Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

LUẬN VĂN: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.73 KB, 43 trang )











LUẬN VĂN:

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của
ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn




Lời nói đầu

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, đảm bảo việc huy động triệt để
và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi, ứ động trong nền kinh tế và thúc
đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Ngân hàng được sử dụng như một công cụ kinh tế
quan trọng không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Ngay cả trong nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung, khi mà toàn bộ nền kinh tế vận hành theo một kế hoạch tập chung
thống nhất thì hệ thống tín dụng ngân hàng vẫn tồn tại, phát triển như một công cụ
không thể thiếu. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tín dụng ngân hàng càng
được khẳng định đúng với vị trí vốn có của nó.
Trong nền kinh tế thị trường, với tính chất cạnh tranh là bản chất của nó, thì xu
hướng đa dạng hoá các loại hình tín dụng ngân hàng là một tất yếu khách quan. Để


đáp ứng sự phát triển đa dạng nền kinh tế ở mỗi quốc gia và tính toàn cầu hoá của
nền kinh tế thế giới. Bài toán “cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng” tiếp tục
được đặt ra.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tham
gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng
trở nên bức súc hơn. Để góp phần tăng nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội, giảm
bớt những tồn động khó khăn bất hợp lí trong các khâu, sớm hoà nhập vào cộng đồng
tài chính và thanh toán quốc tế thì việc cải thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của
ngân hàng là rất cần thiết.
Đề tài: “Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển







Chương I :
chức năng, hoạt động và vai trò của
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
trong nền kinh tế thị trường .(NHNN-PTNT)
I/. Khái niệm.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ tập trung
và phân phối lại tiền tệ cũng như các dịch vụ liên quan đến tài chính tiền tệ khác
trong nền kinh tế quốc dân.
Như vậy hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế có
đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hoạt động
kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinh doanh dịch vụ đời sống…
NHNN-PTNT là một ngân hàng thương mại chuyên ngành phục vụ cho ngành

kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn . . .Nó được thành lập và hoạt dộng theo
quy định của pháp luật về ngân hàng và những quy định khác của pháp luật, đồng
thời theo quy định của ngân hàng nhà nước việt nam.
II/. Chức năng.
1/. Trung gian tín dụng.
Tín dụng ngân hàng là một công cụ kinh tế không thể thiếu đối với bất kỳ một
quốc gia nào. Tín dụng ngân hàng đảm bảo việc huy động triệt để và sử dụng hiệu
quả tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi, ứ động trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tái
sản xuất xã hội.
Hoạt dộng của NHNN-PTNT, một mặt tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong
xã hội bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và cả các cơ quan
nhà nước. Mặt khác ngân hàng dùng số tiền đó cho vay đối với các thành phần kinh
tế trong xã hội để lấy lãi. Đó chính là hoạt động trung gian tài chính quan trọng để
chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn.

Thông qua chức năng này, NHNN-PTNT có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống của nhân dân, ổn
định thu chi của chính phủ. góp phần quan trọng về việc điều hoà lưu thông tiền tệ,
ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Ngoài ra nó giúp cho NHNN-
PTNT có được nguồn thu chủ lực, không những đủ sức duy trì bộ máy hoạt động,
đóng thuế cho nhà nước mà còn có lãi để đảm bảo sự phát triển không ngừng của bản
thân.
Như vậy chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất
của NHNN-PTNT.
2/ Trung gian thanh toán .
Trong thực tế, nếu mọi hoạt động chi trả của xã hội được thực hiện bên ngoài
ngân hàng thì chi phí để thực hiện chúng xẽ rất lớn bao gồm: chi phí in, đúc, bảo
quản, vận chuyển tiền của ngân hàng và chi phí tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển của
người trả và người nhận.
Với chức năng trung gian thanh toán của NHNN-PTNT nó đã thể hiện được sự

phù hợp và thích ứng nhanh trong nền kinh tế thị trường. Nó đảm bảo được sự thuận
tiện, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn.
Không những vậy, do việc thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHNN-
PTNT có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho
vay và đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của xã hội.
Ngoài ra chức năng này còn góp phần giám sát kỷ luật tài chính, kỉ cương phép
nước trong toàn xã hội.
3/ Nguồn tạo tiền
NHNN-PTNT có khả năng tạo tiền bằng cách chuyển khoản hay bút tệ để thay
cho tiền mặt. Điều này đã đưa NHNN-PTNT nên vị trí là nguồn tạo tiền. Cùng với
vai trò độc quyền phát hành giấy bạc của ngân hàng trung ương (NHTƯ), NHNN-
PTNT góp phần thỏa mãn nhu cầu giao dịch của toàn xã hội.

Quá trình tạo tiền của hệ thống NHNN-PTNT dựa trên cơ sở tiền giửi của xã
hội. Song số tiền giửi được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ chế
thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng.
Người ta chứng mịnh được sức tạo tiền của NHNN-PTNT phụ thuộc vào yếu tố
như: Tỷ lệ dự chữ bắt buộc, tỷ lệ dự chữ dôi dư và tỷ lệ giữa tiền lưu thông ngoài hệ
thống ngân hàng và tiền gửi của xã hội ở hệ thống ngân hàng.
Như vậy với chức năng là nguồn tạo tiền NHNN-PTNT đã không ngừng được
mở rộng và càng khẳng định được vị trí vai trò và tầm quan trọng của nó trong nền
kinh tế thị trường.
III/.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ hàng hoá với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và các
dịch vụ thanh toán.

1/ Hoạt động huy động nguồn vốn.
Hoạt động huy động nguồn vốn là một mặt của hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Đối với NHNN-PTNT, nó là một trong những hoạt động quan trong hàng đầu,

nó tạo ra nguồn vốn chủ lực của kinh doanh. Ngân hàng thường huy động vốn qua ba
hình thức: tiền gửi, phát hành trái phiếu và vay.
- Tiền gửi: Đây là một loại nguồn huy động vốn chủ yếu và thường xuyên. nó
phản ánh được thực trạng phát triển nhanh hay chậm của ngân hàng. Tiền gủi có thể
là không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. tiền gủi thanh toán hay tiền gủi tiết kiệm, tiền gủi
DN hay tiền gủi cá nhân.
+Tiền gửi không kỳ hạn: Là tiền gửi mà người gửi có thể gửi mà người gửi có
thể gửi vào và rút ra một cách linh hoạt không có cam kết trước về kì hạn. Do vậy,
đặc trưng của loại nguồn vốn này đối với ngân hàng là biến động thường xuyên. Tuy
nhiên đây là nguồn vốn quan trọng đối với kinh doanh ngân hàng.

+Tiền gửi có kỳ hạn: về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiền ra theo kì hạn
đã cam kết (trừ trường hợp đặc biệt). Do đó, đây là nguồn vốn tương đối ổn định, phù
hợp với nhu cầu cho vay của ngân hàng .
- Trái phiếu cũng là một công cụ quan trọng trong huy động vốn của xã hội.
Chúng có thể là trái phiếu ngắn hạn hoặc trái phiếu dài hạn với những tên gọi khác
nhau như trái phiếu ngân hàng, kì phiếu ngân hàng , tín phiếu ngân hàng.
- Vay ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác( trong nước cũng như nước
ngoài ) cũng là một cách thức để huy động vốn xã hội của các ngân hàng.
- Vốn pháp định là vốn ban đầu theo luật định khi thành lập doanh nghiệp. đây
là khoản vốn tối thiểu khi ngân hàng đi vào hoạt động để đảm bảo cho ngân hàng có
khả năng phát triển.
2/ Sử dụng và khai thác nguồn vốn.
a/.Cho vay
Cho vay là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng nhất của NHNN-PTNT, căn cứ vào
thời hạn cho vay thì có thể phân loại thành các hình thức cho vay ngắn hạn dài hạn và
trung hạn.
- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay truyền thống, có vị trí quan trọng trong sử
dụng và khai thác các nguồn vốn của ngân hàng. Nó có thể được thực hiện dưới dạng
như triết khấu giấy tờ có giá, ứng trước theo hợp đồng, thu chi qua tài khoản vãng lai,

thuê mua trả góp…
- Cho vay trung hạn và dài hạn của ngân hàng là loại cho vay đối với các
chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Loại cho vay này càng được các ngân
hàng quan tâm, một mặt chúng đáp ứng các nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của xã
hội về mở mang nghành nghề sản xuất kinh doanh, cũng như về xây dựng cơ bản.
mặt khác chúng cũng phù hợp với khả năng huy động vốn ngày càng nhiều của ngân
hàng.
b/. Hoạt động chứng khoán.

Hoạt động đầu tư hay còn gọi là hoạt động chứng khoán giúp ngân hàng sử
dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động. Đồng thời, nó cũng mang lại
nguồn thu nhập quan trọng cho ngân hàng. Ngân hàng có thể đầu tư vốn mua chứng
khoán ngắn hạn của chính phủ, những chứng khoán này vừa mang lại thu nhập vừa
góp phần vào việc cân bằng thu chi ngân sách thường xuyên, đồng thời góp phần
điều hoà lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng còn được phép đầu
tư vốn để mua cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp, qua đâycác ngân hàng
lớn tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngân hàng chỉ được đầu tư chứng khoán ở một giới hạn nhất định,
không được để hoạt động này lấn át hoạt động cho vay.
c/. Hoạt động ngân quỹ.
Hoạt động ngân quỹ là hoạt động phục vụ cho việc chi trả đối với khách hàng,
nó bao gồm nghiệp vụ quỹ tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng khác và ở ngân hàng
nghiệp vụ về chứng khoán ngắn hạn.
3/. Hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua trung gian thanh toán chủ yếu là
thanh toán không dùng tiền mặt nên có vai trò to lớn. Việc thanh toán không dùng
tiền mặt của NHNN-PTNT không những phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội
mà việc thanh toán này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của xã hội. Mặt khác
thanh toán tiền mặt tạo điều kiện cho các chung gian thực hiện được các dịch vụ trả
tiền với khối lượng lớn một cách nhanh chóng và chính xác. Đồng thời phải thông

qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt mà ngân hàng có điều kiện tập
chung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế làm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
Đây là một hoạt động quan trọng của NHNN-PTNT nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nền kinh tế nước ta hiện nay đồng thời nó cũng là hoạt động mang tính rủi ro
cao. Do vậy, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật tạo môi trường và chuẩn
mực pháp lý, đảm bảo các quan hệ thanh toán được thực hiện trong vòng trật tự phù
hợp với lợi ích của nhà nước và lợi ích của xã hội.

IV/.Vai trò
1/ NHNN-PTNT là công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất.
- NHNN-PTNT không những cung ứng tín dụng các loại cho các doanh nghiệp,
mà còn thông qua các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán, tư vấn hỗ trợ cho hoạt động sản
xuất của các doanh nghiệp.
- NHNN-PTNT có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án, chương trình
xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của đất nước.
- NHNN-PTNT góp phần giám sát kỷ luật tài chính quốc gia trong quá trình
triển khai các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán.
2/. NHNN-PTNT là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
Phần lớn các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTƯ chỉ được thực thi
có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các NHNN-PTNT, và một số
ngân hàng thương mại khác từ việc chấp hành các quy chế dự chữ bắt buộc, quy chế
thanh toán không dùng tiền mặt đều được nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư.
3/. NHNN-PHNT có vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo.
Trong mấy năm gần đây NHNN-PTNT đã đóng vai trò quan trọng rất lớn trong
việc phát triển kinh tế nông thôn là giảm sự cách biệt về kinh tế giữa các vùng và
giữa các hộ. Ngân hàng còn có chương trình khuyến khích các hộ đói, nghèo tham
gia vay vốn và hướng dẫn các hộ nông thôn hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
giảm bớt hộ nghèo, xoá hộ đói, mở rông phát triển kinh tế nông thôn.











Chương II:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHNN-PTNT
huyện từ sơn-tỉnh bắc ninh.
I/. Tổng quan về NHNN-PTNT huyện từ sơn- tỉnh bắc ninh.
Tháng 10/1999, huyện Từ Sơn được tái thành lập với diện tích 60,27km
2
, số
dân 115.350 người (6/2002). Từ sơn có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của thủ đô
Hà Nội, là trung tâm văn hoá chính trị lớn, nằm trên quốc lộ 1A tạo điều kiện thuận
lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hoá.
Trên địa bàn huyện có đầy đủ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước
công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là các ngành nghề truyền thống như xản xuất đồ
gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, sản xuất sắt thép ở Đa Hội …Từ Sơn không những nổi
danh vùng đất nhiều ngành nghề mà còn nổi danh với văn hoá du lịch truyền thống
của sứ Kinh Bắc như: Đền Đô thờ tám vị vua nhà Lý ở Đình bảng; chùa Tiêu ở
Tương giang; đền Đầm ở Phù Lưu … Là trung tâm văn hoá được các vị lãnh tụ Đảng
và nhà nước về thăm và hàng năm thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài
nước nên đã có nhiều điều kiện phát triển kinh tế.
Từng là một huỵên có nền kinh tế và mức sống chung khá nhưng vẫn còn 2%

hộ đói, nhiều hộ nghèo. Trong đó hộ thiếu vốn sản xuất chiếm tỉ lệ cao. NHNN-
PTNT huyện Từ Sơn đã thực hiện điều tra hộ nghèo theo tiêu chuẩn trong quyết định
số 1134/2000/QĐ-BLĐTBXH được UBND và ban xáo đói giảm nghèo cung cấp,
trong huyện còn 6406 hộ có thu nhập dưới 100.000đ/người/tháng chiếm tỷ 24,7%
tổng số hộ trong toàn huỵên.
Đầu năm 2002, nền kinh tế huyện từ sơn có nhiều hứơng phát triển thuận lợi về
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đặc biệt khu công nghiệp Từ Sơn, cụm công
nghiệp sắt thép Châu khê đã được khởi công xây dựng.
NHNN-PTNT huyện Từ Sơn, tiền thân là chi nhánh NHNN huyện Tiên Sơn
trực thuộc NHNN tỉnh Hà Bắc (cũ) theo chỉ thị 218/CT ngày 13/7/1987 của HĐBT
với nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT. Hệ thống ngân hàng Việt Nam

đã chính thức chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp là NHNN và ngân hàng
chuyên doanh. Khi đó NHNN huyện Tiên Sơn (cũ) được chuyển thành chi nhánh
NHNN-PTNT huyện Tiên Sơn và đặt trụ sở tại thị trấn Lim.
Thực hiện QĐ số 172/ NHNN-PTNT của tổng giám đốc NHNN-PTNT Việt
Nam về việc thành lập NHNN-PTNT khu vực huyện Từ Sơn và đã đi vào hoạt động
ngày 1/7/1996.
NHNN-PTNT Từ Sơn là một ngân hàng quốc doanh độc lập được phép kinh
doanh trên lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, thanh toán và dịch vụ ngân hàng, có trụ sở đặt
tại số 96 thị trấn Từ Sơn-huyện Từ Sơn –tỉnh Bắc Ninh.
II/.Cơ cấu tổ chức nhân sự tại ngân hàng NHNN-PTNT Từ Sơn.
1/ Ban đại diện HĐQT.
NHNN-PTNT huyện Từ Sơn được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật về ngân hàng và các quy định pháp luật khác. Ban đại diện của ngân hàng
gồm 9 thành viên, mỗi thành viên được phân công địa bàn, giao nhiệm vụ cụ thể từng
thời kỳ để đôn đốc, kiểm tra hoạt động trong xét duyệt cho vay, quản lý và hướng
dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Để ban đại diện hoạt động có hiệu quả UBND huyện Từ Sơn đang có giải pháp
là để 9 thành viên trong ban đại diện hội đồng quản trị là các thủ trưởng các ban,

ngành, đoàn thể có liên hệ chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia
chương trình xoá đói giảm nghèo như hội nông dân, hội phụ nữ, phòng LĐTBXH,
phòng tài chính - kế toán, phòng nông nghiệp… hàng quý ban đại diện có nghị quyết,
chương trình công tác cho các thành viên, đánh giá tình hình và kết qủa thực hiện chỉ
tiêu kế hoạch giải ngân, chỉnh sửa thiếu xót theo kiến nghị của các đoàn thanh tra,
kiểm tra.
Các thành viên đã có nhiều cố gắng thực hiện các công tác của ngân hàng.
Song, vì kiêm nhiệm nên kết quả chưa cao, công việc tập chung vào trưởng, phó ban
đại diện và giám đốc ngân hàng. Do vậy, ban đại diện HĐQT chưa thực sự phát huy
hết vai trò chỉ đạo trong hoạt động ngân hàng.
2./ Bộ máy điều hành.

Thực hiện quyết định số 169/QĐ/ HĐQT ngày 07/09/2000 của HĐQT NHNN-
PTNT Việt Nam, cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN-PTNT huyện Từ Sơn được tổ
chức như sau.
- Phòng tín dụng.
- Phòng kế toán ngân quỹ.
- Phòng hành chính nhân sự.



Sơ đồ:










NHNN-PTNT huyện Từ Sơn hiện nay bao gồm 35 cán bộ:
- Giám đốc : phụ trách chung toàn hoạt động của ngân hàng
- Một phó giám đốc phụ trách tín dụng kiêm giám đốc ngân hàng phục vụ người
nghèo.
-Một phó giám đốc phụ trách kế toán kho quỹ, hành chính nhân sự.
-Phòng phụ trách tín dụng: gồm 18 người phụ trách việc huy động vốn, trực tiếp
cho khách hàng vay vốn, làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn vốn và
sử dụng vốn.
-Phòng kế toán – ngân quỹ: gồm 11 người còn lại trực tiếp hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNN-PTNT xây dựng
chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quản lý và sử dụng
các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNN-PTNT trên địa bàn; tổng hợp lưu trữ
hồ sơ tài liệu và hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định, thực
hiện các khoản nộp theo luật định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy
định; thực hiện nghiệp vụ thanh toán; chấp hành quy định về kho quỹ và định mức
tồn quỹ theo quy định; quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp
vụ kinh doanh theo quy định của ngân hàng; chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra
chuyên đề; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc ngân hàng giao.
Giám đốc
Phòng
kinh
doanh

Phó giám đốc
Phòng kế
toán –
Ngân qu



Phó giám đốc
Phòng hành
chín
h nhân
s



-Phòng hành chính nhân sự gồm 3 cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức công tác hành
chính, quản lý nhân sự trong ngân hàng.
III/. Hoạt động kinh doanh của NHNN-PTNT huyện Từ Sơn.
1/. Hoạt động huy động vốn.
a/. Hoạt động huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Từ ngày thành lập tới nay NHNN-PTNT huyện Từ Sơn đã không ngừng phấn
đấu đổi mới các mặt nghiệp vụ của mình trong nhiều năm qua NHNN-PTNT luôn
chú trọng trang thiết bị mới để đủ điều kiện tiếp xúc rộng rãi với các tầng lớp dân cư,
mọi thành phần kinh tế với phương châm: văn minh lịch sự, khách hàng là thượng đế,
cùng với sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của chính mình. Với phương
châm như vậy thành quả mà NHNN-PTNT Từ Sơn đã đạt được là vô cùng quan
trọng, tạo ra tiền đề cho sự phát triển về sau.
Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội là một trong những hoạt động quan trọng
hàng đầu của NHNN-PTNT huyện Từ Sơn. Nó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh
doanh phát triển ngân hàng. Ngân hàng thường huy động vốn qua các hình thức tiền
gửi và phát hành trái phiếu và chủ yếu vẫn là qua hình thức tiền gửi. Mức lãi xuất
tiền gửi được báo trước:
-Lãi xuất tiền gửi bằng tiền VIệt Nam
+Kỳ hạn 12 tháng là 0,55%/tháng
+ Kỳ hạn 6 tháng là 0,45%/tháng
+ Kỳ hạn 3 tháng là 0,4%/tháng
-Lãi xuất tiền gửi bằng ngoại tệ

+Kỳ hạn 12 tháng là 0,355%/tháng
+Kỳ hạn 6 tháng là 0,29%/tháng
+ Kỳ hạn 3 tháng là 0,2%/tháng.

Với mức lãi xuất như vậy có thể đảm bảo được đầu ra và đầu vào của ngân
hàng, đồng thời mang lại một phần lợi nhuận

b/. Thủ tục gửi tiền tại NHNN-PTNT huyện Từ Sơn
Thủ tục gửi tiền tại ngân hàng được tiến hành như sau: Khi có nhu cầu gửi tiền
khách hàng đến quầy nhận tiền gửi và được sự hướng dẫn của tiếp viên ngân hàng,
xuất trình CMTND và ghi đầy đủ các thông tin vào giấy gửi tiền theo mẫu tại ngân
hàng, sau đó nộp lại cho kế toán.
Kế toán viên tiến hành lập chứng từ gửi tiền của khách hàng, ký nhận rồi
chuyển cho kiểm soát ký, cuối cùng giao cho thủ quỹ. Thủ quỹ và kiểm ngân thu tiền
gửi của khách hàng đồng thời giao cho khách hàng một chứng nhận đã gửi tiền tại
ngân hàng, khách hàng kiểm tra xem xét có đúng số tiền đã gửi, kỳ hạn gửi rồi ký.


















Hoạt động ngân quỹ thu tiền taị ngân hàng như sau:








NHNN-PTNT. Số:…Ký hiệu chứng
từ….
Giấy GủI tiền Ký hiệu NDN/vụ……….

Chi nhánh:………
Mã CN:………… Loại:……
Bàn số:…………. Ngày… tháng… năm…

Họ tên người nhận tiền:…….
Địa chỉ:……………………
CMTND số:… ……Ngày cấp…….Nơi cấp……

Số tiền bằng chữ:…………………………………
……………………………………………………


Người lĩnh tiền Thủ quỹ Kế toán Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)


Tkn
ợ…… ….

Tk có…………
Số tiền gủi
………………


Số tiền:
…………………
Vào sổ KT
tiền gửi
Khách hàng tiếp viên kiểm ngân
thủ quỹ
Kiểm soát Kế toán Khách hàng tiếp viên
Viết giấy
gửi tiền
Hướng dẫn
cho KH
Đếm tiền
gửi của KH
Nhận tiền
vào quỹ
Kiểm tra giao
chứng từ cho KH
Vào sổ
theo dõi
Nhận chứng từ
đã gửi tiền



Đến kỳ hạn tính lãi, khách hàng tự đến ngân hàng để nhận lãi. Nếu trường hợp
đến ngày lấy lãi mà khách hàng không đến thì số lãi đó được nhập vào số tiền gốc để
tính lãi cho kỳ sau.
Ví dụ: Ông Nguyễn Thạc Trung, Gủi số tiền 200.000.000đ vào ngày 1/1/2002, kỳ
hạn 12 tháng lãi suất 0,55%/tháng, hai tháng đến lấy lãi 1 lần với số tiền là:
200.000.000*2*0,55% = 2.200.000đ
đến ngày 1/2/2002, Ông Trung không đến lấy lãi thì đến ngày 1/4/2002 Ông
Trung được hưởng mức lãi là:
(200.000.000+2.200.000)*2*0,55%= 2.224.200đ
Khi đến lấy lãi theo định kỳ khách hàng phải ghi đầy đủ các thông tin trên giấy
lĩnh tiền theo mẫu sẵn rồi nộp tại quầy trả lãi.













c/. Kết quả
NHNN-PTNT. Giấy lĩnh tiền

Chi nhánh:………

Mã CN:………… Loại:……
Bàn số:…………. Ngày… tháng… năm…

Họ tên người nhận tiền:…….
địa chỉ:……………………
CMTND số:… ……Ngày cấp…….Nơi cấp……

Số tiền bằng chữ:…………………………………
……………………………………………………

Người lĩnh tiền Thủ quỹ Kế toán Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ký hiệu chứng
t
ừ…

Số TIềN GửI
………………
Tài KHOảN Nợ
……………….
Số TIềN
……………….

Qua bảng số liệu 1 ta thấy: tổng nguồn vốn huy động năm 1999 đạt 87.556 triệu
đồng bằng 100% kế hoạch (trong đó cao nhất là tiền gủi kỳ phiếu đạt 76.675 triệu
đồng, chiếm 87,57% tổng nguồn vốn huy động). Năm 2000, đạt 103.173 triệu đồng
(trong đó tiền gủi kỳ phiếu là 81.277 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78,78%). Năm 2001,
tổng nguồn vốn huy động đạt 120.022 triệu đồng. Như vậy, nguồn vốn qua các năm
được tăng lên đáng kể, đều hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm

1999 hoàn thành 104,2%, năm 2000 đạt 109,2%, năm 2001 bằng 113,4% kế hoạch.
điển hình nhất là loại tiền gủi kỳ phiếu luôn chiếm tỷ trọng cao, đây là nguồn vốn hình
thành từ các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của dân cư gủi vào với mục đích sinh lời đã
làm cho nguồn vốn huy động tăng lên nhanh chóng. Đối lập với tiền gủi kỳ phiếu là
loại tiền gủi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ: năm 1999
chiếm 0,09%, năm 2000 chiếm 0.66%, năm 2001 chiếm 0,36%. So sánh qua các năm
ta thấy: năm 2000 tiền gủi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng 1691,6% ứng với
639 triệu đồng; tiền gủi không kỳ hạn của dân cư tăng 1,16% là 104 triệu đồng; tiền
gủi kỳ phiếu tăng 6% đạt 4602 triệu đồng, tiền gủi kho bạc tăng 10.272 triệu đồng.
Việc tăng giảm này đã làm cho tổng nguồn vốn huy động tăng, cụ thể tăng 17,84% đạt
15.617 triệu đồng so với năm 1999; tăng 16,33% đạt 16.849 triệu đồng nếu so sánh
năm 2001 với năm 2000. Như vậy, nhìn một cách tổng quát năm 2001 so với các năm
thì số tiền gủi đều tăng chỉ có tiền gủi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế giảm
0,36% ứng với 245 triệu đồng, tăng nhiều nhất là loại tiền gủi không kỳ hạn của dân
cư tăng 43,98% ứng với 3993 triệu
Kết quả nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2002 như sau:
- Ngoại tệ: 873.000 USD
- Nội tệ: 142.372 triệu.
Đạt được chỉ tiêu trên NHNN-PTNT Huyện Từ –Sơn đã chỉ đạo, điều hành bằng
nhiều biện pháp như: tuyên truyền, quảng cáo nắm bắt các thông tin của khách hàng có
nguồn tiền nhàn rỗi, bố trí sắp xếp nơi giao dịch thuận tiện, phong cách cán bộ giao
dịch phục vụ các khách hàng văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo, uy tín được nâng cao
tạo niềm tin chi khách hàng. Vận động các đơn vị có nguồn tiền lớn mở tài sản tại
ngân hàng như: kho bạc, bưu điện, công ty thuỷ nông bắc đuống, nhà máy quy chế.


2/ Sử dụng và khai thác nguồn vốn
a/ Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn.
Thông qua việc cho vay vốn NHNN-PTNT huyện Từ Sơn là ngưòi đầu tư vốn
của mình cho các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp cũng như mọi thành viên trong

xã hội. Trong mối quan hệ này, ngân hàng vừa là người phục vụ, vừa là người kinh
doanh vốn. Bởi vậy việc cho vay vốn phải được thực hiện trên cơ sở những nguyên
tắc, điều kiện có tính bắt buộc mà luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và luật các tổ
chức tín dụng đã quy định. Hiện nay NHNN-PTNT huyện Từ Sơn đang áp dụng các
nguyên tắc và điêù kiện vay vốn đối với khách hàng như sau:
- Nguyên tắc vay vốn :
+Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
+Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng.
+Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ và thống
đốc ngân hàng nhà nước.
- Điều kiện vay vốn.
+Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
+Các khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ vay trong thời gian cam kết.
+Có tài sản thế chấp, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, tài sản dễ chuyển
nhượng, giá trị tài sản phải lớn hơn số tiền vay.
Hiện nay trong nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNN-PTNT huyện Từ Sơn đang
áp dụng hai phương pháp cho vay.
+Phương pháp cho vay từng lần, thời hiện cho vay được xác định căn cứ vào
từng phương án kế hoạch kinh doanh của người vay.
+Phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.
Việc trả lãi tiền vay được thực hiện theo kì trả lãi mà người vay đã cam kết với
ngân hàng. Mức lãi suất ngân hàng có thông báo trước cho khách hàng biết.

+Lãi suất cho vay ngắn hạn 0,95%/tháng
+Lãi suất cho vay trung hạn 1,05%/tháng
+Cho vay phục vụ người nghèo 0,5%/tháng
Số tiền lãi mỗi kì trả lãi được xác định theo công thức:
Lãi vay trả trước = dư nợ tính lãi * thời gian tính lãi * lãi suất cho vay

Lãi tiền vay được quyết toán theo từng kì tính lãi, trường hợp người vay không
có khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ nhập lãi vào nợ gốc để tính lãi cho kì tiếp theo.
Trường hợp tất cả các kì lãi mà thực tế người vay đều không thanh toán, thì đến kì trả
nợ cuối cùng, toàn bộ lãi tiền vay được xác định theo :
L= T((1+R)N-1)
Trong đó : L-lãi ghép
T-số nợ gốc phải trả
R- lãi suất cho vay của một kì tính lãi
N-số kì trả lãi mà người vay không thanh toán
Đến kì trả nợ theo cam kết, người vay phải chủ động nộp tiền vào ngân hàng để
trả nợ vay, nếu ngân hàng không được quyền chủ động trích tiền trong tài khoản tiền
gửi của người vay để thu nợ, trường hợp trên tài khoản không có hoặc không đủ số
tiền quy định cho một kì trả nợ, tổ chức tín dụng được quyền chuyển nợ quá hạn với
lãi suất cao hơn.
Nợ quá hạn = dư nợ quá hạn x thời gian lãi suất lãi suất nợ quá hạn.
Lãi suất nợ quá hạn thường tính bằng150%
Tuy nhiên, nếu vì những lí do bất khả kháng dẫn đến không trả nợ được, ngân
hàng có thể xem xét để tiếp tục ra hạn trả nợ cho người vay. Nếu trong thời hạn cho
phép mà người vay vẫn không có khả năng thanh toán thực sự thì ngân hàng xẽ phát
mại tài sản thế chấp của người vay để thu nợ, hoặc phong toả tài sản của người vay
hoặc có thể khởi kiện ra pháp luật.

Việc người vay trả lãi được tiến hành như sau: đến ngày trả lãi, người vay phải
nộp tiền tại phòng kế toán của ngân hàng, trên cơ sở đó kế toán cho vay và thu lãi vào
các yếu tố trên phụ lục hoạt động người vay.
b/ Thủ tục vay vốn tại ngân hàng huyện Từ Sơn
Khi có nhu cầu vay vốn người vay phải mua bộ hồ sơ vay vốn tại ngân hàng và
hoàn tất các thủ tục cần thiết như:
+Giấy đề nghị vay vốn( bao gồm tên, địa chỉ của người vay, số tiền cần vay, mục
đích vay vốn, các cam kết sử dụng tiền vay, trả nợ, trả lãi và các cam kết khác.)

Các tài liệu cần thiết liên quan đến việc vay vốn như phương án sản xuất kinh
doanh, hồ sơ công trình, dự án công trình…
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn, cán bộ ngân hàng chuyên quản sẽ tiến hành thẩm định
hồ sơ xem xét có đủ điều kiện và nguyên tắc vay vốn hay không. Việc thẩm định dựa
trên các nguồn thông tin sau:
-Nguồn thông tin từ người vay; bao gồm toàn bộ các nguồn thông tin thu được
truy cập trên cơ sở các tài liệu kế toán mà người vay phải có nghĩa vụ cung cấp, sổ
sách, chứng từ, các báo cáo quyết toán tài chính…
Nguồn thông tin từ bên ngoài người vay; bao gồm các thông tin từ bạn hàng,
khách hàng của người vay, từ kho bạc, từ các tổ chức tín dụng có quan hệ với người
vay, từ trưởng xã, trưởng thôn nơi khách hàng cư trú nhằm kiểm tra tính trung thực các
nguồn tin, do người vay cung cấp đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ của các nguồn
tin.
Khi cán bộ chuyên quản thẩm định song sẽ trình trưởng phòng tín dụng và giám
đốc để phán quyết cho khách hàng vay hay không vay và mức cho vay bao nhiêu.
Người vay và ngân hàng sẽ kí kết hợp đồng tín dụng, đây là cơ sở pháp lí để xác định
quyền và nghĩa vụ của người vay với ngân hàng.
Dựa trên quyết định cho vay của trưởng phòng tín dụng và giám đốc đưa xuống,
phòng kế toán và thủ quỹ sẽ tiến hành làm thủ tục cho khách hàng vay vốn, chi tiền
vay hoặc chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Sau đó giao một bản hợp
đồng tín dụng, kèm theo bản phụ lục hợp đồng (theo dõi cho vay, thu nợ ) cho khách

hàng vay, còn một bản hợp đồng kèm theo giấy tờ đề nghị vay vốn và phụ lục hợp
đồng lưu trong tập hồ sơ tại ngân hàng được theo dõi.
Sau khi phát tiền vay đến khi người vay thanh toán song toàn bộ nợ vay. Qua
kiểm tra nếu phát hiện vốn vay bị sử dụng sai mục đích mà người vay đã cam kết hoặc
tình hình thực hiện phương án, kế hoạch kinh doanh của ngưòi vay kém hiệu quả khó
có khả năng thu hồi vốn để thanh toán nợ vay. Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc
phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ, ngân hàng cũng ngừng cho vay đối với các
khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sai đối tượng, nợ nần dây dưa, kinh doanh

kém hiệu quả, có nguy cơ phá sản.
c/ Kết quả cho vay năm 2001 của NHNN-PTNT huyện Từ Sơn.
NHNN-PTNT Từ Sơn được đặt tại trung tâm của huyện, có đầy đủ các thành
phần kinh tế. Trên địa bàn huyện, ngoài NHNN-PTNT còn có các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng khác như: ngân hàng đầu tư, ngân hàng tài chính, các tổ chức tín dụng ở
các xã. nhưng với nguyên tắc và thủ tục cho vay hợp lí đã làm cho hoạt động kinh
doanh của NHNN-PTNT huyện Từ Sơn ngày càng phát triển. Các cá nhân, hộ gia
đình, các tổ chức kinh tế và đặc biệt là các làng nghề truyền thống như Đồng Kỵ, Đa
Hội, Châu Khê,…có điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, đầu tư trang thiết bị, đổi
mới kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.đảm bảo được nguồn thu chi chủ yếu
của ngân hàng, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Tại khu công nghiệp xã Châu Khê do hoạt động kinh doanh phát triển, nhiều hộ
gia đình có du cầu vay vốn nên NHNN-PTNT huyện Từ Sơn đã phối hợp với cơ quan
ban nghành ở xã đặt một điểm thu ngân tại xã, để tiến hành thu lãi cho vay. Các cán bộ
thay nhau để trực và thực hiện công việc đó.
Kết quả cho vay năm 2001 của NHNN-PTNT huyện Từ Sơn như sau.
Doanh số cho vay:7.324.000.000đ/2.472 lượt hộ.
Doanh số thu nợ:4.746.000.000đ/1.432lượt hộ.
Dư nợ 11.763.000.000đ, tăng 5.962.000.000đ, số hộ dư nợ là 4.163 hô tăng 302
hộ so với năm 2000.

Dư nợ cho vay nghành nghề và dịch vụ 1.323 hộ, số tiền là 4.023.000.000đ tăng
1.251.000.000đ so với năm 2000. Dư nợ bình quân / hộ vay đạt 2,4 triệu giảm 0,2 triệu
nợ quá hạn còn 4 triệu giảm 4 triệu đ so với năm 2000.
Đầu năm 2002 tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến
tích cực và đạt được kết quả khả quan, hoạt dộng ngân hàng đi vào chiều sâu với chất
lượng ngày càng tăng lên. Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã ban hành các văn bản
pháp quy tạo điều kiện cho Ngân hàng nông nghiệp nói chung và NHNN-PTNT
huyện Từ Sơn nói riêng kinh doanh đạt kết quả khá trên các mặt công tác, luôn hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch của ngành giao.

Năm tháng đầu năm 2002, hoạt động của NHNN-PTNT Từ Sơn được thực sự
quan tâm chỉ đạo sát sao của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh, UBND huyện được sự quan
tâm giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, các ban ngành trong huyện nên kết quả kinh doanh
đã mang lại nhiều thành quả đáng khích lệ.
Dư nợ đến ngày 31/8/2002 là 83.241.000.000 đồng tăng so với đầu năm
25.100.000.000 đồng.


Số vốn đầu tư vào các xã tính đến ngày 31/12/2001


ST
T
Tên xã Hộ sản xuất Hộ nghèo
Tổng dư nợ Trong đó Tổng dư nợ
Hộ Tiền Ngắn hạn Trung hạn Hộ Tiền
Hộ Tiền Hộ Tiền
1 Châu Khê 465 28173 265 7738 200 20335 283 764
2 Đồng Quang 254 8372 203 7431 41 941 331 1435
3 Phù Khê 353 4132 316 3472 47 660 318 850
4 Hương Mạc 381 6381 351 5431 30 950 475 1472
5 Đồng Nguyên 171 5631 127 4943 46 718 493 1331
6 Tân Hồng 191 4182 137 3416 54 664 331 714
7 Tương Giang 236 3493 179 2447 77 1040 411 1232
8 Từ Sơn 31 942 19 841 12 101 16 57
9 Phù Chẩn 172 1432 153 1219 19 213 413 873
10 Tam Sơn 183 1472 131 1137 52 335 575 1536
11 Đình Bảng 112 5483 61 2453 51 3050 335 1032
12 DN Nhà nước 1 2105
( Số liệu từ phòng kế toán )

×