Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tối ưu hoá bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 120 trang )

Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ iii
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DẪN XUẤT CHUẨN NHIỆT ĐỘ ......2
1.1 Thang nhiệt độ quốc tế ITS – 90 ...............................................................................2
1.2 Hệ thống dẫn xuất nhiệt độ với cặp nhiệt điện ..........................................................8
1.3 Nhận xét và kết luận ................................................................................................19
CHƯƠNG 2. LÒ TÁI TẠO ĐIỂM CHUẨN NHIỆT ĐỘ ĐỒNG................................20
2.1 Cấu tạo lò tái tạo điểm chuẩn đồng .........................................................................20
2.2 Các phương trình cân bằng nhiệt trong lò tái tạo ....................................................24
2.3 Bình điểm đồng tinh khiết .......................................................................................29
2.4 Kết luận ..................................................................................................................33
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÒ TÁI TẠO .............................................34
ĐIỂM CHUẨN NHIỆT ĐỘ ĐỒNG .............................................................................34
3.1 Bộ điều khiển nhiệt độ lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ đồng ...................................36
3.2 Tính toán thông số bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ đồng ..................38
3.3 Phương pháp tối ưu thông số điều khiển theo chỉ số dao động mềm ......................42
3.4 Kết luận ..................................................................................................................62
CHƯƠNG 4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ....................................................63
4.1 Đánh giá độ đồng đều, độ ổn định của lò tái tạo .....................................................63
4.2 Đánh giá trạng thái nóng chảy và đông đặc của hệ thống điểm chuẩn đồng ..........67
4.3 Kết quả đưa lò tái tạo vào hiệu chuẩn cặp nhiệt điện ..............................................71
4.4 Kết luận....................................................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74
PHỤ LỤC ......................................................................................................................75

Học viên: Đỗ Văn Hồng


MSHV: CB120472

i


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các điểm chuẩn nhiệt độ của ITS-90 .............................................................. 3
Bảng 1.2 một số loại dây bù thường dùng ..................................................................... 13
Bảng 1.3 Đặc tính của một số cặp nhiệt điện chuẩn bằng kim loại quí và kim loại
không quí hay gặp trong thực tế .................................................................................... 15
Bảng 4.1: Khảo sát bình điểm đồng Cu -VMI .............................................................. 64
Bảng 4.2: Khảo sát bình điểm đồng Cu- Fluke ............................................................. 65
Bảng 4.3 Các kết quả thu được sau 3 lần tái tạo trạng thái nóng chảy bình Cu. ........... 69
Bảng 4.4 Các kết quả thu được sau 3 lần tái tạo trạng thái đông đặc bình Cu VMI. .... 71
Bảng 4.5 Kết quả hiệu chuẩn cặp nhiệt điện tại điểm chuẩn nhiệt độ đồng ................. 72

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

ii


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Điểm trạng thái ba pha của nước tinh khiết...................................................... 2
Hình 1.2 Trạng thái nóng chảy và đông đặc của Thiếc tinh khiết ................................... 4
Hình 1.3 Mạch cặp nhiệt điện.......................................................................................... 9

Hình 1.4 Trường nhiệt độ trên mạch cặp nhiệt điện ...................................................... 10
Hình 1.5: Hệ số Seebeck của một số loại cặp nhiệt điện.............................................. 11
Hình 1.6 Cấu trúc của cặp nhiệt điện ............................................................................ 12
Hình1.7: Sơ đồ nối cặp nhiệt điện dung dây bù trong thực tế ....................................... 12
Hình 1.8 Đặc tính quan hệ mV - oC của một số cặp nhiệt điện hay dùng ..................... 13
Hình 1.9 Hệ thống các điểm chuẩn nhiệt độ tại VMI................................................... 17
Hình 2.1 Búp lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ đồng ........................................................ 20
Hình 2.2 vỏ bảo vệ bên ngoài lò tái tạo điểm chuẩn đồng ............................................ 21
Hình 2.3 Mặt cắt ngang lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ đồng........................................ 22
Hình 2.4 Đồ thị cân bằng nhiệt vật nung ....................................................................... 26
Hình 2.5: Bình điểm đồng chế tạo trong nước .............................................................. 32
Hình 2.6: Bình điểm đồng 5919A, Fluke ...................................................................... 32
Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển tự động 1 vòng ............................................. 34
Hình 3.2 Sơ đồ mạch kín bộ điều khiển lò tái tạo ......................................................... 36
Hình 3.3 Đặc tính quá độ của lò tái tạo với bộ điều khiển PID của Hãng sản xuất ...... 37
Hình 3.4: Đặc tính mới của hệ thống sau quá trình tự điều chỉnh. ................................ 39
Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống lò tái tạo xác định thông số theo phương pháp ZieglerNicholes 2 ...................................................................................................................... 40
Hình 3.6 Hệ thống kín dao động điều hoà ..................................................................... 40
Hình 3.7: Đặc tính ra của hệ thống với bộ điều khiển mới theo Ziegler - Nicholes ..... 41

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

iii


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
Hình 3.8- Đánh giá dự trữ ổn định theo các điểm cắt giữa đặc tính mềm và parabol ... 45
Hình 3.9- Sơ đồ cấu trúc điển hình của hệ thống điều khiển ........................................ 46

Hình 3.10. Hệ điều khiển tự động của bộ khử nhiễu ..................................................... 50
Hình 3.11 Đặc tính thời gian của lò tái tạo với công suất đốt 40% và 60% ................. 57
Hình 3.12 Kết quả nhận dạng đối tượng ....................................................................... 58
Hình 3.13 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển .................................................................... 58
Hình 3.14 Đặc tính mềm của hệ hở ............................................................................... 59
Hình 3.15 Đặc tính quá độ của hệ thống kín ................................................................. 60
Hình 3.16 Đặc tính thời gian của lò tái tạo điểm chuẩn đồng ....................................... 61
Hình 4.1 Sai lệch nhiệt độ theo chiều sâu nhúng bình điểm đồng VMI ....................... 65
Hình 4.2 Sai lệch nhiệt độ theo chiều sâu nhúng bình điểm đồng Fluke ...................... 66
Hình 4.3 Độ ổn định của lò tái tạo tại nhiệt độ t = 1080 oC ......................................... 67
Hình 4.4: Tái tạo quá trình nóng chảy bình Cu lần 1 .................................................... 68
Hình 4.5: Tái tạo quá trình nóng chảy bình Cu lần 2 .................................................... 69
Hình 4.6: Tái tạo quá trình nóng chảy bình Cu lần 3 .................................................... 69
Hình 4.7: Tái tạo quá trình đông đặc bình Cu VMI lần 1 ............................................. 70
Hình 4.8: Tái tạo quá trình đông đặc bình Cu VMI lần 2 ............................................. 70
Hình 4.9: Tái tạo quá trình đông đặc bình Cu VMI lần 3 ............................................. 70
Hình 4.10 Tái tạo trạng thái đông đặc của điểm chuẩn nhiệt độ đồng .......................... 71
Hình 4.11 Hiệu chuẩn cặp nhiệt điện tại điểm chuẩn nhiệt độ đồng ............................. 72

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

iv


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ

LỜI NÓI ĐẦU
Dẫn xuất chuẩn nhiệt độ là một việc làm vô cùng quan trọng trong công tác

đảm bảo đo lường. Ở Việt Nam hiện nay, các cặp nhiệt điện chuẩn chỉ được dẫn xuất
cao nhất đến điểm chuẩn nhiệt độ bạc (961,78 oC) mà chưa được dẫn xuất chuẩn đến
điểm chuẩn nhiệt độ đồng (1084,62 oC), trong dải đo chính đến 1100 oC và phải sử
dụng phương trình ngoại suy để tính toán quan hệ nhiệt độ - sức nhiệt điện động (t oC
– mV), gây ra sai số lớn hoặc phải gửi đi nước ngoài gây tốn kém cả về mặt kinh tế và
thời gian.
Trong đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thiết
bị tái tạo, dẫn xuất điểm chuẩn nhiệt độ đồng” do Viện Đo lường Việt Nam chủ trì,
cùng với việc thiết kế cấu trúc lò, bảo ôn lò thì bộ điều khiển cũng đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Bộ điều khiển phải đảm bảo độ chính xác điều khiển và duy trì trạng
thái ổn định của lò trong khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, những thiết bị chuẩn đo lường nhiệt độ (thiết bị dùng để dẫn xuất
đo lường) sau một khoảng thời gian dài sử dụng thường bị trôi, đặc tính thay đổi
không còn đảm bảo độ chính xác và ổn định của thiết bị. Những thiết bị này có thể
được hiệu chuẩn và hiệu chỉnh độ chính xác. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính ổn định
của thiết bị thì các thông số điều khiển của bộ điều khiển phải chỉnh định lại, mà việc
này vẫn đang bị bỏ ngỏ tại Việt Nam. Những thiết bị mất ổn định này thường là bị loại
bỏ khỏi hệ thống dẫn xuất hoặc gửi lại hãng sản xuất, việc làm này gây lãng phí và mất
thời gian.
Với mục tiêu là tối ưu hoá cho bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
đồng, tác giả chọn đề tài “Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ”.
Đề tài sẽ xác định lại các thông số của bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
theo 3 phương pháp: phương pháp tự tính toán của bộ điều khiển của nhà sản xuât (chế
độ Auto-tune của bộ điều khiển); phương pháp Ziegler – Nicholes 2 và phương pháp
tối ưu hóa bộ điều khiển theo chỉ số dao động mềm do PGS TSKH Nguyễn Văn Mạnh
đề xuất. Dựa vào những kết quả đó để lựa chọn được thông số tối ưu cho bộ điều
khiển. Đảm bảo cho công tác tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ đồng và dẫn xuất chuẩn.

Học viên: Đỗ Văn Hồng


MSHV: CB120472

1


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DẪN XUẤT CHUẨN NHIỆT ĐỘ
1.1 Thang nhiệt độ quốc tế ITS – 90
1.1.1 Giới thiệu chung Thang nhiệt độ ITS - 90
Nhiệt độ là một đại lượng vật lý quan trọng, là một trong 7 đơn vị cơ bản của hệ
đơn vị đo lường quốc tế (SI), gồm m, kg, A, s, cd, mol và K.
Đơn vị nhiệt độ là Kelvin, ký hiệu là K hoặc Celsius, ký hiệu là oC, được định
nghĩa như sau: Kelvin là đơn vị đo nhiệt độ (ký hiệu là K) và bằng 1/273,16 nhiệt độ
nhiệt động lực tại điểm ba pha của nước tinh khiết (hình 1.1).

Hình 1.1 Điểm trạng thái ba pha của nước tinh khiết
Thang Nhiệt độ quốc tế 1990 (ITS – 90) sử dụng cả hai đơn vị nhiệt độ Kelvin
và Celsius, quan hệ giữa đơn vị K và oC được biểu thị bởi công thức:
t90 (oC) = T90 (K) – 273,15

(1.1)

Chuẩn quốc tế của đơn vị nhiệt độ chính là Thang nhiệt độ quốc tế (ITS - 90)
hiện nay đang được quốc tế sử dụng rộng rãi, Thang nhiệt độ bao gồm 17 điểm chuẩn

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472


2


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
nhiệt độ (bảng 1.1) (là các điểm nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc hoặc các điểm
nhiệt độ ở trạng thái ba pha (rắn - lỏng - khí) của một số chất tinh khiết khác nhau
được quốc tế thống nhất), từ điểm áp suất hơi của heli, gần độ 0 tuyệt đối (độ 0 tuyệt
đối: 0 K hoặc bằng -273,15 oC) cho đến điểm đông đặc của đồng tinh khiết (có giá trị
là 1357,77 K , hoặc là 1084,62 oC) và ngoại suy ra dải nhiệt độ cao hơn trong vùng
bức xạ của ánh sáng đơn sắc.
Bảng 1.1: Các điểm chuẩn nhiệt độ của ITS-90
Nhiệt độ
TT

Chất

Trạng thái

Wr (T90)

o

T90/K

t90/ C

1

3 đến 5


-270,15 -:- –268,15

He

V

2

13,8033

-259,3467

e-H2

T

3

 17

 256,15

e-H2/He

V/G

4

 20,3


 252,85

e-H2/He

V/G

5

24,5561

-248,5939

Ne

T

0,008 449 74

6

54,3584

-218,7916

O2

T

0,091 718 04


7

83,8058

-189,3442

Ar

T

0,215 859 75

8

243,3156

-38,8344

Hg

T

0,844 142 11

9

273,16

0,01


TPW

T

1,000 000 00

10

302,9146

29,7646

Ga

M

1,118 138 89

11

429,7485

156,5985

In

F

1,609 801 85


12

505,078

231,928

Sn

F

1,892 797 68

13

692,677

419,527

Zn

F

2,568 917 30

14

933,473

660,323


Al

F

3,376 008 60

15

1234,93

961,78

Ag

F

4,286 420 53

Học viên: Đỗ Văn Hồng

0,001 190 07

MSHV: CB120472

3


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
16


1337,33

1064,18

Au

F

17

1357,77

1084,62

Cu

F

Ghi chú:

Các ký hiệu có ý nghĩa như sau:
V: điểm áp suất hoá hơi
T: điểm ba (nhiệt độ tại các pha rắn, lỏng, hơi cân bằng)
M, F: điểm nóng chảy và điểm đông đặc (nhiệt độ các pha rắn, lỏng cân

bằng ở áp suất 101 525 Pa).

Hình 1.2 Trạng thái nóng chảy và đông đặc của Thiếc tinh khiết
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng thang ITS-90
Thang ITS-90 mở rộng từ 0,65 K đến nhiệt độ cao nhất có thể đo được trong

thực tế bằng định luật bức xạ Planck dùng cho bức xạ đơn sắc. Thang ITS-90 bao gồm
một số dải chính và các dải phụ, thông qua các dải đó nhiệt độ T90 sẽ được xác định.
Các dải chính hoặc dải phụ sẽ phủ nhau và ở những miền phủ nhau đó tồn tại
những cách xác định khác nhau cho T90, những cách xác định khác nhau này là hoàn

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

4


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
toàn tương đương. Tuy nhiên với các phép đo độ chính xác rất cao, có thể xuất hiện
những sai khác về số giữa các phép đo tiến hành tại cùng một điểm nhiệt độ nhưng
theo những cách xác định khác nhau. Cũng tương tự như ngay cả khi chỉ sử dụng một
cách xác định thì hai dụng cụ nội suy thích hợp cũng có thể cho các trị số khác nhau
của nhiệt độ nằm giữa các điểm chuẩn nhiệt độ. Trên thực tế các sai khác này là không
đáng kể và được chấp nhận phù hợp với thang nhiệt độ.
Thang ITS-90 được xây dựng theo cách để mỗi dải của nó, với bất kỳ nhiệt độ
đã cho nào, trị số của T90 đều rất gần với trị số của nhiệt độ nhiệt động T theo các ước
lượng tốt nhất ở thời điểm thang ITS-90 được công nhận.
Một trong những nguyên tắc chủ đạo khi xây dựng thang ITS-90 là có nhiều
cách lựa chọn khi thể hiện thang tùy theo dải nhiệt độ sử dụng, độ chính xác và khả
năng tái tạo.
Thang ITS-90 khác với IPTS-68 ở một số điểm chính sau:
+ Mở rộng tới nhiệt độ thấp hơn (0,65 K thay vì 13,8 K của IPTS-68).
+ Gần với nhiệt độ nhiệt động hơn.
+ Có tính liên tục và chính xác hơn.
+ Giới hạn trên của nhiệt kế điện trở chuẩn platin được mở rộng đến

điểm bạc (961,78 C).
+ Dải nhiệt độ xây dựng dựa trên định luật bức xạ Planck được mở rộng
xuống điểm bạc (961,78 C) thay vì điểm vàng (+1084,18C), đồng thời
cũng quy định có thể chọn một trong ba điểm bạc, đồng hoặc vàng làm
điểm chuẩn nhiệt độ cho dải nhiệt độ này của thang.
+ Cặp nhiệt điện Pt-10%Rh-Pt không còn là dụng cụ định nghĩa của
thang.
1.1.3. Xây dựng thang ITS-90
a. Trong khoảng từ 0,65 K đến 5,0 K nhiệt độ T90 được xác định bằng mối
tương quan nhiệt độ và áp suất hơi của khí 3He và 4He theo phương trình có dạng sau:

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

5


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
9

T90 / K  A0   Ai ln  p / Pa   B  / C 

i

(1.2)

i 1

Giá trị các hằng số A0, Ai, B và C đã được quy định đối với 3He trong dải từ

0,65 K đến 3,2 K và đối với 4He trong dải từ 2,25 K đến 2,1768 K và từ 2,1768 K đến
5,0 K.
b. Trong khoảng từ 3,0 K đến 24,5561 K (điểm ba của Neon) nhiệt độ T90 được
xác định bằng nhiệt kế khí 3He và 4He đã được hiệu chuẩn tại ba điểm chuẩn nhiệt độ.
Đó là điểm ba của Neon (24,5561 K), điểm ba của hydro (13,8033 K) và một điểm
nhiệt độ nằm trong khoảng từ 3,0 K đến 5 K được xác định bằng nhiệt kế áp suất hơi
3

He và 4He.
c. Trong khoảng từ 13,8033 K đến 961.78 C (điểm đông đặc của bạc) nhiệt độ

T90 được xác định bằng các nhiệt kế điện trở Platin (PRT) đã được hiệu chuẩn tại tập
hợp các điểm chuẩn nhiệt độ và sử dụng các phương trình nội suy (các hàm chuẩn WR(T90) và hàm sai lệch - ∆W) đã quy định.
Dải nhiệt độ này được phân thành các dải nhỏ, trong đó mỗi dải có hàm chuẩn
và hàm sai lệch riêng cũng như có PRT với cấu trúc riêng phù hợp.
Nhiệt độ được xác định theo tỷ số điện trở R(T90) ở nhiệt độ T90 và điện trở
R(273,16 K) ở điểm ba của nước:
W(T90) = R(T90)/ R(273,16 K).

(1.3)

Và hàm sai lệch được xác định:

W  W (T90 )  Wr (T90 )

(1.4)

Trong khoảng từ 13,8033 K đến 237,16 K hàm chuẩn được định nghĩa như sau:
 ln T90 / 273,16 K   1,5 
lnWr T90   A0   Ai 


1,5
i 1


12

i

(1.5)

Hàm ngược tương đương với phương trình trên là:
W T 1 / 6  0,65 
T90 / 273,16 K  B0   Bi   r 90

0,35
i 1


15

Học viên: Đỗ Văn Hồng

i

MSHV: CB120472

(1.6)

6



Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
Giá trị các hằng số A0, Ai và B0, Bi đã được quy định. Nhiệt kế có thể được hiệu
chuẩn để sử dụng trong toàn dải này, hoặc trong các dải nhỏ hơn (dải phụ) có giới hạn
nhiệt độ dưới là 24,5561 K; 54,3584 K; 83,8058 K và giới hạn nhiệt độ trên đều là
273,16 K.
Trong khoảng từ 0C đến 961,78 C hàm chuẩn được định nghĩa như sau:
 T / K  754,15 
Wr T90   C0   Ci  90

481


i 1
9

i

(1.7)

Hàm ngược, tương ứng với phương trình trên là:
W T   2,46 
T90 / K  273,15  D0   Di  r 90

1,64
i 1


9


i

(1.8)

Giá trị các hằng số C0, Ci và D0, Di đã được quy định. Nhiệt kế có thể được hiệu
chuẩn để sử dụng trong toàn dải này, hoặc trong các dải nhỏ hơn (dải phụ) có giới hạn
nhiệt độ trên là 961,78 C; 660,323 C; 419,527 C; 231,928 C; 156,5985 C;
29,7646 C và giới hạn nhiệt độ dưới đều là 0 C.
d. Khoảng nhiệt độ trên 961,78 C (điểm đông đặc của bạc, đồng hoặc vàng)
nhiệt độ T90 được xác định theo định luật bức xạ Planck với một điểm chuẩn nhiệt độ
(bạc, đồng hoặc vàng) và bằng phương trình sau:





L T90 
exp c2 T90  X   1

1
L T90  X 
exp c2 T90   1
1





(1.9)


Trong đó:
-

T90(X) là một trong ba điểm chuẩn nhiệt độ là điểm đông đặc
của bạc, vàng hoặc đồng,

-

L (T90) và L[T90(X)] là cường độ quang phổ bức xạ của vật
đen tại bước sóng (trong chân không)  ở tại T90 và ở tại
T90(X) tương ứng và c2=0,014388 mK.

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

7


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
1.2 Hệ thống dẫn xuất nhiệt độ với cặp nhiệt điện
1.2.1 Cặp nhiệt điện – các định luật cơ bản
Cặp nhiệt điện là một trong những dụng cụ đo thông dụng trong lĩnh vực nhiệt
độ, do có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, tin cậy và có nhiều chủng loại đáp ứng dải đo
rộng từ -200 oC đến khoảng 2500 oC. Có hơn 300 loại cặp nhiệt điện được nghiên cứu
kỹ, hàng chục trong số đó đã đưa vào sử dụng rộng rãi trong công nghiệp; một số dùng
làm phương tiện đo chuẩn nhiệt độ trong sao truyền dẫn xuất chuẩn thang nhiệt độ ITS
– 90, như các loại TC S, TC R, TC Au/Pt...
Hiệu ứng nhiệt điện: Hai dây dẫn kim loại làm từ các vật liệu khác nhau A và

B đem hàn với nhau, hai đầu nối được đặt ở nhiệt độ khác nhau thì trong mạch kín
này xuất hiện một dòng điện. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhiệt điện, một trong hai
đầu nối được gọi là đầu đo (measurement junction), còn đầu kia được gọi là đầu tự do
(reference junction) . Hình 1.3 mô tả mạch nhiệt điện cơ bản gồm hai dây khác nhau A
và B, hàn hai đầu và một điện kế .
Hiệu ứng Seebeck
Hiệu ứng Seebeck là do nhà bác học T.J Seebeck tìm ra vào năm 1820, và được
ứng dụng cho nguyên lý hoạt động của cặp nhiệt điện. Nguyên lý hiệu ứng Seebeck
như sau:
Khi đầu tự do đặt trong môi trường đẳng nhiệt và đầu đo đặt ở môi trường nhiệt
độ khác, thì điện áp đo được trên đầu tự do khi hở mạch được gọi là điện áp Seebeck
hay hệ số Seebeck, ký hiệu là S. Điện áp Seebeck chỉ xảy ra trong mạch gồm hai dây
dẫn khác nhau và nó xuất hiện tại mọi điểm dọc theo dây dẫn đặt trong trường nhiệt
độ. Độ lớn của hệ số Seebeck S phụ thuộc vào cấu tạo của kim loại và hợp kim làm
cặp nhiệt điện và trường nhiệt độ dọc theo dây dẫn.
Xét một chiều dài nhỏ của dây dẫn, kí hiệu là dx, điện áp Seebeck dE tăng tỉ lệ
với hệ số Seebeck S(t) của dây dẫn và sự tăng nhiệt độ dt dọc theo chiều dài dây và có
quan hệ :
dE = S(t).dt

Học viên: Đỗ Văn Hồng

(1.10)

MSHV: CB120472

8


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ


Hình 1.3 Mạch cặp nhiệt điện
Khi dt là một trường nhiệt độ, thì (1.10) sẽ được viết như sau:
dE = S(t,x) (dt/dx) dx

(1.11)

Trong đó: dt/dx là trường nhiệt độ dọc theo đoạn dây dx, dx là chiều dài nhỏ
dọc theo dây dẫn. Hệ số Seebeck S(t,x) tuỳ thuộc vào vị trí dọc trên dây dẫn, thường
không đồng đều tại mọi điểm trên dây dẫn (do tính không đồng nhất dọc theo dây
dẫn).
Một dây dẫn được coi là đồng nhất nếu tại mọi điểm dọc theo dây dẫn có các
đặc tính vật lý và hoá học giống nhau. Hai nguyên lý nhiệt điện cơ bản dưới đây của
cặp nhiệt điện giải thích về sự phụ thuộc của điện áp và hệ số Seebeck vào độ đồng
nhất và trường nhiệt độ:
Nguyên lý 1: - Nếu không có trường nhiệt độ, tức là dt/dx = 0, trong điều kiện
đẳng nhiệt thì không có điện áp Seebeck.
Nguyên lý 2:- Nếu dây dẫn đồng nhất, tức là S(t,x) = S(t) thì điện áp Seebeck
chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ điểm cuối của dây dẫn .
*Ghi chú: Khái niệm đẳng nhiệt và đồng nhất chỉ là lý tưởng, trong thực tế, ở điều
kiện tốt nhất chỉ có thể tiếp cận đến các trạng thái trên.

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

9


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ


Hình 1.4 Trường nhiệt độ trên mạch cặp nhiệt điện
Xét một mạch cặp nhiệt điện có dây bù như hình 1.4 Trong mạch này gồm có 3
thành phần dây dẫn: Cặp dây dẫn A, B và dây dẫn C nối dài đến thiết bị đo. Điện áp
sinh ra trong mạch bằng tổng ba phần, theo tính chất về nhiệt độ trung gian ta có:
E = EA (tM) - EA (tR) + EC (tR) - EC (tR) + EB (tM) - EB (tR)

(1.12)

Trong đó EA, EB, EC là các điện áp của dây A, B, C tương ứng với nhiệt độ đầu
đo tM và đầu tự do tR, hoặc viết theo cách khác :
E = EAB (tM) - EAB (tR)

(1.13)

Điện áp ra của cặp dây (A, B) liên quan hệ số Seebeck SAB và nếu giữ tR = 0 oC
thì công thức (1.13) có thể viết:
E = EAB (tM)

(1.14)

Công thức (1.14) chính là phương trình cơ bản của cặp nhiệt điện, thể hiện mối
tương quan giữa điện áp phát sinh và môi trường nhiệt độ cần đo. Nhưng phương trình
trên chỉ thoả mãn với các điều kiện sau:
+ Đầu tự do của cặp nhiệt điện phải giữ ở 0 oC,
+ Hệ số Seebeck S phải được xác định (độ nhạy của cặp nhiệt điện),

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472


10


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
+ Dụng cụ đo và dây dẫn nối dài phải được giữ trong điều kiện ở nhiệt độ
không đổi (đẳng nhiệt),
+ Các dây dẫn nối dài nối giữa cặp nhiệt, đầu tự do và tới thiết bị chỉ thị phải
làm từ dây kim loại đồng nhất.
Trong sử dụng thực tế, các điều kiện trên chỉ có thể tính được gần đúng, chính
vì vậy, các công thức (1.10), (1.11) được sử dụng để đánh giá các sai số phát sinh trên
chiều dài cặp nhiệt điện.
Hệ số Seebeck biểu thị độ nhạy của mỗi loại cặp nhiệt điện với thay đổi nhiệt
độ, từ đồ thị có thể thấy, độ nhạy của các cặp nhiệt điện kim loại quý S, B, R thay đổi
xung quanh 10 μV/oC; cặp nhiệt điện loại K xấp xỉ 40 μV/oC; và lớn nhất là cặp nhiệt
điện loại E: khoảng 80 μV/oC.

Hình 1.5: Hệ số Seebeck của một số loại cặp nhiệt điện.
Trên hình 1.5 chỉ ra mối quan hệ giữa nhiệt độ và hệ số Seebeck của một số cặp
nhiệt điện hay dùng.
b) Cấu tạo và phân loại cặp nhiệt điện
- Cấu tạo cặp nhiệt điện.
Một cặp nhiệt điện thông thường gồm hai dây dẫn nối với nhau bởi đầu hàn,
hộp đầu nối, dây nối, sứ cách nhiệt và vỏ bảo vệ.

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

11



Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ

Hình 1.6 Cấu trúc của cặp nhiệt điện
Đầu hàn nối giữa hai dây của cặp nhiệt điện là nơi quan trọng nhất bởi nó là
phần tử nhạy, được đặt trong môi trường cần đo. Đầu mối hàn phải có kích thước nhỏ
để nó nằm gọn trong môi trường đẳng nhiệt (thoả mãn nguyên lý 1, 2).
Hình 1.7 mô tả một cặp nhiệt điện dùng dây bù trong thực tế, trong mạch này ta
cần phải chú ý đến các điều kiện của dây bù, cách đấu nối dây bù trong mạch để tránh
được sai sót khi sử dụng. Dây dẫn C; D được chạy từ hộp cầu đấu cặp nhiệt điện đến
bình điểm 0 oC, từ đó được nối đến mV đo sức nhiệt điện động được gọi là dây bù,
(với cặp nhiệt điện làm bằng kim loại quí, do dây bù làm bằng vật liệu này tốn kém
nên thường hay chế tạo bằng kim loại không quý hoặc kim loại khác).Ví dụ: Với cặp
nhiệt điện loại S dây bù dùng loại hợp kim Cu/ Cu-Ni. Bảng 1.2 đưa ra một số loại dây
bù thường dùng và sai số mắc phải trong các loại cặp nhiệt điện.

Hình1.7: Sơ đồ nối cặp nhiệt điện dung dây bù trong thực tế

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

12


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
Bảng 1.2 một số loại dây bù thường dùng
Kiểu


Cực tính

Nhiệt độ

Sai số

(oC)

( 0C)

+

-

B

Đồng

Đồng

0100

0

S,R

Đồng

Hợp kim Cu


0200

 5,0

K

Crôm

Nhôm

0200

 2,2

J

Sắt

Constantan

E

Crôm

T

Đồng

Ni


Nicrosil

 2,2
 1,7

Nisil

-60100

 1,0

0200

 2,2

Hình 1.8 Đặc tính quan hệ mV - oC của một số cặp nhiệt điện hay dùng

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

13


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
- Phân loại cặp nhiệt điện.
Để đáp ứng phạm vi đo rộng từ -200 oC đến khoảng 2500 oC đã có rất nhiều loại
cặp nhiệt điện được sản xuất. Dựa vào đặc tính của vật liệu làm cặp nhiệt điện người ta
phân chúng ra làm ba loại:
Loại cặp nhiệt điện kim loại quí: Loại S, R, B.

Loại cặp nhiệt điện kim loại không quí: Loại K, E, J, N, T…
Phân loại theo vật liệu làm cặp: Pt/Au, Pt/Pd, Pd/Au...
+ Cặp nhiệt điện chuẩn kim loại quí.
Cặp nhiệt điện loại này gồm vật liệu Platin và hợp kim Pt–Rh, tiêu biêủ là ba
cặp nhiệt điện chuẩn R, S và B, chúng có ưu điểm là: Độ chính xác và ổn định cao,
chịu được môi trường ôxy hóa. Trong bảng cũng đưa ra thành phần cấu tạo của cực
tính , giới hạn nhiệt độ sử dụng cho từng loại cặp nhiệt điện, giới hạn nhiệt độ này còn
phụ thuộc vào đường kính của dây cặp nhiệt, đường kính nhỏ sẽ sử dụng ở nhiệt độ
thấp hơn.
Cặp loại S và R tương tự như nhau nhưng cặp R có điện áp ra lớn hơn khoảng
10%, nhưng cặp loại S có độ ổn định hơn và được dùng làm phương tiện trong sao
truyền dẫn xuất chuẩn của thang nhiệt độ ITS – 90.
Cặp loại B được thiết kế đo nhiệt độ cao hơn hai loại R,S. Nói chung cặp nhiệt
điện bằng kim loại quí thường đắt hơn cặp nhiệt điện kim loại không quí cỡ 200 lần.
Với cặp nhiệt điện loại này vỏ bảo vệ thường dùng bằng sứ hay thạch anh. Mấy năm
gần đây các loại cặp nhiệt điện chuẩn kim loại quý như Pt/Au, Pt/Pd, Pd/Au được sử
dụng ngày càng rộng rãi, có độ chính xác cao, thường sử dụng làm phương tiện đo
chuẩn.
+ Cặp nhiệt điện kim loại không quí.
Cặp nhiệt điện kim loại không quí gồm các loại T, J, K, E, N,…đây là các loại
cặp chỉ dung trong công nghiệp và những thiết bị đo yêu cầu độ chính xác không cao.

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

14


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ

Bảng 1.3 đưa ra cấu tạo của các cực tính, phạm vi đo, thành phần…của một số
loại cặp tiêu biểu, hay dung trong thực tế.
Bảng 1.3 Đặc tính của một số cặp nhiệt điện chuẩn bằng kim loại quí và kim loại
không quí hay gặp trong thực tế
Kiểu

Phạm vi đo:

(Type)

(oC)

Pt (6% Rh)

-

Pt (10% Rh)

+

Pt ( 99,99%)

-

Pt (13% Rh)

+

0 1600


Pt (99,99%)

-

0 ÷1000

Pt(99,999%)

+

Au(99,999%)

-

Ni (9,5 Cr 0,5 Si)

+

-40 1000

Ni (Si Mn Al)

-

-40 350

Cu ( 99,95% Cu)

+


Cu (44Ni)

-

Ni 9,5 Cr 0,5 Si

+

Cu 44 Ni

-

~99,5% Fe

+

Cu 44 Ni+

-

Ni14,2 Cr 1,4 Si

+

Ni 4,4 Si 0,1 Mg

-

S
0 1600

R

K

E

J

N

nhiệt điện
+

60 1700

T

Cực tính của cặp

Pt (30% Rh)

B

Pt/Au

Cấu tạo

-40 800

-40 750


-40 1000

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

15


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
1.2.2 Thang nhiệt độ ITS – 90 đối với cặp nhiệt điện chuẩn
Cặp nhiệt điện chuẩn hay cặp nhiệt điện làm bằng kim loại quý được hiệu
chuẩn tại các điểm chuẩn nhiệt độ, từ đó sao truyền xuống các loại cặp nhiệt điện, các
phương tiện đo nhiệt độ khác có độ chính xác thấp hơn.
Các điểm chuẩn dùng cho dẫn xuất cặp nhiệt điện gồm 5 điểm chuẩn: Sn, Zn,
Al, Ag và Cu. Mỗi điểm chuẩn đều có quy trình tái tạo và đánh giá độ không đảm bảo
đo khi tái tạo được thực hiện tại VMI; 4 điểm chuẩn từ điểm đông đặc của Bạc (Ag)
trở xuống, sử dụng nhiệt kế điện trở Platin chuẩn (SPRTs, HT SPRTs) để đánh giá,
nên độ không đảm bảo đo khi tái tạo rất nhỏ (U95 = 0,01 oC); hiệu chuẩn cặp nhiệt điện
trong dải đo này, độ không đảm bảo đo không vượt quá U95 = 0,3 oC; riêng điểm chuẩn
đồng phải sử dụng cặp nhiệt điện chuẩn loại S nên độ không đảm bảo đo khi đánh giá
tái tạo và hiệu chuẩn cặp nhiệt điện lớn hơn (U95 = 0,04 oC và 0,4 oC).
Hàm sai lệch s.n. đ. đ. ΔE so với s.n. đ. đ. Chuẩn của Thang ITS – 90 quy định:
5

i
E t 90   E t 90   E r t 90    bi t 90

(1.15)


1

Trong đó:
E(t90): là sức điện động của cặp nhiệt điện cần hiệu chuẩn, μV.
t90: là nhiệt độ tính theo Thang nhiệt độ ITS – 90, oC
i
t90
: giá trị nhiệt độ nhiệt độ tại 5 điểm chuẩn Sn, Zn, Al, Ag và Cu, oC

bi: tính theo giá trị nhiệt độ tại các điểm chuẩn và độ lệch s.n.đ.đ ΔE,
Er(t90) là hàm chuẩn theo Thang ITS – 90 tính tại các điểm chuẩn nhiệt
độ, phụ thuộc vào loại cặp nhiệt điện:
n

i
Er t90    ait90

(1.16)

0

Trong đó: ai theo Thang ITS – 90
Từ đó thiết lập hàm quan hệ sức nhiệt điện động – nhiệt độ của cặp nhiệt điện
cần hiệu chuẩn:

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472


16


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
E(t90) = Er(t90) + E(t90)

(1.17)

Phương trình hàm ngược tính toán nhiệt độ theo s.n.đ.đ E(mV) tính theo công
thức:
T90 = c0 + c1.E + c2.E2 + c3.E3 +…+ ci.Ei

(1.18)

Trong đó : Các hệ số ci tra theo Thang ITS – 90 đối với mỗi loại cặp nhiệt điện.
Việc thiết lập hàm quan hệ sức nhiệt điện động – nhiệt độ được giải bằng chương trình
thực hiện trên máy tính.
1.2.3 Hệ thống điểm chuẩn dẫn xuất nhiệt độ
Như đã nêu trên, đối với các điểm chuẩn trong dải đo của cặp nhiệt điện chuẩn
(0 ÷1100) oC, thường sử dụng 05 điểm chuẩn: điểm đông đặc của thiếc (FPSn:
231,928 oC), điểm đông đặc của kẽm (FPZn: 419,527 oC), điểm đông đặc của nhôm
(FPAl: 660,323 oC), điểm đông đặc của bạc (FPAg: 961,78 oC) và điểm đông đặc của
đồng (FPCu: 1084,62 oC, đa số các Viện Đo lường sử dụng) hoặc điểm đông đặc của
vàng (FPAu: 1064,18 oC, chỉ một số nước như Mỹ, Anh dùng).

Hình 1.9 Hệ thống các điểm chuẩn nhiệt độ tại VMI

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472


17


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
Trên Hình 1.9 là tổ hợp các điểm chuẩn của Thang nhiệt độ ITS-90 đang được
bảo quản, duy trì tại Viện Đo lường Việt Nam (VMI);
Hệ thống thiết bị tái tạo, dẫn xuất chuẩn đối với cặp nhiệt điện chuẩn của các
Viện Đo lường quốc gia trên thế giới, nói chung gồm các thiết bị sau:
+ 05 điểm chuẩn như đã nói ở trên,
+ Các lò tái tạo các điểm chuẩn có độ chính xác cao, nhằm duy trì ổn định lâu
trạng thái đông đặc của các điểm chuẩn. Hầu hết các Viện Đo lường trên thế giới sử
dụng các điểm chuẩn và lò tái tạo của 02 Hãng lớn là FLUKE (Hart Scientific) của Mỹ
và ISOTECH của Anh; một số nước như Úc, Ấn Độ, Hàn quốc sử dụng các lò tái tạo
chế tạo trong nước nhưng vẫn mua các điểm chuẩn của 02 Hãng trên để thiết lập hệ
thống.
+ Hệ thống thiết bị đo mV, Ω chính xác cao dùng với nhiệt kế điện trở chuẩn và
cặp nhiệt điện chuẩn theo dõi quá trình nóng chảy – đông đặc của các điểm chuẩn
(gồm chỉ thị chuẩn hiện số, các nhiệt kế chuẩn theo dõi quá trình nóng chảy/đông đặc,
điện trở chuẩn, thiết bị chuyển kênh...), các nước mua từ các Hãng sản xuất như
FLUKE (Mỹ), ISOTECH, ASL (Anh), CHINO (Nhật).
+ Bình điểm 0 oC đảm bảo giữ nhiệt độ đầu tự do 0 oC của cặp nhiệt điện chuẩn,
các nước chủ yếu tự chế tạo, đánh giá.
+ Lò ủ nhiệt cặp nhiệt điện đến nhiệt độ 1000 - 1050 oC để đảm bảo ổn định các
tính chất cơ - lý của dây cặp, các nước chủ yếu tự chế tạo, đánh giá.
+ Lò ủ điện dây trần cặp nhiệt điện tại nhiệt độ 1450 oC (nhiệt độ quy đổi theo
dòng điện đốt nóng dây cặp), đảm bảo loại bỏ lớp oxy hoá trên bề mặt ngoài dây cặp,
ổn định độ đồng nhất trên dây cặp, tránh sai số, cả hai lò ủ này rất quan trọng đối với
các cặp nhiệt điện chuẩn trước khi hiệu chuẩn, hầu hết các nước tự chế tạo, đánh giá.
+ Các quy trình tái tạo, các quy trình hiệu chuẩn, quy trình ủ, quy trình hàn đầu

cặp nhiệt điện, phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo...

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

18


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
1.3 Nhận xét và kết luận
Việc thực hiện dẫn xuất chuẩn đảm bảo quá trình sao truyền liên tục, không đứt
đoạn của đơn vị đo là một việc làm vô cùng quan trọng. Đối với quốc tế nó thể hiện
khả năng thiết lập và duy trì thang nhiệt độ quốc tế năm 1990 của mỗi một quốc gia.
Đối với quốc gia nó là công cụ để quản lý, sao truyền cho các chuẩn đo lường. Đối với
các quá trình công nghệ trong cuộc sống nó sẽ đánh giá được tính chính xác của quá
trình công nghệ và đảm bảo chất lượng của quá trình.
Viện Đo lường Việt Nam hiện nay chỉ đảm bảo được dẫn xuất cặp nhiệt điện
chuẩn đến điểm đông đặc của bạc tinh khiết, điểm dưới 1000 oC. Vì vậy mục tiêu đặt
ra là phải xây dựng được hệ thống điểm đông đặc của đồng hoặc vàng tinh khiết, nhằm
đảm bảo khả năng dẫn xuất đến điểm làm việc chính của cặp nhiệt điện.

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

19


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ


CHƯƠNG 2. LÒ TÁI TẠO ĐIỂM CHUẨN NHIỆT ĐỘ ĐỒNG
2.1 Cấu tạo lò tái tạo điểm chuẩn đồng
Lò tái tạo là thiết bị gia nhiệt kiểu đứng, kiểu lò điện trở đốt gián tiếp, hình chữ
nhật, kiểu dáng tương tự như lò tái tạo điểm chuẩn đồng 9116A, Fluke, Mỹ; có nhiệm
vụ gia nhiệt khối đồng tinh khiết đến trạng thái nóng chảy hoặc đông đặc tại nhiệt độ
1084,62 oC, duy trì được trạng thái nóng chảy hoặc đông đặc này kéo dài đủ để hiệu
chuẩn từ 1 đến 2 cặp nhiệt điện trở lên; hoặc đo và đánh giá các loại cặp nhiệt điện
chuẩn. Gồm các phần chính như sau:
Búp lò chứa bình điểm đồng: Sử dụng hệ thống đốt là dây điện trở cuốn quanh
theo khoang chứa bình điểm đồng là ống sứ chịu nhiệt; bọc xung quanh là bột silic
chịu nhiệt, bao quanh là ống sứ trụ tròn, lót bông thuỷ tinh fused silic wool xung
quanh, hình thành một trường nhiệt độ đồng đều theo chiều dài búp lò. Bọc bên ngoài
ống sứ là lớp dày bông thủy tinh; búp lò được cố định chặt chẽ bởi các nắp chắn bằng
gốm chịu nhiệt có bọc lớp bông thuỷ tinh ở đáy và đỉnh búp lò. Giữ búp lò chắc chắn
trong lò tái tạo bởi 3 chân được bắt chặt vào đế lò và vỏ bảo vệ búp lò bằng hợp kim
nhôm.

Hình 2.1 Búp lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ đồng

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

20


Đề tài: Tối ưu hóa bộ điều khiển lò tái tạo điểm chuẩn nhiệt độ
- Hệ thống ống nước làm mát: Được cuốn xung quanh búp lò, dẫn nước đi từ
đáy lò lên đỉnh lò để tăng cường trao đổi nhiệt, tạo nên môi trường ổn định nhiệt độ

xung quanh búp lò, tăng cường độ ổn định nhiệt độ tại trạng thái nóng chảy/đông đặc
của điểm đồng, bên ngoài đường ống được cách nhiệt bởi lớp bông thủy tinh chịu
nhiệt.
- Vỏ bảo vệ lò: Cấu tạo bằng tôn hợp kim dày, sơn chịu nhiệt màu ghi xám, bao
bọc bên ngoài, cách lớp vỏ bảo vệ búp lò khoảng 10 cm, hình dáng và kích thước theo
kiểu lò 9116A; phía sau có quạt hút để dẫn không khí nóng ra ngoài tạo môi trường ổn
định nhiệt độ xung quanh búp lò; đỉnh và đáy lò cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh và
amiăng chịu nhiệt (xem trên hình 2.2).

Hình 2.2 vỏ bảo vệ bên ngoài lò tái tạo điểm chuẩn đồng

Học viên: Đỗ Văn Hồng

MSHV: CB120472

21


×