Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chuyên đề 4: “Nguồn tài nguyên sinh vật biển dùng làm thuốc”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 36 trang )

Nhóm 3- CĐ Dược K1B
1. Vũ Thị Hà Giang
2. Đỗ Thị Dung
3. Nguyễn Thị Lệ ( 03/11)
4. Đoàn Thị Thanh Hiên
5. Phạm Thị Mừng
6. Nguyễn Ngọc Ánh


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay, phần lớn nguồn nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt thuốc y học cổ
truyền được lấy từ các sinh vật hoang dã hoặc nuôi trồng trên đất liền, chỉ một phần
nhỏ được khai thác từ các sinh vật sống ở biển. Nguồn nguyên liệu từ sinh vật hoang
dã trên mặt đất thì ngày càng cạn kiệt, còn nguồn từ sinh vật biển thì vô cùng phong
phú và đa dạng, nhưng còn ít được khai thác và sử dụng.
Biển và đại dương thế giới chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, đồng thời là
nơi chiếm đến trên 90% thể tích khu vực sinh sống của trái đất. Với khoảng 300.000
loài động thực vật như rong biển, ruột khoang, hải miên, thân mềm, các loài vi khuẩn
biển…sinh sống. Ngoài vai trò to lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, những sản
phẩm của đại dương cũng bước đầu được nghiên cứu và sử dụng trong ngành công
nghiệp dược. Trong nhiều năm gần đây, các hoạt chất từ thiên nhiên đã dần dần được
phân lập và đánh giá hoạt tính sinh học.
Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài hơn 3.260 km chạy dọc từ Bắc vào Nam,
hàng nghìn hòn đảo ven biển, đặc biệt có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm
giữa biển Đông. Điều kiện địa lý đó đã đem lại nhiều thuận lợi, tiềm năng về nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú cho đất nước, tạo nên hệ sinh vật biển vô cùng
phong phú, dồi dào cả về trữ lượng và thành phần loài. Với khoảng 12.000 loài bao
gồm 2.000 loài cá, 6.000 loài động vật đáy, 653 loài rong biển và hàng ngàn loài động


thực vật phù du... Sau 2 năm nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa


học và Công nghệ Việt Nam (HLKH&CN VN) đã thu thập tổng số 310 mẫu sinh vật
biển, trong đó xác định được 136 loài sinh vật, 77 giống, 13 chi và 66 họ thuộc 6
nhóm sinh vật (thân mềm, da gai, hải miên, san hô cứng, san hô mềm và rong, cỏ
biển).[5] Đây là các mẫu sinh vật biển quý giá, phục vụ cho công tác nghiên cứu khai
thác các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học dùng làm thuốc chữa bệnh và bảo tồn
nguồn gen vi sinh vật.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân lập và xác định
cấu trúc hóa học của 329 hợp chất, trong đó 97 hợp chất phân lập từ 10 loài hải miên;
74 hợp chất từ 11 loài san hô mềm; 65 hợp chất từ 12 loài da gai; 82 hợp chất từ 15
chủng vi sinh vật biển; 6 hợp chất từ 2 loài rong cỏ biển và 5 hợp chất từ động vật
thân mềm. [5] Hiện nay, có một số hoạt chất có nguồn gốc từ sinh vật biển sản xuất
thành thuốc, được phép lưu hành trên thị trường như Ziconotide (-conotoxin
MVIIA) - một chuỗi peptit (peptide) có nguồn gốc từ loài Ốc nón nhiệt đới. Thuốc
này được Mỹ chứng nhận vào năm 2004 có tên thương mại là Prialt được sử dụng để
điều trị cơn đau mãn tính do tổn thương tủy sống. [6] Theo cơ quan kiểm định thực
phẩm dược phẩm Mỹ (FDA) và Đại diện châu Âu về đánh giá các thuốc (EMA), từ
năm 1940 đến 2010, có 113 thuốc chống ung thư có nguồn gốc thiên nhiên được
chứng nhận, trong đó có 3 thuốc có nguồn gốc từ sinh vật biển bao gồm Cytarabine,
Trabectedin và Eribulin. [7]
Hiện nay xu hướng “Trở về với thiên nhiên” ngày càng được con người ưu tiên
lựa chọn trong liệu trình phòng và điều trị bệnh. Chính vì vậy, việc phát triển các
phương pháp chiết xuất, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên là rất cần
thiết.


Chuyên đề 4: “Nguồn tài nguyên sinh vật biển dùng làm thuốc”
1.

Khái quát một số động - thực vật ở biển được sử dụng làm thuốc.
Đại dương là mái nhà của tập hợp đa dạng các dạng sống dùng nó làm nơi cư


trú. Do ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu sáng ở các tầng nước trên cùng, cho nên phần lớn
đại dương chìm trong bóng tối vĩnh viễn. Mỗi vùng khác nhau về nhiệt độ và độ sâu
cung cấp nơi trú ngụ cho một tập hợp duy nhất các loài sinh vật, môi trường biển trên
tổng thể bao trùm toàn bộ sự sống đa dạng rộng lớn. Nơi cư ngụ biển có phạm vi từ
vùng nước bề mặt cho tới những rãnh đại dương sâu nhất, bao gồm rạn san hô, rừng
tảo biển, đồng cỏ biển, vũng nước triều, bãi bùn và bãi cát, tầng đá đáy biển và
vùng biển khơi. Sinh vật sống trong vùng biển có kích cỡ lớn như cá voi dài 30 mét
cho đến thực vật nổi và động vật phù du cỡ vài micrô mét, nấm, vi khuẩn và vi rút,
bao gồm các vi rút ăn vi khuẩn biển mới được khám phá gần đây (những vi rút mà
sống bên trong vi khuẩn).[1] Sự sống ở biển đóng một vai trò quan trọng trong chu
trình cacbon nhờ các sinh vật quang tổng hợp biến đổi cacbon dioxit hòa tan trong


nước biển thành cacbon hữu cơ và nó có tầm quan trọng kinh tế đối với con người
trong vai trò cung cấp và khai thác nguồn thủy sản.[2]
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với ba mặt giáp biển, với dải bờ chạy dài trên
3260 km, diện tích trên 1 triệu km2. Đồng thời, nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, quanh năm khí hâu ấm áp vô cùng thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát
triển. Bởi vậy, chúng ta có được nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới đa dạng về
số lượng và giàu về hàm lượng. 12.000 loài sinh vật biển Việt Nam, bao gồm cả động
và thực vật. Các nghiên cứu đã chứng minh nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đa
dạng bao gồm khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5
loài rùa, 12 loài rắn biển... Trong đó, có một số nhóm sinh vật biển có giá trị kinh tế
quan trọng như cá, tôm, mực… đã được xác định khu vực phân bố, trữ lượng và khả
năng khai thác. Trữ lượng cá đáy và cá nổi khoảng 3.0-3.5 triệu tấn (chưa kể cá nổi di
cư xa, cá sống ở ven các đảo...), với khả năng khai thác (exploitation potential)
khoảng 1.5 – 1.7 triệu tấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đa dạng hóa về sản phẩm biển
đang là hướng đi rất tích cực, nhằm giảm bớt áp lực lên các đối tượng khai thác truyền
thống. Các loài thân mềm (ngao, nghêu, tu hài, hàu, vẹm, ốc hương…) đang được coi

là đối tượng khai thác, nuôi trồng chỉ đứng sau cá. Đặc biệt trong một số năm gần đây,
các nhà khoa học Viện KHCN Việt Nam đã tìm được nhiều chất có giá trị dược liệu
quý từ các loài hải miên, da gai, san hô, sứa biển… Đây là hướng đi rất tích cực trong
nghiên cứu, sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật biển. Ngoài ra, việc thường xuyên
nghiên cứu, biên tập Sách Đỏ Việt Nam cũng góp phần đáng kể vào việc bảo vệ
nguồn lợi sinh vật biển. [3]


Cho đến nay, phần lớn nguồn nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt thuốc y học cổ
truyền được lấy từ các sinh vật hoang dã hoặc nuôi trồng trên đất liền, chỉ một phần
nhỏ được khai thác từ các sinh vật sống ở biển. Nguồn nguyên liệu từ sinh vật hoang
dã trên mặt đất thì ngày càng cạn kiệt, còn nguồn từ sinh vật biển thì vô cùng phong
phú và đa dạng, nhưng còn ít được khai thác và sử dụng.
Đại dương bao la chiếm 71% bề mặt trái đất, người ta ước tính có hàng chục
triệu loài sinh vật biển (chủ yếu là các vi sinh vật) đang sống. Nếu như trên đất liền có
khoảng 270.000 loài thực vật đã biết cho tới nay và hàng triệu loài côn trùng và vi
sinh vật đang sinh sống thì số sinh vật biển lớn hơn rất nhiều. Nhiều hoạt chất lấy từ
các sinh vật biển có tác dụng mạnh gấp hàng trăm lần so với các chất lấy từ sinh vật
trên đất liền.
Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu tới
những loài sinh vật biển có giá trị thực phẩm, mà ít chú ý tới giá trị cung cấp các chất
có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc. Trong số đó, nhóm sinh vật đã biết có chứa
các chất hoạt tính sinh học tiềm năng rất phong phú (như hải miên, san hô mềm...), kể
cả những sinh vật có độc tố (như cá nóc, rắn biển, xoang tràng...). Đại dương chính là
nơi cung cấp nguồn nguyên liệu làm thuốc vô tận cho ngành dược. Các nhà hóa học
và dược học đang hy vọng sẽ tìm ra những loại thuốc thế hệ mới được điều chế từ các
sinh vật biển để chữa trị những căn bệnh nan y hiện nay.


Gần đây, cụm công trình “Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật biển

Việt Nam nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống”, các nhà khoa học
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu trên 5 loài sinh
vật biển được chọn lọc, gồm hải miên cành (Haliclona sp.), bọt biển xốp đen (Icrinia
echinata), cầu gai (Diadema setosum), hải sâm (Holothuria vagabunda và Holothuria
scabra), đã phát hiện được hàng trăm hợp chất hóa học, trong đó có những chất mới
có hoạt tính sinh học cao, như chống ung thư và kháng sinh. Từ các hoạt chất này sẽ
được nghiên cứu về tác dụng sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm thuốc dùng trong
điều trị những bệnh hiểm nghèo. [4]
Như vậy, với tiềm năng lớn mạnh về nguồn lợi sinh vật biển chúng ta cần có
một biện pháp hợp lí để chiết xuất các hoạt chất có hoạt tính sinh học ứng dụng trong
ngành y- dược. Phục vụ cho nhu cầu của con người đang có xu hướng “trở về với
thiên nhiên” trong việc sử dụng thuốc phòng và điều trị bệnh ngày nay.

2.

Khái niệm, chiết xuất, tác dụng và sản phẩm hiện có của các thuốc từ động
- thực vật.
2.1 Tảo Spirulina ( Tảo xoắn)


2.1.1

Tên khoa học: Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ

Cyanobacteria.
[8]
2.1.2 Đặc trưng hình thái
• Tế bào không có thể sắc tố, sắc tố phân bố ở phần ngoài nguyên sinh



chất, gọi là khu sắc tố.
Thân tảo có màu xanh lục, dạng sợi, xoắn theo hình trôn ốc, không có

vách cắt ngang.
• Chiều ngang tảo 4- 5 µm, chiều dài 400- 600 µm.
2.1.3 Thành phần dinh dưỡng [9]


Hàm lượng protein trong Spirulina thuộc vào loại cao nhất trong các thực
phẩm hiện nay, 56%-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn
2 lần trong đậu tương...



Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1 kg tảo xoắn Spirulina chứa
55 mg vitamin B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin
B12, 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E, 4.000 mg caroten trong
đó β-Caroten khoảng 1700 mg (tăng thêm 1000% so với cà rốt),
0,5 mg axít folic, inosit khoảng 500-1.000 mg..



Hàm lượng khoáng chất có thể thay đổi theo điều kiện nuôi trồng, thông
thường sắt là 580–646 mg/kg (tăng thêm 5.000% so với rau chân
vịt), mangan là 23–25 mg/kg, Mg là 2.915-3.811/kg, selen là
0,4 mg/kg, canxi, kali, phospho đều khoảng là 1.000- 3.000 mg/kg hoặc
cao hơn (hàm lượng canxi tăng hơn sữa 500%).




Phần lớn chất béo trong Spirulina là axít béo không no, trong đó axít
linoleic 13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy
trong các thực phẩm tự nhiên khác.




Hàm lượng cacbon hydrat khoảng 16.5%, hiện nay đã có những thông tin
dùng glucoza chiết xuất từ tảo Spirulina để tiến hành những nghiên cứu
chống ung thư.

2.1.4

Tác dụng [9]



Phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.



Chống oxy hóa, làm chậm sự lão hóa của tế bào, hỗ trợ điều trị các bệnh
thường gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương,…



Ngăn ngừa các bệnh thời đại như béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết
áp cao, ung thư,..




Làm đẹp da, giảm các vết nhăn, nám. Hỗ trợ giảm cân.



Tang cường thị lực.



Tăng sức đề kháng, tăng sức dẻo dai trong vận động.

2.1.5


Nuôi trồng và phát triển Spirulina tại Việt Nam

Tảo Spirulina được giáo sư Ripley D.Fox đưa vào Việt Nam vào năm
1985.



Do dễ nuôi trồng, khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, sản lượng cao
(theo cấp số nhân). Cùng với giá trị dinh dưỡng cao, giúp ngăn ngừa và
hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật, được sử dụng ngày càng rộng rãi. Hiện nay
đã có những cơ sở nuôi tảo tại Việt Nam như Vĩnh Hảo (Bình Thuận),
Châu Cát (Thuận Hải), Suối Nghệ (Đồng Nai). Năm 2008, công ty Cổ
Phần Tảo Vĩnh Hảo chính thức sản xuất tảo ở quy mô công nghiệp, diện
tích nuôi trồng được mở rộng trên 12000 m2. Năm 2013, sản lượng của



riêng một đơn vị trong tỉnh là Công ty Cổ Phần Tảo Vĩnh Hảo đã đạt gần
17 tấn.
2.1.6

Quy trình chiết xuất [10]

Về công nghệ sản xuất spirulina, xin giới thiệu khái quát một giải pháp hữu
ích đã đăng ký độc quyền ở Việt Nam, số 2-0000820, công bố ngày 25/3/2010
của tác giả Lê Văn Lăng: “Quy trình sản xuất tảo Spirulina sạch”, bao gồm 3
công đoạn như sau:

(a) Nuôi cấy trung chuyển: do tảo Spirulina rất dễ bị sốc và chết khi thay


đổi đột ngột môi trường sống nên phải cấy và nuôi thích nghi tảo giống trong
bể ở khu vực có che chắn xung quanh và phía trên, thời gian nuôi trung chuyển
tối thiểu là 1-3 ngày với cường độ ánh sáng không quá 10.000 Lux (nhiệt độ
khoảng 23-28°C). Môi trường nuôi cấy là nước sạch (đảm bảo độ trong suốt,
không nhiễm hóa chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng như As,
Hg, Pb, Cd,…, không nhiễm vi sinh như E. Coli, Coliorm,…), điều chỉnh độ
pH, độ thẩm thấu và bổ sung các dưỡng chất với nồng độ thích hợp, khuấy
và/hoặc sục khí liên tục hay gián đoạn (khoảng 8-12 lần mỗi ngày, mỗi lần
khoảng 5-7 phút) để tạo dòng lưu chuyển kín trong phương tiện nuôi cấy. ) để
dưỡng chất và không khí trộn đều vào môi trường nuôi cấy, giúp giải phóng
oxy do tảo thải ra mà vẫn tiết kiệm được năng lượng và/hoặc nhân lực. Tốc độ
dòng chảy của môi trường nuôi cấy từ 15-20 m/giây để phù hợp với tốc độ tự
bơi của tảo.
(b) Cấy và nuôi cấy để thu sinh khối: phương tiện nuôi cấy cũng được đặt
trong khu vực có che chắn như ở bước (a), sử dụng ánh sáng tự nhiên để nuôi
cấy tảo, cường độ ánh sáng trung bình là 25.000 ± 10% Lux (không quá 30.000

± 10% Lux). Môi trường nuôi cấy là nước sạch, điều chỉnh độ pH, độ thẩm thấu
và bổ sung các dưỡng chất với nồng độ thích hợp, khuấy và/hoặc sục khí liên
tục hay gián đoạn để tạo dòng lưu chuyển kín trong phương tiện nuôi cấy.
(c) Lọc thu sinh khối: Khi nồng độ Spirulina nuôi ở bước (b) đạt khoảng
0,9-1,1 g/l, tiến hành lọc thu sinh khối tảo ướt. Nếu thu hoạch ở nồng độ thấp
hơn thì năng suất thấp, ở nồng độ cao hơn thì không kinh tế do thời gian nuôi
lâu, hơn nữa các cá thể quá già bị chết, làm giảm năng suất. Sử dụng màng lọc
(vật liệu sợi bông pha lanh hoặc vật liệu tương tự) có lỗ xốp với đường kính
1/8-1/4 mm, hay đường kính ≥ 150 μm hay số lỗ lọc (mesh) nằm trong khoảng
50-120 mesh để lọc thu sinh khối tảo đạt kích thước chuẩn. Tảo kích thước nhỏ
hơn sẽ tiếp tục được nuôi để thu sinh khối sau.


2.1.7

Chế phẩm


Trong y học

1.Tảo Spirulina Nhật Bản 2200
Thành phần : Bột spirulina nguyên chất
100%
Hàm lượng : 200mg
Công dụng : Bổ sung Inositol, B-caroten,
ylinolenic, Linoleic acid, vitamin
(B1,B2,B6,B12,E), Niacin, Acid
pantothenic và khoáng chất (Natri,
canxi,sắt , kali, magie, kẽm, đồng,
mangan, selen, phosphor, crom, iod) có

trong tảo xoắn spirulina cho cơ thể.


2.Tảo Spirulina Vĩnh Hảo
Thành phần: Tảo Spirulina 100g
Khối lượng: 100g
Công dụng: bổ sung các acid amin thiết
yếu, vitamin, khoáng chất và các chất
chống oxy hóa từ tảo Spirulina nguyên
chất giúp:
– Bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức đề
kháng, tăng cường sức khỏe.
– Chống suy nhược cở thể, giảm mệt
mỏi.
– Giúp giảm cholesterol trong máu.

3.Tảo xoắn Spirulina- Calicium
Thành phần: -Bột tảo Spirulina Nguyên
chất 350mg
-Calicium Carbonate 50mg
Dạng bào chế: viên nén 500mg
Công dụng:
- Bổ sung Calci cho cơ thể, hỗ trợ phòng
chống loãng xương, còi xương.
- Bổ sung protein, vitamin, Beta Carotene và khoáng chất tự nhiên từ tảo
xoắn giúp chống lão hóa, tăng cường sức
đề kháng.


- Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, phòng

biến chứng của bệnh tiểu đường.



Trong mỹ phẩm

1. Sữa Tắm Organic Tảo Xoắn Pizu
Thành phần: Spirulina Platensis
Extract (dịch tiết tảo biển,…
Thể tích: 300ml
Công dụng: giúp dưỡng trắng và làm
da mịn màng căng bóng…giúp dưỡng
da khỏe trắng hồng mịn màng, phòng
và chống viêm tắc lỗ chân lông, lấy đi
chất bẩn, chất bã nhờn trên da, ngăn
ngừa các bệnh ngoài da như viêm da,
dị ứng, mụn trứng cá ở lưng, cung cấp
dưỡng ẩm cho da.


2.Mặt nạ tảo xoắn Spirulina
Thành phần:100% Spirulina tự nhiên
Khối lượng: 100gr
Công dụng:








Trong thực phẩm

Trị mụn, trị nám, trắng hồng
mịn màng da mặt.
Làm se khít lỗ chân lông, kiểm
soát bã nhờn, chống nhăn, ngăn
ngừa các nguyên nhân gây mụn.
Sản phẩm thích hợp cho mọi
loại da, đặc biệt là những người có
làn da dầu, hỗn hợp.


2.2 Rong câu chỉ vàng
2.2.1. Tên khoa học: Gracilaria asiatica Chang et Xia (tên khoa học cũ là
Gracilaria verrucosa (Huds. Papenf). Họ Rong câu Gracilariaceae
Một số loại tảo được dung để sản xuất Agar tại Việt Nam
1. Gelidium
- Chiều dài từ 1- 40cm
- Thân cây có những nhánh mọc ở
hai bên thân cây chính.

2.Gracilaria
- Thân hình trụ ngắn
- Đường kính thân 2- 5mm
- Chiều dài từ 3- 18cm

2.2.2 Chiết xuất [11]
Dùng rong câu chỉ vàng chế biến agar-agar, mỗi 100g có thể chiết xuất 30g keo
agar-agar, tỉ lệ xuất keo là 30%

Quy trình:




2.2.2.1 Xử lí hóa chất
* Gelidium chỉ đơn giản là rửa sạch để loại bỏ cát, muối, vỏ và các tạp chất khác sau
đó đem đi trích ly bằng nước nóng.
* Gracilaria cũng được rửa sạch, nhưng nó phải được xử lí với kiềm trước khi trích ly.
Mục đích: Làm thay đổi tính chất của agar, kết quả làm tang độ chắc của gel.
Nếu không xử lí bằng kiềm trước, chất lượng của agar thành phẩm thấp.
Thực hiện: Xử lí kiềm bằng cách đun tảo biển trong dung dịch NaOH 2- 5% ở
85- 900C trong 1h, sau đó được rửa bằng nước hoặc acid yếu để trung hòa kiềm dư.
2.2.2.2 Trích ly
* Gelidium: Trích ly bằng nước nóng ở 105- 1100C, 2- 4h (do Gelidium có cấu trúc
bền hơn).
* Gracilaria trích ly bằng nước nóng ở 95- 1000C, 2- 4h.
Phần còn lại của quy trình là như nhau cho cả hai nguyên liệu:
2.2.2.3 Lọc
* Mục đích: Loại bỏ các cặn tảo biển, làm dichjh lọc trong hơn
* Phương pháp sử dụng thiết bị lọc khung bản

- Khung giữ vai trò chứa bã lọc và là nơi nhập huyền phù vào.
- Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh dẫn dich lọc.


- Nguyên lí hoạt động
+ Dịch lọc chảy từ bản qua hệ thống đường ống và lấy ra ngoài.
+ Bã được giữ trên bề mặt của vách ngăn lọc được chứa trong khung.
+ Khi bã trong khung đầy thì dừng quá trình lọc để tiến hành rửa và tháo bã (rửa bã là

quá trình trích ly các chất hòa tan còn nằm trong pha rắn vào nước rửa).
Dịch trích ly này rất đậm đắc và sẽ hóa gel nếu bị nguội. Do đó, nó phải được giữ
nóng trong suốt quá trình lọc.
2.2.2.4 Gel hóa
* Mục đích: Chế biến, tạo thành khối gel
* Phương pháp: Agar nóng được dẫn vào nhờ ống PVC hình chữ T và được trải ra để
làm nguội và tạo gel trên bang chuyền bằng thép không rỉ. Gel được cắt thành miếng
khi đến cuối băng chuyền bằng thiết bị cắt.
Gel này sau khi cắt giảm kích thước có hai phương pháp để loại bỏ nước ra
khỏi gel.



Phương pháp 1: loại bỏ nước bằng quá trình kết đông- xả đông
+ Mục đích:
Loại bỏ phần lớn nước và các chất tan trong nước có trong khối gel.
Làm tăng độ chắc cho gel.
+ Thực hiện:
Gel được kết đông từ từ để hình thành các tinh thể đá. Cấu trúc của
gel bị chia nhỏ do quá trình lạnh đông để khi xả đông, nước tháo ra ngoài
để lại là một khối gel cô đặc chứa khoảng 10- 12% agar. Đôi khi gel này
được đặt giữa vải lọc xốp và được ép trong một máy ép thủy lực để laoij

-

bỏ nhiều nước hơn.
Phương pháp 2: Sử dụng áp lực để tách chất lỏng
+ Mục đích:
• Loại bỏ phần lớn lượng nước và các chất tan trong nước có trong
khối gel.





Làm tăng độ chắc cho gel.
+ Thực hiện:
Hai tấm kim loại có rãnh khía được che phủ bằng vải xốp và
gel agar được đặt ở giữa các tấm vải, giống như một bánh
“sandwich” có tấm kim loại bao ngoài cùng. Áp lực đè xuống các
tấm kim loại và lực tang lên từ từ, rất chậm trong khoảng 24h, để
tháo chất lỏng ra khỏi gel, thông qua các lớp vải, chảy xuống rãnh
của các tấm kim loại và thoát ra ngoài. Vào cuối giai đoạn, lực
được giải phóng, các tấm kim loại tách ra và gel bây giờ chứa
khoảng 20% agar được lấy ra khỏi lớp vải xốp.

2.2.2.5 Tẩy trắng
- Mục đích: Làm khối gel trắng hơn, làm tang giá trị cảm quan cho thành phẩm.
- Cách thực hiện:
Khối gel có thể được tẩy trắng bằng thuốc tẩy, sau đó được rửa sạch bằng nước
để loại bỏ các chất tẩy và vì lại được ngâm trong nước vì vậy mà hầu hết các muối
hòa tan được loại bỏ nhờ thẩm thấu. Nước rửa được tháo bỏ.
2.2.2.6 Sấy
- Mục đích: Loại bỏ lượng nước còn sót trong khối gel ra ngoài.
- Thiết bị sử dụng: máy sấy bang tải
Nguyên tắc hoạt động: Sử dụng phương pháp sấy đối lưu
+ Quá trình sấy được thực hiện trong ba vòng. Không khí được đưa vào mỗi
vùng đều có nhiệt độ thích hợp.
+ Không khí được hút vào cửa phía dưới và đốt nóng đến nhiệt độ cần thiết nhờ
caloiphe. Vật liệu sấy được cấp vào liên tục ở phễu nạp chất liệu và được cấp định
lượng qua cơ cấu cấp vật liệu.



+ Ở loại thiết bị này vật liệu từ băng chuyền trên di chuyển đến cuối thiết bị
bên phải thì đổ xuống băng chuyền dưới chuyển động theo hướng ngược lại, đi đến
băng chuyền cuối thì vật liệu khô được đổ ra ngăn chứa sản phẩm.

Thiết bị sấy băng tải
2.2.2.7 Nghiền
- Mục đích: Làm giảm khích thước khối agar đến kích thước đạt yêu cầu.
- Thiết bị sử dụng: thiết bị nghiền đĩa
Sử dụng máy nghiễn đĩa giúp giảm kích thước vật liệu tạo thành dạng bột. Vật
liệu được cho vào khe hẹp ở giữa hai đĩa. Khoảng cách giữa hai đĩa có thể điều chỉnh
tùy theo kích thước vật liệu.
2.2.2.8 Sàng
- Mục đích Phân loại bột agar theo kích thước
- Thiết bị: Dùng sang rung để phân loại


2.2.2.9 Đóng gói
2.2.3 Tác dụng
- Tác dụng giảm cân. Agar sẽ giãn nở trong ruột làm cho bạn cảm thấy no, vì vậy sẽ
ăn ít hơn bình thường. Một số người nghĩ rằng tính chất này sẽ giúp giảm cân.
- Tác dụng giảm cholesterol. Khi ở trong hệ tiêu hóa, agar sẽ hấp thụ cholesterol. Vì
agar là chất không tiêu hóa được nên sẽ được loại trừ ra khỏi cơ thể và đem theo các
cholesterol này.
- Tác dụng nhuận tràng. Agar giãn nở trong ruột, kích thích hệ tiêu hóa và tăng dung
tích của đại tràng. Agar không tiêu hóa được nên sẽ được bài thải ra khỏi cơ thể.
Các tác dụng khác. Một số nghiên cứu cho rằng agar có khả năng tăng cường
hệ miễn dịch và chống viêm. Một số nghiên cứu khác xác định tác dụng ngăn chặn
một số loại ung thư của agar.

2.2.4 Chế phẩm
* Trong y học


L- Broth Agar
Thành phần: Agar 454g
Dạng bào chế: Viên nang
Công dụng:
-Hỗ trợ giảm cân
-Nhuận tràng
1.

* Trong các ngành khác


2.3 Hải sâm

2.3.1 Tên khoa học: Stichopus sp
2.3.2 Đặc điểm hình thái
Hải sâm có thân hình trụ dài với lớp da dẻo, tròn bóng và có thể có gai sần sùi :
có những loài có thân trong suốt giống như một con giun. Trong số hàng trăm loài chỉ
khoảng 13 loài ăn được hoặc dùng làm thuốc. Chúng có thể dài trung bình từ 2,5 cm
đến 30 cm. Loài lớn nhất là Synapta maculata dài đến 5m.
2.3.3 Phân bố
Ở nước ta, hải sâm có nhiều ở
-

Vùng biển Khánh Hóa (HÒn Khói, Hòn Đôi, Hòn Tai, Hòn Rùa,… )
Đảo Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo,..


2.3.4 Thành phần dinh dưỡng
- Hàm lượng protein cao hơn 43%, mỡ 0.7%, chất khoáng 13- 14%, nước 10- 11%
- Hàm lượng cao các acid amin, giàu vitamin và khoáng chất (đặc biệt là Se- một chất
giải độc các kim loại nặng như Pb, HG).
2.3.5 Phương pháp chiết xuất [12]


×