Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban công an xã hoằng trường, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.23 KB, 27 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ THANH HÓA

BÁO CÁO THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP 1

TÊN ĐỀ TÀI:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN CÔNG AN XÃ HOẰNG TRƯỜNG,
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Sinh viên

: Lê Văn Tấn

Lớp

: QLNNK1BLT-HH

Khoa

: QLNN&CTXH

GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Thảo

THANH HÓA, THÁNG 6/2017


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó, bảo đảm an


ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu vực nông thôn - địa bàn chiến lược chiếm
gần 80% diện tích và gần 80% dân số cả nước luôn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Nhận thức rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, Đảng,
Nhà nước ta đã sớm quan tâm và ban hành những chủ trương, chính sách,
pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển lực lượng Công
an xã.

Công an xã, thị trấn (CAX,TT) là lực lượng vũ trang bán chuyên trách,
được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1950 do Hồ Chí Minh ra sắc lệnh
thành lập nhằm duy trì trật tự ở những vùng được giải phóng bởi Đảng Cộng
Sản Việt Nam, là công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ở cơ sở để đảm
bảo an ninh, trật tự xã hội ở xã, thị trấn. CAX,TT có nhiệm vụ tham mưu cho
cấp uỷ và chính quyền địa phương đề ra kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm giải
quyết những vấn đề về ANTT; làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc; trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện,
đấu tranh chống tội phạm; bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước,
bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của nhân dân.
Những vấn đề trên được quy định tại Luật Công an nhân dân; Pháp
lệnh công chức; Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 01/7/2009 của
Quốc Hội về Công an xã; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của
Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh CAX; Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các Thông
tư, Quyết định hướng dẫn thực hiện. Các quy định của Chính phủ, của các
Bộ đối với lực lượng CAX,TT đã khẳng định vai trò rất quan trọng của lực
lượng này ở cơ sở, song qua nhiều năm vận hành, đang bộc lộ nhiều vấn đề


chưa phù hợp với thực tế hoặc chưa đáp ứng được tình hình, cần phải bổ

sung, điều chỉnh.
Trong nghiên cứu khoa học, đã có nhiều đề tài, chuyên đề nghiên cứu về
CAX, TT nhưng chủ yếu mới tập trung vào các vấn đề về chức năng, nhiệm
vụ; xây dựng phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc, về chính sách đối với
CAX,TT, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện vấn đề tổ chức và hoạt động của CAX,TT.
Ngoài việc phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của công an huyện, công
an tỉnh trong việc phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, các vi phạm
hành chính, lực lượng CAXTT hàng năm trực tiếp giải quyết 100% vụ việc liên
quan đến ANTT, hoà giải vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, cảm hoá hơn
mười đối tượng thuộc diện giáo dục tại địa bàn. Riêng năm 2017, đưa vào diện ?
người vi phạm pháp luật; lập hồ sơ 04 người nghiện ma tuý, giao cho các đoàn
thể, tổ chức xã hội. Đồng thời mở từ 30 đến 35 buổi nói chuyện tuyên truyền
pháp luật tại các khu dân cư.
Để bảo đảm ANTT ở cơ sở, hiện nay Công an huyện Hoằng Hóa đã bố
trí 23 đồng chí Công an phụ trách xã (trung bình hơn 2 xã có 1 cán bộ công an
chính quy); 43 Trưởng CAXTT, ? cấp phó và ? CAV. Lực lượng Công an phụ
trách xã chủ yếu làm nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng CAX,TT.
Nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở địa bàn xã, thị trấn chủ yếu do lực lượng CAX,TT
đảm nhiệm. Cách bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ như trên là tương đối
hợp lý. Song, với thực tiễn tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự
trong tình hình mới sẽ hết sức phức tạp, trong khi đó những bất cập về mô hình
tổ chức; bất cập trong cơ chế chỉ đạo nghiệp vụ, trong mối quan hệ giữa công
an phụ trách xã với CAX,TT và thẩm quyền, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của
công an phụ trách xã với thực tế nhu cầu công việc phải giải quyết hàng ngày
của lực lượng này; bất cập trong chính sách, chế độ đối với CAX,TT để họ có
đủ điều kiện về tinh thần và vật chất tập trung cho công tác được giao và để lực
lượng CAX,TT thực sự là nòng cốt trong bảo đảm an ninh, trật tự ngay tại cơ
sở trong phạm vi toàn tỉnh đang là vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Trước những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, nếu không được nghiên cứu

một cách khoa học, có hệ thống, tìm ra căn cứ để có giải pháp kịp thời thì không
thể phục vụ tích cực cho công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình hiện


nay, khi mà tất cả hoạt động của tội phạm, tất cả mầm mống, xuất xứ của vấn đề
phức tạp về an ninh trật tự đều nảy sinh hàng ngày ở cơ sở xã, thị trấn, thôn bản.
Do vậy, đặt ra vấn đề tổ chức và hoạt động của CAX,TT chính là muốn
thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp soi rọi vào thực tế
để thấy được thực trạng mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của lực lượng
CAX,TT ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay; chỉ rõ những vấn đề còn bất cập làm hạn
chế sức mạnh của lực lượng này, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng mô
hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của CAX,TT trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Do vai trò quan trọng của xã, phường, thị trấn và yêu cầu thực tiễn trong
công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở của lực lượng CAX,TT, từ 1995 đến nay, có
rất nhiều công trình, nghiên cứu, khảo sát của Chính Phủ và các cơ quan của
Chính phủ, của các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý về vấn đề này: kết
quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về củng cố tổ chức bộ máy làm việc của cấp
xã, phường, thị trấn (Năm 1995); Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ có văn bản
báo cáo kết quả điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp xây
dựng và nâng cao chất lượng cán bộ hệ thống chính trị ở cơ sở (năm 1999);
Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Viện Khoa học tổ chức Nhà nước công bố
công trình nghiên cứu về chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã
(năm 2000); các tờ trình, báo cáo thẩm tra của các bộ, ngành là căn cứ để
Chính phủ ra các quyết định phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành
chính đến năm 2010 (từ năm 2001 đến nay) và phê chuẩn kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001 - 2005; ban hành Nghị định
92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một
số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu và các tài liệu của Chính phủ, nhiều
đề tài khoa học bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở: "Chuyên
khảo xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, phường,
thị trấn" (Bộ Nội vụ- 1993); "Thực hiện pháp luật trong CAND để bảo vệ an
toàn xã hội ở nước ta hiện nay" (Tiến sỹ Đỗ Tiến Triển - Bộ Công an -1996);
đề tài cấp Bộ "Chất lượng cán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc thời kỳ đẩy


mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", (Tiến sỹ Nguyễn Đức Ái và
Thạc sỹ Nguyễn Thị Mão - 2003 - Phân viện Báo chí tuyên truyền).
Nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, nghiên cứu vấn đề cán bộ công
chức ở xã, thị trấn của một số tỉnh, thành phố và tập trung chủ yếu vào các vấn
đề: đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong điều kiện cải
cách nền hành chính nhà nước; nâng cao cất lượng đội ngũ cán bộ công chức
chính quyền cấp xã; giáo dục pháp luật cho cán bộ chính quyền cấp xã; hoàn
thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay; nâng cao chất lượng quy chế dân chủ cấp
xã; hoàn thiện pháp lệnh về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương; tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp
lệnh về hoà giải ở cơ sở; luật tục và sự vận dụng trong quản lý nhà nước của
chính quyền cấp xã; nâng cao chất lượng bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã.
Trong lực lượng Công an nhân dân đã có các công trình khoa học
nghiên cứu về lực lượng CAX,TT, cụ thể là: "Những giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của CAXTT, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở nông thôn
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại đất nước" (Vụ Pháp chế BCA -2000);
"Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của lực lượng Công an phụ trách xã
về ANTT - Thực trạng và giải pháp" (Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật
tự xã hội- 2003). Ngoài ra cũng có một số địa phương nghiên cứu đề tài khoa
học cấp cơ sở về lực lượng CAX,TT trong phạm vi cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
Trong quá trình soạn thảo Luật Công an nhân dân và sau khi Luật Công an

nhân dân được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, nhiều tác giả trong
ngành công an có các chuyên đề nghiên cứu về CAXTT đăng trên Tạp chí
CAND.
Ở tỉnh Thanh Hóa cũng đã có một số công trình nghiên cứu, áp dụng
pháp luật vào công tác củng cố, hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức và lực
lượng CAX,TT: Đề án "Chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách
xã, phường, thị trấn, cán bộ thôn, bản, phố" (Sở Nội vụ Thanh Hóa); Công an
tỉnh Thanh Hóa có các đề án và quyết định: "Đề án bố trí lực lượng CAXTT
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"; "Đề án xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT";
"Quyết định số 114 của Giám đốc Công an tỉnh về hướng dẫn CAXTT xử lý vi
phạm về trật tự an toàn giao thông".


Các công trình, đề tài nghiên cứu và văn bản nêu trên đã giải quyết
nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng, củng cố, hoàn
thiện đội ngũ cán bộ công chức ở xã, thị trấn nói chung và về lực lượng
CAX,TT nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ
thống đầy đủ, toàn diện về mô hình tổ chức và hoạt động của CAX,TT và làm
rõ thực trạng, những vướng mắc, bất cập hiện nay của lực lượng này và trên cơ
sở đó đề ra quan điểm, giải pháp, tổ chức, hoạt động đáp ứng một cách tốt nhất
yêu cầu đảm bảo ANTT ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong toàn quốc nói chung
và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Đó chính là lý do của việc tác giả
chọn vấn đề “Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công an xã Hoằng Trường,
huyện Hoằng hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm báo cáo thực tế nghề nghiệp 1 của
sinh viên nghành quản lý nhà nước.
B - NỘI DUNG BÁO CÁO
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CÔNG AN XÃ HOẰNG TRƯỜNG.
1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban Công an xã Hoằng Trường,
huyện Hoằng Hóa

Tổ chức Công an xã được quy định tại điều 10, pháp lệnh công an xã ,
khoản 2, Điều 3, Nghị định số 73?CP của Chính phủ như sau:
Công an xã gồm các chức danh: Trưởng Công an xã; Phó trưởng Công an
xã và công an viên.
Công an viên được bố trí tại thôn, xóm,làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và
bố trí nhiệm vụ thường trực tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã.
Số lượng Phó trưởng công an xã và Công an viên bố trí như sau:
Mỗi xã được bố trí một Phó trưởng Công an xã, xã trọng điểm. phức tạp
về an ninh, trật tự và xã loại 1, xã loại 2 theo quy định tại Nghị định số
159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn được bố trí không quá hai Phó trưởng công an xã.
Mỗi thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương
đương (viết gọn là thôn, bản được bố trí một Công an viên. Đối với thôn, bản
thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và xã loại 1, xã loại 2 được bố
trí không quá hai Công an viên.
Tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố trí không quá ba
Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24giowf hàng ngày.


Công an xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản
lý, điều hành của Ủy ban nhân dân cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ
của Công an cấp trên.
Hoạt động của Công an xã tuân thủ hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục
tùng cấp trên; dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công an xã
a/ Chức năng: Công an xã có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, Ủy
ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên
địa bà xã, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự,an toàn xã hội, các
biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật
tự, an toàn trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

b/ nhiệm vụ của công an xã
Nắm tình hình tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã đề
xuất với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và công an cấp trên về những
chủ chương, kế hoạch biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và tổ
chức thực hiện chủ chương kế hoạch biện pháp đó.
Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tuyên
truyền phổ biến chủ chương chính sách, pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã
hội, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy
định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm
quyền
Tham miêu cho ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của
pháp luật về quản lý,giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản
chế ,cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được Được hưởng an treo
cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy
và người chấp hành án xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo
quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp
luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá
nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân
dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ,vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng
cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với nghành,


nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của
Bộ trưởng Bộ công an.
Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra
người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi

phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo
cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị
hại, người biết việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu,vật chứng, thông
tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý
vụ việc.
Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy
tìm đang lẩn trốn trên địa bàn; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công a cấp trên
trực tiếp.
Xử phạt vi phạm hành chín; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính khác đối với người vi phạm pháp pháp luật trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa banfxax phối hợp hoạt
động, cung cấp thông tin và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trong trường hợp cấp thiết, để cấp cứu người bị nạn, cứu hộ, cứu nạn,
đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có quyết định truy nã, truy tìm,
được huy động người, Phương tiện của tổ chức, cá nhân và phải trả lại ngay
phương tiện được huy động khi tình huống chấm dứt và báo cáo ngay với Chủ
tịch ủy ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp có thiệt hại về tài sản thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật; người được huy động làm nhiệm vụ mà bị
thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách của Nhà nước.
Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và thực hiện một số biện pháp công
tavs Công an theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công
an để bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ
trang nhân dân; tập luyện, diễn tập thực hieenjcacs phương án quốc phòng, an
ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng
khác.



Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ
chức và nghiệp vụ.
Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CÔNG AN XÃ
HOẰNG TRƯỜNG HUYỆN HOẰNG HOÁ TỈNH THANH HÓA.
Đặc điểm về địa lý:
- Hoằng Trường là một xã bãi ngang ven biển phía Đông Nam của huyện
Hoằng Hoá, Phía Bắc giáp cửa sông Lạch Trường, phía Nam giáp xã Hoằng
Hải , phía đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp xã Hoằng Yến với chiều dài bờ
biển Bắc – Nam là 5 Km, 2 Km bờ sông, Tổng diện tích tự nhiên là 5,96 Km2,
có 2.482 hộ với 10.939 khẩu.
Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng trong xã có nhiều cải thiện, hệ
thống trường học, y tế, công sở đều được kiên cố hoá, giao thông đều được bê
tông hoá.. đã phục vụ tốt cho đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội. Tuy
nhiên, trình độ nhận thức văn hoá - xã hội của người dân nhìn chung chưa đồng
đều, từ năm 2010 đến nay khu du lịch sinh thái biển EUREKA Linh Trường đi
vào hoạt động là sự tiềm ẩn sự phước tạp, nhạy cảm về ANTT...đã gây khó khăn
đáng kể đến hoạt động tổ chức thực hiện pháp lệnh Công an xã …
2. Một số tình hình có liên quan trực tiếp
Hoằng Trường là xã loại 1 có 11 đơn vị thôn 3 trường học 1 trạm y tế.
Hiện tại có 2 công ty du lịch đang hoạt động là EUREKA Linh Trường và Thiên
Đường Xứ Thanh toàn xã có 1 thôn trọng điểm về ANTT đó là thôn 6 có hoạt
động du lịch.
Tổng số Công an xã là: 14 đồng chí, Trong đó Trưởng Công an xã : 01
đ/c, Phó trưởng Công an xã 02 đ/c, Công an viên: 11 thôn và có 11 đ/c công an
viên
Trình độ học vấn, -Trung cấp nghiệp vụ: 1 đ/c ; đại học kế toán 1.
- Chưa đào tạo: 11 đ/c (mới chỉ tập huấn nghiệp vụ)

Về cơ bản lực lượng công an đã phát huy tốt vai trò, chức năng, quyền
hạn của mình, chủ động tham mưu cho đảng uỷ, UBND và các thôn đề ra nhiều
chủ trương, kế hoạch công tác đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội;
tổ chức xây dựng và phát động các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
và các phong trào cách mạng khác trên địa bàn, góp phần giữ vững ổn định


chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa,
xã hội của địa phương.
Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế, yếu kém như: năng lực, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của công an xã đa số chưa qua đào tạo, tuổi trung
bình của công an xã còn trẻ kinh nghiệm lam việc chưa cao, là lực lượng không
chuyên trách phụ cấp thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới; công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể giải quyết tình hình về
an ninh trật tự ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, chưa phát huy được sức mạnh
tổng hợp để giải quyết tình hình khi xảy ra.
Công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và công an
cấp trên trong xây dựng chủ trương, kế hoạch, biện pháp công tác đảm bảo an
ninh trật tự của một số đơn vị công an xã chưa chủ động và kịp thời.
3 .Việc tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp lệnh Công an
xã :
- Nội dung, hình thức, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,
Từ khi có pháp lệnh đảng uỷ, UBND đã chỉ đạo đài truyền thanh tuyên truyền
pháp lệnh công an xã, đồng thời mở hội nghị triển khai pháp lệnh công an xã
đến toàn thể lực lượng công an và cán bộ đảng viên.
- Hàng năm lực lượng công an viên đều được đi tập huấn tại huyện,
trưởng phó công an đều được tập huấn những điểm mới trong công tác giải
quyết công việc do cấp tỉnh mở.
- Hàng năm tất cả lực lượng công an đều tham gia hội thi công an xã giỏi
và các hội thi tìm hiểu pháp luật do công an huyện và tỉnh tổ chức Tổ chức lực

lượng tham gia kết quả đều đạt yêu cầu trở lên
- Hàng năm UBND các xã, thị trấn đã chỉ đạo ban văn hoá xã, ban tư
pháp xã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến toàn thể
cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã, nội dung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
pháp lệnh về Công an xã để nhân dân biết dưới hình thức họp dân, trên hệ thồng
loa truyền thanh, gắn với tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông,
các văn bản luật về phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh trật tự.
Qua triển khai thực hiện đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
tại địa phương, đáp ứng tốt các yêu cầu của người dân; đem lại hiệu quả đáng kể
trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nâng cao nhận thức và ý thức chấp
hành pháp luật trong nhân dân; từ đó cũng tạo điều kiện để công tác thi hành
pháp lệnh trên địa bàn đạt kết quả tốt.


- Đối tượng được tuyên truyền, hiệu quả của việc tuyên truyền
Cán bộ viên chức và Nhân dân đã đồng tình và thực hiện tốt nghĩa vụ của
mình đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt
các quy định của Pháp lệnh Công xã.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp lệnh Công xã đã góp phần
nâng cao trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, làm
giảm đáng kể các vụ vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên
địa bàn.
4. Đánh giá thực trạng các mặt hoạt động của Công an xã
a. Việc thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo hoạt động của Công an
xã, đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, thực hiện chế độ chính sách
đối với lực lượng Công an xã
Sau khi Pháp lệnh công an xã có hiệu lực và được triển khai, Công an xã
tham mưu cho UBND xã đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển
khai, quán triệt Pháp lệnh, đồng thời kết hợp tuyên truyền trên hệ thống thông
tin đại chúng về nội dung Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp

lệnh Công an xã; cụ thể hóa bằng văn bản phân công nhiệm vụ, quyền hạn của
công an xã theo quy định, quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, thường xuyên
kiểm tra tình hình hoạt động của Công an xã nhằm đảm bảo đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được Pháp lệnh quy định và xây dựng lực lượng công an
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ chức và nghiệp vụ.
Về kinh phí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị làm việc của Công an xã được
tỉnh, huyện và UBND xã quan tâm đầu tư đầy đủ, đảm bảo cho Công an xã, thị
trấn hoạt động tốt. Mỗi xã, thị trấn bố trí nơi làm việc Công an các xã. Công an
xã được bố trí 2 phòng làm việc có đủ bàn ghế, giường tủ phục vụ công tác và
thường trực và giải quyết công việc phù hợp với điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ
và được trang bị công cụ hỗ trợ, hồ sơ, sổ sách .
Chế độ chính sách đối với Công an xã, Trưởng Công an được hưởng
lương và phụ cấp theo quy định tại Nghị định 92/2010/NĐ-CP ngày 22/10/2009
của Chính phủ, về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng phụ cấp
hàng tháng theo quy định tại Quyết định 619/20210/QĐ-UBND ngày 11/2/2010
của UBDN tỉnh Thanh Hóa về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với
cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không


chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thông tư Số: 12/2010/TTBCA ngày 08/04/ 2010 của Bộ Công an Quy định cụ thể thi hành một số điều
của pháp lệnh công an xã và nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh công an xã, Nghị định
số 73/2009/NĐ-CP Thông tư Số: 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012.của Bộ nội
vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công
chức cấp xã, phường,
- Từ khi thực hiện pháp lệnh đến nay đã kiện toàn thay thế 08 đ/c công an
viên do chuyển công tác khác , bổ nhiệm 08 đ/c.
b. Công tác khen thưởng và kỷ luật

- Công tác khen thưởng và kỷ luật được thực hiện nghiêm túc từ khi có
pháp lệnh đến nay năm 2010 và năm 2011 được UBND huyện tặng danh hiệu “
ĐƠN VỊ TIÊN TIẾN” về công tác thực hiện đề án 375 của UBND tỉnh. Năm
2013; 2017 được giám đốc công an tỉnh tặng giấy khen về công tác an ninh trật
tự. Có 3 đ/c được cấp kỷ niệm chương vì AN NINH TỔ QUỐC;
- Thời gian qua chưa có Đ/c công an bị kỷ luật.
C. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã.
*. Việc thực hiện nhiệm vụ của Công an xã.
Căn cứ pháp lệnh Công an xã, Nghị định 73/CP quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã, Công an các xã đã triển khai thực hiện
một cách nghiêm túc. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn.
Hàng năm Công an xã đều xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành
các quy định của pháp luật về ANTT đối với các cơ quan, tổ chức, quần chúng
nhân dân trên địa bàn xã được thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy
định.
Việc thực hiện các biện pháp quản lý hành chính và các quyết định xử lý vi
phạm hành chính về ANTT theo đúng quy định của pháp luật chưa có vụ việc
nào xử lý sai thẩm quyền.
Công an các xã đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
xã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo ANTT trên địa bàn, chủ động xây dựng
kế hoạch, triển khai công tác giữ gìn ANTT trên mỗi địa bàn cụ thể, thực hiện đề
án 375 của UBND tỉnh đã xây dựng tổ ANTT, tổ AN XH ở tất cả cá cụm dân cư
từ đó đã nắm được tình hình kịp thời phát hiện và hoà giải giải quyết các vụ việc
ngay từ đơn vị thôn.. tham mưu cho đảng uỷ, UBND xây dựng kế hoạch phòng


ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp
luật khác, thực hiện hiệu quả nội dung quy chế phối hợp đảm bảo về an ninh trật
tự. Góp phần kiềm chế hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội, không để phát sinh

các điểm nóng, tội phạm có tổ chức, tội phạm mang tính chất xã hội đen.
Thông qua đăng ký, quản lý tạm trú, tạm vắng, Công an xã đã làm tốt
công tác nắm tình hình di biến động về nhân khẩu, hộ khẩu trên địa bàn phụ
trách, phụ vụ tốt cho công tác nghiệp vụ của ngành Công an. Xây dựng các quy
ước và phát động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân thực hiện các quy định
của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền củng cố lực lượng
phòng cháy chữa cháy tại chỗ, quản lý tổ chức luyện tập, đảm bảo sẵn sàng đối
phó với các tình huống và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi cháy, nổ, xảy
ra.
Công tác quản lý di biến động của số đối tượng, có tiền án, tiền sự, đối
tượng chấp hành xong án phạt tù, đối tượng được hưởng án treo, đối tượng được
hoãn chấp hành án, đối tượng bị cơ quan tố tụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư
trú,
Đối tượng chấp hành án treo và cải tạo không giam giữ: 12 đối tượng
Đối tượng chấp hành xong hình phạt tù: 18 đối tượng
Việc giải quyết và xử lý các trường hợp vi phạm phải xử phạt vi phạm
hành chính : Tổng số vụ vi phạm hành chính công an xã đã xử lý là: ? vụ ?
người Trong đó :
- Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng:
Công an xã đã tuần tra, kiểm soát phát hiện xử lý
lượt trường hîp vi
phạm luật giao thông đường bộ Trong đó: - Nhắc nhở :
trường hợp, lập
biên bản xử lý hành chính phạt tiền:
trường hợp, nộp kho bạc số tiền
đ
- Việc tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch, kế hoạch tuyển chọn,
bố trí, sử dụng Công an xã và thực hiện quy định về trình tự, thủ tục tuyển chọn
và tiêu chuẩn tuyển chọn vào Công an xã theo quy định tại khoản 1, điều 4,

Nghị định 73/2009/NĐ-CP và điều 14 thông tư số 12/2010 của Bộ Công an
được thực hiện đúng quy định
.3. Nhận xét, đánh giá.
+ Ưu điểm.


Việc tổ chức thực hiện nghiêm Pháp lệnh Công an xã, Nghị định 73/CP,
Nghị quyết của Đảng… đã tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị và sự tham gia tích cực của nhân dân trong công tác đảm bảo ANTT, do vậy
trong những năm qua, công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội
trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến đáng kể, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội,
tai nạn giao thông được kiềm chế. Trình độ pháp luật và ý thức phòng ngừa, giữ
gìn ANTT của nhân dân ngày càng được nâng cao Công an xã ngày càng được
củng cố, kiện toàn, góp phần đẩy mạnh phát triển các mặt kinh tế - xã hội trên
địa bàn.
+ Tồn tại hạn chế.
Vai trò tham mưu của ban Công an xã còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm,
năng lực công tác nhất là công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa
phương về các biện pháp vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống
vi phạm, nhưng năng lực triển khai nhiệm vụ còn yếu cả về tham mưu cũng như
tổ chức thực hiện nên hiệu quả công tác chưa cao.Việc chấp hành chỉ thị, mệnh
lệnh, nhiệm vụ kế hoạch công tác, chế độ thông tin báo cáo chưa được thường
xuyên.
Công tác quản lý giáo dục như đối tượng tù tha về, đối tượng án treo,
việc thực hiện đưa đối tượng vào Nghị định 163 vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Công tác phối hợp các ngành liên quan nắm bắt diễn biến, tình hình tư tưởng của
một bộ phận nhân dân chưa sâu sát và kịp thời.
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT.

1. Nhận xét, đánh giá

Tổ chức thực hiện pháp lệnh công an xã, lực lượng Công an xã được củng
cố, kiện toàn về tổ chức, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng, từ đó vai trò, trách nhiệm
và vị thế của Công an xã ngày càng được nâng cao, hoạt động của Công xã đã
góp phần giữ ổn định an ninh, trật tự tại cơ sở.
Nhìn chung, lực lượng Công an xã đã thực hiện tốt chức năng quản lý về
an ninh, trật tự, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong đấu
tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; phối hợp chặt chẽ
với các ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng ở cơ sở đẩy mạnh công tác xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng nhiều mô hình điển
hình tiên tiến về ANTT, tham gia và ngăn chặn kịp thời các hành vi đánh nhau,
cờ bạc, trộm cắp tài sản tại cơ sở, từ đó tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội từng
bước được kiềm chế và đẩy lùi, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.


Do qui định của Pháp lệnh Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên
trách nên chế độ chính sách đối với lực lượng này còn nhiều bất cập, mặc dù qui
mô hoạt động và địa bàn xã cũng phức tạp không khác so với cấp Phường ở Thị
xã, Thành phố. Do vậy, chưa thu hút được cán bộ vào công tác tại Công an xã và
gắn bó lâu dài với ngành. Ngoài ra số lượng Công an xã thường xuyên biến
động, nguyên nhân do một số ít nghỉ việc, lương và phụ cấp thấp chưa thu hút
được người có năng lực vào làm công an viên và phó trưởng công an.
2- Về đời sống kinh tế:
Hoằng Trường có núi, có Sông, có đồng bằng và Biển là điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế.
* Hoạt động khai thác các nghành nghề:
a. Khai thác và chế biến Thuỷ hải sản.
Với một mặt giáp Biển Hoằng Trường có 5km đường bờ Biển, 2km đường
Sông nên nghề khai thác, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản những năm gần đây
rất phát triển.
Nghề khai thác và chế biến phát triển kịp theo nhu cầu về dịch vụ hậu cần

nghề biển tăng lên gúp phần vào việc tạo việc làm và có thêm thu nhập cho
người dân.
b. Nghề nuôi trồng thuỷ sản.
Tận dụng diện tích bãi bồi ở cửa sông Hoằng Trường có 3ha nuôi Ngao,
2ha nuôi Vẹm, 3ha nuôi các loại như Tôm, cua.
* Về nông nghiệp và các nghành nghề khác:
a. Nông nghiệp:
Hoằng Trường có 208,23 ha đất sản xuất nông nghiệp là đất cát pha gây ra
không ít khó khăn cho việc sản xuất cùng với nó là hạn hán và sâu bệnh liên tiếp
sảy ra dẫn đến mất mùa.
b. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Những năm gần đầy các nghành nghề này rất phát triển góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân.
Đặc biệt, khu du lịch sinh thái Linh Trường với đường bờ Biển trải dài, bãi
cát trắng và phong cảnh đẹp là nơi lý tưởng để làm bãi biển nghỉ mát và nghỉ
dưỡng.Trong tương lai thì nghành dịch vụ du lịch sẽ phát triển và là chủ yếu
trong nền kinh tế của xã.
3. Văn hóa- xã hội :
Xã Hoằng Trường có 11 thôn, 15 chi bộ Đảng


Trong đó:
+ Chi bộ dân cư:11
+ Chi bộ cơ quan hành chính – giáo dục: 04
Đến nay (2017) đã có 11 thôn khai trương làng văn hóa cấp huyện. Các
thôn đã xây dựng được Hương Ước – Quy Ước làng văn hóa, có nhà văn hóa
thôn khang trang, có ban điều hành thôn văn hóa, có sân chơi thể thao- biểu diễn
văn nghệ.
Vào diệp lễ Tết xã tổ chức thi đấu các môn thể thao như: Đấu vật, Cờ
Tướng, chọi gà…

Phong trào đời sống xây dựng văn hóa, lễ hội, cưới, tang được thực hiện
theo nếp sống mới, nhân dân phấn khởi lao động sản xuất, xây dựng nếp sống
văn hóa lành mạnh, văn minh.
4. Công tác Quốc phòng – An ninh:
a. Về quốc phòng:
Thường xuyên duy trì chế độ trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu của lãnh
đạo chỉ huy quan sự huyện Hoằng Hóa, bảo vệ tốt các ngày lễ lớn của đất nước,
tổ chức thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, pháp lệnh dự bị động viên, pháp lệnh
dân quân tự vệ đạt chất lượng cao.
Rà soát sắp sếp biên chế lực lượng dân quân trên biển, đảm bảo quân số
theo yêu cầu của cấp trên, công tác huấn luyện quân sự và triển khai kế hoạch
phòng chống bão lụt đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được giao, kết quả bắn đạn thật
100% đạt yêu cầu, trong đó khá giỏi chiếm 75%.
Tăng cường công tác Quốc phòng- An ninh giữ vững an ninh chính trị trật
tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia tố giác và đấu tranh
phòng và chống tội phạm gắn với khu vực phòng thủ, thế trận an ninh nhân dân
vững chắc các đơn vị thôn, cụm dân cư vững mạnh an toàn làm chủ, ngăn chặn
các tệ nạn xã hội.
Công tác quân sự củng cố xây dựng lực lượng trung đội dân quân cơ động
nòng cốt. Tổ chức huấn luyện dân quân biển theo kế hoạch của cấp trên. Quản lý
tốt lực lượng dự bị động viên. Làm tốt chính sách hậu cần quân đội.
b- Về an ninh:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Uỷ, quá trình triển khai của UBND xã, sự phối
hợp chặt chẽ với Đồn Biên Phòng 118, Trạm RaĐa 510, UBMTTQ và các ban
nghành, đoàn thể; lực lượng Công An từng bước được củng cố và hoàn thành tốt
nhiệm vụ An Ninh -Trật tự, quản lý công tác hành chính và quản lý đối tượng.


Ban công an xã: Tổ chức duy trì thực hiện tốt chỉ thị số: 10 đề án 375 của
UBND tỉnh về xây dựng tổ an ninh trật tự thôn và tổ an ninh xã hội tại cụm dân

cư, đủ sức hoạt động có hiệu quả duy trì chế độ thường trực, trực ban, trực sẵn
sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
- Công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân.
Công tác xây dựng lực lượng: Xây dựng lực lượng công an xã trong sạch,
vững mạnh toàn diện để thực sự là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân
bảo vệ ANTQ, giữ gìn trật tự xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương. Vì vậy lực lượng công an xã luôn được
học tập giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức tác phong lề lối làm viêc,
huấn luyện, bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để nắm vững những kiến
thức cơ bản nhiệm vụ công tác công an, nhằm sử lý kịp thời các thông tin và vụ
việc liên quan đến ANTT. Làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Chính quyền
trong việc xây dựng các phương án, kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn quản
lý.
Cơ cấu lực lượng công an xã gồm: 14 đồng chí trong đó Đ/c Trưởng công
an xã quản lý chung, 02 đồng chí Phó công an xã giúp Đ/c Trưởng công an xã
đảm nhiệm các lĩnh vực quản lý TTXH, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý các đối
tượng theo thẩm quyền.
- Công tác bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
Xác định được nhiệm vụ trọng tâm trước trong và sau tết nguyên đán năm
2017 ban Công an đã:
Gọi hỏi răng đe 13 đối tượng đang thi hành án treo và cải tạo không giam
giữ, triển khai ký cam kết bằng văn bản về phòng ngừa đấu tranh chống vi phạm
Nghị định 36/NĐ-CP, tấn công trấn áp tội phạm, thu hồi vũ khí vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ, bảo đảm ANTT đến 2.350 hộ= 6.500 cá nhân hộ gia đình, 80 chủ tàu
đánh bắt xã bờ, 04 vợ chủ bè mảng đi đảo, hàng quán 56 trường hợp, 28 trường
hợp xe tải và xe taxi hoạt động trong tỉnh, treo và dán thông báo của giám đốc
công an tỉnh thanh hoá đến 7 nhà văn hoá làng và 500 hộ gia đình, đài truyền
thanh được 20 ngày( mỗi ngày 2 lần); 11 băng zôn; 22 khẩu hiệu, ngày
13/01/2017 ban công an xã đã giao nộp cho công an huyện 1,1kg pháo cù9 pháo
lói) và 03 khẩu súng cồn tự chế. Tổ chức lực lượng tuần tra đảm bảo ANTT, an

tòan giao thông…
Từ kết quả triển khai trên nhân dân đã tự giác thực hiện vì vậy thời gian
trước trong và sau tết trên địa bàn quản lý không có vụ việc lớn xảy ra và không


có công dân nào tự ý bán hàng trên lòng đường giao thông, nhân dân đón tết vui
vẻ lành mạnh.
Lực lượng Công an xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công
việc, luôn tu dưỡng về đạo đức, lối sống, tác phong làm việc và phẩm chất chính
trị. Tham gia học tập, huấn luyện nghiệp vụ, pháp luật để không ngừng nâng cao
trình độ đáp ứng với nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
Từ kết quả triển khai trên nhân dân đã tự giác thực hiện vì vậy thời gian
trước trong và sau tết trên địa bàn quản lý không có trường hợp không có vụ
việc đánh nhau và không có công dân nào tự ý bán hàng trên lòng đường giao
thông, nhân dân đón tết vui vẻ lành mạnh phục vụ tuyên truyền pháp luật và
phòng chống tội phạm.
Do địa bàn của xã là vùng đặc biệt khó khăn, nhận thức của đa số
người dân không đồng đều cho nên hiểu biết pháp luật của đại đa số người dân
còn hạn chế nhưng các vụ việc vi phạm pháp luật cùng các loại tội phạm ít sẩy
ra .
Với diễn biến như vậy trong những năm qua cấp uỷ Đảng và Chính
quyền xã luôn phát động các phong trào bảo vệ an ninh chính trị ,đấu tranh
phòng chống tội phạm trật tự an toàn xã hội, ổn định tình hình trong toàn xã, tập
trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt từ xã xuống các thôn bản, phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh dã đạt được những thành tích đáng kể góp phần vào ổn
định kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn xã trong sạch vững
mạnh, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Việc phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội.
Phát huy sức mạnh trong địa bàn xã, sự phối hợp giữa các ban nghành
đoàn thể đã tích cực vận động nhân dân học tập và tham gia có hiệu quả các chỉ

thị , nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh , của UBND huyên và các quy ước
hương ươc của thôn xóm như: Cấm sản xuất tiêu thụ và sử dụng các loại hàng
cấm như vũ khí vật liệu nổ.Đây là việc làm phức tạp và gặp nhiều khó khăn,
song trong quá trình thực hiện, được sự chỉ đạo từ các cấp từ trung ương đến
tỉnh, huyện.Chính quyền địa phương, được sự đồng tình ủng hộ, nghiêm minh,
nghiêm chỉnh chấp hành của nhân dân nên cũng đạt được kết quả khả quan.
Trong công tác thực hiện chỉ thị số: 27/TTg và thực hiên NĐ19/CP của chính
phủ ban hành quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn với người vi phạm pháp
luật. Đây là việc làm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc góp phần quan trọng “ Chiến
lược phòng ngừa với tấn công” “ Nghiêm Trị và khoan hồng” đối với tội phạm


việc tuyên truyền giáo dục phải động viên khích lệ với những người lầm lỗi xoá
bỏ mặc cảm sống hoà hợp với cộng đồng, gia đình, dòng họ và bà con hàng
xóm, tạo điều kiện giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất để người vi phạm không tự
ty, không xa rời cộng đồng.
Đồng thời giáo dục người chưa phạm tội có lối sống tự do, không tuân
thủ pháp luật phải sửa đổi lối sống tuân thủ pháp lụât để góp phần giữ gìn bảo
vệ an ninh xã hội trên địa bàn cơ sở. Tăng cường thực hiện nghị định số 09/CP
của chính phử về phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
b. Những khuyết điểm hạn:
Tuy nhiên trong quá trình vận động xã hội thực hiện chủ trương đường
lối của Đảng và nhà nước, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm không
tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục đó là trình độ dân trí có nhiều hạn chế,
sự hiểu biết về pháp luật chưa sâu rộng, chưa đồng đều, nhận thức về công tác
như: “ Quốc phòng toàn dân” “ Thế trận an ninh nhân dân”, sự cảnh giác chống
chiến lược diễn biến hoà bình” của địch. Đối với bộ phận cán bộ Đảng viên và
quần chúng nhân dân chưa thực sự sâu sắc. Trong giáo dục thanh niên , thiếu
niên việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ và đồng
bộ, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thường xuyên, liên tực hoạt

động của nghành công an hiệu quả chưa cao, tình hình trật tự an ninh diễn biến
còn phức tạp. do xuất phát từ thiếu lãnh đạo của Đảng và sự buông lỏng quản lý
của chính quyền nên việc phổ biến pháp luật trong nhân dân về công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm chưa được đồng đều. Chính vì vậy trong thời gian
qua trên địa bàn xã xảy ra các vụ vi phạm pháp luật như ổ chức đánh bạc gây
mất trật tự công cộng, trộm cắp vặt trên địa bàn xã. Đặc biệt là một bộ phận cán
bộ Đảng viên chưa nhận thức vai trò trách nhiệm của mình, hiệu quả quản lý
chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, nhận thức của nhân dân về nghĩa
vụ, trách nhiệm của mình với công tác giữ gìn an ninh, TTATXH trên địa bàn
toàn xã là chủ yếu và hiêu quả hoạt động chưa cao.
Nhiệm vụ quốc phòng an ninh chưa kết hợp chặt chẽ đồng bộ, để ổn
định cho phát triển kinh tế địa phương, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội thực sự trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn dân, tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển ổn định, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay.
c. Nguyên nhân của kết quả đạt được và nguyên nhân khuyết điểm.
- Nguyên nhân kết quả đạt được


Chính quyền xã đã tạo ra được sự thống nhất trong nhận thức, trong
điều hành và chỉ đạo. Quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và nâng cao
hiệu quả điều hành của chính quyền địa phương và vận dụng một cách năng
động, sáng tạo vào tình hình thực tiễn của địa phương, có chủ trương, giải pháp
đúng, thực hiện có hiệu quả, giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm, các khó
khăn vướng mắc ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ điều
kiện để lãnh đạo sự tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, các nghànhvà nâng cao vai
trò trách nhiệm của mỗi cán bộ, bám sát được mục tiêu trên địa bàn cơ sở để tổ
chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra, nắm vững quán triệt các
nguyên tắc quan điểm của Đảng về xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dưới sự lãnh
đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
thực sự trở thành nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng trong toàn dân, tạo thành thế

trật tự an ninh nhân dân vững mạnh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn
định và trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay
Nguyên nhân khuyết điểm:
Từ thực trạng và những hạn chế về công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm trên địa bàn xã là do những nguyên nhân chử yếu sau:
Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, chưa
thực sự tập trung và quan tâm đúng mức, việc triển khai các nghị quyết của
các cấp về các chủ trương giải pháp thực hiện còn mang tính chung chung
thiếu thực tế, chưa kiểm tra đôn đốc kịp thời. Một số Đảng viên thiếu đầu tầu
gương mẫu trong việc vận động quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn an ninh
trật tự và đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính vì vậy mà chưa có phong
trào hoạt động đồng đều ổn định.
Công tác tham mưu của lực lượng công an xã xuống các thôn bản chưa
nhiệt tình sắc bén, kịp thời hạn chế báo cáo còn chậm thiếu chính xác, thiếu kiên
quyết trong đấu tranh xử lí tội phạm giải quyết chưa triệt để các vụ vi phạm
pháp luật dẫn đến tình trạng tái phạm vẫn xảy ra.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân nhất là
giáo dục cho tầng lớp thanh thiếu niên còn thiếu kết hợp chưa đồng bộ các tổ
chức đoàn thể chưa phát huy hết năng lực tổ chức và hoạt động của đoàn thể
mình. Việc phát huy sức mạnh cộng đồng dân cư trong việc xây dựng nếp sống
văn hoá mới chưa thật sự an tâm còn nhiều cá nhân sống ngoài đoàn thể vô tổ
chức. Chính vì thế việc vi phạm pháp luật là điều không thể tránh khỏi.


Lực lượng công an xã trình độ chuyên môn đang còn yếu chưa đồng
đều giải quyết các vụ việc còn chậm, thiếu kiên quyêt, dứt khoát phần lớn chưa
qua tập huấn đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là đội ngũ công an viên
các thôn, bản chưa qua đào tạo, tập huấn chủ yếu làm theo cảm tính và sự giao
phó của cấp trên nên thường lúng túng, vướng mắc trong khi thi hành nhiệm vụ.
5. Nội dung yêu cầu xây dựng cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban

Công an xã Hoằng Trường.
a. Nội dung.
Tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở các khu dân cư, xây dựng gia
đình văn hoá, làng văn hoá. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục, định
hướng tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Phải đặc biệt coi trọng và bảo vệ an ninh kinh tế, đảm bảo phát triển
kinh tế thị trường theo hướng XHCN. Tăng cường các biện pháp an ninh, phục
vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Phòng chống các thế lực phản động. Phải gắn
phát triển với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
b. Yêu cầu.
Kịp thời phát hiện và ngăn chặn sử lý có hiệu quả các âm mưu, thủ
đoạn nhằm chống phá gây rối chế độ chính trị, phá hoại nền kinh tế và các hoạt
động khác của các thế lực thù địch.
Thường xuyên làm tốt công tác quản lý hành chính trật tự ATXH như:
Đăng ký quản lý nhân khẩu thường trú, tạm trú, tạm vắng, đề phòng tội phạm có
lệnh truy nã, truy tìm hành chính, trốn tránh truy cứu trách nhiệm hình sự đang
ẩn nấu hoặc lưu trú tại địa phương.
Tham mưu cho cấp ủy Đảng, Chính quyền chủ động xây dựng các
phương án, kế hoạch, biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội
bảo đảm giữ gìn ANTT, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền pháp luật
cho nhân dân, giải quyết những đơn thư khiếu nại, những mâu thuẫn bức súc của
nhân dân không để lan rộng thành điểm nóng phức tạp kéo dài đảm bảo an ninh
nông thôn.
6. Những kinh nghiệm.
Thực hiện tốt chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm và bài trừ
tệ nạn xã hội khác phát triển sâu rộng phong trào toàn dân tham gia giữ gìn trật
tự an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn xã.
Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân trong đó công an là lực lượng nòng cốt thường



xuyên tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa đài truyền thông của cơ sở về Chỉ
thị, Nghị quyết của cấp trên, về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong
nhân dân bằng nhiều hình thức, để nhân dân hiểu biết về công tác an ninh nói
chung và công tác phòng chống tội phạm nói riêng và thu hút nhân dân tham gia
công tác phòng chống tội phạm tại địa bàn cơ sở, đẩy mạnh cuộc vân động xây
dựng đơn vị an toàn làm chủ . tuyên truyền trên mọi lĩnh vực ,mọi hình thức và
trong các trường học về tệ nạn xã hội đặc biệt là công tác phòng chống tội
phạm , phát hiện và xử lí các hành vi, vi phạm pháp luật và tội phạm theo, đúng
thẩm quyền, quản lí tốt các đối tượng có tiền án, tiền sự làm tốt việc cảm hoá,
giáo dục những người lầm lỗi, cộng đồng dân cư và gia đình theo tinh thần nghị
quyết 09/CP và quyết định138- CP/ TTg của Chính phủ về công tác phòng
chống tội phạm, nghị định 150;151/CP của chính phủ về chương trình quốc gia
phòng chống ma tuý, mại dâm đảm bảo giữ vững an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội, an ninh nông thôn.
Thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp nêu trên sẽ góp phần
đảm bảo công tác phòng chống tội phạm ở cơ sở. Đồng thời làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để nhân dân tự giác tham gia có hiệu quả
phong trào bảo vệ an chính trị trật tự an toàn xã hội cũng như thực hiên công tác
phòng chống tội phạm, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục
tiêu kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng
văn minh, giàu đẹp để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CƠ BẢN NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA BAN CÔNG AN XÃ TRONG NHỮNG NĂM TỚI .
1. Một số giải pháp chủ yếu.
Xuất phát từ thực trạng công tác bảo đảm an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội những năm qua trên cơ sở yêu cầu, đòi hỏi công tác giữ vững an
ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội cũng như công tác đấu tranh phòng chống

tội phạm trong những năm tới để nâng cao vai trò của Chính quyền xã đối với
với công tác phòng chống tội phạm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn xã
hội cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là: Tập trung và tăng cường công tác xây dựng Đảng luôn trong
sạch, vững mạnh toàn diện, gắn với công tác bảo vệ Đảng và luôn luôn coi đây
là nhiệm vụ then chốt, phải bảo đảm Đảng là lực lượng lãnh


đạo nhà nước và xã hội.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực,
giám nghĩ, giám làm. Bố trí xắp sếp đúng người, đúng việc. Trong công tác
phong chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội. Phải phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị,
khơi dậy tính tự giác của mỗi cán bộ, Đảng viên, nhân dân trong việc tham gia
phòng chống tội phạm.
Trong công tác lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự điều hành của nhà nước
phải thực sự “ Lấy dân làm gốc” phải luôn lắng nghe, tâm tư nguyện vọng chính
đáng của nhân dân, phải nói cho dân hiểu và làm cho dân tin. Có như thế thì
nhân dân mới hăng hái tham gia vào công việc của nhà nước, đặc biệt là trong
đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Hai là: Chăm lo xây dựng lực lượng công an luôn trong sạch, sẵn sàng
chiến đấu và chiến thắng các loại tội phạm, xứng đáng với tên gọi là công an
nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng sự điều hành của Chính quyền, sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các nghành đối với hoạt động của tổ an ninh xã
hội.
Nâng cao vai trò của hệ thống giáo dục trong các nhà trường,có các giải
pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho các em, từ đó hình
thành nhân cách, ý thức trong việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước và nâng cao trách nhiệm cùng toàn dân góp phần vào việc giữ gìn

an ninh trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh tố giác tội phạm.
Ba là: Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tránh gây
phiền hà cho nhân dân, tăng cường quản lí nhà nước trong công tác phòng
chống tội phạm. Thường xuyên tuyên truyền các chính sách của Đảng,pháp
luật của nhà nước tới nhân dân xây dựng các lực lượng xung
kích trên mặt trận tấn công và truy quét tội phạm, củng cố và phát huy các tổ
hoà giải ở các thôn, bản.
2. Những đề xuất kiến nghi.
Xây dựng hệ thống chính trị Đảng, Chính quyền, MTTQ, các tổ chức
đoàn thể vững mạnh toàn diện.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ANTT, giáo dục
tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng tầng lớp nhân dân tiến tới xã hội hóa,


công tác giáo dục pháp luật trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để nâng
cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.
Quan tâm đầu tư sản xuất phát triển kinh tế, thu hút đầu tư giải quyết việc
làm dư thừa ở nông thôn để nâng mức sống của nhân dân, góp phần giảm tiêu
cực ở xã hội.
Xây dựng các khu vui chơi giải trí như: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao…vv để thu hút lực lượng Thanh, thiếu niên vui chơi lành mạnh, bổ ích, rèn
luyện sức khỏe, tăng thể, trí, mỹ và sáng tạo.
Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao đáp ứng
với yêu cầu trong tình hình mới.
Cấp ủy, Chính quyền thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho
lực lượng công an xã hoạt động về kinh phí, phương tiện cho hoạt động công tác
bảo đảm ANTT. Lựa chọn, thay đổi trẻ hóa đội ngũ lực lượng công an xã.
Cần chỉ đạo, khảo sát, phân tích đánh về công tác An ninh chính trị trật tự
an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm ở xã một cách đầy đủ, chính

xác toàn diện và cần phải phân loại các đối tượng, tình huống cụ thể. Xây dựng
thế trận lòng dân, chú ý dư luận xã hội. Từ đó xây dựng kế hoạch tiến độ, thời
gian tổ chức thực hiện, xác định nguồn tài chính cần sử dụng, các nguồn lực
khác. xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong từng tiến độ, thời gian, giao trách
nhiệm chính trị cho từng tổ chức cá nhân. kiểm tra giám sát, đôn đốc, sơ kết,
tổng kết rút kinh nghiệm bổ sung các biện pháp, giải pháp sử lý nghiêm kịp thời
theo nguyên tắc: “Bao vây không cho lan tỏa, hạ nhiệt nhanh”; các vi phạm
pháp luật không để tình trạng bỏ sót hoặc oan sai.
- Để công tác thực thi các quy định của pháp lệnh đối với lực lượng Công
an xã trên địa bàn huyện đúng qui định, nhất là chế độ, chính sách đối với lực
lượng này, Công an xã Hoằng Trường kiến nghị một số vấn đề cụ thể như sau
- Ở xã phức tạp về ANTT xã loại 1 cần xây dựng lực lượng công an
thường trực chuyên trách để giải quyết mọi công việc xảy ra
- Phó trưởng công an và công an viên cần được đóng bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội bắt buộc, nâng mức phụ cấp để khuyến khích động viên trong công
tác .
- Cần trang bị thêm công cụ hỗ trợ phù hợp cho lực lượng công an xã vì
đối tượng ngày môt manh động.


Đảng bộ xã cần có những Nghị quyết chuyên đề sâu, để HĐND xã có
những quyết nghị, về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới Tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn 2010 – 2020 định hướng đến năm 2030 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hoá.
C. KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ cách mạng, bảo
vệ tổ quốc XHCN là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Các thế lực thù địch trong
và ngoài nước luôn có âm mưu và thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta. Vì
vậy cần phải “ Bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội" trên tất cả các
mặt trật tự đối nội, đối ngoại, tạo sự vững chắc cho sự nghiệp cách mạng phát

triển vững mạnh.
Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
là một trong những nhiệm vụ cực kì quan trọng của Đảng và chính quyền địa
phương trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đảm bảo công tác an
ninh trật tự và đảm bảo cho sự an toàn của toàn bộ hệ thống chính trị, nó tác
động tới mọi mặt của đời sống xã hội và có quan hệ tới lợi ích của mọi thành
viên trong xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trong việc
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và chính quyền đã đề ra. Giữ gìn
an ninh trật tự phòng ngừa và chấn áp tội phạm là yếu tố quan trọng để phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo đời sống ngày một nâng cao, đất nước giàu mạnh,
phồn vinh.
* Qua nghiên cứu đề tài này và tự nhận thức thực tiễn, bản thân em
nhận thấy rằng Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm đảm bảo chính trị,
trật tự an toàn xã hội thực sự là nhiệm vụ an toàn và cấp bách hiện nay của toàn
Đảng, toàn dân không một lĩnh vực nào dù là tổ chức lớn hay tổ chức nhỏ, cá
nhân hay tập thể, tất cả đều phải tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội
phạm. Có như vậy mới tạo được thế trận an ninh nhân dân, góp phần đưa nền
kinh tế, chính trị, trật tự xã hội của nước ta nói chung và địa phương cơ sở nói
riêng phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên qua nghiên cứu đề tài này bản thân em nhận thấy có rát nhiều
hạn chế về nghiên cứu về trình độ lí luận chưa sâu rộng, kinh nghiệm đúc kết từ
thực tiễn và nhận thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy việc hoàn thiện tài liệu này
chưa phản ánh hết điều kiện thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng được những
kiến thức đã học ở nhà trường.


×