Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận: Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.85 KB, 9 trang )

MỤC LỤC


A.

MỞ ĐẦU

Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông
qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/206 đã quy định rõ phạm
vi khởi kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện vụ án hành
chính khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đã trực tiếp xâm
hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Trong đó có một số quy định về đối
tượng khởi kiện. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp xác định những
đối tượng nào có thể khởi kiện trong lĩnh vực hành chính. Không chỉ có ý nghĩa
cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức dễ dàng xác định được lĩnh vực khỏi kiện mà
còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định thẩm quyền của mình. Vì dó do đó
em xin chọn đề tài “Phân tích và đánh giá các quy định pháp luật về đối tượng
khởi kiện trong vụ án hành chính” để tìm hiểu và đánh giá.
NỘI DUNG
Khái quát chung về vụ án hành chính và đối tượng khởi kiện của vụ
B.
1.

án hành chính
1.1 Vụ án hành chính
Tố tụng hành chính là toàn bộ các hoạt động (của chủ thể tiến hành tố
tụng và chủ thể tham gia tố tụng) được tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính. Vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại tòa án khi cá nhân, tổ chức
khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định
của pháp luật.


Có thể thấy, tố tụng hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp
luật riêng biệt và chặt chẽ. Từ đó nâng cao vai trò quan trọng trong việc giải
quyết vụ án hành chính.
Trong vụ án hành chính có đặc điểm đê phân biệt với các vụ án trong lĩnh
vực khác là về chủ thể tham gia có quan hệ không ngang bằng nhau. Một bên là
công dân, một bên là cơ quan hành chính thực thi quyền lực công.


1.2

Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính

Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được quy định tại Điều 30,
Luật tố tụng hành chính 2015. Theo đó, đối tượng khởi kiện của vụ án hành
chính bao gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính (trừ một số quyết
định, hành vi luật định); quyết định kỷ luật quộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri.
2.

Các loại đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính
2.1 Quyết định hành chính
Quyết định hành chinh là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ

quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một
hoặc một số đối tượng cụ thể.(1)
Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện cần có các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, xét về hình thức, quyết định phải được thể hiện bằng văn bản. Đó là
những dạng thức tồn tại nội dung quyết định có thể lưu giữ lại làm bằng chứng.

Trong điều kiện xã hội hiện tại, khi nói đến văn bản, chúng ta thường hiểu là các
quyết định đó là các văn bản được thể hiện trên giấy, tuy nhiên không loại trừ
hình thức văn bản điện tử.
Thứ hai, chủ thể ban hành quyết định hành chính là các cơ quan hành chính nhà
nước; cơ quan, tổ chức được giao thbc hiện chức năng quản lý hành chính nhà
nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó.
Thứ ba, quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong
khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Việc
ban hành quyết định hành chính nội bộ của cơ quan hành chính, đơn vị hành
chính, tổ chức khác ban hành để giải quyết công việc nội bộ (trừ quyết định kỷ

(1)(1) Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ tụng hành chính năm 2015


luật buộc thôi việc đối với công chức) của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và
lợi ích riêng của họ thì không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Thứ tư, quyết định hành chính là quyết định áp dụng pháp luật hay được gọi là
quyết định cá biệt. Khi nói quyết định áp dụng pháp luật là nhằm phân biệt với
quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm. Hai loại quyết định không thuộc
đối tượng bị khởi kiện trước Toà án. Quyết định cá biệt trực tiếp tác động đến
quyền và lợi ích của những đối tượng khởi kiện.
Thứ năm, quyết định hành chính bị khiếu kiện chủ yếu là quyết định đầu (là
quyết định được cơ quan nàh nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước ban hành lần đầu khi xử lý vụ việc cụ thể). Tuy nhiên, cũng có quyết định
lần 2 hoặc quyết định giải quyết khiếu nại.
Ví dụ: Sau khi ông A khiếu nại đối với QĐ 567, Chủ tịch UBND phường ra
quyết định số 568 giữ nguyên quyết định 567. Quyết định 568 vẫn có thể là đối
tượng khởi kiện.
2.2


Hành vi hành chính

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc
củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.(2)
Có thể hiểu, hành vi hành chính là đối tượng xét xử của Tòa hành chính,
là hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại hoặc xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân và giữa chúng có mối quan hệ nhân quả (hành vi là
nguyên nhân, thiệt hại là hậu quả).
Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015 thì
các quyết định hành chính, hành vi hành chính gồm: Quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; Quyết định, hành vi của
Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vì cản trở
(2)(2) Khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015


hoạt động tố tụng; Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ
của cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.
2.3 Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng
Cục trưởng và tương đương trở xuống.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức
quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật
buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của minh.(3)
Khoản 2 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định cụ thể hơn,
chi những quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ từ
Tổng cục trưởng trở xuống mới là đối tượng xét xử của Tòa án.
Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì khi công chức vi phạm, có thể

bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Việc kỷ luật đối với công chức
mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Trong các hình thức kỷ luật thì hình thức
kỷ luật buộc thôi việc là hình thức kỷ luật cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống và danh dự của công chức bị kỷ luật. Vì lý do đó sự tác động của quyết
định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức đã vượt ra khỏi phạm vi là quản lý
nội bộ, gây tác động đến xã hội bên ngoài phạm vi cơ quan, tổ chức. Do đó Luật
tố tụng hành chính năm 2015 quy định quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với
công chức là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công chức.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong vụ án hành chính theo quy định
của pháp luật hiện hành cần thiết phải có hai điều kiện: thứ nhất là quyết định đó
áp dụng cho công chức; thứ hai là công chức đó giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng
hoặc tương đương trở xuống.

(3)(3) Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015


2.3

Khiếu kiện quyết định giãi quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh.

Theo Luật cạnh tranh năm 2004 thì vụ việc cạnh tranh được chia thành
hai loại việc: một là những việc về hành vi hạn chế cạnh tranh, hai là loại việc về
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thẩm quyền giải quyết loại việc cạnh
tranh thứ nhất là của Hội đồng cạnh tranh; thẩm quyền giải quyết loại việc thứ
hai là của Cục quản lý cạnh tranh. Khi phát sinh vụ việc cạnh tranh, nếu là Hội
đồng cạnh tranh thì sẽ thành lập ra Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để xử lý;
nếu là Cục quản lý cạnh tranh thì do Thủ trưởng cơ quan trực tiếp xử lý và kết

quả xử lý vi phạm sẽ là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hay của
Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đầu không phải là đối tượng khởi kiện
Vụ án hành chính. Chỉ khi những quyết định này bị khiếu nại và được giải quyết
bằng một quyết định giải quyết khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại đó
mới ià đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Như vậy, chủ thể bị xử lý bởi
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải thực hiện việc khiếu nại trước khi thực
hiện quyền khởi kiện. Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh mà không đồng ý với quyết định đó, người khiếu nại
được quyền khởi kiện vụ án hành chính.
2.4

Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội động nhân dân.

Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội hay danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân là danh sách những người đạt độ tuổi nhất định, đủ
năng lực hành vi, không bị hạn chế quyền công dân trên một địa bản, một khu
vực bầu cử sẽ tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đại biểu, đại biểu Hội
đồng nhân dân trong một giai đoạn nhất định. Việc quy định việc lập danh sách
cử tri là một đối tượng đặc biệt trong xét xử của Tòa án thế hiện mối quan tâm
của nhà nước đối với quyền chính trị quan trọng của công dân là quyền bầu cử.


Đồng thời Điều 28 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định việc khiếu nại và
giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri như sau:
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh
sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh

sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải
quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại
hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền
khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3.

Đánh giá đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính
Nhìn chung, đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được quy định khá

chặt chẽ trong Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn. Bến cạnh
việc kế thừa các quy định của Luật tố tụng hành chính 2010, đối tượng khởi
kiện của vụ án hành chính trong luật Tố tụng hành chính 2015 còn bổ sung một
số quy định về đối tượng khởi kiện.
Thứ nhất, đối tượng quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại
Toà án nhân dân và quyết định xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố
tụng của Toà án nhân dân không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Quy định này làm tăng cường tính minh bạch, công khai, đảm bảo quyền của
những người tham gia tố tụng.
Hơn nữa, quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của
cơ quan, tổ chức cũng bị loại trừ khỏi danh mục đối tượng khỏi kiện của vụ án
hành chính. Việc xử lý những quyết định này sẽ làm can thiệp sâu vào hoạt động
điều hành, quản lý của cơ quan, tổ chức, không đảm bảo tính ổn định, trật tự
trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức.
Thứ hai, thực hiện khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 về việc quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong quá


trình xây dựng dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), có ý kiến đề nghị cần
luật hóa danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi

bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn áp dụng,
nhiều ý kiến đề nghị không cụ thể hóa mà danh mục này sẽ theo quy định của
văn bản pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Cho nên, điểm a khoản 1 Điều 30
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã sửa đổi đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, ngoại giao là “theo quy định của pháp luật” chứ không phải là
do Chính phủ quy định như trước đây.(4)
Thứ ba, nhằm mở rộng đối tượng khởi kiện VAHC là “danh sách cử tri
trưng cầu ý dân” cho phù hợp với quy định của Luật Trưng cầu ý dân năm 2015,
khoản 4 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã bỏ cụm từ “bầu cử đại
biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân” ở khoản 2
Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và sửa đổi lại là “Khiếu kiện danh
sách cử tri”.
Những điểm mới này đã tạo nên tính chặt chẽ, khoa học và làm hoàn thiện
hơn pháp luật tố tục hành chính. Không chỉ tạo thuận lợi cho việc xử lí các vụ án
hành chính mà phần nào còn giúp nâng cao hiệu quả quản lí hành chính nhà
nước.
C.

KẾT LUẬN

Việc xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Trước tiên giúp người dân bảo vệ quyền lợi của mình, sau đó là tạo sơ sở
cho việc nâng cao vao trò của quản lý hành chính nhà nước. Hơn nữa, còn phù
hợp hoàn cảnh của đất nước là đang thực hiện “Cải cách Hành chính Nhà nước”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(4)(4) Nguyễn Văn Thuân, “Thẩm quyền của Tòa án theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015”,
Tạp chí Dân chủ & Pháp luật.



1.
2.
3.
4.

Tập bài giảng Luật Tố tụng hành chính trường ĐHKS Hà Nội
Luật Tố tụng hành chính 2015
Luật Tố tụng hành chính 2010
Nguyễn Văn Thuân, “Thẩm quyền của Tòa án theo Luật Tố tụng
hành chính năm 2015”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật.



×