Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.46 KB, 1 trang )

Ca dao là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, những bài
ca dao khi là lời thổ lộ tâm tình, khi là những giãi bày tâm sự, tình cảm
thầm kín sâu sắc, khi là những tiếng cười hài hước, và cũng có khi đó là
những câu ca châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu của con người,
của xã hội. Việt Nam có một hệ thống lớn những bài ca dao châm biếm hài
hước, đó là những bài ca đả kích những thói xấu, những điều tiêu cực
trong tính cách, cũng như những hạn chế của xã hội. Mượn tiếng cười để
phản ánh khiến cho những bài ca dao châm biếm không chỉ có giá trị nội
dung triết lí mà còn mang tính thẩm mĩ, đặc sắc về nghệ thuật. Trước hết,
ca dao châm biếm thói ham vật chất, vinh hoa phù phiếm qua hình
ảnhtrong câu ca dao :
“ Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”
Bài ca dao trên đây lại phê phán thói mê tín dị đoan của người nông dân
trong xã hội xưa, họ không chịu lao động mà chỉ trông mong cái gì tốt đẹp
xa vời. Người phụ nữ trong bài ca dao đi xem bói nhưng lại được “thầy”
phán những điều tất nhiên mà bất cứ người nào cũng biết, hoàn cảnh sống
không giàu thì chỉ có thể là nghèo, và dẫu có nghèo đến mấy thì ngày ba
mươi tết cũng có thịt để treo trong nhà. Và câu trả lời mẹ cô đàn bà cha cô
đàn ông khiến cho chúng ta phải bật cười, đây đều là những sự thật, quy
luật của cuộc sống, những điều ai cũng biết thì đâu cần xem bói. Bài ca
dao phê phán những thầy bói rởm, dùng những lời lẽ bịa đặt để ăn tiền, và
châm biếm những con người thụ động, mê tín chỉ biết trông vào sự may
mắn của số phận.




×