Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

TRẦN CAO THANH PHÚC 1411530907

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 46 trang )

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỂN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC
------  ------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN TRIỀU AN
Sinh viên thực tập: Trần Cao Thanh Phúc
MSSV: 1411530907
Lớp: 14CDS08
Khóa: 2014-2017
Người hướng dẫn: DS.Tăng Nữ
Thời gian thực tập: 28/06/2017-09/07/2017

Tp.Hồ Chí Minh,2017

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN TRIỀU AN

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập


1.1: Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
1.2: Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện
Phần 2: Kết quả thực tập
2.1 Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện
2.2 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP
2.3 Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và
điều trị
2.4 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện
2.5 Nghiệp vụ Dược bệnh viện
2.6 Pha chế thuốc trong bệnh viện (nếu có)
Phần 3: Kết luận – kiến nghị.

3


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ta được biết với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung, tất cả các loại thuốc, dạng thuốc đều đang được sử dụng rộng
rãi từ Bệnh viện, Nhà thuốc cho đến các trường học, công ty và trong cả gia đình nơi
sinh hoạt thường ngày của mọi người,…Vì vậy sự hiểu biết về thuốc và cách dùng như
thế nào cho an toàn, hợp lý là điều cần thiết.
Đối với bản thân riêng em là một sinh viên chuẩn bị Tốt nghiệp ra trường và
được làm một trong những ngành nghề vô cùng cao quý đó là Dược sĩ, điều rất đáng
trân trọng và vinh hạnh.Vì điều đó nên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nơi em theo
học đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập vào môi trường thực tế của
Bệnh viện để em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong nhà thuốc, kho thuốc, kho vật
tư y tế của Bệnh viện ra sao, cách sắp xếp, ghi chép, lấy thuốc và vật tư y tế như thế nào
cho đúng và chính xác,…để em làm quen được những công việc em sẽ làm sau này khi
ra trường.
Đồng thời, qua đợt thực tập em thấy được sự hợp tác, sự liên kết cũng như mối

quan hệ giữa Nhà trường và Bệnh viện Triều An là một mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết,
nhiệt tình và tận tâm. Giữa Bệnh viện và Nhà trường luôn đáp ứng được cung và cầu về
nguồn nhân lực cho Khoa Dược bệnh viện. Bởi vì qua quá trình thực tập của sinh viên
các Thầy, Cô, Anh, Chị trong các phòng Khoa quan sát được năng lực thực sự của các
em rằng đã đáp ứng được yêu cầu của mình đưa ra cho các em hay chưa để từ đó các
em đã, đang và sẽ học được gì, kinh nghiệm như thế nào từ những bài học mình dạy
hay không???
Qua thực tế, em thực sự đã được các Thầy, Cô, Anh, Chị tại nơi thực tập hết lòng
giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, truyền đạt nhiều kiến thức hay
và kinh nghiệm tốt để em làm hành trang sau này khi ra đời cùng trải nghiệm trong công
việc và môi trường rông lớn hơn.

4


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 3 năm học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, được sự giúp đỡ,
giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của những Thầy, Cô em đã tiếp thu được nhiều
kiến thức quý báu để từ đó những bài học chính là hành trang vững chắc em bước vào
đời, vào ngành nghề mà em đã chọn.
Trong khoảng thời gian vừa qua, Khoa Dược của Trường cũng như các Thầy,
Cô phụ trách đã giúp cho em có chuyến đi thực tập tại Bệnh viện Đa Khoa Triều An.Qua
đợt thực tập này em đã một phần nào hiểu thêm về cách phân phối thuốc và vật tư y tế,
cách phân phát thuốc, cách quản lý kho thuốc, cách sắp xếp, trưng bày thuốc, cách bảo
quản, cách ghi sổ sách, báo cáo, kiểm tra, sự trách nhiệm của một Dược sĩ là như thế
nào???
Em xin Chân thành Cám ơn sâu sắc đến quý Thầy, quý Cô của Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành đã không những tận tình dạy bảo em mà còn nhiệt tình giúp đỡ em
và tạo điều kiện cho em thực tập để em hiểu được thực tế và bài học nó khác nhau như
thế nào để từ đó em trau dồi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn cho em sau

này khi thực sự vào nghề.
Cùng sự Cám ơn Thầy, Cô của Trường em cũng không quên khoảng thời gian
thực tập tại Bệnh viện Triều An.Khoảng thời gian 3 tuần không quá dài để em học hỏi
hết được nhưng 3 tuần đó là những kinh nghiệm quý báu, là những lời nói hay mà các
Thầy, Cô, Anh, Chị Y Dược sĩ trong Bệnh viện đã tận tâm chỉ bảo cho em.Vì vậy, em
xin Chân thành Cảm ơn đến những người đã trực tiếp hướng dẫn cho em nói riêng cũng
như Khoa Dược – Bệnh viện Triều An nói chung, Trưởng khoa DS.Tăng Nữ đã không
ngại bỏ chút ít thời gian nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt khóa thực tập này.

5


Và em cũng xin kính chúc Quý Thầy, Quý Cô Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành cùng Ban lãnh đạo, các Thầy, các Cô, các Anh, các Chị của Khoa Dược – Bệnh
viện Triều An luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành công trong công việc lẫn cuộc sống.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Tên đơn vị: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRIỀU AN
Địa chỉ: 425 kinh Dương Vương , Phường An Lạc , Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh
1.2 Mô tả cơ cấu tổ chức. chức năng và nhiệm vụ của Khoa dược Bệnh viện
1.2.1 Giới thiệu tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Triều An
1.2.1.1 Đôi nét về Bệnh viện Triều An
❖ Bệnh viện Đa Khoa tư nhân đầu tiên tại Việt Nam:
Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Triều An chinh thức được đi vào hoạt động vào tháng
07/2001 với tổng diện tích xây dựng là 21.600 m2 , đồng thời Bệnh viện Đa Khoa tư
nhân Triều An còn được xem là một trong những bệnh viện tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Triều An được ra dời trong hoàn cảnh xã hội hóa y tế, vì

thế mà Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Triều An luôn hoạt động theo phương châm:
“BỆNH VIỆN TRIỀU AN – TÌNH THƯƠNG VÀ CHẤT LƯỢNG” để thực hiện
được phương châm trên thì tất cả đội ngũ các y , bác sĩ trong bệnh viện phải luôn hoạt
động theo tôn chỉ là phải phục vụ mọi đối tượng bệnh nhân với chất lượng cao nhất,
dịch vụ tốt nhất và chi phí hợp lý nhất. Ngoài ra để đảm bảo tiêu chí về chất lượng thì
bệnh viện Triều An luôn chú trọng đến đội ngũ y khoa phải giâu kinh nghiệm, đam mê
và có lòng nhiệt huyêt với nghề được hỗ trợ bởi những trang thiết bị chuyên khoa và kỹ
thuật y hoc hiện đại nhất hiện nay, để luôn hướng đến hiệu quả điều trị tốt nhất
Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Triều An với qui mô 400 giường bệnh, 8 giường mổ đạt
tiêu chuẩn quốc tế, cùng với khu diều trị Cấp Cao VIP (Bệnh viện Khách sạn). Bao gồm
6


16 chuyên khoa sâu với nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ tu nghiệp nước ngoai, tổng số
Khoa Dược Lâm Sàng là 21 khoa và đang tăng cường hợp tác chuyên môn với các nền
y học phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,Hàn Quốc. Singapore…. . Vì
vậy mà trong những năm qua Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Triều An đã trở thành địa chỉ
tin cậy của nhiều bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cưu
Long cũng như từ nước bạn Campuchia
❖ Một số thanh tựu đã đạt được:
Bằng khen “Bệnh Viện Xuất Sắc Toàn Diện” của Bộ Y Tế trong nhiều năm liền
Thương hiệu Việt và Top 50 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Cúp Vàng Vì Sức Khỏe Người Việt
Thương hiệu Uy Tín Chất Lượng (Trusted Brand) nhiều năm liền
❖ Hoài bão:
Một tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu trong khu vực với đẳng cấp chuyên môn cao,
phục vụ bệnh nhân tại nhiều cơ sở và dẫn dắt đội ngũ kế thừa chuyên nghiệp cho ngành
y.

❖ Sứ mệnh:

Bệnh viện Triều An là một bệnh viện nhân ái, có trách nhiệm với xã hội, nơi cung cấp
các dịch vụ y tế tốt nhất và không ngừng phấn đấu để phục vụ người dân Việt Nam và
các nước lân cận.

❖ Tôn chỉ và phương châm hoạt động:
- Phục vụ bệnh nhân là chính, phù hợp với chủ trương xã hội hóa y tế ở Việt Nam.
- Chất lượng chuyên môn cao, điều trị hiệu quả, thái độ phục vụ tốt và chi phí hợp lý.

7


- Đội ngũ y tế có trình độ cao, đãi ngộ xứng đáng.
- Trang thiết bị đầy đủ, hiện đại.
- Phương châm “Tình Thương và Chất Lượng”.
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Triều An
Bệnh viện Đa Khoa tư nhân Triều An được chia làm 3 khu vực điều trị: A, B, C . Trong
đó:
Khu A: Khám Bệnh, bao gồm
▪ Tầng trệt: Khoa phòng khám.
▪ Lầu 1: Khoa Nội I (Tiêu Hóa, Hô Hấp).
▪ Lầu 2: Khoa Tai – Mũi – Họng, Khoa Mắt, Khoa Ung Bướu.
▪ Lầu 3: Khoa Ngoại Tim, Khoa Phụ Sản.
▪ Lầu 4: Khoa Dược, Phòng Tài Chính Kế Toán, Phòng Hành Chính Quản Trị
Khu B: Chuẩn Đoán, bao gồm
Tầng trệt: Khoa Hồi Sức Cấp Cứu.
Lầu 1: Khoa Nội II (Nội Tim Mạch, Huyết Học), Khoa Nhi (Nội Ngoại Nhi).
Lầu 2: Khoa Sản Chậu Niệu.
Lầu 3: Khoa Ngoại Tổng Quát, Khoa Ngoại Thần Kinh.
Lầu 4: Phòng Hành Chính.
Khu C: Điều Trị Nội Trú, bao gồm

❖ Tầng trệt: Khoa Chuẩn Đoán Hình Ảnh, Khoa Xét Nghiệm.
❖ Lầu 1: Là một phần của Khoa Nội I
❖ Lầu 2: Khoa Cơ Xương Khớp.
❖ Lầu 3: Khoa Hậu Phẫu (Phòng Mổ và Phòng Hồi Sức Sau Mổ).
❖ Lầu 4: Hội Trường
1.2.2 Giới thiệu tổng quan về Khoa dược của Bệnh viện Triếu An

8


1.2.2.1 Đôi nét về Khoa dược tại Bệnh viện Triều An

Khẩu hiệu
Hành động

Cùng với các Khoa – các Phòng khác của Bệnh viện, Khoa Dược đã chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 16/07/2001 dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và Trưởng Khoa Dược
– Khoa Dược có nhiệm vụ:
9


 Cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc
chuyên khoa, hóa chất, vật tư y tế cho điều trị nội trú và ngoại trú, Quầy BHYT ngoại
trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
 Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện.
 Phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp, các công ty Dược tổ chức những buổi
sinh hoạt báo cáo khóa học theo chuyên đề của bệnh viện.
Khoa Dược Bệnh viên là một trong những khoa chuyên môn đặt trực thuộc Giám
đốc Bệnh viện, Khoa Dược được đặt vị trí ở lầu 4 khu A của Bệnh viện do Tổng Giám
Đốc Ts.Bs Nguyễn Hải Nam lãnh đạo và được chia ra làm 5 phòng và Quầy thuốc Bảo

hiểm y tế Ngoại trú:
1. Phòng Trưởng Khoa: DS.Tăng Nữ
2. Phòng Phó Khoa: DS.Trầm Mỹ Hạnh.
3. Phòng trực Dược.
4. Kho thuốc.
5. Kho Vật tư y tế - Hóa chất.
6. Quầy BHYT Ngoại trú.
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của khoa dược:
a) Sơ đồ tổ chức Khoa Dược:

10


1.2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Khoa dược tại Bệnh viện Triều An
a) Chức năng của Khoa dược
Khoa Dược là một khoa chuyện môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh
viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ có chất
lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
b) Nhiệm vụ của Khoa dược tại Bệnh viện
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đoán, điều trị và các
yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
11


4. Bảo quản thuốc theo nguyên tắc “Thực hanh tốt bảo quản thuốc’’

5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc
từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, cảnh báo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, cao
đẳng và trung học về dược
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh và
theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
10. Tham gia chỉ đạo tuyến
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
13. Quản lý hoạt động của nhà thuốc theo đúng quy định
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
Vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có
phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu cơ sở đó giao nhiệm
vụ
(Trích Thông tư 22/2011/TT-BYT)
Phần 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện.
2.1.1 Mô tả việc thiết và sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho.

12


Kho thuốc


Kho Vật tư Y Tế

2.1.1.1 Thiết kế và xây dựng:
-

Kho đủ rộng và cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho
kho có thể đảm bảo việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo
yêu cầu.

-

Nhà kho được thiết kế, xây dựng, bố trí hợp lý đáp ứng được các yêu cầu về
đường đi lại, lối thoát hiểm, hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy,
bảo quản thuốc đầy đủ,…

-

Tường, trần, mái kho được thiết kế đảm bảo thoáng mát, thông gió, luân
chuyển không khí, bền vững với các tác nhân bên ngoài như: mưa, nắng,
gió,…

-

Nền kho đủ cao, phẳng, chắc chắn, cứng và chống thấm ướt,…

a) Xây dựng:
-

Chọn địa điểm: Cao ráo, thoang mát, thuận tiện giao thông, xa chỗ đông người,
xa nơi ô nhiễm


-

Hướng: Đông- Đông nam
13


-

Nền kho: Tuyệt đối bằng phẳng, không lát gạch, chịu được một lực nén nhất
định, thường tráng xi măng nhưng tốt nhất là đổ bê tông

-

Tường kho: Xây bằng vật liệu chắc chắn

-

Mái kho: kho dược phẩm: Thiết kế mái nhọn
▪ kho dược liệu: Thiết kế mái bằng

-

Cửa kho: thiết kế cánh mở ra ngoài

-

Mái hiên: đủ rộng để tranh ánh nắng hoặctrời mưa hắt vào

b) Thiết kế:

-

Đối với kho thuốc, hóa chất dễ cháy nổ

-

Nền kho: Phải thấp hơn mặt đất 1.5m - 2m

-

Giữa tường và mái kho có các khe thông hơi

-

Công tắc, cầu dao điện phải gắn ở bên ngoai, dây nối đèn phải được bọc kín

-

Mọi nguyên nhân phát sinh tia lửaphải được loại trừ

2.1.1.2 Trang thiết bị:
• Kho thuốc luôn đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phù hợp.
• Trong kho luôn có máy điều hòa nhiệt độ để chỉnh nhiệt độ phù hợp.
• Có ẩm kế, nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm phù hợp: Nhiệt độ ≤ 25C và
độ ẩm ≤ 70%.
• Đảm bảo đủ ánh sáng làm việc trong kho.
• Đủ các tủ, kệ, pallet để sắp xếp thuốc và hóa chất trong kho.
• Trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
• Có các dụng cụ, thiết bị để đuổi côn trùng, muỗi, gián.


14


• Dụng cụ đóng gói, ra lẻ, đóng gói lại

2.1.1.3 Điệu kiện bảo quản:
Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo
quản trong điều kiện khí hậu khô thoáng, nhiệt độ ≤ 25C, độ ẩm không quá 70%. Tránh
ánh sáng trực tiếp, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài. Đối với những loại thuốc phải bảo
quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 8C thì được bảo quản trong tủ lạnh như Vaccin, Insullin,…
15


2.1.2 Trình bày cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình
bảo quản tại kho.
2.1.2.1 Nguyên tắt theo dõi thuốc , y cụ trong quá trình bảo quản tại kho
a) Nguyên tắc chung trong sắp xếp và bảo quản:
❖ Sắp xếp:
-

Theo tính chất bảo quản

-

Theo đặc tính

-

Theo vần A,B,C…


-

Theo thứ tự hạn dùng phẩm chất, lô, mẻ…

-

Theo thứ tự to – nhỏ, nguyên – lẻ

Kho vật tư

kho thuốc

❖ Bảo quản:
-

Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường trong kho: nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng… trong kho

-

Thực hiện chế độ kiểm soát, kiểm nghiệm

-

Phải có bao bì đóng gói như đã đăng ký

-

Nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo quản theo điều kiện đặc biệt thuốc độc,
gây nghiện, hướng tâm thần, phóng xạ…) phải bảo quản theo đung quy chế


-

Giữ kho luôn sạch sẽ, chống mối mọt, chống chuột
16


b) Cách sắp xếp:
-

Đối với những loại thuốc phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 8C thì được bảo quản
trong tủ lạnh như Vaccin, Insullin,…

-

Đối với những loại thuốc nhạy cảm ánh sáng, hoặc cần độ vô khuẩn cao cần để
trong hộp kín, chai lọ màu tối hay bao bì kín sạch như: Dịch truyền, siro,…

-

Các lọ hóa chất để phòng riêng biệt để phòng cháy nổ có thể xảy ra.

-

Thuốc Gây Nghiện, Hướng Tâm Thần và Thuốc Ung Thư, Thuốc Tê – Mê,…để
tủ riêng biệt và có khóa tủ chắc chắn theo đúng qui định.

-

Các thuốc có bao bì hình dạng giống nhau được để ngăn ra, cách xa nhau và

không được để quá chiều cao qui định để chống đổ vỡ.Những thuốc sau khi cắt
được đựng trong hộp thuốc đã mở và trong những hộp nhựa có ghi rõ tên thuốc
đó, kèm theo là phiếu theo dõi rất dễ kiểm tra để tránh mất mát.Còn đối với
những thuốc được đựng trong hộp, ra lẻ sẽ có bao để cạnh bên.

-

Tại kho luôn có những bảng phân biệt, những giấy ghi chú thuốc có tên đọc
giống nhau hoặc bao bì giống nhau.

-

Tất cả các thuốc, hóa chất - y dụng cụ đều được sắp xếp trên pallet, giá, kệ,tủ…

-

Tuyệt đối không để thuốc, hóa chất - y dụng cụ trực tiếp trên nền kho( để chống
ẩm, mối, chuột…)

-

Trong kho phải có đường đi, khe hở giữa các khối hàng, để đảm bảo thông hơi –
thoáng gió, thuận tiện cho việc xuất nhập và di chuyển

c) Theo dõi bằng giấy tờ liên quan:
Không chỉ có những tủ, kệ thuốc riêng để bảo quản thuốc và hóa chất mà các Dược sĩ
– Nhân viên trong phòng ban luôn có những sổ sách, phần mềm quản lý, theo dõi sát
sao sự nhập – xuất thuốc trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm,…để đảm bảo số lượng
thuốc còn hay hết,… Sổ sách, giấy tờ theo dõi xuất – nhập thuốc rất quan trọng để luôn
đạt được nguyên tắc sắp xếp thuốc và lấy thuốc theo FIFO/FEFO:


17


Thông báo những thuốc Gần hết hạn
• FIFO: viết tắc của “First in/First out” có nghĩa là Nhập trước – Xuất trước.
• FEFO:viết tắc của “First expired/First out” có nghĩa là Hết hạn trước –
Xuất trước.
d) Một số nguyên tắc trong quá trình bảo quản:

18


Ngoài nguyên tắc FIFO/FEFO thì còn có 2 nguyên tắc trong quá trình bảo quản
thuốc là “5 chống và 3 dễ”
❖ Nguyên tắc “5 chống” :
a. Chống ẩm, nông: Kho được trang bị máy điều hòa và nhiệt độ kho trong
điều kiện ≤ 25C, bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong kho không quá
70%.Nhiệt kế được đặt vị trí có nhiệt độ cao và ổn định trong kho.Có bảng
theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho và được ghi chú lại vào lúc 8h sáng và
20h tối

\
b. Chống mối mọt, sâu bọ, chuột, nấm mốc: Kho thuốc được trang bị thiết bị đuổi
côn trùng.

19


Máy đuổi chuột

c. Chống cháy nổ: Có bình chữa cháy ở mỗi kho thuốc và kho vật tư y tế.

d. Chống quá hạn dùng: Áp dụng theo qui tắc FIFO và FEFO: Ngày, tháng của
thuốc được đặt ở mặt trước xoay ra ngoài và được đặt ở trên hoặc bên
ngoài.Những thuốc nào cận date sẽ được lập danh sách treo trên bảng báo
cáo.Mỗi lần nhập thuốc, lấy thuốc đều phải ghi vào phiếu theo dõi (thẻ kho) để
tiện cho việc theo dõi hạn dùng và tiện hơn cho việc kiểm tra thuốc.

20


a. Chống nhầm lẫn, hư hỏng, đỗ vỡ, mất mát: Các thuốc có bao bì hình dạng
giống nhau được để ngăn ra, cách xa nhau và không được để quá chiều cao qui
định để chống đổ vỡ.Những thuốc sau khi cắt được đựng trong hộp thuốc đã mở
và trong những hộp nhựa có ghi rõ tên thuốc đó, kèm theo là phiếu theo dõi rất
dễ kiểm tra để tránh mất mát.Còn đối với những thuốc được đựng trong hộp, ra
lẻ sẽ có bao để cạnh bên.Tại kho luôn có những bảng phân biệt, những giấy ghi
chú thuốc có tên đọc giống nhau hoặc bao bì giống nhau.

❖ Nguyên tắc “3 dễ” :
• Dễ thấy
• Dễ lấy.
• Dễ kiểm tra.
2.1.2.2 Đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới hạn nhiệt độ, độ ẩm,
việc bảo vệ tránh ánh sáng... cần được duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Cần phải
có sự chú ý tới các thuốc chứa hoạt chất kém vững bền đối với nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng... (Tham khảo Phụ lục -Danh mục một số hoạt chất ít vững bền)
Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không dùng lẫn
lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.

Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản theo đúng các
qui định tại qui chế liên quan.
Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ phải được bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh.
Nhiệt độ trong kho phải được kiểm tra ở các vị trí khác nhau của kho.
Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh
sáng truyền qua, trong phòng tối.
Các thuốc dễ bay hơi và các thuốc nhạy cảm với độ ẩm phải được bảo quản tại kho lạnh,
bao bì đóng kín. Các chất hút ẩm mạnh phải được bảo quản tại phòng khô, bao bì bằng
thủy tinh hoặc nhựa đóng kín. Nếu có thể thì nút phải được phủ paraffin.
Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, ở kho riêng.
Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước - xuất
trước hoặc hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết hoặc
hết hạn dùng.

21


Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn
và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc
đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.

2.2. Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP.
❖ Kho thuốc: Là nơi dùng để bảo quản, cung cấp và phát thuốc cho các Khoa Lâm
Sàng, bệnh nhân điều trị nội trú.
❖ Ý nghĩa: Kho thuốc đạt GSP giúp cho thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất đến
tay người bệnh, phòng và chữa bệnh đạt được nhu cầu của khách hàng.
❖ Yêu cầu của kho đạt GSP:
-

Các điều kiện bảo quản trong kho: Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là

điều kiện ghi trên nhãn thuốc.Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện
bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15
- 25C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30C.Phải
tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm
khác.Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện
bình thường ở nhiệt độ 30C và độ ẩm không quá 70%.Ngoài ra, cần chú ý đến
các điều kiện bảo quản đặc biệt theo nhãn như:

-

Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2 - 8C.

-

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15 - 25C, trong từng khoảng thời
gian nhiệt độ có thể lên đến 30C.

-

Để đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt, ẩm độ các
kho cần có sự đánh giá độ đồng đều về nhiệt và ẩm độ, việc đánh giá phải tuân
theo quy định chung của hướng dẫn.

-

Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo quản ở các
khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các điều kiện
bảo quản theo yêu cầu và các quy định của pháp luật.

-


Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: Phải được bảo quản
theo đúng quy định tại các qui chế liên quan.

22


-

Các thuốc, hóa chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc,…cần được
bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để mùi hấp thụ vào các
thuốc khác.

-

Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi, duy trì liên tục và được điều
chỉnh thích hợp khi cần thiết.

2.3. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và
điều trị.
2.3.1 Hội đồng thuốc và điều trị tại Bệnh viện Triều An:
2.3.1.1 Thành lập Hội đồng thuốc và điều trị:
Hội dồng thuốc và điều trị Bệnh viện Triều An được thanh lập vào ngày 01/06/2015
dựa theo Quyết dịnh 1895/1997/BYT-QD ngày 19/09/1997 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế ,
bao gồm 23 thành viện:
1. Chủ tịch Hội đồng:
BS.Nguyễn Hải Tùng

Tổng Giám Đốc


2. Phó Chủ tịch Hội Đồng:
BS.Trịnh Nhựt Toản

Phó Giám Đốc

3. Ủy viện thường trực:
DS.Tăng Nữ

Trưởng khoa Dược

4. Thư ký:
BS.Hoàng Hoài Liên

Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp

5. Các ủy viện:
1. BS.Trịnh Nhựt Toản

Phó Tổng Giám Đôc

2. BS.Dương Thanh Trắc

Phó Giám Đốc, TK Khám bệnh

3. BS.Nguyễn Thị Xuân Bình

Phó Giám Đốc, TK Ngoaị Tim

mạch

4. GS.BS.Trần Văn Bình

Trưởng Khối Nội

5. TS.BS.Nguyễn Trung Vinh

Trưởng Khối Nội, TKSàn chậu-Niệu
23


6. TS.BS.Nguyễn Quang Hiển

Trưởng Khoa Ngoại Thần Kinh

7. TS.BS.Nguyễn Thị Ngọc Nga

Trưởng Khoa Nội nhi

8. BS.Ngô Dũng Cường

Trưởng khoa CC-HSTC-CĐ

9. BS.Phạm Anh Tuấn

Trưởng Khoa Nội Tổng Hợp

10. BS.Đỗ Ngọc Phương

Phó Khoa Ung Bướu


11. BS.Đặng Tâm

Trưởng Khoa Ngoại Tổng Quát

12. BS.Nguyễn Thị Hiền

Trưởng Khoa Phẫu Thuật GMHS

13. BS.Trương Ngọc Thanh

Trưởng Khoa Phụ Sản

14. BS.Huỳnh Vĩnh Hải Ngươn

Phó Khoa Ngoại Nhi

15. BS.Nguyễn Hồng Chiến

Trưởng Khoa Xét Nghiệm

16. BS.Nguyễn Thị Kim Thanh

Trưởng khoa Nội Tim Mạch

17. BS.Bùi Huy Phụng

Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh

Hình
18. BS.Lê Tự Quốc Tuấn


Trưởng Khoa Nội Thần Kinh

19. BS.Trần Thị Bích Thủy

Trưởng Khoa Nội Tiết

2.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị:
• Tư vấn cho Ban Giám đốc Bệnh viện về cung ứng, sử dụng thuốc an toan, hợp
lý và có hiệu quả; cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện của Bệnh
viện
• Xậy dựng danh mục thuốc phù hợp với dặc thù của bệnh tật; thông tin về thuốc
cần được theo dõi ứng dụng thuốc mới trong Bệnh viện
• Giám sát việc thực hiện quy chế chuẩn đoán bệnh; làm hồ sơ bệnh án, quy chế
sử dụng thuốc, quy chế công tác khoa dược
• Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽgiữa dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng
Bảng 2.3.1.2 . Phân công chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị:
(theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TC ngày 01/06/2015)

STT

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1

Soạn thảo phác đồ điều trị Nội Khoa

NGƯỜI PHỤ TRÁCH
BS.Trịnh Nhựt Đoản
BS.Ngô Dũng Cường


24


BS.Đỗ Ngọc Phương
BS.Trần Thị Kim Thanh
BS.Lê Tự Quốc Tuấn
BSTrần Thị Bích Thủy
BS.Phạm Anh Tuấn
TS.BS.Nguyễn Trung Vinh
2

Soạn thảo phác đò phẫu thuật ngoại khoa

TS.BS.Nguyễn Quang Hiển
TS.BS.Đặng Tâm
TS. BS.Bùi Huy Phụng

3

Xậy dựng danh mục thuốc bệnh viện

DS.Tăng Nữ

4

Kế hoạch cung ứng thuốc

DS.Tăng Nữ
BS.Trịnh Nhựt Đoản

BS.Dương Thanh Trắc

5

6

Giám sát việc thực hiện quy chếchuyên BS.Nguyễn Thị Xuân Bình
môn về chuẩn đoan, chỉ định dùng thuốc BS.Hoàng Hoài Liên

Giám sát việc thực hiện quy chế về Dược DS.Tăng Nữ
BS.Hoàng Hoài Liên

7

Giám sát việc sử dụng thuốc an toan, BS.Ngô Dũng Cường
hợp lý

BS.Phạm Anh Tuấn
DS.Tăng Nữ

Soạn thảo các qui trình có liên quan đến
8

hoạt động ,của Hội đồng thuốc và điều
trị như: thông tin thuốc trong BV, giam

DS.Tăng Nữ

sát ADR, sử dụng thuốc trong BV


2.3.1.3 Hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị.

25


×