Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật điện cao áp tĩnh điện trong xử lý chất thải điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------VŨ HOÀNG HIỆP

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐIỆN CAO ÁP TĨNH ĐIỆN
TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

Hà Nội – 2012


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I .................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ .................................................................. 3
1.1. Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử trên thế giới ................................ 3


1.1.1. Lượng phát thải chất thải điện tử trên thế giới ................................................. 3
1.1.2. Hiện trạng tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện tử trên thế giới .......... 6
1.1.2.1. Tái sử dụng ............................................................................................... 7
1.1.2.2. Tái chế ...................................................................................................... 8
1.1.2.3. Xử lý ......................................................................................................... 8
1.1.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải điện tử trên thế giới ...................................... 9
1.2. Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam ............................... 13
1.2.1. Nguồn phát thải chất thải điện tử ở Việt Nam ................................................ 13
1.2.2. Hiện trạng thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện tử ở Việt
Nam ........................................................................................................................ 14
1.2.2.1. Hiện trạng thu gom ................................................................................. 14
1.2.2.2. Hiện trạng tái chế và tái sử dụng chất thải điện tử ở Việt Nam ............... 15
CHƯƠNG II. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM LÀM GIÀU KIM LOẠI TRONG
CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ ............................................................................................... 18

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp tuyển điện ...................................................................................... 18
2.1.1. Nguyên lý hoạt động ..................................................................................... 18
2.1.2. Quá trình tuyển điện ...................................................................................... 21
2.2. Thí nghiệm .......................................................................................................... 23
2.2.1. Xác định hàm lượng kim loại ........................................................................ 23
2.2.2. Quy trình thí nghiệm ..................................................................................... 24

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT ............................................................... 27
3.1. Quá trình sàng đồng nhất kích thước ................................................................... 27
3.2. Kết quả xác định hàm lượng của một số kim loại chính ....................................... 28
3.3. Kết quả thí nghiệm .............................................................................................. 29
3.3.1. Ảnh hưởng của điện thế khi tuyển mẫu F1(850 μm -1000 μm) ...................... 29
3.3.2. Ảnh hưởng của điện thế khi tuyển mẫu F2(600 μm - 800 μm) ....................... 36
3.3.3. Ảnh hưởng của điện thế khi tuyển mẫu F3(400 μm - 600 μm) ....................... 42
3.3.4. Ảnh hưởng của điện thế khi tuyển mẫu F4(200 μm - 400 μm) ....................... 49
3.3.5. Ảnh hưởng của điện thế khi tuyển mẫu F5(50 μm - 200 μm) ......................... 55
3.3.6. Nhận xét........................................................................................................ 60
3.3.7. Ảnh hưởng của điện thế đến sự phân bố hàm lượng kim loại ......................... 62
3.3.8. Kết quả phân tích hàm lượng đồng ở phần thu hồi kim loại sau tuyển điện ở
điện thế 25 kV......................................................................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 70

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình
Thắng đã rất nhiệt tình dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Viện Điện – Trường Đại học Bách

Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học thạc sỹ và trong quá trình
làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đỗ Quốc Trí và các cán bộ trong bộ môn Hệ thống
điện – Viện Điện – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm
thực nghiệm tại phòng thí nghiệm cao áp.
Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn Viện đào tạo sau đại học – trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành khóa học.
Học viên

Vũ Hoàng Hiệp

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Luận văn “Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật điện cao áp tĩnh điện
trong xử lý chất thải điện tử” do PGS.TS. Nguyễn Đình Thắng hướng dẫn là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện. Những kết quả trong luận văn là do tôi làm thực nghiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2012
Tác giả luận văn

Vũ Hoàng Hiệp

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP


LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hàm lượng % kim loại trong mẫu thử nghiệm
Bảng 3.2. Hàm lượng % của một số kim loại chính
Bảng 3.3. Kết quả phân tích làm lượng đồng của các mẫu từ F1÷F5 ở điện thế 25kV

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ vòng đời sản phẩm
Hình 2.1. Sơ đồ thiết bị tuyển điện
Hình 2.2. Sơ đồ quá trình tuyển điện
Hình 2.3. Thiết bị tuyển điện
Hình 3.1. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F1 ở điện thế 15kV
Hình 3.2. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F1 ở điện thế 20kV
Hình 3.3. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F1 ở điện thế 25kV

Hình 3.4. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F1 ở điện thế 27,5kV
Hình 3.5. Kết quả phân bố % khối lượng trong các ngăn khi tuyển mẫu F1
Hình 3.6. Kết quả phân bố % khối lượng theo môi trường khi tuyển mẫu F1
Hình 3.7. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F2 ở điện thế 15kV
Hình 3.8. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F2 ở điện thế 20kV
Hình 3.9. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F2 ở điện thế 25kV
Hình 3.10. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F2 ở điện thế 27,5kV
Hình 3.11. Kết quả phân bố % khối lượng trong các ngăn khi tuyển mẫu F2
Hình 3.12. Kết quả phân bố % khối lượng theo môi trường khi tuyển mẫu F2
Hình 3.13. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F3 ở điện thế 15kV
Hình 3.14. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F3 ở điện thế 20kV
Hình 3.15. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F3 ở điện thế 25kV
Hình 3.16. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F3 ở điện thế 27,5kV
Hình 3.17. Kết quả phân bố % khối lượng trong các ngăn khi tuyển mẫu F3

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hình 3.18. Kết quả phân bố % khối lượng theo môi trường khi tuyển mẫu F3
Hình 3.19. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F4 ở điện thế 15kV
Hình 3.20. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F4 ở điện thế 20kV
Hình 3.21. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F4 ở điện thế 25kV
Hình 3.22. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F4 ở điện thế 27,5kV
Hình 3.23. Kết quả phân bố % khối lượng trong các ngăn khi tuyển mẫu F4

Hình 3.24. Kết quả phân bố % khối lượng theo môi trường khi tuyển mẫu F4
Hình 3.25. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F5 ở điện thế 15kV
Hình 3.26. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F5 ở điện thế 20kV
Hình 3.27. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F5 ở điện thế 25kV
Hình 3.28. Tỉ lệ % khối lượng của mẫu F5 ở điện thế 27,5kV
Hình 3.29. Kết quả phân bố % khối lượng trong các ngăn khi tuyển mẫu F5
Hình 3.30. Kết quả phân bố % khối lượng theo môi trường khi tuyển mẫu F5
Hình 3.31. Kết quả phân bố % khối lượng các mẫu ở điện thế 15kV
Hình 3.32. Kết quả phân bố % khối lượng các mẫu ở điện thế 20kV
Hình 3.33. Kết quả phân bố % khối lượng các mẫu ở điện thế 25kV
Hình 3.34. Kết quả phân bố % khối lượng các mẫu ở điện thế 27,5kV

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của người dân
tăng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, điện tử ở Việt Nam ngày càng gia
tăng. Ngày nay, sự đa dạng hóa về kiểu dáng mẫu mãvà phát triển chức năng của các
thiết bị đã thu hút người tiêu dùng trong việc mua sắm các thiết bị mới nhất, hiện đại
nhất. Hơn nữa tốc độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, cùng với sự thay đổi
về thị hiếu của người tiêu dùng làm cho tuổi thọ trung bình của loại thiết bị này ngày
càng giảm.
Hiện nay Việt Nam đã tham gia và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế nên mức

thuế nhập khẩu đối với các linh kiện và thiết bị điện, điện tử ngày càng cắt giảm. Bên
cạnh đó các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng đã qua sử dụng vẫn đang ồ ạt đổ vào Việt
Nam theo nhiều con đường khác nhau. Những điều này dẫn đến lượng thiết bị điện, điện
tử gia dụng thải bỏ ( gọi chung là chất thải điện tử) cũng ngày càng gia tăng. Theo số liệu
kiểm kê về thiết bị điện, điện tử gia dụng trong dân cư, tỷ lệ tăng hàng năm đối với ti vi
là 15%; tủ lạnh 25%; máy giặt 35% và điều hòa nhiệt độ là 39%.
Các thiết bị điện, điện tử chứa nhiều chất nguy hại như vật liệu kim loại nặng ( chì,
cadimi, thủy ngân…) hay các chất hữu cơ. Không chỉ có vậy, những núi rác điện tử khi bị
đốt để thiêu hủy thường gây tác động nguy hiểm đối với môi trường, nguồn đất và nguồn
nước ở khu vực chất thải bị đốt bị nhiễm độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và
đời sống của người dân xung quanh.
Bên cạnh đó loại thiết bị này cũng chứa rất nhiều kim loại: thành phẩn đồng (Cu)
trong mẫu chân linh kiện rời chiếm trên 98%; trong các bản mạch có khá nhiều các kim
loại như Cu, Fe, Al, Sn, Ni, Pb, Zn và đặc biệt quan trọng là tồn tại trong đó một lượng
các kim loại quý Ag, Au, Pt, Pd, Indium,…Như vậy chất thải điện tử không những được
coi là nguồn gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể xem như một nguồn tài nguyên quan
trọng của những loại nguyên liệu không thể tái tạo[1].

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

1

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hiện nay tại các nước phát triển việc kiểm soát và xử lý chất thải điện tử đã được

nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả còn ở nước ta việc tái chế sử dụng chất thải điện tử mới
chỉ dừng ở quy mô nhỏ, phân tán với công nghệ, kỹ thuật và thiết bị lạc hậu dẫn đến làm
thất thoát phần lớn tài nguyên quý hiếm và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu về xử lý
chất thải điện tử nhưng các nghiên cứu còn rời rạc, chưa mang tính hệ thống và đồng bộ.
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu làm giàu kim loại trong chất thải điện tử bằng cách
ứng dụng kỹ thuật điện cao áp tĩnh điện trong thiết bị tuyển điện. Đây là công đoạn đầu
của hệ thống tái chế kim loại trong chất thải công nghiệp tại Việt Nam.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

2

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
Chất thải điện tử là tên gọi phổ biến chính thức cho các sản phẩm điện tử gần cuối của
thời gian hữu ích như : máy tính, tivi, điện thoại, máy nghe nhạc, tủ lạnh, máy giặt, điều
hòa, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện và các sản phẩm điện tử thông thường khác. Đa số
các sản phẩm này nhanh lỗi thời và tạo ra dòng chất thải lớn, chủ yếu được xuất khẩu từ
các nước phát triển sang những nước đang phát triển và thường được sử dụng lại như
thiết bị cũ hoặc làm chất thải ở cuối vòng đời của sản phẩm. Đối với các nước nghèo hay
các nước thứ 3, nơi mà công nghệ tiên tiến hiện đại đang cực kì thiếu thốn thì việc nhập
rác thải điện tử lại mang một ý nghĩa khác. Việc tái sử dụng những máy móc được coi là

lạc hậu ở những nước phát triển đã góp phần xóa bỏ những đống rác công nghệ ở
Mỹ/Anh/Đức/Nhật… và đáp ứng nhu cầu thiết bị tối thiểu ở các nước đang phát triển.
Theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm trái đất gánh thêm
khoảng 20 - 50 triệu tấn rác thải từ việc nâng cấp máy tính và các thiết bị gia dụng. Chỉ
có 25% lượng chất thải điện tử được tái sử dụng, phần còn lại hình thành nên những bãi
rác phế liệu lớn ở các nước nghèo[1].
1.1. Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử trên thế giới
1.1.1. Lượng phát thải chất thải điện tử trên thế giới
Trong những năm gần đây nền kinh tế và khoa học kỹ thuật càng phát triển mạnh
mẽ thì các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại…ngày càng đóng vai trò không
thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng góp phần không nhỏ làm cho cuộc sống của
con người tiến bộ hơn, đem lại những tiện ích to lớn nhưng sau một thời gian hữu ích các
thiết bị này trở nên lỗi thời, không đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của con người nên
đã bị loại bỏ và trở thành chất thải điện tử.
Chất thải điện tử là một trong những loại chất thải rắn có tỉ lệ tăng nhanh nhất thế
giới. Theo nghiên cứu của Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), chất thải điện tử đang

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

3

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

tăng dần với tỉ lệ tăng từ 3-5%/năm và tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại chất thải rắn
khác. Việc tiếp thu nhanh chóng các công nghệ thông tin trên thế giới với sự ra đời của

các công nghệ và thiết bị mới một cách đều đặn trong lĩnh vực điện tử đã làm cho nhiều
thiết bị điện tử bị lỗi thời.
Theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), tuổi thọ trung bình của
một chiếc máy vi tính mới đã giảm từ 4,5 năm vào năm 1992 xuống còn 2 năm vào năm
2005, tuổi thọ 1 chiếc điện thoại giảm từ 4 năm vào năm 2000 xuống còn 1,5 năm vào
năm 2008.
Theo tổ chức bảo vệ môi trường Silicon Valley Toxics Coaltion cả thế giới thải ra
từ 30-40 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm trong đó có khoảng 130 triệu chiếc điện thoại
di động; 20-24 triệu ti vi và máy tính chưa được xử lý, vẫn đang được lưu giữ tại nhà ở
và văn phòng.
- Tổng số chất thải điện tử ở EU năm 2005 là 9,3 triệu tấn trong đó bao gồm 40
triệu máy tính cá nhận và 32 triệu tivi.
- Ở Trung Quốc : 5 triệu máy tính và 10 triệu tivi mới được tiêu thụ và khoảng 1,2
triệu tấn chất thải điện tử thải ra mỗi năm kể từ 2003.
- Ở Nhật Bản : 9000 tấn máy tính được thải ra hàng năm và dự báo con số này sẽ
tăng gấp 2,3 lần trong vài năm tới.
- Ở Hàn Quốc hơn 3 triệu máy tính và 5 triệu điện thoại di động bị hỏng và được
thay thế mỗi năm.
- Ở Canada : hàng năm có khoảng 140000 tấn chất thải điện tử bị chôn lấp.
- Hàng năm hơn 130 triệu chiếc điện thoại di động ở Mỹ và hơn 100 triệu chiếc ở
Châu Âu bị hỏng và bỏ đi.Chỉ riêng ở Mỹ có khoảng 500 triệu máy tính cũ trong đó chỉ
có chưa đến 10% số lượng máy được tái chế.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

4

LỚP : 10BKTĐHTĐ



VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

- Tại Châu Mỹ Latinh theo số liệu của Viện sinh thái quốc gia Mexico có 80% thiết
bị điện và điện tử được bỏ ở các bãi rác hoặc chất gom tại nhà, cơ quan, xí nghiệp; 15%
được thu gom tái chế; 20% được tái sử dụng và chỉ có 1% được cấp chứng chỉ về xử lý
môi trường.
Báo cáo gần đây nhất của LHQ đã dự đoán đến năm 2020 lượng chất thải điện tử từ
máy tính cũ sẽ tăng khoảng 200 - 400% ở khu vực Nam Phi và Trung Quốc, 500% ở Ấn
Độ so với năm 2007. Đến năm 2020 lượng chất thải điện tử từ điện thoại hỏng so với
năm 2007 tăng 7 lần ở Trung Quốc và 18 lần ở Ấn Độ. Các nước như Senegal và Uganda
lượng chất thải điện tử từ máy tính sẽ tăng từ 4-8 lần vào năm 2020. Số lượng các sản
phẩm điện tử khác trên thế giới như máy nghe nhạc, máy chơi game…cũng tăng từ 1040% mỗi năm[2].
Các nước công nghiệp phát triển với việc xuất khẩu rác điện tử được coi là việc làm
tăng công bằng xã hội khi những người dân ở nước nghèo được chuyển giao các tiện ích
điện tử, máy tính, điện thoại như ở nước giàu. Mặt khác, các nước giàu né tránh mọi trách
nhiệm xã hội đối với vấn đề rác điện tử và người dân các nước này vẫn duy trì thói quen
tiêu dùng không bền vững: sử dụng nhiều thiết bị điện tử và thay đổi liên tục công nghệ
theo thị hiếu tiêu dùng.
Chính vì vậy các quốc gia có nền công nghiệp phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật,
EU…lại là các quốc gia có lượng chất thải điện tử nhiều nhất. Nhưng thay vì tái chế tại
chỗ các nước này lại chọn cách xuất khẩu ra nước ngoài và phần lớn được xuất khẩu sang
các quốc gia đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ 3 dưới dạng đồ cũ để giảm chi phí tái
chế và đỡ gây ô nhiễm môi trường.
Theo tổ chức GreenPeace có từ 50-80% thiết bị điện, điện tử thải ở Mỹ được xuất
khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác. Còn ở Châu Âu,
lượng chất thải điện tử thu gom và xử lý chỉ đạt 25% trong tổng số chất thải điện tử của
khối này.


HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

5

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Theo cơ quan môi trường Mỹ, việc xuất khẩu chất thải sang các nước đang phát
triển sẽ giúp giảm 10 lần chi phí so với việc tái chế đúng quy trình. Mặt khác, việc tái chế
hay tận thu linh kiện máy móc cũ ở các nước nghèo diễn ra dễ dàng hơn, tốn ít kinh phí
hơn.
Mặc dù các nước công nghiệp tích cực tái chế máy tính và đồ điện tử song từ 50 80% lượng rác thu gom này là xuất khẩu sang các nước nghèo. Các nước đang phát triển
với tốc độ nhanh hiện nay như Trung Quốc, Ấn Độ… có nhu cầu sử dụng các thiết bị tin
học và điện tử công nghệ cao rất lớn. Sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu
của đông đảo người dân nên việc nhập khẩu rác điện tử là việc tất yếu.
Mặt khác, rác điện tử từ các nước công nghiệp được nhập vào các nước nghèo với
giá rất rẻ và thông qua nhiều con đường. Ngay cả khi đã có luật cấm nhập khẩu rác điện
tử, các nước nghèo vẫn rất khó khăn trong việc hạn chế lượng rác điện tử nguy hại vào
nước mình.
Thêm vào đó, lượng rác điện tử với các linh kiện cũ kỹ bị thải hồi không tận thu vào
việc gì sẽ làm tăng chi phí xử lý tại các nước nghèo và cách giải quyết phổ biến là chất
đống và đổ chung ra bãi rác sinh hoạt hoặc đổ ra sông hồ. Đây là cách giải quyết tiềm ẩn
rất nhiều rủi ro cho cộng đồng[3].
1.1.2. Hiện trạng tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện tử trên thế giới
* Thành phần của chất thải điện tử theo khối lượng :
- Kim loại : 49%.


- Nhựa : 33%.

- Đèn hình, ống tia điện tử : 12%.

- Vật liệu khác : 6%[4].

* Thành phần của máy tính gồm cả màn hình và CPU :
- Thủy tinh : 24,8%.

- Nhựa : 23%.

- Kim loại quý : 0,02%.

- Sắt : 20,47%.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

6

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

- Chì : 6,3%.

- Nhôm : 14,17%.


- Đồng : 6,93%.

- Các chất khác : 4,63%[4].

Từ các số liệu trên ta thấy tiềm năng tái chế kim loại trong chất thải điện tử là rất
lớn. Hệ thống quản lý chất thải điện tử trên thế giới bao gồm các chiến lược xử lý các
thiết bị đã hết hạn sử dụng. Đi cùng với tiềm năng kinh tế và hiệu quả môi trường là các
chiến lược đã được phân loại:
+ Tái sử dụng : Sử dụng lại các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái sử dùng lại từng
phần.
+ Bảo trì : Kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm bằng cách sửa chữa.
+ Tái chế : Bao gồm việc xử lý thu hồi lại các nguyên liệu trong thiết bị hay thành
phần đã qua sử dụng cốt để thay thế nguyên liệu ban đầu trong việc sản xuất hàng mới.
+ Thải bỏ( xử lý) : là quá trình thiêu đốt mà có hoặc không thu hồi năng lượng hay
vứt ở bãi rác hoặc mang đi chôn lấp.
1.1.2.1. Tái sử dụng
Theo EU thuật ngữ tái sử dụng là bất cứ hoạt động nào mà thiết bị hay bộ phận điện,
điện tử hỏng được sử dụng lại như mục đích ban đầu của chúng bao gồm tiếp tục sử dụng
thiết bị hay từng bộ phận của thiết bị mà đã qua các điểm thu gom. Tái sử dụng còn ảnh
hưởng đến lượng máy tính thải ở bãi rác và đến những nhà tái chế không chính thức.
Phương pháp tái sử dụng là phương pháp rất quan trọng để giảm thiểu chất thải ở
bãi rác giảm gánh nặng cho môi trường cũng như hạn chế việc phải tái chế chất thải điện
tử. Mục đích của việc tái sử dụng là kéo dài tuổi thọ, nâng cao thời gian sử dụng của thiết
bị, có đến 80% năng lượng trong vòng đời của một máy tính được tiết kiệm theo cách này
thay vì sản xuất một chiếc mới bằng nguyên liệu thô[2].

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

7


LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

1.1.2.2. Tái chế
Tái chế là một quá trình rất quan trọng của các chiến lược cuối cùng với chất thải
điện tử. Việc tối ưu hóa việc thu hồi các nguyên liệu quý và giảm thiểu hậu quả của chất
thải không thể tái chế được phụ thuộc và công nghệ được áp dụng trong quá trình đó.
Quá trình tái chế cơ học bao gồm 3 giai đoạn chính :
+ Tháo dỡ : là một quá trình hệ thống để lấy một thành phần, một bộ phận hay một
nhóm bộ phận của sản phẩm. Quá trình này bao gồm việc tháo dỡ các thành phần độc hại
hay các thành phần có giá trị như bản mạch điện tử, dây cáp và nhựa kỹ thuật để làm đơn
giản quá trình phục chế nguyên liệu.
+ Làm giàu : là quá trình tách kim loại ( đồng, nhôm, vàng…) và nhựa trong thiết
bị điện tử hỏng bằng phương pháp tuyển từ, tuyển điện và tuyển dựa vào trọng lực.
+ Tinh luyện : là giai đoạn cuối cùng, nguyên liệu được thu hồi từ các quá trình
trên được làm giàu để nâng cao độ tinh khiết bằng các phương pháp hóa học dùng hóa
chất hay điện phân trong dung dịch[2].
1.1.2.3. Xử lý
a. Phương pháp đốt
Với sự đa dạng của các chất có trong chất thải điện tử, việc đốt sẽ đi kèm với nguy
cơ dẫn đến sự tổng hợp và phát tán các chất ô nhiễm và chất độc. Đốt tạo thành xỉ và tro
bay; xỉ lan ra trong đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, tro bay ra gây ô nhiễm không khí.
Tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ hay các nước Châu Phi, đốt là
phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là phương pháp ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe do khi đốt sẽ thể tạo ra chất cực độc polybrominated dioxin(PBDDs) và

furans(PBDFs). Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do chất thải điện tử chứa một
lượng lớn nhựa nên khi đốt cháy PVC sẽ giải phóng hydrogen chloride. Chất này khi hít
vào kết hợp với nước trong phổi tạo nên axit hydrochloric ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

8

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

ra hen suyễn hay ung thư phổi. Hơn nữa đốt còn làm mất các chất có giá trị mà ta có thể
thu hồi[2].
b. Chôn lấp
Chất thải điện tử chứa rất nhiều các nguyên liệu như bản mạch điện tử, nhựa, vỏ
nhôm, chì, tụ điện,…Việc chôn lấp chất thải điện tử là một sự đe dọa với môi trường và
sức khỏe con người do nó có thể dẫn đến sự thẩm thấu chì và các kim loại nặng vào hệ
thống nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và đất xung quanh.
Trước thực trạng chất thải điện tử đang gây ra nhiều hiểm họa rất lớn đối với nhân
loại, nhiều tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ và các quốc gia đã xây dựng các điều luật
và các quy định để đối phó với thực trạng này[2].
1.1.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải điện tử trên thế giới
Hiện nay, tỷ lệ rác thải điện tử được tái chế trên thế giới còn rất thấp. Theo tổ chức
Greenpeace, chỉ có khoảng 10% lượng máy tính cũ hỏng được tái chế; tỷ lệ điện thoại di
động cũ hỏng được tái chế còn thấp hơn, chỉ khoảng từ 2%-3%. Nói cách khác, tỷ lệ rác
thải điện tử không được tái chế lên tới 91%.

Trên thực tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng rác điện tử trên thế giới, các tổ chức
quốc tế và từng quốc gia đã đề ra những quy định bắt buộc về quản lý và xử lý rác thải
độc hại. Một trong những giải pháp giúp giải quyết tận gốc vấn đề rác thải điện tử là gắn
trách nhiệm với nhà sản xuất.
Các chuyên gia cho rằng việc gắn trách nhiệm cho nhà sản xuất sẽ mang lại hai lợi
ích:
- Thứ nhất, các nhà sản xuất sẽ đưa chi phí quản lý rác thải vào giá thành sản phẩm.
Cách làm này sẽ thúc đẩy họ thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thân thiện với môi
trường hơn và kéo dài vòng đời của sản phẩm. Chẳng hạn, thay vì thiết kế một chiếc ti vi
hay máy tính chỉ sử dụng được trong 3 năm, nhà sản xuất sẽ phải thiết kế chúng có độ
bền gấp đôi. Như thế, họ sẽ đỡ mất công sức và tiền bạc cho việc tái chế rác điện tử.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

9

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

- Thứ hai, các nhà sản xuất sẽ buộc phải thiết kế các sản phẩm “sạch” hơn bằng cách
loại bớt các chất nguy hiểm, thay thế các chất gây hại bằng cách sử dụng các vật liệu thay
thế an toàn hơn.
Mặt khác, các chính phủ cũng cần có luật hạn chế nhập rác điện tử và nhận thức của
công chúng là một phần không thể thiếu[5].
a. Chỉ thị về chất thải điện tử ở Châu Âu
Chỉ thị được nghị viện Châu Âu chấp nhận vào ngày 13 tháng 2 năm 2003 và được

áp dụng từ ngày 13 tháng 8 năm 2005.Mục đích của quy định về chất thải điện tử là để
hạn chế ảnh hưởng tới môi trường của các mặt hàng điện, điện tử thải bằng cách tái sử
dụng nhằm mục đích giảm số lượng chất thải điện tử cần chôn lấp.
Để đạt được mục tiêu này, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về mặt tài chính
cho việc thu gom, xử lý và phục chế các thiết bị điện, điện tử thải và các nhà phân phối
buộc phải nhận lại các thiệt bị điện tử thải từ người tiêu dùng[2].
b. Chỉ thị về việc hạn chế chất thải nguy hại(RoHS)
Chỉ thị đưa ra danh mục cấm sử dụng 1 số chất trong các thiết bị điện tử như : chì,
thủy ngân, cadimi, crom,… Chỉ thị có hiệu lực với các thiết bị điện, điện tử mới trên thị
trường Châu Âu từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Chỉ thị này còn được áp dụng với các nước
Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vì đây là các nước xuất khẩu các thiết bị
điện tử lớn nhất đến Châu Âu[2].
c.Quy định về chất thải điện tử ở Mỹ
Do tại Mỹ luật liên bang vẫn cho phép hàng điện tử khi hết thời hạn sử dụng được
thải ra các bãi rác, không cung cấp tài chính để ủng hộ việc tái chế và không ngăn cản
việc xuất khẩu chất thải điện tử đến các nước thứ 3 nên vào tháng 4 năm 2007 có 16 bang
và thành phố New York đã đưa ra đề xuất về luật tái chế năm 2007 với hai hình thức là
thu phí tái chế trước hoặc mở rộng trách nhiệm cho nhà sản xuất.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

10

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


Vào ngày25 tháng 5 năm 2007, khối liên minh các ngành công nghiệp điện tử(EIA)
đã đưa ra khung luật nhằm thiết lập một chương trình tái chế các sản phẩm công nghệ
thông tin trên phạm vi liên bang[2].
d. Quy định về chất thải điện tử ở Canada
Ở Canada, luật về chất thải điện tử được giao cho các tỉnh và vùng lãnh thổ ban hành.
Phí bảo vệ môi trường sẽ được thu theo giá của các sản phẩm mới theo các mặt hàng đã
phân loại. Một vài hệ thống quản lý chất thải điện tử kiểu Châu Âu đang được áp dụng tại
hầu hết các tỉnh của Canada[2].
e. Quy định về chất thải điện tử ở Trung Quốc
Tháng 4-2007 Trung Quốc đã ban bố “Biện pháp quản lý khống chế ô nhiễm từ các
sản phẩm điện tử”, buộc các sản phẩm điện tử phải dán nhãn chỉ rõ các độc chất có trong
sản phẩm.
Ngày 5 tháng 3 năm 2009, hội đồng nhà nước đã ban hành “ Luật hành chính về việc
phục hồi và vứt bỏ các sản phẩm điện, điện tử hỏng” gọi là China WEEE. Luật này có
hiệu lực từ tháng 1 năm 2011[2].
f. Quy định về chất thải điện tử ở Nhật Bản
Luật tái chế các thiết bị thải gia dụng được thực thi vào năm 1998 và bắt đầu có hiệu
lực vào tháng 4 năm 2001. Luật này quy định nhà sản xuất và nhà nhập khẩu phải thu
gom và có trách nhiệm về tài chính cho hoạt động tái chế các sản phẩm điện, điện tử như
điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
Một luật bổ sung về khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu quả vào ngày 1 tháng 7
năm 2006 khi văn bản về hạn chế sử dụng chất nguy hại(RoHS) được giới thiệu. Luật bổ
sung này quy định nhà sản xuất phải công bố các thành phần nguyên liệu cho các sản
phẩm nhất định, nhà sản xuất và nhập khẩu phải dán nhãn hiệu sản phẩm và cung cấp
thông tin về các chất nguy hại được hạn chế ở Châu Âu[2].
HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

11

LỚP : 10BKTĐHTĐ



VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

g. Quy định về chất thải điện tử ở Hàn Quốc
Các luật liên quan đến chất thải điện tử ở Hàn Quốc đã được hình thành từ năm 1992
dựa vào đạo luật kiểm soát chất thải, hệ thống đầu tư và thu hồi vốn từ chất thải đã được
đưa ra.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Hội đồng quốc gia Hàn Quốc đã thông qua “Đạo luật về
các nguyên liệu được tái chế từ các sản phẩm điện tử và điện thoại”. Luật này được thực
thi vào ngày 1 tháng 1 năm 2008[2].
h. Công ước Basel
Công ước Basel là một hiệp định về môi trường toàn cầu rõ ràng nhất về chất thải
nguy hại. Mục đích chính của công ước là để bảo vệ sức khỏe con người và mội trường
trước các ảnh hưởng xấu gây ra từ sự vận chuyển và vứt bỏ chất thải nguy hại xuyên biên
giới.
Công ước có hiệu lực vào ngày 5/5/1992 và đến tháng 3/2009 đã có 172 quốc gia,
đảng phái, vùng lãnh thổ tham gia công ước[3].
i. Hiệp ước Bamako(ở Châu Phi)
Hiệp ước ra đời năm 1991 và có hiệu lực từ năm 1996 quy định cấm nhập khẩu chất
thải nguy hại và kiểm soát việc vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới Châu
Phi[3].
j. Đề xuất 3R
Đề xuất 3R(giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) được giới thiệu trong hội nghị thượng
đỉnh G8 tại Nhật Bản vào tháng 6/2004. Trong hội nghị 3R Châu Á được tổ chức ở
Tokyo vào tháng 11/2006, đến dự hội nghị gồm 20 nước Châu Á, 6 nước nhóm G8 và 8
tổ chức quốc tế.


HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

12

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Những quy định, công ước trên đã được thể hiện cụ thể ở nhiều quốc gia, các vùng
lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên vẫn chưa có một quy định chung để giải quyết một cách
triệt để vấn nạn đối với chất thải điện tử[2].
1.2. Hiện trạng phát thải và quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn phát thải chất thải điện tử ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng thu nhập của người dân Việt Nam và
sự phát triển của cộng đồng thông tin, nhu cầu về các thiêt bị điện tử và viễn thông tăng
đáng kể, tạo ra thị trường sản xuất và xuất nhập khẩu phát triển sôi động nhưng cũng
đồng thời gia tăng khối lượng chất thải điện tử vào trong môi trường.
Ngoài ra tốc độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao cùng với sự thay đổi thị
hiếu của người tiêu dùng đã dẫn đến sự đa dạng hóa về mẫu mã và chủng loại, làm cho
tuổi thọ trung bình của loại thiết bị này ngày càng giảm. Vì thế chất thải điện tử đang dần
trở thành một trong những vấn đề môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh đó việc cắt giảm thuế đối với các thiết bị nhập khẩu, việc giảm giá, thay đổi
mẫu mã, nhu cầu cho các thiết bị điện tử mới càng tăng đã làm cho loại mặt hàng này dễ
dàng được tiêu thụ dẫn đến tuổi thọ của các thiết bị điện tử này cũng giảm đi.
Những lý do nêu trên có thể làm tăng vọt số lượng các loại chất thải điện tử trong thời
gian tới ở Việt Nam và nếu chúng ta không có một hệ thống quản lý chặt chẽ thì sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Theo kết quả điều tra của Viện khoa học và Công nghệ môi trường, tổng lượng các
chất thải công nghiệp điện tử tại 52 công ty ở các Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
được ước tính khoảng 1.630 tấn/năm, trong đó:
- Tổng lượng chất thải công nghiệp điện tử phát sinh từ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ là 1.370 tấn/năm (chiếm 84% tổng lượng thải). Khối lượng này được dự báo sẽ tăng
đáng kể trong thời gian tới do sự phát triển của công nghiệp điện tử tại Bắc Ninh.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

13

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

- Tại vùng Kinh tế Trọng điểm miền Trung, tổng lượng chất thải công nghiệp điện tử
chỉ khoảng 6-7 tấn/năm (bằng 0,4% so với tổng lượng thải). Lượng chất thải này chủ yếu
phát sinh từ các cơ sở sửa chữa và cung cấp sản phẩm điện tử.
- Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tạo ra lượng chất thải công nghiệp điện tử
khoảng 254 tấn/năm (bằng 15,6% tổng lượng chất thải trên toàn quốc). Các chuyên gia
dự báo khối lượng chất thải công nghiệp điện tử trong vùng này sẽ tăng từ 10-15%/năm
do chính sách thu hút đầu tư đã làm gia tăng sản xuất của các ngành hàng tiêu dùng và
thiết bị điện tử gia đình[6].
Trong giai đoạn 2000-2006, số lượng tivi bị thải bỏ là 446000 chiếc và tổng số lượng
các thiết bị điện tử dùng trong gia đình là khoảng 800000 chiếc. Một nghiên cứu của
công ti môi trường đô thị Hà Nội(URENCO Hanoi) thống kê vào năm 2006 có khoảng
365000 tivi, 131000 máy tính, 231000 tủ lạnh, 50000 điều hòa và 327000 máy giặt bị thải

bỏ. Và đến năm 2015 những con số này sẽ lần lượt là 1,9 triệu tivi; 650000 máy tính; 1,2
triệu tủ lạnh; 410000 điều hòa và 1,4 triệu máy giặt sẽ bị thay thế và loại bỏ[6].
Chính vì thế việc quản lý và xử lý chất thải điện tử cần được chú ý và quan tâm từ
phía các cơ quan chức năng có liên quan.
1.2.2. Hiện trạng thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải điện tử ở Việt
Nam
1.2.2.1. Hiện trạng thu gom
Chất thải điện tử ở Việt Nam chủ yếu được thu gom bởi các công ty môi trường đô thị
ở các địa phương(URENCOs). Các công ty này có nhiệm vụ thu gom và giải quyết các
chất thải thông thường cũng như xử lý các chất thải nguy hại. Bên cạnh đó một số lượng
lớn chất thải điện tử được thu gom bởi những người thu mua phế liệu và được tái chế bởi
các làng nghề thủ công hay các đơn vị tái chế.
Hầu hết các chất thải điện tử được phân loại và được xử lý ngay tại nguồn. Những
chất thải điện tử có khả năng tái sử dụng và tái chế được bán cho các đơn vị tái chế, còn

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

14

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

các chất thải không tái chế được thì được công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển
và xử lý bằng cách đốt, chôn lấp hoặc cho vào kho[6].
1.2.2.2. Hiện trạng tái chế và tái sử dụng chất thải điện tử ở Việt Nam


a. Tái sử dụng
Việc tái sử dụng các loại chất thải điện tử ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, chủ
yếu là sử dụng lại các thiết bị đã dùng hoặc tháo các linh kiện có thể thay thế hoặc sửa
chữa. Những phần của chất thải điện tử công nghiệp có thể sử dụng lại được chủ yếu là
các vỏ bọc và bao bì bên ngoài.
Thực tế vẫn còn vô số các mặt hàng cũ và thiết bị thải ra từ Mỹ, Nhật Bản , Hàn
Quốc, Trung Quốc, Châu Âu đang trôi nổi và được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Các
thiết bị này có thể được sử dụng lại ngay như một loại hàng cũ hoặc được sửa chữa thay
thế giống y như hàng mới rồi được bán cho những người có nhu cầu sử dụng nhưng thu
nhập thấp. Và lợi nhuận thu lại của kiểu mua bán này luôn cao hơn hẳn so với việc tái

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

15

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

chế. Kết quả là hầu hết các chất thải điện tử đều được tân trang hay xuất khẩu hơn là tái
chế nguyên liệu, bởi vậy Việt Nam vẫn còn tránh được các ảnh hưởng xấu của quá trình
tái chế với môi trường và sức khỏe con người[6].
b. Tái chế
Tiềm năng của việc tái chế chất thải điện tử ở Việt Nam là rất cao(khoảng 80%
tổng số các loại chất thải điện tử có thể tái chế). Công nghiệp tái chế ở Việt Nam được
thành lập chủ yếu ở các làng nghề kinh doanh theo hộ gia đình hoặc doanh nghiệp tư
nhân. Các loại hình này chủ yếu tổ chức tái chế nhựa, giấy, kim loại chứa sắt, nhôm, chì

với các công nghệ đơn giản và trang thiết bị thô sơ và họ thiếu sự quan tâm đến việc bảo
vệ môi trường. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế thấp mà còn gây ô nhiễm
môi trường một cách nghiêm trọng. Hơn nữa hệ thống tái chế ở Việt Nam hiện nay chỉ có
thể tái chế một số loại nguyên liệu nhất định như sắt, nhôm, đồng, chì và nhựa.
Qua quá trình điều tra, khảo sát tại 11 tỉnh/thành trong cả nước cho thấy, một đặc
tính quan trọng nhất của chất thải điện tử là thành phần kim loại màu và kim loại nặng rất
lớn, trong đó đồng chiếm thành phần chủ yếu, cụ thể: thành phẩn đồng (Cu) trong mẫu
chân linh kiện rời chiếm trên 98%; tạp chất kim loại trong đó thiếc (Sn), chì (Pb) chiếm
khoảng 1,5%, phần còn lại là màng bảo vệ có đặc tính hữu cơ, cao phân tử[7].
Một thực tế là ở Việt Nam hiện nay còn thiếu các nghiên cứu về công nghệ tái chế
chất thải điện tử. Vấn đề chất thải điện tử vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm nhiều
của các nhà khoa học ngay cả khi nó có tiềm năng lớn để thu hồi các nguyên liệu cũng
như vấn đề bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh đó việc tái chế thu hồi kim loại trong các bản mạch điện tử thải
được xem là một phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề chất thải điện tử cũng như
tác động của chúng tới môi trường.
Các phương pháp xử lý chất thải điện tử như tái sử dụng, lưu kho, đốt, chôn lấp chỉ
là những phương pháp mang tính chất tạm thời và chưa toàn diện. Những phương pháp
HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

16

LỚP : 10BKTĐHTĐ


VIỆN ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

trên vừa không thân thiện với môi trường lại không có lợi cho sự phát triển bền vững, gây

lãng phí các nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý chất thải điện tử nhưng chỉ có một số
phương pháp đảm bảo ít ảnh hưởng tới môi trường đồng thời thu hồi được lượng kim loại
lớn nhất, kể cả các kim loại quý có giá trị kinh tế cao. Đó là các phương pháp: tuyển khí,
tuyển từ và tuyển điện.
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu thu hồi kim loại trong chất thải điện tử
bằng phương pháp tuyển điện dựa trên ứng dụng kỹ thuật điện cao áp tĩnh điện.

HỌC VIÊN : VŨ HOÀNG HIỆP

17

LỚP : 10BKTĐHTĐ


×