2008, làm cho các doanh nghiệp và
người tiêu dùng lao đao, các cấp ngành chức năng lúng túng, gây cho việc xuất khẩu
gạo trì hoãn, thiệt hại cho kinh tế của Việt Nam. Mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có
Luật Cạnh tranh, trong đó đưa ra nhiều hành vi bị cấm như: mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 16


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

trong kinh doanh, dèm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo sai với thực chất, phân biệt
đối xử trong hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính. Như vậy, thủ đoạn tung tin thất thiệt
để cạnh tranh được xếp vào điều cấm: gièm pha doanh nghiệp. Đây là hành lang pháp
lý để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh hơn, các cơ quan chức năng có cơ sở
pháp lý để xử lý những thủ đoạn cạnh tranh bằng tin đồn "đen".
Tuy nhiên, việc phát hiện nguồn gốc phát xuất của tin đồn không phải là việc đơn giản,
đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức, tiền bạc mới điều tra được. Mà nếu có điều tra ra
được thì chế tài xử lý cũng còn nhiều bất cập, thậm chí còn rất nhẹ so với những thiệt
hại vô hình cũng như hữu hình mà thương hiệu của doanh nghiệp đó gánh chịu.
Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, hiệp hội ngành nghề
trong việc phòng chống tin đồn thất thiệt, giải pháp tốt nhất là các nhà sản xuất, kinh
doanh phải tự bảo vệ mình, bằng nghiệp vụ quản trị thông tin, bằng chất lượng sản
phẩm và chữ tín của doanh nghiệp.
Trong cạnh tranh cần tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ để loại trừ đối thủ cạnh tranh,
giành giật quyết liệt thị phần, khuyến trương thương hiệu sản phẩm, khống chế nhà
cung cấp và khóa chặt khách hàng. Theo quan điểm đó, sẽ luôn có người thắng và kẻ

thua trong kinh doanh. Cách nhìn về một kết cục thắng – thua được Gore Vidal viết
như sau: “Chỉ thành công thôi chưa đủ. Phải làm cho kẻ khác thất bại nữa”.
Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh trong kinh
doanh là một bên có mục đích bằng mọi cách tiêu diệt đối thủ để tạo vị thế độc quyền
cho mình, một bên là dùng cách phục vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọ
mình chứ không lựa chọn đối thủ của mình.
Cạnh tranh kinh tế không phải là “chiến tranh” và cũng không phải là “hòa bình”.
Cạnh tranh kinh tế không còn là những động thái của tình huống (contextual act) hay
không phải chỉ là những hành động mang tính thời điểm mà là cả tiến trình tiếp diễn
không ngừng, khi đó các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ tốt nhất khách
hàng.
Cạnh tranh tự do hay cạnh tranh hoàn hảo
Là loại cạnh tranh theo các quy luật của thị trường mà không có sự can thiệp của các
chủ thể khác. Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị
trường. Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng.
Cạnh tranh độc quyền
Là sự cạnh tranh mang tính chất “ảo”, thực chất cạnh tranh này là sự quảng cáo để
chứng minh sự đa dạng của một sản phẩm nào đó, để khách hàng lựa chọn một trong
số những sản phẩm nào đó của một doanh nghiệp nào đó chứ không phải của doanh
nghiệp khác.
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 17


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

Loại cạnh tranh này xảy ra khi trên thị trường một số lượng lớn các nhà sản xuất sản
xuất ra những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng chúng
có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của các công ty.

Ví dụ, trên thị trường có các sản phẩm xà bông tương đối giống nhau. Nhưng có hãng
thì bảo rằng sẽ đem lại làn da mềm mại sau khi tắm, hãng thì bảo là đem lại hương
thơm tươi mát, hãng thì bảo rằng sẽ làm trắng da.
Trong cạnh tranh độc quyền có thể phân chia thành hai loại:
• Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản
xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngành khó. Ví dụ:
ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
• Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản
xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định.
Ví dụ: Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
1.1.7. Quy định của pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về vấn đề cạnh tranh. Ngày 03 tháng
12 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban
hành Luật cạnh tranh và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2005.
Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về
cạnh tranh. Theo đó, có hai hành vi cạnh tranh là vi phạm pháp luật là hành vi hạn chế
cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi hạn chế cạnh tranh
Là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao
gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.[4]
Cần lưu ý rằng pháp luật ở Việt Nam không quy định về việc chống độc quyền hay xu
hướng thống lĩnh thị trường của một hoặc một nhóm doanh nghiệp vì việc độc quyền
được coi là một hệ quả tất yếu của sự cạnh tranh bình đẵng trong một nền kinh tế thị
trường. Tuy vậy pháp luật ở Việt Nam lại nghiêm cấm việc lạm vị trí độc quyền hoặc
thống lĩnh thị trường để thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh.
Theo đó, Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp
nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường
liên quan.[4]

Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở
lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng
kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trớ thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 18


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

nhằm gây hạn chế cạnh tranh. Bản thân các doanh nghiệp đó phải có thị phần đáng kể
để có thể liên kết hạn chế cạnh tranh.
Nếu hai doanh nghiệp thì phải có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên
quan. Ba doanh nghiệp thì phải chiếm từ 65% trở lên. Bốn doanh nghiệp thì phải có
75% thị phần trở lên.[4]
Đối với doanh nghiệp thuộc diện này thì pháp luật nghiêm cấm thực hiện những hành
vi kinh doanh như sau: [4]
9 Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh.
9 Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại
tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng.
9 Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự
phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
9 Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất
bình đẳng trong cạnh tranh.
9 Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,
dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9 Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
người tiêu dùng.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh này được thể hiện qua các hoạt động sau: [4]
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Là việc các doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin
gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì,
chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khỏe để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng
hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
Xâm phạm bi mật kinh doanh.[4]
Ép buộc trong kinh doanh: Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp
khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao
dịch với doanh nghiệp đó. Gièm pha doanh nghiệp khác: Bằng hành vi trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng
tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Là hình thức gây rối bằng hành
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 19


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó.
Ngoài ra còn các hành vi khác như:
• Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
• Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
• Phân biệt đối xử của hiệp hội.
• Bán hàng đa cấp bất chính.

Bên cạnh đó quyền cạnh tranh trong kinh doanh luôn được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Điều 4 Luật cạnh tranh quy định về quyền cạnh tranh trong kinh doanh. Theo đó,
doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ
quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Và việc cạnh tranh phải được thực hiện
theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và phải tuân
theo các quy định của Luật cạnh tranh.
1.1.8. Khái niệm thị phần
Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm được. Thị phần càng lớn thể
hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh
tranh, doanh nghiệp phải chiếm được một phần thị trường, bất kể ít hay nhiều.
1.1.9. Phương pháp xác định thị phần
Thị phần di đông: Là tỷ lệ tổng sản lượng thoại chiều đi, chiều đến của doanh nghiệp
trên tổng số sản lượng thoại chiều đi, chiều đến của tất cả các doanh nghiệp.
Thị phần thuê bao di động: Là tỷ lệ thuê bao di động của doanh nghiệp trên tổng số
thuê bao di động của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc các địa phương, khu
vực cần so sánh. Trong đó một số cách xác định thị phần theo tỉnh thành phố, vùng,
miền.
Thị phần thuê bao di động trả sau: Là tỷ lệ thuê bao di động trả sau của doanh nghiệp
trên tổng số thuê bao di động trả sau của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc các
địa phương, khu vực cần so sánh.
Thị phần thuê bao di động trả trước: Là tỷ lệ thuê bao di động trả trước của doanh
nghiệp trên tổng số thuê bao di động trả trước của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn
hoặc các địa phương, khu vực cần so sánh.
Thị phần doanh thu: Là tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp trên tổng số doanh thu của
tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc các địa phương, khu vực cần so sánh.
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 20



Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

Thị phần thuê bao nắm giữ trong các thành phần xã hội: Là tỷ lệ thuê bao di động của
doanh nghiệp trên tổng số thuê bao di động của tất cả các doanh nghiệp trong các
thành phần xã hội. Ví dụ như thị phần thuê bao học sinh sinh viên, thị phần thuê bao
công chức, những người đi làm, thị phần thuê bao trong tầng lớp lao động . . .
1.2. NÉT KHÁC BIỆT TRONG CẠNH TRANH THÔNG TIN DI ĐÔNG
Cạnh tranh khốc liệt
Cạnh tranh khốc liệt và đỉnh điểm có thể triệt hạ đối thủ cạnh tranh một cách không
thương tiếc. Sự phá sản của đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại nhiều nguồn lợi và miếng
bánh thị phần được chia thêm cho các đối thủ còn lại.
Công nghệ có ảnh hưởng lớn tới cạnh tranh
Công nghệ mới hiện đại sẽ chiếm ưu thế. Ở Việt Nam sự cạnh tranh chỉ thực sự diễn ra
giữa các nhà mạng sử dụng công nghệ GSM. Các mạng sử dụng công nghệ CDMA
như EVN, SFONE chiếm thị phần không đáng kể. Trong tương lai các mạng này
muốn dành được lợi thế cạnh tranh thì buộc phải có những giải pháp thay đổi sang
công nghệ WCDMA (Thế hệ 3G cho công nghệ GSM).
Số lượng các đối thủ cạnh tranh có giới hạn
Số lượng các đối thủ cạnh tranh tương đối ít do thị phần của mỗi nhà mạng nắm giữ
tương đối lớn, từ đó có sự quy định chặt chẽ về số lượng được phép tham gia nghành
của chính phủ. Năm 1993 các dịch vụ viễn thông di động chính thức được triển khai
tại Việt Nam với sự mở màn của MobilFone một công ty trực thuộc VNPT. Đến năm
1996 VNPT lại cho gia đời thêm một công ty nữa và Vinaphone chính thức được
thành lập. Năm 2002, Sfone tham gia cuộc chơi với công nghệ CDMA. Năm 2004 Tập
đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng chính thức tham gia nhập mạng và trong vòng
chưa đầy ba năm mạng di động này đã đẩy cuộc chiến cạnh tranh giữa các nhà mạng
đến hồi khốc liệt. Năm 2007 HTMobile (nay đổi tên là VietNam Mobile) cũng theo
gót Sfone ra nhập thị trường di động với công nghệ CDMA. Năm 2009 Bộ công an
cũng không chịu ngồi yên khi liên doanh với Nga thành lập mạng GTel. Như vậy tính

đến hết năm 2009 thị trường cạnh tranh di động cũng chỉ có sự tham gia của 07 nhà
khai thác. Trong khi miếng bánh thị phần đã gần như cạn kiệt. Một số nhà mạng mới
tham gia thị trường thời gian gần đây như VietNamMobile và GTel cũng đang gặp
không ít khó khăn trong việc dành một chỗ đứng nhỏ trên thị trường.
Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền nhóm
Thị trường kinh doanh các dịch vụ thông tin di động là một thị trường mang tính độc
quyền nhóm với một số các đặc điểm sau:
• Môi trường nghành chỉ tồn tại một số lượng nhỏ các công ty
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 21


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

• Sản phẩm vừa được tiêu chuẩn hoá vừa có nét khác biệt
• Thừa nhận tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
• Khó khăn khi gia nhập
Xu hướng hình thành mô hình độc quyền tập đoàn
Mô hình độc quyền tập đoàn khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở lĩnh vục cung cấp
dịch vụ viễn thông. Trong mô hình này, có một vài nhà cung cấp chủ yếu trên thị
trường và cùng nhau phân chia thị trường. Sản phẩm và giá cả của các hãng độc quyền
tập đoàn tương đối đồng đều và có đường cầu khá dốc vì họ có quyền đặt giá chứ
không phải người chấp nhận giá.
Tuy ở Việt Nam, các mạng di động lớn không hẳn đã có vai trò như những nhà độc
quyền tập đoàn vì trên họ còn có Bộ Thông tin và truyền thông quản lý và điều chỉnh.
Song, với cơ chế trao quyền tự chủ ngày càng cao cho các doanh nghiệp như hiện nay,
hầu như trên thị trường mạng di động các mạng này được tự do kinh doanh mà không
gặp sự can thiệp hay thiên vị nào. Bộ Thông tin và truyền thông cũng cho phép các
mạng lớn chủ động giảm mức cước đến 30%. Cho nên xét về thực chất, các mạng di

động lớn hiện nay đang hình thành mô hình độc quyền tập đoàn.
Khi nhìn nhận như vậy, chúng ta có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân bên trong của những
đợt giảm cước, khuyến mại liên tiếp như hiện nay.
Các hãng độc quyền tập đoàn đối diện với một đường cầu gãy khúc. Vì khi một
hãng, chẳng hạn như Viettel giảm giá xuống, lập tức các mạng khác sẽ giảm cước theo
để "trả đũa". Tuy nhiên khi Viettel tăng giá cước lên thì không có mạng nào hưởng
ứng.
Theo Kinh tế học Vi mô, điều này làm cho đường doanh thu biên của hãng độc quyền
tập đoàn có một khoảng gián đoạn, trong khoảng trống gián đoạn đó, hãng không thể
tăng hay giảm giá một cách đáng kể. Để cạnh tranh với các hãng khác trong trường
hợp này, các hãng không cạnh tranh bằng giá nữa mà bằng khác biệt hoá sản phẩm.
Viettel đã chọn cách làm cho sản phẩm của mình hấp dẫn hơn bằng cách tung ra các
chương trình khuyến mại. Nó kéo theo hàng loạt chương trình khuyến mại của các
hãng khác. Riêng MobiFone, trong nhiều trường hợp cách mạng này khác biệt hoá sản
phẩm chính là nhờ vào chất lượng dịch vụ ưu việt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Đó là lí do tại sao các đợt khuyến mại diễn ra gần như đồng loạt và giá cước di động
ngày càng có xu hướng giảm xuống - một "thanh âm trong trẻo" giữa thời kì mà giá cả
các loại hàng hoá, dịch vụ khác đang leo thang.
Thực chất, chính nhờ mô hình độc quyền mà khách hàng đang nhận được sự chăm
sóc ngày càng tốt hơn vì các mạng di động phải cố sức để giữ và tạo nguồn khách
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 22


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

hàng mới. Các chương trình khuyến mại vì thế cứ nối tiếp nhau để khách hàng
không có lí do gì không đến với mạng di động mà họ cho là tốt nhất.
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

1.3.1. Môi trường vĩ mô
Các yếu tố thuộc về chính sách luật pháp của nhà nước
Hệ thống chính trị pháp luật đại biểu cho các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng
trực tiếp tới việc đưa ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh sản xuất cho các doanh
nghiệp, từ đó tác đông tới quá trình cạnh tranh giữa giữa các doanh nghiệp cùng
nghành. Các chính sách của nhà nước có tác động lớn đến các yếu tố chủ chốt như việc
gia nhập nghành, phương thức cạnh tranh hay mức lợi nhuận.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông di động các chính sách và
luật quy định của nhà nước có những tác động mạnh mẽ đến quá trình cạnh tranh.
Với chính sách của nhà nước cho phép nhiều nhà cung cấp cùng khai thác dịch vụ viễn
thông di động đã khuấy lên một cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng. Từ
đó dẫn tới tính chất cạnh tranh di động mang tính sống còn. Các đối thủ sẵn sàng triệt
hạ nhau bằng mọi hình thức cạnh tranh có thể.
Các chính sách và quy định về giá về khuyến mại cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá
trình cạnh tranh giữa các nhà mạng. Đầu tiên các ông lớn còn chủ quan ngủ quên trước
sự tham gia nghành của các đối thủ nhỏ con. Nhưng cùng với thời gian, sự liều lĩnh và
chịu chơi của những con cá bé trong các chiến lược giảm giá và khuyến mại khủng đã
làm các ông lớn bừng tỉnh và không ngần ngại lao vào các cuộc chiến giảm giá và
khuyến mại. Và lúc này các chính sách về cước cùng các khung quy định khuyến mại
được áp cho các ông lớn từ phía chính phủ để bảo vệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp
mới tham gia hòa mạng trong thời gian đầu.
Ngoài ra một số quy định về khuyến mại như số ngày được khuyến mại trong năm,
mức khuyến mại không được vượt quá 50% giá trị sản phẩm ... cũng có những bó buộc
khiến các nhà mạng phải tìm những chiêu thức cạnh tranh mới.
Bên cạnh đó các quy định về đăng ký thông tin cá nhân cho các thuê bao di động cũng
khiến các nhà mạng gặp khó khăn không ít trong việc duy trì tốc độ phát triển thuê bao
mới.
Các yếu tố về dân số và văn hóa xã hội
- Tốc độ tăng dân số sẽ mở rộng miếng bánh thị phần cho các mạng khi dân số có xu
hướng ngày càng gia tăng. Như vậy trong tương lại, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ

sẽ vẫn là một tiềm năng lớn để các nhà mạng tiếp tuc khai thác và cạnh tranh.
- Văn hóa dùng hàng hiệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định đầu tư công nghệ
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 23


Phân Tích Các Đối Thủ Cạnh Tranh Của Vinaphone

của các nhà mạng nhằm nâng cao tính cạnh tranh. Hiện nay tại Việt nam các mạng di
động sử dụng công nghệ GSM, WCDMA đang được đa số người dân sử dụng, do
mang đặc tính công nghệ tiện lợi, phổ biến dễ dùng. Các sản phẩm đầu cuối dùng cho
công nghệ này được lưu hành khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tính thời thượng
và được thiết kế bắt mắt, thời trang. Mặc dù chi phí bỏ ra để có được các máy đầu cuối
sử dụng công nghệ này rất cao so với các máy đầu cuối sử dụng công nghệ CDMA,
nhưng tại Việt Nam các sản phẩm này vẫn được bán rất chạy.
Trước thị hiếu tiêu dùng đó có nhiều hãng di động đã phải cải tiến hoặc thay đổi toàn
bộ công nghệ mạng từ CDMA sang công nghệ GSM, WCDMA để chạy đua đáp ứng
nhu cầu khách hàng như Việt Nam Mobile và EVN Telecom.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Với đà phát triển nhanh và luôn thay đổi, sự phát triển của khoa học công nghệ đem
đến cuộc cách mạng làm thay đổi các xu thế tiêu dùng trên thị trường viễn thông.
Công nghệ viễn thông di động từ những ngày đầu với thế hệ 1G và những thiết bị cầm
tay cồng kềnh chắc khác nào một chiếc điện thoại để bàn và giá thành sử dụng thì quá
cao, chỉ có thể phục vụ cho nhu cầu những khách hàng có thu nhập cao. Tiếp đến
những năm 90 khi công nghệ 2G ra đời mà điển hình là công nghệ GSM đã cải thiện
được phần nào về độ thu nhỏ của thiết bị cầm tay. Chiếc điện thoại được cải thiện dần,
nhỏ hơn di chuyển rộng, không mất sóng và giá thành thì ngày càng rẻ theo do đà phát
triển của công nghệ cùng với sự ra đời của nhiều nhà cung cấp trên thị trường. Từ thế
kỷ 21 công nghệ di động 2G đã được phổ cập trên toàn thế giới, điện thoại di động trở

thành chiếc điện thoại cá nhân luôn mang theo mình của đa số người sử dụng. Công
nghệ di động được phân loại thành hai loại công nghệ là CDMA và GSM. Tại Việt
Nam, xu hưỡng sử dụng của người tiêu dùng đa số là chuộng các công nghệ GSM, do
cộng nghệ này thường đi kèm với những thiết bị đầu cuối di dộng đẹp, thời trang, hiện
đại và phổ cập.
Cuộc cách mạng công nghệ 3G tại Việt Nam gần đây đã mang đến cho người sử
dụng những dịch vụ chất lượng và những tiện ích băng rộng. Giờ đây ranh rới giữa
Internet và di dộng đã được phá bỏ, người sử dụng có thể dùng điện thoại trong mọi
tiện ích, xem phim trực tuyến, chat, lướt web, bản đồ thời tiết và nhiều dịch vụ đa
dạng khác chứ không đơn thuần chỉ là thoại và tin nhắn như những năm trước đó.
Và khi một công nghệ mới được một nhà mạng triển khai thì cũng gây sức ép, bắt
buộc các nhà mạng khác phải cho ra đời công nghệ tương tự trong một thời gian
ngắn. Cuộc chiến cạnh tranh cũng tiếp bước trong các chặng đường phát triển của
khoa học công nghệ. Nó buộc các nhà mạng phải luôn bám sát thị trường để nắm
bắt các nhu cầu người tiêu dùng cùng động tĩnh của các đối thủ khi có sự thay đổi
công nghệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng, khoa học công nghệ
Lê Mạnh Hải - Luận Văn Thạc Sỹ QTKD

Trang 24


×