Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG hàm và CÁCH nắn TRẬT KHỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.24 KB, 7 trang )

TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM VÀ CÁCH NẮN TRẬT KHỚP
ThS.BS. Nguyễn Văn Minh
1. Giải phẫu chức năng khớp thái dương hàm (TD-H)
Hai khớp thái dương hàm ở hai bên là khớp động duy nhất ở sọ. Cấu tạo
khớp TD-H bao gồm: lồi cầu xương hàm dưới, diện khớp ở sọ, đĩa khớp, bao khớp
1.1. Lồi cầu xương hàm dưới:
Lồi cầu cùng với mỏm vẹt là hai mỏm tận cùng của cành lên xương hàm
dưới. ngăn cách giữa lồi cầu và mỏm vẹt là hõm (khuyết) Sigma
Lồi cầu thuôn, kích thước ngoài-trong lớn hơn kích thước trước-sau. Đầu
ngoài và đầu trong của lồi cầu tận hết ở các cực: cực ngoài và cực trong. Cực ngoài
ngắn, khá tù và thường gồ ghề là nơi bám của đĩa khớp. cực trong dài nên ở xa cổ
lồi cầu và cũng gồ ghề là nơi bám của đĩa khớp và bao khớp.
Diện khớp của lồi cầu hơi lồi theo chiều trước sau, thẳng hoặc lồi nhẹ theo
chiều ngoài trong. Diện khớp của lồi cầu và của xương thái dương được phủ bởi
một mô sợi săn chắc không có mạch máu, chứa một ít tế bào sụn và proteoglycan
dạng sụn, các sợi chun và sợi kháng acid
Trong đời sống, hình dáng của lồi cầu có thể diễn ra những thay đổi


1.2. Diện khớp ở sọ:
Diện khớp ở sọ thuộc phần xương thái dương, ngay trước bờ trước xương
ống tai. Diện khớp gồm một lồi ở phía trước gọi là lồi khớp và một lõm ở phía sau
gọi là hõm khớp. giới hạn của diện khớp là nơi bám của bao khớp

1.3. Đĩa khớp:
Đĩa khớp có hình một thấu kính lõm hai mặt. nữa sau của đĩa khớp dày hơn
nũa trước, phần trong dày hơn phần ngoài, phần giữa mỏng phù hợp với khoảng
cách của hai diện khớp
Đĩa khớp được cấu tạo từ mô sợi keo săn chắc gồm các sợi collagen,
proteoglycan dạng sụn, sợi chun chứ không phải là mô sụn
Vận động của đĩa khớp trong khe khớp nói chung là bị động, nghĩa là không


có sự tham gia trực tiếp của các cơ. Bờ trước của đĩa khớp bám vào bao khớp. Bờ
sau của đĩa khớp dính vào một mô liên kết lỏng lẻo dạng đệm giàu mạch máu, mô
sợi đàn hồi và các sợi thần kinh tai thái dương


1.4. Bao khớp:
Bao khớp gồm các dây chằng bao xung quanh tạo nên các thành của khoang
khớp. các thớ sợi của bao khớp nối với các sợi ở bờ trước và bờ sau đĩa khớp chia
khoang khớp thành hai buồng: buồng khớp trên và buồng khớp dưới
Trong bao khớp có chứa bao hoạt dịch là một mô liên kết giàu mạch máu và
dịch khớp
Bao khớp được tăng cường ở phía ngoài và phía trong bởi các sợi. Các sợi ở
phía ngoài dày hơn, mạnh hơn, thể hiện đặc tính của một dây chằng. Dây chằng có
hình quạt, rộng ở phía trên và hẹp ở nơi bám vào cổ lồi cầu. các thớ sợi của dây
chằng đi theo hướng từ trên xuống và từ trước ra sau, từ vùng lồi khớp đến phía
sau lồi cầu
2. Trật khớp TD-H (TMJ dislocation)
2.1. Định nghĩa: trật khớp thái dương hàm là khi lồi cầu đi chuyển vượt qua khỏi
lồi khớp và không tự quay về lại hõm khớp


2.2. Phân loại:
Phân loại theo tính chất:
Bán trật khớp (subluxation): là khi lồi cầu đi chuyển vượt qua khỏi lồi khớp
trong một thời gian ngắn rồi sau đó tự quay lại nằm trong hõm khớp
Trật khớp thật sự
Phân loại theo vị trí:
Trật khớp một bên
Trật khớp hai bên
2.3. Nguyên nhân:

Nguyên nhân nội tại (intrinsic trauma):
Ngáp (yawning)
Nôn mữa nhiều (vomiting)
Há miệng lớn (wide biting)...
Nguyên nhân bên ngoài (extrinsic trauma): thường do chấn thương
Lực chấn thương tác động vào xương hàm dưới


Đặt ống nội khí quản
Nhổ răng, điều trị nội nha...
2.4. Lâm sàng:
Bệnh nhân không ngậm miệng lại được, không nuốt được, không nói được
Miệng đọng nhiều nước bọt
Sai khớp cắn: cắn chạm sớm vùng răng hàm, hở vùng răng cửa

Khám vùng lồi cầu cho dấu hiệu:
• Mất vận động lồi cầu


Ổ khớp trống rỗng


3. Nắn trật khớp TD-H:
Bệnh nhân ngồi trên sàn nhà hay trên ghế răng, lưng và đầu tựa thật chắc ra
sau. Thầy thuốc đứng, hay quỳ trước mặt bệnh nhân, đặt hai ngón cái lên mặt nhai
các răng sau hàm dưới. các ngón còn lại giữ ở bờ dưới xương hàm dưới

Ấn mạnh hàm dưới xuống thấp để thắng sức co của các cơ kéo lên. Khi ấy
lồi cầu sẽ xuống thấp dưới lồi khớp xương thái dương. Trong trường hợp trật khớp
một bên, một tay giữ chặt bên không trật khớp, tay còn lại ấn xương hàm dưới

xuống


Khi thấy xương hàm dưới đã tụt xuống đến mất cần thiết thì đẩy hàm lui sau.
Lúc đấy lồi cầu trở về vị trí củ nằm gọn trong hõm khớp. khớp cắn trở về vị trí
bình thường

Sau khi nắn xong, cố định hai hàm trong một tuần với băng cằm- đỉnh
Nếu bệnh nhân đến muộn không thể nắn vào được hay đã nắn nhiều lần
nhưng thất bại thì lúc đấy phải tiến hành nắn trật khớp trong phòng mổ dưới sự hỗ
trợ của gây mê



×