BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------
NGUYỄN TRỌNG KIÊN
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG
XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT
THỰC PHẨM TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH:KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ĐẶNG MINH HẰNG
HÀ NỘI-2010
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đặng Minh
Hằng – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
hoàn thành Luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo tại Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những
kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học cao học 20082010.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ông Ngô Đức Thọ - Giám đốc kỹ thuật, thiết bị
của Công ty cổ phần Bia Á Châu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
chương trình nghiên cứu tại Công ty.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Trọng Kiên
Nguyễn Trọng Kiên
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Đặng Minh Hằng.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Trọng Kiên
Nguyễn Trọng Kiên
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU........................................................................................................
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
VÀ CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KHU CÔNG
3
NGHIỆP TIÊN SƠN......................................................................................
1.1. Tình hình sản xuất thực phẩm ở Việt Nam hiện nay…………………...
3
1.1.1. Sơ lược về ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam……………...
3
1.1.2. Vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm…………….
9
1.2. Khái quát về Khu công nghiệp Tiên Sơn……………………………….
13
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của KCN Tiên Sơn………………………
13
1.2.2. Sơ lược tình hình hoạt động của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn....
15
1.3. Hoạt động của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn.................
15
1.3.1. Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong KCN Tiên Sơn…….
15
1.3.2. Công nghệ sản xuất thực phẩm của các nhà máy trong KCN Tiên
Sơn………………………………………………………………………….
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ NHÀ
MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN……………..
2.1. Hiện trạng môi trường khu vực KCN Tiên Sơn
16
32
32
2.2. Hiện trạng môi trường một số Nhà máy sản xuất thực phẩm trong
KCN Tiên Sơn………………………………………………………………
36
2.2.1. Môi trường không khí………………………………………………...
36
2.2.2. Chất thải rắn…………………………………………………………..
40
2.2.3. Môi trường nước……………………………………………………...
43
2.3. Vấn đề quản lý môi trường và xử lý chất thải ở các Nhà máy sản xuất
thực phẩm trong KCN Tiên Sơn……………………………………………
Nguyễn Trọng Kiên
47
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
2.3.1. Môi trường không khí……………………………………….
47
2.3.2. Công tác quản lý chất thải rắn……………………………….
48
2.3.3. Môi trường nước……………………………………………..
50
2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và nâng cao hiệu quả xử lý
chất thải ở các Nhà máy…………………………………………………….
59
2.4.1. Môi trường không khí………………………………………..
59
2.4.2. Quản lý chất thải rắn…………………………………………
59
2.4.3. Môi trường nước……………………………………………..
60
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY BIA Á CHÂU…………………………….
3.1. Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải
của Nhà máy Bia Á Châu……………………………………………………
61
61
3.2. Tính toán các thông số kỹ thuật……………………………………….
65
3.2.1. Bể điều hoà…………………………………………………………..
65
3.2.2. Bể UASB………………………………………………………….....
66
3.2.3. Bể Aeroten……………………………………………………………
72
3.2.4. Bể lắng đứng…………………………………………………………
77
3.2.5. Bể tiếp xúc……………………………………………………………
79
3.2.6. Bể nén bùn……………………………………………………………
80
3.2.7. Máy ép bùn………………………………………………………….
81
3.2.8. Máy nén khí………………………………………………………….
83
3.2.9. Bơm nước thải....................................................................................
84
3.3. Giải pháp kỹ thuật…………………………………………………….
97
3.4. Dự toán kinh phí thực hiện……………………………………………
98
KẾT LUẬN...................................................................................................
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
102
PHỤ LỤC
Nguyễn Trọng Kiên
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Diễn giải
BOD
Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi sinh hoá
COD
Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxi hoá học
KCN
Khu công nghiệp
QCVN
TSS
UASB
Nguyễn Trọng Kiên
Quy chuẩn Việt Nam
Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng
Upflow Anaerobic Sludge Blanket – Bể xử lý yếm khí có
lớp cặn lơ lửng
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung các bảng
Trang
Bảng 1.1. Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ
học, hoá học, sinh học
12
Bảng 1.2. Các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn
15
Bảng 2.1. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Tiên Sơn
32
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Tiên Sơn
33
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm KCN Tiên Sơn
35
Bảng 2.4. Số lượng nồi hơi các Nhà máy đang sử dụng
36
Bảng 2.5. Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu
FO và DO
37
Bảng 2.6. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy sữa Tiên Sơn
38
Bảng 2.7. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy Acecook
39
Bảng 2.8. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy Bia Việt Hà
39
Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí Nhà máy Bia Á Châu
40
Bảng 2.10. Thống kê chất thải rắn ở các nhà máy sản xuất thực phẩm
trong KCN Tiên Sơn
Bảng 2.11. Thành phần ô nhiễm trong nước thải của các Nhà máy thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn
41
43
Bảng 2.12. Chất lượng nước thải Nhà máy sữa Tiên Sơn
45
Bảng 2.13. Chất lượng nước thải Nhà máy mì ăn liền Acecook
45
Bảng 2.14. Chất lượng nước thải Nhà máy bia Việt Hà
46
Bảng 2.15. Chất lượng nước thải Nhà máy bia Á Châu
46
Bảng 3.1. Thông số đầu vào của hệ thống xử lý nước thải
61
Bảng 3.2. Thông số của nước thải sau bể UASB
71
Bảng 3.3. Thống kê các hạng mục công trình chính
96
Bảng 3.4. Dự toán kinh phí sửa chữa, cải tạo hệ thống xử lý nước thải
98
Nguyễn Trọng Kiên
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung các hình
Trang
Hình 1.1. Giá trị sản xuất thực phẩm ở Việt Nam 1996-2005
4
Hình 1.2. Toàn cảnh KCN Tiên Sơn
14
Hình 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng
17
Hình 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua ăn
19
Hình 1.5. Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua uống
21
Hình 1.6. Quy trình sản xuất sữa đặc
23
Hình 1.7. Quy trình công nghệ sản xuất mì ăn liền
25
Hình 1.8. Quy trình công nghệ sản xuất bia
29
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy sữa
Tiên Sơn
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy mì ăn
liền Acecook
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy Bia
Việt Hà
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy Bia
Á Châu
Hình 3.1. Sơ đồ hoạt động hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Bia
Á Châu sau khi đã sửa chữa, cải tạo
Hình 3.2. Tấm chắn khí bể UASB
Nguyễn Trọng Kiên
51
53
55
57
63
68
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, các KCN
đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Việc phát triển
các KCN đã thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế
các địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, hoạt động
của các nhà máy trong KCN gây ra những vấn đề về môi trường cần được quan tâm
giải quyết.
Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp nhanh nhất khu
vực phía Bắc với rất nhiều các KCN tập trung lớn đã đi vào hoạt động. KCN Tiên
Sơn là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, đóng vai trò quan trọng trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là KCN đa ngành với nhiều loại hình
sản xuất như: thiết bị điện, điện tử, cơ khí và đặc biệt là thực phẩm. Trong vài năm
vừa qua, đã có khá nhiều Công ty thực phẩm lớn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
vào KCN Tiên Sơn. Trong quá trình sản xuất của các nhà máy, các loại chất thải
(khí thải, nước thải, chất thải rắn) được thải ra gây ô nhiễm môi trường xung quanh
nếu không có biện pháp quản lý, xử lý hợp lý, đặc biệt là vấn đề nước thải. Các nhà
máy sản xuất thực phẩm thải ra một lượng nước thải rất lớn và có nồng độ các chất
ô nhiễm cao. Lượng nước thải này được xả trực tiếp vào các kênh tiêu thoát nước
xung quanh KCN, dẫn đến khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
trong khu vực. Để có thể hạn chế những tác động đến con người và môi trường từ
hoạt động của nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn, cần phải có đánh
giá hiện trạng môi trường của các nhà máy, để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý
môi trường và xử lý chất thải một cách có hiệu quả.
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và hệ thống xử lý chất thải của
một số nhà máy sản xuất thực phẩm trong Khu công nghiệp Tiên Sơn, đề xuất
các giải pháp quản lý môi trường và các phương án nâng cao hiệu quả xử lý chất
thải” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường các Nhà máy sản xuất thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn và công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy. Từ đó,
Nguyễn Trọng Kiên
-1-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải cho
các nhà máy sản xuất thực phẩm, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường trong
khu vực KCN Tiên Sơn nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung.
Luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt
Nam hiện nay và vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm. Giới
thiệu về KCN Tiên Sơn và công nghệ sản xuất của các Nhà máy sản xuất thực phẩm
trong KCN.
Chương 2: Đánh giá hiện trạng môi trường một số nhà máy sản xuất thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn. Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường cho các
nhà máy.
Chương 3: Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy Bia
Á Châu thông qua việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy.
Nguyễn Trọng Kiên
-2-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
VÀ CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
1.1. Tình hình sản xuất thực phẩm ở Việt Nam hiện nay
1.1.1. Sơ lược về ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Trong cuộc sống hiện đại, thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm đi liền
với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Ở Việt Nam vài năm gần đây, thị trường
thực phẩm chế biến đang có tốc độ phát triển từ 20 – 40% mỗi năm. Theo dự báo
của Bộ Công thương, trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập
của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu
hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc
độ dự kiến trên 150%/năm. Các nhà máy sản xuất thực phẩm được xây dựng ngày
càng nhiều với nhiều loại sản phẩm thực phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngành công nghiệp thực phẩm nói chung bao gồm:
- Công nghệ sản xuất bia, rượu, nước giải khát.
- Công nghệ sản xuất sữa.
- Công nghệ chế biến rau quả.
- Công nghệ chế biến thực phẩm (gia súc, gia cầm, thủy hải sản).
- Công nghệ sản xuất bánh, kẹo.
- Công nghệ sản xuất mì ăn liền.
- Công nghệ sản xuất đường, mì chính, nước chấm…
Trong những năm qua, trên thị trường xuất hiện nhiều nhà sản xuất mới làm
tăng thêm tính đa dạng của sản phẩm thực phẩm chế biến. Sản phẩm của một số nhà
sản xuất trong nước đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, do có khả năng
làm hài lòng về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm, uy tín và truyền
thống của nhà sản xuất.
Nguyễn Trọng Kiên
-3-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Thế mạnh của các nhà sản xuất thực phẩm chế biến trong nước chính là đã
khai thác, chế biến được các chủng loại sản phẩm mang hương vị Việt, góp phần
nâng cao giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam. Chính việc đưa ra nhiều mặt hàng tiện
dụng có giá trị gia tăng cao, người nội trợ chỉ cần mua về hâm nóng hay cho vào nồi
nấu ngay mà không phải mất thời gian cho các công đoạn sơ chế, do vậy, thực phẩm
chế biến đã, đang và sẽ tạo nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn trong tương lai.
Hình 1.1. Giá trị sản xuất thực phẩm ở Việt Nam 1996-2005
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006
Mặc dù chưa đến đến 10% dân số Việt Nam có thói quen sử dụng thức ăn
nhanh nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong cuộc
sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự đang là mảnh đất khá
màu mỡ cho các nhà đầu tư.
Trong số các mặt hàng thực phẩm chế biến hiện nay thì các sản phẩm như sữa,
rượu bia, mì ăn liền đang có số lượng tiêu thụ rất lớn và ngày càng tăng mạnh.
Nguyễn Trọng Kiên
-4-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
a) Ngành công nghiệp sản xuất sữa
Ở Việt Nam, ngành sữa phát triển từ những năm 1970 nhưng tốc độ phát triển
chậm. Đến năm 1980 mức tiêu thụ sữa chỉ đạt 0,3kg/người; năm 1990 đạt 0,5kg;
năm 2007 đạt 7 kg. Sữa tươi trong nước hiện mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu. Sữa và
các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có
1 – 2 nhà sản xuất và nhà phân phối sữa (còn chủ yếu là sữa đặc và sữa bột nhập
ngoại) thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều
doanh nghiệp phân phối sữa. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa ở Việt
Nam hiện nay như: Công ty Dutch Lady Việt Nam; Công ty cổ phần sữa Việt Nam
– Vinamilk; Công ty cổ phần sữa Hà Nội – Hanoimilk; Công ty cổ phần thực phẩm
dinh dưỡng Đồng Tâm – Nutifood; Công ty liên doanh bò sữa Đồng Nai; Công ty
TNHH thực phẩm và nước giải khát Hancofood; Công ty TNHH Nestle Việt Nam;
Công ty cổ phần sữa Quốc tế; Công ty liên doanh Campina Việt Nam; Công ty cổ
phần sữa Mộc Châu.
Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 –20%
năm. Năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường tăng gấp đôi năm 2007 và tiếp tục
tăng gấp đôi vào năm 2020. Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài
các bữa ăn hàng ngày và có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất
nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe… nhưng các sản phẩm này về
chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa. Hiện nay có các
sản phẩm chính như sau: Sữa lỏng (Liquid Milk) – bao gồm sữa tươi, sữa đặc; sữa
bột (Powder Milk); sữa chua (Drink Yoghurt) và sữa có đường dành cho trẻ em
(Sweetened Children Milk). Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu trong nước không
ổn định, chất lượng chưa được đảm bảo nên hầu hết nguồn sữa này được tiêu thụ
trực tiếp qua các cửa hàng sữa tại các thành phố lớn, còn các công ty sữa sử dụng
nguồn sữa nhập ngoại để chế biến những sản phẩm của mình. Các công ty chế biến
sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên
liệu tại chỗ. Tuy vậy, chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa cho những năm tiếp theo
vẫn chưa được đảm bảo.
Nguyễn Trọng Kiên
-5-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
b) Ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền
Trong cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ ăn nhanh đang ngày càng được sử
dụng nhiều hơn. Trong số đó, sản phẩm đặc biệt được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn là các loại mì ăn liền.
Mì ăn liền chính thức ra đời vào 25/8/1958, sáng chế này của Ando
Momofuku (1910 – 2007) đã tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp thực
phẩm thế giới, được người dân đất nước mặt trời mọc bình chọn là phát minh quan
trọng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20, vượt qua cả karaoke, headphone stereo,
CD, máy ảnh…
Mặc dù khởi phát tại Nhật Bản, nhưng những gói mì đầu tiên nhập vào Miền
Nam Việt Nam năm 1971 lại có xuất xứ từ Đài Loan. Từ thập niên 90 trở đi, việc
sản xuất mì ăn liền trong nước dần ổn định do một số công ty có năng lực sản xuất
trên quy mô lớn và hiện đại hơn. Thị trường mì ăn liền đang tăng trưởng mạnh và
thu hút nhiều nhà sản xuất đầu tư làm cho các loại sản phẩm ngày càng phong phú.
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều
nhất châu Á. Tại Việt Nam hiện nay có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền,
sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15 – 20%.
Sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6 – 7 tỷ gói trong năm 2010. Các doanh nghiệp hiện
nay hoạt động theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại sản phẩm như: mì gói, mì ly,
mì tô, mì không chiên, mì tươi.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật
Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Ngay tiếp theo là Asia Food (100%
vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần. Các thương hiệu khác như Vifon, Uni –
President, Massan, Miliket... chiếm 15% thị phần còn lại với hàng trăm nhãn hiệu
khác nhau.
Tuy nhiên, các dòng sản phẩm cũng được phân hóa khá rõ rệt. Ở phân khúc
bình dân, giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 – 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang
được bán với mức giá 2.500 – 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn
10.000 đồng/gói.
Nguyễn Trọng Kiên
-6-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
c) Ngành công nghiệp sản xuất rượu bia, nước giải khát
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp rượu bia, nước giải khát Việt Nam
đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt. Theo
đó, trong năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 – 3,2 tỷ lít bia, bình quân
35 – 36 lít/người/năm; 370 – 380 triệu lít rượu, bình quân 4,2 – 4,3 lít/người/năm;
2,1 – 2,2 tỷ lít nước giải khát, bình quân 24 – 25 lít/người/năm. Đến năm 2015, Việt
Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 – 4,7 tỷ lít bia, 530 – 540 triệu lít rượu, 4,3 – 4,4 tỷ
lít nước giải khát. Còn đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 6 – 6,5 tỷ lít
bia, 670 - 680 triệu lít rượu, 7,5 – 7,8 tỷ lít nước giải khát. Và đến năm 2025, Việt
Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 7 – 7,5 tỷ lít bia, 770 – 790 triệu lít rượu, 12 – 13 tỷ lít
nước giải khát.
Bia đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XIX, do người Pháp
đưa vào. Lúc bấy giờ chỉ có hai nhà máy bia nhỏ (Nhà máy bia Hà Nội và Nhà máy
bia Sài Gòn). Sau hoà bình lập lại, thống nhất đất nước, các ngành công nghiệp đều
được phát triển mạnh mẽ trong đó có ngành công nghiệp sản xuất bia.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có gần 350 cơ sở sản xuất
bia, phân bổ hầu hết trên các tỉnh, thành phố của cả nước. Trong đó, chỉ có hơn 20
nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15
triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Phần lớn
lượng bia sản xuất được tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế … vì ở đó mức sống của người dân cao
hơn những vùng khác, tuy sản lượng bia sản xuất ra cũng tương đối lớn nhưng vẫn
chưa đủ cung cấp cho người tiêu dùng.
Ngày nay, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống không
ngừng được nâng lên. Do vậy nhu cầu sử dụng bia ngày càng nhiều, từ các thành
phố lớn cho đến các vùng nông thôn. Đó là một trong những yếu tố làm tăng trưởng
ngành công nghiệp bia nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, đưa bia đến
gần với người dân hơn. Bình quân các quán bia hơi tại Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ từ
Nguyễn Trọng Kiên
-7-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
1500 – 5000lít. Theo ước tính, chi phí cho uống bia hiện nay của dân Việt Nam vào
khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng/năm.
Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ
tuổi 20 – 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất. Theo số liệu của
Hiệp hội rượu – bia – nước giải khát Việt Nam, năm 2007, mức tiêu thụ bia bình
quân đầu người của Việt Nam là 18 lít/năm. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người
này chỉ bằng 1/2 so với Hàn Quốc và bằng 1/6 – 1/7 so với Ireland, Đức, Séc. Tuy
nhiên, với mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán uống
(chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nông
thôn… vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng
tới 28 lít/năm.
Năm 2004, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã đưa ra Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành bia đến năm 2010 với dự báo vào 2010 sản lượng bia của
Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ lít, nhưng chỉ sau 2 năm với tốc độ tăng trưởng chóng mặt,
Bộ Công nghiệp đã điều chỉnh lại Quy hoạch với dự báo vào 2010 sản lượng bia đạt
3 tỷ lít. Theo dự báo, dân số Việt Nam sẽ tăng từ 85 triệu lên 100 triệu vào năm
2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân. Trong vòng 15 năm nữa, sự tăng trưởng 20%
về dân số, 200% GDP bình quân đầu người (5% năm) cùng với mức tiêu thụ bia
bình quân đầu người tăng lên như mức của Hàn Quốc hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ
bia ước sẽ tăng gần 5 lần. Trên thực tế, sản lượng bia ở Việt Nam đã tăng nhanh
trong thời gian qua từ 1,29 tỷ lít năm 2003 tăng lên 1,37 tỷ lít năm 2004 (gấp 2 lần
so với năm 1997); 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít trong năm 2006; 1,9 tỷ lít trong
năm 2007 (tăng 19,1%); năm 2008 là 2 tỷ lít và đến năm 2010, tổng sản lượng bia
trong nước ước đạt 2,7 tỷ lít.
Thị trường bia Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn, đó là lý do giải thích
vì sao đầu tư vào bia đã bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay. Hai công ty lớn nhất trong
lĩnh vực công nghiệp bia của Việt Nam là Sabeco và Habeco hiện chiếm giữ khoảng
50% thị phần (Sabeco chiếm khoảng 35% thị phần, Habeco khoảng 15% thị phần)
và vẫn đang tiếp tục đầu tư tăng công suất.
Nguyễn Trọng Kiên
-8-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
1.1.2. Vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm
Cũng như các ngành công nghiệp khác, vấn đề môi trường của các nhà máy
sản xuất thực phẩm hiện nay đang rất được quan tâm, đặc biệt là vấn đề nước thải.
Rất nhiều vụ xả thải nước thải chưa đạt tiêu chuẩn môi trường của các nhà máy sản
xuất thực phẩm trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc cho xã hội. Ví dụ như vụ
Công ty Vedan xả nước thải gây ô nhiễm sông Thị Vải, Công ty Miwon xả thẳng
nước thải chưa qua xử lý ra Sông Hồng… và hàng loạt các nhà máy thực phẩm khác
bị đình chỉ hoạt động do xả nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy có thể thấy rằng, công tác bảo vệ môi trường là một trong những vấn
đề quan trọng và cấp thiết của các ngành công nghiệp nói chung và của ngành công
nghiệp thực phẩm nói riêng.
1.1.2.1. Vấn đề khí thải
Theo như điều tra, khảo sát các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các khí thải ô
nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt
nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá
trình sản xuất. Hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các
khí thải do quá trình đốt nhiên liệu. Ô nhiễm không khí do rò rỉ từ quá trình sản xuất
hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất gây tác
động đến môi trường xung quanh. Hệ thống xử lý khí thải của các các cơ sở sản
xuất còn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính chất đối phó.
Trong các nhà máy thực phẩm thường phải sử dụng nồi hơi cho các công đoạn
chế biến. Vì vậy sẽ phát sinh khói thải từ nồi hơi do quá trình đốt các loại nhiên
liệu. Ngoài ra, khí thải còn phát sinh từ các phương tiện giao thông chuyên dụng
trong Nhà máy. Khí thải của nhà máy thực phẩm còn phát sinh từ khu lưu trữ
nguyên liệu và từ hệ thống xử lý nước thải do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
Chất thải khí nói chung, chất thải khí trong công nghiệp chế biến thực phẩm
nói riêng thường bao gồm các loại bụi, khí độc hại như: CO, SOx, NOx… cần được
xử lý trước khi thải ra môi trường.
Nguyễn Trọng Kiên
-9-
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
1.1.2.2. Vấn đề chất thải rắn
Các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn của ngành công nghiệp thực phẩm
nói riêng bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất.
Chất thải rắn sinh hoạt tuy không độc nhưng có thể gây mất mỹ quan, đặc
biệt các loại chất thải hữu cơ có thể bị phân huỷ và tạo ra mùi khó chịu. Đây cũng là
môi trường phát triển của nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh cho người. Ngoài ra,
nếu không được quản lý tốt, nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa chất thải rắn
sinh hoạt sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, thấm vào đất làm ảnh hưởng đến môi
trường đất, nước mặt, nước ngầm. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn làm phát
sinh ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực.
Chất thải rắn sản xuất sinh ra từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí
nghiệp trong KCN. Thành chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản
xuất, bao gồm:
1. Chất thải rắn dạng vô cơ dễ phân huỷ:
Là các loại chất thải dễ tan trong nước (thường là các loại muối, axit hoặc
bazơ vô cơ) và dễ dàng bị phân huỷ bằng các hoá chất khác. Phương pháp xử lý các
loại chất thải dạng này thường là phương pháp hoá học với việc sử dụng các loại
hoá chất tạo với chất thải các chất rắn không tan hoặc bay hơi.
2. Chất thải rắn dạng hữu cơ dễ phân huỷ:
Thường là các loại chất hữu cơ có phân tử lượng không lớn, dễ tan trong nước
và dễ dàng bị vi sinh vật phân huỷ hoặc chuyển hoá thành dạng ít độc hại. Các hợp
chất dạng này thường là các axit, bazơ hữu cơ phân tử lượng thấp hoặc các loại
đường, tinh bột .v.v. Phương pháp xử lý các loại chất thải này thường sử dụng là
phương pháp sinh học (yếm khí hay hiếu khí).
3. Các chất thải rắn dạng vô cơ khó phân huỷ:
Là các loại bụi đất, vôi vữa, mẩu kim loại v.v.. Giải pháp tốt nhất cho xử lý
các chất thải dạng này là thu gom, phân loại cho tái sử dụng và làm vật liệu cho san
lấp hoặc làm nguyên liệu tái tạo cho sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
Nguyễn Trọng Kiên
- 10 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
4. Các loại chất thải hữu cơ khó phân hủy:
Các loại đầu mẩu thừa, da, lông, các loại chất thải của động vật… Giải pháp
hữu hiệu nhất cho xử lý các loại chất thải dạng này là thu gom rồi sử dụng làm
nguyên liệu cho sản xuất phân vi sinh hoặc sử dụng phương pháp chôn lấp.
5. Các loại chất thải dạng hữu cơ rất khó phân huỷ:
Bao gồm các loại bao bì nylon, nhựa tổng hợp hay các loại chất thải dạng
sừng. Giải pháp tối ưu cho loại hình chất thải này là thu gom và sử dụng làm
nguyên liệu cho tái chế.
1.1.2.3. Vấn đề nước thải
Nước thải là một trong ba yếu tố chính tác động trực tiếp lên môi trường.
Nước thải có thể có nguồn gốc từ tự nhiên, từ các cơ sở sản xuất có sử dụng nước,
từ các lò hơi, nước ngưng hoặc nước tuần hoàn… Trong quá trình sản xuất và sinh
hoạt, nước thải thường được phân thành ba loại chính:
Loại 1: Nước thải có thành phần các chất vô cơ và hữu cơ dễ phân huỷ cao.
Loại 2: Nước thải có chứa hàm lượng kim loại nặng cao.
Loại 3: Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ khó tách cao.
Nước thải trong ngành công nghiệp thực phẩm cũng không nằm ngoài các đặc
tính trên. Tuy nhiên chúng có một số đặc thù riêng đặc trưng cho tính chất của
ngành như:
- Nước thải ít chứa các nguyên tố độc hại (các kim loại nặng).
- Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ và các hợp chất dễ phân huỷ cao.
Nói chung, nước thải của ngành công nghiệp thực phẩm thường thuộc vào
nhóm nước thải loại 1 trong phân loại nước thải nói chung. Mô hình cho xử lý các
loại nước thải này thường là xử lý sinh học hoặc hoá học - sinh học kết hợp.
Nguyễn Trọng Kiên
- 11 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Bảng 1.1. Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ học,
hoá học, sinh học [26 – 12]
Quy trình xử lý
Cơ học
Các công đoạn có thể áp dụng
Lắng cặn
Lọc qua lưới lọc
Làm thoáng
Lọc qua lớp vật liệu lọc, lọc qua màng
Tuyển nổi và vớt bọt
Khử khí
Khuấy trộn pha loãng
Hoá học
Clo hoá
Ozon hoá
Trung hoà bằng dung dịch axit hoặc kiềm
Keo tụ
Hấp thụ và hấp phụ
Trao đổi ion
Sinh học
- Xử lý hiếu khí:
Bể Aerotank
Bể lọc sinh học
Hồ hiếu khí, hồ oxy hoá
Ổn định cặn trong môi trường hiếu khí
- Xử lý yếm khí:
Bể UASB
Bể lọc yếm khí
Bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ
Hồ yếm khí
Ổn định cặn trong môi trường yếm khí – Bể metan
Nguyễn Trọng Kiên
- 12 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
1.2. Khái quát về Khu công nghiệp Tiên Sơn
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của KCN Tiên Sơn
Tỉnh Bắc Ninh với diện tích khoảng 800 km2, dân số gần 1 triệu người, là một
tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi
như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc 18 nối sân bay
Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải
Phòng; trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường
thuỷ có các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là
những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với
bên ngoài. Nhằm phát huy các thế mạnh này, ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính
phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg để thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và
giao cho Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng Vigracera làm Chủ đầu tư.
Khu công nghiệp Tiên Sơn được triển khai đầu tư xây dựng năm 1999 với
diện tích 350ha.
Trong đó: Giai đoạn I: 134,76 ha và Giai đoạn II: 214,24 ha.
Khu công nghiệp Tiên Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực
kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. Khu công nghiệp nằm trong tam giác tăng
trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và
Quốc lộ 1A mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường sắt
quốc gia, phía Đông giáp kênh thoát nước phục vụ nông nghiệp xã Nội Duệ, phía
Tây giáp xã Đồng Nguyên và đường tỉnh lộ 295. Từ Khu công nghiệp Tiên Sơn đi
theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Tây đến
sân bay quốc tế Nội Bài.
- Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 km.
- Cách sân bay quốc tế Nội Bài
: 30 km.
- Cách cảng biển nước sâu Cái Lân : 120 km.
- Cách cảng biển Hải Phòng
: 100 km.
- Cách cửa khẩu Lạng Sơn
: 120 km .
Nguyễn Trọng Kiên
- 13 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Chính phủ và UBND Tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu phấn đấu phát triển KCN
Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực,
góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở
thành tỉnh công nghiệp kiểu mẫu.
Hình 1.2: Toàn cảnh KCN Tiên Sơn
Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và
đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông
thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các
hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong phú, tạo điều kiện tốt
nhất và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN.
Nguyễn Trọng Kiên
- 14 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
1.2.2. Sơ lược tình hình hoạt động của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn
Hiện nay, trong KCN Tiên Sơn đã có trên 100 doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Trong số đó, chủ yếu là các nhà máy sản xuất thực phẩm, điện tử,
thiết bị điện, cơ khí, nhựa…
1.3. Hoạt động của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn
1.3.1. Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong KCN Tiên Sơn
Các sản phẩm thực phẩm chế biến trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa
dạng. Các sản phẩm thực phẩm chính đang được sản xuất trong KCN Tiên Sơn hiện
nay gồm có: Bia; Mì ăn liền; Sữa; Các sản phẩm chế biến từ gia súc: xúc xích,
jambon đông lạnh; Dầu ăn; Thuốc lá.
Bảng 1.2. Các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn
TT
1
2
3
4
5
Tên nhà máy
Sản phẩm
Nhà máy sữa Tiên Sơn – Chi nhánh
Sữa tươi, sữa
Công ty cổ phần sữa Việt Nam
chua, sữa đặc
Nhà máy Acecook – Chi nhánh Công
ty TNHH Acecook Việt Nam
Nhà máy Bia Việt Hà – Công ty
TNHH Bia và Nước giải khát Việt Hà
Nhà máy Bia Á Châu – Công ty cổ
phần Bia Á Châu
Công ty TNHH một thành viên Việt
Mì ăn liền
Bia hơi
Bia chai, bia hơi
Xúc xích, jambon
Nam kỹ nghệ súc sản – Vissan
đông lạnh
6
Công ty TNHH thực phẩm Châu Á
Mì ăn liền
7
Công ty cổ phần Ngân Sơn
Thuốc lá
Công suất
20 tấn/năm
45.000
thùng/ngày
40 triệu lít/năm
(75 triệu lít/năm)
20 triệu lít/năm
3000 tấn/năm
20.000
thùng/ngày
120.000 tấn/năm
Ghi chú: () Công suất thiết kế.
Nguyễn Trọng Kiên
- 15 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Hiện nay, các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn đều được quy
hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số các Nhà máy này, có 4
Nhà máy có lượng nước thải sản xuất khá nhiều là: Nhà máy sữa Tiên Sơn, Nhà
máy mì ăn liền Acecook, Nhà máy Bia Việt Hà, Nhà máy Bia Á Châu. Cả 4 nhà
máy này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, các nhà máy còn lại đã ký hợp đồng
để xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.
1.3.2. Công nghệ sản xuất thực phẩm của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn
Vấn đề môi trường của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn được chú
ý và quan tâm hơn cả đó là vấn đề xử lý nước thải. Trong số các nhà máy này, các
nhà máy sản xuất sữa, mì ăn liền và bia có lượng nước thải khá lớn. Để hiểu rõ về
ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động sản xuất của các nhà máy, chúng ta cần tìm
hiểu công nghệ sản xuất của các nhà máy đang áp dụng hiện nay.
a) Công nghệ sản xuất sữa
Hiện nay, nhà máy sữa Tiên Sơn đang sản xuất 4 loại sản phẩm chính là: sữa
tươi tiệt trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống và sữa đặc có đường.
Công nghệ sản xuất các loại sản phẩm này được mô tả như sau:
Nguyễn Trọng Kiên
- 16 -
K810KTMT
Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Sữa bột, đường và
các nguyên liệu phụ
Sữa tươi
Trộn
Lọc
Đường và nguyên
liệu phụ
Thanh trùng
Trộn
Ủ trữ lạnh
Thanh trùng
Đồng hoá
Tiệt trùng
Làm nguội
Bồn chứa
Chiết rót tiệt trùng
Vô trùng
Lưu kho, phân phối
và tiêu thụ
Hình 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng
Nguyễn Trọng Kiên
- 17 -
K810KTMT