Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban công an xã quảng vinh, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.86 KB, 23 trang )

BÁO CÁO THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP 1

Đề tài: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN CÔNG AN XÃ QUẢNG VINH,
THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

Sinh viên

:

Lớp

:

Khoa

:

GV hướng dẫn:

THANH HÓA, THÁNG 6 NĂM 2017
1


MỤC LỤC
PHẦN 1: DẪN NHẬP..........................................................................................4
1. Lý do chọn vấn đề thực tập...............................................................................4
2. Phạm vi thực tập................................................................................................5
3. Mục tiêu cá nhân trong đợt thực tập..................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................6
4.1. Phương pháp xử lý tài liệu.............................................................................6


4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu..........................................................................6
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................7
1. Tổng quan địa bàn thực tập...............................................................................7
1.1.Lịch sử hình thành cơ sở thực tập...................................................................7
1.2. Mục đích, cơ cấu của CSTT...........................................................................8
1.2. Đánh giá chung về cơ sở thực tập..................................................................9
1.2.1. Thuận lợi.....................................................................................................9
1.2.2. Khó khăn.....................................................................................................10
1.2.3. Cơ hội..........................................................................................................10
1.2.4. Thách thức...................................................................................................10
2. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập.............................................11
2.1. Kế hoạch thực tập dự kiến cá nhân................................................................12
2.2. Hoạt động thực hiện.......................................................................................13
2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị tham gia vào hoạt động cụ thể của Ban công an.....13
2.2.2. Giai đoạn 2: Cùng tham gia giải quyết công việc.......................................13
2.2.3. Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình làm việc với Ban công an.........................17
2.3. Phân tích, đánh giá các kỹ năng đã ứng dụng................................................17
2.4. Đánh giái tính ứng dụng của ngành học trong hoạt động thực tiễn...............18
2.5. Lượng giá về tiến trình làm việc với thân chủ...............................................18
PHẦN 3: KẾT LUẬN...........................................................................................19
PHỤ LỤC..............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công an là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự

nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh
quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ
an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu,
3


hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Song song với sự phát triển của xã hội, tình hình tệ nạn xã hội, diễn biến hòa
bình.... diễn ra phức tạp. Tùy từng vùng miền, từng tỉnh thành, quận huyện..... và
mỗi địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó vấn đề đảm bảo
tình hình an ninh, trật tự, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội là một nhiệm vụ mang tính chất
chiến lược.
Trong công tác đảm bảo an ninh, trât tự ở địa bàn cơ sở có sự tham gia của
nhiều lực lượng với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, trong đó có lực lượng
Công an xã. Thực tiễn tiến hành hoạt động quản lý Nhà nước trong phòng ngừa tội
phạm của Công an xã cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động này trong việc đảm
bảo cho sự hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, các cơ quan,
ban ngành, đoàn thể trên địa bàn, góp phần tích cực trong việc giải quyết các mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân và các diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự. Từ đó thắt
chặt thêm sự đồng thuận, thống nhất trong cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn.
Để hiểu hơn về vai trò của công an xã trong việc đấu tranh phòng chống tội
phạm, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính, các thủ tục sang tách hộ, đơn thư khyếu
nại.... Tôi đi sâu vào phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban công an xã
Quảng Vinh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Học viên mong muốn có cơ hội được ứng dụng các lý thuyết, bài giảng cũng

như kỹ năng đã được học và ứng dụng vào kiến thức thực tế để phục vụ tốt hơn
trong công tác quản lý Nhà nước.
Tim hiểu Nghị định, văn bản luật, hướng dẫn về ngành công an để có sự hiểu
biết chung về ngành công an.
Đánh giá cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành công an xã.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Công
4


an xã Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Ban công an xã Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa.
Phạm vi về thời gian: thời điểm hiện nay, các thông tin, số liệu được thể hiện
trong hai năm 2016 và 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xử lý tài liệu
Học viên chủ yếu nghiên cứu các tài liệu sẵn có (báo cáo của địa phương, các
đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan,…) để có cái nhìn tổng quát về cơ cấu tổ
chức và hoạt động của ngành công an xã..
Học viên đã được chính quyền địa phương cung cấp một số tài liệu để tiến
hành lọc và phân tích thông tin liên quan ngành công an. Các tài liệu thu thập được
là những thông tin liên quan như: báo cáo tổng kết hàng tháng, hàng quý, hàng
tháng, hàng năm của xã, những tài liệu ghi chép về thay đổi nhân sự của ngành
công an xã Quảng Vinh.
Học viên cũng tìm hiểu về Nghị định 92, các luật, văn bản quy phạm pháp luật
về những quy định đối cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành công an
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và

người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của
người cung cấp thông tin qua chính ngôn ngữ của người ấy. (Taylor and Bogdan,
1985).
Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua hỏi và đáp. Người nghiên
cứu đặt ra câu hỏi cho đối tượng khảo sát, sau đó ghi lại hoặc ghi âm lại những gì
mà người nghiên cứu thu được. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc
về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, quan điểm, chính kiến của đối tượng
được phỏng vấn.
Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp
5


nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin.
Người điều tra đặt câu hỏi cho đối tượng được khảo sát sau đó ghi chép vào phiếu
hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, hoặc người phỏng
vấn ghi âm lại cuộc phỏng vấn, sau đó nghe lại và phân tích thông tin thu được. Ở
đây người phỏng vấn và người cung cấp thông tin tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Phương pháp phỏng vấn sâu cũng là một phương pháp kỹ thuật chuyên sâu
được sử dụng để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ, tình cảm,
động cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn
đề liên quan. Để biết thêm các thông tin về cộng đồng.
Trong đợt thực tập học viên áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các
cán bộ công an xã. Để thu thập các thông tin liên quan về quản lý hoạt động và
giải quyết các thủ tục hành chính, phòng chống tệ nạn.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BAN CÔNG AN XÃ QUẢNG VINH,

THÀNH PHỐ SẦM SƠN , TỈNH THANH HÓA
1.1. Khái quát về xã Quảng Vinh
Xã Quảng Vinh nằm ở phía Nam của thị xã Sầm Sơn, ven Vịnh Bắc Bộ với
chiều dài 3km đường bờ biển. Phía Bắc giáp với phường Trường Sơn, xã Quảng
Châu. Phía Đông Giáp biển đông. Phía nam giáp xã Quảng Hùng. Phía tây giáp các
xã Quảng Minh, Quảng Cát, Quảng Thọ.
Vùng đất xã Quảng Vinh ngày nay, thời trần thuộc hương Yên Duyên. Vào
đầu thế kỷ 19 thuộc tổng Giặc Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội
trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 2(1821), tổng Giặc thượng đổi thành tổng
Kính Thượng, từ thời Đồng Khánh đến trước năm 1945 thuộc tổng Cung Thượng,
huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Sau năm 1945, thuộc xã Lê Viêm, huyện Quảng Xương. Năm 1948 các xã
Lãnh Phiên, Bạch Đằng và Lê Viêm sáp nhập thành xã Quảng Châu. Năm 1954,
một phần lãnh thổ xã Quảng Châu được tách ra để lập các xã Quảng Thọ và Quảng
Vinh, tên gọi Quảng Vinh xuất hiện từ đó đến nay. Từ năm 2015, xã Quảng Vinh
chuyển về trực thuộc thị xã Sầm Sơn.
Xã Quảng Vinh gồm các làng:
Làng trường lệ trước là Kẻ Trường rồi đổi thành Trường La, đầu thế kỷ 19 là
xã Trường Lộc, tổng Giặc Thượng; cuối thế kỷ 19 là xã Trưỡng Lệ, tổng Cung
Thượng; năm 1964 là hợp tác xã Thanh Minh, gồm 6 xóm là Quang, Minh, Thanh
Hùng, Hải và Sơn; năm 1981 xóm Sơn chuyển về thị xã Sầm Sơn mới được thành
lập.
Làng Du Vịnh: Thành lập từ thời Lý - Trần, đến thời Hồng Đức(thế kỷ 15) là
cơ sở Du Vịnh là dân cư họ Dư, tổng giặc Thượng; cuối thế kỷ 19 là xã Du Vịnh,
tổng Cung Thượng; năm 1964 sáp nhập với làng Nho Quan thành hợp tác xã
Thống nhất.
Làng Nho Quan: trước là làng Văn; giữa thế kỷ 18 là làng Nho Quan; năm
1963 thuộc hợp tác xã Đông Bắc; năm 1964 thuộc hợp tác xã Thống Nhất.
7



Hiện Nay xã Quảng Vinh có 3 Khu vực được chia làm 15 thôn. Khu vực
Thanh Mình là thôn 1 Thanh Minh, thôn 2 Thanh Minh, thôn 3 Thanh Minh, thôn 4
Thanh Minh, thôn 5 Thanh Minh; Khu vực Đông Bắc là thôn 1 Đông Bắc, thôn 2
Đông Bắc, thôn 3 Đông Bắc, thôn 4 Đông Bắc, thôn 5 Đông Bắc; Khu vực Thống
Nhất là thôn 1 Thống Nhất, thôn 2 Thống Nhất, thôn 3 Thống Nhất, thôn 4 Thống
Nhất, thôn 5 Thống Nhất.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban Công An xã Quảng Vinh
Xã Quảng Vinh với số dân là 12301 người, đây là nơi giao thoa của các vùng
kinh tế Thành phố Thanh Hóa và Thị xã Sầm Sơn. Bên cạnh sự phát triển kinh tế thì
các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh trật tự cũng diễn ra hết sức phức tạp. Để quản lý
tốt số nhân hộ khẩu khẩu và giữ vững trật tự xã hội, Ban công an xã phải có cơ cấu
ngành hợp lý , phải nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà chính quyền cũng như
ngành công an cấp trên giao nhiệm vụ.
Tổ chức chính quyền địa phương tại cơ sở được cơ cấu tổ chức theo quy định
của Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công
chức cấp xã, thì Ban công an xã Quảng Vinh cơ cấu tổ chức và hoạt động gồm 1
trưởng công, 2 phó công an và 15 công an viên (do đơn vị xã có 15 thôn). Ngoài ra
ở các đơn vị thôn còn có 03 người trong tổ an ninh trật tự (gồm thôn trưởng, công
an viên xã điều xuống và 01 người tổ an ninh).
Với cơ cấu như vậy việc phân công quản lý hộ nhân khẩu, đảm bảo an ninh
trật tự xã Quảng Vinh sẽ tốt hơn.

8


Sơ đồ cơ cấu Ban công an xã Quảng Vinh
Trưởng công an xã
Phó công an (quản lý thủ tịch hành

chính, nhân hộ khẩu)

Phó Công an (quản lý lĩnh vực
hình sự)

15 công an viên chịu trách nhiệm trước sự điều động cảu trưởng công
an và 2 phó công an

1.3. Đánh giá chung của học viên về địa bàn thực tập
1.3.1 Thuận lợi
Xã Quảng Vinh là một xã có diện tích rộng, được chia thành 3 khu chính là
Thanh Minh, Đông Bắc, Thống Nhất. Với đường bờ biển dài 3km thuận lợi trong
việc đánh bắt hải sản, người dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng đánh bắt hải
sản. Diện tích đất nông nghiệp lớn thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây hoa
màu lúa nước. Hơn nữa Từ năm 2016 Quảng Vinh được sáp nhập vào thị xã Sầm
Sơn vì vậy đường bãi biển đang được khai thác triệt để về tiềm năng du lịch.
Về thành phần dân cư tại xã 100% đều là người dân tộc kinh, cơ cấu dân cư
trẻ, người nằm trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số vì vậy thuận lợi cho
việc xây dựng kinh tế gia đinh và phát triển nông thôn được phát triển nhanh chóng
hơn.
Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao, các công ty gần địa bàn mở ngày càng nhiều vì vậy tỷ lệ dân cư
không còn tình trạng thất nghiệp, cuộc sống được ổn định hơn.
1.3.2. Khó Khăn
Là một xã vùng ven biển bãi ngang thuộc vùng khó khăn 135, là nơi trọng
điểm về an ninh trật tự xã Quảng Vinh vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn trong
mọi lĩnh vực, xây dựng kinh tế, phát triển xã hội, an ninh quốc phòng.
Tuy là xã đông dân, nhưng mức sống người dân ở đây gặp nhiều khó khăn,
các hộ gia đình đông con không có đủ kinh tế lo cho con ăn học vì vậy có rất nhiều
những đứa trẻ đã phải bỏ học, không được đi học để đi làm thuê kiếm tiền, lao

9


động sớm từ đó dễ xã ngã vào con đường trộm cắp nghiện ngập.
Sự thụ động của nhóm đối tượng yếu thế chỉ biết trông chờ vào số tiền trợ
cấp hàng tháng của nhà nước đã khiến một bộ phận dân cư không chịu làm
việc,rượu chè và lao vào con đường tệ nạn.
Cơ hội
Trong thời đại hiện đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế

1.3.3.

nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập cùng với các nước trên thế giới, xã
Quảng Vinh cũng phải vươn lên cố gắng phát triển thi đua hội nhập. Cùng với đó là
sự sáp nhập vào thị xã Sầm Sơn đã đặt ra cho xã Quảng Vinh rất nhiều cơ hội cũng
như thách thức:
Cơ hội đăt ra phát triển thêm ngành du lịch tại bãi biển của xã trong dự án du
lịch

Nam Sầm Sơn của thị ủy Sầm Sơn.
Trong thị trường xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc hiện đang cần rất

nhiều lao động, trong khi đó nguồn lực lao động của xã dồi dào phong phú, tạo cơ
hội việc làm và phát triển thêm kỹ năng cũng như chuyên môn làm việc.
1.3.4. Thách thức
Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp càng ngày càng ít, đất nông nghiệp bị thu
hồi làm đường hoặc làm các nhà máy xí nghiệp vì vậy số quỹ đất nông nghiệp còn
lại rất ít, người dân bỏ không làm nông nghiệp, đi các xí nghiệp nhà máy làm công
nhân cho các công ty, cuộc sống khá bấp bênh.
Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, buôn bán tang trữ trái phép ma túy, hoạt động

mại dâm ngày càng nhiều đặt ra nhiều thách thức trong chất lượng cuộc sống của
người dân.
2. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập
2.1. Kế hoạch thực tập dự kiến của cá nhân
Thời gian thực tập: 01/06/2017 đến 30/06/2017
Địa điểm thực tập: Ban công an - Ủy ban nhân dân xã Quảng Vinh, thị xã
Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Mục đích thực tập: Thực tập chuyên ngành nhằm tìm hiểu cơ cấu tổ chức và
hoạt động của Ban công an xã từ đó có các giải pháp nâng cao năng lực quản lý
10


ngành để giải quyết các vấn đề an ninh trật tự, thủ tục hành chính liên quan tốt nhất.
Mục tiêu thực tập: Đề tài này hướng đến mục tiêu là sau khi đề tài này kết
thúc giúp người dân hiểu được cơ cấu tổ chức hoạt động ngành công an xã Quảng
Vinh, gồm bao nhiêu người, phân cấp của Ban công an trên xã, ở đơn vị thôn. Từng
người gắn với trách nhiệm công việc gì. Từ đó người dân định hướng trong công
việc của mình cần giải quyết phải gặp ai, làm gì.
Kế hoạch thời gian thực tập:
Thời

Mục tiêu

gian

Hoạt động triển khai

-Xin thực tập tại cơ - Ngày đầu tiên đi mang theo giấy
sở.


giới thiệu của trường đến xin thực

-Làm quen, bắt đầu tập tại Ban công an xã Quảng Vinh.
làm việc tại cơ sở.
Tuần 1

- Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử,

-Xin cơ sở về các tài truyền thống, chính trị tổ chức bộ
liệu liên quan đến vấn máy của địa phương.
đề quan tâm.

- Tìm hiểu về cơ cấu, cố lượng Ban
công an, công việc được phân công
giải quyết từng thành viên.
- Thu thập các thông tin, số liệu liên

Xin được các số liệu
Tuần 2

về Ban công an xã.

quan như cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Ban công an
-Bắt đầu lựa chọn thành viên công an
để tìm hiểu sâu và kỹ càng hơn về

vấn đề đang thực hiện.
-Tiếp cận được với -Tìm hiểu quá trình công tác, năng
từng thành viên công lực giải quyết công việc, mối quan

Tuần 3

an, nói chuyện làm hệ xung quanh với đồng nghiệp
quen và phỏng vấn.

-Tìm hiểu về tình trạng thực hiện
công việc được phân công của từng

Tuần 4

công an xã .
-Kết thúc tiến trình - Hoàn thiện số liệu về điều tra,
11

Ghi chú


làm việc với Ban công phỏng vấn về cơ cấu tổ chức hoạt
an
-Lượng

động Ban công an xã.
giá

được - Lượng giá được những vấn đề làm

những những gì đã được và chưa làm được trong quá
làm được và chưa làm trình thực tập.
được.


- Nói chuyện cảm ơn về cơ sở thực

-Kết thúc quá trình tập.
thực tập tại cơ sở.

Mong đợi đối với cơ sở thực tập:
Đối với cơ sở thực tập, học viên mong đợi được sự hợp tác vui vẻ và nhiệt tình
trong quá trình thực tập.
Học viên sẽ cố gắng làm hết khả năng của mình tại cơ sở thực tập. Nếu có
điều gì sai sót rất mong cơ sở thực tập bỏ qua.
2.2. Hoạt động thực hiện
Ban công an xã gồm 18 người giới tính nam, độ tuổi từ 31 đến 57. Học viên
tham gia các buổi làm việc, giao ban của Ban công xã.
2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị tham gia vào hoạt động cụ thể của Ban công
an.
Ở giai đoạn đầu, khi bắt đầu làm quen trò chuyện với các thành viên, học viên
đã chủ động làm quen và tạo ấn tượng ban đầu với từng thành viên, chủ động trò
chuyện và tổ chức một số hoạt động làm quen giới thiệu cho mọi người biết về
mình. Như các hoạt động ban đầu giới thiệu tên, hoạt động phá băng, hỏi han giao
lưu giữa các thành viên công an.
Ở giai đoạn này học viên đã sử dụng kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp và kỹ
năng tạo ấn tượng ban đầu, các kỹ năng này được vận dụng khá tốt và linh hoạt với
nhau.
2.2.2. Giai đoạn 2. Cùng tham gia giải quyết công việc
Căn cứ quy định của UBND và quy định của Ban công an xã. Công an xã
12


Quảng Vinh làm việc các ngày trong tuần, buổi tối và các ngày nghỉ được phân
công thay phiên trực.

Theo quy định sáng thứ 2 đầu tuần họp giao Ban đánh giá công việc của tuần
trước, công việc cụ thể của từng thành viên, công việc đã và đang giải quyết. Đồng
chí trưởng công an chủ trì hội nghị, thông qua các báo cáo, kết quả giải quyết công
việc của các thành viên, đánh giá những việc làm được và chưa làm được. Nổi bật
là vấn đề giải quyết đơn tố cáo về gia đình ông Nguyễn Văn Bình có hành vi đánh
đập chửi bới gia đình ông Cù Thanh Lam; vấn đề trộm cắp tài sản vặt diễn ra tại
các đơn vị thôn; Tình trang buôn bán ma túy; Thủ tục đính chính lại họ tên, ngày
tháng của các hộ do sai....
Qua các vấn đề nêu trên, cán bộ phó công an lần lượt báo cáo sự việc cụ thể,
hướng giải quyết, những khó khăn.
Bên cạnh đó công an viên có các ý kiến đống góp cũng như kiến nghị để giải
quyết công việc.
Các ngày còn lại, lực lượng trực chính và làm việc trên trụ sở công an có 5
người gồm thường trực cồng an ( 1 trưởng công an, 2 phó công an) và 2 đồng chí
công an viên được phân công theo lịch.
Công việc của Ban công an rất phức tạp, phòng chống tệ nạn, an ninh trật tự,
hòa giải mâu thuẫn xung đột, giải quyết tai nạn giao thông, phối hợp cùng công an
Sầm Sơn xử lý vi phạm giao thông, giải phòng các tụ điểm họp chợ trái phép, quản
lý và tách nhập nhân hộ khẩu, cung cấp hướng dẫn người dân các mẫu biểu làm
CMND thẻ căn cước, xác nhận nơi cư trú, giải quyết đơn thư tố cáo....
Có những thời điểm (cao điểm) cùng nhiều sự việc xảy ra, hay vụ việc quan
trọng, phải điều toàn bộ công an xã kết, tổ an ninh ở thôn, công an Sầm Sơn kết
hợp giải quyết vụ việc như vụ bắt bà Nguyễn Thị Tuyết thôn 3 Thanh Minh về
buôn bán ma túy trái phép. Vụ gia đình đánh nhau gây rối trật tự của 3 thanh niên
xã ngoài và người dân xã.....
Ngoài ngày, giờ làm việc theo quy đinh, Ban công an phải bố trí người trực, đi
13


tuần... khi có vấn đề cụ thể phải báo cáo về thường trực công an giải quyết.

Bên cạnh lực lượng Ban công an xã, căn cứ tình hình cụ thể Quảng Vinh còn
có tổ an ninh trật tự tại các thôn. Thành viên tổ an ninh trật tự được lấy từ chính
công an viên của xã, thôn đội trưởng và 1 người dân nhiệt huyết có hiểu biết
chuyên môn, khỏe mạnh tham gia. Việc lấy cơ cấu công an viên và thôn đội trưởng
để giảm chi phí Nhà nước và nắm bắt tình hình cụ thể nhanh hơn để kịp thời báo
cáo về cấp trên xử lý.
Qua quá trình tham gia thực tập, thực tế, làm việc cụ thể, sử dụng các phương
pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn. Học viên khái quát được cơ cấu tổ chức và
hoạt động của Ban công an xã như sau:

14


Sơ đồ cơ cấu và hoạt động của Ban công an

UBND xã Quảng Vinh

Công an Sầm Sơn

Trưởng công an xã
Phó công an (quản lý thủ tịch hành
chính, nhân hộ khẩu)

Phó Công an (quản lý lĩnh vực
hình sự)
15 Công an viên

Tổ an ninh thôn 5 Thống Nhất

Tổ an ninh thôn 4 Thống Nhất


Tổ an ninh thôn 3 Thống Nhất

Tổ an ninh thôn 2 Thống Nhất

Tổ an ninh thôn 1 Thống Nhất

Tổ an ninh thôn 5 Đông Bắc

Tổ an ninh thôn 4 Đông Bắc

Tổ an ninh thôn 3 Đông Bắc

Tổ an ninh thôn 2 Đông Bắc

Tổ an ninh thôn 1 Đông Bắc

Tổ an ninh thôn 5 Thanh Minh

Tổ an ninh thôn 4 Thanh Minh

Tổ an ninh thôn 3 Thanh Minh

Tổ an ninh thôn 2 Thanh Minh

Tổ an ninh thôn 1 Thanh Minh

Ghi chú: Phần ô mầu vàng là cơ cấu tổ chức ban công an xã.
Về cơ cấu tổ chức: Qua sơ đồ (phần màu vàng) ta thấy Ban công an xã Quảng
Vinh gồm 18 thành viên. Trong đó 1 trưởng công an (do Ông Lê Quang Đông Đảm

nhiệm); 1 phó công an hình sự (do Ông Lê Văn Hùng đảm nhiệm); 1 phó công
quản lý nhân hộ khẩu (do Ông Trần Trọng Thảo đảm nhiệm); 15 công an viên.
Về hoạt động: Ngày hành chính: Trưởng công an, phó công an và 3 công an
viên (15 công an viên phân công luôn phiên) làm việc.
Trực thứ bảy, chủ nhật và trực tối: Gồm 1 công an Ban thường vụ (trưởng
công an, 2 phó công an), và 2 công an viên (phân công trực luôn phiên).
15


Hoạt động cụ thể:
Đối với trưởng công an xã chịu trách nhiệm hoạt động, điều động, phân công
nhiệm vụ của UBND xã Quảng Vinh, và theo ngành dọc là công an thị xã Sầm
Sơn. Phân công công việc từng thành viên, điều đông lực lượng công an giải quyết
nhiệm vụ, nắm bắt thông tin vụ việc qua cấp trên (UBND xã, công an Sầm Sơn),
qua phó công an, công an viên, tổ dân phố và qua phản ánh của người dân.
Căn cứ thôn tin phản ánh, trưởng công an có lựa chọn biện pháp xử lý phù
hợp, có thể giải quyết tại trụ sở công an, hoặc điều động toàn bộ công an xuống cơ
sở. Ở đây tùy tính chất công việc, bằng nghiệp vụ đào tạo, trưởng công an có biện
pháp xử lý phù hợp, đảm bảo nhanh gọn, an toàn, tránh lãng phí sức người và vật
chất.
Phó công an được phân công cụ thể từng mảng nhiệm vụ, không chồng lấn
nhiệm vụ, trực tiếp giải quyết công việc khi xảy ra, báo cáo nhiệm vụ cho trưởng
công an để xin hướng giải quyết. Chịu trách nhiệm trước trưởng công an.
Phó công an hình sự giải quyết các vụ việc tranh chấp, gây gỗ mất trật tự xã
hội, trộm cắp cướp tài sản, buôn bán ma túy, mại dâm, cờ bạc... (tình hình an ninh
trật tự). Nắm bắt thông tin qua báo cáo của công an viên, của người dân, dưới sự
điều động của trưởng công an. Căn cứ tình hình cụ thể tham mưu cho trưởng công
an xử lý vụ việc.
Phó công an quản lý nhân khẩu: Tiếp nhận đơn tách hộ nhập hộ, tách khẩu
nhập khẩu, cung cấp các mẫu đơn hướng dẫn nhân dân làm thủ tục liên quan đến

ngành như làm, đơn tạm trú tạm vắng, thẻ căn cước, CMND, giấy xác nhận....
Công an viên, chịu sự điều động của Trưởng công an, nắm bắt tình hình báo
cáo về thường vụ công an. Là lực lượng chính trong giải quyết các vụ tranh chấp,
giải quyết tình hình an ninh trật tự.
Tổ an ninh trật tự là đơn vị cơ sở, gần gũi với nhân dân, bám sát cơ sở nắm bắt
những vấn đề nổi cộm. Lực lượng nòng cốt của tổ an ninh cũng chính là công an
viên xã, bởi vậy việc tiếp thu vụ việc từ dân có chọn lọc, báo cáo về thường trực
16


công an xin ý kiến giải quyết.
Với cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, phân cấp phân quyền, bám sát nhân dân.
Bởi vậy trong tình hình an ninh trật tự hết sức phúc tạp tại xã Quảng Vinh, nhưng
công việc nắm bắt và giải quyết kịp thời, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
2.2.3. Giai đoạn kết thúc quá trình làm việc ban công an.
Học viên tiến hành lượng giá tiến trình làm việc với Ban công an, hiểu rõ
được cơ cấu tổ chức hoạt động Ban công an, từng thành viên cụ thể và có những
định hướng cho quá trình thực tập chuyên ngành.
2.3. Phân tích và đánh giá các kỹ năng đã ứng dụng.
Khi thực hiện đè tài này học viên sử dụng kết hợp rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng
quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tiếp nhận thông tin. Áp
dụng trong đề tài này, học viên sử dụng khá linh hoạt.
Kỹ năng quan sát: được sinh viên sử dụng để quan sát các hành vi, thái độ,
cử chỉ của các thành viên Ban công an khi tham gia xử lý công việc. Kỹ năng này
được học viên sử dụng khá tốt xuyên suốt trong tiến trình làm việc với Ban công
an.
Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng này được học viên sử dụng khá tốt bởi vì kỹ năng
này là kỹ năng đầu tiên cũng là kỹ năng quan trọng nhất trong cả quá trình làm việc
với Ban công an. Kỹ năng này ảnh hưởng đến quá trình tạo ấn tượng ban đầu thu
thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Vì vậy học viên luôn cố gắng thực

hiện tốt kỹ năng này.
Kỹ năng tiếp nhận thông tin: học viên sử dụng kỹ năng này để tiêp thu thông
tin có chọn lọc quan các buổi thực tế làm việc, qua phòng vấn, qua các văn bản của
Ban công an xã.
Tất cả các kỹ năng trên được sinh viên vận dụng linh hoạt trong từng trường
hợp cụ thể, tuy nhiên cần phải thực hành nhiều hơn nữa để trau dồi thêm kiến thức
và rèn luyện các kỹ năng thực hành công tác xã hội cần thiết.
2.4 Đánh giá được tính ứng dụng của ngành học trong hoạt động thực
17


tiến.
Quản lý nhà nước là bộ môn khoa học luôn luôn đi sát với thực tiễn và nhằm
phát triển xã hội theo hướng tích cực, vì vậy các lý thuyết trong công tác quản lý
nhà nước cũng được ứng dụng và đi sát vào thực tiễn. Ở đề tài này, trong tiến trình
làm việc tìm hiểu về cơ cấu Ban công an học viên đã ứng dụng một số lý thuyết của
môn học vào hoạt động thực tiễn.
2.5. Lượng giá về kết quả thực tập và làm việc với Ban công an xã
Học viên đã thành tham gia cùng làm việc, tìm hiểu rõ được nhu cầu cũng
như vấn đề mà Ban công an đang giải quyết. Qua các buổi làm việc. học viên nắm
bắt được cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban công an, những công việc Ban công
an đã và đang giải quyết, mức độ hoàn thành xử lý công việc của Ban công an, các
vướng mắc khi giải quyết ......
Học viên đã thực hiện chấp hành tốt các nội quy của cơ sở thực tập về thời
gian, không gian, tác phong, trang phục khi thực tập tại cơ sở.
Học viên nhận thấy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, về các công việc
mà trưởng công an giao cho. Các công việc như là hướng dẫn viết tờ khai nhân
khẩu, các mẫu đơn, tham gia hòa giải.....
Các kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng làm việc được học viên
luôn luôn học hỏi trau dồi thêm cộng thêm thái độ và tinh thần làm việc tốt vì vậy

được các thành viên Ban công an tại cơ sở thực tập yêu quý và giúp đỡ nhiệt tình,
giúp cho học viên hoàn thành tốt quá trình thực tập cơ sở.
Tuy nhiên xét về trình độ cũng như những kỹ năng và kinh nghiệm mà học
viên có được là đang còn rất hạn chế vì vậy học viên nhận thấy quá trình nhận diện
vấn đề, lựa chọn vấn đề và thực hiện vấn đề chưa được chuyên sâu .
PHẦN 3 KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại cơ sở Ban công an xã thuộc UBND xã Quảng
Vinh, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là hơn 4 tuần bắt đầu từ 01/06/2017 đến
30/06/2017 học viên đã vận dụng hết thời gian có thể cho phép để thực tập chuyên
ngành tại cơ sở. Học viên đã áp dụng những lý thuyết cũng như kỹ năng được học
18


trên giảng đường để có một kết quả thực tập tốt nhất có thể. Trong quá trình thực
tập tại cơ sở học viên đã học hỏi được thêm rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng
trong thực tiễn. Tuy nhiên kết quả của quá trình thưc tập chưa đạt được như mục
tiêu đặt ra, nhưng đây sẽ là một trong những bài học đáng nhớ nhất đối với học
viên, khi được va chạm thực tế nhiều hơn, được tìm hiểu sâu hơn, kỹ càng hơn và
tự tìm hiểu đưa ra cách giải quyết cho một vấn đề, việc va chạm thực tế nhiều hơn
sẽ giúp cho học viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giải quyết các vấn đề, xử
lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Tuy rằng kết quả chưa cao nhưng sẽ là
những bài học kinh nghiệm quý giá, từ đó có thể biết được điểm mạnh và điểm yếu
của mình để lựa chọn lĩnh vực phù hợp với năng lực và khả năng chuyên môn của
mình. Đối với học viên cần phải tăng cường học hỏi tích cực ở bên ngoài thực tiễn
xã hội nhiều hơn nữa, trao đổi về lý thuyết cũng như các kỹ năng chuyên môn.
Học viên bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến cơ sở thực tập là Ban công an xã
thuộc Ủy ban nhân dân xã Quảng Vinh, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ học viên rất nhiệt tình trong thời gian
thực tập, giúp học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học viên cũng xin cảm
ơn đến Đại học văn hóa thể thao du lịch Hà Nội, cơ sở liên kết cùng toàn thể cán bộ

giảng viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về thời gian, kiến thức và kỹ năng
để học viên có thể tham gia quá trình thực tập.
Em xin cảm ơn Giảng viên hướng dẫn là Lê Thị Thảo, đã tham gia giúp đỡ em
về kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực
tập nếu có điều gì sai sót em xin thầy cô, cùng khoa và cơ sở thực tập bỏ qua cho
em. Em xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Thời gian thực tập: Từ 01/06/2017, đến 30/06/2017
Địa điểm: Ban công an - Ủy ban nhân dân xã quảng Vinh, thị xã Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa
19


Thời gian làm việc: Sáng từ 7h30 – 11h30
Chiều từ 13h30 – 17h
Thời gian
Thứ 5
01/06

Hoạt động thực hiện
-Đến cơ sở, gặp chủ tịch UBND xã hỏi về vấn đề

Ghi chú

xin thực tập tại cơ sở. Chủ tịch đồng ý cho học
viên thực tập tốt nghiệp tại Ban công an xã Quảng
Vinh.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng công an, gặp Trưởng
công an trao đổi về kế hoạch thực tập, được trưởng


Tuần 1
Thứ 6
02/06

công an và ban công an nhiệt tình giúp đỡ.
- Chiều 13h30 có mặt tại cơ sở thực tập được phó
công an Trần Trong Thảo hướng dẫn và khái quát
về thành viên viên ban công an, công việc công an
phải làm.

Tuần 2

Thứ 2
05/06

-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, cùng họp giao ban
với ban công an.
-Chiều 13h30 có mặt tại phòng, làm quen với các
mẫu đơn về thủ tục hành chính của Ban công an.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, quét dọn, pha trà.
Hướng dẫn gia đình Ông Nguyễn Văn Hạnh viết

Thứ 3

đơn đề nghị đính chính thông tin ngày tháng năm

06/06

sinh. Sửa lại một số nội dung đơn của công dân

- Chiều 13h30 có mặt tại phòng, nhập dữ liệu quản
lý nhân khẩu vào máy tính
Nhập

Thứ 4
07/07

Thứ 5

Nhập dữ liệu quản lý nhân khẩu vào máy tính

Nhập dữ liệu quản lý nhân khẩu vào máy tính

08/06

được 150
hộ trên /
2000 hộ
Nhập
thêm
được 120
hộ

20


- Sáng 7h30 có mặt, Nghiên cứu các báo cáo của

Hòa giải


Ban công an, Nghị định 92.

thành

Thứ 6

- Chiều 13h30 có mặt. Tham gia hòa giải vụ việc do

công,

09/06

người dân gây rối trật tự công cộng.

được 2
bên thống
nhất

- Sáng 7h30 có mặt tại phòng, cùng họp giao ban
với ban công an.
Thứ 2
12/06

- Chiều 13h30 có mặt, tiếp dân hỏi về quyết thủ tục
hành chính. Xin số liệu Ban công an, tìm tài liệu
liên quan đến chế độ cơ cấu và hoạt động Ban công
an.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, đi cùng với trưởng

Thứ 3

13/06
Tuần 3

công an thị xã Sầm Sơn nộp báo cáo tình hình tai
nạn giao thông.
-Chiều 13h30 có mặt, nhận hồ sơ đăng ký nhân
khẩu, nhập khẩu về địa phương.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, tham dự Đại hội

Thứ 4

Đoàn Thanh niên Cộng Sản HCM.

14/06

-Chiều 13h30 có mặt, đi cùng đoàn công an giải
phóng chợ cóc.
-Sáng 7h30 đi cùng đoàn công an giải phóng chợ

Thứ 5

cóc.

15/06

-Chiều 13h30 đi cùng đoàn công an giải phóng chợ

Thứ 6

cóc.

Nhập dữ liệu quản lý nhân khẩu vào máy tính

được 130

16/06
Tuần 4

Nhập
hộ

Thứ 2

-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, cùng họp giao ban

19/06

với ban công an.
- Chiều 13h30 có mặt, tiếp dân hỏi về quyết thủ
21


tục hành chính. Hướng dẫn dân viết đơn xin xác
nhận hạnh kiểm.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, nhập khẩu cho hộ
Thứ 3

Ông Văn Thanh Tam.

20/06


-Chiều 13h30 có mặt tại phòng, tiếp dân, đi thị gửi

Thứ 4
21/06

Thứ 5
22/06

báo cáo về tình hình an ninh trật tự.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, nhận sổ hộ khẩu cấp

Hiểu được

cho người dân.

cơ cấu và

-Chiều 13h30 có mặt tại phòng, xin phỏng vấn

hoạt động

Trưởng công an.

của

-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, Nhập dữ liệu quản lý

công an.
Hiểu được


nhân khẩu vào máy tính.

hoạt động

- Chiều 13h 30 có mặt tại phòng được phó công an

thực

tiễn

hình sự nói rõ trách nhiệm công việc từng thành

của

Ban

viên.
-Sáng 7h30 có mặt, trao đổi về ngành học với

công an
Được

Ban

Thứ 6

trưởng công an, ý kiến cá nhân

trưởng


23/06

-Chiều 13h30 có mặt tại phòng, làm hồ sơ tách hộ

công

khẩu.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, cùng họp giao ban

tán thành

Tuần 5
Thứ 2
26/06

với ban công an.
- Chiều 13h30 có mặt, tiếp dân hỏi về quyết thủ tục
hành chính.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, tham gia giải quyết

Thứ 3
27/06

công việc cùng công an viên, tìm hiểu cách tiếp cận
vụ việc, giải quyết của công an viên, các chế độ, đãi
ngộ, đề xuất kiến nghị

Thứ 4

-Chiều 13h30 Nhập hồ sơ quản lý nhân hộ khẩu

-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, tìm hiểu cần thêm các

28/06

tài liệu hay văn bản liên quan đến Ban công an về
cơ cấu tổ chức.
22

an


- Chiều 13h30 có mặt tại chủ tịch UBND xã xin
thông tin về cơ cấu tổ chức phân công nhiệm vụ
Thứ 5

theo Nghị định 92.
Nhập dữ liệu phần mềm quản lý nhân hộ khẩu, đi

29/06

xuống đơn vị thôn xin phòng vấn tổ an ninh.
-Sáng 7h30 có mặt tại phòng, kết thúc quá trình

Thứ 6

thực tập, tiến hành lượng giá quá trình thực tập, nói

30/06

chuyện cảm ơn ban công an đã tạo điều kiện cho

đợt thực tập cá nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Đông, Báo cáo tổng tình hình an ninh trật tự năm 2016
2. Lịch sử xã Quảng Vinh, huyện quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
3. Nghị định 92/NĐ-CP năm 2009.
4. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ cấu tổ chức cấp chính
quyền.

23



×