Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chữ thập đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HOÀNG LÂM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THANH HỒNG

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i

MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... v
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. vi
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn........................................................................... vii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ...............................................................................vii
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ ix
5. Kết cấu luận văn ........................................................................................................x


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP…………………………….1
1.1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH............ Error!
Bookmark not defined.
1.1.1 Cạnh tranh trong kinh tế:........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1

Khái niệm về cạnh tranh..................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1.2

Vai trò của cạnh tranh ........................................ Error! Bookmark not defined.

1.1.1.3

Chỉ tiêu đánh giá kết quả cạnh tranh ............... Error! Bookmark not defined.

1.1.1.4

Các công cụ dùng để cạnh tranh ...................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............... Error! Bookmark not defined.

1.1.2.1

Khái niệm....................................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2.2


Các nhân tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......Error!
Bookmark not defined.

1.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích năng lực cạnh tranh Error! Bookmark not
defined.
1.2.2 Nội dung phân tích năng lực cạnh tranh ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1

Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ....Error! Bookmark not
defined.

1.2.2.2

Phân tích kết quả cạnh tranh của công ty ...... Error! Bookmark not defined.


1.2.2.3

Phân tích các công cụ tranh của công ty........ Error! Bookmark not defined.

1.2.2.4

Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.........Error! Bookmark not
defined.

1.2.3 Phương pháp, mô hình dùng để phân tích ............. Error! Bookmark not defined.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ............................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ THẬP ĐỎ……………………………………...….29
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ THẬP ĐỎ Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Chữ Thập Đỏ ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Error! Bookmark not defined.

2.1.1.2

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty CP Chữ Thập ĐỏError! Bookmark
not defined.

2.1.1.3

Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty....................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1.4

Kết quả về tài chính kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 -2009 ......Error!
Bookmark not defined.

2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động của công ty................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1

Phân tích hoạt động Marketing ...................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2.2

Nguồn nhân lực công ty .................................. Error! Bookmark not defined.


2.1.2.3

Năng lực tài chính của công ty ....................... Error! Bookmark not defined.

2.1.2.4

Cơ sở hạ tầng của Công ty ............................. Error! Bookmark not defined.

2.1.2.5

Đánh giá chung về kết quả hoạt động của công ty........Error! Bookmark not
defined.

2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH........................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Tổng quan về ngành dược....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1.1

Phân nhóm các loại thuốc ............................. Error! Bookmark not defined.

2.2.1.2

Thị trường thuốc tân dược .............................. Error! Bookmark not defined.

2.2.1.3

Các Công ty dược phẩm tại Việt Nam ............ Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Phân tích áp lực của nhà cung ứng Polysan.......... Error! Bookmark not defined.

2.2.4 Phân tích áp lực của khách hàng ........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5 Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế: ............... Error! Bookmark not defined.


2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Phân tích các kết quả cạnh tranh ........................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Phân tích công cụ cạnh tranh của công ty ............. Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh .......... Error! Bookmark not
defined.
2.3.3.1

Năng lực quản trị điều hành .......................... Error! Bookmark not defined.

2.3.3.2

Nguồn nhân lực............................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.3.3

Tài chính, thương hiệu.................................... Error! Bookmark not defined.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 ............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỮ THẬP ĐỎ …………………………………………88
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Các căn cứ hình thành định hướng phát triển của Công ty Error! Bookmark not
defined.
3.1.2 Đinh hướng và mục tiêu cụ thể của công ty trong thời gian tới Error! Bookmark
not defined.
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC....... Error! Bookmark not

defined.
3.2.1

Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý ....................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Đổi mới chất lượng nguồn nhân lực ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3

Nâng cao chất lượng công tác quản lý .................. Error! Bookmark not defined.

3.2.4 Đàm phán với hãng Polysan để đưa thêm một mặt hàng mới về ............... Error!
Bookmark not defined.
3.2.5 Mở rộng thị trường ra các tỉnh miền Bắc, miền Trung ......Error! Bookmark not
defined.
3.2.6

Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh khác.................. Error! Bookmark not defined.

3.2.7 Giải pháp xúc tiến bán hàng. .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.8 Tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả công tác quản lý ........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.9 Ứng dụng giải pháp CRM của Microsoft Dynamics............ Error! Bookmark not
defined.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: - Báo cáo kết quả kinh doanh

- Bảng cân đối kế toán năm 2008 và quý II/2009
PHỤC LỤC 2: Bảng báo giá của các Công ty


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu đưa ra trong bài viết là chính xác,
trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt
Nam
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, Ngày 9 tháng 12 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Hoàng Lâm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Dược Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Hệ thống phân phối của Công ty
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình lao động công ty
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của phòng kinh doanh
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 2.6: Khả năng huy động vốn tín dụng ngân hàng
Bảng 2.7: Bảng cân đối kế toán
Bảng 2.8: ROA của công ty qua các năm
Bảng 2.9: ROE của công ty qua các năm
Bảng 2.10: Các nhóm đối thủ cạnh tranh với công ty Chữ Thập Đỏ
Bảng 2.11: Một số khách hàng lớn của công ty tại Hà Nội
Bảng 2.12: Một số khách hàng tại các tỉnh phía Bắc
Bảng 2.13: Thị phần tương đối của công ty Chữ Thập Đỏ (tại Hà Nội)
Bảng 2.14 a....: Các thang điểm đánh giá
Bảng 2.15: Đánh giá vị thế cạnh tranh các đối thủ của công ty CP Chữ Thập Đỏ
Bảng 3.1: Chi phí cho mỗi trình dược viên trong tháng
Bảng 3.2: Kê khai giá thuốc dự kiến nhập về
Bảng 3.3: Phân đoạn thị trường theo khu vực

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ các khía cạnh về năng lực của nguồn nhân lực
Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng quyết định khả năng sinh lợi của ngành
Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ

Hình 2.2: Chuỗi giá trị của công ty CP Chữ Thập Đỏ
Hình 2.3: Thị phần tương đối của Công ty so với đối thủ mạnh nhất
Hinh 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty CP Chữ Thập Đỏ sau khi sắp sếp lại
Hình 3.2: Mô hình kênh phân phối tại các tỉnh
Hình 3.3: Mô hình bệnh tật


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Dược Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thị trường dược trong năm 2010 được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng
mạnh do nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao, theo thống kê
của cục quản lý dược thì tiền thuốc bình quân tính theo đầu người (tính theo USD)
một năm tăng liên tục, năm 2007 là 12,69 USD, năm 2008 là 16,45 USD dự kiến
các năm sau có thể tăng lên mức là 18 USD, vì vậy nhu cầu về thuốc sẽ tiếp tục xu
hướng tăng mạnh. Ngoài ra theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) của Việt Nam, từ 1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền
mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm. Thêm
vào đó, Việt Nam đang tiếp tục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5%
cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO. Như vậy, thị trường
dược đang mở rộng cửa cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩch vực nhập
khẩu và hậu cần(logistic). Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài(FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có
khoảng 70%-80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân
phối dược phẩm. Do đó năm 2010 sẽ là năm cạnh tranh rất gay gắt giữa các công ty
dược trong nước với các công ty dược nước ngoài
Là một doanh nghiệp đã có 8 năm kinh nghiệm trong ngành dược một thời
gian đủ dài để khẳng định những thành quả mà công ty đã đạt được, từng bước tạo
lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường, sản phẩm thuốc

của công ty đã được nhiều bác sỹ biết đến và lựa chọn sử dụng cho bệnh nhân. Tuy
nhiên việc gia nhập WTO của Việt Nam tạo ra rất nhiều thách thức rất lớn , công ty
Cổ Phần Dược Chữ Thập Đỏ Việt Nam sẽ phải đối đầu với nhiều hãng dược nước
ngoài với trình độ quản lý nhân sự, và trình độ chuyên môn, kỹ thuật hơn hẳn các
công ty trong nước. Bởi vậy những gì đã đạt được của công ty sẽ luôn bị đe dọa
trong tương lai, do đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty CP Chữ Thập
Đỏ Việt Nam là một việc cấp bách.
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Dược Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Để có thể tiếp tục giữ vững và phát huy những thành quả đạt được, công ty
CP Chữ Thập Đỏ rất cần thiết phải có các nhóm giải pháp nhằm duy trì và gia tăng
thị phần, tăng lợi nhuận. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và thực trạng cạnh tranh
của công ty CP Chữ Thập Đỏ Việt Nam luận văn “ Phân tích và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Chữ Thập Đỏ
Việt Nam” được tác giả lựa chọn thực hiện là một trong những giải pháp phục vụ
mục tiêu trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các lý luận cơ bản về cạnh tranh, kết hợp với nghiên cứu thực
tiễn, phân tích đánh giá thực trạng và xu hướng cạnh tranh của Công ty CP Chữ
Thập Đỏ Việt Nam, đề tài: ”Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam”
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với tính đa dạng và phức tạp của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về
lý luận cạnh tranh, phân tích các vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranh của Công

ty CP Chữ Thập Đỏ Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp chủ yếu, mang tính
chiến lược định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Chữ
Thập Đỏ Việt Nam.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
™ Phương pháp nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận liên quan cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung và cạnh tranh trong kinh doanh dược phẩm nói riêng.
™ Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp số liệu thực tế.
™ Phương pháp hệ thống, nghiên cứu toàn diện, công tác kinh doanh sản phẩm
dược
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Dược Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luộn văn
gồm 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sỏ lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty CP Chữ Thập Đỏ Việt Nam
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
CP Chữ Thập Đỏ Việt Nam

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Dược Chữ Thập Đỏ Việt Nam



EXECUTIVE SUMMARY

Assignment Topic: Analyse and propose some solutions in order to enhance the
competitive capacity of Vietnam red cross joint stock company (VINA RECO)
Program: Business Administration
Student: Nguyen Hoang Lam
Supervisor: Dr. TRAN THI THANH HONG.
Institute: Hanoi University of Technology
1. Background:
In recent years, the Company’s business productivity has not yet reflected its
potentiality and competitive advantages. Therefore, it is high important that
solutions should be timely proposed to enhance its competitive capacity.
2. Content:
The Assignment has three parts with the focus on the Company’s current
business situation, the recommendations for solution are provide with an aim to
enhance its competitive capacity and improve the company’s productivity.
Part 1: Theories on competitiveness and competitive capacity in business.
Part 2: Analysing competitive ability of Vietnam Red Cross joint stock
company
Part 3: Solutions for improving competitive ability for Vietnam red cross
joint stock company
Conclusions


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Cạnh tranh trong kinh tế:
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản, là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Do
quan điểm và cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều khái niệm về cạnh tranh.
Theo Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu
được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo quan điểm
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh
là tìm kiếm lợi nhuận. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi

Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua
giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành giật thị trường và khách hàng
nhằm tối đa hóa lợi nhuận
1.1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu
dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp
hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao
hơn...để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản
xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng,
thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công
mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong
quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của
cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh
không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì
lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã
hội, sự can thiệp của nhà nước.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng
thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn
cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.
1.1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả cạnh tranh
Chỉ tiêu thị phần: (T)
T =

Doanh thu (lượng bán) của doanh nghiệp
Tổng doanh thu (lượng bán) của thị trường

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường
đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết
chính xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ.
Chỉ tiêu so thị phần với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất (Ttđ)
T =


Doanh thu (lượng bán) của doanh nghiệp
Doanh thu (lượng bán) của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

Chỉ tiêu này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính hơn
so với chỉ tiêu trên do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn.
Chỉ tiêu tỷ trọng thị phần tăng hàng năm (Tthn)
Nếu kết quả dương tức là thị phần của doanh nghiệp tăng và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp đã tăng lên. Nếu như kết quả âm, tức là thị phần giảm sức
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đã bị giảm sút.
Tóm lại chỉ tiêu đánh giá kết quả cạnh tranh thể hiện bằng chỉ tiêu thị phần
của doanh nghiệp tăng lên bao nhiêu phần trăm so với các đối thủ cạnh tranh trong
ngành, khi thực hiện các chiến lược cạnh tranh đề ra.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

1.1.1.4 Các công cụ dùng để cạnh tranh
a) Cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm
Đây là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao
cho sản phẩm hoặc dịch vụ này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được
khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các hãng cạnh tranh.
Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của sản phẩm cho phép doanh nghiệp đặt ra mức
giá cao hơn mà không sợ bị người mua tẩy chay. Họ hy vọng rằng mức giá cao hơn
đó sẽ không chỉ cho phép bù đắp các chi phí tăng thêm trong quá trình cung cấp sản

phẩm, mà còn hơn thế nữa: nhờ các đặc tính khác biệt của sản phẩm, nếu nhà cung
cấp tăng giá thì doanh nghiệp có thể chuyển phần chênh lệch đó sang cho khách
hàng, bởi vì khách hàng không thể dễ dàng tìm được các sản phẩm tương tự để thay
thế.Các doanh nghiệp thành công trong chiến lược khác biệt hóa sản phẩm thường
có các thế mạnh sau:
• Khả năng nghiên cứu và tiếp cận với các thành tựu khoa học hàng đầu.
• Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và tính sáng
tạo cao.
• Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh của sản
phẩm tới khách hàng một cách thành công.
• Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp
Những rủi ro đi liền với chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là khả năng bị
các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hay chính những thay đổi trong thị hiếu người tiêu
dùng. Ngoài ra, nhiều công ty còn theo đuổi chiến lược tập trung có khả năng đạt
được sự khác biệt hóa sản phẩm cao hơn trong mảng thị trường của họ.
Có rất nhiều cách để làm sản phẩm của mình khác biệt, nhưng để thành công
thì phải có 3 đặc điểm sau: “Tạo ra giá trị khách hàng”, “Cung cấp giá trị thấy
được”, “Khó bắt chước”.
Tạo ra giá trị khách hàng
Một trong những yếu tố then chốt để cho chiến lược khác biệt hoá được
thành công là phải có thêm giá trị thực sự cho khách hàng. Thí dụ đối với khách

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm


hàng có nhu cầu về đầu tư chứng khoán để kiếm lời thì sự tiện nghi không phải là
giá trị, họ muốn được các chuyên gia hàng đầu gặp gỡ và cho ý kiến nhiều hơn.
Phải đặt câu hỏi như sau:
+ Làm sao để sự khác biệt này ảnh hưởng đến kinh nghiệm mua hàng và
kinh nghiệm sử dụng của khách hàng?
+ Sự khác biệt này có làm giảm chi phí, tăng thành tích, tăng sự thoả mãn
không?
Một cách tạo sự khác biệt sản phẩm là nghiên cứu thị trường để hiểu được
khách hàng và để trắc nghiệm một cách hệ thống những ý tưởng và giả thiết. Việc
nghiên cứu thị trường còn có vai trò đảm bảo rằng giá trị cộng thêm xứng đáng với
cái giá cao hơn giá của những sản phẩm cạnh tranh.
Cung cấp giá trị thấy được.
Giá trị cộng thêm đó phải được khách hàng thấy được. Thông tin phải đến
được khách hàng, thông tin phải dễ nhớ và có thể tin được.
In lên nhãn cái giá trị cộng thêm là một cách để người mua dễ nhớ, dễ hiểu
và dễ tin. Nhãn hiệu Mr. Goodwrench đã giúp GM thông tin đến khách hàng
chương trình phục vụ của mình. Nhãn hiệu Resolution Enhacement đã giúp HP mô
tả sự cải tiến chỉ có trong nghề mới biết được của sản phẩm máy in Laser Jet.
Vấn đề giá trị thấy được đặc biệt rất quan trọng trong trường hợp khách hàng
không có khả năng thẩm định được nó. Thí dụ như độ an toàn bay, như sự khéo tay
của nha sĩ. Để thẩm định giá trị này khách hàng chỉ biết trông vào những tín hiệu.
Do vậy công việc của doanh nghiệp là quản trị tốt những tín hiệu này, hiệp hội
người tiêu dùng và những lời phát biểu trong các chương trình quảng cáo có thể
giúp ích. Oral B là bàn chải mà các nha sĩ khuyên dùng là một thí dụ. Michael
Jordan đi Air Jordan là một thí dụ.
Khó bắt chước.
Điểm khác biệt phải được dài lâu, nghĩa là khó bắt chước. Có thể kết hợp
trọng điểm hiệp đồng và trọng điểm quyền ưu tiên để tạo ra tính lâu bền cho chiến
lược khác biệt.


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Nếu điểm khác biệt xuất phát từ một nỗ lực toàn diện của tổ chức cùng với
tài sản và năng lực của nó thì để bắt chước được không phải là dễ và rất tốn kém,
nhất là khi điểm khác biệt đó có tính chất năng động, không ngừng biến hoá.
Microsoft là một tổ chức sáng tạo và đầu tư nặng vào khâu R & D nên không thể
nào bắt chước.
Các đối thủ mới bắt chước cần phải có khả năng vào có quyết tâm. Do đó
việc tăng đầu tư hoặc tăng tính mạo hiểm sẽ làm đối thủ phải nản lòng. Thí dụ có
nhiều điểm khác biệt quá thì bắt chước phải tốn kém lắm. Xe hơi Saturn có nhiều
điểm khác biệt, đó là miễn trả giá, đáng tin cậy, an toàn quyết tâm.
b) Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO
9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức độ
thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là
những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó,
nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh
quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất
giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan
của khách hàng.
Vai trò của chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất
làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa
là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ

muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có
chất lượng cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất
kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao,
nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt.Quan tâm đến chất
lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm
cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm
duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học
·

Nguyễn Hoàng Lâm

+ Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua:
Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc
tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của
mối doanh nghiêp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm
có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của
mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng n ào có những
thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi
vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong nhữngcăn cứ quan
trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

·


+ Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường:
Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản
phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to
lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng
c) Cạnh tranh về giá
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải
trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một
dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay
đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn
khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường
hợp này ít khi xảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số
lượng cung thấp hơn cầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị
của hàng hoá đó.
- Cạnh tranh về giá cả thể hiện qua các biện pháp sau
+ Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp
trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản
phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn so với các
đối thủ cạnh tranh, sẽ bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm thị phần.
Trường hợp cuộc “chiến tranh giá cả” diễn ra, công ty vẫn có thể duy trì một
mức lãi nhất định, trong khi các đối thủ cạnh tranh buộc phải chịu thua lỗ. Ngay cả
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm


khi không có sự xung đột hay mâu thuẫn về giá cả, ngành kinh tế này phát triển, mở
rộng và giá giảm xuống, thì những công ty có khả năng giữ mức chi phí sản xuất
thấp hơn vẫn có thể thu lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Chiến lược dẫn đầu về
chi phí này thường được áp dụng cho những thị trường rộng lớn.
Doanh nghiệp có thể dựa vào một số phương thức để chiếm ưu thế về chi phí
bằng cách cải tiến hiệu quả của quá trình kinh doanh, tìm cơ hội tiếp cận với nguồn
nguyên liệu lớn có giá bán thấp, thực hiện việc chuyển công đoạn kinh doanh ra
nước ngoài một cách tối ưu và ra các quyết định sát nhập theo chiều dọc, hoặc giản
lược một số chi phí không thật cần thiết. Nếu các đối thủ cạnh tranh không có khả
năng cắt giảm chi phí đến mức tương tự, thì doanh nghiệp có thể duy trì ưu thế cạnh
tranh của mình dựa trên sự dẫn đầu về chi phí.
Những doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng chiến lược dẫn đầu về
chi phí thường có những đặc điểm sau:
•Khả năng tiếp cận vốn tốt để đầu tư vào thiết bị sản xuất. Đây cũng chính là
rào cản mà nhiều công ty khác không thể vượt qua.
•Năng lực thiết kế sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, ví dụ tạo ra thêm một
chi tiết nhỏ nào đó để rút ngắn quá trình lắp ráp.
•Có trình độ cao trong sản xuất.
•Có các kênh phân phối hiệu quả.
Bất kỳ chiến lược chung nào cũng có những mạo hiểm ẩn chứa bên trong, và
chiến lược chi phí thấp cũng không phải là một ngoại lệ. Rủi ro có thể xảy ra khi đối
thủ cạnh tranh cũng có khả năng hạ thấp chi phí sản xuất. Thậm chí, với sự trợ giúp
của công nghệ hiện đại, đối thủ cạnh tranh có thể có những bứt phá bất ngờ trong
sản xuất, xóa đi lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đang dẫn đầu về chi phí. Ngoài
ra, có một số công ty lại theo đuổi chiến lược tập trung vào các thị trường hẹp, nơi
không khó khăn để đạt được mức chi phí còn thấp hơn trong mảng thị trường truyền
thống của họ, từ đó sẽ cùng tạo thành một nhóm kiểm soát mảng thị phần lớn hơn
gấp nhiều lần
+ Bán phá giá


Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Mục đích là dùng tài chính để thao túng, đây là thủ đoạn khá phổ biến được
áp dụng ở các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính lớn, mục đích là dùng sức mạnh
tài chính để loại đối phương ra khỏi cuộc chơi, độc chiếm thị trường.
d) Chính sách về xúc tiến bán hàng
Theo quan niệm của Marketing, đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu
của marketing-mix mà doanh nghiệp có thể sử dung để tác động vào thị trường mục
tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng được
hiểu là: Các hoạt đông có chủ đích trong lĩnh vực marketing của các doanh nghiệp
nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Nội dung của xúc tiến bán hàng được xác định bao gồm các nội dung chủ
yếu: quảng cáo bán hàng, khuyến mại, tham gia hội trợ triển lãm, bán hàng trực tiếp và
quan hệ công chúng.
Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị phần và tăng
tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông
qua xúc tiến các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng những thông
tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh
nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra
hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt khách hàng, lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp nhờ thế mà không ngừng tăng lên.
Thêm vào đó, xúc tiến bán hàng còn kích thích người tiêu dùng mua sản
phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng từ đó

làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh ngiệp. Vì vậy, để nâng cao khẳ năng cạnh
tranh, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiêp là phải tổ chức tốt xúc tiên bán hàng
+ 8 bước xúc tiến bán hàng
Bước 1: Phát triển một hệ thống xúc tiến bán hàng
Trước khi đi đến lịch trình xúc tiến bán hàng cụ thể, cần tập hợp, phân tích
các đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đã hướng tới và đánh giá về các hình
thức quảng cáo, khuếch trương mà doanh nghiệp đã thực hiện để vạch ra chiến lược
mới.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Cần chuẩn bị một tài liệu bao gồm tất cả các đối tượng mà doanh nghiệp đã
sử dụng hình thức xúc tiến nào đó. Chuẩn bị một bộ tài liệu khác về những hình
thức quảng cáo đã tiến hành và được coi là thành công. Tài liệu thứ ba cần chuẩn bị
là các chiến lược marketing đổi mới để có thể thu hút thêm các đối tượng mới.
Bước 2: Đánh giá và quyết định
Khi đã có đủ dữ liệu và ý tưởng, các doanh nghiệp cần đánh giá từng nội dung cụ
thể. Khi đánh giá về những ý tưởng xúc tiến bán hàng đã áp dụng, cần chú ý đến
hiệu quả của chúng. Cũng cần chú ý đến những hoạt động không hiệu quả để tránh
lặp lại.
Bước 3: Phát triển kế hoạch chiến lược
Để có thể thành công trong hoạt động xúc tiến bán hàng, các doanh nghiệp
phải lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch này phải được chuẩn bị trong một thời

gian khá dài trước khi triển khai.
Bước 4: Đưa kế hoạch ra thảo luận trong tập thể
Sau khi vạch ra các ý tưởng xúc tiến bán hàng, các doanh nghiệp cần đưa
những kế hoạch đó ra bàn bạc trong tập thể. Việc chia sẻ ý tưởng với nhiều người
khác sẽ giúp doanh nghiệp có được kế hoạch thực tế hơn, hiệu quả hơn.
Bước 5: Lập kế hoạch chi tiết
Cần xác định thời điểm tốt nhất để bắt đầu triển khai kế hoạch xúc tiến bán
hàng. Đưa ra kế hoạch chi tiết cho từng nội dung. Kế hoạch càng chi tiết, thì khả
năng thành công càng cao.
Bước 6: Tạo sự khác biệt trong kế hoạch xúc tiến
Nếu muốn nổi trội trước các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp cần tạo ra
sự khác biệt. Việc xúc tiến bán hàng của các doanh nghiệp càng giống với chương
trình của các đối thủ cạnh tranh thì khả năng thành công của các doanh nghiệp càng
thấp. Việc tiến hành hoạt động xúc tiến bán hàng khi các đối thủ cạnh tranh không
làm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Bước 7: Thiết kế quảng cáo
Cần quảng cáo hoặc thông báo (có thể qua việc gửi thư trực tiếp) trước khi
triển khai chiến dịch xúc tiến bán hàng. Nội dung quảng cáo cần nêu bật những lợi
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

ích mà khách hàng có thể được hưởng trong chiến dịch xúc tiến này. Ngoài ra, cũng
cần nêu rõ về thời hạn và những đảm bảo.
Bước 8: Tiếp xúc với các phương tiện truyền thông
Việc này cũng cần chuẩn bị trước. Cách phổ biến nhất là đăng tải thông cáo

báo chí, chú ý đến khía cạnh mang lại lợi ích cho cộng đồng.
e) Chính sách về phân phối hàng
Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế
nào đến người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp nào có cách thức tổ chức hệ thống
phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình tốt, tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng cho
người tiêu dùng thì việc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường khá nhiều. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động
phân phối thông qua kênh phân phối.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những
khác biệt về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ. Các kênh phân phối phải thực hiện được các chức năng chủ
yếu sau.
+ Nghiên cứu thị trường, thu thập các thông tin cần thiết.
+ Xúc tiến khuyếch trương cho những sản phẩm họ bán , soạn thảo và truyền
bá những thông tin về hàng hóa
+ Vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa
+ Thiết lập các mối quan hệ tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người
mua tiềm năng.
Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức khác nhau để phân phối
hàng hóa tới người tiêu dùng nhưng về lý thuyết có hai loại kênh phân phối cơ bản
đó là
+ Kênh trực tiếp: là loại kênh phân phối trong đó hàng hóa được chuyển đưa
thẳng từ người sản xuất tới người tiêu dùng
+ Kênh gián tiếp: là loại kênh trong đó có sự tham gia của các trung gian
phân phối
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam



Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

Căn cứ vào ưu điểm của từng loại kênh phân phối, tình hình thị trường và
đặc điểm hàng hóa của mình mà doanh nghiệp ra quyết định lựa chọn loại kênh
phân phối, tình hình thị trường và đặc điểm hàng hóa của mình mà doanh nghiệp ra
quyết định lựa chọn loại kênh nào hoặc là sử dụng kết hợp với nhau. Việc tổ chức
mạng lưới cửa hàng để đưa hàng hóa đến người tiêu dùng trong các kênh phân phối
cũng ảnh hưởng lớn tới khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mạng lưới cửa hàng
rộng trên nhiều khu vực, có vị trí ở những nơi giao thông thuận tiện sẽ tạo ra sự tiện
lợi khi mua sắm của khách hàng. Các cửa hàng có không gian rộng, nội thất trang
trí đẹp, hàng hóa bày biện nhiều, đa dạng, đẹp mắt sẽ thu hút được nhiều khách
hàng
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu
nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên
môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp
quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp.
+ Năng lực cạnh tranh (NLCT) của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu
thụ được nhanh chóng khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị
trường. Hay nói một cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản
phẩm đó; NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp,
dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán,
v.v.....
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của
doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các

yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt
mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng
một thị trường.
Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với
ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan điểm gắn năng
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm
đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực
tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên
trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” là việc khai thác, sử
dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ
hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao
và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”
1.1.2.2 Các nhân tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thường có các thế mạnh sau:
+ Năng lực quản trị của doanh nghiệp
+ Nguồn nhân lực
+ Công nghệ sản xuất

+ Khả năng tài chính
+ Thương hiệu
a) Năng lực quản trị của doanh nghiệp
- Khái niệm quản trị doanh nghiệp là quá trình quản lý việc thực hiện các chức năng
nhiệm vụ, mục tiêu dài hạn của một doanh nghiệp trong mối quan hệ của doanh
nghiệp đó với môi trường ngoài bao gồm từ việc chẩn đoán sự thay đổi của môi
trường ngoài, đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp, đến việc đưa ra các định hướng
chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, kiểm tra
điều chỉnh khi có sự thay đổi môi trường ngoài dự kiến.
- Vai trò của quản trị doanh nghiệp
+ Quản trị doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích
hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học

Nguyễn Hoàng Lâm

+ Quản trị doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ
hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối
đe dọa trên thương trường kinh doanh
+ Quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực,
tăng vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững
+ Quản trị doanh nghiệp tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra
cách quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sỏ vững
chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi

dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm
b) Nguồn nhân lực
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông
qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn
bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền
vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.
Năng lực thông qua con người ở các công ty được hiểu như là khả năng của
đội ngũ nhân viên trong công ty. Khả năng này được thể hiện trên các khía cạnh ở
hình 1. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công của công ty trên các khía cạnh
chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới; kỹ năng trong công việc cụ
thể; và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự
thành công của các tổ chức, Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có thể thành
công trên hầu hết tất cả các khía cạnh trên về nguồn nhân lực và thường người ta
chọn các trọng tâm phù hợp với viễn cảnh (vision) và chiến lược của công ty. Ví dụ
có công ty đề cao các yếu tố về năng suất; kỹ năng có tính chuyên nghiệp, và cũng
có công ty lại đề cao dịch vụ tốt; chất lượng cao; khả năng đổi mới của đội ngũ
nhân viên.
Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó
không thể xác lập trong một thời gian ngắn. Nó liên quan đến văn hoá của tổ chức.
Đây chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành nếp sống và ứng xử giữa các
thành viên trong tổ chức. Văn hoá còn đề cập đến các giá trị mà những người nhân
viên trong công ty đề cao, suy tôn và cả cách thức mà họ chia sẻ thông tin cho nhau
trong tổ chức. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết phải cải thiện môi
trường văn hoá công ty, và điều này không phải dễ và mất rất nhiều thời gian và khá
Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


Luận văn Thạc sỹ khoa học


Nguyễn Hoàng Lâm

tốn kém. Rõ ràng nền tảng các khía cạnh thể hiện ở trên thường gắn với văn hoá
công ty và rất khó hình thành trong ngày một ngày hai, như chúng ta làm điều đó
với các nguồn lực khác như tài chính hoặc công nghệ.

Chất lượng
cao

Dịch vụ
tuyệt hảo

Nguồn nhân
lực - Năng
lực cốt lõi

Khả năng
đổi mới

Năng
suất
Các kỹ năng

Hình1.1: Sơ đồ các khía cạnh về năng lực của nguồn nhân lực
c) Công nghệ sản xuất (vì công ty Chữ Thập Đỏ là công ty thương mại nên mục
này không đề cập)
d) Khả năng tài chính
- Một số khái niệm cơ bản
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ

yếu bao gồm:
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước là mối quan hệ phát sinh khi
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể
hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài
chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể
phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần Chữ Thập Đỏ Việt Nam


×