Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI ẢNH HƯỚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.15 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI ẢNH HƯỚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH THANH HÓA
Sinh viên thực hiện

: Vũ Công Chính

Chuyên ngành đào tạo

: Quản lí Biển

Lớp

: DH3QB1

Niên khóa

: 2013-2017

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Nguyễn Thị Hương Liên


HÀ NỘI, 2017TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH THANH HÓA
Giao viên hướng dẫn

Th.s Nguyễn Thị Hương Liên

Sinh viên thực hiện

Vũ Công Chính


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu sử dụng
phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu do em tự tìm hiểu, phân tích khách quan. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Nếu không đúng em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Người cam đoan

Vũ Công Chính


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị
Hương Liên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn đồng thời tạo
mọi điều kiện để em có được kết quả tốt nhất.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Khoa học Biển và Hải Đảo
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho nghiên cứu mà còn là hành trang quí báu để em bước vào
đời một cách cững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Cục kiểm soát Tài Nguyên và bảo
vệ Môi Trường biển và hải đảo,đặc biệt là các anh chị trong Phòng Quản lý chất thải
và Bảo tồn môi trường biển đã tận tâm hướng dẫn, truyền dạy cho em kiến thức,
phương thức tiếp cận những kiến thức trong suốt quả trình học tập tại khoa, tạo nền
tảng kiến thức để em đạt kết tốt trong quá trình học tập và làm việc.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô, anh, chị luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp.


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt nam có điều kiện tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú đã tạo điều
kiện cho nước ta có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là vùng ven biển,
nhưng chính sựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng là tiềm năng gây ô nhiễm
nặng nề đến môi trường xung quanh, trong đó có môi trường biển. Thanh Hoá có bờ
biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, Tĩnh Gia); vùng lãnh hải rộng
hơn 1,7 vạn km2. Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài nguyên khá phong phú, đa
dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên du lịch biển….. Theo khảo
sát, tình trạng ô nhiễm môi trường biển tỉnh Thanh Hóa chủ yếu do các hoạt động từ
dân cư, các khu du lịch, các hoạt động trồng trọt chăn nuôi….., khiến tình trạng ô
nhiễm chất hữu cơ, chất thải rắn…., trở thành vấn đề môi trường của tỉnh Thanh Hóa
Hằng năm, có hàng nghìn tấn rác thải được đổ trực tiếp ra biển từ các con
đường khác nhau cùng với đó các con sông cũng mang theo hàng nghìn tấn chất thải
đổ vào môi trường biển. Do sự phát triển của cuộc sống nên hằng ngày lượng rác thải
từ các khu dân cư, khách du lịch, lượng rác thải ở nông thôn, các khu vực nuôi trồng
thủy hải sản thải ra môi trường ngày càng lớn. Trong khi đó, việc quy hoạch về môi
trường còn nhiều hạn chế, khó khăn nên việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
còn nhiều vấn đề nan giải. Do vậy, việc đánh giá tải lượng chất thải môi trường ven
biển tỉnh Thanh Hóa để đề ra các công tác, hướng bảo vệ môi trường từ các hoạt ven
biển là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, trong khuôn
khổ luận văn em đã thực hiện đề tài: ‘’Đánh giá tải lượng chất thải ảnh hưởng đến
môi trường vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa’’

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung
Đánh giá tải lượng chất thải có nguồn gốc khác nhau ảnh hưởng tới môi trường
biển khu vực từ Thanh Hóa để phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển.



- Mục tiêu cụ thể

Xác định các nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường biển khu vực biển
Thanh Hóa.
Đánh giá tải lượng chất thải đổ trực tiếp vào môi trường biển từ các nguồn từ các
khu dân cư, đô thị ven biển, các hoạt động du lịch, trọng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy hải sản ven bờ.
Đánh giá ảnh hưởng của tải lượng chất thải đến môi trường biển khu vực
Thanh Hóa.
Đề xuất giải pháp quản lý nguồn ô nhiễm nhằm bảo về môi trường đới bờ ven
biển tỉnh Thanh Hóa bộ theo hướng phát triển bền vững ,phục vụ quản lý nhà nước về
môi trường biển.
3. Nôi dung nghiên cứu của đề tài
Giới hạn nội dụng thực hiện của đồ án tập trung vào 2 nhiệm vụ chính sau:
- Điều tra, đánh giá tải lượng chất thải từ sông ra biển (không bao gồm chất thải
rắn);
- Điều tra, đánh giá tải lượng chất thải ở vùng ven biển (không bao gồm chất thải
rắn);
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Tình hình chất thải ven biển trên thế giới
- Khái niệm liên quan
Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải
ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này
nhưng lại là lợi ích của người khác, chất thải còn được gọi là rác trong cuộc sống, chất
thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc
được xuất ra từ chúng.
Phân loại


Nếu xét theo mức độ độc hại, người ta phân thành chất thải nguy hại và chất

thải không nguy hại. Nếu xét theo phương thức thải, thì chất thải được chia thành: Rác
thải sinh, rác văn phòng, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế
Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của
con người. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu của rác vào môi trường
và xã hội.
-

Tình hình rác thải trên thế giới

Một số lượng rác thải đáng kinh ngạc mà hầu hết trong số chúng chỉ mới tồn tại
trong vòng 60 năm trước hoặc là được thải ra đại dương mỗi năm. Trên thế giới 80% ô
nhiễm ở biển đến từ hoạt động trên đất liền.Từ những chiếc túi nhựa cho tới thuốc trừ
sâu – hầu hết rác chúng ta sản sinh ra trong đất liền cuối cùng sẽ đổ ra đại dương, có
thể đã được cân nhắc thận trọng trước khi đổ hoặc từ việc chảy ra ngoài thông qua hệ
thống thoát nước và các dòng sông. Chúng bao gồm:
+ Nhiên liệu dư thừa là một mối đe dọa lớn đối với các vùng biển và động vật
+ Phân bón
Phân bón chảy từ đồng ruộng và các bãi cỏ là một vấn đề lớn cho các vùng
biển. Chất dinh dưỡng có trong đó là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phú dưỡng – sự
mọc lên của tảo nở hoa làm hút hết oxy hòa tan của nước và làm nghẹt thở cuộc sống
khác của biển. Hiện tượng phú dưỡng đã tạo ra một lượng lớn vùng đất chết ở một vài
phần của thế giới, bao gồm vịnh Mexico và biển Baltic.
+ Rác
Giầy cũ và túi nhựa xả ra ở một trong những bĩa biển gần Tabarka, Tunisia. Rác
thải rắn cũng tự tìm đường đổ ra biển. Túi nhựa, bóng bay, chai thủy tinh, giầy dép,
nguyên liệu đóng gói, nếu không được xử lý chính xác, hầu hết mọi thứ chúng ta vứt
đi có thể trôi xuống biển. Rác thải nhựa, chất phân hủy rất chậm, thường bị hiểu lầm
là thức ăn cho động vật biển. Sự tập trung cao của vật liệu nhựa , đặc biệt là túi nhựa,
thường được tìm thấy đã ngăn chặn đường thải và dạ dày của rất nhiều sinh vật biển,
bao gồm cá voi, cá heo, hải cẩu, các loại chim biển, và rùa biển. Nắp nhựa sáu vòng

của bình đựng nước có thể làm nghẹt thở động vật biển. Những rác thải đó có thể quay
trở lại bờ, gây ô nhiểm biển và những môi trường sống đường bờ biển khác.
+ Xử lý nước thải


Ở rất nhiều nơi trên thế giới, nước thải chảy mà không được xử lý, hay xử lý
chưa đủ đã được đổ ra đại dương. Ví dụ như, 80% nước thải ở thành phố đổ ra biển
Địa Trung Hải là không được xử lý. Lượng nước thải này có thể dẫn tới hiện tượng
phú dưỡng. Hơn nữa, nó là nguyên nhân gây ra bệnh tật của con người và dẫn tới
đóng cửa các bãi biển.
+ Hóa chất độc hại
Hầu hết mỗi cá thể ở biển, từ sinh vật phù du nhỏ nhất cho tới cá voi và gấu bắc
cực, bị ô nhiễm bởi hóa chất nhân tạo, như thuốc trừ sâu và hóa chất được sử dụng
trong sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Một vài hóa chất đó đổ ra biển đã được cân nhắc
kĩ. Trong nhiều thế kỉ, các đại dương đã là bãi đổ rác thuận lợi cho rác được sản sinh
ra trong đất liền. Vấn đề này được tiếp tục cho đến những năm 1970, với việc đổ
xuống biển gần như mọi thứ được chấp nhận cho xử lý, bao gồm nguyên liệu độc hại
như thuốc trừ sâu, vũ khí hóa học và rác thải phóng xạ.
Hóa chất có thể chảy ra biển từ những hoạt động trên đất liền. Hóa chất có thể
hòa tan vào trong nước, đất và không khí trong qua trình sản xuất, sử dụng, hay xử lý
chúng, cũng như từ sự rò rỉ không mong muốn hay do sản phẩm cháy có bao gồm
những chất hóa học đấy. Trong môi trường, chúng có thể di chuyển với khoảng cách
rất lớn trong không khí và nước, bao gồm cả dòng nước đại dương.
Con người có thể giả định rằng đại dương đã rất lớn mà chất gây ô nhiễm đã
được làm giảm và phân tán tới những vùng an toàn. Nhưng trên thực tế, chúng không
hề biến mất, và một vài hóa chất nhân tạo độc hại đã trở nên cô đặc như việc chúng đã
tham gia vào chuỗi thức ăn. Những động vật nhỏ ở tầng cuối cùng của chuỗi thức ăn,
như sinh vật phù du ở đại dương, hấp thụ chất hóa học như là thức ăn. Bởi vì chúng
không tan ra một cách dễ dàng, chất hóa học tích lũy trong cơ thể của sinh vật phù du,
trở nên tập trung hơn trong cơ thể của chúng hơn là trong bề mặt nước hay đất. Những

sinh vật này lại bị ăn bởi những động vật nhỏ, và sự đậm đặc lại tăng lên. Những loài
động vật này lại đến lượt bị ăn bởi những loài động vật lớn hơn, loài có thể di chuyển
với khoảng cách lớn hơn với việc mang theo nhiều chất hóa học hơn.


Những động vật cao cấp của chuỗi thức ăn, như hải cẩu, có thể bị ô nhiễm cao
hơn hàng triệu lần so với môi trường nước mà nó sống. Và gấu bắc cực, động vật săn
hải cẩu, có thể bị ô nhiễm cao hơn tới 3 triệu lần môi trường sống của nó. Con người
có thể bị ô nhiễm trực tiếp từ sản phẩm tiêu dùng của gia đình hay do ăn những động
vật biển và mỡ động vật bị ô nhiễm. Bằng chứng đang được chỉ ra là một lượng chất
hóa học nhân tạo có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung
thư, nguy hiểm tới hệ thống miễn dịch, những vấn đề về hành vi cư xử, và sự suy
giảm khả năng sinh sản.
1.2. Tình hình chất thải trong nước
Hiện nay, môi trường biển nước ta đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái.
Môi trường vùng đất ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và các chất thải sinh hoạt. Các
chất rắn lơ lửng như Si, NO 3, NH4,PO4 , các chất ô nhiễm như COD, BOD, N-T, P-T,
chất bảo vệ thực vật cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy ven bờ cũng
bị ô nhiễm.
Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa
sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy
ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt. Lượng hoá chất bảo
vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao
nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14- 11.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà
Cổ (1,54 mg/kg). Các chất anđrin, enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu
hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg.
Hiện tượng thuỷ triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng sáu đến trung
tuần tháng bảy âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận. Thuỷ triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ. Hơn 30km
bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa nhũng bột báng màu xám đen dày cả

tắc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Thiệt hại do thuỷ triều đỏ gây
ra rất lớn. Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển
gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/ lít. Hiện tượng thuỷ triều đỏ xảy ra ở
vùng biển Bình Thuận đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển.
Hình 1. Hiện tượng thủy triều đỏ


(Nguồn: />
Theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 80% ô nhiễm biển đại dương có nguồn
gốc từ đất liền, xuất phát từ chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các
ngành công nghiệp, xây dựng, hoá chất…trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là
các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại
dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí
cả các chất phóng xạ.
Hình 2. Nước thải chưa quả xử lý gây ô nhiễm nguồn nước

(Ng
uồn: />

Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và
vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit
hoá do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2. Nước biển ven
bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật.
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ
gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp
khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai thác hải
sản giảm rõ rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt
diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…
làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về
trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.

Trong các yếu tố làm ô nhiễm môi trường biển thì các chất phóng xạ cũng đóng
góp một vai trò đáng kể. Các vùng biển, đặc biệt là nước biển tại các vùng lân cận các
mỏ sa khoáng titan, trong điều kiện môi trường thủy địa hóa thuận lợi, các chất phóng
xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển, gây ô nhiễm nước biển. Khi con người khai thác
khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên vô hình dung đã tàn phá thiên nhiên, làm mất cân
bằng sinh thái, mất lớp phủ thực vật che chắn và bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị xói
lở và bóc mòn, quặng bị phong hóa phá hủy và phát tán đi các nơi, ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người. Nước thải từ các khai trường, xưởng tuyển không được
xử lý, thu gom, để chảy tràn lan ra môi trường xung quanh. Các bãi biển đều có địa
hình dốc ra phía biển, càng làm cho các chất thải, nước thải trôi xuống biển, đem theo
các chất phóng xạ và các chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển.
Ô nhiễm môi trường biển còn xảy ra ở các cảng. Các cảng đều phải đối mặt với
nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch,
đổ phế thải. Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng oxy
trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9mg/l vào mùa khô và 1,16-6,1mg/l vào mùa lũ,
trong khi đó nhu cầu oxy rất cao,cần tới 13,6-31mg/l. Nước thải công nghiệp và nước
thải sinh hoạt đổ ra biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. Ở một
số cảng đáng báo động là hàm lượng thuỷ ngân đã vượt ngưỡng cho phép,cảng Vũng
Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần. Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước
biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa
tiêu chuẩn hiệp hội các nước Đông Nam Á. Đặc biệt có những thời điểm vùng nước
khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho
phép, vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1-1,73mg/l.
Hình 3. San hô bị phá hủy do ô nhiễm môi trường biển


( Nguồn: )


Ngoài các cảng, ô nhiễm môi trường biển còn diễn ra ở các điểm du lịch ven

biển. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, thuận lợi cho việc phát triển du
lịch, trong đó, hơn 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Nhưng, trong vài năm gần
đây, tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, ven bờ biển
xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác chết của sinh vật,
gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tại Bình Thuận, chất thải từ đất liền theo bảy dòng sông
lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Đặc
biệt, tại vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra ứ đọng dài ngày
với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản. Bãi biển Thuận An đang dần
trở thành một “bãi rác” lớn. Dọc bãi biển có rất nhiều các loại rác thải, từ túi nilon,
bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả, hộp sữa… Rác thải ra đã gây ô
nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan.
Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình
là hệ sinh thái san hô. Vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, nếu hệ
sinh thái này bị mất, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc" không còn tôm
cá nữa. Đó là thông điệp mà các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên nước ta đã
cảnh báo. Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đến nay có khoảng
20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (26-50%),
17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%). Các rạn san hô ở vùng biển
Việt Nam có giá trị cực kỳ quan trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh
dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư
trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà
còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản.
Nhưng một nghịch lý vẫn đang xảy ra với hệ sinh thái này. Trước đây con người
không bao giờ hại đến san hô nhưng nay nhu cầu xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trang
trí nội ngoại thất ngày càng nhiều nên tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán san
hô ở các địa phương ven biển đang diễn ra rất phức tạp. Bờ Đông Nam của đảo Cồn
Cỏ từng bị các đối tượng lặn xuống và dùng cưa để khai thác san hô đen đem bán.
Nhiều khu vực biển miền Trung, ngư dân đi lấy san hô đã thành một loại nghề sinh
sống. Vì lợi nhuận, không ít người đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành tự nhiên của
dải san hô gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những rạn san hô mất đi, đồng

nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản.
Trước lợi nhuận và áp lực cạnh tranh của thị trường, các doanh nghiệp lại chỉ
chú tâm vào đẩy mạnh phát triển kinh tế, mà xem nhẹ yếu tố môi trường. Nhiều doanh
nghiệp sử dụng các quy trình công nghệ thiếu thân thiện với môi trường nhằm giảm


đến mức tối đa chi phí cho sản xuất. Theo thống kê, đến tháng 6/2006, Việt Nam có
47% dự án FDI thì chỉ có 20% dự án sử dụng công nghệ cao.Vì vậy mà mỗi năm, các
con sông và biển của Việt Nam vẫn liên tục tiếp nhận hàng triệu m 3 nước thải không
qua xử lý.
1.3. Tình hình chất thải ven biển ở Thanh Hóa
1.3.1. Giới thiệu tổng quan về Thanh Hóa
a. Đặc điểm địa hình tự nhiên
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực bắc của Trung Bộ Việt Nam, có đường biên giới
với Lào và có bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ, ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc;
104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
+ Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
+ Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
+ Phía Đông giáp biển Đông.
Hình 4 : Bản đồ khái quát tỉnh Thanh hóa

( Nguồn: )


Với diện tích lớn so với các tỉnh thành của Việt Nam, địa lý Thanh Hóa khá đa
dạng, mang nhiều đặc điểm của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng có những
nét đặc trưng riêng. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng
châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng
bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m.

Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m,
thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự
nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và
trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau:
+ Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm
11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là
7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh.
+ Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906,97 km2, chiếm 17,11% diện
tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu
Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là vùng
được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên,
sông Hoạt. Vùng này có độ dốc không lớn, bằng phẳng, độ cao trung bình dao động từ
5 - 15 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao
chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất bằng với
các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đây là vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển
nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
+ Vùng ven biển


Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km
từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện
tích vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình
tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển
có địa hình lượn sóng chạy dọc bờ biển, độ cao trung bình 3 - 6 m. Đây là vùng có
nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng
thủy sản), đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác

như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng lớn
thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn),
dịch vụ kinh tế biển.
Năm 2010 tổng diện tích đất tự nhiên là 1.113.194 ha, trong đó diện tích được
khai thác và sử dụng là 1.024.203 ha chiếm 92% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa được
sử dụng 88.991ha chiếm 8% diện tích đất tự nhiên, trong số đất đã sử dụng, đất nông
nghiệp chiếm 861.911ha chiếm 77,43 % diện tích tự nhiên của tỉnh.
Ở dải ven biển thì rừng ngập mặn đóng vai trò là hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ
đê điều, đất đai, mùa màng trong mùa bão, chống thủy triều dâng ngập sâu và đất liền,
giữ nước trong mùa khô hạn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của kinh tế, rừng ngập mặn
đang bị phá để nuôi tôm, diện tích rừng đang bị thu hẹp nhanh chóng và suy thoái
nghiêm trọng. Thế nhưng trái ngược với tình trạng chung đó huyện Hậu Lộc, Nga Sơn
vẫn được duy trì và ngày 1 nhân rộng mô hình trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đê biển
như 1 bức tường xanh ngăn chặn cơn sóng dữ, bảo vệ người dân làng chài.
Rừng ngập mặn ngoài tác dụng chắn sóng bảo vệ đê biển,còn có tác dụng làm
sạch môi trường rất lớn. Các chất bẩn từ lục địa chảy ra được giữ lại ở rừng ngập mặn,
một phần chất bẩn tự phân hủy, phần còn lại được các vi sinh vật phân hủy. Sự suy
giảm về diện tích rừng ngậm mặn cùng với lượng chất thải ngày càng gia tăng là 1
trong những nguyên nhân là gia tăng ô nhiễm môi trường biển ở các khu vực rừng
ngập mặn.
-

Đặc điểm các cửa sông ven biển


Vùng ven biển Thanh Hóa có rấ nhiều sông suối, trong đó có một số song trực
tiếp đổ ra biển gồm: sông Lèn, sông Mã, sông Tào Xuyên, một phần lưu vực sông Mã,
sông Yên, sông Lạch Bạng.
Mạng lưới sông ngòi và dòng chảy mang theo vật chất từ lục địa ra biển do biển
do vậy đặc điểm của mạng lưới sông ngòi và chế độ dòng chảy, đặc biệt là các cửa

sông ven biển ảnh hưởng chủ yếu đến tải lượng chất thải từ lục địa ra biển. Những cửa
sông có lưu lượng dòng chảy càng lớn kết hợp địa hình dốc thì khả năng mang vật
chất ra biển càng lớn và ngược lại. Do vậy, việc phân tích đặc điểm của mạng lưới
sông ngòi và chế độ thủy văn là rất quan trọng.
Tình trạng xâm nhập triều mặn tại các sông vùng ven biển Vùng triều Thanh
Hoá thuộc loại triều yếu (thuộc chế độ nhật triều không đều). Thời gian triều lên từ 8 9 giờ, thời gian triều xuống khoảng 15 -16h.). Vào mùa khô, các sông vùng triều
Thanh Hoá đều bị tác động mạnh mẽ của triều biển và mặn từ biển xâm nhập vào các
sông. Nguyên nhân do lượng mưa giảm nhỏ hẳn, lượng dòng chảy và mực nước các
sông xuống rất thấp, không thắng được áp lực dòng triều, cho nên triều mặn theo sông
thâm nhập vào đất liền khá sâu. Khi nước triều dâng cao, dòng triều chảy ngược mang
nước biển có độ mặn xâm nhập vào sông, càng vào sâu trong sông, năng lượng dòng
triều do phải khắc phục nhiều trở lực nên càng giảm, mặt khác dòng triều mặn không
ngừng bị nguồn nước từ thượng lưu về hoà tan nên độ mặn được giảm thấp liên tục.
Vùng ven biển Thanh Hóa có rất nhiều sông suối, trong đó có một số sông trực
tiếp đổ ra biển gồm: sông Lèn, sông Mã, sông Tào Xuyên, một phần lưu vực sông
Mã , sông Yên, sông Lạch Bạng.
Cửa Lèn là nơi sông Lèn đổ ra biển và là một phần lưu vực của sông Mã giáp
ranh với 3 huyện: Vĩnh Lộc, Hà Trung và Hậu Lộc của tỉnh Thanh Hóa, chảy qua Đò
Lèn và đổ ra biển ở cửa Lèn. Số liệu đo đạc thủy văn cở bản của sông Lèn hiện nay
còn rất hạn chế.


Cửa Hới, còn được gọi là cửa Lạch Triệu, là nơi sông Mã đổ ra biển. Đây là một
sông tương đối lớn so với các sông khác. Sông chảy qua các huyện Hằng Hóa và
Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa và đổ ra biển tại của Hới, hay còn gọi là cửa
Lạch Triệu. Cửa sông rộng và có hình chữ G , độ sâu không lớn.
Nhìn chung, chế độ dòng chảy năm cửa sông Mã ở mức vừa và lớn và có dạng 1
đỉnh,với đỉnh cao nhất xuất hiện vào tháng 8 ,9. Riêng đối với các sông nhỏ ở lưu vực
sông Chu thì đang phân phối có 2 đỉnh , trong đó đỉnh phục xuất hiện vào tháng 5
hoặc 6. Mức thay đổi dòng chảy trong năm tại Cẩm Thủy khá lớn. Lưu lượng dòng

chảy tháng 4 (111 m3/1 ), chỉ bằng 1/3 lưu lượng bình quân năm (334m 3/s ) và bằng
1/7 lưu lượng bình quân tháng lớn nhất (tháng 8). Số liệu thống kê cho thấy dòng chảy
lũ lớn nhất quan trắc được tại cửa Đạt, Xuân Khánh và Cẩm Thủy lớn hơn dòng chảy
kiệt nhỏ nhất tại cùng vị trí quan trắc là 442 và 258 lần.
Cửa Lạch Trường hay còn gọi là cửa Thiên Hương, là cửa của sông Tào Xuyên,
một phân lưu của sông Mã nằm giữa 2 huyện Hậu Lộc và Hằng Hóa. Địa hình nơi đây
được nhiều ưu đãi của núi, sông biển và cả những cánh đồng bằng phẳng và phì nhiêu.
Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm khoảng 1.129*10 6 m3, tổng lượng dòng
chảy mùa kiệt khoảng 132x10^6 m3
Của Lạch Ghép hay còn gọi là cửa Hiếu Hiền, hoặc cửa Dương Xuyên, thuộc
sông Yên chảy qua làng Hiếu Hiền, xã Hải Châu, nằm giữa 2 huyện Quảng Xương và
Tĩnh Gia. Cửa Lạch Ghép to và nông nên thuyền bè khó ra vào. Tổng diện tích lưu
vực của sông Yên khoảng 1.996 km2, chiều dài sông khoảng 89 km. Tổng lượng nước
trung bình nhiều năm khoảng 112,9*106 m3, tổng lượng dòng chảy mùa kiệt khoảng từ
9,0 đến 10,0 triệu m3
Càng vào sâu độ mặn càng giảm nhanh. Theo số liệu đo được tại các năm đặc
trưng độ mặn tại một số vị trí trên các sông như sau:
Bảng 1: Đặc trưng độ mặn xâm nhập ở một số sông trong tỉnh

STT

Trạm đo

1
2
3
4
5
6


Chính Đại
Tứ Thôn
Lạch Sung
Mỹ Điền
Đò Thắm
Yên Ổn

Đặc trưng độ mặn xâm nhập
K/c tới
Năm xuất
Thuộc sông
Smin
biển (km) Smax ‰
hiện
Càn
13,8
22,9
84
Báo Văn
23,6
0,57
87
0,16
Lèn
2,0
27,5
99
0,20
Lèn
4,0

23,0
99
0,20
Lèn
10,0
12,7
99
0,10
Lèn
13,0
7,2
99
0,10


Đặc trưng độ mặn xâm nhập
K/c tới
Năm xuất
STT
Trạm đo
Thuộc sông
Smin
biển (km) Smax ‰
hiện
7
Cầu De
Kênh De
5,6
25,3
99

0,20
8
Hoàng Hà
Lạch Trường
11,2
24
99
1,90
9
Vạn Ninh
Lạch Trường
15,0
9,9
99
1,80
10
Cự Đà
Lạch Trường
18,0
3,7
99
0,90
11
Cầu Tào
Lạch Trường
25,0
8,9
99
0,30
12

Hoàng Tân

7,0
28
99
13 Nguyệt Viên

14,5
16,5
99
2,50
14
Hàm Rồng

18,5
13,8
99
0,10
15
Giàng

24,0
4
99
0.10
16
Ngọc Trà
Yên
10,0
28

99
6,30
17 Quảng Vọng
Hoàng
17,0
13,8
99
0,10
18 Quảng Thắng
Hoàng
26,0
2
92
0,80
19
Bến Mắm
Mực
25,2
2,5
99
0,10
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp dự án điều tra quy hoạch nguồn nước phục vụ yêu cầu cấp
nước sinh hoạt và phát triển KT - XH vùng ven biển TH đến năm 2015)


Tình trạng nhiễm mặn tại các sông vùng ven biển là vấn đề nóng vào mùa khô
hàng năm mà tỉnh ta đang có nhiều phương án và tốn nhiều công sức, tiền vốn để giải
quyết như: Nâng cấp kênh mương để đưa nước từ xa vào vùng nhiễm mặn; lập dự án
xây dựng đập ngăn mặn trên sông….
b. Đặc điểm kinh tế-xã hội

Thanh Hóa đang từng ngày phát triển không ngừng, là một tỉnh có tiềm năng lớn
để phát triển kinh tế xã hội, có diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng (cả miền núi,
trung du, đồng bằng và ven biển), tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số
loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên du lịch. Ngoaì ra Thanh Hoá còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền
thống lao động cần cù, ham học hỏi. Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần vùng KTTĐ
Bắc Bộ và là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là
một trong những cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và các
tỉnh Bắc Lào. Đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng
giao thương với các vùng miền trong cả nước và với quốc tế. Mạng lưới cơ sở hạ tầng
của Thanh Hoá tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thông đường giao thông khá phát triển
Tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 theo
giá so sánh năm 2010 ước tăng 9,05% so với cùng kỳ (năm 2015 tăng 8,39% so với
cùng kỳ); trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,52%; ngành công
nghiệp, xây dựng tăng 11,96%; các ngành dịch vụ tăng 8,83%; thuế nhập khẩu, thuế
sản phẩm trừ trợ cấp tăng 9,16%. Trong 9,05% tăng trưởng của năm 2016, ngành
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành công nghiệp, xây
dựng đóng góp 5,11 điểm phần trăm; các ngành dịch vụ đóng góp 3,05 điểm phần
trăm; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp đóng góp 0,44 điểm phần trăm. Tỷ
trọng các ngành trong GRDP năm 2016: Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm
16,6%, giảm 1,2%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 40,5%, tăng 1,2%; các ngành
dịch vụ chiếm 38,5%, bằng năm 2015; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp
chiếm 4,4%, bằng năm 2015. GRDP bình quân đầu người năm 2016 theo giá hiện
hành ước đạt 34,2 triệu đồng, theo USD đạt 1.544 USD.


Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km
từ huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia là
vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia cầm,
nuôi trồng thủy sản), có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng

thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp (Nghi Sơn), dịch vụ kinh tế biển.., đặc biệt
Thanh Hoa có nhiều bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng
Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)……
Bãi biển Sầm Sơn: bãi biển Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía
Đông là một trong những bãi biển có đông du khách nhất ở các tỉnh phía Bắc vì giao
thông thuận tiện. Đây là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước do
đó thu hút lượng khách du lichk và hình thành nên chuỗi nhà hàng, khác sạn ( gần
12.000 phòng ngỉ ) nhưng hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, công tác quản lý môi trường
còn yếu và ý thức đảm bảo vệ sinh của du khách, nhà hàng, khách sạn chưa cao…đã
tạo áp lực với môi trường khu du lịch Sầm Sơn. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đã
xuất hiện tại các khu bãi tắm C ở cuối thị xã, đầu bãi tắm D.
Bãi biển Hải Tiến, Hoằng Hóa: Có chiều dài 12km, những bãi cát dài sạch và rất
an toàn, cùng với không khí trong lành bãi biển Hải Tiến thực sự đã trở thành điểm du
lịch hấp dẫn du khách khi tới Thanh Hóa. Là bãi biến vơi nhiều nét hoang sơ lên các
dịch vụ ở đây chưa phát triển mạnh, tuy nhiên tới đây du khách sẽ được trải nghiệm
một khung cảnh thiên nhiên yên bình bên làng chài hiền hòa. Đặc biệt vùng cửa biển
có những căn chòi trông ngao, những ruộng muối tuyệt đẹp hay những khu rừng xanh
mướt.
Bãi biển Hải Hòa, Tĩnh Gia: bãi biển mới được khai thác ở Thanh Hóa nhưng
với nét hoang sơ và thơ mộng cùng những bãi cát trắng mịn bên rặng phi lao xanh
mướt, đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Ở đây còn có những xóm chài
sinh sống nên bạn có thể chứng kiến cuộc sống của người dân vạn chài. Đặc biệt
phiên chợ cá họp ngay trên bãi biển du khách có thể mua những loại hải sản tươi ngon
và rẻ nhất.


×