Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thiết kế, chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 109 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. 2
MỤC LỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 7
Chương 1. Cơ sở lý thuyết và yêu cầu phục hồi chức năng .......................................................... 9
1.1.

Giới thiệu chung ................................................................................................................. 9

1.2.

Cơ sở lý thuyết bệnh và yêu cầu phục hồi chức năng ...................................................... 10

1.2.1.

Nguyên nhân ............................................................................................................ 10

1.2.2.

Hệ quả ...................................................................................................................... 14

1.2.3.

Điều trị ..................................................................................................................... 15

1.3.

Một số phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến ..................................................... 16

1.3.1.


Bố trí giường nằm cho bệnh nhân liệt nửa người..................................................... 16

1.3.2.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não......... 17

1.4.

Tính cấp thiết đối với việc thực hiện đề tài ...................................................................... 53

Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống .................................................................................... 55
2.1.

Các công cụ sử dụng trong thiết kế hệ thống ................................................................... 55

2.1.1.

Giới thiệu phần mềm vẽ solidworks......................................................................... 55

2.1.2.

Giới thiệu phần mềm thiết kế mạch và mô phỏng ................................................... 60

2.2.

Thiết kế chi tiết ................................................................................................................ 62

2.2.1.

Thiết kế hệ thống giá treo bệnh nhân ....................................................................... 63


2.2.2.

Thiết kế hệ thống băng tải ........................................................................................ 77

2.3.

Thiết kế mạch điều khiển động cơ ................................................................................... 82

2.3.1.

Nguyên lý điều khiển động cơ ................................................................................. 82

2.3.2.

Thiết kế mạch điều khiển động cơ ........................................................................... 85

Chương 3.Kết quả và kết luận .................................................................................................... 103
3.1.

Sản phẩm ban đầu sau lắp ráp ........................................................................................ 103

3.2.

Đánh giá sơ bộ thiết kế sản phẩm .................................................................................. 107

3.3.

Dự kiến phát triển tương lai ........................................................................................... 108


3.4.

Kết luận .......................................................................................................................... 108

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................... 109

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tìm tòi và nghiên
cứu của bản thân. Các số liệu trong luận văn là có thực, mọi kết quả nghiên cứu
cũng như ý tưởng của tác giả đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Luận văn này cho đến nay vẫn chưa được ai bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Học viên

Nguyễn Hoài Nam

2


MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Hệ thống Gait Trainer của Mỹ (trái) và Locomat của Thụy Sỹ (phải) .................................. 9
Hình 2. Bố trí giường nằm cho bệnh nhân ....................................................................................... 16
Hình 3. Nằm nghiêng về phía bên liệt.............................................................................................. 17
Hình 4. Nằm nghiêng về phía bên lành ............................................................................................ 18

Hình 5. Nằm ngửa tay duỗi dọc thân ............................................................................................... 18
Hình 6. Tập gấp ................................................................................................................................ 19
Hình 7. Tập khép .............................................................................................................................. 20
Hình 8. Tập xoay.............................................................................................................................. 20
Hình 9. Tập tư thế nằm sấp .............................................................................................................. 20
Hình 10. Tập gấp duỗi...................................................................................................................... 21
Hình 11. Tập sấp ngửa cẳng tay ....................................................................................................... 21
Hình 12. Tập gấp duỗi cổ tay ........................................................................................................... 22
Hình 13. Tập nghiêng trụ và nghiêng quay ...................................................................................... 22
Hình 14. Tập gấp duỗi...................................................................................................................... 22
Hình 15. Tập dạng khép ................................................................................................................... 23
Hình 16. Tập gấp duỗi các khớp ngón cái........................................................................................ 23
Hình 17. Tập đối chiếu ngón cái với các ngón khác ........................................................................ 23
Hình 18. Tập gấp duỗi khớp háng .................................................................................................... 24
Hình 19. Tập dạng và khép khớp háng ............................................................................................ 24
Hình 20. Tập xoay khớp háng .......................................................................................................... 25
Hình 21. Tập duỗi khớp háng .......................................................................................................... 25
Hình 22. Tập tư thế nằm ngửa.......................................................................................................... 25
Hình 23. Tập tư thế nằm sấp ............................................................................................................ 26
Hình 24. Tập kéo ép khớp gối .......................................................................................................... 26
Hình 25. Tập bệnh nhân nằm ngửa .................................................................................................. 26
Hình 26. Tập bệnh nhân nằm sấp ..................................................................................................... 27
Hình 27. Tập quay khớp cổ chân ..................................................................................................... 27
Hình 28. Tập khớp ngón chân .......................................................................................................... 27
Hình 29. Cách hỗ trợ tay 1 ............................................................................................................... 28
Hình 30. Cách hỗ trợ tay 2 ............................................................................................................... 28
Hình 31. Ức chế co cứng toàn thân 1 ............................................................................................... 29
Hình 32. Tư thế ức chế co cứng 2 .................................................................................................... 29
Hình 33. Tập ức chế co cứng ở tay .................................................................................................. 29
Hình 34. Tập với người giúp ............................................................................................................ 29

Hình 35. Tự tập ................................................................................................................................ 29
Hình 36. Tư thế ban đầu................................................................................................................... 30
Hình 37. Tư thế thứ 2 ....................................................................................................................... 30
Hình 38. Tư thế 3 ............................................................................................................................. 30
Hình 39. Ức chế co cứng đai vai ...................................................................................................... 31
Hình 40. Tập tay tư thế 1 ................................................................................................................. 31
Hình 41. Tập tay tư thế 2 ................................................................................................................. 31
Hình 42. Tập tư thế nằm ngửa.......................................................................................................... 31
Hình 43. Tập tư thế nằm nghiêng..................................................................................................... 32
Hình 44. Tư thế nằm nghiêng bên lành hai chân gấp ....................................................................... 32
3


Hình 45. Tập tư thế 1 ....................................................................................................................... 32
Hình 46. Tập tư thế 2 ....................................................................................................................... 32
Hình 47. Tập tư thế 3 ....................................................................................................................... 33
Hình 48. Tập tư thế 4 ....................................................................................................................... 33
Hình 49. Tập tư thế 5 ....................................................................................................................... 33
Hình 50. Tập tư thế 6 ....................................................................................................................... 33
Hình 51. Tập tư thế 7 ....................................................................................................................... 34
Hình 52. Tập tư thế 8 ....................................................................................................................... 34
Hình 53. Tập tư thế 9 ....................................................................................................................... 34
Hình 54. Tập tư thế 10 ..................................................................................................................... 34
Hình 55. Tập tư thế 11 ..................................................................................................................... 34
Hình 56. Tư thế 1 ............................................................................................................................. 35
Hình 57. Tư thế 2 ............................................................................................................................. 35
Hình 58. Tư thế 1 ............................................................................................................................. 35
Hình 59. Tư thế 2 ............................................................................................................................. 35
Hình 60. Tư thế 3 ............................................................................................................................. 35
Hình 61. Tư thế 1 ............................................................................................................................. 36

Hình 62. Tư thế 2 ............................................................................................................................. 36
Hình 63. Tư thế 3 ............................................................................................................................. 36
Hình 64. Tư thế 4 ............................................................................................................................. 36
Hình 65. Tư thế 5 ............................................................................................................................. 37
Hình 66. Tư thế chuẩn bị.................................................................................................................. 37
Hình 67. Tập gấp duỗi...................................................................................................................... 37
Hình 68. Tư thế 1 ............................................................................................................................. 37
Hình 69. Tư thế 2 ............................................................................................................................. 37
Hình 70. Tập giữ 90o ....................................................................................................................... 38
Hình 71. Duỗi hơn 90o..................................................................................................................... 38
Hình 72. Tập gấp duỗi hẳn ............................................................................................................... 38
Hình 73. Tập 2 chân ......................................................................................................................... 38
Hình 74. Vị trí khớp gối 45o ............................................................................................................ 39
Hình 75. Tập góc gấp khác .............................................................................................................. 39
Hình 76. Tư thế chuẩn bị.................................................................................................................. 39
Hình 77. Tập gấp duỗi chân liệt ....................................................................................................... 40
Hình 78. Gấp khớp gối, háng ........................................................................................................... 40
Hình 79. Tập gấp ngả khớp gối ........................................................................................................ 40
Hình 80. Khép dạng khớp háng ....................................................................................................... 40
Hình 81. Tập ngả 2 khớp gối............................................................................................................ 40
Hình 82. Tư thế nằm thư giãn .......................................................................................................... 41
Hình 83. Tập nằm ngửa gấp chân liệt tối đa .................................................................................... 41
Hình 84. Tập gấp duỗi tối đa............................................................................................................ 41
Hình 85. Tập thế đạp xe ................................................................................................................... 41
Hình 86. Tập nâng chân liệt ............................................................................................................. 41
Hình 87. Bắt chéo chân liệt .............................................................................................................. 42
Hình 88. Tập dồn trọng lượng lên mông, chân phải ........................................................................ 42
Hình 89. Tập dồn trọng lượng lên mông, chân trái .......................................................................... 42

4



Hình 90. Dồn sang mông bên liệt..................................................................................................... 43
Hình 91. Dồn sang mông bên lành ................................................................................................... 43
Hình 92. Tư thế trung gian ............................................................................................................... 43
Hình 93. Nghiêng bên phải .............................................................................................................. 43
Hình 94. Nghiêng bên trái ................................................................................................................ 44
Hình 95. Tập ngồi trên mông ........................................................................................................... 44
Hình 96. Nghiêng phải chống tay .................................................................................................... 44
Hình 97. Nghiêng phải hạ thấp ........................................................................................................ 44
Hình 98. Nghiêng trái chống tay ...................................................................................................... 44
Hình 99. Nghiêng trái hạ thấp .......................................................................................................... 44
Hình 100. Đi phía mông liệt............................................................................................................. 45
Hình 101. Đi phía mông lành ........................................................................................................... 45
Hình 102. Tư thế ngồi ...................................................................................................................... 46
Hình 103. Ngồi ghế có tay, dựa ....................................................................................................... 46
Hình 104. Tập cúi khi ngồi ghế ........................................................................................................ 46
Hình 105. Tập vận động hai bên ...................................................................................................... 46
Hình 106. Chỉnh tư thế ngồi giường hoặc ghế ................................................................................. 47
Hình 107. Tập ngồi thẳng lưng ........................................................................................................ 47
Hình 108. Tư thế chuẩn bị................................................................................................................ 48
Hình 109. Tập ngồi bước 1 .............................................................................................................. 48
Hình 110. Tập ngồi bước 2 .............................................................................................................. 48
Hình 111. Tư thế nằm bắt đầu .......................................................................................................... 49
Hình 112. Tập ngồi dậy bước 1........................................................................................................ 49
Hình 113. Tập ngồi dậy bước 2........................................................................................................ 49
Hình 114. Tư thế ngồi ban đầu......................................................................................................... 50
Hình 115. Ngồi quay bên liệt ........................................................................................................... 50
Hình 116. Giữ ngồi thẳng................................................................................................................. 50
Hình 117. Ngồi quay bên lành ......................................................................................................... 50

Hình 118. Tập nghiêng bên phải ...................................................................................................... 50
Hình 119. Tập nghiêng bên trái........................................................................................................ 51
Hình 120. Tập ngồi cúi về trước ...................................................................................................... 51
Hình 121. Tập gấp duỗi gối.............................................................................................................. 51
Hình 122. Gấp duỗi chân liệt ........................................................................................................... 51
Hình 123. Tập lên xe lăn 1 ............................................................................................................... 52
Hình 124. Tập lên xe lăn 2 ............................................................................................................... 52
Hình 125. Tập lên xe lăn 3 ............................................................................................................... 52
Hình 126. Minh họa thiết kế SolidWorks ........................................................................................ 58
Hình 127. Biểu tượng sau khi cài bộ SolidWorks 2016 ................................................................... 58
Hình 128. Màn hình làm việc........................................................................................................... 59
Hình 129. Hộp thoại New SolidWorks Doccument ......................................................................... 59
Hình 130. Giao diện SolidWorks trong môi trường Assembly ........................................................ 60
Hình 131. Phần mềm Proteus ........................................................................................................... 61
Hình 132. Giao diện khởi động Orcad ............................................................................................. 61
Hình 133. Giao diện chính Orcad .................................................................................................... 62
Hình 134. Nguyên lý hệ thống ......................................................................................................... 63

5


Hình 135. Tổng quan khung treo ..................................................................................................... 64
Hình 136. Bảng các chi tiết .............................................................................................................. 64
Hình 137. Tính toán khung treo ....................................................................................................... 65
Hình 138. Minh họa hình 3D ........................................................................................................... 65
Hình 139. Tính toán thanh dầm khung trên ..................................................................................... 66
Hình 140. Bảng mô tả tính toán ....................................................................................................... 67
Hình 141. Thanh dầm dưới .............................................................................................................. 68
Hình 142. Minh họa các trường hợp ................................................................................................ 70
Hình 143. Phần tử hữu hạn .............................................................................................................. 71

Hình 144. Giá treo kiểu chéo ........................................................................................................... 72
Hình 145. Hình chi tiết thanh đế phải .............................................................................................. 73
Hình 146. Hình chi tiết thanh đế trái ................................................................................................ 73
Hình 147. Hình chi tiết thanh đứng 1 ............................................................................................... 74
Hình 148. Hình chi tiết thanh đứng 2 ............................................................................................... 74
Hình 149. Hình chi tiết thanh ngang ................................................................................................ 75
Hình 150. Hình chi tiết gá nối .......................................................................................................... 75
Hình 151. Hình chi tiết cơ cấu tay cầm ............................................................................................ 76
Hình 152. Hình chi tiết gá đỡ bộ tời................................................................................................. 76
Hình 153. Minh họa cấu tạo và nguyên lý hoạt động băng tải ......................................................... 77
Hình 154. Thiết kế tổng thể băng tải ................................................................................................ 78
Hình 155. Chi tiết thanh chống phải ................................................................................................ 79
Hình 156. Chi tiết thanh chống trái .................................................................................................. 79
Hình 157. Chi tiết thanh L dưới phải ............................................................................................... 80
Hình 158. Chi tiết thanh L dưới trái ................................................................................................. 80
Hình 159. Chi tiết thanh L trên phải ................................................................................................ 81
Hình 160. Chi tiết thanh L trên trái .................................................................................................. 81
Hình 161. Giá đỡ động cơ ................................................................................................................ 82
Hình 162. Mạch nguyên lý ............................................................................................................... 85
Hình 163. Mạch in ........................................................................................................................... 86
Hình 164. Mạch thật......................................................................................................................... 86
Hình 165. Khối nguồn ...................................................................................................................... 87
Hình 166. Khối điều khiển ............................................................................................................... 87
Hình 167. Khối điều khiển động cơ Servo ....................................................................................... 88
Hình 168. Khối điều khiển động cơ DC........................................................................................... 88
Hình 169. Khối truyền thông ........................................................................................................... 89
Hình 170. Loadcell CAS BCL100 ................................................................................................... 90
Hình 171. Cấu tạo Loadcell CAS BCL100 ...................................................................................... 90
Hình 172. Sơ đồ khối của IC HX711 ............................................................................................... 92
Hình 173. Sơ đồ chân IC HX711 ..................................................................................................... 92

Hình 174. Sơ đồ thiết kế khối chuyển đổi tương tự số sử dụng ADC 24-bit HX711 ...................... 94
Hình 175. Sản phẩm ban đầu ......................................................................................................... 103
Hình 176. Phía trên khung treo ...................................................................................................... 104
Hình 177. Phía dưới - chân khung treo .......................................................................................... 105
Hình 178. Chi tiết bộ tời nâng hạ và tay cầm ................................................................................. 106
Hình 179. Băng tải ......................................................................................................................... 107

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển và có những đóng góp to lớn vào
sự thay đổi và tiến bộ của toàn xã hội. Kỹ thuật y học hiện đại cũng được khoa học
công nghệ hỗ trợ và mang tới nhiều bước tiến mới có ý nghĩa to lớn giúp chẩn đoán
và điều trị bệnh ngày càng chính xác hơn và hiệu quả hơn. Tại các bệnh viện của
Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều các máy móc thiết bị y tế hiện đại cũng đang
được khai thác và sử dụng hiệu quả.
Trong phục hồi chức năng vận động của người thì quá trình tập đi, đứng rất quan
trọng. Để có thể tạo nên kết quả phục hồi toàn diện, thiết bị trợ giúp người bệnh tập
đi đứng là một phần không thể thiếu. Tại Việt Nam hiện nay, tất cả các bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh đều đã có khoa Phục hồi chức năng, 240 quận/huyện, 2500
phường/xã đã triển khai phục hồi chức năng. Tuy vậy, phục hồi chức năng còn đang
là vấn đề mới đối với chúng ta. Chúng ta chưa có đủ các trang thiết bị chuyên môn
dùng cho chuyên khoa này. Ngoài ra, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng lồng
ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu của ngành y tế hiện đang là bước đi
chính và là biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật tại Việt Nam. Như
vậy, nhu cầu về thiết bị trợ giúp phục hồi chức năng vận động nói chung và phục
hồi chức năng đi đứng nói riêng là rất lớn.
Đã có một số công ty trong nước sản xuất các dụng cụ trợ giúp chức năng đứng như

thanh song song, khung tập đứng. Tuy nhiên, các dụng cụ này khá đơn giản, không
có tính tùy biến cao. Khi tập, bệnh nhân phải dùng sức của hai cánh tay chống lên
khung đỡ trọng lượng của cơ thể, giảm tải trọng tác dụng lên đôi chân. Như vậy,
khả năng thay đổi mức độ tải trọng tác dụng lên đôi chân để phục hồi chức năng
đứng hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào bệnh nhân. Mức độ hỗ trợ từ bên ngoài hoàn toàn
không có. Thời gian cần thiết để phục hồi chức năng cho bệnh nhân là lâu. Các thiết
bị của nước ngoài thì nhờ có cơ cấu hỗ trợ lực động từ bên ngoài nên tải trọng tác
dụng lên đôi chân là thay đổi được. Nhờ đó khả năng phục hồi của bệnh nhân cao
hơn và thời gian phục hồi cũng nhanh hơn (thời gian tập luyện phục hồi rút ngắn
được 30%). Tuy nhiên giá thành một thiết bị ngoại nhập là khá đắt. Giá của các
thiết bị nhập khẩu thì các nước tiên tiến châu Âu hoặc Mỹ thì ít nhất cũng là 1,5 tỷ.
Trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay, lượng bệnh nhân là nhiều, thời gian tập
luyện lâu mà mỗi thiết bị chỉ sử dụng được cho một bệnh nhân tại một thời điểm
nên giá thành như vậy là chưa phù hợp.
Chính vì thế, trong luận văn này tôi đề xuất nghiên cứu chế tạo sản xuất thiết bị hỗ
trợ phục hồi chức năng đặc biệt là cho trẻ nhỏ.

7


2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức
năng đi đứng, có tính năng tương đương với các máy được dùng trên các nước tiên
tiến, nhưng chi phí giá thành sản xuất thấp hơn nhiều và phù hợp với nước ta.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng đi đứng
cho trẻ nhỏ. Đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, tính năng thực tế cần thiết cho quá trình
phục hồi chức năng đi đứng, từ đó lên phương án nghiên cứu, thiết kế và chế tạo
thiết bị có tính năng phù hợp, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ trong quá trình phục

hồi sau các bệnh hoặc di tật.
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu một số hệ thống thiết bị phục hồi chức năng ở các nước tiên
tiến, tìm các yêu cầu, chức năng hoạt động, nguyên lý hoạt động chính phục vụ việc
phục hồi chức năng.
Nghiên cứu tổng quan các bước phục hồi chức năng của người bệnh, những nhu cầu
vận động thực tế nhằm xây dựng thiết bị phù hợp.
Nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào trong quá trình thiết kế sản phẩm nhằm đảm bảo
tính khoa học cũng như tính chính xác, tuổi thọ, độ bền của sản phẩm.
3. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi
chức năng cho trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu cuối cùng của đề tài là một sản phẩm có
khả năng ứng dụng thực tế, có độ chính xác tương đương thiết bị ngoại về chức
năng, đồng thời đảm bảo yêu cầu thực tiễn trong ứng dụng cho ngành phục hồi chức
năng ở Việt nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp phân tích: tổng hợp các tài liệu liên quan đến bệnh liệt nửa
người do tai biến mạch máu não và các phương pháp tập luyện phục hồi chức năng
hiện nay. Từ đó đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
Phương pháp thiết kế: thiết kế sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ chi tiết các khối
của thiết bị thiết bị hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng đi đứng.
Thử nghiệm thực tế: thử nghiệm thực tế, đánh giá hiệu năng của thiết bị và cải tiến.
8


Chương 1. Cơ sở lý thuyết và yêu cầu phục hồi chức năng
1.1. Giới thiệu chung
Tai biến mạch máu não là loại bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau,
có thể gây tử vong nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Đây cũng là loại bệnh để lại nhiều di
chứng nặng nề, đặc biệt là những di chứng về vận động như đi, đứng dẫn đến

khuyết tật hay tàn tật về vận động nhiều nhất.
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, không phân biệt nghề
nghiệp, giới tính, địa phương, hoàn cảnh kinh tế, xã hội. Tai biến mạch máu não có
thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra với những người đang ở trong lứa tuổi
lao động và những người cao tuổi đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ đất nước. Họ đáng được hưởng sự chăm sóc toàn diện vả về y tế và xã hội.
Ngày nay, với sự tiến bộ của y học cùng các phương tiện chẩn đoán và trang thiết bị
hiện đại, số người bị tai biến mạch máu não được cứu sống ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, điều đó cũng có nghĩa là số người bị di chứng và tàn tật do tai biến mạch
máu não cũng sẽ tăng lên. Nhu cầu về phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa
người do tai biến mạch máu não cũng sẽ nhiều hơn và đa dạng hơn. Phục hồi chức
năng cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não là để phòng ngừa và
làm giảm tối đa các di chứng, tạo cơ hội bình đẳng và sớm đưa người bệnh trở lại
hòa nhập với cuộc sống độc lập của họ ở gia đình và cộng đồng.

Hình 1. Hệ thống Gait Trainer của Mỹ (trái) và Locomat của Thụy Sỹ (phải)
Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật…các nghiên cứu về mô
hình vận động của con người đã được tập trung thực hiện. Các thiết bị hỗ trợ tập
9


luyện phục hồi chức năng vận động đã được thử nghiệm thực tế và thương mại hóa.
Hiệu quả mà chúng đem lại là to lớn. Bệnh nhân phục hồi chức năng nhanh hơn,
hiệu quả hơn (thời gian tập luyện phục hồi rút ngắn được 30%). Các bác sỹ không
còn phải mất quá nhiều thời gian để hướng dẫn Đối với các thiết bị hỗ trợ tập luyện
phục hồi chức năng vận động của các chi có thể kể đến một số hệ thống điển hình
như Gait Trainer của hãng Biodex – Mỹ hay Locomat của hãng Hocoma – Thụy Sỹ
(hình 1). Hệ thống Gait Trainer của Mỹ là hệ thống trợ giúp tập luyện phục hồi chức
năng vận động đang được sử dụng ở nhiều bệnh viện tại Mỹ. Hệ thống này trợ giúp
bệnh nhận trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng. Giá thành của hệ thống

này vào khoảng 2,0 tỷ đồng. Trong khi đó, hệ thống Locomat của Thụy Sỹ là một
hệ thống tập luyện phục hồi chức năng vận động tổng thể có kết hợp với bài tập
dưới dạng trò chơi. Hệ thống này cũng đang được sử dụng ở rất nhiều bệnh viện ở
châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, giá thành của nó lại rất rất đắt, tầm 15 tỷ.
Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 7,8% dân số tương đương với 6,1 triệu
người là những người bị khuyết tật về một chức năng nào đó như vận động, thị giác,
thính giác, ngôn ngữ. Trong đó, số người bị khuyết tật về chức năng vận động
chiếm tỷ lệ cao nhất lên đến 35,5%. Đội ngũ chuyên gia phục hồi chức năng của ta
còn chưa đủ, trang thiết bị tập luyện còn rất thiếu thốn, chủ yếu là các thiết bị tập
luyện cổ điển, thông thường.
Cũng đã có một số công ty sản xuất các trang bị hỗ trợ đi lại nhưng vẫn chỉ là các
thiết bị giản đơn như khung đỡ, gậy chống…Một số nghiên cứu chuyên sâu về trang
thiết bị hỗ trợ đi lại như xe lăn tự hành dành cho người khuyết tật đã được một
nhóm tác giả tại Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện. Việc nghiên cứu, thiết kế,
chế tạo các thiết hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng vận động mới bắt đầu được
chú ý tới. Ví dụ như đề tài nghiên cứu, thiết kế thiết bị tập luyện khớp cổ tay, cổ
chân do một nhóm tác giả khác ở Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện. Tuy nhiên
đây không phải là thiết bị hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng đi lại của bệnh nhân.
Như vậy có thể nói đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên hướng tới việc thiết kế thiết bị
hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng đi lại của bệnh nhân
1.2. Cơ sở lý thuyết bệnh và yêu cầu phục hồi chức năng
1.2.1. Nguyên nhân
Các chuyên gia Trung tâm tế bào Hiện Đại Quảng Châu đã chỉ ra rằng: Nguyên
nhân gây đô ̣t quy ̣ có 8 nguyên nhân chính, tìm hiể u nguyên nhân gây bê ̣nh, kip̣ thời
chẩ n đoán, có tác du ̣ng trong viê ̣c điề u tri ̣đô ̣t quy.̣
-

Tăng huyết áp và xơ vữa đô ̣ng ma ̣ch là nguyên nhân chính gây đô ̣t quy:̣ Mô ̣t
số dữ liê ̣u đã cho thấ y, 93% bê ̣nh nhân xuấ t huyế t naõ có tiề n sử bi ̣cao huyế t


10


-

-

-

-

-

-

áp, 86% bê ̣nh nhân huyế t khố i naõ có tiề n sử bi ̣ cao huyế t áp, 70% bê ̣nh
nhân bi ̣các bê ̣nh ma ̣ch máu naõ có tiề n sử bi ̣xơ vữa đô ̣ng ma ̣ch.
Phình động ma ̣ch, di ̣da ̣ng đô ̣ng tĩnh mạch dẫn đế n tình tra ̣ng huyế t quản nô ̣i
sọ phát triể n di ̣ thường, là nguyên nhân thường gă ̣p khiế n chảy máu dưới
màng nhê ̣n và xuấ t huyết naõ , rấ t hay bi ̣vỡ và chảy máu.
Có mô ̣t vài chứng viêm có khả năng xâm lấ n màng naõ , ma ̣ch máu naõ hoă ̣c
chỉ xâm lấn ma ̣ch máu não khiế n cho động ma ̣ch naõ bi ̣ viêm như viêm
mưng mủ, viêm kế t ha ̣ch, viêm do nấ m và bê ̣nh thấ p khớp, đề u có thể gây
bê ̣nh ma ̣ch máu naõ .
Các bê ̣nh về máu như ban xuấ t huyế t giảm tiể u cầ u, chứng tăng hồ ng cầ u,
bệnh máu trắng thường dẫn đến tin
̀ h tra ̣ng xuấ t huyế t ma ̣ch máu naõ . Rấ t it́
xảy ra trường hợp thiế u máu naõ .
Các bê ̣nh liên quan đế n trao đổ i chấ t như đái tháo đường, mỡ trong máu cao
có quan hệ mật thiết đến các bê ̣nh ma ̣ch máu naõ . Theo con số thố ng kê, có

30%~40% bê ̣nh nhân mắ c ma ̣ch máu não bi ̣ tiể u đường, tỷ lê ̣ bi ̣ xơ cứng
động ma ̣ch của những bệnh nhân tiể u đường cao hơn người bình thường gấ p
5 lầ n, thời gian mắ c xơ cứng động mạch cũng sớm hơn người biǹ h thường và
tiǹ h tra ̣ng xơ cứng cũng tương đố i nă ̣ng.
Các loại chấ n thương bên ngoài, ngộ đô ̣c, u naõ , u não sau xa ̣ tri ̣ có thể dẫn
đế n tình tra ̣ng thiếu máu hoặc xuấ t huyế t ma ̣ch máu naõ .
Hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa mô ̣t lươ ̣ng lớn Nicotine, Nicotine khiế n
cho cân nặng bị giảm, giảm cảm giác thèm ăn. Vừa kháng Insulin la ̣i vừa làm
tăng Cortisol, đề u là những nguyên nhân khiế n cho đường trong máu và
huyế t áp tăng cao. Cuố i cùng dẫn đế n đô ̣t quy.̣
Người béo. Theo các quan sát lâm sàng, người béo phì có tỷ lê ̣ bi ̣đô ̣t quy ̣ cao
hơn người bình thường đế n 40%. Ngoài ra, người béo thường mắ c các bê ̣nh
như tiể u đường, cao huyế t áp, bê ̣nh tim ma ̣ch vành... đây đề u là những nhân
tố nguy hiểm gây đô ̣t quy.̣

Đột quỵ não nguyên nhân tiền ẩn, tích tụ cholesterol
Đột quỵ não, chính xác hơn là đột quỵ tĩnh mạch não, chính là thuật ngữ trước đây
thường gọi là tai biến mạch máu não, một loại bệnh gây tử vong cao. Có nhiều
nguyên nhân gây bệnh song người ta mới biết đến một nguyên nhân là do tích tụ
cholesterol.
Nguyên nhân nhồi máu não
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh: bệnh tim mạch, huyết áp, rối loạn huyết động.
Biến chứng của bệnh lý cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,...); chèn đẩy hệ

11


động mạch đốt sống – thân nền và phổ biến nhất là rối loạn chuyển hóa mỡ máu
(lipid) máu. Nhưng phần lớn là do nguyên nhân phối hợp trên một người bệnh.
Nhồi máu não gây đột quỵ là do cục huyết khối được tạo thành bởi một số yếu tố

trong máu như fibrinogen, hồng cầu, bạch cầu, đặc biệt là tiểu cầu lại tăng số lượng
và độ dính, ngưng kết, bám vào lớp nội mạc của động mạch. Từ đó dòng chảy và
lưu lượng máu bị giảm sút do hẹp lòng động mạch gây nên hàng loạt rối loạn ở
những vùng do động mạch đó chi phối... Nếu cục huyết khối khu trú ở động mạch
cảnh (động mạch cổ), nhất là động mạch cảnh trong chuyên cung cấp máu nuôi
dưỡng não thì sẽ gây ra thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến đột quỵ não do nhồi
máu não.
Bởi vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia trên thế
giới về dự phòng đột quỵ nhồi máu não bằng các thuốc “chống kết tiểu cầu” như
aspirin, dipyridamol, clopidogreb,... với phác đồ đơn lẻ, hoặc phối hợp, liều lượng
tối ưu thích hợp nhất.
Bằng các xét nghiệm lipid/máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C), người ta
sử dụng những loại thuốc làm giảm độ tăng cao và đưa trị số kết quả trở về mức
bình thường.
Nguy hiểm do cholesterol tăng cao
Cholesterol có chức năng đảm bảo tính toàn vẹn của thành mạch máu. Giảm
cholesterol dẫn đến rối loạn cấu trúc màng tế bào, gây tổn thương lớp nội mạc động
mạch não dẫn đến chảy máu não.
Ngược lại, khi cholesterol toàn phần tăng trên 5,7mmol/l cho đến 7,28 mmol/l thì tỉ
lệ nhồi máu não tăng 1,31 đến 2,57 lần.
Có hai bệnh tăng lipid trong máu là bệnh tăng lipid máu nguyên phát và tăng
cholesterol gia đình. Tăng lipid máu nguyên phát có thể do môi trường ô nhiễm,
nhiễm chất độc hóa học, phóng xạ... phối hợp gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Nhưng bệnh cũng có thể do chế độ ăn uống quá nhiều mỡ và chất béo khác, từ đó
men chuyển hóa cơ thể không đủ để chuyển hóa dẫn đến tích tụ cholesterol. Bệnh
tăng cholesterol gia đình (di truyền) thường gây tổn thương khu trú ở tiểu não và
tủy sống, có bảng lâm sàng với nhiều hội chứng thần kinh rất phức tạp.
Vậy tại sao đột quỵ nhồi máu não lại xảy ra ở cả những người trẻ và gầy, đặc biệt là
xét nghiệm cholesterol và cả các xét nghiệm mỡ máu khác đều ở mức bình thường?
Trên cơ sở hiểu biết trên, người ta nghi ngờ là xét nghiệm ở bệnh viện này hay

trung tâm khác là không chính xác.

12


Thật ra không phải hoàn toàn như vậy. Ngoài những cơ chế về tai biến gây ra do sự
tăng hoặc hạ thấp cholesterol trong huyết tương nói trên, còn có một loại bệnh do
rối loạn men chuyển hóa do di truyền hoặc nguyên phát là bệnh tích tụ cholesterol.
Trong bệnh này, cholesterol trong máu tăng hay hạ thấp lại không biểu hiện ở trong
máu lưu thông mà lại tích tụ ở một đoạn động mạch nào có cấu trúc và vị trí thuận
lợi cho sự tích tụ đó. Khu trú tích tụ cholesterol nguy hại nhất là ở động mạch cảnh
trong, đoạn mới tách ra từ động mạch cảnh gốc. Vì thế, trong lâm sàng, khám xét
động mạch cảnh để phát hiện “tiếng thổi tâm thu” ở đoạn hẹp động mạch là rất cần
thiết, và siêu âm Doppler động mạch cảnh sẽ cho kết luận chẩn đoán.
Sự hình thành “cục tắc nghẽn động mạch” này chủ yếu là do các mảng cholesterol
tích tụ lại, khác hẳn với cấu tạo của cục huyết khối trong nhồi máu não thông
thường như đã kể trên.
Ngoài ra, tích tụ cholesterol còn gây nên nhiều bệnh khác. Ứ trệ quá mức
cholesterol hay esther cholesterol ở hệ thần kinh rễ gây nên bệnh Wolman, có đặc
điểm là hóa vôi thượng thận và tình trạng ứ trệ quá mức lipid nơ ron.
Bệnh tích tụ hạt mỡ Farber có đặc điểm là tăng sinh hạt cộng với những tế bào hình
bọt trong mô và tình trạng ứ trệ quá mức glycolipide trong nơ ron.
Những bằng chứng khoa học trên đây chứng tỏ rằng bệnh tích tụ cholesterol là thủ
phạm quan trọng có thể bất ngờ gây đột quỵ nhồi máu não cho tất cả mọi người,
không kể người trẻ hay cao tuổi, thể trạng gầy hay béo với xét nghiệm cholesterol
tăng hay bình thường.
Điều đó lại càng giúp nhận rõ vai trò quan trọng của chế độ ẩm thực trong dự phòng
đột quỵ và nhồi máu não, một loại tai biến đáng sợ gây tàn phế và tử vong với tỷ lệ
cao. Vì thế mọi người không nên ăn các thức ăn giàu lipid nhất là mỡ và phủ tạng
động vật.

Vài điểm chú ý đối với bệnh
Tai biến mạch não xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một
vùng não bị vỡ hoặc tắc đột ngột bởi cục máu đông. Hậu quả của hiện tượng này là
phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ
chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tuỳ thuộc
vào diện tích vùng mão bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Đó là
lý do tại sao việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch não và xử trí ngay
là rất quan trọng.
Tai biến mạch não được chia làm hai nhóm chính:

13


-

Chảy máu não do vỡ mạch máu não, thường liên quan với huyết áp cao hoặc
dị dạng mạch máu não.
Nhũn não xảy ra khi một nhánh động mạch não bị tắc thường do 3 nguyên
nhân chính là mảng xơ vữa, cục tắc bắn từ xa tới và nhũn não do giảm tưới
máu não. Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm: tách thành động mạch
não, viêm mạch não và huyết khối tĩnh mạch não.

1.2.2. Hệ quả
Theo Giáo sư Michael Brainin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sau đại học về
Thần kinh, Đại học Danube Krems (Áo): Đột quỵ có mức độ phá hủy nhanh chóng
các tế bào thần kinh. Dù là xuất huyết hoặc nhồi máu não thì các tổn thương tiến
triển rất nhanh theo thời gian. Cứ một giây là có 32.000 tế bào thần kinh bị phá hủy
và trong 1 phút có 1,9 triệu tế bào thần kinh chết đi. Hậu quả là dẫn đến phù não và
nguy hiểm hơn là gây tụt não. Mức độ già hóa tăng nhanh. Trong một giờ bị nhồi
máu não cấp thì tỷ lệ già hóa là 3,6 năm.

Hậu quả của đột quỵ
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của nhu mô não, bệnh nhân sẽ có những sự suy
giảm tương ứng ở các chức năng vận động, cảm giác, khả năng suy nghĩ và diễn đạt.
Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể có một vài trong các hậu quả sau đây:
-

Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể)
Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể.
Loạn văn ngôn, tức nói năng khó khăn hoặc nói liu nhiu.
Rối loạn ngôn ngữ, tức khó nói thành từ hoặc khó hiểu những điều đang nói.
Khó nuốt hoặc nuốt sặc.
Giảm thị lực và (hoặc) giảm thị trường, tức nhìn bị hạn chế
Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng.
Thay đổi về nhận thức, tức các vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải
quyết vấn đề hoặc kết hợp tất cả những khả năng này.
Thay đổi hành vi, tức thay đổi tính cách, có ngôn ngữ và hành động không
thích hợp

Nhiều công trình điều tra và nghiên cứu khoa học cho kết quả: 50% bệnh nhân tai
biến mạch máu não sống sót để lại di chứng trong đó 92,96% di chứng về vận động;
68,42 di chứng vừa và nhẹ; 27,69% di chứng nặng; 50% bệnh nhân phụ thuộc trong
các hoạt động tự chăm sóc; 71% giảm khả năng lao động; 66% mất khả năng lao
động; 62% giảm các hoạt động xã hội; 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại
gia đình và cộng đồng vẫn có nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng.

14


1.2.3. Điều trị
Điều trị thuốc

Điều trị theo nguyên nhân: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc điều hoà đường máu,
thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, thuốc điều hoà huyết não v.v…
Phục hồi chức năng
-

-

-

Giai đoạn đầu:
o Các kỹ thuật vị thế: Bố trí giường nằm, các vị thế nằm đúng theo mẫu
phục hồi.
o Tập vận động thụ động nửa người bên liệt:
 Khớp vai: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong, xoay ngoài
 Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.
 Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ
tay.
 Các ngón tay: Gấp , duỗi, giạng, khép các ngón tay.
 Khớp háng: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong , xoay ngoài.
 Khớp gối: Gấp, duỗi.
 Khớp cổ chân: Gấp, duỗi.
 Các ngón chân: Gấp, duỗi, giạng, khép.
Giai đoạn sau:
o Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.
o Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.
o Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.
o Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc (hoạt động trị liệu).
o Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
Giai đoạn hoà nhập:
o Tư vấn cho BN và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.

o Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.
o Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ
giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…
o Tham gia các hoạt động hoà nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội
người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng
đồng.
o Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: có những chức
năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người tàn tật.
o Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phaỉ
học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập?

15


1.3. Một số phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến
1.3.1. Bố trí giường nằm cho bệnh nhân liệt nửa người
Sau tai biến mạch máu não, một nửa người của bệnh nhân không chỉ liệt về vận
động mà các chức năng khác như thính giác, thị giác, cảm giác cũng bị rối loạn.
Bố trí giường nằm đúng là để cho nửa người bên bị liệt được tiếp xúc với các kích
thích tự nhiên càng nhiều càng tốt thông qua thị giác, thính giác, cảm giác, vận động
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phục hồi.
Bố trí giường nằm hợp lí đồng thời cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho người nhà
bệnh nhân và nhân viên y tế dễ dàng thực hiện các kĩ thuật chăm sóc điều dưỡng,
tập luyện vận động ở nửa người bên liệt. Bố trí giường nằm hợp lí cũng quan trọng
và cần thiết như là để bệnh nhân nằm đúng vị thế trên giường và thực hiện các bài
tập luyện vận động.

Hình 2. Bố trí giường nằm cho bệnh nhân
Nguyên tắc kĩ thuật:
-


-

Không để người bệnh nằm phía bên liệt sát tường; tất cả đồ dùng của bệnh
nhân ở trong phòng đều để về phía bên liệt. Không kê đầu giường lên quá
cao; đệm giường mềm, chắc, luôn giữ phẳng đề phòng loét do đè ép và các
biến chứng khác.
Giường bệnh được kê ở trong phòng. Sao cho, phía thân bị liệt của người
bệnh được hướng ra giữa phòng. Như vậy, mọi tiếp xúc, tác động tới người
bệnh đều đến từ phía bên liệt. Điều này khiến họ vận động bên đó nhiều hơn
và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.

16


1.3.2. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân cần được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau
khi bệnh nhân bị tai biến, thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng khác nhau tùy
thuộc vào từng giai đoạn liệt của bệnh nhân. Trong giai đoạn đầu khi còn liệt mềm
các kỹ thuật chủ yếu là chăm sóc điều dưỡng để phòng ngừa các biến chứng có thể
xảy ra ngay và các thương tật thứ phát sẽ xảy ra sau này.
Các kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn này chủ yếu là giữ cho quần áo,
ga trải giường luôn sạch sẽ và khô ráo, lăn trở bệnh nhân từ 2 đến 3 giờ một lần,
không để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế, hướng dẫn bệnh nhân tập thở kiểu thở
Hoành, vỗ rung lồng ngực và tập ho nếu có nhiều đờm rãi. Cùng với tập lăn trở là
các kỹ thuật vị thể, nghĩa là để bệnh nhân nằm ở các vị thế khác nhau theo mẫu
phục hồi để phòng ngừa co cứng, kết hợp với các bài tập vận động thụ động nửa
người bên liệt do cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, thậm trí có thể hướng dẫn bệnh
nhân dùng tay và chân bên lành tập cho bên bị liệt.
Tiếp theo là các kỹ thuật tập luyện vận động tích cực hơn, đó là vận động có trợ

giúp, vận động chủ động vì bệnh nhân không thể phục hồi được nếu không có vận
động chủ động. Bệnh nhân phải được luyện tập phục hồi ở các vị thế khác nhau như
nằm, ngồi, đứng, đi ở bệnh viện cũng như ở nhà, vì có nhiều động tác vận động
bệnh nhân có thể làm được khi nằm nhưng chưa chắc đã làm được khi ngồi và khó
hoặc không thể làm được khi đứng và đi.
1.3.2.1. Tư thế nằm đúng của bệnh nhân
Người bệnh được nằm ở các tư thế đúng theo mẫu phục hồi để phòng ngừa các biến
chứng và thương tật thứ cấp đặc biệt là co cứng và co rút sau này.
Nếu đã có co cứng thì sử dụng kĩ thuật vị thế để ức chế và chống lại mẫu co cứng,
kết hợp cùng với các kĩ thuật tập luyện khác trong quá trình phục hồi.
Nằm nghiêng về phía bên liệt
-

-

Đầu bệnh nhân: có gối đỡ chắc
chắn, không để đầu bị đẩy ra sau, các đốt
sống cổ phía trên ở tư thế hơi gấp.
Thân mình: bệnh nhân nằm ở tư thế nửa
ngửa, có gối đỡ phía lưng.
Tay liệt: khớp vai, xương bả vai được đưa
ra trước, tay duỗi 90o với thân, khớp
khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay,
các ngón tay duỗi và dạng.
Hình 3. Nằm nghiêng về phía bên liệt

17


-


Tay lành: ở vị trí nghỉ ngơi trên thân hoặc trên gối đỡ phía sau lưng, để trợ
giúp giữ thân mình ở tư thế nửa ngửa.
Chân liệt: ở tư thế khớp háng duỗi và khớp gối hơi gấp.
Chân lành: có gối đỡ ở phía trước, cao ngang mức với thân, khớp háng và
khớp gối gấp.

Nằm nghiêng về phía bên lành
-

-

Đầu bệnh nhân: có gối đỡ chắc chắn như
nằm nghiêng về phía bên liệt, không để
đầu bị đẩy ra sau.
Thân mình: vuông góc với mặt giường, có
gối đỡ phía lưng.
Tay liệt: có gối đỡ phía trước cao ngang
mức với thân mình, khớp vai và khớp
khuỷu gấp.
Hình 4. Nằm nghiêng về phía bên lành
-

Chân liệt: có gối đỡ phía trước cao ngang mức với thân để giữ thân mình
vuông góc với mặt giường; khớp háng và khớp gối gấp.
Tay lành: ở dưới gối hoặc ngang qua ngực, chân lành ở tư thế khớp háng
duỗi, khớp gối hơi gấp

Nằm ngửa tay duỗi dọc theo thân
-


-

Đầu bệnh nhân: có gối đỡ chắc chắn,
không gối quá cao, không để các đốt sống
cổ và ngực bị gấp.
Mặt bệnh nhân nhìn thẳng ra trước hoặc
quay sang bên liệt.
Vai bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới xương
bả vai để giữ vai ở vị thế đưa ra trước.
Hình 5. Nằm ngửa tay duỗi dọc thân
-

Tay bên liệt: xoay ngửa, duỗi dọc theo thân mình, hoặc dạng ngang, hoặc
duỗi thẳng lên phía đầu, các ngón tay duỗi và dạng.
Hông bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới hông giữ khớp háng duỗi, đưa ra trước.
Chân bên liệt: có gối đỡ dưới khoeo giữ khớp gối gấp, có gối đỡ phía mắt cá
ngoài giữ cho chân bên liệt không đổ ra ngoài.
Chân và tay lành: được đặt ở vị trí mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

18


1.3.2.2. Tập vận động tư thế nằm - Tập vận động thụ động chi trên.
Trong giai đoạn đầu khi còn liệt mềm, người bệnh không tự mình vận động nửa
người phía bên liệt được, họ cần có người khác tập vận động giúp, hoặc hướng dẫn
họ sử dụng bên lành tập vận động cho bên bị liệt.
Mục đích: Tập vận động thụ động để duy trì tầm vận động của các khớp, đề phòng
ngừa các biến chứng và thương tật thứ phát như teo cơ, loét do đè ép. viêm phổi,
cứng khớp, co rút, biến dạng, hạn chế hoặc mất vận động sau này.

Kĩ thuật: Người tập đứng phía bên liệt của bệnh nhân và thực hiện các bài tập theo
tầm vận động cho tất cả các khớp chi trên và chi dưới ở nửa người phía bên liệt. Để
tránh bỏ sót khớp nào nên thực hiện các bài tập cho người bệnh theo thứ tự từ đầu
xuống chân hoặc từ chân lên đầu.
Tập vận động khớp vai
Tư thế bệnh nhân nằm ngửa:
+ Tập gấp: KTV đứng sát mép giường bên phải bệnh nhân, tay trái giữ cổ tay, tay
phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, sau đó từ từ nhẹ nhàng đưa tay bệnh nhân thẳng lên
quá đầu, rồi lại từ từ đưa tay ngược lại về vị trí ban đầu.

Hình 6. Tập gấp
+ Tập dạng khép: KTV dùng tay phải đỡ khuỷu tay bệnh nhân, để cẳng tay bệnh
nhân nằm trên cẳng tay của mình, tay trái giữ khớp vai bệnh nhân để không cho
khớp vai di chuyển lên phía tai bệnh nhân. KTV từ từ đưa cánh tay bệnh nhân di
chuyển ngang song song với mặt giường đến vị trí khớp vai 900. Sau đó KTV
chuyển tay trái đang giữ khớp vai đến nắm vào cổ tay bệnh nhân, tiếp tục vận động
tay lên phía đầu đến hết tầm vận động của khớp vai. Hết động tác, tiến hành đưa tay
bệnh nhân ngược về vị trí ban đầu.

19


Hình 7. Tập khép
+ Tập xoay: đầu tiên KTV vận động khớp vai bệnh nhân dạng 900 như trên rồi đưa
tay phải đang đỡ khớp khuỷu về nắm cổ tay bệnh nhân, tay trái đang giữ khớp vai
về đỡ dưới khuỷu tay bệnh nhân, sau đó gập khớp khuỷu bệnh nhân đến 900. Tiến
hành vận động cẳng tay bệnh nhân đổ về phía đầu (xoay khớp vai ra ngoài) và đổ về
phía chân bệnh nhân (xoay khớp vai vào trong) trong khi khớp khuỷu và khớp vai
vẫn ở tư thế 900.


Hình 8. Tập xoay
+ Kéo giãn khớp vai: là phương pháp có hiệu quả tốt để giải phóng tình trạng tắc
nghẽn quanh khớp. Trong khi xoa bóp vùng khớp vai, xác định vùng bao khớp co
cứng nhiều, kỹ thuật viên vừa kéo giãn khớp vai (có thể tỳ bàn chân vào nách bệnh
nhân để tăng lực kéo) vừa đẩy chỏm xương cánh tay về cùng phía bao khớp co cứng
với lực 7-10kg để làm giãn phần bao khớp co cứng giải phóng tình trạng kẹt khớp.
Chú ý khi kéo nắn, bệnh nhân phải không đau mới đúng, nếu đau cần chuyển hướng
kéo nắn cho thích hợp.
Tư thế bệnh nhân nằm sấp: tập động tác nâng và duỗi khớp vai.

Hình 9. Tập tư thế nằm sấp
20


Tập vận động khớp khuỷu
- Tập gấp duỗi: vị trí ban đầu tay bệnh nhân duỗi sát thân người, lòng bàn tay ngửa
quay lên trên, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay phải giữ ngón cái bệnh nhân và để
ngón cái tay mình trên mu tay bệnh nhân còn các ngón khác đỡ phía dưới cổ tay để
giữ cổ tay bệnh nhân duỗi thẳng. Sau đó gấp khớp khuỷu tay lại hết tầm vận động,
rồi lại đưa về vị trí ban đầu.

Hình 10. Tập gấp duỗi
- Tập sấp ngửa cẳng tay: bệnh nhân ở tư thế hơi gấp khớp khuỷu, KTV nắm giữ bàn
tay bệnh nhân và duỗi thẳng ngón trỏ qua mặt trước cổ tay để giữ cổ tay bệnh nhân
thẳng, sau đó tiến hành xoay ngửa lòng bàn tay bệnh nhân lên, rồi xoay sấp lòng
bàn tay xuống.

Hình 11. Tập sấp ngửa cẳng tay
- Kéo giãn khớp: KTV dùng một tay giữ cố định cánh tay bệnh nhân, một tay nắm
dọc cẳng tay để kéo.

Tập vận động khớp cổ tay
- Tập gấp duỗi cổ tay: Tay bệnh nhân ở tư thế gấp khuỷu 900, KTV dùng ngón trỏ
và ngón giữa tay phải giữ ngón cái bệnh nhân và để ngón cái tay mình trên mu tay
bệnh nhân, bàn tay trái nắm giữ cẳng tay bệnh nhân. Sau đó KTV tiến hành gấp cổ
tay về phía lòng và duỗi cổ tay về phía mu.

21


Hình 12. Tập gấp duỗi cổ tay
- Tập nghiêng trụ và nghiêng quay: Tư thế như tập gấp duỗi cổ tay, rồi nghiêng cổ
tay bệnh nhân về phía xương trụ và xương quay.

Hình 13. Tập nghiêng trụ và nghiêng quay
- Kéo giãn khớp cổ tay: KTV một tay giữ chặt cẳng tay, một tay nắm bàn tay bệnh
nhân rồi kéo lực vừa phải dọc theo chiều dài cẳng tay.
Tập vận động khớp bàn và ngón tay
- Tập gấp duỗi: Tay bệnh nhân ở tư thế gấp khuỷu 900, KTV úp bàn tay phải của
mình ở phía mu bàn tay bệnh nhân, bàn tay trái nắm giữ cổ tay bệnh nhân. KTV
dùng bàn tay mình gấp các ngón tay bệnh nhân bắt đầu từ các đốt xa đến các đốt
gần như là cuộn các ngón tay lại, cho đến khi tất cả các ngón tay bệnh nhân đều gấp
như nắm đấm. Sau đó duỗi các ngón tay ra hoàn toàn như ban đầu.

Hình 14. Tập gấp duỗi
- Tập dạng khép: Bàn tay bệnh nhân đặt úp trên giường lòng bàn tay ở phía dưới,
các ngón tay duỗi thẳng, KTV dùng tay trái nắm giữ cổ tay bệnh nhân, ngón cái và

22



ngón trỏ tay phải nắm giữ đầu một ngón tay bệnh nhân, và tiến hành di chuyển dạng
khép ngón tay đó. Tập như vậy với tất cả các ngón:

Hình 15. Tập dạng khép
- Tập gấp duỗi các khớp ngón cái: Khuỷu tay bệnh nhân ở tư thế gấp 900 KTV nắm
bàn tay bệnh nhân trong lòng bàn tay phải của mình và giữ bàn tay xoay ngửa các
ngón duỗi thẳng. Dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải kẹp giữa hai bên ngón cái
bệnh nhân rồi gấp ngón cái vào lòng và dạng ngón cái ra:

Hình 16. Tập gấp duỗi các khớp ngón cái
- Tập đối chiếu ngón cái với các ngón khác: Tay bệnh nhân ở tư thế gấp khuỷu,
KTV giữ bàn tay bệnh nhân trong lòng bàn tay phải của mình, dùng ngón cái giữ
cho các ngón tay bệnh nhân duỗi thẳng. KTV đặt ngón cái tay trái dọc theo mặt
trước và ngón troe dọc theo mặt sau ngón tay cái của bệnh nhân. Sau đó di chuyển
ngón tay cái bệnh nhân từ phía lòng bàn tay ra ngoài rồi tiếp tục vận động về phía
lòng bàn tay đến đối diện với các ngón tay khác cho tới ngón út:

Hình 17. Tập đối chiếu ngón cái với các ngón khác
23


1.3.2.3. Tập vận động tư thế nằm - Tập vận động thụ động chi dưới
Trong giai đoạn đầu khi còn liệt mềm, người bệnh không tự mình vận động nửa
người phía bên liệt được, họ cần có người khác tập vận động giúp, hoặc hướng dẫn
họ sử dụng bên lành tập vận động cho bên bị liệt.
Tập vận động thụ động khớp háng
- Tập gấp duỗi khớp háng: Bệnh nhân nằm sát mép giường, KTV đứng về phía bên
phải bệnh nhân, bàn tay trái đỡ dưới khoeo bàn tay phải đỡ gót chân bệnh nhân,
nâng chân bệnh nhân lên gấp gối lại giữ không cho chân bệnh nhân dạng hoặc xoay
ngoài. Từ từ di chuyển gối bệnh nhân về phía ngực, bàn tay chuyển từ khoeo lên gối

tiếp tục gấp khớp háng và khớp gối tối đa, rồi lại duỗi ra tư thế ban đầu, khi đó tay
trái lại chuyển về đỡ dưới khoeo chân bệnh nhân:

Hình 18. Tập gấp duỗi khớp háng
- Tập dạng và khép khớp háng: Tư thế như trên, nhưng tiến hành dạng chân ra rồi
khép chân vào, chú ý giữ chân luôn song song với mặt giường.

Hình 19. Tập dạng và khép khớp háng
- Tập xoay khớp háng: bệnh nhân nằm ngửa sát mép giường, KTV tay trái đặt trên
gối, tay phải trên cổ chân bệnh nhân, sau đó xoay chân bệnh nhân vào trong ra
ngoài.

24


Hình 20. Tập xoay khớp háng
- Tập duỗi khớp háng: bệnh nhân nằm sấp, KTV một tay dùng bàn tay đỡ dưới gối
còn cẳng tay đỡ dưỡi cẳng chân bệnh nhân để nâng chân bệnh nhân lên khỏi mặt
giường, tay kia đỡ trên mông và ấn mông bệnh nhân xuống, rồi từ từ hạ chân bệnh
nhân xuống về vị trí ban đầu.

Hình 21. Tập duỗi khớp háng
Tập vận động thụ động khớp gối
- Tư thế bệnh nhân nằm ngửa: KTV một tay đỡ dưới khoeo, một tay giữ dưới gót
chân bệnh nhân để gấp khớp háng và khớp gối lại. Sau đó KTV nâng chân bệnh
nhân lên khỏi mặt giường để gấp gối lại, sau đó từ từ duỗi thẳng gối để đưa chân trở
lại vị trí ban đầu.

Hình 22. Tập tư thế nằm ngửa
- Tư thế bệnh nhân nằm sấp: KTV một tay đỡ trên mông, một tay nắm giữ cổ chân

bệnh nhân, sau đó gấp gối lại về sát mông, rồi lại duỗi gối ra đưa chân về vị trí ban
đầu.

25


×