Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.08 KB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TT & DL THANH HÓA
-------------------

BÁO CÁO THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP I
Đề tài:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Sinh viên:

Ngô Thị Phượng

Lớp:

Đại học LT QLNN Thường Xuân

Khoa:

Luật & QLNN

GV hướng dẫn:

TS. Lê Thị Thảo

Thanh Hóa, tháng 6 năm 2017


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1


Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................3
2. Mục đích..................................................................................................................................3
3. Nhiệm vụ.................................................................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................4
7. Bố cục của báo cáo................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................6
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ......................................................................................................6
TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH................................................................6
HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA..........................................................................6
1.1. Tên gọi, địa điểm, thông tin liên hệ......................................................................................6
1.2. Vị trí, chức năng...................................................................................................................6
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.......................................................................................................6
1.4. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................................7
1.5. Quy mô, năng lực................................................................................................................8
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................10
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH HUYỆN
THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA......................................................................................10
2.1. Khái quát tình hình dân số huyện Thường Xuân..............................................................10
2.2. Một số hoạt động chủ yếu của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện
Thường Xuân............................................................................................................................13
2.3. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.......................................................................................19
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................24
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG............................................24
CỦA TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH.....................................................24

HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA........................................................................24
3.1. Mục tiêu..............................................................................................................................24

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

3.2. Các giải pháp cụ thể..........................................................................................................24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................29
1. Kết luận.................................................................................................................................29
2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................31

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác dân số là bộ phận rất quan trọng của chiến lược phát triển đất
nước. Nó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hóa, xã hội,
góp phần quyết định sự phát triển bền vững.
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, chủ thể của xã hội và dân số cũng là lực
lượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ xã hội. Với cả hai khía cạnh này, dân số có
quan hệ chặt chẽ, cùng với sự phát triển và tương tác qua lại với kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, an ninh – quốc phòng, môi trường... do
vậy ngày càng đặt ra trước nhà nước nhiều vấn đề trong lĩnh vực dân số. Nếu
những giai đoạn trước đây chỉ chú trọng nhiều đến lĩnh vực quy mô dân số do
sự "bùng nổ dân số" tạo ra áp lực mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường, thì hiện nay các lĩnh vực toàn diện của dân số được chú trọng.
Các vấn đề của cơ cấu dân số, như: mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân

số, cơ cấu dân số vàg, phân bố dân số, di cư và đô thị hóa, chất lượng dân số về
thể chất, trí tuệ, tinh thần... Do vậy, quản lý nhà nước về dân số - kế hoạch hóa
gia đình là một nội dung quản lý tất yếu của nhà nước và được mở rộng dần về
nội dung cùng với sự phát triển của xã hội.
Trong chương trình học tập ngành Quản lý Nhà nước tại Trường Đại học
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, tôi đã thực tập tại Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa và càng nhận rõ
thêm vai trò của công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy tôi đã
chọn đề tài "Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa" làm đề tài báo cáo của mình.
2. Mục đích
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của
Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân để đáp ứng nhu
cầu đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn đào tạo bồi dưỡng
Hội nông dân ở cơ sở. nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh hóa
3. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động của Trung tâm Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình cấp huyện để đáp ứng trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Nghiên cứu thực trạng của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh hóa
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung
tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh hóa

4. Đối tượng nghiên cứu
Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân ,

tỉnh

Thanh Hóa
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh hóa
- Thời gian nghiên cứu: Năm từ năm 2016 – đầu năm 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Duy vật biện chứng;
- Lôgic lịch sử;
- Nghiên cứu tài liệu;
- Hệ thống cấu trúc;
- Thống kê số liệu.
7. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
báo cáo bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Chương 2: Thực trạng hoạt động của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa

gia đình huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

1.1. Tên gọi, địa điểm, thông tin liên hệ
Tên gọi: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa
Địa điểm: xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0979925336
Gmail:
1.2. Vị trí, chức năng
- Trung tâm Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường
Xuân, tỉnh Thanh Hóa đặt tại thành phố, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện Thường Xuân, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ
truyền thông, giáo dục về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) trên
địa bàn huyện.
- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Uỷ
ban nhân dân huyện Thường Xuân, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về

chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa thuộc Sở
y tế và chuyên môn về Dịch vụ - Kế hoạch hoá gia đình, truyền thông giáo dục
sức khoẻ của các Trung tâm chuyên ngành liên quan ở cấp Tỉnh.
- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thường Xuân có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo quy định tại Mục II Phần II Thông
tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế về việc hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình ở địa phương, cụ thể như sau.

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ
thuật về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và truyền thông giáo dục về Dân số Kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở kế hoạch của Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá
gia đình thuộc Sở Y tế và tình hình thực tế trên địa bàn huyện, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Triển khai, phối hợp tlực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung
cấp dịch vụ về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình theo phân cấp và theo quy định
của pháp luật.
- Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục,
vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về Dân số Kế hoạch hoá gia đình của Trạm Y tế xã và cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hoá
gia đình thôn, bản.

- Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu
Quốc gia về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, các dự án khác được Chi cục Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình phân công.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối
với cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình xã và cộng tác viên Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình thôn, bản.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực DS-KHHGD/SKSS.
- Quản lý viên chức, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với viên
chức và quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
quản lý cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình xã và cộng tác viên
Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thôn, bản.
- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chi cục Trưởng Chi cục
Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và UBND huyện giao.
1.4. Cơ cấu tổ chức
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

- Lãnh đạo Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình huyện có Giám đốc
và các Phó Giám đốc.
- Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBND huyện bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật (về chuyên môn không nhất
thiết phải có chuyên môn y tế).
- Giám đốc Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình huyện chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của

Trung tâm; Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật
về lĩnh vực công tác được phân công.
- Các Ban tổng hợp, nghiệp vụ gồm
+ Ban Hành chính tổng hợp.
+ Ban Truyền thông và dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
- Các cộng tác viên thôn, bản
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Ban Hành chính
tổng hợp
Cộng
tác viên
thôn,
bản

Cộng
tác viên
thôn,
bản

Ban TT và dịch
vụ DS-KHHGĐ
Cộng
tác viên
thôn,
bản


Cộng
tác viên
thôn,
bản

Cộng
tác viên
thôn,
bản

1.5. Quy mô, năng lực
1.5.1. Quy mô
Hiện nay biên chế của Trung tâm bao gồm: 06. Cụ thể như sau
a. Biên chế lãnh đạo, quản lý
Biên chế lãnh đạo, quản lý gồm: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
b. Biên chế làm công tác kế hoạch, tổng hợp, kế toán, tài vụ
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

- Công tác kế hoạch, hành chính, tổng hợp: 01 biên chế;
- Công tác kế toán, tài vụ: 01 biên chế.
c. Biên chế làm công tác truyền thông, dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia
đình
02 biên chế làm công tác truyền thông, dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia
đình như sau:
- Công tác truyền thông: 01 biên chế;

- Công tác dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình: 01 biên chế.
1.5.2. Năng lực
1.5.2.1. Nhân lực
- Giám đốc trung tâm:

- Phó Giám đốc:

Trình độ văn hóa:

12/12

Trình độ Chính trị:

Trung cấp

Trình độ chuyên môn:

Trung cấp

Trình độ văn hóa: 12/12
Trình độ Chính trị:

- Chuyên viên:

Trung cấp

Trình độ cao đẳng, đại học: 04
Trình độ trung cấp: 01

1.5.2.2. Cơ sở vật chất

Trong những năm qua, được sự quan tâm của huyện, cùng với sự vận
động của tổ chức trung tâm, hiện nay cơ sở vật chất của trung tâm cơ bản đã đầy
đủ:
- Có phòng làm việc riêng đủ tiêu chuẩn;
- Bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách;
- Có máy tính làm việc riêng, đã kết nối mạng

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH
HÓA GIA ĐÌNH HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát tình hình dân số huyện Thường Xuân
Thường Xuân là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa. Cách Thành phố Thanh Hóa 54km và cách Cảng hàng không Thọ Xuân
15km về phía Tây, có 17 km đường biên giới giáp với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa
Phăn, nước CHDCND Lào. Dân số toàn huyện trên 90 nghìn người, trên 21
nghìn hộ, với 48 nghìn người trong độ tuổi có khả năng lao động; Huyện có 17
đơn vị hành chính gồm 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản, khu phố. Cơ bản 03
dân tộc Thái, Kinh, Mường, trong đó người Thái 55%, người Kinh 41%, người
Mường 3,2%, còn lại các dân tộc khác, dưới 1%. Là huyện miền núi khó khăn
thuộc 62 huyện nghèo của cả nước, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm nông nghiệp; diện tích tự nhiên rộng 110.717,35 ha (đất lâm nghiệp chiếm
82,2%; đất sản xuất nông nghiệp chiếm 6%); địa hình phức tạp bị chia cắt bởi hệ
thống sông suối, đường sá đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa
đồng bộ, phát triển chậm, trình độ dân trí chưa cao, đời sống vật chất cũng như

tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Dân sinh: Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản, khu phố;
21.066 hộ với 90.126 nhân khẩu, số người trong độ tuổi có khả năng lao động là
48.850 người. Gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mường: Dân tộc Thái chiếm 55%
dân số; Dân tộc Kinh chiếm 41% dân số; Dân tộc Mường chiếm 3,2% dân số,
còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1%; Tốc độ tăng dân số 8.2‰ (Số liệu đến
31/12/2016). Dân cư phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng giữa và
vùng thấp; mật độ dân số bình quân là 77 người/km2, trong đó mật độ cao nhất
là ở Thị trấn Thường Xuân 1845 người/km2, mật độ dân số trung bình ở vùng
nông thôn là 45 người/km2.

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

- Kinh tế: là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa
vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch
theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nước
song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng của tỉnh và đang từng bước chuyển
dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch
vụ, thương mại. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 15,6%; Cơ cấu các
ngành kinh tế lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 31,3%, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2%, Thương mại và dịch vụ chiếm 29,5%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 82,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân
đầu người 19,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,4 triệu đồng so với năm 2015.
Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 969,7 tỷ đồng, tăng 9,6% so với
năm 2015; Tổng giá trị sản suất công nghiệp - xây dựng đạt 1.209,9 tỷ đồng,

tăng 10,9% so với năm 2015; các ngành dịch vụ đạt 913,9 tỷ đồng, tăng 30,4%
so với năm 2015. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân
dân cơ bản ổn định, tiếp tục được cải thiện.
- Văn hóa xã hội: Đến năm 2016, công tác xây dựng cơ sở vật chất
trường học tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học toàn huyện
đạt 63,5%; Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trẻ em đến trường đạt 98%,
hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS; có 22 trường học đạt chuẩn Quốc gia, đạt
34,4%, nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; Thực hiện tốt
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đã
khai trương 140 thôn, bản có nếp sống văn hóa; có 88 thôn, bản được công nhận
đơn vị văn hóa cấp huyện; hơn 70% số hộ gia đình là gia đình văn hóa. Có 4
trạm tiếp phát lại sóng truyền hình, tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 98%;
trang thiết bị của các trạm thu phát lại sóng truyền hình ngày càng được đầu tư,
nâng cấp; Tỷ lệ phủ sóng đài phát thanh đạt 100%. Ngành y tế đã chủ động
trong triển khai thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; xây dựng,
triển khai kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh. Trung tâm y tế và Trung tâm
Dân số - KHHGĐ đã triển khai thực hiện tốt về chương trình tiêm chủng mở
rộng, kế hoạch truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

hoá gia đình đến nhân dân các thôn bản trong huyện; đến hết năm 2016 có 9/17
xã, thị trấn được công nhận xã đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế giai đoạn 2. Nhiều
chương trình xóa đói, giảm nghèo được quan tâm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 39%
năm 2011 xuống còn còn 20,9% hộ nghèo và 17,6% hộ cận nghèo năm 2016
(theo theo tiêu chí đa chiều).

- Lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 48.850 người, chiếm
54,2%; trong đó: Lao động nông nghiệp 27.680 người, chiếm 56,7%; Lao động
chưa qua đào tạo chiếm 70%; Lao động ở nông thôn 44.180 người, chiếm
90,4%. Là huyện có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chính, đa phần là lao động ở nông thôn; lao
động nông nghiệp thời vụ. Công tác đào tạo nghề từng bước được quan tâm, đã
mở nhiều lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, học nghề, từng bước đáp ứng nhu
cầu về nguồn nhân lực; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề
cho lao động nông thôn. Giải quyết lao động đi làm việc tại các khu chế xuất,
khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu
lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Một số chương trình trọng điểm được
tích cực triển khai như: Chương trình 135, 134, 159, WB, ReII, Chương trình
30a…. đầu tư chủ yếu vào giao thông, thủy lợi, nước sạch. Hiện nay đã có trạm
phát sóng di động (BTS) vùng lòng Hồ Cửa Đặt và các vùng lân cận; Hệ thống
giao thông một vài năm trở lại đấy phát triển khá, nhiều tuyến đường giao thông
liên thôn, xã đã được đầu tư mới, đồng bộ. Đường ô tô có 230 km, bao gồm
Đường Hồ Chí Minh đi qua huyện dài gần 13 km; Quốc lộ 47 kéo dài (tỉnh lộ
507/519 cũ) đi Cửa khẩu Khẹo - Tà Lấu giữa huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh
Hóa và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) dài 70 km; tuyến đường Bái
Thượng - Cửa Đặt dài 12 km; đường liên xã 35 km; tuy nhiên giao thông liên xã
và liên thôn còn kém phát triển, gặp nhiều khó khăn đi lại vào mùa mưa. Thuỷ
lợi có trên 70 công trình gồm 5 trạm bơm, 25 hồ chưa lớn nhỏ, 24 đập đá xây và
04 đập đá xếp. Mạng lưới điện gồm có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ thế, 12 trạm

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1


Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

trung thế), 158 km đường dây cáp cao thế, 98 km đường dây, hiện 100% số xã,
thị trấn có điện lưới quốc gia.
2.2. Một số hoạt động chủ yếu của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình huyện Thường Xuân
2.2.1. Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở được chú trọng cả bề rộng và
chiều sâu, kết hợp các hình thức tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền trên hệ
thống phương tiện thông tin đại chúng. Trung tâm DS - KHHGĐ huyện thường
xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động truyền thông. Mỗi năm tổ
chức được gần 350 buổi tuyên truyền với trên 22.000 lượt người qua nhiều kênh
thông tin rất phong phú và đa dạng như: tuyên truyền, cổ động bề nổi, tư vấn
trong ngày chiến dịch, tọa đàm nhóm nhỏ trực tiếp tại các thôn, xóm, cụm dân
cư, tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ,... và trên các phương tiện thông tin
đại chúng như đài truyền thanh xã, treo băng dzôn, khấu hiệu trên các trục
đường chính, phát tờ rơi,... nhằm cung cấp thông tin và giải đáp những thắc mắc
tới đối tượng đích, đó là những cặp vợ chồng đã có hai con trở lên, những đối
tượng sinh con một bề, những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm
nhiễm đường sinh sản, đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai... nhằm
nâng cao nhận thức của người dân về dân số - KHHGĐ, giảm tỷ suất sinh và tỷ
lệ sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn huyện và đặc biệt chú trọng những vấn đề
liên quan đến những thách thức hiện nay như lựa chọn giới tính khi sinh, sàng
lọc trước sinh và sơ sinh, các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản,... Những nội
dung này được người dân đón nhận rất cao, đặc biệt khi được cung cấp các
thông tin và hình ảnh thực tế. Bên cạnh đó, ngành dân số đã tổ chức các hoạt
động truyền thông nâng cao chất lượng dân số theo chuyên đề tập trung tại các
đơn vị trọng điểm như: tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuoi,
vị thành niên, thanh niên tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe cho nam giới; tuyên
truyền về giảm sinh, giảm sinh con thứ ba trở lên, về mất cân bằng giới tính khi

sinh, về sàng lọc trước sinh và sơ sinh,...

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Trung tâm còn phối hợp với các ngành, đoàn thể như: ủy ban MTTQ, Ban
Tuyên giáo, Đoàn TNCSHCM, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Liên đoàn Lao động... tăng cường công tác tuyên truyền vận động về công tác
Dân Số-KHHGĐ, căn cứ tình hình cụ thể của từng ngành để tổ chức các hoạt
động phù hợp như: truyền thông trực tiếp, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ,...
UBND các xã, thị trấn chỉ đạo Ban DS - KHHGĐ phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền theo chỉ đạo của huyện,
đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền, cổ động bề nổi trong các đợt chiến dịch
và ngày truyền thống của ngành như: mít tinh, cổ động, văn nghệ, tuyên truyền
trên hệ thống loa đài truyền thanh mỗi năm với hon 4000 tin bài, thời lượng gần
37.700 phút, xây dựng trên 200 cụm panô lớn, nhỏ, gần 800 băng cờ, khẩu hiệu,
hơn 6000 tờ rơi, sách, báo, tài liệu các loại. Đồng thời chú trọng công tác vận
động cá biệt đến từng đối tượng có nguy cơ sinh con thứ ba trở lên chưa thực
hiện biện pháp tránh thai, mỗi năm đội ngũ cộng tác viên DS - KHHGĐ phối
hợp với các ban ngành, đoàn thể tại cơ sở vận động cá biệt được trên 7.000 lượt
đối tượng.
Trung tâm đặc biệt chú trọng và tăng cường việc đưa tin về các hoạt động
công tác Dân số - KHHGĐ của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng
cụ thể như: phối hợp với Đài truyền hình Hà Nội đưa tin về công tác DS KHHGĐ của huyện nhân các ngày kỷ niệm của ngành; phối họp với Đài phát
thanh huyện đưa tin, viết bài thường xuyên về các hoạt động của ngành dân số;
chủ động viết tin, bài về kết quả thực hiện các hoạt động công tác dân số KHHGĐ tại huyện, cơ sở và đăng trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện,

Chi cục Dân số - KHHGĐ Thanh Hóa và tạp chí chuyên ngành.
2.2.2. 3. Công tác tổ chức bộ máy và nhân lực
Năm 2008, giải thể ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, tháng 10/2008 Trung
tâm Dân số - KHHGĐ được thành lập với 5 cán bộ (01 Giám đốc, 01 Phó giám
đốc). Ngay từ những ngày đầu, ƯBND huyện đã chỉ đạo sát sao việc củng cố, kiện
toàn bộ máy làm công tác Dân Số-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở và triển khai tổ
chức thực hiện các hoạt động. UBND huyện đã có Quyết định giao biên chế cho
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Trung tâm Dân Số-KHHGĐ là 31 chỉ tiêu (trong đó 09 biên chế cấp huyện và 22
biên chế xã, thị trấn). Năm 2011 và năm 2014, UBND huyện đã tổ chức thi viên
chức ngành Dân Số-KHHGĐ. Hiện nay, Trung tâm Dân Số-KHHGĐ huyện có 11
cán bộ (trong đó có 10 biên chế và 01 hợp đồng); có 22 đồng chí là cán bộ thường
trực cấp xã (trong đó có 18 biên chế, 4 hợp đồng), các đồng chí đều có trình độ từ
trung cấp trở lên; 405 cộng tác viên Dân Số-KHHGĐ tại các thôn, xóm, đảm bảo
mức từ 100 - 150 hộ/1 cộng tác viên quản lý, là những người có kinh nghiệm trong
công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng.Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình,
tâm huyết và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm nên đội
ngũ cán bộ làm công tác Dân Số-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở đều hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ cán bộ thường trực, cộng tác viên thường xuyên được kiện toàn và
bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn theo quy định, tuy chưa được đào
tạo chuyên ngành y tế nhưng thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ là viên chức ngành dân số từ
huyện đến cơ sở đều đã được tham dự lớp chuẩn viên chức ngành dân số (3 tháng)

do Thành phố tổ chức. Hàng năm, các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ
làm công tác dân số cũng được Huyện đầu tư và tổ chức theo chuyên đề, căn cứ
vào tình hình cụ thể của công tác Dân Số-KHHGĐ của huyện, tập trung vào các
nội dung: cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách DS - KHHGĐ mới của
Đảng và Nhà nước, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn; quản lý hệ
thống sổ sách, báo cáo, kỹ năng thu thập, tổng họp số liệu, xây dựng kế hoạch; kiến
thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản, những thách thức của công tác DS - KHHGĐ và
tác động của nó đến đòi sống xã hội của cộng đồng nói chung và từng địa phương,
từng cá nhân mỗi người nói riêng...
Hàng năm, từ huyện đến cơ sở đều kiện toàn Ban chỉ đạo công tác DS KHHGĐ với sự tham gia của các ngành, đoàn thể là thành viên. Trong quá trình
hoạt động, luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, vận động
và thực hiện các nhiệm vụ công tác theo chức năng của từng ngành. Ớ Các thôn, tổ
dân phố, các tiểu ban DS - KHHGĐ được thành lập do đồng chí trưởng thôn, xóm,
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

tổ dân phố là trưởng tiểu ban, ngay từ đầu năm các tiểu ban đã triển khai kế hoạch,
ký HĐTN với ban DS - KHHGĐ và đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả.
2.2.3. Chính sách dân số và đầu tư nguồn lực
Chính sách dân số và đầu tư nguồn lực cho công tác DS - KHHGĐ luôn
được Đảng uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở xác định là một trong những giải
pháp quan trọng góp phần thực hiện tốt những chương trình hành động, các chỉ
tiêu kế hoạch của ngành cũng như nhằm mục tiêu giảm sinh, giảm sinh con thứ
ba trở lên, khuyến khích mọi người tích cực tham gia công tác DS - KHHGĐ.
Do vậy, UBND huyện đã có những chỉ đạo cụ thể đối với ngành dân số:
Ban hành quy định tạm thời về chế độ khen thưởng ngành DS - KHHGĐ,

trong đó có quy định cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn được xét khen thưởng đối với
các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố
không có người sinh con thứ ba trở lên và hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch
năm; khen thưởng các cá nhân hoàn thành tốt công tác DS - KHHGĐ và các cặp
vợ chồng thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ, mỗi năm kinh phí khen thưởng
khoảng từ 50.000.000 - 60.000.000 đồng.
UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm DS - KHHGĐ phối hợp với Phòng tài
chính kế hoạch xây dựng dự toán chi ngân sách cho hoạt động công tác DS KHHGĐ đảm bảo định mức, trước năm 2009: 2000 đồng/1 người dân, năm
2010-2014: 3000 đồng/1 người dân. Ngoài ra huyện còn hỗ trợ kinh phí cho
cộng tác viên DS - KHHGĐ bằng nguồn ngân sách huyện (hỗ trợ kinh phí hàng
tháng cho cộng tác viên với mức là 30.000 đồng/người) với tổng mức kinh phí là
124.560.000 đồng/năm (năm 2009). Từ năm 2010 đến nay, UBND huyện hỗ trợ
kinh phí cho thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện và cơ sở
(cấp huyện: 70.000 đồng/người/tháng, cấp cơ sở: 50.000 đồng/người/thảng), chi
hỗ trợ cho cộng tác viên dân số theo quy định tại Nghị quyết 05/NQ-HĐND của
HĐND huyện Thường Xuân là 0,25% X lương cơ bản. Ngoài ra UBND huyện
thường xuyên quan tâm cấp bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí
mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn của ngành và nâng cấp sửa
chữa trụ sở Trung tâm Dân Số-KHHGĐ huyện.
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Ngành DS - KHHGĐ từ cấp huyện đến cơ sở đã tích cực tham mưu cho
UBND các cấp có chính sách đầu tư kinh phí và nguồn lực nhằm động viên kịp
thời đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các biện pháp
tránh thai lâm sàng và hồ trợ cho đối tượng thực hiện các dịch vụ trong các đợt

chiến dịch; hỗ trợ kinh phí cho cộng tác viên DS - KHHGĐ.
Hàng năm, ngành DS - KHHGĐ chủ động tham mưu với UBND huyện
xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch
vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ mỗi năm từ 2 đến 3 đợt tới 100% các xã, thị trấn;
Chú trọng đầu tư các xã xa trung tâm Huyện có mức sinh và sinh con thứ ba trở
lên cao. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn làm dịch vụ thường kỳ nhằm đáp ứng
nhu cầu của đối tượng về các biện pháp tránh thai lâm sàng, khám và điều trị các
bệnh viêm nhiễm đường sinh sản. Giai đoạn từ 2005 trở lại đây cùng với sự đầu
tư kinh phí của Trung ương, thành phố, huyện đã đầu tư kinh phí và chỉ đạo các
xã, trấn hỗ trợ cho các đợt chiến dịch để thực hiện công tác truyền thông và thực
hiện các gói dịch vụ góp phần chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ.
2.2.4. Vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ
10 năm qua, các dịch vụ dân số, cụ thể là về chăm sóc SKSS/KHHGĐ,
ngày càng đồng bộ, phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng hơn. Hệ thống
trạm y tế các xã, thị trấn và các phòng khám đa khoa của Trung tâm y tế huyện
đều có bộ phận thực hiện cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, bệnh viện
đa khoa huyện mặc dù mới thành lập nhưng khoa sản đã đảm bảo tốt việc phục
vụ nhân dân về chăm sóc SKSS/KHHGĐ đặc biệt từ năm 2013 Bệnh viện đa
khoa huyện và các Trạm y tế xã, thị trấn được tập huấn kỹ thuật lấy máu gót
chân trẻ trẻ sơ sinh cho cán bộ y tế thực hiện Đề án sàng lọc, chẩn đoán trước
sinh và sơ sinh. Ngoài ra, hệ thống các phòng khám tư nhân về sản khoa khá
phong phú, cung cấp đầy đủ các dịch vụ: khám thai, khám phụ khoa, siêu âm, kế
hoạch hoá gia đình...

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1


Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã được tăng cường, mở rộng, quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực cho các trạm y tế
xã, thị trấn. Đen nay, 100% trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi
để thực hiện dịch vụ kỹ thuật về KHHGĐ và thường xuyên được tập huấn nâng
cao trình độ, từng bước đưa dịch vụ có chất lượng, thuận tiện, an toàn đến tận
người dân. Công tác tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ đối tượng lựa chọn thực hiện
các biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện, sức khỏe và lứa tuổi để thực hiện
KHHGĐ ngày càng được nâng cao.
Các BPTT ngày càng đa dạng hóa, phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của đối tượng. Kênh cung cấp dịch vụ phương tiện
tránh thai ngày càng mở rộng, đặc biệt là sự xuất hiện của kênh tiếp thị xã hội và
dịch vụ y tế tư nhân đã tạo cơ hội cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng lựa
chọn BPTT thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân và gia
đình. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT hiện đại luôn duy trì ở mức trên
75% từ năm 2005 đến nay.
Ngành Dân Số-KHHGĐ chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cung cấp dịch vụ
chất lượng tốt đến đối tượng đặc biệt chú trọng trong các đợt Chiến dịch, tập
trung nhiều hơn cho các đơn vị xa trung tâm huyện, có tỷ lệ viêm nhiễm đường
sinh sản của phụ nữ và mức sinh còn cao; tổ chức các đợt khám dịch vụ
SKSS/KHHGĐ thường kỳ tại trạm khi cơ sở có yêu cầu; cung ứng đầy đủ các
phương tiện tránh thai phi lâm sàng tới người dân kịp thời, tiện lợi theo nhu cầu
của đối tượng, đặc biệt qua hệ thống tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai
với mục đích đa dạng hóa các kênh cung cấp dịch vụ để góp phần tăng số người
áp dụng các biện pháp tránh thai. Do vậy, hiện nay trên địa bàn huyện việc cung
ứng các biện pháp tránh thai cho người dân được thực hiện rất tốt, hiệu quả.
2.2.5. Vấn đề nâng cao chất lượng dân số
Trong những năm qua, tình hình an ninh, chính trị, đời sống của đại bộ

phận nhân dân trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến mạnh mẽ, cải thiện
rõ rệt. Cơ sở hạ tầng trong toàn huyện cũng được quan tâm, hệ thống giao thông

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa của các xã, thị trấn được đầu tư xây
dựng gúp phần nâng cao chất lượng cuộc sổng cho nhân dân.
Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đi học
các cấp đều tăng qua các năm. Đặc biệt, công tác chăm sóc SKSS bà mẹ và trẻ
em đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng
giảm, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2005 là 16.9%, đến năm 2013 tỷ lệ
này là 9.9%, tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi cũng chiếm tỷ lệ nhỏ và giảm đều qua
các năm.
Đặc biệt, ở huyện từ năm 2008 đến nay, Trung tâm DS-KHHGĐ đã chủ
động tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm
đầu tư kinh phí của huyện thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số tại
các xã, thị trấn. Thông qua các hoạt động của chương trình này, các kiến thức về
chăm sóc SKSS cho các lứa tuổi đã được chuyển tải đến các nhóm đối tượng
đích như: phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ, trung niên, thanh niên, vị
thành niên ...với các hình thức phong phú, đa dạng Các mô hình truyền thông
nâng cao chất lượng dân số được triển khai, duy trì thực hiện và đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, ngành dân số đã tổ chức các hoạt động
tuyên truyền trọng điểm và thường xuyên tại 16 xã, thị trấn về chăm sóc sức
khỏe cho mọi đối tượng bằng nhiều hình thức. Do vậy, nhận thức của các nhóm
dân cư về sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và chất lượng dân số đã được nâng lên, từ

đó giúp họ có hiểu biết đầy đủ hơn về bản thân và thực hiện những hành vi có
lợi cho sức khỏe, để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.3. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
2.3.1. Hạn chế, tồn tại
Công tác DS - KHHGĐ đã đạt được những kết quả khả quan. Song, giai
đoạn đầu thực hiện Nghị quyết (từ 2005 -2008), tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con
thứ ba trở lên có chiều hướng tăng mạnh trở lại đặc biệt tỷ lệ sinh con thứ ba trở
lên giảm không bền vững, năm 2012 tăng đột biến (tăng 3.65% so với năm
2011). Thực trạng lựa chọn giới tính khi sinh đang diễn biến phức tạp, đáng báo
động, chưa được kiểm soát, đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, vấn đề lựa
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

chọn giới tính khi sinh bắt đầu có xu hướng gia tăng, số liệu thống kê về tỷ số
giới tính khi sinh toàn huyện trong những năm gần đây luôn ở mức cao hơn so
với mặt bằng chung toàn thành phố (từ năm 2011 đến 2013 mỗi năm tăng thêm
1 điểm %: 116/100 - 118/100), có những xã rất cao 200 trẻ trai/100 trẻ gái.
Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể chưa nhận thức
đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng mang tính chiến lược của công tác DS KHHGĐ nên có lúc, có nơi sự lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa được tập trung, chưa
triệt để, còn buông lỏng, thiếu kiên quyết; công tác kiểm tra, đôn đốc và tổ chức
thực hiện các hoạt động còn chậm; một số đom vị còn có cán bộ, đảng viên vi
phạm chính sách DS - KHHGĐ.
Sự phối kết họp giữa một số ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân
số- KHHGĐ huyện với Ban chỉ đạo công tác Dân Số-KHHGĐ các xã, thị trấn
trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo ngành dọc chưa thường xuyên và hiệu quả
còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ cơ sở trình độ còn hạn
chế, luôn có sự thay đổi do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng tuyên truyền,
vận động; công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số đơn vị
trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động công tác DS-KHHGĐ
chưa đạt hiệu quả cao, còn phụ thuộc vào hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, chưa
bám sát tình hình thực tế tại cơ sở.
Công tác truyền thông, vận động thực hiện chính sách dân Số-KHHGĐ ở
cơ sở chưa phong phú về nội dung và hình thức, còn dập khuôn, máy móc và
hình thức do vậy việc vận động, tiếp cận đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ đặc biệt
là đối tượng nguy cơ gặp nhiều khó khăn; tâm lý muốn sinh nhiều con, sinh con
trai vẫn còn nặng nề ở khá nhiều các cặp vợ chồng trong đó có cả cán bộ, đảng
viên, công chức, viên, một số đối tượng sinh con thứ ba trở lên ở độ tuổi cao
(trên 40 tuổi).
Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm
và coi trọng sức khỏe của bản thân nên không đến khám kiểm tra sức khỏe trong
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

ngày chiến dịch. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản của phụ nữ trong Chiến dịch
còn khá cao, có những đơn vị cao trên 70% đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
các chỉ tiêu KHHGĐ.
Huyện chưa tổ chức thực hiện được việc làm dịch vụ chăm sóc
SKSS/KHHGĐ tại Trung tâm dân Số-KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của nhân dân
trên địa bàn huyện.
2.3.2. Nguyên nhân

Công tác tham mưu, đề xuất với Huyện ủy, UBND huyện để ban hành các
văn bản đôi khi còn bị động, thiếu kịp thời, hiệu quả chưa cao; một số vấn đề
cấp bách chưa được chỉ đạo giải quyết triệt để; việc tham mưu với UBND huyện
họp Ban chỉ đạo công tác dân số huyện và giao ban với Trưởng ban chỉ đạo công
tác Dân Số-KHHGĐ các xã, thị trấn chưa thường xuyên.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở còn chưa nhận thức đầy đủ, toàn
diện tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ nên có lúc, có nơi sự lãnh đạo,
chỉ đạo còn chưa tập trung, thiếu kiên quyết.
Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát ở cấp huyện và cấp cơ sở còn chưa
được thường xuyên, sát sao; việc rà soát, cập nhật và nắm bắt thông tin về các
đối tượng nguy cơ còn chậm do vậy chưa kịp thời tham mưu với các cấp có
thẩm quyền những giải pháp quyết liệt để khắc phục những khó khăn, vướng
mắc và có những biện pháp xử lý phù hợp.
Công tác phối hợp liên ngành và các thành viên Ban chỉ đạo công tác dân
số - KHHGĐ huyện và xã, thị trấn chưa thật sự sát sao, chưa rõ vai trò chỉ đạo
và tham mưu tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn tại cơ sở trong công tác tuyên
truyền, vận động người dân thực hiện chính sách dân số- KHHGĐ đặc biệt đối
với các đối tượng có ý định sinh con thứ ba trở lên; sự tham gia của một số
ngành chưa tích cực và hiệu quả chưa cao; việc thực hiện công tác tuyên truyền,
vận động nội dung và hình thức còn đơn điệu, lặp lại, chưa chú trọng tác động
nhiều vào những vấn đề khó khăn, thách thức của công tác Dân Số-KHHGĐ của
Huyện hiện nay.
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Đội ngũ cán bộ làm công tác Dân Số-KHHGĐ phần lớn đều trẻ, kinh

nghiệm và kỹ năng công tác còn hạn chế đặc biệt là công tác tham mưu triển
khai thực hiện các hoạt động và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính
sách của Đảng và Nhà nước về Dân Số-KHHGĐ còn gặp nhiều khó khăn. Giai
đoạn đầu thực hiện Nghị quyết (2005 -2008) là giai đoạn ngành dân số có những
biến động mạnh về bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ chưa yên tâm công tác;
Trung tâm DS-KHHGĐ chưa có cán bộ đủ điều kiện để thực hiện việc cung cấp
dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến người dân.
Ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, nhất thiết phải có con trai nối dõi
tông đường, tâm lý muốn sinh nhiều con vẫn còn nặng nề ở một số cặp vợ chồng
đặc biệt là các gia đình có điều kiện kinh tế nên đã cố tình vi phạm chính sách
dân số - KHHGĐ, sinh con thứ ba trở lên, lựa chọn giới tính khi sinh. Bên cạnh
đó, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân dân về các quy
định của Đảng và Nhà nước về dân số chưa đúng, chưa đầy đủ.
Công tác tuyên truyền, vận động đôi khi chưa có sự phối hợp và vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, chưa đến được đối tượng đích; cách thức tổ chức và
nội dung tuyên truyền chưa phong phú, chậm đổi mới nên hiệu quả chưa cao.
Việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về năm “đẹp” đã
thúc đấy các cặp vợ chồng muốn sinh và sinh thêm con vào năm này.
Công tác đào tạo, tập huấn đôi lúc chưa bố trí thời gian phù hợp, tập trung
nhiều vào thời điểm cuối năm, nội dung còn chưa phong phú và sát thực tế; số
cộng tác viên mới và yếu về kỹ năng công tác hàng năm vẫn còn nhiều cũng là
khó khăn cơ bản cho công tác đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ làm công tác
dân số hàng năm.
Một số quy định của Đảng, Nhà nước khi ban hành đã khiến nhận thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân cho là có nới lỏng, nhẹ đi (Quyết định 09QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị về sửa đổi điều 7 Quy định 94QĐ/TW và Hướng dẫn sổ 01-HD/UBKTTW ngày 26/4/2011 của ủy ban kiểm
tra Trung ương trong đó quy định đảng viên sinh con thứ ba chỉ bị khiên trách,
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1


Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

Quy định 94-QĐ/TW thì bị cảnh cáo và cách chức nếu có chức vụ); văn bản
chính sách còn nhiều bất cập, chưa nhất quán, thiếu đồng bộ (UBND thành phổ
Hà Nội ban hành Quyết định 06/2012/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 về việc ban
hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình vãn hóa ”, “Làng văn hóa ”, “To
dân phổ vãn hóa ” trong đó được công nhận Làng văn hóa, Tổ dân phổ văn hóa
nếu sổ hộ sinh con thứ ba không vượt quá 2% và 1% tổng sổ hộ dãn) dẫn đến
khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và xử lý vi
phạm.

31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA
3.1. Mục tiêu
Tập trung mọi nỗ lực phấn đấu đến năm 2020 đạt quy mô, cơ cấu dân số
và phân bố dân cư họp lý; Thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh một hai con,
duy trì mức sinh thay thế một cách bền vững; Nâng cao chất lượng dân số và
đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trên
địa bàn huyện.
Định hướng đến năm 2020: Quy mô dân số đạt 286 nghìn người, tỷ suất

sinh đạt dưới 16%0, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên đạt dưới 4%; tăng tỷ lệ các cặp
vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, từng bước ổn định quy mô
dân số.Phấn đấu giảm dần mất cân bằng giới tính khi sinh, đến năm 2020 duy trì
ở mức 107 - 110 trẻ trai/100 trẻ gái.
3.2. Các giải pháp cụ thể
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền về thực hiện chính sách dân số, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết 47-NQ/TW và các Chỉ thị, Nghị quyết, Ke hoạch của tỉnh ủy,
Huyện ủy, UBND huyện, đầu tư kinh phí đảm bảo các hoạt động về DSKHHGĐ. Nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá thực trạng công tác DS - KHHGĐ
của từng đon vị đặc biệt những đon vị có cán bộ Đảng viên vi phạm chính sách
DS - KHHGĐ; đưa công tác DS - KHHGĐ là một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu trong kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn của địa phưong, là
nội dung trọng tâm trong chưong trình hoạt động của chính quyền và các ban
ngành đoàn thể; các chỉ tiêu về DS - KHHGĐ sẽ được gắn với việc đánh giá,
kiểm điểm nhiệm vụ chính trị các cấp từ huyện đến cơ sở với các biện pháp,
hình thức xử lý, khen thưởng phù hợp, góp phần thực hiện tốt chủ trương, chính
31


Báo cáo thực tế nghề nghiệp 1

Lê Công Bảy – Lớp ĐHLT QLNN K1B1

sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng dân
số. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, các xã, thị trấn tăng cường giám
sát, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp đảng viên, cán
bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số theo quy định. Cán bộ,
đảng viên phải thực sự gương mẫu đi đầu trong thực hiện chính sách DS KHHGĐ; gắn việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ với việc xây dựng gia
đình văn hóa, thôn, làng, tố dân phố, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa.
Tăng cường công tác phối hợp giữa ngành Dân số với các phòng, ban,

ngành, đoàn thể, tổ chức thực hiện có hiệu quả hợp đồng trách nhiệm về công
tác Dân Số-KHHGĐ hàng năm. Định kỳ 6 tháng/lần tổ chức giao ban với các
thành viên ban chỉ đạo công tác dân Số-KHHGĐ huyện và trưởng ban chỉ đạo
công tác dân số các xã, thị trấn. Ban chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ huyện
tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở y tế ngoài công lập về lựa chọn giới tính
khi sinh.
Tố chức các hoạt động và chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu
quả Đe án sàng lọc trước sinh và sơ sinh cấp huyện góp phần nâng cao chất
lượng dân số trong tương lai.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện
công tác Dân Số-KHHGĐ tại các địa bàn trọng điểm; việc thực hiện các mô
hình nâng cao chất lượng dân số tại cơ sở; thường xuyên đánh giá chất lượng
giao ban, hội nghị, vai trò và trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo công
tác Dân Số-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
chính sách và các chỉ tiêu DS - KHHGĐ của từng thôn, xóm, tổ dân phổ. Tổ
chức kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7, Dân số Việt Nam 26/12 kết hợp với sơ
kết, tổng kết công tác Dân số - KHHGĐ, biểu dương, khen thưởng các tập thể,
cá nhân, cặp vợ chồng thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ hàng năm.
* Công tác truyền thông, giáo dục:
Trong thời gian tới cần đặc biệt chú trọng tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục, vận động người dân chấp hành nghiêm chính sách DS KHHGĐ (nhất là đối với các đơn vị đông dân, khó khăn, có tỷ lệ sinh con thứ ba
31


×