Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC THUẾ, CHUYÊN đề TỔNG QUAN về THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.78 KB, 47 trang )

BÀI 1
TỔNG QUAN VỀ THUẾ
VÀ HỆ THỐNG THUẾ
PGS. Lý Phương Duyên
Giảng viên trường Học viện tài chính

1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phân tích được bản chất và đặc trưng của thuế.

2. Trình bày được các đặc điểm của các loại thuế theo các tiêu thức phân loại
khác nhau.

3. Chỉ ra được các yếu tố cấu thành một sắc thuế.

4. Kể tên được hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam.

5. Phân tích được các nội dung cơ bản của luật quản lý thuế.
2


CẤU TRÚC NỘI DUNG

1.1.

Bản chất của thuế

1.4.



1.2.

Các đặc trưng của thuế

1.5.

1.3.

Vai trò của thuế

1.6.

1.7.

Phân loại thuế

Các yếu tố cấu thành
một sắc thuế

Hệ thống thuế hiện hành ở
Việt Nam

Quản lý thuế
3


1.1. BẢN CHẤT CỦA THUẾ






Từ góc độ người nộp thuế;
Từ góc độ Nhà nước;
Từ góc độ Kinh tế học;

Khái niệm thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và
pháp nhân cho Nhà nước nhằm sử dụng cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.

4


1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THUẾ

Các đặc trưng của thuế





Thuế là biện pháp tài chính mang tính bắt buộc gắn với quyền lực của Nhà nước;
Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp;
Việc thu nộp thuế được quy định trước bằng pháp luật.

5


1.3. VAI TRÒ CỦA THUẾ


Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường




Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước.
Điều tiết kinh tế vĩ mô:






Ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát;
Kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững;
Là công cụ để phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội;
Bảo hộ sản xuất nội địa và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

6


1.4. PHÂN LOẠI THUẾ

1.4.1

Phân loại theo đối tượng chịu thuế

1.4.2


Phân loại theo phương thức đánh thuế

1.4.3

Phân loại theo mối quan hệ giữa thuế với thu nhập

1.4.4

Phân loại theo cách xác định thuế suất

7


1.4.1. PHÂN LOẠI THEO ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

Thuế thu nhập

Thuế tiêu dùng

Thuế tài sản

Là loại thuế đánh vào các thu nhập nhận được như thu nhập từ lao động,
thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là loại thuế tính trên phần thu nhập dành cho tiêu dùng ở hiện tại.

Là loại thuế tính trên giá trị tài sản.

8



1.4.2. PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG THỨC ĐÁNH THUẾ

Thuế trực thu

Thuế gián thu

Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người
nộp thuế.

Là loại thuế đánh gián tiếp vào thu nhập và tài sản của các chủ thể
trong nền kinh tế thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ.

9


1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP

Thuế lũy tiến

Là loại thuế có tỷ suất thuế bình quân tăng khi thu nhập tăng.

Thuế lũy thoái

Là loại thuế có tỷ suất thuế bình quân giảm khi thu nhập tăng.

Thuế tỷ lệ

Là loại thuế có tỷ suất thuế bình quân không đổi khi thu nhập thay đổi.


10


1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo)

Đáp Ví
ándụ
ví dụ
1: 1:
Ông X có thu nhập là 5 - 10 triệu/tháng, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Mức thuế tăng lên khi thu nhập tăng --> được gọi là thuế lũy tiến.
(theo biểu thuế suất hiện hành ở Việt Nam) là 5%. Khi thu nhập của ông X
tăng lên ở mức 10 - 18 triệu/tháng, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân là
10% tính trên phần vượt 10 triệu... Khi thu nhập của ông X tăng lên đến mức
trên 80 triệu/tháng, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân sẽ là 35% tính trên
phần vượt 80 triệu. Đây là loại thuế lũy tiến hay lũy thoái?

11


1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo)

Đáp án ví dụ 1:

Mức thuế tăng lên khi thu nhập tăng --> được gọi là thuế lũy tiến.

12


1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo)


Ví dụ 2:
Ông A có thu nhập 10 triệu, ông B có thu nhập 100 triệu. Ông A và B mua một
cái máy tính trị giá 20 triệu, thuế suất thuế GTGT của mặt hàng máy tính là
10% là 2 triệu. Thuế GTGT trong trường hợp này được gọi là thuế lũy tiến hay
lũy thoái?

13


1.4.3. PHÂN LOẠI THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA THUẾ VỚI THU NHẬP (tiếp theo)

Đáp án ví dụ 2:

Tỷ suất thuế bình quân được tính bằng số thuế phải trả trên tổng thu nhập. Như
vậy, tỷ suất thuế bình quân của ông A là 2/10 = 20%, tỷ suất thuế bình quân của
ông B là 2/100 = 2%. Ta có thể thấy: thu nhập của ông B gấp 10 lần ông A
nhưng tỷ suất thuế bình quân của ông B chỉ bằng 1/10 lần ông A.
Như vậy, chúng ta có thể gọi đây là loại thuế lũy thoái.

14


1.4.4. PHÂN LOẠI THEO CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ SUẤT

Thuế theo đơn vị

Thuế theo giá

Thuế hỗn hợp


Là loại thuế được xác định dựa trên đơn vị hàng hóa dịch vụ.

Là loại thuế được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên
giá hàng hóa dịch vụ.

Là loại thuế kết hợp cả theo giá và theo đơn vị hàng hóa dịch vụ.

15


1.4.4. PHÂN LOẠI THEO CÁCH XÁC ĐỊNH THUẾ SUẤT (tiếp theo)

Ví dụ :
Thuế nhập khẩu ô tô là 80% tính trên giá nhập khẩu --> thuế theo giá. Thuế
nhập khẩu xe ô tô cũ được tính là 3.600 USD/ 1 xe ô tô nhập khẩu có dung
tích xilanh dưới 1.000 cm3--> thuế theo đơn vị.

16


1.5. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ

Tên gọi của sắc thuế

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng chịu thuế

Nhằm phân biệt giữa các


Xác định chủ thể có

Chỉ rõ thuế đánh vào cái

sắc thuế, đồng thời cũng

nghĩa vụ nộp loại thuế

gì: Thu nhập hay tài sản,

phản ánh những tính

đó cho Nhà nước.

hàng hóa hay dịch vụ....

chất chung nhất của sắc
thuế đó.

17


1.5. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ (tiếp theo)

Cơ sở tính thuế
Xác

định


Phản ánh mức độ động viên

Là các yếu tố ngoại lệ nhằm định

đối tượng chịu thuế làm căn

của sắc thuế đó trên cơ sở

hướng cho đầu tư, tiêu dùng

cứ tính thuế như giá trị tài

tính thuế và được biểu hiện

hoặc tạo điều kiện cho người

sản, thu nhập chịu thuế, giá

dưới hình thức thuế suất

nộp thuế khắc phục hoàn cảnh

trị

hoặc định suất thuế.

khó khăn do nguyên nhân khách

dịch vụ…


hóa,

phận

Miễn giảm thuế, hoàn thuế

của

hàng

bộ

Mức thuế

giá

trị

quan làm giảm thu nhập.

18


1.6. HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM












Thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
Thuế tiêu thụ đặc biệt;
Thuế giá trị gia tăng;
Thuế bảo vệ môi trường;
Thuế thu nhập cá nhân;
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế tài nguyên;
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ;
Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

19


1.7. QUẢN LÝ THUẾ

1.7.1.

Các văn bản về quản lý thuế

1.7.4. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế

1.7.2.

Quyền của chủ thể nộp thuế


1.7.5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế

1.7.3. Nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế

1.7.6.

Nội dung quản lý thuế

20


1.7.1. CÁC VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ




Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Luật 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản
lý thuế.



Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.



Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/01/2013 hướng dẫn
thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP;




Thông tư số 119/TT-BTC ngày 25/8/2014.
21


1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ



Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi
về thuế;



Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định
số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;





Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật;
Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

22



1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)



Nhận văn bản kết luận kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế, yêu cầu giải thích nội dung kết luận
kiểm tra, thanh tra thuế, bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế;



Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của
pháp luật;




Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình;
Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình;



Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác;

23


1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)

Ví dụ 1:
Công ty TNHH Thiên Phong bán sản phẩm phần mềm cho công ty cổ phần

đầu tư Tinh Hoa. Kế toán của công ty Thiên Phong chưa nắm được cách viết
hóa đơn đối với sản phẩm này. Để thực hiện đúng qui định, kế toán công
ty có những cách thức nào để có được câu trả lời?

24


1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)

Đáp án ví dụ 1:
1. Hỏi bộ phận hỗ trợ tuyên truyền.
2. Gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị hướng dẫn thực hiện.
3. Gửi thư điện tử theo địa chỉ support.

25


×