TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----------
BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN
CHUYÊN ĐỀ: VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU VỰC TAM
ĐẢO ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ, VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
1.
2.
3.
4.
5.
Bùi Duyên Hải
Lê Khánh Hiền
Phạm Thị Minh Nguyệt
Lê Thị Quỳnh Như
Đinh Thị Vy
Lớp: ĐH5QM1
Hà Nội, 06/2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình đất đai của huyện Tam Đảo 2005-2010……………………………...13
Bảng 2: Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004-2010……………...15
Bảng 3: Các họ giàu loài nhất tại Vườn quốc gia Tam Đảo……………………………...17
Bảng 4: Một số loài côn trùng quý hiếm ở VQG Tam Đảo……….……………………..19
Bảng 5: Tính đa dạng của các bộ côn trùng tại VQG Tam Đảo………………………….20
Bảng 6: Các loài thú ưu tiên bảo tồn tại VQG Tam Đảo………………............................24
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập thiên nhiên này trước hết em xin gửi đến
quý thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường lời
cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo và các đồng chí kiểm lâm làm việc ở
Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tế thiên
nhiên đồng thời giải đáp các thắc mắc của chúng em trong suốt chuyến đi Tam Đảo.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy, cô giáo hướng dẫn chúng em trong chuyến đi
thực tế lần này đã giúp đỡ, cung cấp những kiến thức bổ ích để em hoàn thành tốt chuyên
đề thực tập thiên nhiên này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập ở một địa điểm thiên
nhiên bổ ích, để em có thể trau dồi thêm kiến thức của mình thêm phong phú. Qua công
việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để giúp ích cho công việc sau
này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề
này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
thầy, cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài đối với sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi
trường
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh
học cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi
trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Hệ sinh thái
của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và
khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu
di truyền. Và vườn quốc gia Tam Đảo (VQG Tam Đảo) cũng là một phần nhỏ góp nên sự
đa dạng đó. VQG Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo
hương Tây Bắc – Đông Nam, từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đến thị xã Phúc Yên
(Vĩnh Phúc). Diện tích hiện nay của VQG Tam Đảo là 34.995 ha. VQG Tam Đảo được
biết đến như một trog các khu vực có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao ở Việt Nam,
với nhiều loài có ý nghĩa quan trọng bảo tồn cấp quốc gia, khu vực và thế giới, đặc biệt là
các loài đặc hữu và quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau, với 1436
loài thực vật và 1141 loài động vật. Tuy nhiên, đối mặt với hiện trạng ngày càng suy thoái
đa dạng sinh học ở Việt Nam các năm gần đây thì số loài động vật ở Tam Đảo có: 8 loài
đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa và thực vật
có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái này, trong đó phải kể đến nguyên nhân
trực tiếp là khai thác quá mức tài nguyên rừng (khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, săn bắt,
buôn bán động vật hoang dã,..) và việc lấn chiếm đất rừng để canh tác nông nghiệp trong
nhiều năm qua. Việc khai thác đó đã làm mất đi nơi cứ trú của nhiều loại động, thực vật
và gây ô nhiễm môi trường. Suy thoái đa dạng sinh học làm mất cân bằng hệ sinh thái,
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người, động thực vật
và đe dọa sự phát triển bền vững tại VQG Tam Đảo. Mặt khác, hệ động thực vật và hệ
sinh thái là nguôn cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu và công cụ cho con người.
Do vậy, hệ sinh thái suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, thực phẩm
làm cho người dân nơi đây phải đối diện với sự nghèo đói, suy giảm nguồn gen và đặc
biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt thảm họa thiên nhiên đe dọa sự sống nơi đây.
Đứng trước khó khăn và thách thức đó, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường để cân bằng sinh thái, cân bằng sự
sống. Đó là cơ sở của sự sống và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của Trái Đất
nói chung và của thị trấn Tam Đảo nói riêng. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài:
“Vai trò và tầm quan trọng của khu vực Tam Đảo đối với bảo tồn đa dạng sinh học và
bảo vệ môi trường của Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam”
4
2. Mục tiêu của đề tài thực hiện
Tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của khu vực Tam Đảo đối với bảo tồn đa dạng
sinh học và bảo vệ môi trường của Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam
3. Nội dung thực hiên đề tài
- Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường của VQG Tam Đảo qua khảo
sát.
- Vai trò và tầm quan trọng của VQG Tam Đảo đối với bảo tồn đa dạng sinh học và
bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ở VQG Tam
Đảo.
5
PHẦN 1: Lộ trình, điểm khảo sát và các nội dung thực tập
14h chiều ngày 05/06/2017, chúng tôi có mặt tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội để bắt đầu chuyến đi thực tế đầu tiên trong những năm làm sinh viên. Địa
điểm mà chúng tôi đi thực tế lần này là Vườn Quốc gia Tam Đảo cách trường tôi 80km
6
gồm 50km theo quốc lộ 2 và 24km theo quốc lộ 2B trong đó có 13km đường đèo. 14h30,
xe bắt đầu chuyển bánh, bắt đầu cuộc hành trình 3 ngày 2 đêm của chúng tôi.
(Hình ảnh trên đường đến Tam Đảo- Người chụp: Lê Thị Quỳnh Như)
7
Sau hơn 2h đồng hồ ngồi trên xe ô tô chúng tôi đã có mặt ở Tam Đảo. Tam Đảo cao
hơn mực nước biển 1000m. Tam Đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa; lượng mưa trung bình
hàng năm đạt đến 2.800 mm và tập trung
trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10
với khoảng 90% tổng lượng mưa của cả
năm. Trong mùa khô, lượng mưa và độ ẩm
ở các đai cao rất thấp làm cho những vùng
này rất dễ bị cháy. Nhiệt độ ở Tam Đảo
thấp hơn Hà Nội từ 4-5OC. Không khí mát
mẻ khiến cho mọi người đều cảm thấy vui
vẻ, thoải mái vì thoát khỏi cái nóng oi bức
ở Hà Nội. Sau khi đến chúng tôi nhận
phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn Tuấn
Anh nằm ở Trung tâm Tam Đảo. Sáng
ngày 6/6/2017, chúng tôi nhận thông báo
tập trung, đoàn chúng tôi sẽ chia làm 2
nhóm đi khảo sát tại 2 điểm chính là tại đỉnh Rùng Rình tìm hiểu về đa dạng sinh học và
đi xung quanh Thị trấn Tam Đảo để tìm hiểu về các mô hình sinh kế của người dân tại
đây. Và ngay sau đấy, nhóm chúng tôi đi tìm hiểu về mô hình sinh kế nơi đây. Điểm dừng
chân đầu tiên là tại vườn cây su su. Tại đây, chúng tôi được a Lực hiện đang công tác tại
trạm kiểm lâm của thị trấn giới thiệu, qua đó chúng tôi biết được, trồng su su là một trong
những nguồn thu
Hình ảnh vườn su su tại Tam Đảo (Người chụp: Lê Khánh Hiền)
8
nhập chính của người dân nơi đây. Cứ khoảng 3 ngày là có thể nhập su su một lần. Sau
đó, đoàn chúng tôi tiếp tục đi đến địa điểm tiếp theo là Thung lũng hoa. Chúng tôi phải đi
bộ gần 2km để đến Thung lũng hoa. Tại đây chúng tôi tìm hiểu về một số loài hoa thích
nghi với thời tiết tại đây.
Hình ảnh đường đến Thung lũng hoa (Người chụp: Lê Thị Quỳnh Như)
Khoảng 11h kém chúng tôi trở về khách sạn, ăn trưa và nghỉ ngơi. Chiều cùng ngày
chúng tôi nghỉ tại khách sạn và ghi chép lại những gì quan sát được trong quá trình đi
thực tế lúc sáng.
Sáng hôm sau, chúng tôi nhận được thông báo tập trung và nghe anh Trần Đức ViệtPhó giám đốc Trung tâm Gíao dục môi trường và Dịch vụ VQG Tam Đảo giới thiệu qua
về lịch sử hình thành và phát triển VQG Tam Đảo. Sau đó, khoảng 9h chúng tôi đi khảo
sát đỉnh Rùng Rình (1300m), nhưng do điều kiện thời tiết nên chúng tôi chưa thể đến đỉnh
Rùng Rình, chỉ đi được một đoạn và quay về. Tại đây, chúng tôi được anh Việt cung cấp
thêm nhiều thông tin về Tam Đảo và tìm hiểu được nhiều loài động, thực vật thích nghi
với thời tiết ở đây.
9
10
Hình ảnh trên đường lên đỉnh Rùng Rình (Người chụp: Lê Thị Quỳnh Như)
Sau đó, khoảng 11h30 chúng tôi quay về khách sạn ăn uống và nghỉ ngơi. Đến chiều,
chúng tôi đi tham quan một vài địa điểm du lịch tại đây, sau đó trở về khách sạn trả phòng
và trở về trường lúc 18h.
PHẦN 2: Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa (Field research) hay còn được gọi là nghiên
cứu điền dã là phương pháp truyền thống của địa lý học và được sử dụng rộng rãi trong
du lịch để tích lũy tài liệu về lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh
thổ nghỉ ngơi du lịch. Các phương pháp quan sát tham dự (participant research), thu thập
dữ liệu (data collection) và nghiên cứu khảo sát (servey research) là ví dụ về nghiên cứu
thực địa tương phản với phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Để thực hiện việc nghiên cứu ngoài thực địa, chúng ta cần có một số kĩ năng nhất
định cần chú ý cụ thể là kĩ năng chụp hình, điều tra và ghi chép thông tin trên các tuyến
đường khảo sát.
2.1.Phương pháp và chú ý chụp ảnh khu vực rừng núi
+ Trước hết cần hiều rõ phạm vi khu vực điều tra, các loại hình ảnh cần thu thập, từ
đó chụp những bức hình mang tính chọn lọc, sử dụng cho mục đích nghiên cứu, tránh
lãng phí thời gian, công sức.
11
+ Hiểu biết được các yếu tố ảnh hưởng đến khu vực điều tra như lượng ánh sáng, địa
hình, thời thiết bất thường có thể xảy ra, thú hoang, côn trùng, nấm độc,….
+ Khi chụp hình cần chọn đúng độ phơi sáng, giữ chắc tay máy, sử dụng chế độ chụp
tay
+ Sử dụng chân máy để lấy sáng lâu hơn và giúp bức ảnh sắc nét, không bị rung tay.
+ Chụp nhiều bức ảnh tại một địa điểm sẽ giúp chúng ta thu được bức ảnh tốt nhất
+ Ghi nhớ rằng những gì xuất hiện trên ống kính mới là bức ảnh ta thu được, vì vậy
cần chọn góc máy, bố cục khung hình hợp lý để thể hiện được tất vả những gì ta nhìn
thấy.
2.2.Phương pháp tiếp nhận thông tin từ giáo viên, hướng dẫn viên
Gồm có hai phương pháp chủ yếu là: phương pháp ghi theo dàn ý và phương pháp
chép nguyên câu.
Chú ý khi ghi chép:Chú ý lắng nghe tất cả các thông tin mà giáo viên và người hướng
dẫn truyền đạt, đặt câu hỏi khí chưa hiểu rõ một vấn đề nào đó.
+ Ghi ngày tháng
+ Ghi rõ ràng
+ Chú ý không ghi tất cả những gì giáo viên và người hướng dẫn nói, chỉ ghi các ý
chính.
+ Ghi chép ngắn gọn bằng cách ghi cụm từ thay vì câu hoàn chỉnh, sử dụng cách
viết tắt và kí hiệu riêng.
+ Một số nội dung cần ghi chính xác như định nghĩa, công thức, sự kiện cụ thể,…
+ Nếu nghe không kịp có thể bỏ trống từ khóa và bổ sung sau.
2.3.Phương pháp điều tra, sử dụng câu hỏi đối với người dân địa phương
- Xây dựng các câu hỏi bám sát mục đích của nghiên cứu, nhằm phục vụ nghiên cứu,
tránh sử dụng những câu hỏi không cần thiết gây lãng phí.
- Thái độ khi hỏi cần thân thiện, hòa đồng.
- Sử dụng câu hỏi hàm súc, dễ hiểu để nội dung câu trả lời là chính xác nhất.
- Ghi chép các thông tin một cách khoa học, đầy đủ để có thể xử lý thông tin sau thu
thập.
12
Phần 3: Khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế xã
hội của VQG Tam Đảo
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
- Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập ngày 15/5/1996, là đơn vị sự nghiệp bảo vệ
rừng và nghiên cứu khoa học trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, được giao quản lý 34.995
ha rừng và đất rừng, nằm trên địa giới hành chính của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và
Tuyên Quang. Có chiều dài hơn 80km chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Diện tích vườn quốc gia Tam Đảo được phân bố tại 3 tỉnh như sau:
+ Địa phận tỉnh Vĩnh Phúc: 15.579,0 ha;
+ Địa phận tỉnh Tuyên Quang: 6.744,0 ha;
+ Địa phận tỉnh Thái Nguyên: 12.672,0 ha.
- Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21'-21°42' vĩ Bắc và 105°23'-105°44'
kinh Đông.
- Địa giới hành chính VQG được giới hạn như sau:
13
+ Phía Bắc là đường quốc lộ 13A từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang qua đèo Khế.
+ Phía đông – bắc được giới hạn bởi đường ô tô giáp chân núi từ xã Quân Chu đến
gặp quốc lộ 13A tại xã Phú Xuyên huyện Đạt Từ.
+ Phía nam được giới hạn bởi ranh giới các huyện Tam Đảo, Mê Linh thuộc Vĩnh
Phúc; Phô Yên, Đại Từ thuộc Thái Nguyên.
+ Phía tây – nam giáp đường ô tô phía trái song Phó Đáy nối từ Đường 13A tại xã
Kháng Nhật, qua mỏ thiếc Sơn Dương, dọc theo chân Tam Đảo gặp sông Bà Hanh tại xã
Mỹ Khê bên hồ Đại Lải.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
VQG Tam Đảo chiếm giữ toàn bộ hệ núi Tam Đảo, có cấu tạo hình khối đồ sộ, nằm ở
phía bắc đồng bằng Bắc Bộ, chạy dài theo hướng tây- bắc- đông- nam. Cả khối núi có đặc
điểm chung là đỉnh nhọn, sườn dốc, độ chia cắt sâu và dày. Chiều dài khối núi gần 80km,
có gần 20 đỉnh cao sàn sàn trên 1000m được nối với nhau bằng đường dông núi sắc, nhọn.
Đỉnh cao nhất là đỉnh Nord (1592m) là ranh giới địa chính của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang và Thái Nguyên. Chiều ngang biến động trong khoảng 10-15km. Núi cao, bề
ngang lại hẹp nên sườn núi rất dốc, bình quân 25-35 độ, nhiều nơi trên 35 độ nên rất
hiểm trở và khó đi.
Dựa vào độ cao, độ dốc, địa mạo có thể phân chia dẫy núi Tam Đảo thành bốn kiểu
địa hình chính:
- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối: độ cao tuyệt đối < 100m, độ dốc
cấp I ( <7o). Phân bố dưới chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.
- Đồi núi cao trung bình: Độ cao tuyệt đối 100-400m. Độ dốc cấp II ( 8 o-15o) trở lên.
Phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.
- Núi thấp: Độ cao tuyệt đối 400-700m. Độ dốc trên cấp III (16 o-26o). Phân bố giũa
hau kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.
- Núi trung bình: Độ cao tuyệt đối >700m-1590m. Độ dốc > cấp III. Phân bố ở phần
trên của khối nứi. Các đỉnh và đường dông đều sắc và nhọn.
Như vậy có thể nói địa hình Tam Đảo cao và khá đều (cao ở giữa và thấp dần về hai
đầu nhưng độ chênh không rõ), chạy dài gần 80km theo hướng tây- bắc- đông- nam nên
nó như một bức bình phông chắn gió mùa đông- bắc tràn về đồng bằng và trung du Bắc
Bộ. Vì vậy ảnh hưởng lớn đến chế độ khí hậu và thủy văn trong vùng.
3.1.3. Địa chất và các quá trình bề mặt
14
Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axít tuổi Triat thuộc hệ tầng Tam Đảo.
Thành tạo phun trào này kéo dài theo phương Tây Bắc- Đông Nam với chiều dài khoảng
80km, rộng khoảng 10km, có quan hệ kiến tạo với các thành tạo tuổi Devon ở phía Bắc và
Tây Nam. Các đá phun trào Tam Đảo bị xâm nhập phức hệ Núi Điêng xuyên cắt.
Hệ tầng phun trào axít Tam Đảo bao gồm chủ yếu là đá riolit, riolit pocphia, riodacit, bề
dày tổng cộng khoảng 800m. Đá riolit chứa các ban tinh fenspat và thạch anh cỡ nhỏ đến
vừa, chiếm khoảng 5-10% khối lượng. Thành tạo riolit Tam Đảo bị phân cắt bởi hệ thống
khe nứt, tạo ra các khổi kích thước khác nhau, bị chèn ép thành tấm, đôi chỗ thành phiến,
dập vỡ mạnh. Lấp đầy các khe nứt trong đá là các mạch thạch anh.
Theo điều tra, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy VQG Tam Đảo có 4 loại đất
chính gồm:
- Đất Feralit mùn vàng: phát triển trên đá Macma axit, loại đất này xuất hiện ở độ
cao từ 700 m trở lên, có diện tích là 8968ha, chiếm 24,31% diện tích của vườn.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ: phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá Macma kết tinh,
loại đất này có diện tích 9292ha, chiếm 25,19% diện tích và xuất hiện ở độ cao từ 400m700m.
- Đất Feralit đỏ vàng: phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, loại đất này thường
thấy ở độ cao từ 100 (400m, có diện tích là 17606 ha, chiếm 47,33% diện tích Vườn).
- Đất dốc tụ và phù sa: loại đất này ở độ cao từ 100m trở xuống, thường thấy ở ven
chân núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích là 1017ha, chiếm 2,76% diện
tích Vườn.
3.1.4. Khí hậu
Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng
bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng
rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã). Cụ thể:
- Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các
xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ
trung bình 18oC-19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp. Khí hậu
tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông
nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái,
du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.
- Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ
Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại. Tiểu vùng khí
hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
15
Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 22 oC-23oC, độ ẩm tương đối trung bình khoảng
85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng
9 trong năm.
- Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của
chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm. Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống.
Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa
Đông Bắc.
3.1.5. Mạng lưới thủy văn
Trong khu vực có hai hệ thống sông chính, đó là sông Phó Đáy ở phía tây ( Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc) và sông Công ở phía đông ( Thái Nguyên). Đường phân thủy rõ rệt
nhất của hai hệ thống sông này là đường dông nối các đỉnh núi suốt từ Mỹ Khê ở cực nam
đến Đèo Khế ở điểm cực bắc.
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống hai hệ thống sông này có dạng
chân rết khá dày đặc và ngắn., có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi. Từ
chân núi trở đi sông lại có dạng uốn khúc phức tạp trên mặt cánh đồng khá bằng phẳng,
tương ứng với dạng địa hình đã tạo ra nó.
Mật độ sông suối khá dày (trên 2km/km 2), các suối có thung lũng hẹp, đáy nhiều
ghềnh thác, độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước kém, chúng là kết quả của quá trình xâm
thực.
Do đặc điểm khí hậu mưa lơn, mùa mưa dài, lượng bốc hơi ít (ở đỉnh Tam Đảo) nên
cán cân nước dư thừa. Đó là nguyên nhân làm cho các dòng chảy từ đỉnh Tam Đảo xuống
có nước quanh năm.
Nhưng chế độ thủy văn lại chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ
trùng với mùa mưa ( từ tháng 4 đến tháng 10), mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lũ lớn thường xảy ra vào tháng 8, lũ thường tập trung và rút cũng nhanh. Sự phân phối
dòng chảy rất không đều giữa hai mùa.
Dòng chảy mùa cạn do không có mưa to nên nguồn nước cung cấp cho sông hoàn
toàn là do nước ngầm ( phụ thuộc vào lớp vỏ phong hóa địa chất và lượng mưa phùn mùa
đông). Cả hai sông đều có dòng chảy rất nhỏ. Như vậy khả năng cung cấp nước cho mùa
đông là rất hạn chế.
Trong vùng cũng có những hồ chứa cỡ lớn như Hồ Núi Cốc, Hồ Đại Lải, các hồ cỡ
trung bình hoặc nhỏ như Hồ Xạ Hương, Khôi Kỳ, Phú Xuyên, Linh Lai, Hồ Sơn,….Đó là
16
nguồn dự trữ nước khá phong phú phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất của nhân dân
trong vùng.
3.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.2.1. Tài nguyên đất
- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện
Tam Đảo là 23.587,62. Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện
tích đất tự nhiên. Đáng lưu ý là, trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm
có 3.179,21 ha, chiếm 72,68%, trong đó đất trồng lúa là 2.618,96 ha, chiếm 82,38%, đất
trồng cây hàng năm. Đất cây lâu năm là 1.194,86 ha, chiếm 27,32% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ có 28,00 ha trong khi diện tích
mặt nước chuyên dùng lên đến 1.624,82 ha.
Bảng 1: Tình hình đất đai của huyện Tam Đảo 2005-2010
Đơn vị: ha
TT Loại Đất
2005
2006
2008
2010
Tổng diện tích tự nhiên
23.573,10
23.573,10
23.587,62
23.587,62
I
Đất nông nghiệp
19.569,88
19.509,83
19.353,41
19.020,42
1
Đất sản suất nông nghiệp
4.692,90
4.650,12
4.594,71
4.374,07
2
Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản
30,99
34,03
33,59
3
Đất sản xuất lâm nghiệp
14.822,21
14.804,90
14.704,33
14.618,35
II
Đất phi nông nghiệp
3.882,79
3.943,12
4.114,94
4.472,02
III Đất chưa sử dụng
120,43
120,15
119,27
95,18
1
Đất đồi núi chưa sử dụng
73,48
72,95
73,40
72,80
2
Núi đá không có rừng cây
1,82
1,82
1,84
1,82
3
Đất bằng chưa sử dụng
45,13
45,38
44,03
20,56
28,00
Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch.
Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng
phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha. Đây là tiềm năng quý,
nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế.
17
Với quỹ đất như trên, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khá thấp
(khoảng 0,36 ha). Nhưng do đã giao cho VQG Tam Đảo, Lâm trường Tam Đảo và các tổ
chức khác trên địa bàn nên thực tế diện tích sản xuất bình quân đầu người ở Tam Đảo
cũng thấp hơn. Đây là một sức ép rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội vì phần lớn dân
số và lao động trong huyện đang thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp.
- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất đồi núi,
đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi. Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam
Đảo không thuộc loại cao.
- Về biến động: Đất nông nghiệp giảm từ 19.569.88 ha năm 2005 xuống 19.020,42
năm 2010, tức giảm 549,46 ha
3.2.2. Thực vật
- Theo báo cáo, vườn quốc gia Tam Đảo hiện có 1.436 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 741 chi của 219 họ, thuộc 5 ngành khác nhau; trong đó có 42 loài đặc hữu và 85
loài nguy cấp, quý hiếm. Ví dụ như: Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Lan
kim tuyến (Anoectochilus roxburghii), Đỗ quyên hoa đỏ (Rhododendron simsii), Trà hoa
vàng (Camellia petelotii),…
- Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần: Pơ mu
(Fokienia hodginsi), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Kim giao (Nageia fleuryii),…
3.2.3. Động vật
- Hệ động vật tại VQG Tam Đảo có 1.141 loài thuộc 156 họ của 39 bộ, trong 5 lớp là:
thú (70 loài), chim (239 loài), bò sát (124 loài), lưỡng cư (57 loài), côn trùng (651 loài).
Trong đó có 39 loài đặc hữu được sách đỏ Việt Nam ghi nhận như: Cá cóc Tam Đảo, Cạp
kìm, Bướm kiếm, Gà tiền mặt vàng,…
- Nếu so với khu hệ thú trên cạn của toàn quốc (295 loài, 37 họ, 18 bộ), thì khu hệ thú
ở Vườn quốc gia Tam Đảo chiếm tới 30,84% tổng số loài, 73% tổng số họ và 44,44%
tổng số bộ. Điều đó cho thấy khu hệ thú VQG Tam Đảo có tầm quan trọng cao trong bảo
tồn đa dạng sinh học các loài thú hoang dã Việt Nam.
3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.3.1. Dân số
18
Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 người, mật độ dân số trung bình
là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 44,5% (chủ yếu là dân tôc Sán
Dìu).
Bảng 2: Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004-2010
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
1.Tổng dân số
2. Tổng LĐ đang làm việc
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
2004
67.235
31.197
20.23
5
- Công nghiệp, TTCN, xây dựng 5.269
2005
67.990
32.002
19.92
1
5.588
2009
70.694
34.136
17.95
6
7.305
2010
71.528
34.579
18.18
9
7.400
2015
75.734
37.252
19.77
4
8.195
- Dịch vụ
6.493
8.875
8.990
9.313
5.603
2020
80.187
40.132
20.04
7
10.03
3
10.05
2
3. Chất lượng nguồn lao động
- Lao động chưa qua đào tạo
30.14 30.82 31.16 29.39 26.07 24.07
9
1
6
2
6
9
- Công nhân kỹ thuật
225
320
1.092 2.974 5.588 7.224
- Trình độ trung cấp
490
512
922
1.176 2.608 4.013
- Cao đẳng, đại học trở lên
333
349
956
1.037 2.980 4.816
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch
3.3.2. Kinh tế
- Tam Đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành du lịch như một ngành
kinh tế mũi nhọn. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rất được chú trọng tại đây với những địa
điểm nổi tiếng như: Thác Bạc, núi Trường Sinh, đỉnh Rùng Rình,... Việc kinh doanh dịch
vụ đem lại lợi nhuận lớn cho người dân địa phương. Từ 1/5/2014 đến nay VQG Tam Đảo
đã đón tiếp khoảng trên 14.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập,
nghiên cứu khoa học [5]. Thêm vào đó nhận thấy được giá trị kinh tế cũng như điều kiện
thích hợp nên cây su su tại đây được trồng rất rộng rãi. Đây là loại thực phẩm đặc sản tại
Tam Đảo đem lại nguồn thu cho người dân. Bên cạnh đó khoảng 2-3 năm trở lại đây, cây
nghệ cũng được đưa vào trồng rộng rãi để thu hoạch lấy tinh bột cùng một số loại thảo
dược khác.
- Hiện nay, các cấp chính quyền đang tập trung phát triển du lịch huyện Tam Đảo trở
thành khu du lịch Quốc gia. Các hạng mục được ưu tiên xây dựng như: Quy hoạch và xây
dựng khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên, quy hoạch phát triển du lịch
19
Tam Đảo I, Tam Đảo II, nâng cấp và cải thiện các tuyến đường giao thông, xây dựng
Trung tâm Công viên của khu du lịch Tam Đảo 1,...
Tuy nhiên, Tam Đảo là vùng núi mới được tái lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình
độ dân trí còn thấp, chưa có kiến thưc chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đồng bào dân tộc
vùng núi. Vì vậy, bên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển kinh tế tại đây còn một số
khó khăn, đặc biệt là việc chuyển dịch và gia tăng ty trọng thương mại và dịch vụ.
3.3.3. Các giá trị truyền thống dân tộc, văn hóa và tôn giáo.
Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em và nhiều yếu tố truyền thống,
văn hóa, lịch sử tạo những điều kiện tiền đề cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội của Huyện.
- Huyện Tam Đảo có 110 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có nhiều di tích có
giá trị văn hoá cao, minh chứng cho một thời kỳ du nhập, phát tích và hưng thịnh của Phật
giáo vào Việt Nam.
- Hiện nay, Tam Đảo còn lưu giữ được một làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc
Sán Dìu, đó là hát Soọng Cô. Bên cạnh hát Soọng Cô, khu vực xã Đạo Trù còn có “Chợ
tình”, do thời gian và sự phát triển của Kinh tế - Xã hội, chợ tình Đạo Trù hiện nay đã mai
một, nhưng có thể khôi phục lại.
- Tam Đảo là huyện miền núi có 3 xã thuộc Chương trình 135. Vì vậy, Tam Đảo đã
và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước qua các Chương
trình phát triển kinh tế đối với các xã vùng cao, các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Thiền viện trúc lâm Tây Thiên-Người chụp: Đinh Thị Vy
20
PHẦN 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.Kết quả tìm hiểu
- Đa dạng sinh học và môi trường khu VQG Tam Đảo
- Vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
4.2.Phân tích kết quả thu được
4.2.1 Tổng quan giá trị về đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo
Tam Đảo là một trong các địa danh nổi tiếng trên thế giới và đặc biệt được giới khoa
học quan tâm bởi những giá trị to lớn về mặt đa dạng sinh học.
a.Đa dạng loài và giá trị về mặt bảo tồn
VQG Tam Đảo có số loài vô cùng đa dạng, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của
các nhà khoa học trong và ngoài nước. Rất nhiều nghiên cứu về động thực vật Tam Đảo
đã được tiến hành từ đầu thế kỷ 20, cho đến nay vẫn được lại đi lặp lại liên tục, nhiều loài
mới vẫn còn được phát hiện. Bên cạnh đó, VQG vẫn đang là điểm đến cho rất nhiều công
trình nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học khác.
Ví dụ như: “Đánh giá trạng thái Voọc Francois và các loài linh trưởng khác” (CeREC)
Hay như năm 2014, TS. Haruki Karube (Nhật Bản) và TS. Matti Hämäläinen (Phần Lan)
đã phát hiện 6 loài chuồn chuồn mới tại VQG Tam Đảo.
*Đa dạng loài thực vật
Qua điều tra thông tin bằng các tư liệu, VQG Tam Đảo có 1436 loài thuộc 741 chi,
219 họ, 6 ngành thực vật bậc cao.
Bảng 3: Các họ giàu loài nhất tại Vườn quốc gia Tam Đảo
Nguồn: botanyvn.vn
21
*Đa dạng sinh học côn trùng
Côn trùng là nhóm động vật không xương sống nhận được rất nhiều sự quan tâm tại
VQG Tam Đảo. Rất nhiều loài côn trùng Tam Đảo đã được sưu tập, phân loại và công bố
từ trước những năm 1940 và trở nên quý hiếm đối với nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà
sưu tầm, nhiều bảo tàng động vật và vì vậy trở thành đối tượng bị đánh bắt, buôn bán trái
phép trong nhiều năm tại Tam Đảo. Những nghiên cứu gần đây cho biết khu hệ côn trùng
VQG Tam Đảo hiện đã biết 586 loài thuộc 333 giống, 36 họ, 6 bộ.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đa dạng sinh học côn trùng tại Tam Đảo, mời
các bạn tham khảo bảng dưới đây:
Bảng 4: Một số loài côn trùng quý hiếm ở VQG Tam Đảo
Trong số các bộ côn trùng đã nêu trên, bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Cánh vảy
(Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất (Coleoptera là hơn 38% và Lepidoptera là gần
22
33%), tiếp đến là bộ Cánh khác (Heteroptera) 85 loài chiếm gần 15%. Các bộ còn lại:
Cánh thẳng (Ortoptera), Cánh giống (Homoptera), Cánh đều (Isoptera) có số lượng loài ít
(4,8%; 2,7% và 6,5% trên tổng số). Dựa vào chỉ số đa dạng giống/họ thì vai trò của hai bộ
Cánh cứng và Cánh vẩy chiếm ưu thế khá nhiều trong khu hệ côn trùng Tam Đảo.
Bảng 5: Tính đa dạng của các bộ côn trùng tại VQG Tam Đảo
Theo nghiên cứu chuyên về Bướm (Bộ Cánh vẩy - Lepidoptera) ở VQG Tam Đảo
do Monatyrski A.L., Vũ Văn Liên và Bùi Xuân Phương thực hiện (2005), nơi đây có tới 6
loài và 2 phân loài mới cho khoa học, 22 loài được ghi nhận lần đầu tiên cho Việt Nam, ít
nhất 3 loài được ghi nhận là mới cho miền Bắc Việt Nam. Như vậy, số loài côn trùng
VQG Tam Đảo đã lên tới gần 700 loài, trên 30 loài mới bổ sung cho VQG Tam Đảo (8
loài và phân loài mới cho khoa học + 22 loài mới cho Việt Nam + ít nhất 3 loài mới cho
Miền Bắc). Trong một thời gian rất dài, nhất là trước những năm 2003, tình trạng đánh bắt
và buôn bán côn trùng ở Tam Đảo tập trung chủ yếu vào hai bộ Cánh cứng (Coleoptera,
vd. Cua bay) và Cánh vẩy (Lepidoptera, vd. Bướm phượng 6 kiếm) cũng vì giá trị đa
dạng sinh học lớn của các bộ này tai VQG này.
*Đa dạng động vật có xương sống:
23
Loài Sa Giông tại Tam
Đảo
- Lưỡng cư: là nhóm động vật đặc sắc đối với VQG Tam Đảo. Trên logo của VQG
Tam Đảo có in hình một loài lưỡng cư, chính là Sa Giông (còn gọi là cá cóc Tam Đảo).
Đây là loài động vật đặc hữu hẹp, chỉ có ở Tam Đảo, được phát hiện từ năm 1934, là một
biểu tượng của VQG này.
Trong phạm vi dãy núi Tam Đảo Cá cóc sống chủ yếu trong các suối nhỏ trong
vùng rừng tự nhiên ở sườn tây, suốt từ Xã Kháng Nhật (Sơn Dương, Tuyên Quang) đến
xã Hồ Sơn,Thị trấn Tam Đảo, ở độ cao từ 500m trở lên tới 1200m.Phần lớn các loài khác
gặp được chủ yếu ở vùng thấp dưới 900m.Số lượng loài Lưỡng cư được ghi nhận tại
VQG Tam Đảo ngày càng tăng. Khi lập Dự án khả thi xây dựng VQG Tam Đảo (19921995) mới chỉ biết đến 19 loài thuộc 7 họ, 2 bộ; 1993 đã phát hiện tới 27 loài, và hiện nay
đã lên tới 57 loài thuộc 8 họ, 3 bộ. Điều này có thể hứa hẹn rằng vẫn còn khả năng phát
hiện thêm các loài mới thuộc nhóm động vật này, nhất là ở các sinh cảnh trên độ cao như
vùng Ao Dứa (Tam Đảo 2), vùng này thực ra vẫn còn rất ít được quan tâm.
-Bò sát: Đây là nhóm loài rất được quan tâm bảo tồn. Đặc biệt là loài rùa, bởi chúng
là nạn nhân của nạn buôn bản động vật hoang dã qua biên giới. Tính đa dạng các loài bò
sát VQG Tam Đảo đứng vào loại thứ hai trong các động vật có xương sống của Vườn,
hiện nay đã phát hiện còn tồn tại tới 124 loài thuộc 16 họ, 2 bộ. Con số này cũng cao hơn
so với khi mới thành lập Vườn (1995), khi ấy chỉ biết được 46 loài thuộc 13 họ, 2 bộ. Sự
tăng số lượng này chắc chắn là do mức độ nghiên cứu sâu hơn và sự duy trì của các sinh
cảnh sống đặc trưng của chúng trong VQG. Trong số các loài thống kê được có đến 3 loài
đặc hữu, 23 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và 12 loài được ghi trong Danh
lục đỏ IUCN.
24
Rùa Vàng Tam
Đảo
-Chim: Chim là nhóm đa dạng nhất trong các động vật có xương sống ở VQG, hiện
nay đã phát hiện được 186 loài thuộc 45 họ, 17 bộ. Các họ nhiều loài nhất là họ Khướu
(Tamaliidae), họ Chích chòe (Turdidae), họ Chim chích (Sylviidae), họ Chào mào
(Pycnonoidae). Nhưng đáng chú ý nhất là họ Gà lôi (Phasianidae), họ này có đến 5 loài
được ghi nhận tại Tam Đảo, trong đó có những loài quý và đẹp như Gà lôi trắng (Lophura
nychthemera), Gà tiền (Polyplecton bicalcaratum). Sự hiểu biết về tính đa dạng các loài
chim Tam Đảo cũng tăng dần theo các hoạt động nghiên cứu bảo tồn tại VQG. Căn cứ vào
Dự án khả thi xây dựng VQG, lúc đó mới chỉ ghi nhận được 158 loài thuộc 43 họ, 15 bộ
với 7 loài có giá trị bảo tồn, thì hiện nay đã lên tới 186 loài, 45 họ, 17 bộ và 8 loài có giá
trị bảo tồn ở các cấp trạng thái khác nhau (E (2), V (2), R (1), T (3)).
-Thú: Thú là nhóm động vật được quan tâm nhiều nhất trong công tác bảo tồn ở
nước ta cũng như trên thế giới, đã hình thành nhiều khu bảo tồn loài cho nhóm động vật
này. Đây là nhóm động vật bị tổn thương mạnh nhất do các tác động của con người vào
môi trường. Những nghiên cứu giám sát sự phát triển của nhóm động vật này đã được đặc
biệt chú ý ở VQG Tam Đảo. Kết quả mới nhất của những nghiên cứu theo hướng này cho
biết hiện nay ở VQG Tam Đảo đang sinh sống 77 loài thuộc 24 họ và 8 bộ, theo đó bộ Dơi
(Chiroptera) có số loài cao nhất (25 loài), tiếp đến là các bộ Gặm nhấm (Rodentia) – 18
loài, Khỉ hầu (Primates) – 5 loài, Guốc chẵn (Artiodactyla) – 5 loài, Ăn sâu bọ
(Insectivora) – 2 loài; Nhiều răng (Scandentia) và Tê tê (Pholidota) - mỗi bộ 1 loài. Mặc
dù đã đưa ra khỏi danh sách một số loài bị coi làkhông còn tồn tại ở VQG như Vượn đen
25